Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Kẻ nào càng sung sướng, kẻ đó càng ít để ý đến hạnh phúc của họ.
Alberto Moravia
Trang 3 / 7 ĐầuĐầu 12345 ... Cuối Cuối
Results 21 to 30 of 62

Chủ Đề: Cất nhà ...dưỡng lão !

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Nhà của Già ... bị trộm hết rùi ... hu...hu....

  2. #21
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết



    Những câu nói từ một trái tim nhân ái và từ khối óc minh triết của những bậc đại giác:

    “ Sức mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc. Sức mạnh của đàn bà là phẩn nộ. Sức mạnh của người ăn trộm là vũ khí. Sức mạnh của vua chúa là quyền uy. Sức mạnh của kẻ ngu là áp đảo. Sức mạnh của bậc hiền trí là cảm hóa. Sức mạnh của người đa văn là thẩm sát. Sức mạnh của sa môn là nhẫn nhục.”

    “Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ”

    “Ra đời hai tay trắng. Lìa đời trắng hai tay. Sao mãi nhặt cho đầy. Túi đời như mây bay.”

    “Thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình”.

    “Sự khác biệt giữa con người là do mức tiến hóa khác nhau qua các kiếp sống. Có khi nào ta thù ghét một kẻ kém ta đâu? Suy luận rằng. “ vạn vật đồng nhất”, ta sẵn sàng tha thứ cho kẻ khác, vì họ không hiểu biết, không ý thức hành động của mình, vả lại họ và ta nào có khác nhau đâu. Khi ta hiểu rằng:”nhất bổn tám vạn thù”, ta nhìn vạn vật như chính mình, từ loài người qua loài thú, thảo mộc, kim thạch, và ý thức rằng mọi vật đều có sự sống, đều có Thượng đế ngự ở trong, ta sẽ cởi bỏ thành kiến, mở rộng lòng thương đến muôn loài”.

    “Là con Phật, nếu không nói được những gì Phật nói, hãy im lặng như chánh pháp, đừng nói những lời ác, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, làm tổn hại kẻ khác, nếu không làm được những gì Phật làm, hãy im lặng và lắng nghe, quán sát, học hỏi những thiện tri thức, đừng vọng động làm những điều thương tổn đến tha nhân”.

    “Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Anh càng nguyền rủa họ, tâm anh càng bị nhiễm ô, anh hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của anh”.

    “Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác”.

    “ Khi trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì anh chỉ có mỗi thứ ấy, nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.”




  3. #22
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    03 Rose





    Giờ trả bài tập làm văn luôn là giờ sôi động nhất vì thầy giáo thường đọc cho cả lớp nghe hai bài, bài được điểm cao nhất và bài có điểm thấp nhất.

    Tất nhiên, bài cao điểm được những tràng pháo tay và bài điểm thấp là những trận cười, chưa kể sau đó còn hình thành nên nhiều giai thoại từ những câu mà thầy nhận xét là "què, cụt, thiếu sức thuyết phục...".

    Và giai thoại này đôi khi còn lan truyền ra cả các lớp khác mà tác giả của nó chỉ còn cách là lấy cả hai tay mà che mặt lại. Cả lớp đứa nào cũng hồi hộp khi xấp bài trên tay thầy đã vơi nhiều rồi mà bài của mình còn chưa thấy đâu.

    Hôm nay, như thường lệ, thầy mở cặp lấy xấp bài ra là cả lớp nhấp nhỏm. Với đề ra là "Hãy kể lại một kỹ niệm sâu sắc của em", thầy đã nói rằng lớp có bốn mươi học sinh thì chắc chắn sẽ có bốn mươi kỷ niệm khác nhau, không như khi chứng minh trích đoạn nào đó bị thầy chê là đơn điệu, chúng tôi thường chống chế " Thầy ơi, học cùng nhau thì làm sao mà dẫn chứng không trùng lập nhau được."

    Khác thường, là thầy đưa xấp bài cho trưởng lớp chỉ giữ lại một bài. Chỉ một! Đứa nào cũng nhón người nghểnh cổ cho cao lên một chút để cố nhìn cho ra tên của ai và được mấy điểm nhưng không được. Bài hay nhất? Dở nhất?

    Giỏi văn nhất lớp là Kim Chi. Nhưng rồi dự đoán của chúng tôi tiêu tan khi Kim Chi với tay nhận bài của mình từ tay trưởng lớp. Vậy là thầy giữ lại bài dở nhất rồi! Cả lớp chuyển ánh mắt nhìn về phía Cường với tiếng cười khúc khích. Cường thường có những câu văn kiểu như " Đi một ngày đàng học một sàng khôn, vậy nên chúng ta phải đi nhiều ngày hơn nữa"...Nhưng rồi Cường cũng nhận được bài của mình.

    Vậy thì của ai? Hay? Dở? Làm sao biết trước được bài sẽ đọc lên hôm nay là của ai! Trời, môn văn...Có khi bài trước mới được 6 điểm với lời phê " Lối hành văn trong sáng, nên đọc nhiều để dẫn chứng phong phú hơn" thì bài sau nhận được ngay điểm 4 với lời phê " Quá lan man dông dài!" Điểm bảy môn văn của thầy là một ước mơ xa! Ngay cả Kim Chi cũng nói vậy.

    Chúng tôi nhìn theo tay của trưởng lớp cho đến khi bài cuối cùng được phát ra. Chỉ mình Dũng là chưa có. Không hẹn mà cả lớp đều ngạc nhiên nhìn về phía Dũng, tác giả bài văn trên tay thầy. Tránh cái nhìn của cả lớp, Dũng ngoảnh ra cửa sổ. Không thấy mặt Dũng nhưng có thể thấy rõ hai vành tai và cổ của Dũng đỏ ửng.

    Dũng là học sinh trường huyện mới chuyển về lớp tôi được hai tháng nay. Không có gì nổi trội, nơi Dũng cái gì cũng bình thường và chưa có gì tỏ vẻ ra là đặc biệt về môn văn cả. Vậy mà điểm 8. Phải, điểm 8! Chúng tôi nhìn rõ số 8 đỏ chói trong ô điểm khi thầy đưa tay sửa lại cặp kính trên sống mũi, cử chỉ quen thuộc mỗi khi thầy xúc động. Giọng thầy trầm trầm:

    "Kỷ niệm sâu sắc nhất của em là khi nhận được thư của ba em.

    Nhà em nghèo lắm nhưng ba má cho em ra phố học để sau này em có thể làm được điều gì đó tốt đẹp hơn. Cho em ra phố, ngoài việc phải kiếm tiền làm thêm để có tiền trang trải chuyện học hành của em, ba em còn phải làm những việc mà khi ở nhà em có thể đỡ đần được cho gia đình. Chưa bao giờ ba má viết cái gì cả. Hồi em còn ở nhà, mỗi khi cần viết thư về quê hay viết đơn từ là em viết..."

    Thầy ngừng đọc, nhìn cả lớp:

    - Các em, thầy sẽ viết lại nguyên văn lá thư của ba bạn Dũng lên bảng cho chúng ta cùng đọc.

    Một chuyện lạ! Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò từng chữ hiện ra dưới tay thầy.

    "Con iu thươn của ba. Chìu hôm qua ba kiu người báng con heo đễ có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà khôn? Cã nhà nhớ con nhìu lấm cố họch nge chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con"

    Lá thư vọn vẹn có 45 chữ.

    Khi thầy quay lại thì Dũng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng hoe đỏ.

    Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư yêu thương và gởi gấm của một người cha vốn chỉ quen với cày cuốc lần đầu cầm bút viết thư cho con.

    ST



  4. #23
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    03 Rose








    Người ta thường nói: "Chỉ đến khi đánh mất đi thứ gì, chúng ta mới cảm thấy điều đó quan trọng". Con người vốn dĩ như vậy. Cứ sống cho thật nhanh thật gấp, để rồi vô tình lướt qua, vô tình bỏ sót những điều quan trọng trong cuộc đời mình.

    Có khi nào, chúng ta dừng lại và để ý, rằng tóc Mẹ đã bạc dần vì sương gió, đôi mắt Mẹ đã hằn sâu bao nhiêu vết chân chim? Đôi vai Mẹ đã trùng xuống vì gánh nặng cơm áo gạo tiền, để đánh đổi tương lai và hạnh phúc cho những đứa con...?

    Có khi nào chúng ta dừng lại và để ý, đôi tay Cha gân guốc gầy gò đầy khó nhọc, làn da Cha sạm đi vì nắng cháy, quần quật sớm hôm cũng chỉ mong cho con khôn lớn nên người...?

    Có khi nào chúng ta chợt nhớ đến một người bạn thân ngày trước. Người đã gắn bó, chia sẻ với ta qua bao nhiêu năm tháng khó khăn. Đường đời cứ trôi, mỗi người mỗi ngả, đã bao nhiêu lần chúng ta hứa hẹn "Bữa nào rảnh sẽ gặp nhau", nhưng sao cái ngày ấy dường như chẳng bao giờ tới?

    Có khi nào chúng ta chợt nhìn thấy, người vợ thân yêu của mình mỗi ngày trôi qua lại héo hon đi một chút, nhan sắc nhạt nhoà theo năm tháng, để vun vén ấm êm cho một gia đình nhỏ. Đôi khi, chúng ta thấy xót xa, muốn ôm chầm lấy cô ấy, muốn nói lời "Cảm ơn em" cho vẹn đầy yêu thương, nhưng sao...khó quá?

    Và, một ngày nào đó, khi những người chúng ta "muốn yêu thương" không còn ở bên ta nữa, lúc ấy ta mới cuống quít, mới khóc than và hối tiếc "Biết vậy, tôi đã thể hiện yêu thương kia sớm hơn..."

    Tại sao chúng ta lại trì hoãn sự yêu thương trong khi chúng ta có thể thể hiện điều đó hàng ngày, từng giây, từng phút. Cuộc sống không chờ đợi chúng ta như cái cách chúng ta thường tự nhủ: "Đến một lúc nào đó, tôi sẽ yêu thương thật nhiều". Lúc nào đó chính là LÚC NÀY ĐÂY!

