Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Không có hạnh phúc tột đỉnh nào trên cõi đời này mà không bị trĩu nặng bởi những tai họa, cũng không có hạnh phúc nào lên đến tận cùng mà không ngả xuống vì tai ương của nó.
Jerbey Taylor
Trang 1 / 7 123 ... Cuối Cuối
Results 1 to 10 of 62

Chủ Đề: Cất nhà ...dưỡng lão !

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Nhà của Già ... bị trộm hết rùi ... hu...hu....

  2. #2
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Con rối muốn làm người


    Cát Phượng Nguyễn Phước


    Ngày nảy ngày nay tại một thành phố xinh đẹp, có một con rối tóc dài mượt như nhung, đôi mắt to tròn, cái miệng dễ thương luôn cười rất xinh xắn. Con rối xinh xắn đó tên là ... À, mà không biết cũng được, đâu có gì quan trọng đâu.

    Con rối đi theo đoàn rối biểu diễn ở khắp nơi. Ở mỗi nơi nó mang một cái tên khác nhau, một cái vai khác nhau. Ở mỗi nơi nó đều được người ta yêu thích và hoan nghênh nhiệt liệt.

    Một hôm, con rối nằm mơ thấy một vị thần nói với nó rằng:

    "Này con rối, con đã sống rất tốt trên đời, con có thể trở thành ngừơi đấy, con có muốn làm người không?"

    Con rối trả lời:

    - Con muốn làm người.

    "Vậy thì con hãy để ngừơi ta gọi tên thật của con, tên con là ... Đó là một cái tên mà rất nhiều người cho là xấu xí, nhưng chỉ cần người khác gọi tên con và yêu thương cái tên đó thì con sẽ trở thành người"

    Con rối trả lời :

    - Nhưng cái tên đó làm sao người ta chịu gọi tên con ? Sao ngài không cho con một cái tên khác ?

    Vị thần trả lời "Tên con do số phận đặt, không phải ta". Nói rồi, Ngài biến mất.

    Năm này qua năm khác, con rối cười, con rối khóc, con rối cử động dưới những sợi dây. Con rối kết bạn với những con rối khác và những con người, thân có, sơ giao có, nhưng cũng không ai biết đến tên thật của nó. Nhưng con rối luôn muốn làm người.

    Đến một ngày, con rối quyết định nói cho người ta nghe tên của mình. Con rối đến bên cô bé bán kem - bạn thân của con rối hơn một năm qua và nói rằng:

    - Cô bé bán kem ơi, tôi đã chơi với cô hơn một năm rồi, nhưng cô chưa bao giờ biết đến tên thật của tôi. Bây giờ tôi muốn cô biết.

    Cô bé bán kem dù ngạc nhiên nhưng vẫn mỉm cười trả lời:

    - Bạn rối hãy nói cho tôi nghe tên của bạn đi. Tôi là bạn thân của bạn, tôi muốn biết tên của bạn.

    - Nhưng tên của tôi có thể cô bé sẽ thấy xấu lắm...

    - Có gì đâu! Dù xấu như thế nào đi nữa chẳng phải bạn luôn là bạn tôi sao? Bạn cứ nói đi, đừng ngại...

    Con rối chăm chú nhìn cô bé, rồi khẽ ghé miệng sát vào:

    - Tên tôi là...

    - Aaaaaaaaaaaaaaaa... - Cô bé bán kem hoảng hốt, khuôn mặt xanh xao và bất thần.

    Rồi cô bé bán kem xa dần, xa dần, không còn nói chuyện với con rối nữa. Cô bé bán kem xem con rối như là quái vật. Con rối buồn... buồn lắm. Nhưng con rối không bỏ cuộc vì nó không muốn cô đơn, nó muốn có người gọi tên của nó. Nó muốn có ngừơi yêu thương nó và cái tên ấy. Nó muốn được làm người.

    Một ngày kia, con rối đến bên người chăn bò - bạn thân của con rối đã năm năm và nói rằng:

    - Anh chăn bò ơi, tôi và anh đã làm bạn năm năm rồi nhưng chưa bao giờ anh biết đến tên thật của tôi. Tôi muốn nói cho anh nghe vì tôi muốn có người gọi tên tôi.

    Người chăn bỏ dù ngạc nhiên nhưng vẫn mỉm cười trả lời:

    - Bạn hãy nói đi. Tôi là bạn của bạn, tôi muốn biết tên thật của bạn lắm.

    - Nhưng tên của tôi có thể anh sẽ thấy xấu lắm...

    - Có gì đâu! Dù xấu như thế nào đi nữa chẳng phải bạn luôn là bạn tôi sao ? Bạn cứ nói đi, đừng ngại...

    Con rối chăm chú nhìn người chăn bò, rồi khẽ ghé miệng sát vào:

    - Tên tôi là...

    Ngừơi chăn bò cũng ít nói chuyện dần, rồi xa dần, xa dần con rối. Người chăn bò xem con rối như là quái vật. Con rối buồn... buồn lắm.

    Bạn bè của con rối bảo "Mày đừng nói cho người ta biết tên thật nữa, người ta rồi sẽ bỏ rơi mày, khinh miệt mày như chúng tao mà thôi". Một con rối khác nói "Mày không thể làm người được đâu". Nhưng con rối không bỏ cuộc vì nó không muốn cô đơn, nó muốn có người gọi tên của nó. Nó muốn có người yêu thương nó ngay cả khi biết đựơc cái tên. Nó muốn được làm người.

    Con rối đến bên người cha đã tạo ra nó và nói rằng:

    - Cha ơi, cha đã tạo ra tôi, cha đã cho tôi hình hài này, vóc dáng này, từ con mắt đến bàn tay. Cha đã nuôi tôi, đã cho tôi những vai diễn. Tôi cám ơn cha nhiều lắm. Tôi yêu cha nhiều lắm. Tôi muốn nói cho cha nghe tên thật của mình.

    Người tạo ra con rối ngạc nhiên và bảo:

    - Tên thật? Không phải ta đã đặt cho con một cái tên sao? Tên của con là ...

    Con rối lắc đầu:

    - Không phải đâu cha ơi! Đó là tên cha đặt, còn tên mà số phận đặt cho tôi không phải như thế.

    Người tạo ra con rối nheo mắt suy nghĩ rồi ôm lấy con rối vào lòng:

    - Thế tên thật mà số phận đã đặt cho con là gì, con của ta?

    - Nhưng tên của tôi có thể cha sẽ thấy xấu lắm...

    - Dù xấu như thế nào đi nữa thì con vẫn là con của ta, ta là người đã sinh ra con, cho dù tất cả mọi người có bỏ rơi con thì ta vẫn còn đó.

    Con rối chăm chú nhìn người đã tạo ra nó, rồi khẽ ghé miệng sát vào:

    - Tên của tôi là ...

    Người tạo ra con rối lên tim và ngất xỉu ngay tại chỗ. Sau khi được người ta cấp cứu và dưỡng bệnh một thời gian, ông dù rất yêu thương và rất nhớ con rối nhưng cũng không bao giờ muốn gặp nó, không bao giờ muốn nó bước chân vào nhà ông nữa. Ông không thể chấp nhận mình đã tạo ra một con rối như thế này. Ông xem con rối như một quái vật.

    Con rối buồn lắm...

    ... và nó ra đi.

    Con rối vẫn đi, nó cùng với những con rối khác diễn những vở diễn vĩ đại của cuộc đời. Nó đi rất nhiều nơi. Nó có rất nhiều tiền. Ở mỗi nơi nó mang một cái tên khác nhau, một cái vai khác nhau. Ở mỗi nơi nó đều được người ta yêu thích và hoan nghênh nhiệt liệt nhưng mà có ai biết đến tên của nó đâu. Và nó cũng không muốn người ta biết đến cái tên của nó nữa... một cái tên ai cũng cho là xấu xí.

    Con rối vẫn cười bằng gương mặt người ta đã vẽ cho mình, vẫn diễn bằng những kịch bản mà người ta giao cho nó, nói những câu người ta thích nghe, làm những thứ người ta thích nhìn. Đôi khi nó cũng tự viết kịch bản cho mình nhưng đó là những kịch bản trong im lặng.

    Ngày nảy ngày nay có một con rối, con rối có tên là ..... và mấy chục năm sống trên đời vẫn không ai gọi tên nó.


    o O o


    Lời của người viết:

    Có một bộ truyện tranh mang tên Monster kể về một con quái vật không tên. Con rối trong câu chuyện cổ tích này có tên, nó tên là ... - à, mà thôi, biết cũng có làm được gì đâu vì bạn sẽ không gọi tên nó. Con rối rất dễ thương, nó dù không được làm người nhưng mãi mãi sẽ không bị biến thành quái vật.

    Có nhiều bạn đọc xong câu chuyện sẽ biết đựơc tên thật của con rối, vậy thì bạn đừng nói cho người khác nghe nhé, vì con rối không muốn bị xem là quái vật. Nó là một con rối rất dễ thương.
    Last edited by giavui; 01-22-2014 at 04:27 AM.

  3. #3
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    25 Giveflower

    Chuyện tình cô gái mù

    Lòng tin của con người vào tình yêu không bao giờ là sai, chỉ là nó chưa được đặt đúng chỗ.

    Còi
    (Dịch từ Academicstip)


    Lòng tin là khái niệm trừu tượng mà ai cũng hiểu nhưng để sống trong tình yêu với tất cả niềm tin thì không phải ai cũng làm được.
    Câu chuyện kể về một cô gái bị mù. Cô luôn ghét bản thân vì đôi mắt cô không nhìn thấy gì ngoài một màu đen u tối. Cô ghét tất cả mọi người, trừ người yêu của mình. Anh luôn ở bên cạnh cô. Cô tâm sự với anh rằng nếu có thể nhìn thấy ánh sáng, nhìn thấy thế giới, cô sẽ cưới anh làm chồng.




    Vào một ngày nọ, có một người tình nguyện hiến tặng đôi mắt cho cô. Trải qua cuộc phẫu thuật, giờ đây, cô đã nhìn thấy mọi thứ, kể cả bạn trai mình. Anh hỏi cô: "Giờ em đã có thể nhìn thấy thế giới. Đồng ý làm vợ anh nhé!".


    Cô gái rất kinh ngạc khi thấy bạn trai cũng bị mù và cô đã kiên quyết từ chối lời cầu hôn đó. Chàng trai trở về trong đau khổ, trước khi ra đi, anh đã để lại một lời nhắn với người con gái anh yêu: "Hãy chăm sóc đôi mắt của anh, em nhé!"


    Nếu như chàng trai không tặng cho bạn gái mình đôi mắt thì đây quả là một câu chuyện kết thúc có hậu. Lòng tin của con người vào tình yêu không bao giờ là sai, chỉ là nó chưa được đặt đúng chỗ. Chàng trai đã đặt chọn lòng tin, tình yêu thương vào người con gái anh yêu. Liệu anh có phải là người bất hạnh nhất?
    Không, anh không phải là người bất hạnh nhất. Cô gái mới chính là người bất hạnh bởi chính cô đã tự đánh mất đi một người yêu cô trọn cả con tim.

  4. #4
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Hòn Ðá Ném Ði





    Văn hào Nga Leon Tonstoi có kể câu chuyện ngụ ngôn như sau:

    Có một người hành khất nọ đến trước cửa nhà của một người giàu có để xin bố thí. Một đồng xu nhỏ hay một miếng bánh vụn, đó là tất cả những gì người ăn xin chờ đợi nơi người giàu có. Nhưng, mặc cho người khốn khổ van xin, người giàu có vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Ðến một lúc không còn chịu nổi những lời van xin của người hành khất, thay vì bố thí, người giàu đã lấy đá ném vào con người khốn khổ.

    Người hành khất lặng lẽ nhặt lấy hòn đá cho vào bị rồi thì thầm trong miệng: "Ta mang hòn đá này cho đến ngày nhà người sa cơ thất thế. Ta sẽ dùng nó để ném trả lại ngươi".

    Ði đâu, người hành khất cũng mang theo hòn đá ấy. Tâm hồn ông lúc nào cũng cưu mang sự báo thù.

    Năm tháng qua đi. Lời chúc dữ của người hành khất đã thành sự thật. Vì biển lận, người giàu có bị tước đoạt tất cả tài sản và bị tống giam vào ngục. Ngày hôm đó, người hành khất chứng kiến cảnh người ta áp giải người giàu vào tù ngục. Nỗi căm hờn sôi sục trong lòng ông. Ông đi theo đoàn người áp tải. Tay ông không rời bỏ hòn đá mà người giàu đã ném vào người ông cách đây mười mấy năm. Ông muốn ném hòn đá đó vào người tù để rửa sach mối nhục hằng đeo đẳng bên ông.

    Nhưng cuối cùng, nhìn thấy gương mặt tiều tụy đáng thương của kẻ đang bị cùm tay, người hành khất thả nhẹ hòn đá xuống đất rồi tự nhủ: "Tại sao ta lại phải mang nặng hòn đá này từ bao nhiêu năm qua? Con người này, giờ đây, cũng chỉ là một con người khốn khổ như ta".

    Tha thứ là điều khó khăn nhất nhưng cũng là điều cao cả nhất





    ( SaigonTimes)
    Last edited by Hansy; 02-06-2011 at 02:48 PM.

  5. #5
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    03 Rose

    Không Thể Nhìn Từ Một Phía


    Mặt trăng và Mặt Trời tranh cãi với nhau về Trái Ðất.

    Mặt Trời nói : "Lá và cây cối, tất cả đều màu xanh". Nhưng Mặt Trăng thì lại cho rằng, tất cả chúng mang một ánh bạc lấp lánh.

    Mặt Trăng nói rằng, con người trên Trái Ðất thường ngủ. Còn Mặt Trời lại bảo con người luôn hoạt động đấy chứ.

    - Con người hoạt động, vậy tại sao trên Trái Ðất lại yên lắng đến vậy ? Mặt Trăng cãi.

    - Ai bảo là trên Trái Ðất yên lặng ?

    Mặt Trời ngạc nhiên:

    - Trên Trái Ðất mọi thứ đều hoạt động, và còn rất ồn ào, náo nhiệt nữa.

    Và họ cãi nhau rất lâu, cho đến khi Gió bay ngang qua.

    - Tại sao các bạn lại cãi nhau về chuyện này chứ ? Tôi đã ở bên cạnh Mặt Trời khi Mặt Trời nhìn xuống Trái Ðất, và tôi cũng đi cùng Mặt Trăng khi Mặt Trăng xuất hiện. Khi Mặt Trời xuất hiện, mọi thứ là ban ngày, cây cối màu xanh, con người hoạt đông. Còn khi Trăng lên, đêm về, mọi người chìm vào giấc ngủ.


    Nếu chỉ nhìn mọi việc dưới con mắt của mình, thì mọi thứ chẳng có gì là hoàn hảo, trọn vẹn cả. Không thể đánh giá Trái Ðất chỉ bằng con mắt của Mặt Trời hoặc Mặt trăng được.


    Cũng vậy khi đánh giá một con người, một sự việc nào đó, không thể nhìn từ một phía được...


    (Sưu Tầm)

  6. #6
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    03 Rose

    Sự Lựa Chọn

    Tác Giả: Nhị Tường dịch


    Một phụ nữ chợt nhìn thấy 3 cụ già râu tóc bạc phơ đang ngồi trước sân.

    Không biết họ là ai nhưng chị nói: “Tôi không biết các ông, nhưng xem chừng các ông có vẻ đói, xin mời vào nhà và dùng một chút gì đó”.

    “Có ông chủ ở nhà không, thưa bà?” Họ hỏi.

    “Không, ông ấy đi làm rồi”

    “Vậy thì chúng tôi không vào”. Họ trả lời.

    Buổi chiều, khi người chồng trở về, nghe chuyện liền nói: “Tôi đã về nhà, hãy mời họ vào đi”.

    Người vợ ra ngoài và mời những cụ già vào nhà.

    “Chúng tôi không vào nhà cùng với nhau”. Họ trả lời

    “Vì sao thế?” Người vợ muốn biết lý do.

    Một người trong họ chỉ vào người khác và nói: “Tên ông ấy là Thịnh Vượng”, rồi chỉ vào người nữa và nói: “Ông này là Thành Công, còn tôi là Tình Yêu”.

    Rồi cụ già nói tiếp: “Chị hãy vào nhà và thảo luận với chồng xem ông ấy muốn mời ai trong chúng tôi vào nhà”

    Người vợ trở vào và kể lại, người chồng rất thú vị:

    “Hay quá, chúng ta sẽ để cho Thịnh Vượng vào, ông ấy sẽ mang đến cho nhà ta sự giàu có”

    Người vợ không đồng ý: “Ông ạ, sao mình không mời Thành Công?”

    Cô con dâu lắng nghe câu chuyện bỗng góp ý: “Sao mình không mời Tình Yêu, ông ấy sẽ làm cho nhà mình tràn ngập tình thương yêu!”

    “Chúng ta hãy làm theo lời con dâu vậy”, người chồng nói với vợ.

    Người vợ bước ra cửa và nói: “Ai là Tình Yêu, hãy vào nhà và là thượng khách của chúng tôi”

    Tình Yêu đứng dậy bước vào. Hai người kia cũng theo sau.

    Rất ngạc nhiên, người vợ hỏi Thành Công và Thịnh Vượng: “Tôi chỉ mời có ngài Tình Yêu, sao các ông cũng vào?”

    Họ trả lời: “Nếu chị mời Thành Công hoặc Thịnh Vượng thì hai người trong chúng tôi sẽ ở ngoài, nhưng một khi các bạn mời Tình Yêu, bất cứ ông ấy đi đâu thì chúng tôi cũng đi theo.

    Bất cứ nơi nào có Tình Yêu, nơi đó có Thịnh Vượng và Thành Công.

    Nơi nào có đau khổ, chúng tôi sẽ cầu chúc cho các bạn bình an và may mắn.

    Nơi nào có hoài nghi, chúng tôi sẽ chúc cho các bạn lấy lại nghị lực để vượt qua.

    Nơi nào có mệt mỏi, lực kiệt, chúng tôi sẽ cầu chúc cho sự kiên nhẫn và sức mạnh mới.

    Nơi nào có sợ hãi, chúng tôi sẽ cầu chúc cho các bạn tình yêu và lòng can đảm.”

  7. #7
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Tam Tình: Tình Yêu, Tình Bạn, Tình Dục



    Tôi không biết vị danh nhân nào đã phán câu này: “Nếu tôi là Thượng Đế, tôi sẽ không cho phép loài người quỳ lạy dưới chân tôi.

    Tôi sẽ yêu cầu họ đứng thẳng lên, đối diện và nhìn thẳng vào mắt tôi, xem tôi là ngang hàng, nói chuyện với tôi như với một người anh em. Không có lý nào để họ có thể tự hạ mình như thế trước mặt tôi, là vì chính tôi đã tạo họ như thế”.

    Triết gia A. Dumas khuyên chúng ta: “Đừng biện bác bao giờ với ai cả, anh không bao giờ thuyết phục được ai đâu. Y’ kiến của người ta giống như cây đinh, càng đập vào, càng làm cho nó lún sâu”.


    Học giả Dale Carnegie: “Khi ta căm ghét kẻ thù hay người khác, có nghĩa là ta đang dành cho họ quyền có thể gây cho ta mất ăn mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta.

    Kẻ thù thì khoái trá và vẫn bình thường trong khi ta lại vất vả, chết dần chết mòn. Sự bực tức, lòng căm thù của ta làm hại chính ta cả ngày lẫn đêm, chẳng khác gì phải sống trong hỏa ngục”.

    Trước khi mời bạn chia sẻ cùng tôi những dòng tâm sự này, tôi xin kể hầu bạn một câu chuyện cổ: “Đáng sợ gì hơn cả” có nội dung như sau:

    Tại lầu sách nhà kia, có con hồ tinh không hiện hình ra bao giờ, nhưng thường vẫn hay trò chuyện. Chuyện nói rất ly’ thú, ai nghe cũng phải phục. Một hôm tân khách họp đông, có con hát mời rượu ước với nhau rằng: “Ai sợ gì phải nói, mà nói vô ly’ thì phải bị phạt rượu”.
    Bấy giờ, cử tọa lần lượt nói, nào sợ người học rộng, nào sợ người nhà giàu, nào sợ người quan to, sợ người nịnh giỏi, nào sợ người khiêm tốn quá, sợ người lễ phép câu nệ quá, nào sợ người thận trọng ít nói, sợ người hay nói nửa chừng…
    Sau cùng hỏi đến hồ tinh, thì hồ tinh đáp: Ta chỉ sợ hồ tinh.

    Ai nấy đều cười, bảo rằng: người ta sợ hồ tinh mới phải, anh là đồng loại can gì mà sợ? Phạt anh một chén rượu.
    Hồ tinh cười nói: Thiên hạ duy có đồng loại là sợ nhau. Con cùng cha mới tranh gia sản; gái cùng chồng mới hay ghen tuông; kẻ tranh quyền nhau, tất là quan lại cùng triều, kẻ tranh lợi nhau tất là lái buôn một chỗ. Bức nhau thì trở ngại nhau, trở ngại nhau thì khuynh loát nhau. Nay lại còn người bắn con trĩ thì dùng con trĩ làm mồi, không dùng con gà, con ngỗng; người săn hươu thì dùng con hươu làm mồi, không dùng con dê, con lợn. Phàm những việc phản gián đều là phải dùng đồng loại cả. Cứ thế mà suy thì tài nào hồ mà chẳng sợ hồ?

    Cử tọa đều cho câu nói của hồ tinh là xác đáng.
    Tất cả cái mê ảo thống thiết của kiếp sống con người có lẽ đều vì có cái chết chắc chắn đang đợi chờ nó.
    Nếu mọi vật trên đời đều trường cửu mãi thì đâu có gì đáng cho ta quyến luyến.

    Người nào có khả năng phong phú để hiểu thấu con người, sẽ luôn luôn y’ thức được rằng tất cả con người căn bản mà nói đều có chung một nguồn gốc giống nhau; tất cả mọi hoạt động của con người đều nẩy sinh và bắt nguồn do một trong chín động lực căn bản của đời sống như sau:
    1.-Tình yêu. 2.-Tình dục. 3.-Gặt hái về vật chất. 4.-Thoải mái về thể xác lẫn tinh thần. 5.-Lòng khao khát tích lũy ích kỷ. 6.-Muốn khoa trương. 7.-Khao khát đời sống trường cửu sau khi chết. 8.-Giận dữ. 9.-Sợ hãi.

    Và người muốn hiểu về người khác phải hiểu mình trước đã.
    Khả năng để thấu hiểu người khác sẽ loại bỏ được rất nhiều nguyên nhân thông thường gây nên những va chạm và xung đột giữa con người với nhau. Đó là nền tảng của tình bằng hữu. Đó là căn bản của tất cả những sự hòa đồng và sự hợp tác giữa người với người. Và đó cũng là căn bản rất quan trọng tạo nên quyền lãnh đạo thường được gọi là sự cộng tác thân hữu. Và có người tin rằng đó còn là nhịp cầu dẫn tới sự quan trọng chính yếu để thấu hiểu tạo hóa và vạn vật.

    Trong cuộc sống vật chất, xô bồ này con người đang giành giựt nhau từng miến cơm, manh áo. Một cuộc tìm hiểu của công ty điện thoại ở Nữu Ước trong 500 lần nói chuyện bằng điện thoại họ đã dùng đại-danh-từ: TÔI lên đến 3990 lần. Con người họ không quan tâm đến bạn. Họ không quan tâm đến tôi. Họ chỉ quan tâm đến họ: sáng, trưa, chiều và tối.

    Nếu chúng ta chỉ cố gắng cảm kích người khác-và để làm cho họ quan tâm đến chúng ta, chúng ta sẽ không bao giờ có những người bạn chân thật. Bằng hữu, những người bạn chân thật không hành xử kiểu đó.
    Xin bạn nấu một ấm trà thật ngon, ngồi uống chậm rãi, đừng để ai quấy rày, đọc đi đọc lại những câu danh ngôn của các triết gia, học giả, thi-văn-hào…sau đây để suy gẫm:
    *Người là con quái gì?

    Mới mẻ làm sao, yêu nghiệt làm sao, hỗn tạp làm sao…mâu thuẫn thế nào….mà cũng kỳ diệu làm sao!
    Bình phẩm chê khen tất cả mọi sự mọi vật, thế mà cũng vừa là thứ trùn đất rất ngu xuẩn; tàng chứa chân ly’, mà cũng là một cái ổ bẩn thỉu đầy mờ ám và sai lầm; Vinh quang cao cả lắm, mà cũng là cái cặn bả vứt đi của vũ trụ.

    *Người đâu phải là vị thánh, cũng đâu phải là con thú. Và bất hạnh thay, kẻ muốn làm thánh lại làm con thú.
    *Đứa ngu tìm cách cắn bậc thiên tài. Người thiên tài có thể bị chảy máu, nhưng vết thương sẽ lành.
    Trái lại, cái mồm của đứa ngu không còn cái răng nào nữa cả, và răng cũng không mọc lại được.

    *Những người bạn thật tâm giao là những người cô đơn sống chung nhau.
    *Đừng phân bua, đừng bày giải: Bạn thân, họ đã hiểu anh dư, Còn kẻ thù, họ không tin anh đâu.

    *Anh có muốn hại kẻ nào không? Đừng nói xấu họ, Hãy nói tốt họ cho thật nhiều.
    *Sở dĩ sự kiêu xấc của kẻ khác làm cho ta khó chịu, Là vì nó làm thương tổn cái kiêu xấc của ta.

    *Nếu anh đóng cửa lại, không cho một sự sai lầm nào vào được cả, thì Chân ly’ cũng sẽ ở ngoài luôn.
    *Tất cả những gì anh nói đều để nói về anh: đặc biệt là khi anh nói về kẻ khác.
    *Anh hãy nói anh thích lân la với ai, tôi sẽ nói cho anh biết, anh ghét ai.

    *Tôi hằng cư xử như một thằng ngu, còn lỗi lầm của tôi thì vô số kể.
    *Nhờ miệng lằn lưỡi mối mà mình mới biết rõ những tật xấu của mình.
    *Vợ người đẹp hơn vợ mình. Văn mình hay hơn văn người.

    *Người ta yêu cầu được nghe lời phê bình của anh, nhưng họ chỉ muốn nghe những lời khen tặng mà thôi.
    *Không nên thường thăm viếng những người bạn thân, nếu muốn gìn giữ mãi họ với ta.
    *Chính những sa mạc mới khát khao dòng nước chảy; Những tâm hồn ích kỷ rất khao- khát được ấp yêu.

    Bạn để y’ xem, trong đời sống hàng ngày chúng ta đã để mất rất nhiều cơ hội để bày tỏ cảm tình của mình đối với người thân, bằng hữu… Nhà ai cũng có điện thoại, đa số một năm chưa “phone” nhau được một lần.

    Như vậy mà mỗi lần gặp nhau giữa những buổi tiệc tùng tay bắt mặt mừng một cách rất ư là giả dối, làm như thể nhớ nhau quay quắt. “Sự sợ hãi hạ cấp nhất là sự sợ hãi bày tỏ cảm tình” tôi còn nhớ một nhà tâm ly’ học đã nói câu đó. Triết ly’ của Phật giáo cũng như của Công giáo đã cho chúng ta thấy Đức Phật cũng như Chúa Jesus đã bày tỏ lòng từ bi bác ái và tình yêu thương của các Ngài qua hàng trăm cách khác nhau đối với các tông đồ.

    Tại sao chúng ta là những thường nhân lại lưỡng lự không dám bày tỏ sự quan tâm, thương mến lẫn nhau? Phong tục và tập quán tại Hoa Kỳ cũng như tại Gia-Nả-Đại, đặc biệt giữa hai người bạn trai mà có những cử chỉ hoặc lời nói quá thân mật, bá vai, bá cổ thì họ cho rằng hai người đó bị bệnh đồng tình luyến ái.

    Nhưng, người được bạn bè quí mến là người không ngại ngùng bày tỏ tình yêu thương của mình một cách công khai.

    Đọc lịch sử Hoa Kỳ chúng ta cũng thấy được sự bày tỏ cảm tình giữa Tướng LaFayette và Tổng Thống Jefferson. Hai người đã thư từ với nhau một cách đều đặn, họ không gặp nhau trong 35 năm. Khi Tổng Thống Monroe mời vị Tướng lãnh vĩ đại của Pháp quốc đến thăm viếng Hoa Kỳ vào năm 1824, Lafayette đã 67 tuổi và Jefferson 81. Chỉ ở có một ngày tại thành phố Quincy, tiểu bang Massachusettes, sau đó Lafayette vội vã xuôi Nam để gặp ông Jefferson.

    Vào buổi sáng tháng 11, chiếc xe tứ mã của Lafayette đến tại thành phố Monticello. Một đám đông tụ tập để chứng kiến buổi gặp gỡ. Ông John Randolf Trưởng Ban Nghi Lễ miêu tả như sau: “Ông Jefferson từ sân thượng vội vã đi xuống đến tận xe để đó ông Lafayette và cả hai ôm nhau khóc nghẹn ngào.

    Tôi đã từng chuyện trò với nhiều người bạn đã ly dị. Tôi thường ao ước họ sẽ thấm nhuần lòng thương nhân loại của Chúa, đức từ bi hỉ xả của Phật và tình bạn thắm thiết giữa Lafayette và Jefferson, những Thánh và Danh Nhân đã dám bày tỏ tình yêu thương một cách chân thành.

    Có rất nhiều người tâm sự với tôi là họ mặc dầu săn đón bạn bè rất niềm nở, chiều chuộng đủ thứ nhưng cuối cùng rồi bạn bè cũng ngoảnh mặt quay lưng. Tại sao vậy?

    Trong cách giao tế bạn đã xoi mói đến đời tư, đến cách ăn mặc, đến cái lợi về tinh thần lẫn vật chất, đến lời ăn, tiếng nói của người khác trong lúc vui chơi, tiệc tùng. Bạn đã quên một yếu tố rất quan trọng đó là: tình thương giữa bạn bè. Bạn không đến với họ bằng tình yêu thương.

    Hai ngàn năm về trước, triết gia Seneca đã nói một câu rất đơn giản nhưng hàm chứa trọn vẹn triết ly’ sống: “Bạn muốn được người khác yêu thương, hãy yêu thương họ”. Bạn hãy để cõi lòng mình rộng mở, đến với nhau bằng sự mến phục, không nên ganh tỵ, bắt lỗi, bắt phải, nói những câu xúc phạm đến họ. Ai cũng thích được khen cả.

    Kinh nghiệm cho tôi biết có một hiện tượng lạ lùng trong ngành chữa trị bệnh tâm thần là khi bệnh nhân lột tả hết tâm sự thầm kín của họ từ sự xúc động, giận dữ, điên cuồng hoặc thù ghét…. Khi lắng nghe, tâm hồn tôi đều có cùng một cảm xúc như họ. Trong nghệ thuật đánh bạn cũng vậy, khi họ được mời đến chơi, họ sẽ vui vẻ, ưa thích những gia chủ yêu thương và quí mến họ và ngược lại sự đam mê và lòng yêu thương bao giờ cũng được đáp ứng.

    Bạn biết không? Hoàng Đế Napoleon đã thử, và trong lần gặp gỡ cuối cùng với Hoàng Hậu Joséphine, ông nói: “Joéphine, Trẫm thật sự may mắn như bất cứ một người đàn ông nào khác trên quả đất; và tuy nhiên, đến giờ phút này, khanh là người duy nất trên thế giới mà trẩm tin tưởng”.

    Bạn thì sao tôi không biết, nhưng cá nhân tôi đúng như câu: “Khôn nhà, dại chợ”. Đối với vợ con, thú thật với bạn, thỉnh thoảng tôi cũng cộc cằn, thô lỗ…Nhưng đối với bạn bè, dù bất cứ thuộc giai cấp, trình độ nào tôi cũng đều tử tế và lịch sự hết mình. Ước gì tôi áp dụng cái cung cách xử thế đó đối với vợ con phải tuyệt cú mèo hay không?

    Cửa nhà thêm êm ấm, hạnh phúc hay không?. Xin thưa với bạn: “Mỗi một lời nói, một hành động tử tế với nhau lúc còn sống, có giá trị hơn hàng triệu hạt nước mắt mà bạn nhỏ trên nấm mồ hoang lạnh”.

    Có nhiều lúc bạn cũng như tôi sẽ cảm thấy hối tiếc về một vài điều mà bạn đã nói; hối tiếc vì đã ở lại quá trễ, hoặc hối tiếc bạn đã đi quá sớm; hối tiếc rằng bạn đã thắng hay mất một vật gì đó; nhưng trong suốt cuộc đời, bạn sẽ không bao giờ hối tiếc bạn đã đối xử tử tế với ai.

    Ngạn ngữ Trung Hoa có câu: “Nếu bạn kiên nhẫn trong một lúc giận dữ, bạn sẽ thoát được cả trăm ngày sầu khổ”. Tình bạn giống như trương mục ở ngân hàng. Bạn không thể tiếp tục rút tiền ra xài mà không chịu ky’ thác tiền vào đó. Có tư cách đáng khen thưởng hơn tài năng ngoại hạng. Đa số tài năng là một món quà. Có tư cách không ai cho chúng ta cả. Chúng ta phải xây dựng từng chút một-bằng tư tưởng, sự chọn lựa, sự can đảm và lòng quyết tâm.

    Cố bác sĩ Alfred Adler, một nhà tâm-ly’-học nổi tiếng của Áo quốc đã nói: “Cá nhân sống mà không quan tâm đến đồng loại của mình, là những người có những sự khó khăn nhất trong cuộc sống và gây ra tổn thương lớn nhất cho những người khác. Những sự thất bại của nhân loại nẩy sinh do những thành phần đó”.

    Ngày xưa tôi cũng có học một ít chữ Nôm, thỉnh thoảng tôi cũng đọc sơ qua một ít sách thánh hiền để lại để học hỏi cách xử thế của người xưa như thế nào, có thích hợp với con người ở cái thời đại văn minh này không, xin bạn nghiệm thử. Mùa xuân khí trời có đầm ấm ôn hòa thì muôn loại mới sinh tươi nẩy nở và phồn thịnh được.

    Người đối với người cũng vậy, trong gia đình, ngoài thì xã hội, có “hòa khí” mới có thể sống chung với nhau mà an cư lạc nghiệp được. Ta dù có được là người tốt chăng nữa mà cứ một mực góc gách, nghiêm ngặt với người, thì người lấy làm khó chịu mà không thể nào thân với ta được. Không chịu được nhau, thành thử đôi bên không được yên vui sung sướng. Bao giờ cũng nên giữ được cái thái độ ôn hòa, không a dua, xu phụ ai, cũng không ghét ai để cho người đau đớn mà sinh biến.

    Cư xử với người mà góc gách, nghiêm ngặt quá là cái đại bệnh ở đời. Bực thánh hiền cư xử với người đời không có giây phút nào là rời bỏ được cách ôn hòa trung hậu:
    Thầy Nhan Yên, hỏi Đức Khổng Tử: “Hồi nầy muốn nghèo mà cũng được như giàu, hèn mà cũng được như sang, không phải khỏe mà có oai, chơi bời với người ta suốt đời không lo sợ gì, muốn như vậy, có nên không?.

    Đức Khổng Tử nói: “Người hỏi thế phải lắm. Nghèo, mà muốn cũng như giàu, thế là biết bằng lòng số phận không ham mê gì. Hèn, mà muốn cũng như sang, thế là biết nhún nhường và có lễ độ. Không khỏe, mà muốn có oai, thế là biết thận trọng, cung kính không lầm lỗi gì. Chơi bời với mọi người mà muốn suốt đời không lo sợ, thế là biết chọn lời rồi mới nói”.

    Và cũng chính cái cung cách cư xử ôn hòa, trung hậu đó, các bậc thánh hiền đã khuyên ta:
    -Phiếm ái chúng: nghĩa là rộng yêu tất cả loài người.
    -Hòa nhi bất đồng: nghĩa là xử với người hòa hợp mà không a dua phe đảng.
    -Hòa nhi bất lưu: Nghĩa là xử với người hòa nhã mà không đua theo quá trớn.
    -Quần nhi bất đảng: nghĩa là liên hợp với mọi người cho có nhân quần mà không vào bè kết đảng với ai cả.
    -Chu nhi bất tị: nghĩa là công bình mà chẳng thiên tư.
    -Từ tường khải dễ: nghĩa là nhân đức, êm ái, vui vẻ, dễ dàng.
    -Ái nhân: nghĩa là yêu loài người.
    -Thân nhân: nghĩa là gần gụi dân và đi sát với dân, coi dân như anh em con cái.
    -Vạn vật nhất thể: nghĩa là coi muôn loài với mình như một thể.
    -Thiên hạ nhất gia, trung quốc nhất nhân: nghĩa là coi cả thiên hạ như một nhà, coi cả nước như một người.

    Nếu làm người cứ vò võ một mình, tính nết khe khắt, lạnh nhạt, chẳng thân với ai thì thật là một hạng chướng ngại cho xã hội.

    Trong cộng đồng của chúng ta không phải là không có những người chủ trương không thèm giao tiếp với người Việt, họ sợ phải chịu mang tiếng xấu. Bạn hãy chỉ cho tôi một quốc gia nào trên quả đất mà không có đĩ điếm, trộm cướp, giết người, cướp của…Họa chăng chỉ có ở trên thiên đường mà ảo tưởng của con người dựng nên. Bạn là nhà trí thức, học rộng biết nhiều, cao sang đạo đức, lễ nghĩa, liêm sĩ…v.v.. sao không biết áp dụng triết ly’ của Lão Tử: “Người hay là thầy người dở, người dở là kẻ giúp chí cho người hay”. Để hướng dẫn cho người đồng hương ruột thịt của mình?

    . Người ta ở đời không phải chỉ quay mắt nhìn về trước là xong, cốt phải liên cang với những người hiện thời nữa. Mà trong cách liên can ăn ở ấy, thì không gì bằng khiêm nhã mềm dẻo. Xưa nay thường dạy như thế: “Dịu hơn là xẳng”, “Lạt mềm buột chặt”:

    Thường Tung yếu. Lão Tử đến thăm, hỏi rằng:
    -Tôi xem tiên sinh mệt nặng. Dám hỏi tiên sinh còn có câu gì để dạy đệ tử chúng con nữa không?
    Thường Tung nói:
    -Qua chỗ cố hương mà xuống xe, ngươi đã biết điều ấy chưa?
    Lão Tử thưa:
    -Qua chỗ cố hương mà xuống xe, có phải nghĩa là không quên nơi quê cha đất tổ không?
    -Ừ phải đấy, -Thế qua chỗ có cây cao mà bước rảo chân, ngươi đã biết điều ấy chưa?.
    -Qua chỗ cây cao mà bước rảo chân, có phải là kính những bậc già cả không?
    -Ừ phải đấy.
    Thường Tung lại há miệng ra cho Lão Tử coi nữa và hỏi rằng: -Răng ta còn không?
    Lão Tử thưa: -Rụng hết cả rồi.
    -Thế ngươi có rõ cái ly’ do ấy không?
    -Ôi! Lưỡi mà còn lại, có phải tại lưỡi mềm không? Răng mà rụng hết, có phải tại răng cứng không?
    -Ừ, phải đấy. Việc đời đại để như thế cả. Ta không còn gì để nói cùng các ngươi nữa.

    Bạn có biết không? Một lời nói êm dịu, ngọt mềm là một trong những sự giải quyết êm đẹp nhất để tránh va chạm không những đối với mọi người mà còn đối với những người trong gia đình như vợ con….

    Có một loại tâm bệnh ở trong một số ít người, họ tự cho mình cao cả, học thức, đạo đức, sang trọng hơn những người khác qua sự chỉ trích bạn bè. Nếu bạn cảm thấy rất đau khổ để chỉ trích một người nào đó, bạn cứ an nhiên, tự tại mà làm. Nhưng nếu bạn cảm thấy thích thú chút xíu cho thỏa lòng ganh tức, tôi khuyên bạn nên dừng lại.

    Lòng khoan dung, độ lượng, một trong những biểu hiện cao hơn của văn hóa, chỉ được nhìn thấy nơi kẻ có đầu óc luôn luôn cởi mở trước mọi vấn đề, và cũng chỉ ai có được đầu óc thoáng đạt cởi mở khi nhìn thực tế mới đích thực là kẻ có học thức và họ mới xứng đáng để được chuẩn bị tự thích ứng với những của cải to tát hơn của đời.

    Đến đây tôi chợt nhớ đến những lời khuyên dạy của cổ nhân như những khuôn vàng, thước ngọc, xin bạn cùng tôi suy gẫm:
    *Nói đương sướng hả mà nín ngay được; y’ đương hớn hở mà thu hẳn được, tức, giận, ham mê đương sôi nổi, nồng nàn, mà tiêu trừ biến mất được; không phải là người rất kiên nhẫn, thì không tài nào được như thế.
    *Chính mình chẳng kiềm chế nổi mình mà cứ muốn cài đạp người thì thật là nhu.
    *Người ta ai mà không có lỗi. Có lỗi mà sửa đổi được thì còn gì hay hơn.
    *Câu nói như tên, không nên bắn bậy, đã lọt vào tai ai, không tài nào rút ra được nữa.
    *An ác, dương thiện là bực thánh: thích thiện, ghét ác là bậc hiền, tách bạch thiện, ác quá đáng là hạng người thường, điên đảo thiện ác để sướng miệng gièm pha là hạng tiểu nhân hiểm ác.

    Cố Tổng Thống Abraham Lincoln của Hoa Kỳ có thể nói là mẫu người Mỹ ly’ tưởng tốt đẹp nhất. Ông luôn luôn cởi mở trước mọi vấn đề, luôn luôn lắng nghe y’ kiến công luận phê phán, những người đi tìm kiếm chút địa vị trong nội các chính phủ, những cố vấn họ nghĩ mình thông minh, sáng suốt hơn Tổng Thống. Xuyên qua những kinh nghiệm trong cuộc đời làm chính trị, ông đã nói một câu bất hủ: “Đừng phán đoán, bạn sẽ không bị phán đoán”.

    Suốt cuộc nội chiến giữa hai miền Nam, Bắc, khi bà Lincoln nặng lời đối với người miền Nam, Tổng Thống Lincoln trả lời: “Mary, đừng chỉ trích họ, nếu chúng ta lâm vào hoàn cảnh như họ, chúng ta cũng hành động giống như họ mà thôi”.

    Nhà soạn nhạc dương cầm Beethoven đã nói: “Tất cả chúng ta đều lỗi lầm, nhưng mỗi người làm những lỗi lầm khác nhau”.

    Bạn đừng cho rằng tôi khuyên bạn trở nên một người ba phải chỉ biết đồng y’ với tất cả mọi người mà không biểu lộ y’ kiến. Không phải vậy-bạn cứ vui vẻ, chân tình cởi mở, mến trọng tất cả mọi người.

    Nếu đi đến một buổi tiệc mà sợ người ta phê bình, chỉ trích, chỉ ngồi yên lặng từ đầu đến cuối không dám phát biểu, đùa nô với bạn bè thì làm sao có được tình thân?. Nhưng bạn phải cho người khác cái đặc quyền giống như vậy. Biểu lộ cá tính chân thật của mình thì được, bao lâu nó không mang tính chất chiếm hữu, không can dự, không bắt buộc đòi hỏi người khác phải theo y’ của mình.

    Trong sách Mạnh Tử có câu chuyện rất hay, xin kể hầu bạn: “Tự xét mình”:
    Người quân tử sở dĩ khác người là vì lúc nào cũng để tâm đến việc “Nhân”, để tâm đến việc “Lễ”.

    Đã là người có nhân, thì yêu người, đã là người có lễ, thì kính người. Mà theo lẽ thường, yêu người thì tất người sẽ yêu lại, kính người thì người tất kính lại. Người quân tử ăn ở như vậy, mà gián hoặc còn có kẻ đem thói ngang ngược đối đãi lại, thì tất nhiên tự xét ngay mình lại, chắc mình còn bất nhân, chắc mình còn vô lễ, thì họ mới xử với mình như thế, chớ tự dưng thì có khi nào họ lại ngang ngược với mình được.

    Người quân tử xét lại thật mình có nhân, thật mình có lễ, mà người ta đối đãi với mình vẫn ngang ngược như trước, thì tất lại xét lại mình ta nhân, ta lễ thật, nhưng ta chưa được hết lòng chăng?. Nếu người quân tử xét rằng thật đã hết lòng mà thói người ngang ngược vẫn như trước, thì bấy giờ người quân tử nói: “Hạng này thật là hạng càn dở. Người mà đến như vậy thì khác gì loài vật. Đối với loài vật thì ta còn kể làm chi”.

    Tôi xin mượn lời của một học giả Hoa Kỳ, ông Napoleon Hill, để gửi đến bạn: “Tôi đã tìm thấy hạnh phúc bằng cách giúp đỡ những người khác.
    Tôi có được một thân thể tráng kiện, lành mạnh vì tôi sống điều độ với tất cả mọi sự vật và chỉ dùng những thức ăn mà Thiên Nhiên đòi hỏi cho việc bảo quản thân thể của tôi.
    Tôi thoát khỏi sự sợ hãi dưới mọi hình thức.
    Tôi không ghét bỏ, ganh tỵ, nhưng yêu thương tất cả đồng loại.
    Tôi gắn bó tận tụy làm việc cho tình yêu hòa lẫn với vui chơi, giải trí một cách hào phóng. Vì vậy tôi không bao giờ biết mỏi mệt.
    Tôi buông lời cảm tạ mỗi ngày không phải để có nhiều của cải, nhưng cho sự khôn ngoan để nhận thức, giữ lấy và xử dụng những của cải lớn lao mà hiện tôi đang có sẵn.
    Tôi không đòi hỏi những người khác phải niềm nở với tôi, ngoại trừ đặc quyền san sẻ của cải của tôi cho tất cả những ai muốn đón nhận nó.
    Tôi hành động đúng theo tiếng gọi của lương tâm. Vì vậy, chính lương tâm hướng dẫn tôi một cách đúng đắn trong tất cả những gì mà tôi làm.
    Tôi không có kẻ thù bởi vì tôi không làm phương hại bất cứ một ai vì bất cứ ly’ do gì, nhưng tôi giúp ích cho bất cứ ai mà tôi liên hệ để chỉ dẫn phương pháp giữ của cải được lâu bền.
    Tôi thành thật mà nói rằng tôi có nhiều của cải vật chất hơn số lượng mà tôi cần, bởi vì tôi không tham lam và chỉ ao ước có đủ vật chất lúc tôi còn sống.
    Tôi đang làm chủ một bất-động-sản lớn lao không bị đóng thuế bởi vì nó được cất giữ trong tâm trí, đó là những của cải không thể sờ mó được, không thể đánh giá hoặc chiếm hữu được, chỉ trừ những ai áp dụng cách sống của tôi. Tôi đã sáng tạo bất-động-sản lớn lao này bằng cách quan sát luật lệ thiên nhiên và ứng biến thành những tập quán để sống đúng theo đó”.

    Để kết thúc tiểu đề này, tôi xin “khoe” với bạn, tại khu tôi ở có một cửa tiệm bán thức ăn nhẹ và cà-phê, thỉnh thoảng tôi tạt vào ăn vài cái bánh ngọt, uống ly cà-phê và để chuyện trò với ông Joe (chủ quán).

    Bạn biết ở khu du lịch của miền duyên hải White Rock 80% là những người cao niên từ bảy, tám chục tuổi trở lên. Ông Joe đúng là mẫu người sung sướng, cởi mở, bặt thiệp vô cùng. Vào một đêm tôi đã chứng kiến cái cảnh ông ta tiếp đãi thực khách tại cửa tiệm của ông.

    Ông ta bưng một tô xúp nóng đặt trước mặt ông cụ đôi tay run rẩy: “Ông Jones, Mamie nấu chén xúp đặc biệt này cho ông đây”. Một cụ bà lưng khòm, đi nghiêng ngã bắt đầu bước ra cửa: “Bà Hudson ơi! Cẩn thận nhé, ngoài kia xe cộ chạy nhanh lắm đấy. Và ô kìa! Bà nhìn xem trăng tròn đang nhô lên ở mé sông. Một đêm thật tuyệt vời”. Tôi ngồi đó suy nghĩ và nhận thấy ông Joe đúng là một người sung sướng hạnh phúc bởi vì ông thật sự yêu thương loài người…




    Tôi không thể thiếu đi tình Người .... Vì nếu không tôi sẽ thua cả loài vật ! ( già vui )

  8. #8
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Khái niệm về công bằng trong tha thứ




    Ông LaGuardia là thị trưởng của thành phố New York vào những năm xảy ra nạn đói tại nước Mỹ.

    Vào một hôm lạnh giá Tháng Giêng năm 1935, ông đã bãi nhiệm một vị chánh án và ngồi vào ghế chủ tọa để xét xử một phiên tòa có một không hai.

    Bị cáo là một bà già nghèo nàn, nhem nhuốc. Bà bị tố cáo là đã lấy trộm một ổ bánh mì. Bà thú nhận rằng, bà ăn cắp ổ bánh mì là vì cho con gái của bà đang bị bệnh và cháu của bà không có gì ăn. Người tố cáo bà là chủ tiệm bánh mì; ông đề nghị quan tòa phạt bà 10 dollars vì bà ta là một người xấu và đồng thời dùng hình phạt này để răn dạy những kẻ xấu khác.

    Ông LaGuardia thở dài và nói: “Tôi phải phạt bà 10 dollars hoặc 10 ngày trong nhà tù, vì luật pháp không miễn trừ cho một ai cả.” Sau khi tuyên án, ông rút trong túi áo mình 10 dollars và nói tiếp: “Ðây là 10 dollars tôi tặng bà để đóng tiền phạt; nhưng quan trọng hơn, tôi sẽ phạt mọi người trong phòng xử án này mỗi người 50 cents vì đang sống chung trong một khu phố với một người mà đã để người ấy lấy cắp bánh mì để nuôi cháu mà mình không hay biết.” Hôm sau, hành động xử án lạ kỳ của ông thị trưởng đã làm cho nhiều người tự nguyện đóng 50 cents “tiền phạt.” Số “tiền phạt” lên hơn 70 dollars và đã được trao cho người phụ nữ đáng thương này.

    Kính thưa quí bạn, câu chuyện trên đây như đưa chúng ta một nhận định rằng: Hoàn cảnh xã hội có thể đẩy chúng ta vào những việc làm trái với luật pháp và đạo lý làm người. Nhưng thật may mắn thay, chính lòng đại lượng và cách nhìn hiểu đời một cách thấu đáo của những người như ông LaGuardia đã không những thể hiện lòng bao dung tha thứ cho người phạm tội nhưng họ còn khơi gợi những người khác về trách nhiệm phải tha thứ và giúp đỡ những người đã có lỗi với mình.

    Khi bàn đến tha thứ hay không tha thứ cho một ai đó, chúng ta thường hay nghĩ đến về vấn đề công bằng theo khái niệm của luật pháp. Khi ai đó xúc phạm hay nói xấu chúng ta, chúng ta dễ dàng trở thành một vị “quan tòa” xét xử người khác theo những khái niệm “qua lại, bù trừ, hơn thua.” Nếu càng để lâu những mối bất hòa trong lòng mình, thì những khái niệm của luật pháp càng dần dần lộ ra rõ hơn và mạnh hơn trong tâm trí của mình. Ðáng buồn thay, những khái niệm này dần dần lớn lên theo tính chủ quan của mình - tức là xét xử người khác theo hướng có lợi cho mình. Mình là người vô tội. Bà ấy, ông ấy là người có tội. Bà ấy, ông ấy phải là người xin lỗi mình vì họ đã xúc phạm đến mình thế này, thế này, và thế này... Bà ấy, ông ấy đáng bị như vậy. Bà ấy, ông ấy phải trả giá cho hành động như vậy.

    Thưa bạn, thật buồn và đáng thương cho vị trí “quan tòa” chủ quan ấy, vì thực ra, những lời kết án mà mình dành cho người xúc phạm mình chính là những lời kết án cho chính mình. Những khái niệm chủ quan do mình đưa ra với lý do “công bằng, pháp luật, hợp lý” thực ra là những khái niệm bên ngoài; còn thực chất chính là mình đang che đậy vị trí “quan tòa” mà mình vẫn thường cho mình là đúng, còn người khác là sai. Mình mất ngủ, mình không bình an, mình không thấy hòa khí trong gia đình, mình không thấy cộng đồng mình có bầu khí chan hòa, chia sẻ, mình khó nở nụ cười... cũng là do nguyên nhân của “ông quan tòa” chủ quan trong con người mình tưởng tượng nên.

    Thưa bạn, tôi cũng như bạn đều mang lấy thân phận con người vốn nhiều tính xấu và ích kỷ. Hiểu như thế để chúng ta cảm thông cho chính mình và cũng cảm thương cho nhau. Vì thân phận con người này, mà chúng ta gặp nhiều khó khăn trong việc tìm sự bình an cho chính mình. Vì sự yếu đuối của chính mỗi người như chúng ta, mà chúng ta cảm thấy bất lực trước những ý nghĩ tiêu cực về người khác và cũng như về chính mình. Nếu không nhận ra điều đó, một cách vô tình chúng ta trở thành nạn nhân của chính mình. Ông “quan tòa” do mình dựng nên đó có thể là kẻ nguy hiểm nhất để hãm hại chúng ta chứ không ai khác.

    Chúng ta thường nói với nhau: “Nhân vô thập toàn.” Hôm nay tôi mời bạn hãy áp dụng lời nhận định ấy vào chính kẻ mà mình đang gặp khó khăn trong việc hòa giải tha thứ. Anh ấy, cô ấy cũng là “nhân,” vậy tôi còn ngần ngại gì nữa mà không tha thứ cho họ?


    Br. Hùynh Quảng
    Last edited by minhb; 02-01-2011 at 04:03 PM.

  9. #9
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    03 Rose

    Làm Ơn, Xin Lỗi, Cám Ơn



    Làm ơn, xin lỗi và cám ơn là những câu nói thường xuyên của người Hoa Kỳ.

    Người Việt ta luôn tự hào là có bốn ngàn năm văn hiến. Thực ra, đã gần năm ngàn năm. Chính xác là 4907 (?), bước vào năm Mậu Dần (?)

    Thế nhưng, chữ nhưng oan nghiệt, thế giới “bảo” chúng ta không biết nói làm ơn, xin lỗi và cám ơn trong cuộc sống hàng ngày.

    Làm ơn, xin lỗi và cám ơn là những câu nói thường xuyên của người Hoa Kỳ.

    Mở cửa dùm cô gái khệ nệ bê mấy bịch đồ vừa mua đang đi ra khỏi cửa hàng, cô gái nhoẻn miệng cười, “Thank you.” Lượm dùm cây viết cô thư ký lỡ tay đánh rớt, cô thư ký, “Thank you.” Chồng nhờ vợ đưa dùm con dao để ông thái thịt làm bếp, cô vợ với tay lấy con dao đưa cho ông, ông chồng, “Thank you, honey.” Nhường cụ bà bước lên xe buýt khi xe vừa đậu tại bến, bà lão, “Thank you.” Cô bé bật dùm ngọn đèn cho ông bố, ông bố,”Thank you.”

    Nhất nhất, hầu hết dân Mỹ, nếu không muốn nói là tất cả đều sẵn sàng câu cám ơn cho người làm dùm mình việc gì đó, dù là việc rất nhỏ.

    Tại một quán cà phê sáng chủ nhật đông đúc khách hàng, đi lại khó khăn, lỡ tay đụng người bên cạnh,"I am sorry." Tại một “night club,” vừa biết nhảy đầm nên… lỡ nhịp đạp trúng chân người tình, anh kép, “Sorry, baby.” Trên xe buýt, một chàng ngồi giữa hàng ghế, tới bến xe gần nhà, xe buýt dừng lại cho chàng xuống. Chàng trai trẻ nhìn mọi người hiền hòa, “Excuse me,” chờ mấy người ngồi đầu hàng ghế xếp đôi chân gọn lại hoặc tạm thời đứng lên bước ra ngoài, nhường lối cho chàng đi. Ra khỏi hàng ghế, chàng nhìn mấy người đó, “Thank you,” trước khi bước xuống xe buýt. Người cha đã hứa mà vì công việc bận rộn không đưa con đi coi trận đấu bóng rổ cuối tuần, ông bố, “Sorry, son.” Cô vợ ngồi trước máy tính miệt mài đánh máy cho xong bản báo cáo phải nộp gấp cho xếp sáng sớm mai. Anh chồng thương vợ tới bóp nhẹ vai nàng nhưng có lẽ hơi mạnh tay (chắc là không phải mượn dịp để… trả thù). Cô vợ, "Ái da, đau anh." Anh chồng vội vàng, “Honey, I’m sorry.”

    Cũng vậy, nhất nhất, người Hoa Kỳ đều biết xin lỗi khi làm một việc gì đó không phải, không đúng đối với những người xung quanh bất kể lớn nhỏ, dù chỉ là lầm lỡ, không cố ý.

    Cùng với cám ơn và xin lỗi, hai từ làm ơn cũng được người Mỹ thường xuyên sử dụng. Ví dụ, “Honey, please get me a cup of coffee;" hay, "Would you please go to the market and buy me a box of chocolate. I’m hungry;" hoặc, "Can you do me a favor, get me (something).” Cần người khác làm gì cho mình, dù là việc nhỏ, họ đều nói làm ơn, làm dùm tôi chuyện này chuyện kia, nha.

    Thêm một điều nữa là họ không soi mói, không xía vào chuyện cá nhân không phải của họ. Đèn nhà ai nấy rạng, đêm nhà nào nấy tối. Ai cũng ráng giữ lịch sự tối thiểu. Chúng ta phải tập để bỏ thói xấu tọc mạch, ngồi lê đôi mách, kể tội, nói xấu nhau. Có gì thắc mắc, cứ việc hỏi thẳng và chất vấn đương sự để làm sáng tỏ sự việc, không nên đi kể lể, kết tội với những người không liên hệ làm mất sự kết đoàn không cần thiết, nhất là sinh hoạt trong cùng một tổ chức.

    Hồi tôi mới qua Mỹ, bắt đầu bay ở Hồng Kông, và máy bay đáp xuống phi trường San Francisco lúc trời vừa sáng. Lúc đó bên Hồng Kông cũng đã bắt đầu đêm. Được dạy người Tây phương rất lịch sự nên dù buồn ngủ cũng phải ráng nhướng mắt lên, chịu không nổi lâu lâu cũng ngủ gật. Mỗi lần gật một cái là tôi vội vàng banh mắt ra, rồi lén nhìn chung quanh coi có ai… cười mình không. Thấy thiên hạ tỉnh bơ. Cô gái ngồi gần tôi thì chúi mũi vào quyển sách; ông già ngồi cách một hàng ghế cũng bâng quơ nhìn những con chim sắt lên xuống trên bầu trời sẫm mây đen, chắc đang bận lo con cái ông lái xe về từ phi trường có gặp mưa lớn hay không; mấy người khác xa xa cũng chẳng ai để ý. Nhưng tôi vì tự ái… dân tộc, nhất quyết chỉ… gật chứ không chịu nằm dài ra mấy băng ghế ngủ tạm, sợ Mỹ họ cười, nhưng họ lại nhất định không thèm cười mới chết mình chứ. Kể ra thì mình cũng chỉ lo hão đấy nhỉ.

    Còn các cơ quan nhà nước thì sao? Cũng vậy. Các văn phòng trong tòa thị chính đều mở và đóng cửa đúng giờ. Nhân viên chính quyền thì niềm nở, lịch sự với dân chúng tới xin giấy tờ hoặc xin giúp đỡ, vì họ đúng là đầy tớ, ăn lương từ tiền thuế của nhân dân, nên phải phục vụ nhân dân đúng mực. Lộn xộn là bị đuổi việc, hoặc xếp của họ cũng bị chất vấn, cảnh cáo và bị đuổi, không có đặc ân hoặc miễn trừ cho ai cả. Tất cả đều bình đẳng trước pháp luật, từ tổng thống đến anh nghị viên một thành phố nhỏ miền quê, đều là công bộc nhân dân. Chỉ nhân dân mới có quyền truất phế họ qua lá phiếu.

    Còn bên Nhật, một dân tộc Á Châu, thì sao? Tôi không sống ở Nhật mà chỉ quá cảnh vài tiếng đồng hồ chuyển tiếp. Đây là những gì tôi mục kích. Trên đường về Việt Nam, chúng tôi phải đổi chuyến bay ở Nhật và phải đợi khoảng năm, sáu tiếng, có tuyến xe buýt đưa về tới khách sạn gần phi trường. Sau khi check-in, định đem hành lý lên phòng, đã thấy mấy cô nhân viên khách sạn đẩy một chiếc xe nhỏ tới chuẩn bị chất hành lý lên xe. Vốn sẵn tính “ga-lăng” từ trời Tây, tôi định giúp cô nhấc mấy cái vali lên xe, cô nhân viên còn khá trẻ và nhỏ con, mỉm cười xua tay, như bảo tôi chớ động vào, để cô làm. Tôi chưa hết ngạc nhiên cô đã nhanh nhẹn xếp mấy vali lên xe đẩy đi. Chúng tôi lẽo đẽo im lặng đi theo. Lên tới phòng, cô chờ tôi mở cửa phòng rồi đẩy vô, sau đó lại mỉm cười gật đầu chào rồi đi giật lùi. Ra khỏi phòng mới xoay lưng lại bước tới trước. Lúc rời khách sạn, chúng tôi được các cô nhân viên đưa tiễn bằng cách cúi rạp đầu chào đoàn người trên xe. Còn tại phi trường tôi chứng kiến cảnh một nhân viên nữ của một hãng máy bay nào đó chạy bộ khá nhanh, trên tay cầm một tấm bảng nhỏ, có lẽ là tên của một hành khách nào đó sắp trễ chuyến bay mà cô phải đi tìm chăng.

    Nói chung, các nhân viên người Nhật rất tận tụy, vui vẻ, nhiệt tình với hành khách trên máy bay cũng như ở phi trường, tuy cách giao tế của họ có khác chúng ta. Riêng với chính họ thì rất tự giác, nghiêm khắc và kỷ luật. Không có gì để ngạc nhiên khi Nhật bước lên hàng cường quốc đứng thứ nhì chỉ thua Mỹ, sau ba mươi năm xây dựng đất nước từ hoang tàn và đổ nát cuối Thế chiến thứ hai. Chúng ta rất nên học những đức tính tốt này của người Nhật, để ít ra, mọi người tự giác mà không biến những lễ hội hoa thành cảnh cướp giật trắng trợn, vừa gây phản cảm, vừa làm ô danh Việt Nam, ít gì cũng từng hãnh diện là con rồng cháu tiên, tức có cốt cách thanh cao, lịch sự, cư xử có văn hóa với nhau.

    Thế còn Việt Nam ta thì sao?


    Tôi nhận thấy các nhân viên hàng không Việt Nam ít cười, lạnh nhạt, dù nhiều cô cũng trẻ trung, sáng sủa, đẹp mắt, nhưng khá thường bẳn gắt và thiếu lễ độ với hành khách khi họ yêu cầu làm dùm một việc gì đó (mấy năm sau này không biết đã khá lên chưa). Các cán bộ hải quan đa số cũng thế. Ai cho tiền thì còn tươi nét mặt. Ai không cho thì tỏ vẻ khó chịu, hạch sách. Ô hay, đây là công việc phục vụ chứ đâu phải quan trên đâu nào. Mà dù có là quan trên cũng vẫn là đầy tớ nhân dân chứ! Đấy là còn dính dáng tới chính trị chút xíu, chưa nói tới phép lịch sự xã giao thường ngày giữa con người với nhau trong một xã hội văn minh, tự hào là có vài ngàn năm văn hiến.

    Có một trường hợp tôi thấy tích cực, là trên đường về lại Hoa Kỳ cũng ghé nghỉ ở Nhật ba tiếng nhưng không được ở khách sạn. Sợ lạnh, tôi có xin phép anh tiếp viên hàng không, còn rất trẻ, chưa tới 30, được giữ cái mền nhỏ trên máy bay. Anh mỉm cười, dạ, lễ phép gật đầu.

    Đa số những ai có dịp ra nước ngoài cũng đều đồng ý là trẻ em ở hải ngoại, nói chung, ngoan ngoãn hơn trẻ em trong nước. Chúng biết nói làm ơn khi cần gì, biết xin lỗi khi sai trái và biết cám ơn khi được giúp. Nói như vậy không phải là để so sánh, trịch thượng, hay khiêu khích, nhưng để chúng ta học hỏi và cố gắng thực hành. Việc gì cũng phải có làm mới quen. Lập đi lập lại riết sẽ thành một thói quen tốt, mang lại lợi ích cho cả xã hội, cư xử với nhau cho có văn hóa và sống bên nhau trong một nếp sống văn minh. Ngay cả người lớn đối xử với nhau cũng chưa thực sự có văn hóa, như nhà nước vẫn kêu gọi. Đã có những câu chuyện vui: trong nhà hàng hoặc vũ trường, các cô Việt Nam dễ dàng tìm ra trong các chàng trai cùng đi với nhau, ai là Việt kiều. Các cô bảo chỉ có anh (Việt kiều) là nói cám ơn khi em bưng nước ra mà thôi!

    Không lẽ các chàng “Việt nội” lại để mất mặt bầu cua với các nàng vậy sao?


    Và không phải chỉ người lớn với nhau chúng ta mới cư xử như thế. Cũng hãy, “Con làm giúp mẹ chuyện này,” vẫn hay hơn là, “Lấy cho tao con dao, còn đứng đó hả, tát cho bỏ mẹ mày bây giờ.” “Bỏ mẹ mày,” tức là bỏ… chính mình chứ còn ai nữa!

    Hãy biết nhận lỗi với nhau khi lầm lỡ, và xin lỗi cả với những người vai nhỏ hơn mình. Đừng cho rằng tao là bố thì chúng mày phải nghe, không được cãi, và lúc nào tao cũng đúng! Nói rộng ra cho toàn xã hội, chính quyền, nhà nước, đảng cầm quyền thì cũng vậy... là cha mẹ, là đỉnh cao trí tuệ, bao giờ cũng đúng (?) Nhưng quên rằng, nhân dân là ông bà. Mà ông bà thì có quyền sai khiến cha mẹ chứ, phải không?


    Hãy cám ơn nhau hằng ngày trong cuộc sống, từ những việc hàm ơn nhỏ nhất, để cuộc sống mỗi người và cả xã hội được thăng hoa lên hơn.

    Hãy chứng minh cho thế giới thấy rằng chúng ta là một dân tộc đã có hàng ngàn năm văn hiến, bằng những phép cư xử, giao tiếp văn minh với nhau trong xã hội: Làm ơn, xin lỗi và cám ơn lẫn nhau mỗi ngày.

  10. #10
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    03 Rose



    Marcel


    Càng ngày, khi tuổi khờ khạo lùi xa, tôi hay nghe người ta nhắc đến chữ "nợ".

    Nào là nợ tiền, nợ tình, nợ ơn... lại có cả nợ oán, nợ thù. Thế mới biết cuộc sống lắm kiểu nợ nần.

    ... Có một người quảy gánh nợ đi rao. Ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm cũng trôi qua, người ấy vẫn cặm cụi đi, cặm cụi buông lời rao khàn đặc: "Có ai làm ơn mua giùm tôi chút nợ đời...". Mọi người thấy thế đều cười mỉa mai: "Đồ điên. Con người chỉ có nhu cầu mua hàng hoá, lợi lộc, chứ ai dại gì đi mua nợ".
    Ngay cả gió cũng chối bỏ bằng cách đánh bạt tiếng rao não ruột ấy vào lãng quên.

    Mặc kệ! Người ấy vẫn cần mẫn đi. Gánh nợ theo năm tháng càng trĩu xuống, mòn vẹt đôi vai gầy.
    Tôi đã gặp người ấy vào buổi chiều trên phố sắp mưa dông. Lúc đó ai ai cũng ráng phóng xe thật nhanh về nhà để tránh cơn mưa. Người gánh nợ hớt hải, cuống quýt, sợ nước mưa làm gánh nợ nặng thêm. Người ấy nhìn tôi, nhìn chuỗi người trên phố bằng ánh mắt cầu cứu, lênh láng buồn. Hình như... tôi đã chạnh lòng. Nhưng rõ ràng tôi đã mau chóng lẻn vào dòng người đua chen, hối hả.

    Chiều nay, rỗi rãi, ngồi nghe ca sĩ hát: "Nợ lại lần này trong cõi đời nhau...", tự dưng tôi nghĩ: "Mình có nợ ai không nhỉ?". Giật mình, nhớ ra mình mắc nợ nhiều lắm: Nợ mẹ cha một khối hy sinh, nợ bạn bè một khối ân tình, nợ người thương một cuộc đời... Hoá ra lâu nay mình cũng là kẻ gánh nợ. Sao tôi không thấy nặng?

    Chợt nhớ người gánh nợ chiều mưa.
    Bao giờ gặp lại cho tôi được trả gánh nợ ơ thờ...
    "Có những lúc trên đường đời tấp nập
    Ta vô tình đi lướt qua nhau
    Có ai biết nào ngờ đang để mất
    Một tâm hồn mong đợi từ lâu"

Trang 1 / 7 123 ... Cuối Cuối

Chủ Đề Tương Tự

  1. Học thuyết về “Đạo” trong triết học Lão Tử
    By khieman in forum Triết Học Cổ Kim Đông Tây
    Trả Lời: 2
    Bài Viết Cuối: 05-07-2014, 10:53 PM
  2. Thảm sát tại nhà thờ Tây Ban Nha
    By duyanh in forum Tin Tức Quốc Tế
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 09-30-2011, 12:29 PM
  3. Các món ăn bổ dưỡng nhất hiện nay ở việt nam
    By giavui in forum Truyện Cười Dí Dỏm
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 09-29-2011, 02:15 AM
  4. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 09-23-2011, 06:01 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •