Đó là những loài hoa có hình dáng hết sức kỳ quặc và độc đáo đang tồn tại trên thế giới.



Hoa Hồng Sa mạc - loài cây gần giống hoa sứ, hoa đại ở Việt Nam.



Hoa lan Habenaria radiata còn được gọi là hoa lan diệp bạch do nó rất giống một con diệp bạch



Hoa lan ma thần (Peristeria elata) có hình dáng như một con chim câu ẩn trong hoa.



Cây kim ngư thảo - còn gọi là hoa mõm chó hoặc hoa rồng (Antirrhinum hoặc snapdragon) là một loài cây khá phổ biến trong vườn nhà phương Tây. Đúng như tên gọi, phần hoa của cây khi còn tươi có hình dáng rất giống đầu rồng.



Khi cây chết đi, phần hoa héo tàn có hình dáng khá giống đầu lâu.



Cây rắn hổ mang (tên khoa học là Darlingtonia californica) còn gọi là cây nắp ấm California, là một loài thực vật ăn thịt, thành viên duy nhất của chi Darlingtonia trong gia đình Sarraceniaceae. Nó có nguồn gốc ở miền Bắc California và Oregon (Mỹ), phát triển trong đầm lầy.



Drosera, thường được gọi là cây gọng vó, một trong những chi lớn nhất của cây ăn thịt, có ít nhất 194 loài. Các thành viên của gia đình Droseraceae thu hút, nắm bắt và tiêu hóa côn trùng bằng tuyến nhầy trên bề mặt lá.



Nepenthes thường được gọi là cây nắp ấm nhiệt đới hoặc ly khỉ, là một loài cây ăn thịt trong gia đình Nepenthaceae đơn loài. Chúng sống chủ yếu từ Nam Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Philippines; về phía tây tới Madagascar và Seychelles, Australia và New Caledonia, Ấn Độ và Sri Lanka.



Loài Heliamphora được gọi là cây nắp ấm mặt trời, do quan niệm sai lầm rằng các Heli của Heliamphora là từ tiếng Hy Lạp Helios, có nghĩa là "mặt trời". Trong thực tế, tên này bắt nguồn từ helos, có nghĩa là đầm lầy, do đó, tên khoa học của cây phải là cây nắp ấm đầm lầy.



Cây bắt ruồi, Dionaea muscipula, là một loại cây ăn thịt có nguồn gốc từ vùng đất ngập nước nhiệt đới trên bờ biển phía Đông nước Mỹ. Con mồi chủ yếu của chúng là côn trùng và nhện.




Hoa Tiare apetahi hình 5 ngón tay (Ra’iatea, Quần đảo Polynesia, thuộc Pháp). Là một loại hoa rất hiếm với vẻ đẹp chết người, Tiare apetahi chỉ có trên núi Temehani, thuộc đảo Ra’iatea, Polynesia.



Cây nắp ấm Nepenthes campanulata bắt ruồi (Đảo Borneo, Indonesia). Loại cây với hình dáng cái chuông chứa cả một bình chất dịch để bắt và dìm chết con mồi này là một đặc trưng ở rừng Borneo, thuộc đảo Borneo, Indonesia.



Hoa kiếm bạc sống trên núi lửa thuộc đảo Hawaii, Mỹ. Đây là biểu tượng của quần đảo Hawaii, loại hoa này nở trong môi trường khắc nghiệt của núi lửa Haleakala. Đặc biệt, chúng chỉ nở một lần để sinh sản trước khi cây chết hoàn toàn.



Cỏ xoắn ốc có tên khoa học Moraea tortilis, giống như phong lan ma, nó là một loài thực vật vô cùng hiếm. Quê hương của chúng là khu vực Nam Phi, đặc biệt là Namibia, sống giữa những sa mạc cằn cỗi, nóng bức.



Hoa móng vuốt màu xanh ngọc bích có tên khoa học Strongylodon macrobotrys, là một cây thân bò sống chủ yếu tại các khu rừng nhiệt đới Philipines. Trên thế giới, có lẽ màu sắc và hình dáng của hoa cây này có lẽ là độc nhất vô nhị.



Hoa bong bóng là loài hoa có hình dạng giống hệt một khinh khí cầu tí hon. Loài hoa này thường mọc ở những con đường và cánh đồng ở Trung Mỹ. Màu sắc hoa khá đa dạng, từ màu xanh lá cây sẫm cho tới đỏ đậm.



Lunaria annua là loài cây sống ở châu Âu. Chúng nổi bật bởi những quả hạt trong suốt. Ở Đông Nam Á, chúng được ví như cây tiền bạc bởi trông giống như các đồng xu.



Hoa mỏ vẹt có tên khoa học là Lotus berthelotii. Đây là loài hoa rất hiếm, được coi là hoàn toàn tuyệt chủng trong tự nhiên. Người ta đã tiến hành thí nghiệm để thụ phấn cho hoa và trồng ngoài tự nhiên nhưng rất ít những thí nghiệm này thành công. Vì vậy, Lotus Berthelotii chỉ được nuôi và nhân giống trong các phòng thí nghiệm.



Hoa Koki’o là loài hoa rất hiếm, chỉ có ở Hawaii (Mỹ). Nó được phát hiện năm 1860, khi đó nó chỉ có đúng 3 cá thể. Đến năm 1950, cây Kokai cuối cùng (trong 3 cây được tìm thấy) đã chết và hiện loài này được coi là tuyệt chủng.



Cây cỏ bơ (Butterwort) sống ở những khu vực ẩm ướt ở châu Mỹ, châu Âu và Bắc Á. Loài thực vật này sử dụng những chiếc lá có chất dính của mình để thu hút, bẫy và tiêu hóa côn trùng.



Cây hố bẫy có tên khoa học là Sarracenia, thường sống trong các đầm lầy Bắc Mỹ. Lá cây này nằm sát mặt đất, mỗi lá có dạng một bao đài, phiến lá của cây có nắp sặc sỡ trông như cái dạ dày. Ở trong “dạ dày” đó có nhiều tuyến tiết mật thu hút sâu bọ. Khi sâu bọ sa vào, nó gần như không có bất cứ cơ hội nào thoát thân.





[/COLOR]
Theo kienthuc



[/RIGHT]