    Đừng trì hoãn yêu thương. Ngày hôm nay, hãy yêu thương cho trọn vẹn!

  5. #24
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết







    Khi cô giật mình tỉnh dậy giữa đêm vì lạnh, anh thường ôm chặt cô vào lòng, dùng hơi ấm của cơ thể sưởi cho cô.
    Cô vốn là một người con gái xinh đẹp. “Vệ tinh” xung quanh cô nhiều không kể xiết, nhưng cô bỏ ngoài tai tất cả để chọn anh – một công nhân làm việc ở nhà máy, thu nhập còn không đủ cho 3 bữa ăn hàng ngày.
    Cô chấp nhận từ bỏ cả gia đình, thậm chí là công việc đầy tương lai của mình để cưới anh.

    Sau khi kết hôn, anh và cô mượn được nhà kho của một người bạn, họ sắp xếp lại thành một tổ ấm giản dị. Mùa đông đến, căn nhà kho trống trải hút gió lại càng trở nên lạnh giá. Khi ấy chưa đủ tiền mua chăn, cô thường bị giật mình tỉnh dậy giữa đêm vì lạnh. Những lúc đó, anh chỉ biết ôm chặt cô vào lòng, dùng hơi ấm của cơ thể sưởi ấm cho cô.

    Một ngày cô trở về nhà với vẻ mặt thất thần nhợt nhạt, anh lo lắng hỏi cô có phải bị bệnh rồi không? Cô chỉ mỉm cười nói: “Em hơi mệt thôi!” rồi hân hoan rút từ trong túi ra một tờ bạc nhét vào tay anh: “Chúng mình có tiền rồi anh ạ, mình đi mua một chiếc chăn thật ấm để đắp nhé.”
    Anh sững người ngạc nhiên nhìn tờ tiền trong tay cô, giọng run run: “Làm sao em lại có nhiều tiền vậy?” Cô vui vẻ kể lại cho anh tiền là do cô kiếm được khi đi phát tờ rơi. Cô phải đứng từ sáng đến tối mới được trả ngần ấy tiền. Nói rồi cô vội vàng kéo anh ra khỏi nhà, không cho anh hỏi thêm điều gì nữa. Họ mua môt cái chăn vừa tầm tiền. Từ đó, giữa đêm cô không còn bị giật mình thức giấc nữa. Vài năm sau, anh tìm được công việc tốt hơn, rồi kiếm được nhiều tiền, tự mở công ty. Không bao lâu anh đã xây cho cô một ngôi nhà khang trang, mua ô tô cùng rất nhiều đồ dùng đắt tiền khác. Anh nói muốn dành cho cô một cuộc sống ấm no đầy đủ bù đắp lại những tháng ngày khó khăn vất vả trước đây. Cuộc sống bỗng vụt thay đổi khiến cô có phần bàng hoàng chưa kịp thích nghi với điều kiện mới. Ngày chuyển nhà, anh bảo những đồ đạc cũ trong căn nhà kho của họ trước đây anh đều muốn vứt đi không giữ lại bất cứ cái gì. Nhưng cô khăng khăng nói muốn giữ lại cái chăn để đắp. Và rồi một thời gian dài nữa họ vẫn dùng cái chăn cũ ấy, giờ đây nó đã trở nên xù xì cũ kĩ, còn bị rách khá nhiều chỗ.

    Anh không ngừng phàn nàn với cô: “Thôi bỏ cái chăn cũ này đi em, mình có thể mua một cái chăn mới ấm áp và tốt hơn rất nhiều. Em xem cả nhà mình toàn những đồ đắt tiền, nhìn cái chăn cũ này trong nhà trông thật chướng mắt”.
    Nhưng cô vẫn cố chấp nhất quyết giữ lại cái chăn cũ ấy, vì chỉ khi đắp nó cô mới cảm thấy ấm áp và được che chở. Một hôm, anh về nhà mang theo một cái chăn mới và nhất quyết bảo cô bỏ cái chăn cũ đi. Lần này dù không nỡ nhưng cô vẫn nghe theo lời anh. Từ đó, hàng đêm cô ngủ không còn ngon giấc nữa, trong lòng cô lúc nào cũng cảm thấy thấp thỏm lo lắng khiến cô lại không ngừng giật mình giữa đêm. Và mỗi lần tỉnh dậy như thế, hai mắt cô lại đầm đìa nước.

    Anh vốn không biết rằng để mua được cái chăn đó cô đã phải đi bán máu lấy tiền chứ không phải đi phát tờ rơi như cô nói với anh. Lần đầu tiên bán máu, biết bao đau đớn, cũng chỉ vì muốn có cái chăn này. Vậy mà anh lại nỡ vất bỏ nó. Cô dần cảm thấy anh không còn yêu cô như xưa nữa. Một ngày anh có việc gấp phải ra ngoài, quên mang theo máy tính xách tay quen thuộc. Trên màn hình của anh vẫn hiện lên trang blog anh viết hàng ngày. Và cô bất chợt đọc được dòng chữ anh hình như mới viết không lâu. “Ngày hôm ấy em từ đâu về khuôn mặt tái xanh nhợt nhạt khiến cho tôi lo lắng vô cùng. Rồi em nói em đi phát tờ rơi để mua chăn cho hai đứa. Tối hôm đó chúng tôi nằm ngủ ấm áp trong chiếc chăn mới, thấy em nằm cuộn tròn trong lòng tôi say trong giấc ngủ, tôi thương em biết bao. Đã bao đêm rồi em không được ngủ ngon đến vậy. Và rồi tình cờ tôi nhìn thấy trên tay em có một vết sưng nhỏ, dường như bị kim tiêm đâm vậy. Tôi bỗng hiểu ra tất cả. Hóa ra em nói dối tôi em đi phát tờ rơi, thực ra em đã đi bán máu để có tiền mua chăn, chỉ vì một cái chăn mà em đã phải khổ sở đau đớn đến vậy. Đêm đó tôi đã khóc vì thương em và cũng thầm hứa sẽ cố gắng làm việc, phấn đấu trở thành một người thành đạt, để có thể bù đắp lại những ngày tháng khốn khó này cho em. Và giờ đây tôi đã thực hiện được lời thề đó.

    Hôm qua tôi quyết định đến trạm hiến máu, tôi chỉ muốn cảm nhận một chút nỗi đau em từng trải qua. Khi chiếc kim tiêm đâm vào mạch máu, một cảm giác nhói buốt lan dọc khắp cơ thể. Nhưng tôi không thấy đau, ngược lại, rất hạnh phúc. Tôi lấy tiền bán máu và đi mua chiếc chăn mới này. Tôi muốn nó là món quà bất ngờ dành cho em…” Nước mắt cô đã ướt đẫm tự độ nào. Hóa ra tình yêu của anh dành cho cô vẫn sâu đậm và lớn lao đến vậy.
    Mùa đông năm nay anh đã đổi máu của mình tặng cho cô chiếc chăn ấm, có lẽ đó cũng sẽ là chiếc chăn ấm áp nhất cô có trong đời…


  6. #25
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết




    Cuộc sống ngày càng nhiều biến động, đổi thay, đến nỗi có những điều rất bất thường nhưng người ta lại thấy nó bình thường, và có những điều hết sức bình thường mà người ta lại cho đó là bất thường.


    Chuẩn mực về đúng sai dường như đã không còn nằm trong “dinh lũy” của triết lý hay đạo đức nữa, nó thuộc về quyền lực của kinh tế. Cái gì làm cho kinh tế phát triển là đúng, còn ngược lại là sai.

    Tốt nghiệp ra trường đã lâu mà ta vẫn chưa kiếm được việc làm, cứ quanh quẩn trong gia đình thì lập tức bị xem là hành động bất thường. Dù rằng mỗi ngày ta cũng làm việc vất vả phụ giúp gia đình, nhưng thật khó thản nhiên khi “bị” hàng xóm, bạn bè, hay chính người thân trong gia đình hỏi thăm, “Sao vẫn chưa đi làm hả?”, “Bộ tính sống kiểu này luôn sao?”. Từ chối mức lương cao hay cơ hội thăng chức, để được sống thảnh thơi và chăm sóc gia đình nhiều hơn cũng có thể bị xem là “ấm đầu”, là có vấn đề. Thời buổi bây giờ ai cũng cong người lao tới phía trước mà ta lại cứ từ từ, an phận, tức là ta đã tự tách mình ra khỏi dòng chảy của xã hội văn minh này. Ta tụt hậu mất rồi.

    Thành kẻ tụt hậu để mỗi sáng thức dậy có thể nghe tiếng chim hót bên sân vườn, nhìn thấy mặt trời vương trên những ngọn tre, ngắm thật lâu những người thân đi qua lại, ân cần hỏi thăm cô bác hàng xóm, có thời gian dừng lại nhặt nhánh gai bên đường hay giúp cụ già đẩy chiếc xe hàng rong lên con dốc, đủ thảnh thơi để lang thang trên con đường làng râm mát, buồn buồn ghé qua nhà bạn uống trà và tán dóc đủ thứ chuyện trên đời… Tụt hậu mà có thể sống, sống sâu sắc trong từng giây phút, sống trầm tĩnh và an nhiên, sống hài hòa và thân thiết với mọi người xung quanh, thì cũng đáng lắm chứ.

    Còn tiến tới thì được gì, mất gì? Người ta cứ đinh ninh rằng càng phát triển kinh tế, càng nắm bắt được nhiều thứ (từ vật chất đến quyền lực) thì sẽ càng hạnh phúc, nhưng họ lại để cho hư hao một thứ cực kỳ quan trọng, thứ duy nhất cảm nhận được hạnh phúc - đó là trái tim biết rung động. Một trái tim biết rung động trước những khó khăn hay nỗi khổ của kẻ khác là một trái tim chưa thương tật, một trái tim còn bình thường. Đó chính là trái tim hạnh phúc, bởi vì hạnh phúc đích thực chỉ có mặt khi ta biết sẻ chia.

    Khi ta mong muốn có thêm những điều kiện hưởng thụ và tìm mọi phương cách để đạt được, san bằng mọi trở ngại, bất chấp mọi thủ đoạn, không kể gì đến sự thiệt thòi hay tổn hại của kẻ khác, lạnh lùng và nghi ngờ mọi người xung quanh, đó chính là lúc trái tim ta rỉ máu và khô cạn. Làm kinh tế phải có trái tim lạnh, không biết rung cảm thì mới thành công. Nhưng thành công mà không có hạnh phúc thì thành công để làm gì?

    Giả dụ vì một cơn biến động nào đó mà những người thân yêu đều biến khỏi cuộc đời ta, và loài người cũng không còn có mặt trên hành tinh này nữa, chỉ còn một mình ta với sản nghiệp khổng lồ thì ta có thể sống và hạnh phúc không? Vậy mà bây giờ ta sống như thể không hề dính dáng tới ai, không cần ai, không chịu ơn ai, không có trách nhiệm gì với ai, cố gắng tồn tại chứ không phải đang sống vì sự sống là phải có sự cảm nhận và rung động. Và chẳng biết tự bao giờ, trong đầu ta đã cài đặt sẵn mật lệnh“mặc kệ nó”để dửng dưng đi ngang qua cuộc đời này như một kẻ xa lạ đến từ hành tinh khác.

    “Mặc kệ nó”

    Đã lâu rồi, mỗi lần giở trang nhật báo ra, ta không còn cảm giác rợn người và thương tâm trước những vụ tai nạn giao thông thảm khốc nữa. Thay vào đó, ta lại thấy may mắn vì những người thân của ta không có trong danh sách thương vong. Rồi như không có gì xảy ra, ta thản nhiên lao vào dòng chảy giao thông như một cuộc chiến: tranh thủ vượt đèn đỏ, bất chấp lằn đường, giành giật nhau từng khoảng trống trên đường, ăn vạ hay hung hãn đánh nhau khi lỡ va chạm và hậu quả còn nghiêm trọng hơn cả tai nạn thật.

    Ở Mỹ, nếu ta đến giúp người gặp nạn thì có thể bị nghi là thủ phạm và sẽ phải mất nhiều thời gian để chứng minh mình vô can trước cảnh sát hay tòa án. Thế nên, nhiều người đã phải học cách nhẫn tâm, nhắm mắt làm ngơ trước nạn nhân kêu cứu để khỏi gánh chịu phiền phức, “Chắc thế nào cũng có người gọi báo cảnh sát thôi”. Ở một số nước, luật quy định gây tai nạn để lại thương tật tốn nhiều khoản bồi thường hơn gây tử vong. Điều này vô tình biến những kẻ ích kỷ và hèn nhát thành kẻ đánh mất lương tri, họ cố tình cán nạn nhân tới chết khi trót gây tai nạn, rồi lạnh lùng buông câu hỏi, “Tôi phải trả bao nhiêu tiền cho cái xác này?”. Đó là sự thật khó tin trong thời đại của chúng ta.

    Ta cũng lánh xa dần thói quen “click” chuột vào mục “tấm lòng nhân ái” của những trang tin điện tử, vì sợ phải nhìn thấy những số phận éo le đến nghiệt ngã mà nao lòng: “Nhiều quá làm sao giúp cho hết”, “Trách nhiệm này đâu phải của riêng ta”. Ta tự nhủ thầm như thể có ai đang bắt bí sự thờ ơ vô tình của ta vậy, rồi thấp thỏm đi tìm cảm giác dễ chịu từ những mục văn nghệ giải trí, hay những thông tin bổ ích cho công ăn việc làm. Thỉnh thoảng gặp vài người quen nằng nặc xin tiền bảo trợ cho hội từ thiện nào đó, ta lại giương mắt nghi ngờ, vặn vẹo đủ điều, như thể không còn ai là người tốt thật trên đời.

    Cái đáng lo sợ nhất cho giới trẻ bây giờ không phải là thiếu kiến thức, mà là thiếu niềm tin. Họ đã thôi bỡ ngỡ đến tỉnh rụi trước sự giả trá. Họ từng nghe có những em học sinh đu dây qua sông đi học, những đứa bé bị bóc lột lao động đến kiệt sức để kiếm tiền đóng học phí, nhưng không biết những người có trách nhiệm cao nhất ở đâu khi họ đã từng hăng hái ký vào Công ước Quốc tế về quyền bảo vệ trẻ em. Họ cũng từng biết có những cái chợ vô hình mà nơi đó người ta bán thần thánh, bán chức tước, bán trinh tiết và bán cả mạng người. Người lớn im lặng. Nhà chức trách làm ngơ. Thử hỏi người trẻ dựa vào đâu để tin có chánh nghĩa, có công lý? Họ lấy gì để tiếp nối đây? Đứt đoạn mất rồi!

    Tất nhiên, không phải đến bây giờ người ta mới sống vô cảm, nhưng phải nhìn nhận rằng cuộc tổng tấn công toàn diện của kinh tế đã phá vỡ tan tành thành trì đạo đức, khiến biết bao kẻ cam tâm vứt bỏ bản chất thiên nhiên của con người để trở thành cỗ máy vô tri. Ta thích kiểu sống “độc lập” - không muốn đụng chạm tới ai và cũng không muốn ai phiền nhiễu tới mình. Ta luyện tập thuần thục thói quen “mặc kệ” mọi biến động xung quanh, dù với người thân, để thẳng tiến tới mục đích làm giàu hay thỏa mãn quyền lực. Như Đức Dalai Lama từng than, “Chúng ta đã lên tới mặt trăng và trở về, vậy mà quá khó để bước qua đường gặp người hàng xóm mới” (We’ve been all the way to the moon and back, but have trouble crossing the street to meet the new neighbor). Chừng nào ta vẫn còn tin thỏa mãn danh vọng là hạnh phúc lớn nhất của con người, vẫn bỏ cái chung vì cái riêng, thì ta sẽ mãi không thuộc về nơi này và sẽ mãi độc hành với trái tim khô.

    Đi lại từ đầu

    Ai chưa từng sống qua miền thôn quê của nước Mỹ, nơi mà ngay cả giới truyền thông của Mỹ cũng chưa từng đặt chân tới, có thể sẽ nhận xét phiến diện về người Mỹ.

    Không cần đứng bên lề đường và giơ ngón tay cái lên nhiều giờ, nhiều ngày, như ở đô thị để xin một cuốc đi xe nhờ, cứ thong thả bước đi thì tự khắc sẽ có người dừng xe lại hỏi thăm và đón ta. Không người này thì cũng có người khác. Bất cứ thứ thực phẩm gì có trên xe, họ đều đem ra mời như gặp lại người thân quen. Có khi họ mời ta về nhà nghỉ ngơi, hoặc sẵn lòng đưa ta thẳng tới nơi ta cần tới dù không cùng đường về nhà họ.

    Ngay cả những khu đông người như thị trấn cũng không có tín hiệu đèn đỏ. Xe này nhường xe kia, người này nhường người nọ. Điều thú vị là những người lái xe rất hay vẫy tay chào nhau hoặc chào những người đi bộ bên đường, dù không quen biết nhau. Có lẽ vì họ không bận rộn và hối hả như những người sống ở đô thị, hoặc vì họ thấy đó là một niềm vui, là điều cần thiết. Một cái vẫy tay kèm theo nụ cười nhẹ nhàng khiến kẻ đón nhận cảm thấy sự có mặt của mình rõ ràng và giá trị hơn, không gian trở nên rộng lớn hơn; và đối với những người khách lạ thì cảm thấy được chào đón và yên lòng hơn.

    Chỉ trừ những nơi nuôi gia súc bắt buộc phải làm hàng rào, còn hầu hết nhà cửa ở miền quê đều không bao giờ khóa, kể cả khi họ đi vắng. Ta có thể tự vào nhà lấy nước uống và đánh một giấc ở góc nào đó để chờ họ về mà không phải lo sợ họ nổi giận, rút súng ra dọa, hay báo cảnh sát như ở nhiều nơi giàu có trên đất nước Mỹ. Hàng xóm muốn qua mượn đồ, biếu chút quà, hay chỉ qua chơi thì cứ tự nhiên đẩy cửa vào nhà mà không cần phải lấy hẹn trước. Những công việc nặng nhọc như đào giếng, dựng nhà, thu hoạch cả cánh đồng nho… đều có những bàn tay hăng hái của xóm giềng phụ giúp. Mỗi cuối tuần, họ đem cả gia đình đến họp mặt tại ngôi nhà chung của làng để vui chơi, đàn ca và ăn uống. Có những buổi hàn huyên đến tận khuya, khi có trăng đưa lối về nhà.

    Có những ngôi làng hẻo lánh chỉ có khoảng vài ba chục gia đình, nhưng nơi ấy chưa bao giờ im lìm đến ngạt thở như những khu biệt thự sang trọng trong thành phố lớn. Luôn luôn có những tiếng cười nói, gọi nhau ơi ới ngoài sân vườn hay trên cánh đồng. Trẻ con thường chỉ học ở nhà, tuy cũng theo chương trình của nhà trường nhưng do phụ huynh hướng dẫn. Có những đứa bé lớn lên chưa bao giờ đến trường, và nếu có thì cũng chỉ học hết tiểu học hoặc trung học. Không phải vì không có điều kiện đến trường, mà vì cha mẹ chúng thấy không cần thiết và không mấy tin tưởng vào hệ thống giáo dục có thể làm cho con họ tốt hơn, trái lại, sẽ làm hư hại tâm hồn nhiều hơn. Mà thật, quan niệm thất học là thứ tệ nạn không có chỗ đứng ở những nơi mà người ta sống và hành xử với nhau không phải bằng cái đầu khôn khéo và đầy ắp kiến thức, mà bằng trái tim chân thành.

    Ở Alaska, nơi có khí hậu cực kỳ khắc nghiệt và kinh tế đứng gần hạng bét nước Mỹ, lại có nhiều cộng đồng rất vững mạnh. Họ sống trong rừng sâu hay thung lũng vắng, gần như biệt lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Dù sống bằng nghề nông, nhưng phần lớn lại xuất thân từ nhiều ngành nghề khác nhau và từng sống ở những đô thị lớn. Đặc biệt, không ai sở hữu tài sản riêng, mọi thứ đều chia sẻ đồng đều với nhau. Nơi đó, số lượng công việc được làm không quan trọng bằng chất lượng sống mỗi ngày, nên âm nhạc, yoga hay thiền định luôn là nguồn thức ăn tinh thần. Điều bất ngờ nhất là họ tránh xa ti-vi, và trẻ con không hề biết đến các trò chơi điện tử. Tuy nhiên, họ cũng không ngừng cải thiện lối sống bằng thói quen đọc sách. Sách đã đem họ tới gần với tinh hoa của thế giới.

    Không phải bất kỳ miền quê nào của nước Mỹ cũng có khung cảnh sinh hoạt chan hòa và hạnh phúc như vậy. Nhưng nhìn chung, những nơi nào mà vật chất ít chiếm cứ thì nơi ấy con người được là chính mình hơn, làm chủ cuộc sống nhiều hơn. Con người ở khắp nơi trên thế giới, và ngay cả những xứ sở mệnh danh là siêu cường quốc, còn đang loay hoay tìm kiếm hạnh phúc bằng đủ mọi phương cách, nhưng họ vẫn chưa thấy rằng ham muốn vật chất là một trong những trở lực lớn nhất của hạnh phúc.

    Thực ra, vật chất không phải là thứ nguy hiểm đáng sợ, nó cũng có vị trí nhất định trong đời sống con người. Nhưng khổ nỗi, hễ con người chạm tới nó là dễ dàng bị nó quật lại, điều khiển, và rút mòn sinh lực. Nó thường mạnh hơn nội lực con người, vì nó có thể đánh thức ma lực ham muốn. Mà, càng ham muốn thì càng phát triển bản ngã ích kỷ, nên không còn đủ thời gian và năng lực để quan tâm đến những người thân yêu, chứ nói gì đến xóm giềng hay toàn xã hội. Và, càng ham muốn thì tâm càng biến động, trong khi hạnh phúc chỉ đến từ sự bình yên - trạng thái chấp nhận hoàn toàn những gì đang có trong hiện tại, tức là không mong cầu hay chống cự điều gì nữa.

    Có thể nói có hai cách để sống: một là sống ít ham muốn mà có nhiều hạnh phúc, hai là nhiều ham muốn mà ít hạnh phúc. Tuy nhiên, hầu như ai cũng muốn sống theo cách thứ ba - vừa ham muốn vừa hạnh phúc, nhưng cách này chưa bao giờ trở thành hiện thực cả. Trong thực tế, càng lên tới đỉnh cao danh vọng thì ta càng đánh mất cơ hội thưởng thức cuộc sống và khả năng yêu thương vốn rất bao la của mình. Sống mà không được yêu thương hay không thể trải lòng ra để yêu thương thì đâu thể nào có hạnh phúc. Có chăng, cũng chỉ là những cảm giác hấp dẫn và bay bổng nhất thời, đó không phải là nhu cầu lớn nhất của con người. Khi chưa tìm thấy được nhu cầu cao nhất của bản ngã thì ta sẽ mãi còn khắc khoải, chênh vênh, lạc lõng, và trôi lăn giữa cuộc đời này.

    Ta cứ khăng khăng đòi phải phát triển, phải vươn lên, phải hiện đại hóa mọi thứ. Nhưng cũng chính ta lại bàng hoàng, phẫn nộ, kêu than tại sao con người ngày nay trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn, và hung ác đến thế. Tất cả những cuộc tương tàn đẫm máu giữa những kẻ xa lạ, đến những vụ thảm sát man rợ giữa những người thân trong gia đình mà ta thấy nhan nhản mỗi ngày trên mặt báo, nếu không phải do động cơ ham muốn và hơn thua nhau thì là cái gì? Nói cách khác, thái độ sống ích kỷ, dửng dưng, vô cảm là một trong những loại siêu vi khuẩn hàng đầu hủy diệt sự liên kết giữa các tế bào trong xã hội.

    Do đó, con đường thoát cho nhân loại chắc chắn không thể nào là cứ cố gắng phát triển kinh tế hơn nữa. Đã đến lúc phải thẳng thắn thừa nhận mặt trái quá khủng khiếp của nó. Thay vào đó, hãy quay về nâng dậy những giá trị quý báu của tâm hồn. Khi đã thực sự dừng lại và nhìn sâu thì ai cũng sẽ biết chia sớt và nâng đỡ những mảnh đời khốn khổ, đáng thương xung quanh. Chỉ khi nào con người trở về bản chất biết quan tâm nhau và sống vì nhau thì ý niệm cao - thấp, sang - hèn, vinh - nhục… mới biến khỏi cuộc đời này.

    Vẫn chưa quá muộn để ta cùng nhau đi lại từ đầu, vì nẻo ấy ta đã đi qua và tổ tiên ta cũng đã từng trải nghiệm thành công. Nhưng chuyến đi lại này ta quyết phải đi cho thật kỹ, thật hay. Đi lại từ đầu là thoát khỏi sự xiềng xích của vật chất để trả ta về lại với thiên nhiên, với tình người. Đi lại từ đầu là vui vẻ đi chung đường, đi bên nhau mà không lo ngại gì nhau, luôn sẵn lòng với nhau. Đi lại từ đầu là đi trong tỉnh thức, an nhiên.

    Đi về đâu, hỡi em?

    Dửng dưng trên đường nhỏ

    Dòng người đây thân quen
    Vẫn bên em từ đó.

    Theo Giác Ngộ





  7. #26
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Anh Em .... Chớ Hoài Đá Nhau !





  8. #27
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    03 Rose






    1. Thằng bé đứng kiên nhẫn chờ các cô, các chú đang ngồi cà phê vãn câu chuyện để có thể mua giúp nó một gói tăm hay một phong kẹo cao su. Nhưng có vẻ như câu chuyện của các cô, các chú không thể "vãn" được, từ chuyện bầu Đức, bầu Kiên, đến chuyện thu phí giao thông... vân vân và vân vân.

    Đó là những chuyện ngày nào nó chẳng phải nghe, dù nó chẳng muốn quan tâm đến chuyện gì ngoài chuyện bệnh tật của mẹ nó, vốn đã đủ khiến cuộc sống của nó đảo lộn từ mấy năm nay và khiến nó phải có mặt ở đây, trong thành phố này trong vai đứa trẻ bán hàng rong, biết chai mặt ra mời mọc, và kiên nhẫn vô biên khi đứng chờ.

    2.Giữa lúc đang muốn bỏ đi, thì nó bất ngờ nghe các cô các chú chuyển sang câu chuyện về một gia đình kia, quyết tâm thuê cả máy bay trực thăng rồi ô tô để cứu em bé đẻ non của mình. Câu chuyện này đã gây xúc động trên báo chí từ vài ngày nay, nhưng hôm nay nó mới biết, và dù chưa thể hình dung được khoảng cách 500 cây số từ Lai Châu xuống Hà Nội xa như thế nào, hay số tiền tới 400 triệu đồng để thuê máy bay lớn như thế nào, nhưng nó đã hình dung rất rõ em bé mới đẻ, nhỏ như con mèo con, khóc oe oe... được bố mẹ em dồn hết sức lực trong một chiến dịch "giải cứu" em ngoạn mục khỏi bàn tay thần Chết ...

    Kể đến đó, chẳng những nó mà các cô, các chú kể chuyện đều tỏ ra khâm phục:

    - Cứ tưởng vợ chồng họ là đại gia hay người nước ngoài, hóa ra chồng chỉ là y tá, còn vợ bán vật liệu xây dựng – một chú kết luận sau khi tường thuật chi tiết câu chuyện.

    - Giờ tớ mới biết thuê một chuyến trực thăng phải 20 ngàn đô, gần nửa tỉ bạc. Thế mà xem phim Tây, thấy trực thăng của họ lượn vè vè đầy trên trời, dân của họ bị lạc trong rừng, dưới biển, hay trên núi là tới tấp gọi trực thăng đến cứu. Còn mình thì.... Tớ có lạc trong rừng cũng cố mà bò về, chết thì bỏ, chứ lấy đâu ra 400 triệu mà gọi trực thăng...

    - Xì, trực thăng của họ như taxi, chứ đâu có xa xỉ như bên mình, một cô tỏ vẻ hiểu biết

    - Chả biết nếu vợ chồng nhà ấy không nỗ lực thì sao nhỉ? Chẳng nhẽ cả huyện, cả tỉnh không thể xoay được một cái trực thăng hay một cái ô tô chuyên dụng đủ thiết bị để chở em về Hà Nội – cô gái chất vấn.

    - Úi dào, sự cố trăm năm mới xảy ra một lần, lấy đâu tiền mà chuẩn bị sẵn phương tiện được. Vả lại nước mình có giàu như bên Tây đâu mà lại có phúc lợi lớn như thế. Bố trí cho mỗi người bệnh một cái giường, hay một nửa cái giường thôi đã là quá sức – chú ban đầu lên tiếng.

    Câu này thì thằng bé thấy chí lý quá. Mẹ nó ở bệnh viện phải chung giường. 2-3 người một cái, vừa nằm vừa ngồi. Còn phận nó đi trông mẹ được trải chiếu ngoài hành lang là may, nếu không phải nằm ngoài ghế đá trong khuôn viên và sáng hôm sau phải chuồn sớm nếu không sẽ bị đuổi.


    3. Thằng bé chờ đúng lúc các cô các chú im lặng, suy tư để lấy kẹo cao su ra mời. Giọng nó khẩn khoản, van nài, và không quên nhấn mạnh rằng các cô các chú mua giúp cho cháu một cái giá đúng bằng trong siêu thị thôi, cháu lấy công làm lãi.

    Nhưng câu chuyện về chiếc trực thăng quần thảo trên bầu trời để tìm chỗ đáp cứu em bé sơ sinh thiếu tháng vẫn chưa dứt khỏi đầu óc các cô, các chú. Cho nên họ phớt lờ thằng bé. Và nói chung, họ luôn giữ thái độ phớt lờ với tất cả bọn hàng rong.

    - Cặp vợ chồng đó xứng đáng là những ông bố bà mẹ anh hùng nhất năm – một người trong bọn họ nói, và rồi đứng dậy tính tiền cà phê.

    Thằng bé tiu nghỉu khi đám nhân viên văn phòng ra về mà chẳng hề đoái hoài đến những món hàng của nó. Rời quán cà phê nó chầm chậm đi trên vỉa hè, kiên nhẫn ngóng tìm một khách hàng tiềm năng có thể rút hầu bao mua đỡ nó gói tăm hay phong kẹo cao su.

    4. So với chiếc trực thăng, bàn chân nó bé nhỏ hơn nhiều, mềm yếu hơn nhiều. Nhưng cộng tất cả lực mà đôi chân của nó bỏ ra từ ngày đặt chân xuống thành phố này để kiếm tiền nuôi mẹ ốm thì có lẽ cũng không ít hơn công sinh ra từ chiếc trực thăng khổng lồ. Có thể suốt đời bán hàng rong nó cũng không thể kiếm được số tiền vài trăm triệu như tiền thuê trực thăng, nhưng từng ngày một, nó sẵn sàng bỏ ra tất cả sức lực bé mọn của nó, và cả tương lai của nó để cứu mẹ.

    Và tôi nghĩ rằng những người bán hàng rong hay làm đủ thứ nghề như nó để nuôi thân nhân mình trong các bệnh viện cũng tận tụy hy sinh không kém gì cặp vợ chồng anh hùng kia.

    Có thể chúng ta không có máy bay cho họ thuê mượn, nhưng nếu mỗi người đều quan tâm đến họ, mua cho họ gói tăm, phong kẹo cao su…, biết đâu chẳng giúp họ có đủ số tiền “giải cứu” thân nhân mình thoát khỏi tử thần

    Thiếu Phương




  9. #28
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    "Hạnh Phúc Đích Thực là gì?"






    Hạnh phúc là gì? Có rất nhiều định nghĩa về hạnh phúc ... Đôi khi, hạnh phúc là những điều rất mực bình thường đến nổi mà chúng ta không thể nhận ra đó chính là hạnh phúc. Và cũng tùy cách nhìn của mỗi người mà thấy ra giá trị đích thực của hạnh phúc ...v...v... Có 2 câu thơ của thầy Viên Minh mà chúng tôi rất tâm đắc:

    " Tự do là ung dung trong ràng buộc
    Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau"

    Và khi có người hỏi Thầy
    "HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC LÀ GÌ?" thì Thầy trả lời rằng:
    Hạnh phúc không thể định nghĩa được nên thầy chỉ nêu lên một vài nguyên lý cơ bản để chúng ta cảm nhận được nó mà thôi:

    - Hạnh phúc ở nơi thái độ sống chứ không ở nơi tình trạng sống (phương tiện, điều kiện, hoàn cảnh).

    - Hạnh phúc ở ngay nơi sự sống chứ không phải hy sinh sự sống để đổi lấy hạnh phúc.

    - Hạnh phúc không ở nơi tìm cầu mà ở nơi phát hiện, vì hạnh phúc luôn luôn có sẵn.

    - Hạnh phúc ở khắp mọi nơi chứ không chỉ là kho báu trong tâm tưởng.

    - Hạnh phúc là khả năng chiêm ngưỡng vẻ đẹp muôn màu của đời sống, nên không cần phải chọn lựa để sở hữu một gam màu lý tưởng.

    - Hạnh phúc không phải là thỏa mãn điều gì mình khao khát, vì chính khi không còn khao khát điều gì thì hạnh phúc liền xuất hiện.

    - Hạnh phúc chỉ xuất hiện khi bặt dứt mọi ý đồ đuổi bắt nó, vì mọi ý đồ nắm bắt hạnh phúc đều đưa đến bất hạnh.

    - Hạnh phúc lập tức đến ngay khi không cần nó nữa.

    - Hạnh phúc không phải là quan niệm, còn quan niệm về hạnh phúc tức chưa có nó.

    - Hạnh phúc chỉ có trong chính mình, đừng mất công tìm kiếm bên ngoài.

    - Hạnh phúc không lấy được nhưng lại cho được, vì vậy càng cho đi hạnh phúc càng lớn.

    - Hạnh phúc đích thực thì không tách rời đau khổ, nên nếu mưu cầu hạnh phúc thì chỉ tìm thấy khổ đau.

    - Hạnh phúc có sẵn trong tay, nhưng vì vươn tay nắm bắt nên để nó vuột mất.

    - Hạnh phúc thật bình thường chứ không phải là cái gì phi thường.

    - Hạnh phúc không thể mua vì chẳng ai bán cả.

    - Hạnh phúc không thể đo lường vì nó là vô lượng. Khi nói hạnh phúc ít hay nhiều tức chưa bao giờ có hạnh phúc.

    - Hạnh phúc không đồng nghĩa với sung sướng hay phản nghĩa với khổ cực. Sung sướng và khổ cực chỉ là hai mặt của bất hạnh.

    - Hạnh phúc nào tạo dựng được thì đều là hư ảo. Hạnh phúc chỉ có thực khi nó là niềm an lạc thoát khỏi mọi sự tác thành.

    ...

    Nói hoài không hết chi bằng không nói thì hơn!

    Do đó Thầy chỉ nói lên để ct nhận diện hạnh phúc vốn sẵn có trong sự sống của mỗi người.đẻ sống có ý nghĩa hơn là "bán mình" cho những tìm cầu vô vọng ở bên ngoài.

  10. #29
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    03 Rose


    Trong phòng xử án, chủ tọa trầm ngâm suy nghĩ trước những cáo buộc của các công tố viên đối với một cụ bà vì tội ăn cắp tài sản. Bà bị buộc phải bồi thường 1 triệu Rupiah.

    Lời bào chữa của bà lý do ăn cắp vì gia đình bà rất nghèo, đứa con trai bị bênh, đứa cháu thì suy dinh dưỡng vì đói.

    Nhưng ông chủ quản lý khu vườn trồng sắn nói bà ta cần phải bị xử tội nghiêm minh như những người khác.

    Thẩm phán thở dài và nói :

    - Xin lỗi, thưa bà...- Ông ngưng giây lát, nhìn ngắm bà cụ đói khổ - nhưng pháp luật là pháp luật, tôi là người đại diện của Pháp luật nên phải xử nghiêm minh. Nay tôi tuyên phạt bà bồi thường 1 triệu Rupiah cho chủ vườn sắn. Nếu bà không có tiền bồi thường, bà buộc phải ngồi tù 2 năm rưỡi.

    Bà cụ run run, rướm nước mắt, bà đi tù rồi thì con cháu ở nhà ai chăm lo. Thế rồi ông thẩm phán lại nói tiếp:

    - Nhưng tôi cũng là người đại diện của công lý. Tôi tuyên bố phạt tất cả những công dân nào có mặt trong phiên toàn này 50.000 Rupiah vì sống trong một thành phố văn minh, giàu có này mà lại để cho một cụ bà ăn cắp vì cháu mình bị đói và bệnh tật.

    Nói xong , ông cởi mũ của mình ra và đưa cho cô thư ký :

    - Cô hãy đưa mũ này truyền đi khắp phòng và tiền thu được hãy đưa cho bị cáo.

    Cuối cùng, bà cụ đã nhận được 3,5 triệu Rupiah tiền quyên góp, trong đó có cả 50.000 Rupiah từ các công tố viên buộc tội bà, một số nhà hảo tâm khác còn trả giúp 1 triệu Rupiah tiền bồi thường, bà lão run run vì vui sướng. Thẩm phán gõ búa kết thúc phiên toà trong hạnh phúc của tất cả mọi người.

    Đây là một phiên tòa xử nghiêm minh và cảm động nhất mà tôi được biết, vì tất cả chúng ta đều phải chịu trách nhiệm với cuộc sống xung quanh chúng ta, vị thẩm phán đã không chỉ dùng luật pháp mà còn dùng cả trái tim để phán xét.


    (st)



  11. #30
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    9,173
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 8 Lần
    Trong 8 Bài Viết
    Tập nói lời xin lỗi





    I/ AI CŨNG CÓ LỖI
    Sống trên đời này không ai là không có lỗi. Khắp thế gian này không người nào dám tự hào là mình không có lỗi, nên phải biết nói lời xin lỗi.
    Người xưa nói “Nhân vô thập toàn”. Nghĩa là làm người không ai hoàn toàn, mà không hoàn toàn tức là còn có lỗi, có sai sót. Hầu hết mọi người còn sống trong mê, trong cái tương đối, cho nên không thể nào tránh khỏi lỗi lầm. Nếu người hoàn toàn không có lỗi chắc là hiền thánh rồi. Còn là phàm nhân thì ai cũng có lỗi, có sai sót, đâu thể tự hào là mình không có lỗi, chính cái tâm tự hào là lỗi rồi.
    Có ông Cừ Bá Ngọc năm 20 tuổi ông đã biết kiểm lại mình và biết lỗi để tận sửa sai sót. Khi qua tới năm 21 tuổi, kiểm lại thì ông thấy lỗi cũng chưa hết. Rồi qua năm 22 tuổi nhìn lại năm 21 tuổi thấy cũng vẫn còn có sai sót. Như vậy, cứ mỗi năm ông tự kiểm lại, tự sửa đổi. Đến năm 50 tuổi vẫn còn nhận ra lỗi lầm của năm 49 tuổi. Thế là phải sửa suốt đời chứ không phải sửa một năm hay hai năm là đủ.


    Câu chuyện trên là bài học kinh nghiệm giúp chúng ta bắt chước tập nhìn kiểm lại một năm qua để sửa lỗi và chuẩn bị cho năm tới không còn sai sót. Nhờ vậy, chúng ta dẹp bớt tâm tự hào và thường tự kiểm tra lại mình.

    II/ KHÔNG CỐ CHẤP TỰ MÃN, TỰ CAO TỰ ĐẠI.
    Nếu không biết tự kiểm tra lại mình thì đó là một thiếu sót lớn, là thiếu tu. Bởi vì phàm nhân thì phải còn có sai sót, mà có sai có lỗi thì phải sửa. Phải thường tự kiểm tra lại mình để thấy được lỗi, để có tâm khiêm tốn vừa là tự sửa, vừa loại bỏ được tâm tự phụ. Tự phụ là luôn cho mình không có lỗi, luôn luôn đúng, lúc nào cũng hay nên không chịu nghe lời khuyên của ai hết. Từ tự phụ dần đưa đến tự cao tự đại, mà khi đã thành tự cao tự đại thì sao? Hòa thượng Tuyên Hóa giải thích theo kiểu chiết tự chữ Hán: Chữ tự “自” đi với chữ đại “大” thành chữ xú “臭 ” nghĩa là hôi thối. Vậy tự đại là hôi thối.
    Khi biết được những ý nghĩa này rồi thì mỗi người phải khéo tự kiểm tra lại mình để khiêm tốn trở lại. Một khi đãø quen tự cao tự đại thì cho là mình hay, là cao nên không chịu nhận lỗi, có khi thà chết cũng không nhận lỗi. Đó là nguy hiểm, là lỗi lầm rất lớn.
    Thời Xuân Thu Chiến Quốc, có câu chuyện về một chàng trai tính tình cố chấp (cũng là tự phụ). Hôm đó, anh ta ngồi xe ngựa để đi phương Bắc, giữa đường gặp người bạn già lớn tuổi, mới hỏi: “Anh đi đâu vậy?” Anh đáp: “Tôi muốn đi đến nước Sở”. Ông bạn mới hỏi: “Anh đến nước Sở à! Nghe nói nước Sở ở phương Nam sao anh lại đi phương Bắc, chắc là anh đi ngược đường rồi”. Lúc ấy, nếu anh ta là người khéo biết lắng nghe thì kiểm lại, thấy đi sai đường liền chuyển hướng. Đằng này, anh ta không chịu nhận sai mà còn biện bác trở lại. Nói: “Không sao, ngựa của tôi rất giỏi, anh không phải lo”. Ông bạn nghe vậy, nói: “Ngựa dù giỏi mà đi lầm thì càng đi càng xa”. Nhưng anh vẫn khăng khăng không chịu nghe. Anh nói: “Bác chẳng cần phí tâm như vậy, tôi có đủ lộ phí để đi đường”. Ông bạn già mới nói: “Tiền đi đường của anh dù có nhiều, nhưng phương hướng đã không đúng rồi thì anh làm sao đến được nước Sở dù có tiền đầy túi”. Đến như vậy mà anh ta vẫn cố chấp không nghe. Lại nói: “ Cũng không hề gì, tôi có một người xa phu rất giỏi đánh ngựa”. Anh ta cứ cố chấp bảo vệ cái lý của mình, mặc cho ông bạn lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm giải thích tận tình. Đó gọi là chết cũng không nhận lỗi.

    Vậy, cuối cùng anh ta sẽ đi đến đâu? Dù cho có nhiều lộ phí, có ngựa giỏi, có xa phu giỏi nhưng mà lạc đường thì làm sao đi tới đích? Cho nên, nếu biết quay lại từ đầu thì đã nhẹ nhàng, còn khi lạc rồi mà quay trở lại thì càng xa nữa, bởi vì ngựa giỏi chạy càng nhanh thì lạc càng xa. Đó gọi là thiếu tinh thần biết lắng nghe, biết nhận lỗi, khiến người nhìn thấy chỉ biết lắc đầu thương xót.
    Đó là một bài học kinh nghiệm cho chúng ta, không nên học theo kiểu đó, không tự phụ, phải biết lắng nghe, tự sửa đổi, biết tự kiểm tra lại mình.
    Nhà thiền cũng có câu chuyện, một vị tăng đến bạch với Thiền sư Vô Đức: “Bạch thầy, thời gian con tham học dưới tòa của thầy đã đủ, nay xin từ giã thầy đi du phương hành khước”. Thiền sư Vô Đức bảo: “Làm sao biết đã đủ ?”. Vị thiền tăng thưa: “Dạ, bạch thầy, đủ tức là đầy rồi, cho vào không được nữa”. Thiền sư mới bảo: “Trước khi đi ông hãy đem đến đây một cái chậu đựng đầy đá, ta có chuyện nói với ông”. Ông tăng vâng lời làm theo. Thiền sư Vô Đức nhìn chậu đá nói: “Chậu đá này đầy chưa? ”. Vị tăng trả lời là đã đầy. Thiền sư Vô Đức lắc đầu, thuận tay bốc một nắm cát bỏ vào chậu, không có hạt cát nào tràn ra ngoài, vậy là chưa đầy. Ngài mới hỏi lại: “Vậy đã đầy rồi ư ?” Vị học tăng thấy Thiền sư bỏ nắm cát vào chậu đã phả mặt bằng rồi nên trả lời : “Dạ đầy rồi”. Thiền sư Vô Đức mới lấy một nắm vôi bỏ thêm vào, không thấy chút bột vôi nào tràn ra ngoài, cũng chưa đầy. Ngài hỏi lại: “Vậy đã đầy rồi ư?”. Vị học tăng thưa: “Dạ, đầy rồi”. Thiền sư lại đổ vào chậu một chén nước, cũng không có giọt nào tràn ra ngoài. Thiền sư Vô Đức lại hỏi: “Đã đầy rồi ư?”. Lúc này vị học tăng há hốc miệng không thể trả lời, không còn tự hào cho là sự học đã đủ.

    Câu chuyện trên đủ cảnh tỉnh người nào còn mang tâm tự hào, tự mãn, cho cái hiểu, cái thấy, cái biết của mình đúng. Sự kiện này khiến thầy tăng phải luôn cảnh giác tâm tự mãn, biết khiêm tốn học tập.
    Chúng ta cũng vậy, nhiều khi chỉ thấy biết theo chủ quan của mình, đâu biết bên trong ngầm vẫn còn có những kẻ hở, những sơ sót chưa thấy hết được. Giống như chậu đầy đá tưởng rằng đã đầy rồi, nhưng nếu tìm sâu hơn nữa thì chậu vẫn chưa đầy. Cho nên, khi bỏ cát vào thì vẫn còn có thể chứa được; rồi cát cũng còn có khoảng hở, nên khi bỏ vôi vào thì cũng chưa thấm gì, đổ nước vào cũng vậy.
    Để thấy rằng cái nhìn chủ quan tự cho mình là đầy, là đủ rồi thì đó là sai lầm. Phải biết tự tập đức tính khiêm tốn, thường biết kiểm tra lại mình để tránh bớt lỗi lầm, đó là điều quý nhất. Nếu ai tự cho mình là đủ, là đúng là hay thì nên kiểm lại, đó là kinh nghiệm tự cảnh tỉnh bản thân.

    Một câu chuyện khác, có vị Thiền tăng tên là Tenno, đến tu học với Thiền sư Nan-in 10 năm. Một hôm, thiền tăng Tenno tự cho mình đã đầy đủ công phu tu tập rồi nên đến từ giã thầy để xuống núi. Thiền sư nói: “ Được, thời gian cũng đủ rồi. Nhưng ta muốn hỏi con: Trước khi vào thất, con để cây dù ở bên phải hay bên trái đôi dép của con vậy?”. Bị Thầy hỏi bất ngờ nên vị tăng bối rối suy nghĩ trả lời. Thiền sư bắt vị tăng ở lại thêm một thời gian nữa. Sau đó, lần thứ hai, vị tăng đến từ giã xin đi. Thiền sư cũng hỏi bất ngờ: “Lúc vào đây, con bỏ dép ở chân nào trước?”. Vì không chú ý, nên vị tăng phải suy nghĩ để trả lời. Vừa suy nghĩ thì Thiền sư nói như vậy không được, hỏi thì phải trả lời ngay, nên bắt vị tăng phải ở lại mấy năm nữa. Qua mấy năm, vị tăng thấy mình đã thành tựu thiền đến mức khả quan, nên lại đến từ giã thầy với một niềm tự tin vững chãi. Thiền sư nhìn vị tăng cười bảo: “Thôi được, con đi cũng tốt. Trời đang gió lạnh, con hãy giúp thầy đóng cửa sổ”. Vị tăng mừng quá, nhanh tay đóng cửa phát ra tiếng động lớn. Thiền sư bắt vị tăng ở lại thêm mấy năm nữa. Nhờ vậy, sau này vị tăng đó trở thành một Thiền sư nổi tiếng ở nước Nhật. Đây cũng là bài học để mỗi người chúng ta tập tính khiêm tốn, bớt lòng tự hào cũng vừa tự kiểm tra lại mình.
    Vì chủ quan, chúng ta hay cho là mình tốt hoặc được rồi, nhưng người ngoài nhìn vào thấy vẫn còn chưa được. Cho nên phải giảm bớt tính chủ quan, vì chủ quan dễ đưa đến tự phụ, rồi tự cao, tự đại. Đây là những bài học hiện thực trong cuộc sống tu hành của chúng ta, phải luôn luôn tự kiểm tra bản thân để tu tiến. Có tự kiểm tra lại mình mới thấy được những sai sót; có thấy sai sót bản thân và thấy cả sai sót của người, nhờ vậy khởi lòng cảm thông và bớt tâm tự phụ.

    III/ THƯỜNG TỰ KIỂM TRA MÌNH.
    Có câu chuyện về hai nhà họ Trương họ Lý. Một hôm, người bên nhà họ Lý qua nhà họ Trương hỏi : “Sao mọi người nhà anh sống với nhau vui vẻ, hài hòa rất là hay; còn nhà tôi năm ba bữa là cãi nhau, nhà anh có thuật sống gì hay vậy?”. Anh họ Trương nói: “Đâu có gì lạ! Mọi người trong nhà tôi luôn thấy mình là người xấu, còn nhà anh ai cũng thấy mình tốt nên mới như vậy”. Anh họ Lý ngạc nhiên: “Là người tốt tại sao lại cãi vã”. Họ Trương mới nói: “Ví như có một chén trà để trên bàn, một người đi qua vô ý đụng cái bàn, bàn chao làm rơi vỡ chén trà. Người nhà của anh không nhận lỗi, mà còn lớn tiếng trách: “ Ai để chén trà không ý tứ, phải để vào trong thì đâu có bể ?”. Người để chén trà cũng không chịu thua, cãi lại: “ Tôi để đó đâu có sao, tại anh vô ý làm bể, còn trách”.
    Vì ai cũng thấy mình tốt, mình phải nên mới xảy ra cãi nhau. Còn nếu là người nhà của tôi khi gặp sự việc như vậy sẽ nhỏ nhẹ xin lỗi: “Tôi lỡ vụng làm đổ chén trà, thành thật xin lỗi”. Người để chén trà nghe vậy, cũng sẽ nói: “Cũng không thể trách anh, do tôi sơ ý để chén trà ở gần mép bàn nên mới bị đụng đổ. Đây là lỗi của tôi”. Hai người cùng nhận lỗi hết nên không cãi vã, trong nhà luôn an vui và tốt đẹp. Còn nhà anh ai cũng tốt thì lỗi về phần ai ?
    Đây cũng là một kinh nghiệm sống, lỡ gặp chuyện như vậy thì chúng ta cứ nhận lỗi không trách ai. Phật tử hiểu và sống được thì sẽ thấy an vui. Nếu khi có lỗi mà không nhận lỗi thì đó là nguy hiểm, khiến người kia tức giận thành ra cãi vã, tranh chấp nhau cũng từ chỗ đó.

    Nếu hai người đều đúng mà hai cái đúng chạm nhau thì tóe lửa, rõ ràng là như vậy. Nên phải nhận lỗi, tập nói lời xin lỗi, đó là yếu chỉ để sống hòa hợp, vui vẻ. Đây là những bài học thực tế, chúng ta phải hiểu được ý nghĩa đó để tập sống hòa hợp. Muốn được vậy thì phải thường tự kiểm tra mình đừng lo kiểm tra người.

    Nhờ thường tự kiểm tra mình mới thấy được chỗ yếu, chỗ sai để mà tự sửa. Có ông bác sĩ Triệu là Phật tử, thường lên tòa diễn giảng. Hôm đó, giảng xong ông lái xe về nhà, vừa lái ra cổng thì bị chiếc xe taxi xông tới đụng vào xe ông. Rõ ràng anh tài xế taxi có lỗi, nhưng mà anh này còn mắng to: “Bộ ông muốn chết sao mà chạy như vậy?”. Bác sĩ Triệu tức vì theo luật đi đường thì anh taxi lỗi, đã vậy lại còn lớn tiếng chửi, bác sĩ đáp trả: “Chính anh mới muốn chết”. Tài xế taxi thách thức: “Ông ra đây!”. Bác sĩ nói: “Ra thì ra chứ sợ gì”. Ngay lúc ông sắp mở cửa bước ra khỏi xe, liền thấy nhóm học viên trong hội trường mà ông vừa diễn giảng ra tới, thấy thầy vừa giảng rất hay mà sao mới đây lại sừng sộ như vậy. Bác sĩ Triệu ngay đó tự kiểm lại mình, thấy hổ thẹn, liền đổi thái độ. Hướng về anh tài xế kia: “Thôi tôi xin lỗi anh, đúng là tôi sai rồi”. Anh tài xế ngạc nhiên, nhưng cũng trở lại khiêm tốn, nắm chặt tay bác sĩ: “Đây đúng là lỗi của tôi, chứ không phải ông”. Hai người vui vẻ bắt tay nhau rồi đi.
    Các Phật tử thấy chiến trường sắp nổ nhưng mỗi người sớm biết xoay lại, biết nhận lỗi, chỉ cần chịu hạ mình thấp một chút là có thể xong việc. Còn ai cũng tự cho mình là trên, không chịu nhận lỗi nên mới sinh ra chuyện không vui, không tốt.
    Chúng ta khéo tập nói được lời xin lỗi là đã giải quyết được bao nhiêu chuyện rắc rối. Chỉ cần một câu nói thôi. Quý Phật tử nào kinh nghiệm sẽ rõ. Nếu đã lỡ làm chuyện có lỗi mà thực tâm xin lỗi thì người kia họ cũng sẽ bớt giận; cũng như ai lỡ làm mình buồn giận mà họ xin lỗi thì mình cũng sẽ bớt buồn.
    Như vậy, chỉ một lời xin lỗi thôi mà có thể chuyển họa thành phúc, chuyển rắc rối thành êm đẹp, vậy tại sao chúng ta không dám nói lời xin lỗi, trong khi không tốn công, tốn tiền tốn bạc gì hết? Xét lại thì chỉ vì lòng tự ái mà ra, do tự ái là hàng rào cản nên mới không dám nói. Người học đạo cần phải vượt qua, đó cũng chính là một cách để tự thắng mình.

    Kinh Pháp Cú nói:
    Dù tại bãi chiến trường,
    Thắng ngàn ngàn quân địch,
    Tự thắng mình tốt hơn,
    Thật chiến thắng tối thượng.
    Dù thiên thần, thát bà,
    Dù ma vương, Phạm thiên,
    Không ai chiến thắng nổi,
    Người tự thắng như vậy.


    Nghĩa là dù cho thiên thần ở cõi trời, dù ma vương hay Phạm thiên cũng không ai có thể bằng người tự chiến thắng mình, đó là một sức mạnh lớn, khó làm mà làm được.
    Người biết nhận lỗi là người có sức mạnh lớn, vì người yếu đuối chưa chắc làm được. Nhưng người ta ít dám nhận lỗi mà thường thấy lỗi của người khác. Đó là thói quen ít tự kiểm tra mình mà lại thường kiểm tra người, nên kinh Pháp Cú nói:
    Dễ thay thấy lỗi người,
    Lỗi mình thấy mới khó.
    Lỗi người ta phanh tìm,
    Như lựa thóc trong gạo.
    Còn lỗi mình che giấu,
    Như kẻ gian giấu bài.


    Tức là thấy lỗi người ta thì dễ, thấy lỗi mình mới khó. Lỗi người khác thì cố moi tìm như lựa thóc trong gạo; còn lỗi mình thì che giấu cho qua như kẻ gian giấu bài. Đó là thói quen.
    Vì thường thấy lỗi người mà không thấy lỗi mình nên thành ra tự cao tự đại, rồi dễ bực mình, thấy anh đó cứ lầm lỗi hoài, cứ dở hoài mà không biết bản thân mình cũng có cái dở. Cho nên, nếu là người thường soi lại mình, lỡ thấy huynh đệ có sai sót thì cũng thông cảm, vì lâu lâu mình cũng có những cái dở, nhờ vậy ít bực bội. Nếu người mà lúc nào cũng tự cho là mình đúng, là tốt khi thấy người ta sai chút là dễ bực bội, rồi cứ lo trách người mà ít chịu trách mình.
    Đó là những kinh nghiệm, là lẽ thật để chúng ta thường tự soi, tự kiểm lại mình, thấy được những cái sai sót của mình, dám nhận lỗi, dám nói lời xin lỗi, tạo không khí vui hòa, cũng là cách tiến tu. Có thấy được sai sót của mình, chúng ta mới sửa để tiến bộ, còn tưởng mình tốt thì không còn muốn nghe ai khuyên dạy nữa, cố chấp như vậy thì lỗi càng nhiều.

    IV/ TỰ TRÁCH MÌNH TRƯỚC KHI TRÁCH NGƯỜI.
    Một yếu chỉ để sống tốt nữa là phải thường tự trách mình trước khi trách người. Nghĩa là phải khéo tự trách mình trước rồi mới trách người sau, chứ đừng có trách người trước khi trách mình. Thường thì người ta hay trách người khác trước khi trách mình, chúng ta tu Phật phải ngược lại, tự trách mình trước. Đó cũng là cách giải tỏa nhiều phiền não cho mình. Bởi vì cứ lo trách người mà không dám trách mình, cứ đổ lỗi cho người còn mình lúc nào cũng tốt nên dễ sinh phiền não, bực bội bất mãn.
    Cuối cùng, thấy ai cũng đáng trách hết, còn mình thì sao? Đây là một kinh nghiệm mỗi khi bị huynh đệ làm điều gì bất như ý cho mình thì phải tự xét tìm xem bản thân đã có khuyết điểm gì, nên người mới đối xử như vậy. Thí dụ họ cư xử tệ, có vẻ khinh thường mình, thì trước khi trách họ chúng ta phải trách mình trước, nghĩ lại chắc mình tu cũng có chỗ khiếm khuyết gì đó, hay đức hạnh của mình còn kém nên mới như vậy. Nếu như đức của mình cao thì họ đâu đối xử xấu. Quán xét kỹ thì sẽ thấy nhẹ nhàng, bớt phiền trách người khác. Tự kiểm mình để tu thêm chút nữa, vun bồi đức hạnh mình thêm chút nữa, được vậy thì tâm nhẹ nhàng và tu tiến thêm. Ngược lại, chưa gì đã trách người khác, thì càng sanh bực bội, càng thêm phiền não, không khí càng nặng nề hơn nữa.
    Quý phật tử đã đọc câu chuyện ngài Milarepa, Ngài bị ông thầy ngược đãi một cách vô lý, nhưng Ngài cũng vẫn nhẫn nại, tự trách mình mà không oán giận thầy. Ngài tự trách nghiệp ác mình tạo nên mới gặp hoàn cảnh không hay. Đúng là trước kia Ngài cũng tạo nhiều nghiệp ác nên hiện tại thường tự trách lại mình, và Ngài càng tăng thêm sức nhẫn nhục. Nhờ vậy những quả báo ác của Ngài giảm bớt, và được giác ngộ trong hiện đời, nếu Ngài oán trách thì nghiệp ác không cởi bỏ được. Nếu người biết sống, sẽ có tiến bộ khéo vươn lên. Điều quan trọng là phải thường tự kiểm lại mình, tự trách mình, trách mình trước chứ đừng theo thói quen là trách người ta trước.

    Việt Nam có kể câu chuyện về Thiền sư Hiện Quang là vị sư đầu tiên của sơn môn Yên Tử. Có lần, Ngài thấy vị thị giả dâng cơm, bất cẩn xẩy tay rơi mâm cơm xuống đất. Thầy thị giả sợ quá, vội lấy tay hốt cơm vô. Vì hốt vội nên cơm lẫn với đất đem dâng cho Ngài. Ngài thấy vậy tự trách mình: “Ta sống không làm lợi ích cho ai nhiều, nhọc công người cung cấp đến phải như thế.”
    Ý của Ngài là thấy mình sống không làm được lợi ích cho ai nhiều mà còn phải làm phiền người. Từ đó, Ngài mặc áo bằng lá cây, ăn các thứ trái lượm được trong núi rừng chứ không dùng cơm để khỏi cần người cung cấp. Trải qua mười năm như vậy.
    Đó là tinh thần tự trách mình, người tu được như vậy thì nhẹ nhàng không phiền não. Đây là những phương cách và là kinh nghiệm để chúng ta học hỏi. Người học đạo phải khéo biết soi lại như vậy.

    Nhà thiền kể câu chuyện về Thiền sư Lâm Tế - Nghĩa Huyền khi còn đang tham học. Mỗi lần, đến thưa học pháp với ngài Hoàng Bá đều bị ăn một gậy và không trả lời gì hết. Nếu chúng ta đi cầu pháp mà gặp trường hợp như thế thì chắc là oán trách rồi bỏ đi vì ông thầy thô lỗ quá. Nhưng Ngài không trách gì hết, chỉ tự trách mình vô minh, nhiều chướng duyên nên không sáng tỏ được ý chỉ thầy dạy. Chính cái tâm như vậy nên mới tiến bộ, mới thành bậc Tông sư sau này.
    Ở Việt Nam cũng có câu chuyện rất hay là “bến đò sáu mươi” nói về Sơ tổ Trúc Lâm.
    Bấy giờ, vua Trần Nhân Tông lên núi tu nhưng cũng thường đi giáo hóa, thăm dạy các nơi. Ngài tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) nên mọi người xưng gọi là Trúc Lâm Đầu Đà. Vì Ngài mặc áo tu tầm thường, đi chân trần, nhìn không giống ông vua, nên có một lần đi từ nơi Thiên Trường qua bến đò ở xã Nghi Dương, nay là xã Ngũ Phúc thuộc huyện Kiến Thụy - Hải Phòng để thăm chị gái, tức là công chúa Thiên Thụy, tu ở chùa Nghi Dương.
    Lúc ấy, trời sẩm tối có viên xã quan đi kiểm tra chuyển canh. Nhìn thấy vị sư khoác túi vải gầy gò, chống gậy dò đường đi ra bến đò. Vị xã quan đã ngà ngà say, hách dịch hỏi giấy tờ tùy thân của Đại sĩ. Đại sĩ từ tốn nói: “Tôi ở trên núi, lỡ đi có việc gấp nên quên mang theo giấy tờ”. Xã quan liền túm lấy Đại sĩ đấm cho sáu mươi đấm. Vừa lúc đó, gia nhân của công chúa Thiên Thụy tới đón Đại sĩ, thấy vậy mới hoảng hốt quát to: “Đó là Thượng hoàng, sao dám hỗn vậy?”. Xã quan nghe rồi hết hồn, run sợ quỳ rạp xuống lạy xin tội. Đại sĩ ôn tồn bảo tên xã quan phải khéo, từ đây trở đi phải chừa tật rượu chè, hống hách; rồi Ngài quay lại nói với gia nhân công chúa: “Đây cũng do nghiệp chướng của ta, không nên làm khó xã quan”. Vì vậy, từ đó bến đò này mới có tên là bến đò sáu mươi.

    Như vậy, Ngài cũng tự trách nghiệp chướng của mình, trước do không khéo tạo nên nay mới gặp chuyện không hay, Ngài không trách người. Một vị vua danh tiếng, một vị Thượng hoàng đầy uy quyền khi bị người sĩ nhục vẫn không oán trách mà chỉ tự trách lại mình. Đối với chúng ta thì việc này có dễ làm không? Đó là những bài học sống, là tinh thần học đạo của người xưa.

    V/ TÓM KẾT
    Chúng ta học nhiều kinh luận, nhưng chỉ biết nhớ chữ nghĩa mà không ứng dụng ý kinh rồi chuyển thành bài học thực tế trong cuộc sống, thực là thiếu sót. Quý vị nghe giảng chỉ 1 tiếng đồng hồ là xong nhưng thực hành thì làm cả đời cũng không xong. Chỉ cần hai tiếng “xin lỗi” quý vị học cả đời học cũng chưa hết. Không phải đơn giản. Đừng tự hào nói tôi học thuộc hết bộ kinh này, bộ kinh kia…
    Muốn học lẽ thực, trước hết chúng ta phải tập để quen “nói lời xin lỗi”. Tại sao phải thực tập? Bởi vì khi nghe thấy dễ nhưng làm thì khó, nên phải tập. Nếu như ai đã làm được rồi thì thôi, nhưng hầu hết chúng ta đều chưa được nên phải thực tập để cho quen, để sống được như vậy. Phải tập “nói lời xin lỗi” để có sự thông cảm với nhau, để dễ dàng dẹp bớt lòng tự phụ. Khi lỡ làm buồn phiền huynh đệ thì chúng ta phải tập can đảm lên, phải mạnh dạn nói lời “xin lỗi huynh, tôi đã làm huynh buồn”. Như vậy, liền có sự chuyển đổi, không khí sẽ nhẹ nhàng, bớt nặng nề. Còn nếu cứ mặt nặng với nhau ngày này qua ngày khác thì buồn phiền càng kết sâu. Sống như vậy có vui gì? Cũng như, nếu lỡ làm người trên buồn lòng thì trước mạnh dạn nói: “Con xin lỗi thầy” hoặc “Con xin lỗi ba mẹ”. Nói được bằng tâm chân thành thì sẽ không ai phiền trách nữa, không khí sẽ nhẹ nhàng an vui, hòa hợp. Phải tập giống như gia đình họ Trương, cả nhà ai cũng là người xấu hết thì không khí an vui, còn ai cũng tốt hết thì cãi vã nhau hoài.
    Nếu có ai lỡ làm phiền huynh đệ, phiền người chung quanh mà còn tự ái cố chấp, làm mặt lạnh thì cuộc sống làm sao có sự thông cảm? Có nhiều trường hợp, hai xe đụng nhau, không ai chịu nhận lỗi, người này đổ qua người kia, người kia đổ qua người nọ thành ra cãi nhau; nếu lỡ chạm nhau chỉ cần bước xuống xe nói lời: “Xin lỗi tôi lỡ chạm anh” thì chắc là sự việc nhẹ nhàng. Cũng vậy, trong cuộc sống nếu cứ lo đổ lỗi cho nhau, trở thành bất mãn với nhau, rồi tự sanh phiền não, cuộc sống càng đưa đến tình trạng đen tối hơn, nguyên do cũng chỉ vì cố chấp mà ra.
    Cho nên, người học đạo phải khéo tự kiểm tra và phải biết nói được lời “xin lỗi”. Có miệng là nói được. Chỉ cần khéo buông bớt cái “tôi” này một chút thôi thì sống gần với nhau, thương nhau hơn. Sẵn sàng xin lỗi tất cả. Đó là bài học mà tất cả người tu chúng ta cần phải thực tập.

    Bây giờ, tôi xin làm gương trước: “Tôi xin lỗi tất cả. Bởi vì lâu nay mỗi lần giảng dạy Phật pháp, phải nói thẳng nói thật, nên nhiều khi cũng đụng chạm, ít nhiều cũng làm mất lòng mọi người nên tôi xin lỗi tất cả”. Khi nói thật thì có khi cũng đụng chạm cái tôi của mọi người. Nhưng học Phật là học sự thật, thì phải nói lời thật để khéo sống chân thật cùng tiến lên. Nay xin được nói lời xin lỗi, vì đây là việc làm rất là bổ ích trong cuộc sống của bản thân mỗi người.

    TT Thích Thông Phương
    Thienviendaidang
    Hãy luôn đặt mình vào vị trí người khác . Nếu điều đó tổn thương bạn thì nó cũng sẽ làm buồn người khác



Trang 3 / 7 ĐầuĐầu 12345 ... Cuối Cuối

Chủ Đề Tương Tự

  1. Học thuyết về “Đạo” trong triết học Lão Tử
    By khieman in forum Triết Học Cổ Kim Đông Tây
    Trả Lời: 2
    Bài Viết Cuối: 05-07-2014, 10:53 PM
  2. Thảm sát tại nhà thờ Tây Ban Nha
    By duyanh in forum Tin Tức Quốc Tế
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 09-30-2011, 12:29 PM
  3. Các món ăn bổ dưỡng nhất hiện nay ở việt nam
    By giavui in forum Truyện Cười Dí Dỏm
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 09-29-2011, 02:15 AM
  4. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 09-23-2011, 06:01 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •