Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Nếu những nỗi đau khổ hủy diệtt hạnh phúc thì những thú vui đều làm xáo trộn hạnh phúc.
Levis
Trang 2 / 7 ĐầuĐầu 1234 ... Cuối Cuối
Results 11 to 20 of 62

Chủ Đề: Cất nhà ...dưỡng lão !

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Nhà của Già ... bị trộm hết rùi ... hu...hu....

  2. #11
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Cúi Xuống Phận Người




    Thế giới rộng mênh mông
    Hai bé thơ thiếu đói
    Khi Cửa Lòng Chưa Mở!
    Trên bãi rác mênh mông

    Kathmandu, Népal
    Anh ôm em trong lòng
    Ngồi ngó mông vô vọng
    Bãi rác rộng mênh mông

    Thế giới rộng mênh mông
    Hai bé thơ thiếu đói
    Chỉ một miếng ăn thôi
    Mà_ngày có, ngày không!

    Lòng bác ái đi rông
    Trước cảnh đời lận đận?
    Lòng từ bi có động
    Giữa ác mộng bé thơ?

    Ôi chùa chiền hoành tráng
    Ôi ngất ngưỡng nhà thờ
    Cửa Thiên Đường khép kín
    Lối Cực lạc mù mờ
    Khi bé thơ ngồi đó
    Giữa đống rác bơ vơ!!!

    HNL


    Người phụ nữ gầy còm đưa tay nhận hộp cơm. Chị đang dở tay bới rác, bàn tay để lại mấy vệt đen trên hộp cơm trắng. 1g khuya, cái bao đựng ve chai vẫn chỉ lót đáy.

    "Thế này thì con tôi đói mất, nhiêu đây bán chưa được mươi ngàn” - chị Nguyễn Thị Hành nói rồi chỉ đứa bé đang ngủ vùi trong đống bìa cactông cách đó không xa.

    Kiếm sống ở Sài Gòn đã mười năm, chị Hành chẳng để dành được gì ngoài cay đắng tủi cực và tương lai mờ mịt của đứa con nhỏ. Ngủ nhờ ở khu chợ Bình Tây (Q.6) này hai năm, làm bạn với chị là cơn gió quật lạnh buốt hằng đêm.

    Còn cô gái trao cơm cho chị Hành, mồ hôi chảy hai bên thái dương, mắt đã díu lại vì buồn ngủ, vẫn cố nói khi chạy ngang những con đường, nhìn thấy đâu đó một vài người lang thang: “Phải chi có thêm mấy hộp cơm nữa mà đưa cho họ...”. Xuân Lợi, tên cô gái, sinh viên Trường cao đẳng Sân khấu điện ảnh TP.HCM, cho biết đây là lần đầu cô tham gia nhóm từ thiện Thế Anh Group đi phát cơm cho người lang thang. “Em chẳng biết người ta phải sống như vầy, một tấm mền đắp ấm cũng không có”.

    Nhóm do Nguyễn Thế Anh, một sinh viên vừa ra trường, lập ra từ ước mơ giúp đỡ người khác ấp ủ từ thuở nhỏ. Ngoài thành viên chính thức chừng 20 người, còn lại là những bạn sinh viên, những anh chị mà nhóm rủ được trên Facebook. Mượn được chỗ của anh Trần Thuận là tiệm điện thoại bé xíu trên đường Võ Văn Tần (Q.3), cả nhóm tập trung chuyên chở cơm nước và điểm danh thành viên. 350 phần cơm và chừng đó chai nước suối góp từ tiền của các bạn trong nhóm, chẳng nhiều nhưng nhớ lại mỗi phần cơm bằng một đêm bới rác rã rời của người nhận, thì cũng lớn lắm.

    Một người đàn ông đi cùng chiều với nhóm trên đường Hùng Vương (Q.5), ngó thấy dòng chữ “Cơm từ thiện” dán bên hông xe tự nhiên quay qua cười nhẹ nhõm và nói: “Ráng lên mấy em, ý nghĩa quá!”. Một buổi tối tràn ngập những nụ cười động viên dành cho những người trẻ, và rưng rưng nước mắt của những người nhận. 2g khuya, chẳng còn hộp cơm nào, mọi người í ới gọi nhau xem có ai còn để phát hay không. Ai cũng tiếc tiếc, giá mà còn cơm...

    Thì ra đi phát cơm giữa khuya thế này tôi mới dám tiếp tục tin vào cái lẽ thương yêu ở đời: ở đâu đó giữa những cơn khốn khó, đâu đó giữa những số phận đen đúa, những trái tim con người sẽ tìm đến nhau. Và chỉ có họ, đủ trẻ, còn niềm tin để có thể thay đổi chút gì đó sự khắc nghiệt trong cuộc đời. Như lời bài hát Tâm sự của đêm mà Thế Anh vẫn ngân nga: “Đừng nhìn lên trên tầng cao/Cúi xuống đi ngang cùng ngõ hẻm/Gọi lòng nhân ái ngủ quên...”.

    Yến Trinh
    Last edited by Hansy; 02-02-2011 at 06:34 PM.

  3. #12
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết


    Ngày xưa , có một người nông dân và một người thợ săn là hàng xóm của nhau. Người thợ săn nuôi một đàn chó săn rất dữ tợn và khó bảo, chúng thường nhảy qua hàng rào và rượt đuổi đàn cừu của người nông dân. Người nông dân bảo người hàng xóm của mình hãy trông nom đàn chó cẩn thận, nhưng xem ra những lời đó đều bị bỏ ngoài tai.





    Một ngày nọ, đàn chó lại nhảy qua hàng rào, chúng đuổi cắn đàn cừu và làm nhiều con trong đàn bị thương nặng.

    Lúc này, người nông dân không thể chịu đựng thêm nữa. Anh ta bèn lên phủ để báo quan. Vị quan phủ chăm chú lắng nghe đầu đuôi câu chuyện rồi nói:

    “Ta có thể phạt người thợ săn và bắt anh ta xích hoặc nhốt đàn chó lại. Nhưng anh sẽ mất đi một người bạn và có thêm một kẻ thù. Anh muốn điều gì hơn: một người bạn hay một kẻ thù làm hàng xóm của mình?”

    Người nông dân trả lời rằng anh muốn có một người bạn hơn. Vị quan phủ nghe vậy bèn phán:

    “Được, vậy ta sẽ bày cho anh một cách để vừa bảo vệ an toàn cho đàn cừu, vừa giữ được một người bạn”.

    Người nông dân bèn nghe theo lời chỉ dẫn của vị quan phủ.

    Vừa về đến nhà, người nông dân liền thử làm theo những gì vị quan phủ đã bày cho anh ta. Anh ta bắt ba con cừu tốt nhất của mình và đem tặng chúng cho ba cậu con trai nhỏ của người hàng xóm. Đám trẻ rất vui thích quấn quít chơi đùa bên mấy con cừu. Để bảo vệ cho đồ chơi mới của lũ trẻ, người thợ săn đã làm một cái cũi chắc chắn để nhốt đàn chó. Từ đó trở đi, đàn chó không bao giờ quấy rầy đàn cừu của người nông dân nữa.

    Cảm kích trước sự hào phóng của người nông dân với những đứa con của mình, người thợ săn thường mang chiến lợi phẩm mà anh ta săn được sang cho người nông dân. Người nông dân đáp lại bằng thịt cừu và phô mai mà anh ta làm ra. Chỉ trong một thời gian ngắn, hai người hàng xóm đã trở thành bạn tốt của nhau.

    Có một câu ngạn ngữ Trung Hoa cổ thế này: “Một người chỉ có thể cảm hóa và thu phục người khác bằng lòng tốt và thiện tâm”.

    Người Mỹ cũng có một câu thành ngữ tương tự như thế: “Người ta bắt được nhiều ruồi bằng mật hơn là bằng giấm” (“Mật ngọt chết ruồi”). "You can catch more flies with honey than with vinegar"

  4. #13
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết



    Tác Giả: Refik Halid





    Dù trước khi mất, ông ta trăn trối tặng lại con lừa cho làng, nhưng cộng đồng quyết định không lấy bất cứ thứ gì không do mình làm ra. Đó là thói quen của dân làng, dù nghèo nhưng chẳng ai tham lam. Vì vậy, con lừa xám, họ thống nhất giao cho ông Hoja là trưởng giáo vừa là người đứng đầu làng, sẽ trực tiếp đem lên tỉnh nạp cho ngài tỉnh trưởng hay chánh án.

    Cái khó là cả làng không ai biết ngài tỉnh trưởng và ngài chánh án mặt mũi hình dáng ra làm sao. Có ông lão nói ông nghe đứa cháu đi lính trên tỉnh kể là có thấy ngài chánh án, ông ta béo tròn nên dân trên tỉnh gọi ông là “Lão chánh án Bí ngô mập ú”. Mọi người khuyên ông trưởng làng cứ dắt con lừa xám đến nạp tại văn phòng ngài “chánh án Bí ngô” là yên tâm.

    Sau khi làng vỗ cho con lừa xám béo tốt, ông Hoja dắt nó và leo lên lưng con lừa của mình lên đường.

    Gần hai ngày sau, ông mới đưa được con lừa xám đến tỉnh. Hỏi thăm, người ta cho biết lão “Bí ngô” tất nhiên làm việc ở tòa án, nhưng không biết đến đó có gặp được lão không vì lão cứ liên tục lăn lóc nơi này đến nơi khác, ít khi có mặt ở nhiệm sở. Ông Hoja thở dài: “Chà mệt thật, chánh án mà cứ lăn lóc như trái bí rợ...”. Tuy nhiên, đã cất công ra tỉnh, ông trưởng làng hỏi đường tìm đến tòa án.

    Trước cổng tòa án, ông Hoja và hai con lừa thấy tên lính gác đang chúi mũi đánh cờ. Khi thấy người khách ngang nhiên dẫn lừa vô tòa án, viên trung sĩ gác cổng ngăn lại:

    - Ông đem lừa đi đâu, ông muốn gặp ai?

    - Muôn gặp ngài chánh án Bí... ồ không, xin gặp ngài chánh án.

    - Tức gặp cơ quan Tư pháp phải không?

    - Có lẽ vậy.

    - Tại sao lại có lẽ? À đây là vật trộm cắp? Vậy dắt vô ngay, tôi sẽ trình lên thượng cấp.

    Ông Hoja vùng vằng không chịu dắt lừa vô. Vì đây đâu phải là vật ăn cắp. Người nhà quê dù nghèo thì nghèo, dứt khoát không thèm ăn cắp.

    Viên trung sĩ tự tay giựt lấy dây cương, dắt hai con lừa vào trong. Sau đó anh ta lập biên bản thâu nhận, chờ ngài chánh án giải quyết. Anh ta còn giữ luôn cả giấy tờ tùy thân của Hoja. Vừa buồn vừa đói, ông Hoja đi lang thang khắp thành phố, đến ngày thứ năm không chịu nổi nữa, ông quay lại trụ sở tòa án. Ở đây họ chỉ giữ lại giấy tờ, cho phép ông dắt hai con lừa đói khát về làng, chờ tuần sau quay lại gặp ngài chánh án.

    Lần thứ hai lên tỉnh, Hoja đem theo khá nhiều tiền kẻo bị đói nếu ngài chánh án lại đi vắng. Quả nhiên, ông cũng không gặp được ngài chánh án. Lần này không được phép gửi lừa như lần trước, ông Hoja đành dẫn chúng về. Tuy vậy, khi gặp dân làng, ông vẫn nói tốt về cái cơ quan Tư pháp và về ngài chánh án. Dân làng rất vui, người nọ kể với người kia về ngài chánh án tử tế, phát giấy chứng nhận về việc dân làng giao nạp con lừa xám với điều kiện phải có 3 người nhân chứng đi theo.

    Nghỉ ngơi cho lừa và người lại sức, lần thứ ba, lại một cuộc đưa tiễn. Lần này vui hơn vì đến 4 người đàn ông đi cùng với 5 con lừa, y như một đoàn du mục. Dân làng cùng cầu xin thánh A-la cho mọi điều tốt đẹp.

    Mà tốt đẹp thật. Khi họ về, dân chúng đón ở đầu làng. Họ chìa tờ giấy khoe với dân làng - một tờ giấy đánh máy, bên dưới có chữ ký của vị chánh án chứng nhận dân làng đã giao nạp con lừa xám.

    Đồng thời, ông Hoja cũng nhận được một biên lai từ tòa án gởi đến ghi rõ các nội dung nộp phạt: tiền trông nom và thức ăn cho 2 con lừa trong 5 ngày, tiền giấy bút lập biên bản, tiền các thứ linh tinh, lệ phí 10% nộp ngân sách nhà nước... và kết toán: 165 lia. Tuy phải nộp cho tòa án số tiền tương đương với một con lừa và phải tốn các khoản chi phí cũng ngần ấy sau nhiều lần đi về mà ông Hoja đã bỏ tiền túi ra trả, ông trưởng làng và mọi người vẫn hoan hỉ.

    Ba tháng sau, nhân nhà chuẩn bị lễ cưới cho con trai, ông Hoja và người con chở lúa lên tỉnh bán. Trong lúc hai cha con đang ngồi uống cà phê, ông Hoja thấy mọi người xôn xao, hàng quán vội vàng dọn lối để cho ngài chánh án cưỡi trên lưng một con lừa đi qua. Dân chúng cúi gập mình và đưa bàn tay lên trán chào ngài chánh án béo tròn phục phịch.

    Trên đường về, người con trai thưa với cha:

    - Hồi nãy con thấy ông chánh án cưỡi con lừa xám làng mình nộp cha ạ! Ông Hoja im lặng, nét mặt đăm chiêu.

    Khi đến đầu làng, ông lên tiếng:

    - Cha muốn xin con một việc... Về đến làng, con đừng đem chuyện ông chánh án đã sử dụng con lừa làng mình nộp làm của riêng..

    - Tại sao vậy cha?

    - Vì ông chánh án là người làm lớn, muốn làm bậy thế nào thì làm nhưng còn dân làng, những con người nhỏ, phải sống cho thật tốt. - Đoạn ông thở dài, tiếp: - Cha thà chết đi còn hơn phải thấy dân làng mất lòng tin vào những gì tốt nhất mà đáng lẽ con người phải có.
    Last edited by giavui; 03-08-2012 at 04:00 AM.

  5. #14
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết





    Nếu một ngày nào đó, bạn cảm thấy thật buồn và muốn khóc..
    Hãy gọi cho tôi!
    Tôi không hứa sẽ làm cho bạn cười, nhưng biết đâu tôi sẽ khóc cùng bạn!

    Nếu một ngày nào đó, bạn cảm thấy vô cùng đơn độc..
    Hãy gọi cho tôi!
    Tôi sẽ đến bên bạn, chỉ để im lặng không nói một lời, nhưng tôi muốn bạn biết rằng luôn có tôi bên cạnh.

    Nếu một ngày nào đó, bạn phân vân trước những quyết định của mình.
    Hãy gọi cho tôi!
    Tôi sẽ không quyết định thay bạn, nhưng có thể giúp bạn vững tâm hơn trước sự chọn lựa của mình.

    hoa va nang 81 Tình bạn

    Nếu một ngày nào đó, bạn gặp thất bại trong công việc.
    Hãy gọi cho tôi!
    Tôi sẽ không đem lại cho bạn một công việc mới, nhưng tôi sẽ giúp bạn tìm thấy một cánh cửa khác của sự thành công.

    Nếu một ngày nào đó, bạn vô cùng đau khổ vì phạm phải sai lầm.
    Hãy gọi cho tôi!
    Tôi không thể sửa chữa sai lầm đó, nhưng tôi có thể giúp bạn nhận ra rằng những sai lầm sẽ giúp bạn trưởng thành và tự tin hơn.

    Nếu một ngày nào đó, bạn lo sợ những điều tốt đẹp sẽ qua đi.
    Hãy gọi tôi!
    Tôi sẽ không níu giữ chúng lại, nhưng tôi giúp bạn hiểu rằng mọi việc đều có những điểm khởi đầu và kết thúc.

    Nếu một ngày nào đó, bạn trở nên bế tắc và tuyệt vọng.
    Hãy gọi cho tôi!
    Tôi không hứa sẽ làm bạn quên đi tất cả, nhưng tôi có thể giúp bạn tìm niềm tin trong cuộc sống.

    Nhưng một ngày nào đó, bạn gọi mà không thấy tôi trả lời. bạn hãy đến bên tôi, vì lúc đó tôi đang cần bạn!

    Sưu tầm

  6. #15
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    03 Rose

    Mời đọc 3 truyện ngắn để khỏi hối hận.

    Không một ai có được niềm vui thực sự, trừ khi người ấy được sống trong tình yêu thương.


    1/Điều nên làm ngay

    Trong một khoá học chuyên tu ngành tâm lý học, vị giáo sư ra đề bài về nhà: “Trong vòng một tuần, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó phải là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy.”


    Đề bài xem ra đơn giản. Thế nhưng, hầu hết cánh đàn ông trong lớp đều đã trên 30 tuổi và cảm thấy vô cùng khó khăn khi thể hiện đề bài này vì họ hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với một ai đó.
    Đầu giờ học tuần sau, vị giáo sư hỏi có ai muốn kể lại cho cả lớp nghe câu chuyện của mình hay không. Dường như ông chờ đợi một phụ nữ xung phong trả lời. Thế nhưng, một cánh tay nam giới đã giơ lên. Anh ta trông có vẻ xúc động lắm:


    “Cách đây 5 năm, giữa tôi và bố có một bất đồng sâu sắc, và từ đó đến nay vẫn chưa giải quyết được. Tôi tránh gặp mặt ông ngoại trừ những trường hợp chẳng đặng đừng khi phải họp mặt gia đình. Nhưng ngay cả những lúc ấy, chúng tôi cũng hầu như không nói với nhau một lời nào. Vì vậy, tôi đã tự thuyết phục bản thân đến để xin lỗi và nói với bố tôi rằng tôi yêu ông ấy.


    Quyết định ấy dường như đã làm giảm đi phần nào áp lực nặng nề trong lòng tôi. Đêm hôm đó, tôi hầu như chẳng chợp mắt được. Ngày hôm sau, tôi đến nhà bố mẹ và bấm chuông, lòng thầm mong bố sẽ mở cửa cho tôi. Tôi lo sợ rằng nếu mẹ mở cửa thì dự định của tôi sẽ không thành, tôi sẽ bày tỏ với mẹ thay vì với bố. Nhưng may quá, bố tôi đã ra mở cửa.


    Tôi bước vào và nói: “Con không làm mất thời gian của bố đâu, con đến chỉ để nói với bố rằng bố hãy tha lỗi cho con và con yêu bố”.


    Có một sự chuyển biến trên khuôn mặt bố tôi. Gương mặt ông dãn ra, những nếp nhăn dường như biến mất và ông bắt đầu khóc. Ông bước đến, ôm chầm lấy tôi và nói: “Bố cũng yêu con, con trai ạ. Nhưng bố chưa biết làm thế nào để có thể nói với con điều đó”.
    Đó là thời khắc quý báu nhất trong đời tôi. Hai ngày sau, bố tôi đột ngột bị một cơn đau tim và vẫn còn nằm trong bệnh viện cho đến bây giờ. Nếu như tôi trì hoãn bộc lộ với bố, có lẽ tôi không bao giờ còn có cơ hội nào nữa”.

    Dennis E. Mannering

  7. #16
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    2/ Bộ quần áo cũ.

    Sống chung với một ông bố chồng già yếu, bướng bỉnh là chuyện không dễ. Ông hay than phiền, hỏi những câu không đúng lúc và từ chối các món ăn cần thiết. Ông hãnh diện về thời trai trẻ, cứ kể đi kể lại các câu chuyện của thời vàng son. Hồi đó, là chỉ huy trong quân đội...ông luôn đặt lý trí lên trên tình cảm. Tôi biết ông là người tốt, nhưng có cảm giác ông sống vì khối óc chứ không vì con tim, thiếu sự thông cảm.

    Hôm nay đưa ông đi lễ ở nhà thờ, một lần nữa ông lại mặc bộ đồ vest cũ sờn rách mang từ Việt Nam sang. Tôi nhẹ nhàng:
    -Bố nên thay bộ đồ con mua hôm trước, bộ quần áo này cũ quá.
    -Nhưng bố thích mặc bộ này !
    Tôi bắt đầu cau có:
    -Nhưng mặc như vậy đi chỗ đông người rất kỳ, người ta sẽ nghĩ tụi con bỏ bê không chăm sóc bố.
    Ông già buồn rầu, lập lại:
    -Bố thích bộ quần áo này lắm.
    Tôi cũng cương quyết:
    -Bố nên thay ngay kẻo trễ, con không thấy có lý do gì để bố thích nó.
    Ông già trả lời rất gọn ghẽ, chân thành, lâu nay ít khi nào tôi thấy ông minh mẫn như vậy:

    -Chính mẹ đã tặng bố bộ quần áo này để mặc ngày kỷ niệm thành hôn. Khi chồng con ra trường, bố cũng mặc bộ quần áo này. Ngày đưa mẹ con ra nghĩa trang, bố cũng mặc bộ đồ này, bố thấy thật vui và xúc động khi mặc nó.

    Nước mắt ông già hoen trên mi, rơi xuống gò má nhăn nheo. Tôi hụt hẫng và hết sức bối rối. Bố chồng tôi sống tình cảm và có lý hơn tôi nghĩ.

    Trước khi quyết đoán người nào đó khô khan không có trái tim, tôi nên xét lại trái tim mình đã.
    Last edited by Santafe; 02-07-2011 at 12:24 AM.

  8. #17
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    3/Bệnh và Lười.

    Cũng như các bà vợ khác ở hải ngoại, vợ tui kỳ này làm biếng quá. Đi làm về là nằm trên giường xem phim bộ, chẳng chịu nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa gì ráo. Tôi có la, nó ấp úng trả lời:
    -Em thấy mệt quá, chẳng làm gì được cả. Nằm nhưng không ngủ được nên mới bật máy xem phim, chứ không cố ý xem phim.

    Con vợ tui chơi chữ ghê, xem mà không xem, nó biện hộ kiểu này ai nghe cho được.

    Tui định bụng hôm nay về mà bếp núc lạnh tanh, sẽ đập tan cái TV ra cho biết mặt. Về nhà, quả nhiên cơm canh không có, đứa con nhỏ hoảng hốt:
    -Ba ơi, anh Hai đưa má vào bệnh viện rồi, má bị xỉu phải cấp cứu.

    Tui vội vã vào nhà thương. Người ta đã chẩn bệnh xong. Vợ tui có lẽ bị ung thư xương. Hèn chi mấy tuần nay nó đau nhức, than thở mà tui nghĩ nó giả bộ nên không thèm nghe, cũng chẳng đưa đi bác sĩ.

    Bệnh ung thư phát mạnh quá, sau vài tuần, bác sĩ cho biết nó không còn ở với tui được bao lâu nữa.

    Ung thư ngực thì cắt vú, ung thư xương không biết cắt ở đâu! Phổi vợ tui cũng có vấn đề, vì bao năm qua phải hửi mùi thuốc lá tui hút.

    Tui không dám nói với nó tui đã nghĩ xấu và giận nó không chịu nấu cơm, dọn dẹp. Cô vợ đầu ấp tay gối bao nhiều năm mà nó đau đớn, bịnh nặng tui cũng không biết. Vậy mà nó vẫn cố gắng đi làm kiếm tiền, chỉ khi về mới nằm liệt ra thôi. Tui hối hận quá chừng, trốn vào nhà vệ sinh của bệnh viện khóc rấm rứt. Thằng Tây đen nhìn tui ái ngại, hỏi tui có OK không. Tui không biết than thở cùng ai, nên dù tiếng Anh dở ẹt, cũng sổ một tràng. Nó có vẻ thông cảm nhưng chỉ phán được một tiếng “sorry” rồi đi ra.

    Tui trở vào phòng thăm vợ. Mới mấy tuần mà nó ốm nhom xanh lè, tay chân dây rợ, kim chích chằng chịt. Nó thì thầm:
    -Ở đây buồn và ồn quá, em muốn về nhà. Em sẽ nấu món giả cày mà anh thích đó.
    Tui vỗ về:
    -Em ráng lo nghỉ ngơi, đừng bận tâm.

    Tui ráng nấu mấy món ngon đem vào nhà thương, nhưng nó không ăn được nữa.

    Tui lại khóc.

    Lạ ghê, trước giờ tui rất oai phong, la mắng vợ con mỗi ngày, uy quyền lắm mà bây giờ mít ướt quá sức …

  9. #18
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Nguồn Gốc Ngày Lễ Tạ Ơn "Thanksgiving"


    Tác Giả: Nguyễn Châu



    Lễ Tạ Ơn của người Mỹ bắt đầu từ năm 1621 do những người Anh di cư đến Tân Thế Giới vào những năm đầu của thế kỷ thứ 17. Những người Pilgrim[*] đã bỏ xứ Anh Quốc ra đi để được tự do tin theo tôn giáo của mình lựa chọn. Đoàn người quyết định di cư sang Mỹ đã phải trải qua bao nhiêu nguy hiểm trên đường vượt biển, khi đến Mỹ lại gặp phải một mùa đông vô cùng khắc nghiệt, lương thực khô cạn... đói, lạnh và bệnh đã làm chết một nửa số người tại Plymouth. Trong cơn nguy khốn, họ lại thấy dân da đỏ bản xứ kéo đến, lảng vảng bên ngoài chỗ tạm trú của họ... Di dân vừa bàn đến việc phòng thủ, tự vệ... thì bỗng có tiếng một người da đỏ vừa đi vào vừa nói: ”Welcome, Englishmen.” Người đi vào đó tên là Samoset, tù trường của bộ lạc Pemaquid, đã học tiếng Anh với các ngư dân Anh ở bờ biển. Sau đó Samoset trở lại với một người bạn tên là Squanto. Squanto là ngưòi sống sót sau một bệnh dịch của bộ lạc Patuxet, chủ nhân của vùng đất Plymouth. Squanto mừng rỡ và muốn được cùng ở với mọi người. Squanto đã giới thiệu để di dân gặp Massasoit, một tù trưởng thế lực nhất trong vùng. Nếu không có Squanto, chắc các di dân sẽ chết hết vì đói, lạnh... Dân da đỏ qua Squanto đã giúp di dân qua cơn hoạn nạn. Squanto đã chỉ cách cho họ trồng trọt trên thủy thổ mới, chỉ cách săn thú và đánh cá... nhờ đó họ có đủ thực phẩm. Mùa thu năm 1621, di dân Anh tổ chức lễ Tạ Ơn mừng được mùa. Họ mời Squanto, nhờ Squanto mời Massasoit cùng một số người da đỏ khác tham dự. Các bà nấu ăn chỉ dự trù chừng 60 phần ăn cho khoảng 50 di dân và 10 vị khách. Người Pilgrims chưa biết tục lệ địa phương là người da đỏ khi được mời đi ăn họ thưòng rủ theo bạn bè... cho nên số khách thay vì 10 thì con số lên tới 90... Thế là thiếu thức ăn. Massasoit liền bảo mấy chiến sĩ da đỏ đi săn nai. Thịt nai đã cung cấp đủ cho mọi người ăn uống vui chơi, thi đua vui vẻ trong nhiều ngày. Đây là lễ Tạ Ơn đầu tiên.

    [*] Pilgrim: có nghĩa là những người đi hành hương. “The Pilgrim Fathers” dùng để chỉ những người theo đạo Tin Lành Puritan ở Anh Quốc, họ đến Mỹ từ năm 1620 và thành lập khu kiều dân đầu tiên ở Plymouth, tiểu bang Massachusets.

    ƠN LÀ GÌ ?

    ƠN cũng thường gọi là ÂN (gốc Hán Việt). ƠN là những việc làm, những hành vi giúp ích, đem lại phúc lợi cho người khác (tha nhân) do lòng thương yêu, từ ái thúc đẩy, chứ không bắt nguồn từ một ý chí vụ lợi nào cả. ƠN là một biểu lộ cao quý của tình yêu, một tình cảm ban bố vô điều kiện...

    Chữ ÂN này Hán tự viết theo lối hội ý gồm chữ Nhân (có nghĩa là: do từ, bởi do...) phía dưới là chữ Tâm (có nghĩa là trái tim, là lòng yêu thương) như vậy ”ơn” là hành động phát xuất từ lòng[“do tâm”]. Hán tự còn một chữ ÂN có bộ Tâm nữa với ý nghĩa là sự lo lắng, là tình cảm đậm đà như trong từ ngữ ”ân cần”. Một chữ đồng âm ”ân” khác có nghĩa là thịnh vượng, đầy đủ, chẳng hạn: ”ân phú” là giầu có. Chữ ”ân” này không có bộ tâm, nghĩa là không thuộc về tình cảm.


    NHỮNG TIẾNG KÉP CÓ CHỮ “ÂN”

    Hình như Ơn hay Ân từ ngàn xưa và khắp đông tây đều đã rất phổ biến trong mọi sinh hoạt hàng ngày của loài người. Quốc gia nào dường như cũng có tiếng cảm ơn và có nhiều cách để bày tỏ lòng biết ơn. Có lẽ vì thế cho nên trong ngôn ngữ Trung Hoa và Việt Nam đã có khá nhiều từ ngữ để chỉ các hình khái khác nhau của hành vi gọi là ƠN hay ÂN.

    Theo thứ tự tự mẫu xin trình bày lần lượt như sau:

    1/ Ân ái: theo từ điển Thiều Chửu thì ”ân ái” là vợ chồng cùng yêu nhau và cho nhau tất cả. Có khi nói là ái ân có nghĩa là những hạnh phúc, vui sướng vợ chồng ban cho nhau. Từ điển Đào Duy Anh ghi là ”ái tình rất thân thiết” (affection mutuelle).
    2/ Ân ba: nguồn ân lâu bền như sóng (bienfaits inépuisables) ĐDA/sđd.
    3/ Ân cần: lo lắng chu đáo.
    4/ Ân điển: Sự ban thưởng của Vua nhân ngày khánh tiết (dịp vui mừng lớn).
    5/ Ân đức: Lòng hay làm ơn, ban ơn.
    6/ Ân hận: lòng thấy hối tiếc về hành vi sai phạm của mình kèm theo ý hướng muốn đền bù.
    7/ Ân huệ: Việc tốt, phúc lợi đem lại cho tha nhân vì lòng thương bao dung...Chữ ”Huệ” cũng có nghĩa là lòng thương cao quý đối với con người, ”Huệ” là cho ơn, thể hiện Ơn bằng hành vi cụ thể (faveur, favor).
    8/ Ân khoa: Khoa thi đặc biệt dành cho sĩ tử thời quân chủ nhân dịp vui mừng của Quốc gia.
    9/ Ân nghĩa: Mối tương quan giữa người ra ơn và người nhận ơn (sẽ bàn thêm trong phần Ân Nghĩa).
    10/ Ân nhân: người làm ơn (cũng gọi là ân gia).
    11/ Ân sủng: Ơn huệ từ vua ban xuống (faveur impériale).
    12/ Ân tình: những cho nhận, ban phát do tình yêu (favors of love).
    13/ Ân trạch: Ơn vua dành cho triều thần
    14/ Ân tứ: Ơn vua
    15/ Ân xá: tha thứ một cách quảng đại, vô điều kiện.

    NHỮNG THỨ ƠN TRONG CUỘC ĐỜI

    Đời sống tình cảm của con người ở-đời rất phong phú và phức tạp. Sự phức tạp của tình cảm thường phát xuất từ vấn đề tình nghĩa. Tình là lòng yêu thương và nghĩa là ý thức về điều hay lẽ phải, về những cái nên làm, đáng làm. Tình là những biểu lộ của trái tim, nghĩa là những hành vi từ khối óc, trí tuệ. Con người có đủ Tâm Trí thì tình nghĩa mới điều hòa và cuộc đời mới hạnh phúc an vui.

    Xưa nay, người đời sợ nhất là những kẻ vô tình và bất nghĩa, hoặc những người bội nghĩa vong ân. Vì nhân loại đã chịu biết bao nhiêu nỗi đau thương do hành vi vô ơn bạc nghĩa gây nên! Do đó vấn đề ”ƠN NGHĨA” rất cần được tìm hiểu sâu xa. Tuy xuất phát từ Tâm, nhưng mỗi hoàn cảnh biểu lộ đều có một số dị biệt, cho nên cần khảo sát xem có bao nhiêu thứ ƠN trong cuộc đời.

    1.- ƠN CHA MẸ

    Ca dao Việt Nam ghi nhận:
    “Ơn cha như núi Thái Sơn
    Nghĩa mẹ như nước trongnguồn chảy ra
    Một lòng thờ mẹ kính cha
    Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con."

    Ơn cha mẹ thường được nói đến một cách tổng quát như ”ba năm dưỡng dục, chín tháng cưu mang” hoặc ”Cha sinh mẹ đường đức cù lao”... Chúng ta có thể tạm liệt kê như sau:

    -- Ơn sinh sản: mẹ mang thai 9 tháng 10 ngày... chịu đủ thứ nhọc nhằn vất vả khi con nằm trong bụng. Khi con ra đời mẹ phải chịu nhiều đau đớn, khổ sở. Cha thì phải lo ngược xuôi để nuôi sống và sắm sửa vật dụng cho đứa con tương lai, lo chu toàn cấp dưỡng cho người mẹ, cầu mong cho ”mẹ tròn con vuông”.

    -- Ơn nuôi nấng: bú mớm, bồng ẵm, chăm sóc, nâng niu... mẹ cha phải thường trực lo lắng cho đứa bé.

    -- Ơn thuốc thang, canh thức, dỗ dành khi ốm đau.

    -- Ơn dạy bảo: từ sơ sinh đến lớn khôn cha mẹ đều luôn luôn lo uốn nắn, dạy bảo để trau dồi đức hạnh và trí tuệ để con nên người.

    2.- ƠN THẦY VÀ BẠN

    -- Ơn Thầy: con người sinh ra nếu không được giáo dục thì đời sống sẽ rất gần với bản năng thú vật, do đó con người phải học tập, phải được giáo huấn. (Sách xưa có câu ”Dưỡng nam bất giáo như dưỡng lư, dưỡng nữ bất giáo như dưỡng trư: nuôi con trai mà không dạy thì như nuôi lừa, nuôi con gái mà không dạy thì như nuôi heo!”). Trong quá trình giáo huấn để nên người, thầy là người nhiều công lao và hao tổn tâm trí nhất. Thầy khai sáng kiến văn và đạo lý.

    -- Ơn Bạn: trong quá trình thành nhân, bạn cũng là một thành phần rất cần thiết. Con người cần có bạn như ”chim có đàn cùng hót, tiếng hót mới hay, ngựa có bạn cùng đua, nước đua mới mạnh”. Bạn là người đồng trang lứa, cùng thanh khí tức là cùng một ước mơ, sở thích, chí hướng với mình... thường chung vui, chia buồn, khuyến khích, cổ vũ mình trong những lúc gặp trở lực, nghịch cảnh hoặc thất bại. Trong học vấn, bạn có khi giúp ta hữu hiệu hơn thầy: ”Học thầy không tầy học bạn”. Tình bạn càng thắm thiết chân thành bao nhiêu thì ơn bạn càng sâu xa bấy nhiêu.

    Ở đây cũng cần phân biệt rõ hai thành phần thường hay bị nhầm là một, đó là bạn và bè. Người ta thường gọi chung là bạn bè, nhưng thực sự thì BẠN và BÈ rất khác nhau.

    BÈ, nghĩa đen là nhiều khúc gỗ, nhiều cây tre, cây nứa hoặc cây chuối kết lại với nhau trong lúc khẩn cấp hoặc cần cấp để vuợt qua sông, để chạy nước lụt... Qua cơn khẩn cấp thì bè không cần thiết nữa, người ta rã bè ra, gỗ tre rời sẽ đem về làm những việc khác. Trong cuộc sống con người cũng vậy, lúc nguy nan khẩn cấp, vì vấn đề sống còn và tự vệ, nhiều người khác nhau về nhiều mặt, vẫn có thể kết bè với nhau để giải quyết hoặc đối phó với những việc xẩy ra trước mắt. Chẳng hạn, mọi người trong khu vực bị nước lũ đe dọa, kêu gọi nhau ra cùng đào đất đắp bờ ngăn nước; trên đường dài nhiều người tụ với nhau thành bè nhóm để cuộc đi đỡ lẻ loi, để vui, để đối phó với những bất trắc trên hành trình... Khi thủy nạn đã qua, cuộc đi đã đến nơi, đến chốn... nhóm người đã đồng hành này sẽ tan rã, ai lo phận nấy, ai về nhà nấy, không có trách nhiệm gì với cuộc sống của nhau cả. Đó là tính chất của ”Bè”: kết hợp với nhau vì một mục đích và tư lợi nhất thời và trước mắt.

    Trái lại, BẠN đúng nghĩa phải là những người đồng cảm, đồng tâm, cùng một chí hướng, kết hợp với nhau vì tình nghĩa, có trách nhiệm hỗ tương đối với cuộc sống của nhau, chia buồn, chung vui, vinh quang cùng hưởng, hoạn nạn cùng chia... Kinh nghiệm và sách sử đã cho ta thấy rất nhiều tình bạn cao quý, keo sơn, ân nghĩa tròn đầy, thủy chung như nhất.

    3.- ƠN TÌNH NHÂN (ƠN LÒNG)

    Sau ơn sinh thành, dưỡng dục, ơn thầy, ơn bạn là ơn người tình. Đây là một loại ân sâu nặng, nhưng người đời thường ít quan tâm để nhắc nhở. Thật vậy, bình thường, con người khi đến tuổi yêu đương, ai cũng khao khát có được một TÌNH NHÂN đích thực, nghĩa là một người bạn khác phái ”tâm đầu, ý hiệp”, tức là có chung một tần số rung cảm của tâm hồn trước cuộc đời và vũ trụ. Một đôi tình nhân đích thực phải là hai tâm hồn hòa hợp một cách tự nhiên, chứ không phải là cố gắng điều chỉnh cá tính của mình cho thích hợp với cá tính khác biệt của người kia, nhằm mục đích chiếm hữu cho được những gì mình thích nơi người mà mình cho là yêu.

    (Sự điều chỉnh để cho vừa lòng đối tượng đang chinh phục, qua thời gian sẽ bị lệch lạc trầm trọng hơn, vì tính tình cố hữu chỉ có thể che giấu chứ không thể nào thay đổi được. Một nhà tâm lý học Pháp đã nhận định rằng: ”La nature chassée, revient au galop” nghĩa là “Bản tính tự nhiên bị xua đuổi nó sẽ phi nước đại trở về”. Thật vậy, tính tình con người bị ý chí khống chế vì hoàn cảnh, khi có dịp bộc lộ nó sẽ rất vũ bão.)

    Tình nhân hoặc vợ chồng là những nguồn ân ngọt ngào và tha thiết nhất trong cuộc sống của một con người bình thường. Người tình đích thực là một người biết cho và biết nhận, sẵn sàng ban ơn và chịu ơn của đối tượng. Ân tình là sự thông cảm, bao dung, tha thứ, an ủi, vỗ về... khi gặp gian nan nghịch cảnh...

    “Xin chàng chớ có giận hờn,
    Đổ mồ hôi em chặm, ngọn gió lồng em che.”

    Ơn lòng là ơn của sự tương tri... hiểu biết nhau một cách chân thật.
    Kiều đã nói Thúc Kỳ Tâm:
    “Nàng rằng:” Muôn đội ơn lòng...”

    Và Thúc sinh đã khẩn khoản:

    Sinh rằng: ”Từ thuở tương tri
    Tấm riêng những nặng vì nước non...”

    Câu chuyện ”Phạm Công-Cúc Hoa” là một điển hình về ơn lòng: Phạm Công là một học trò nghèo, Cúc Hoa là con một quan Tri Phủ bề thế, cao sang. Trọng tài, mến đức và thương cảm hoàn cảnh người học trò mồ côi cha đang lo nuôi đưỡng mẹ già... Cúc Hoa đã đem lòng yêu thương tha thiết. Tình yêu mãnh liệt của Cúc Hoa đã buộc quan Tri Phủ phải gả nàng cho Phạm Công. Cúc Hoa đã giữ đúng đạo làm vợ, làm dâu... để chồng rảnh rang lo học hành. Truyện kể rằng đến ngày lên kinh đô ứng thí, Cúc Hoa đã dốc hết tiền của dành dụm đưa cho chồng làm lộ phí. Phạm Công đã rớm nước mắt chia đôi với vợ số tiền nhỏ ấy để cả hai cùng sống còn... Cái khăn quàng cho đỡ rét Cúc Hoa trao cho, Phạm Công cũng xin vợ được xé làm đôi mỗi người một nửa... Ôi! Ân tình này làm sao quên được! Cho nên, sau khi đỗ Trạng Nguyên, Vua ép gả công chúa hai lần, Phạm Công đều xin Vua tha mạng vì đã có người vợ nghèo và hai con nhỏ ở quê nhà. Tức giận, vua đã toan dùng đến cực hình để trị tội ”khi quân”, nhưng Phạm Công vẫn một mực từ chối...

    Phạm Công - Cúc Hoa là truyện hư cấu để nói lên những ân tình sâu nặng của tình yêu đích thực. Chuyện thực xẩy ra trong đời, chúng ta có bà Trần Tế Xương và nhất là bà Phan Bội Châu. Cụ Phan đã khóc và kể ơn người bạn đời một cách thảm thiết! Cụ Phan đã viết thư cho con, trước khi cụ bà mất như sau:

    “Này con! Chúng con ôi! Cha mày e chết ở rày mai, có lẽ mẹ mày không được một phen gặp nhau nữa! Nhưng nếu Trời thương ta, cho hai ta đồng chết, thì gặp nhau ở suối vàng cũng vui thú biết chừng nào!

    “Nhưng đau đớn quá! Mẹ mày e chết trước ta. Ta hiện giờ nếu không chép sơ những việc đời mẹ mày cho chúng con nghe, thời chúng con rồi đây không biết rõ mẹ mày là người thế nào, có lẽ bảo mẹ ta cũng như người thường thảy cả...

    “Bây giờ ta ư lúc sắp sửa chết, mà chưa chết, đem lịch sử mẹ mày, nói với mày:
    “Mày nên biết, nếu không có mẹ mày thời chí của cha mày đã hư hỏng những bao giờ kia!
    .....................

    “Bây giờ nhắc lại, trước khi ta xuất dương, khoảng hơn mười năm, nghèo đói mà lại bạn bè nhiều, khốn cùng mà chí vững, thiệt một phần nửa là nhờ ơn mẹ mày."

    Mối ân tình ấy làm sao cầm được giọt nước mắt biết ơn? Ôi! những người tình, người vợ, người chồng... tìm nhau, đến với nhau, chẳng phải vì tiền, vì của, hay vì những hào nhoáng bên ngoài... mà là vì những tình cảm cao cả và cao quý, vì những rung động tâm thức chung, riêng giữa trường đời thường đẫy đầy vị kỷ, nhỏ nhen!

    Ôi! những người tình, những cặp vợ chồng đã chỉ biết trải lòng ra để thương yêu và thông cảm nhau, không hề mảy may đặt vấn đề quyền lợi với nhau mà chỉ thấy có một trời thương yêu không bờ giới... Không những chỉ lo cho thân thể và linh hồn của nhau... mà còn lo lắng cho cả dòng họ của nhau... để rồi tự nguyện hy sinh hết thân tâm vì nhau... Người tình đích thực thường cảm thấy vui thú, hạnh phúc khi được hy sinh cho người mình yêu.

    Xin trích vài câu khóc vợ của cụ Phan Bội Châu để tạm kết phần ”ÂN TÌNH”:

    “Tình cờ gặp khách năm châu, hơn ba mươi năm, chồng có như không, cố đứng vững mới ghê, ngậm đắng, nuốt cay tròn đạo mẹ.
    “Khen khéo giữ nền tứ đức, ngoài bấy chục tuổi, sống đau hơn chết, thôi về mau cho khỏe, đền công trả nợ nặng vai con.
    “ Ba mươi năm cầm sắt khéo xa nhau, mưa sầu gió thảm chỉ bóng làm chồng, ngồi ngó trẻ con rơi lệ nóng.
    “ Dưới chín suối thân bằng như hỏi đến, lấp biển dời non, nào ai giúp bác, chỉ còn mình lão múa tay không”.

    4.- ƠN TRI NGỘ

    Đây cũng là một nguồn ân đem lại nhiều hạnh phúc và lạc thú trong cuộc đời, nhất là đối với những ai từng gặp đổ vỡ vì nhầm lẫn hoặc bị nhiều ngộ nhận. Có một người bạn tâm giao là điều mà hầu hết mọi người đều ao ước. Bạn tâm giao không phải là để nhờ vả gì nhau trong cuộc sống vật chất. Đây là sự gặp gỡ kỳ diệu giữa phần tâm linh của hai người tuy sống riêng biệt mỗi người một phương, một cảnh... khác nhau, cách xa... nhưng cứ nghĩ đến nhau thì lại thấy vui, thấy được ấm lòng và không thấy mình cô đơn, trống vắng. Trông thấy nhau thì vui, vắng nhau thì nhớ, cùng vui, cùng buồn...

    Trong các ngành nghệ thuật như cầm, kỳ, thi, họa... có một tri kỷ là điều thật cần thiết. Vì nếu không gặp được tri kỷ thì lấy ai mà ”tỏ nỗi hàn ôn”, lấy ai ”gởi gắm niềm tâm sự”, tìm đâu ra người hiểu được mình qua một khúc đàn, một nước cờ, một lời thơ, một nét họa... Không có ơn tri ngộ, ta sẽ rơi vào tâm trạng cô đơn, khắc khoải của Tố Như:

    “Cổ kim hận sự thiên nan vấn
    Phong vận kỳ oan ngã tự cư
    Bất tri tam bách dư niên hậu
    Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ?”
    (Xưa nay những buồn hận trời khó hỏi
    Thời thế vần xoay ta vẫn trong nỗi oan này
    Không biết ba trăm năm sau
    Trên đời có ai sẽ khóc Tố Như chăng?)

    Gặp được một người bạn hiểu được tâm sự của mình, ai mà không cảm thấy sung sướng, thấm thía tình người và biết ơn tri ngộ?

    Ơn tri ngộ sẽ làm cho cửa lòng ta mở rộng đến những tình yêu bao la và cho ta gặp được chính lòng ta... giúp ta trở thành con người đầy đủ nhân tính hơn... “yêu em anh bỗng từ bi bất ngờ!”

    Cuộc tri ngộ của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê trong văn học sử Việt Nam là một tình bạn tâm giao thắm thiết đến nỗi khi Dương Khuê tạ thế, Nguyễn Khuyến đã cảm thấy mất đi hầu hết hứng thú của cuộc đời:

    “Rượu ngon không có bạn hiền
    Không mua, không phải không tiền, không mua!
    Câu thơ nghĩ đắn đo không vIết,
    Viết đưa ai, ai biết mà đưa?
    Giường kia treo những hững hờ
    Đàn kia có gẩy, ngẩn ngơ tiếng đàn...”
    (Nguyễn Khuyến khóc Dương Khuê)
    Ơn tri ngộ cũng có tác dụng xóa hết biên thùy của giai cấp...

    5.- ƠN XÃ HỘI - QUỐC GIA

    Đây là những ơn thiên về lý trí. Không ai có thể sống mà không cần đến xã hội vì sống đích thực là sống-cùng và sống-với người khác. Do đó, mọi người trong xã hội đều phải biết ơn lẫn nhau. Cơm ăn, áo mặc, nhà ở, xe cộ, thuốc thang, giải trí... vân vân đều là những công ơn trong cuộc đời. Trong cảm thức này, người đời đã luôn luôn cảm ơn nhau trong các sinh hoạt hỗ tương hàng ngày.

    ƠN QUỐC GIA tức là ơn những người khai quốc và trị quốc, lo mở mang bờ cõi, giữ gìn an ninh, thăng tiến cuộc sống vì phúc lợi của muôn người. Ngày xưa trong thời quân chủ, ơn này được gọi là ”ơn vua lộc nước” hoặc là ”ơn mưa móc” vì Vua thường được đồng hóa với quốc gia, Vua là con trời cho nên có mưa, có sương (móc)... thấm nhuần thần dân.

    6.- ƠN TRỜI, ƠN THIÊN NHIÊN, SÚC VẬT


    Hầu hết người Việt Nam thuần túy đều tỏ ra biết ơn tất cả những gì đem lại an sinh cho loài người.

    Ca dao ghi nhận:
    “Ơn Trời mưa nắng phải thì
    Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu...”

    Và đối với Trâu, người nông dân đã xem như một thành viên trong sản xuất, một ”người" bạn:

    “Trâu ơi! ta bảo trâu này
    Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
    Cái cày với nghiệp nông gia,
    Ta đây, trâu đấy ai mà quản công
    Bao giờ cây lúa còn bông,
    Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.”

    Súc là những con vật được thuần hóa và nuôi trong nhà. Súc vật hỗ trợ rất đắc lực cho sự sống con người từ sức lao động đến thực phẩm, thuốc men...
    Trong nhiều xã hội, nhất là xã hội Âu, Mỹ... súc vật có một vị trí khá đặc biệt trong gia đình. Chó, mèo, lợn... thường trở thành ”bạn” gần gũi của con người, được nâng niu và thương quý rất mực...

    Trong tinh thần biết ơn thiên nhiên vũ trụ này, người Việt xưa đã tôn thờ và tạ ơn cả Ngũ Hành. Mỗi làng theo truyền thống đều có miếu Ngũ Hành thờ năm Bà: KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ... (Cây cối mùa màng tốt tươi thì tạ ơn Bà Thủy, Bà Mộc... Thợ rèn thì cúng tạ ơn Bà Hỏa, Bà Kim... còn Bà Thổ thì nhà nào cũng phải cúng vì tất cả đều nhờ ơn đất mới có chỗ nương tựa...

    7.- ƠN THIÊNG LIÊNG:

    Về mặt tôn giáo có các ân sau đây:

    -- Ân Tam Bảo:

    Giáo lý Phật có nói đến bốn ân lớn. ”Thượng báo tứ trọng ân, hạ tế tam đồ khổ”. Tứ trọng ân gồm: Ơn Cha mẹ, Ơn thầy bạn, Ơn quốc gia, xã hội và ân Tam Bảo. Ân Tam Bảo là ơn Phật, Pháp và Tăng.
    a/ Ân Phật Bảo: ơn người đã trường từ bảo vị vương cung, thê tử quyến thuộc để xuất gia tìm đạo giải thoát cho chúng sanh, chịu sáu năm khổ hạnh tu trì, tham thiền 49 ngày dưới gốc cây Tát-Ba-La để chứng ngộ và ơn thuyết pháp giáo hóa trong 49 năm.
    b/ Ân Pháp Bảo: nhờ Pháp (giáo lý) ta mới biết lối tu hành, khử ác, hành thiện... để thoát ly khổ đau, sanh tử... được thanh tịnh an vui.
    c/ Ân Tăng Bảo: ơn các bậc xuất gia tu hành đã phiên dịch, diễn giảng kinh điển giữ Pháp luân thường chuyển...

    -- Ơn Chúa:

    Thiên Chúa Giáo có ”Kinh Lạy Ơn” nội dung có những ơn như sau: ”Chúng tôi lạy ơn đức Chúa trời thiêng liêng sáng lán vô cùng, đã cho tôi đặng làm người, cùng chịu nhiều ơn nhiều phép Hội Thánh nữa, và lại cho phần xác tôi ngày hôm nay đặng mọi sự lành, lại cho ngôi hai xuống thế làm người chịu chết trên cây thánh giá vì tôi...”

    Tóm lại, con người sinh ra và sống ở đời là đã chịu rất nhiều những ơn huệ của nhau. Đối với người có tấm lòng thanh cao rộng mở thì sự ghi ơn rộng khắp muôn nơi. Trái lại đối với người ích kỷ, lòng dạ lúc nào cũng mưu cầu lợi lộc cho bản ngã của riêng mình, thì không có gì gọi là ân nghĩa cả, mọi tương giao chẳng qua chỉ là trao đổi, lợi dụng nhau... khi không còn giá trị để lợi dụng, hoặc nhận thấy không thể lợi dụng được nữa thì xoay lưng, sấp mặt, thậm chí tìm cách triệt hạ người đã giúp mình từ những ngày hàn vi, ”vạn sự khởi đầu nan” để chứng tỏ là tôi chẳng hề mang ơn ai, chẳng ai có thể làm ơn cho tôi!

    Nhân Ngày Lễ Tạ Ơn của Hoa Kỳ, chúng tôi xin tìm hiểu sơ lược các thứ ơn trong cuộc đời và xin nhắc lại một vài điều ân nghĩa trong truyền thống dân tộc Việt qua hành vi làm ơn và đền ơn.

    Hầu như đa số người đời khi thi ân đều do sự thúc đẩy của tình cảm, của lòng nhân ái, của cái mà Mạnh Tử gọi là ”Trắc ẩn chi tâm,” (lòng thương xót người gặp hoạn nạn), một hành động giúp đỡ đồng loại bộc phát, không bao hàm mong cầu sự báo đáp nào cả. Người làm ơn nhằm mục đích buộc người ta biết ơn mình thì thực chất đây không phải là “làm ơn” mà chỉ là một loại nợ, một cách tạm ứng mà thôi. Người làm ơn đích thực không cần báo đáp. Làm ơn không cầu báo, “thi ân rồi quên đi” không bao giờ nhắc lại, không kể cho người thứ ba nghe biết, thì chắc chắn sẽ không có oán hận trong đời. Trong kinh Luận Bảo Vương Tam Muội, trích dẫn bởi Mười Điều Tâm Niệm, điều thứ 8 ghi rằng: “Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân có mưu đồ.” Đức Phật đã dạy bằng một hình tượng rất cụ thể: ”COI THI ÂN NHƯ ĐÔI DÉP BỎ” nghĩa là xem việc giúp đỡ kẻ khác là một cách “Thi ân mạc niệm.” Đừng bao giờ nhớ là mình đã có làm ơn cho ai. Kinh Phật còn có nói: ”Người bố thí hàm ân người được bố thí.” Thế thì vấn đề ân nghĩa và báo đền không còn gì quan trọng nữa. Thế nhưng, về mặt đạo lý làm ơn là một hành vi thuộc tình cảm, dù người làm ơn không nghĩ đến chuyện được biết ơn, đền ơn, người nhận ơn vẫn thường không quên ơn. Đó là nguyên ủy của ngày Thanksgiving tại Bắc Mỹ.

    Thật vậy, người da đỏ bản xứ khi giúp đỡ cho di dân Anh đang đói lạnh, bệnh và chết trong mùa đông khắc nghiệt vào năm 1620, họ không có một ý tưởng lợi lộc nào, hành vi này khởi từ lòng nhân mà thôi. Lễ Tạ Ơn đầu tiên mà di dân Anh cử hành ở Plymouth vào mùa thu năm 1621, đã kéo dài nhiều ngày chung vui giữa di dân và người da đỏ bản xứ. Thanksgiving là ngày vừa tạ ơn trời vừa tạ ơn người.

    NHỚ ƠN LÀ MỘT HÀNH VI CAO ĐẸP

    Nhớ ơn là một hành vi cao đẹp. Người Việt Nam cũng thường nhắc nhở lòng biết ơn:

    - ”Ơn ai một chút chớ quên”

    - ”Một miếng khi đói bằng một gói khi no
    Của tuy tơ tóc nghĩa so nghìn vàng.”

    Nhiều khi, người Việt biết ơn một cách bao quát như:

    “Uống nước, nhớ nguồn,” ”ăn quả nhớ kẻ trồng cây,” ”ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”...

    Tâm tư tình cảm này của người Việt cũng tương tự với tinh thần của Lễ Tạ Ơn Hoa Kỳ.

    Đối với văn hóa Việt, lòng biết ơn được xem như là một tiêu chuẩn đạo lý.

    “Ơn ai một chút chớ quên” chính là ”Thọ ân mạc vong” đây là lời khuyên xuất phát từ quan niệm ”không ai có thể tự hào là không cần đến người khác” khi còn sống ở đời. Sully Prud'homme, một nhà văn Pháp cũng đã chia sẻ tư tưởng này trong một bài thơ với câu kết ”Nul ne peut se vanter de se passer des hommes.” Nói cách khác, sống ở đời mọi người đều chịu ơn nhau.

    Theo J.M. Massieu thì ”Biết ơn là trí nhớ của con tim.” Người Việt truyền thống rất tôn trọng tình cảm biết ơn. Ca dao tục ngữ có rất nhiều câu nhắc nhở:


    “Một ngày nên nghĩa, chuyến đò nên quen” hoặc
    “Một chữ nên thầy” và xa hơn nữa ”nhất dạ bá ân.”
    (Chỉ một đêm có đến trăm ân huệ).

    Có lẽ, tâm trạng muốn quên ơn bắt nguồn từ chỗ người ”thi ân có ý mưu đồ.” Ngoài ra, có một loại ơn mà ít người muốn quên, lại luôn luôn nhắc nhở, có khi tự hứa là sống để dạ, chết mang theo nữa: đó là ơn lòng, ơn tri ngộ. Ơn người hiểu được tâm sự và chí hướng của mình, đó là Ơn người đã cứu mình thoát khỏi cảnh cô đơn của tâm thức.

  10. #19
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết







    Một nhóm sinh viên cũ gặp lại và hẹn nhau cùng trở về trường đại học cũ để thăm một vị giáo sư ngày xưa. Họ là những người rất thành công và đang có những chức vụ, địa vị cao trong xã hội.

    Trong khi ngồi hàn huyên tâm sự với nhau, mọi người bắt đầu than phiền về những sự căng thẳng trong việc làm cũng như trong đời sống của mình.

    Vị giáo sư mời những học trò cũ của mình uống cà phê. Ông đi vào nhà trong và mang ra một bình cà phê lớn, cùng với những ly tách đủ loại: bằng sứ, bằng plastic, bằng thủy tinh, có những tách nhìn rất tầm thường và có những tách nhìn rất đắt tiền và sang trọng. Vị giáo sư mời những học trò cũ của mình tự rót lấy cà phê uống.

    Khi mỗi người đã có một ly cà phê trong tay, vị giáo sư nói:

    - Nếu các anh chị để ý, những tách cà phê đẹp và đắt tiền được chọn lấy trước hết, chỉ còn lại những ly tách rẽ tiền và tầm thường. Đối với các anh chị việc ấy cũng thường thôi! Chúng ta ai mà lại chẳng muốn chọn cho mình những gì hay và đẹp nhất, nhưng đó cũng là nguyên nhân của sự căng thẳng và những khó khăn của các anh chị trong cuộc sống.

    - Những gì anh chị muốn, thực sự là cà phê, chứ đâu phải là chiếc tách, nhưng các anh chị lại có ý đi lựa cho mình những chiếc tách đẹp nhất và thỉnh thoảng cũng nhìn sang người bên cạnh, xem họ có những chiếc tách nào.

    - Cũng vậy, nếu cuộc sống là cà phê, thì những công việc, tiền bạc, địa vị trong xã hội là những chiếc tách. Chúng chỉ là những phương tiện để chứa đựng sự sống của mình, chứ phẩm chất của sự sống không hề khác biệt.

    - Và nhiều khi chúng ta vì quá chú ý và tập trung vào những chiếc tách, mà lại quên thưởng thức hương vị cà phê thơm ngon trong ấy.

    - Vì vậy cho nên các anh chị nhớ, đừng để những chiếc ly tách sai khiến mình. Hãy thưởng thức hương vị cà phê thơm ngon của cuộc sống. Hạnh phúc không có nghĩa là mọi vấn đề chung quanh chúng ta phải được hoàn toàn. Hạnh phúc có nghĩa là chúng ta biết nhìn xa hơn, vượt ra ngoài những sự bất toàn ấy !

  11. #20
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    9,173
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 8 Lần
    Trong 8 Bài Viết



    Đá Sỏi hay Đá Cuội rất quen thuộc với con người. Chúng nằm im bất động, vô tri, vô giác, tụ hội xôn xao bên bờ suối, hoặc lẻ loi trống vắng cạnh bờ sông, hoặc ngổn ngang phơi mình trên biển cát mênh mông. Sỏi là những viên đá dễ vỡ có kích thước từ những viên nhỏ cho đến những tảng lớn. Sỏi được phân loại thành "sỏi hạt" (kích thước từ 2 đến 4 mm) và "sỏi cuội" (kích thước từ 4 đến 64mm). Cuội là một loại đá mảnh vụn được mài tròn do gió, nước chảy, sóng biển, kích thước từ 10 – 25 mm (cuội nhỏ) đến 50 – 100 mm (cuội lớn) . Mỗi loại đá sỏi hay cuội đều có hình thù đa dạng và nhiều màu sắc đặc trưng. Sỏi đá tuy thô kệch nhưng nổi bật trong khoảng lặng của không gian vô tận.


    Ngày nay người chơi đá càng ngày càng nhiều và nghệ nhân cũng biết cách tạo hồn cho sỏi đá, khiến đá cũng biết khóc cười giữa hư vô hay chênh vênh đỉnh đạc trong cõi hoang vu, tỉnh giấc rong chơi giữa trời... Nghệ nhân còn biết hòa hợp những rung động của cảm xúc con người với những nét đẹp thầm lặng của những hòn sỏi đá trong thiên nhiên.
    Người thưởng thức phải buông bỏ mọi ý niệm và vọng tưởng để hòa nhập vào sỏi đá, để những nét đẹp vô tri bay bổng vào chốn không có không gian và thời gian và không đóng khung trong cái thời không của kiếp người.
    Rất nhiều vật liệu đơn giản sau khi được biến đổi một chút đều trở nên mới lạ và bắt mắt. Sỏi đá là nguồn nguyên liệu có sẵn không mất chi phí, nên nhiều nghệ nhân đã quyết định dùng sỏi đá làm chất liệu chính trong việc sáng tạo nghệ thuật. Có nhiều loại hình nghệ thuật tạo bằng sỏi đá và các tác phẩm hoàn chỉnh đều mang nhiều dấu ấn của lòng kiên nhẫn với cái tâm thiền định của nghệ nhân

    * Xếp đá

    Dù thân sỏi đá vô tri, nhưng cũng cần có nhau. Tại sao sỏi đá lại cần đến nhau? Trong thiên nhiên có nhiều tảng đá lớn nhỏ quấn quít lấy nhau một cách lạ lùng. Bên dưới những tảng đá lớn là những hòn đá cuội hoặc những viên sỏi nhỏ như hình ảnh gà mẹ ấp ủ gà con. Thông thường, những viên sỏi nhỏ cần ẩn mình dưới những tảng đá lớn để tồn tại, nếu không chúng sẽ bị sóng gió cuốn đi. Nhưng thật tế, những tảng đá dù lớn đến đâu, cũng phải cần đến những viên sỏi nhỏ chèn dưới chân để có chân đứng vững chắc. Ôi, sỏi đá là những vật vô tri vô giác cũng phải có tâm hồn và cần có nhau. Bởi thế nhiều nghệ nhân đã gom nhặt những viên sỏi, viên cuội thô sơ, xấu xí, nằm rời rạc, bơ vơ và xếp chúng quây quần bên cạnh nhau tạo thành những tác phẩm nghệ thuật thật sống động và nhiều ý nghĩa...

    - Những dấu chân bằng sỏi đá (Stone Footprints) của nghệ nhân Ian Blake (Scotland) được xếp đặt từ những viên đá cuội tạo nên những bàn chân bé nhỏ xinh xinh với nhiều tư thế khác nhau: bàn chân lúc đứng, lúc bước đi..., bàn chân của đôi tình nhân hay của em bé đang chơi...



    - Trang ảnh Omnia trưng bày những bức ảnh xếp đá từ những hòn đá cuội mộc mạc, đơn sơ thành nhiều hình đa dạng với màu sắc hài hòa mang một vẻ đẹp đơn giản nhưng ẩn tàng nhiều hương vị thiền.

    * Tranh ghép đá

    Từ những báu vật của thiên nhiên ban tặng, qua bàn tay khéo léo tài hoa của các nghệ nhân, đá cuội đã được cấy ghép thành những bức tranh với vẻ đẹp lung linh, rực rỡ sắc màu. Tất cả tạo nên một thế giới hữu tình mênh mông bát ngát. Những bức tranh từ sỏi đá của Sharon Nowlan (Canada) với nhiều chủ đề khác nhau, diễn tả cuộc sống bình dị thường ngày: một gia đình ngồi ngắm biển trên mỏm đá, đôi chim trên cành cây, bơi thuyền...


    * Điêu khắc đá
    Những viên đá tưởng như vô hồn nhưng dưới góc nhìn của một tâm hồn nhạy cảm, nghệ sĩ người Nhật Hirotoshi Itoh thường được gọi là "người mang nụ cười cho đá" , sỏi đá trở thành một thế giới kỳ bí và huyền diệu. Những hòn đá khô cứng qua tay Hirotoshi trở nên mềm mại, không chỉ biết "cười" mà chúng còn biến thành những chiếc túi nhỏ chứa tiền xu hay ổ bánh mì đang được cắt ra, trông rất ngộ nghĩnh và dễ thương.


    * Sơn vẽ trên đá
    Họa trên giấy, trên lụa, thậm chí trên cơ thể con người có lẽ không còn quá mới mẻ. Nhưng, họa trên sỏi đá - một chất liệu tưởng như không có mối liên hệ nào với loại hình nghệ thuật này, lại là một nghệ thuật độc đáo hiện nay. Trái với hình ảnh và suy nghĩ của nhiều người về những hòn đá cuội cứng nhắc, vô hồn, người xưa cũng biết nghệ thuật vẽ trên đá, các viên đá cuội thô ráp trong tự nhiên được hóa thân thành những tác phẩm mỹ thuật như hoa cỏ, vật nuôi, chim, thú… Song bộ sưu tập của Ernestina Gallina - một họa sỹ vẽ tranh trên đá nổi tiếng ở vùng Cenestino, nước Ý đã biến những hòn sỏi thô đó thành sinh động, tràn đầy sức sống và nâng nghệ thuật lên một tầm cao mới gây ngạc nhiên cho người thưởng ngoạn.


    * Khắc chữ trên đá
    Những viên đá cuội bé tí nằm gọn trong lòng bàn tay với các chữ tâm, tín, nhẫn, trí, dũng, vô thường… được mọi người chia sẻ như một thông điệp thân thương, trìu mến . Sự cứng cỏi của đá kết hợp với nét mềm mại của chữ làm nên một nét đẹp vừa uyển chuyển vừa vững bền, vô cùng ý nhị. Nét chữ lớn, nhỏ đều được khắc đục điêu luyện, với một sự nhẫn nại phi thường của nghệ nhân.


    * Đá và bonsai

    Nếu trên sỏi đá có thêm một cây bonsai sẽ là một tác phẩm mang nhiều sức sống và thiền vị . Những viên đá cuội kết hợp vô tình làm tăng vẻ đẹp tiềm ẩn giữa cây và đá. Đá, sỏi là những vật liệu luôn đem lại cảm giác vững bền, ổn định. Chốn cư trú đầu tiên của loài người là các hang động. Để tạo mối giao hòa chặt chẽ giữa Người và Thiên nhiên: sự có mặt của cây và đá là hết sức cần thiết. Bên trong viên sỏi cứng ngắt sẽ thấy tồn tại một linh hồn mềm mại, xanh mát của một cây bonsai. Bản thân hòn đá, tự thân nó chỉ là vật vô tri, vô giác nhưng khi đá mang trên mình những cây bonsai mềm mại phối hợp với những cảnh trí khác nhau, tạo nên những không gian thẩm mỹ khác nhau sẽ thấy sỏi đá cũng trở nên hữu tình, hữu ý.

    Sự sắp xếp, khắc chạm hoặc tô vẽ sỏi đá thành những hình ảnh gợi nên cảm giác sống động, thoạt trông có vẻ đơn giản, bình thường nhưng giá trị thực của nó đòi hỏi người thưởng ngoạn, phải ngồi thiền hoặc trầm tư, mặc định mới từ từ thấu hiểu được ý nghĩa sâu xa hàm chứa bên trong những những hình dáng đơn giản đó. Cái đơn giản của thiền nằm ở chính trong bản chất nội tại , đề cao sự tinh khiết và nét đẹp tự nhiên không trau chuốt, gọt dũa của sỏi đá với hình dạng nguyên sơ.
    Đời sống của đá - một đời sống giản dị, khiêm nhường, lặng lẽ nhưng cứng rắn, dám đối mặt với thử thách, va chạm để khoác lên mình một vẻ đẹp mang dấu ấn của thời gian, của trải nghiệm.
    Những ai xem các tác phẩm nghệ thuật sỏi đá trong các không gian triễn lãm sẽ thấy như lạc vào chốn hoang vu của các thiền sư ngày xưa ngồi thiền trong động đá u trầm . Nghệ nhân đã thổi hồn vào đá để tác phẩm mang nhiều ý nghĩa siêu nhiên ẩn tàng giáo lý vô ngôn của thiền học có giá trị vượt không gian và thời gian, đưa hồn con người vào hồn sỏi đá.

    ST
    Last edited by giahamdzui; 02-16-2014 at 04:47 PM.
    Hãy luôn đặt mình vào vị trí người khác . Nếu điều đó tổn thương bạn thì nó cũng sẽ làm buồn người khác



Trang 2 / 7 ĐầuĐầu 1234 ... Cuối Cuối

Chủ Đề Tương Tự

  1. Học thuyết về “Đạo” trong triết học Lão Tử
    By khieman in forum Triết Học Cổ Kim Đông Tây
    Trả Lời: 2
    Bài Viết Cuối: 05-07-2014, 10:53 PM
  2. Thảm sát tại nhà thờ Tây Ban Nha
    By duyanh in forum Tin Tức Quốc Tế
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 09-30-2011, 12:29 PM
  3. Các món ăn bổ dưỡng nhất hiện nay ở việt nam
    By giavui in forum Truyện Cười Dí Dỏm
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 09-29-2011, 02:15 AM
  4. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 09-23-2011, 06:01 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •