Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Muốn đoạt được hạnh phúc trong gia đình, muốn có một người bạn đời lý tưởng, việc đó không quan trọng bằng tự hỏi chính mình đã là người lý tưởng chưa đã?
Lelend Foster Wood
Trang 2 / 3 ĐầuĐầu 123 Cuối Cuối
Results 11 to 20 of 22

Chủ Đề: Chết dưới tay Trung Quốc - Peter Navarro và Greg Autry

  1. #1
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Chết dưới tay Trung Quốc - Peter Navarro và Greg Autry

    .

    Chết dưới tay Trung Quốc
    Peter Navarro và Greg Autry






    Những lời khen ngợi dành cho cuốn sách
    “Chết dưới tay China”

    * “Bản thân tôi đã thoát khỏi sự kiểm soát của Đảng Cộng sản China và bây giờ được hưởng một cuộc sống tự do ở Mỹ. Việc tất cả mọi người ở đất nước mà tôi yêu mến hiểu rằng sự xâm lăng đối với quyền con người của chính phủ China không chỉ dừng lại ở biên giới China là rất quan trọng. Các lãnh đạo Đảng Cộng sản China tin rằng họ đang có chiến tranh với nền dân chủ và tự do, và với bất kỳ chính phủ nào đang hỗ trợ các giá trị này. Chết dưới tay China là cuốn sách hoàn hảo để giải thích những nhà chiến lược của Bắc Kinh đang chiến đấu và đưa cuộc chiến tranh đó ra toàn thế giới như thế nào”
    - Li Fengzhi, cựu đặc vụ, Bộ An Ninh Quốc Gia China

    * "Tại thời điểm có một nhận thức cho rằng China là cường quốc tiếp theo của thế giới, cuốn sách này sẽ đặt sự chú ý vào một khía cạnh khác của China, một quốc gia dường như không sẵn sàng là một thành viên có trách nhiệm của tình hữu nghị và tôn trọng giữa các quốc gia. Thất bại của cộng đồng quốc tế trong việc xem xét hiện thực China này không chỉ gây bất lợi cho phần còn lại của thế giới, mà chủ yếu cho người China, Tây Tạng, và những người khác, những người đang phải đối mặt với các hậu quả này hàng ngày".
    - Bhuchung K. Tsering, Phó chủ tịch, Chiến dịch quốc tế cho Tây Tạng


    * "Là một nhà báo người được sinh ra và lớn lên ở China và đã viết báo về China trong nhiều năm, tôi rất ấn tượng với sự hiểu biết rộng lớn của các tác giả về các vấn đề của China và quan trọng nhất là sự hiểu biết rõ ràng và sáng suốt nội tình China và mối quan hệ với Mỹ".
    - Simone Gao, Người dẫn chương trình và nhà sản xuất giành nhiều giải thưởng của chương trình Zooming In, TV triều đại Đường mới


    * "Sự mở mắt quan trọng cho tất cả người Mỹ, Chết dưới tay China là một cuốn sách phải đọc trước hành trình tiếp theo đến với Walmart - hay có lẽ là dòng người thất nghiệp."
    - Stuart O. Witt, Tổng giám đốc, Cảng hàng không Mojave, Phi công thử nghiệm; tốt nghiệp USN TOPGUN

    * "310 triệu người Mỹ nên bắt đầu nghe những gì Peter Navarro và Greg Autry viết trong Chết dưới tay China - về việc 1,3 tỷ người dân China dưới sự chỉ đạo của một chế độ độc tài toàn trị đang hủy hoại kế sinh nhai của họ như thế nào. Tiếng chuông tự do của cuốn sách này nên đánh thức các nhà lãnh đạo Mỹ ra khỏi giấc ngủ của họ để họ cuối cùng- cuối cùng- nhận ra rằng các chính sách kinh tế của China đang làm phá sản Liên bang Hoa Kỳ. Navarro và Autry mô tả việc này đơn giản nhất có thể, và quan trọng là làm thế nào để Mỹ đối phó với mối đe dọa này."
    - Richard McCormack, Nhà xuất bản và biên tập, Manufacturing & Technology News

    *
    "Giống như Paul Revere thời hiện đại, cuốn sách này đưa ra những cảnh báo khẩn cấp nhất về một China đang quân sự hóa nhanh chóng, bảo hộ và trọng thương, đang phá hủy một cách có hệ thống nền kinh tế Mỹ dưới biểu ngữ giả dối về tự do thương mại- và trong quá trình này, làm suy yếu nghiêm trọng phòng thủ quốc gia của chúng ta. Cuốn sách này nên được yêu cầu đọc cho mọi người dân Mỹ và có trong tay của tất cả các Dân biểu Mỹ. "
    - Ian Fletcher, Chuyên gia Kinh tế Cao cấp, Liên minh cho một nước Mỹ thịnh vượng

    *
    "Một cú bắn của súng trường công suất lớn nhằm vào điểm chết ngay hồng tâm Bắc Kinh".
    - Dylan Ratigan, Người dẫn chương trình "MSNBC’s The Dylan Ratigan Show".


    *
    "Chết dưới tay China là minh chứng tiếp theo cho việc chúng ta đang gieo những hạt giống cho sự sụp đổ của chính chúng ta. Navarro và Autry thể hiện chi tiết cách thức mà cộng sản China ăn cắp công ăn việc làm và công nghệ Mỹ, bán lại cho chúng ta sản phẩm kém chất lượng, và sau đó sử dụng lợi nhuận thu được để xây dựng các loại vũ khí đẩy toàn bộ thế giới vào nguy hiểm. Cuốn sách này gây sốc và là một cuốn sách phải đọc đối với tất cả mọi người"
    - Paul Midler, Tác giả của “Sản xuất kém chất lượng tại China”
    "

    * "Chết dưới tay China không chỉ mô tả chính xác tầm cỡ các mối đe dọa quân sự và kinh tế của một China đang lớn mạnh. Các tác giả còn chỉ ra một cách chính xác và dứt khoát nhũng kẻ phản bội và những kẻ biện hộ của China ở Mỹ, những người đang giúp đỡ để làm cho bất cứ điều gì cho sự trỗi dậy của China, trừ hòa bình."
    - Alan Tonelson, Chuyên gia nghiên cứu, Hội đồng thương mại và công nghiệp Mỹ, AmericanEconomicAlert.org

    * "Lời kêu gọi hành động này nghiên cứu một cách cẩn thận và đưa ra chi tiết về những hiểm họa hiện hữu và rõ ràng- mọi thứ trừ hòa bình mà một China đang lớn mạnh gây ra cho thế giới. Bằng cách đó, nó khiến cho chúng ta phải đối mặt với sự thật không thể tránh được: Nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ, chúng ta sẽ phải đối mặt gần như chắc chắn với "Cái chết dưới tay China”
    -Nghị sĩ Dana Rohrabacher, Quận 46 (Rep, CA)
    Nguồn: Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Dalat


    Lời giới thiệu

    Death by China hay Chết dưới tay Trung Quốc được viết bởi Giáo sư Kinh tế và Chính sách Công cộng tại Đại học California, Irvine, Peter Navarro và đồng sự Greg Autry. Quyển sách dày 320 trang này đã thống kê một cách cặn kẽ những chiêu thức kinh tế, xã hội, chính trị, và quân sự của Trung Quốc đã làm mất đi hàng triệu việc làm của Hoa Kỳ cùng với 5 hiểm họa quân sự mà Hoa Kỳ và thế giới tự do phải đối đầu trong những thập niên tới. GS. Navarro cũng phản biện mạnh mẽ những ý kiến của Thomas Friedman về thuyết "Thế giới phẳng". Ông cho rằng thế giới quả thật sự phẳng chỉ khi các quốc gia cùng tuân thủ một luật lệ chung. Trung Quốc không phải là trường hợp này.

    Trong vài tuần gần đây, chính trường Canada nóng bỏng bởi những sự kiện ký kết Hiệp ước Đầu tư Canada - Trung Quốc và việc CNOOC mua Nexen, cũng như an ninh quốc gia liên quan đến Huawei, ZTE, CNOOC, mà đằng sau là chính quyền Bắc Kinh hỗ trợ. Trong khi đó, chính khách và thương gia Canada thì thiếu kinh nghiệm làm ăn với các nước đang phát triển nhất là Trung Quốc.

    Chúng tôi, trong điều kiện làm việc hạn hẹp về thời gian và tài chính, cùng với quý bằng hữu khắp nơi mà chúng tôi không được phép nêu tên vì lý do gia cảnh và an ninh, đã khởi đầu việc dịch thuật cuốn Death by China với sự đồng ý của GS Peter Navarro. Chúng tôi sẽ chuyển đến quý vị bản dịch này, lần lượt theo sức có hạn [của mình], và theo nguyện vọng của quý bằng hữu là làm sao chuyển đến càng đông người đọc càng tốt, trong đó có đồng bào quốc nội và hải ngoại. Và nếu có thể, chúng ta giới thiệu nguyên tác bằng Anh ngữ đến những người bạn ngoại quốc, chính khách ngoại quốc quan tâm đến Việt Nam trong bối cảnh lịch sử thế giới hiện đại.

    Nếu chúng tôi có sai phạm về ngôn ngữ, ý tưởng, mong quý vị thông cảm, và gửi ý kiến xây dựng để chúng tôi hoàn thiện. Quý vị cũng sẽ có thể tìm thấy trên mạng một vài bản Việt ngữ với ngôn từ hơi khác biệt và nội dung đầy đủ hay tóm lược. Trong bản Việt ngữ của chúng tôi, chúng tôi cố gắng dùng những từ ngữ mà đồng bào hải ngoại thường dùng, đồng thời, khi ra sách, chúng tôi sẽ thêm phần phụ lục từ ngữ Anh - Việt cũng như Hoa (pinyin) - Việt để tiện tra cứu.

    TS. Lê Minh Thịnh,
    Giám đốc Điều hành phụ trách Ban Thông tin
    Cộng đồng Người Việt Quốc gia vùng Montreal
    Lời mở đầu

    Vào cuối những năm 1980, Trung Quốc ở trong tình trạng đầy phấn khích và đầy khả năng khi mà các luồng tư tưởng mới, quyền tự do cá nhân, và các cơ hội kinh tế chảy ồ ạt vào từ Tây phương như một dòng sông cuốn đi những rác rưởi của cuộc Cách mạng Văn hóa do Mao khởi xướng.

    Trong những năm đầy hy vọng này, tôi là thành viên của một nhóm các lãnh đạo sinh viên trẻ đứng ra kêu gọi cải cách chính trị để hợp với tư duy mới và đưa Trung Quốc đàng hoàng vào với thế giới hiện đại. Chúng tôi đã tổ chức các cuộc biểu tình và đọc diễn văn tại các trường học và các quảng trường trên khắp đất nước, và chúng tôi nhiệt thành tin rằng giới lãnh đạo cao cấp nhất của đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ lắng nghe. Thay vào đó, phong trào của chúng tôi đã bị nghiền nát bằng làn súng xe tăng và những sự kiện bi thảm ngày 4 tháng 6 năm 1989 tại quảng trường Thiên An Môn, mà rất nhiều bạn đã kinh hoàng thấy trên TV.

    Ngày đó, nhiều thứ bị mất đi - không những chỉ mất mạng sống của rất nhiều người Trung Quốc dũng cảm mà chúng ta khóc thương mà còn mất cơ hội có một không hai để được sống tự do trong một Trung Quốc dân chủ với tương lai tươi sáng lạn nhất.

    Không lâu sau cuộc thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn, tôi bị bắt giam, và cộng với hàng ngàn người biểu tình khác, đã phải chịu nhiều tháng bị tra tấn và ngược đãi. Trong thời kỳ đen tối này, tại nhiều nơi cực kỳ đen tối (hắc ám) khác nhau, nhiều bạn bè tôi đã chết; và cho đến hôm nay, một số nạn nhân Thiên An Môn còn sống sót vẫn đang còn bị lưu đày trong tù ngục hay trong các trại cưỡng bức lao động.

    Buồn thay, cả một thế hệ mới của thanh niên Trung Quốc chẳng biết điều gì đã xảy ra tại Thiên An Môn. Trong khi chúng ta sống ở Tây phương có thể tự do xem các đoạn video và hình ảnh trên mạng Internet liên quan đến vụ thảm sát, thì toàn bộ các tài liệu đó đã bị “tẩy rửa” theo đúng lễ nghi quan cách khỏi mạng Internet ở Trung Quốc bằng một đội quân kiểm duyệt hùng hậu.

    Cho đến nay tôi đã trải qua nửa đời người chiến đấu chống lại sự kiểm duyệt đó và đấu tranh cho tự do và dân chủ ở Trung Quốc. Hơn lúc nào hết, tôi nhiệt thành tin rằng bất cứ ai có lý trí ở bên ngoài Trung Quốc phải hiểu rõ được điều này:

    Hơn hai thập niên sau sự kiện Thiên An Môn, con hổ toàn trị vẫn không hề thay đổi các sọc vằn của nó. Thực vậy, khác hẳn với các quốc gia đã ổn định, sự chi tiêu của Trung Quốc cho công an và kiểm soát xã hội hiện đang ngày càng tăng, nhanh hơn cả ngân sách quốc phòng vốn đã tăng vùn vụt của Trung Quốc!

    Tôi thấy thật là điều mỉa mai hay đáng phẫn nộ khi thấy rằng chính nhiều quan chức đảng Cộng sản ngày xưa đã giám sát việc đánh đập, bỏ tù, và giết hại các bạn sinh viên của tôi trong sự kiện Thiên An Môn nay lại điều khiển sự bức hại không thương xót đối với các tín đồ tôn giáo như Pháp Luân Công (Falun Gong) và sự đàn áp tàn nhẫn các dân tộc thiểu số hòa bình như người Tây Tạng (Tibetants) và người Duy Ngô Nhĩ (Uighurs). Cũng chính đảng Cộng sản Trung Quốc đã cấp thời đàn áp mọi phong trào đối kháng chính trị như bản Tuyên ngôn Hiến chương 08 và Phong trào Cách mạng Hoa Lài đang lên. Chỉ có một thay đổi là bè lũ cầm quyền của thế kỷ mới này – hơn bao giờ hết - xảo quyệt hơn, lén lút hơn, và dùng kỹ thuật tinh vi hơn.

    Ngày nay, khi tôi đang sống thoải mái, an toàn, và tự do ở thành phố New York, tôi có thể hiểu được tại sao những người Tây phương lại khó có thể thấy rõ rằng đảng Cộng sản Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm – cho cả cho nhân dân Trung Quốc lẫn những dân tộc khác thế giới. Xét cho cùng, các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh trông có vẻ rất dễ mến trên TV, và ngày nay theo một chiến lược định sẵn họ cố gắng không lải nhải chống Tây phương như thời của Mao.

    Nhưng sự thật là sự thật, và chân lý vẫn là chân lý. Và khi các trang sách này lần lượt được mở ra, bạn sẽ đối mặt với từ sự thật này đến sự thật rành rành khác rằng kẻ cai trị ở Bắc Kinh vẫn tiếp tục đàn áp hung bạo những tiếng nói của chính người dân Trung Quốc ngay cả khi họ - một cách có hệ thống – làm tràn ngập thế giới bằng các hàng hóa nguy hiểm, sử dụng một loạt các vũ khí tác hại của chủ nghĩa con buôn và chủ nghĩa bảo hộ để hủy hoại nền kinh tế của Hoa Kỳ và Tây phương, và nhanh chóng trang bị vũ trang bằng những hệ thống vũ khí tốt nhất mà mạng lưới gián điệp tinh vi của họ có thể ăn cắp được từ Ngũ Giác Đài.

    Tôi cũng có thể hiểu tại sao những sự thực phũ phàng khiến cho ta thức tỉnh này lại có thể không ăn nhập gì với kinh nghiệm cá nhân của bạn. Khi du lịch đến Trung quốc, bạn có thể đã có một chuyến đi vui thích xuôi dòng Dương Tử, bị mê hoặc bởi đạo quân đất nung tại lăng Tần Thủy Hoàng, hứng khởi bước dọc theo Vạn Lý Trường Thành, hay bị hoàn toàn thu hút bởi Tử Cấm Thành. Hoặc thậm chí bạn có thể là một giám đốc kinh doanh người Mỹ ở Thượng Hải hay Thâm Quyến kiếm được bộn tiền và được thiết đãi các bữa tiệc thịnh soạn mà chẳng có lý do ngoài việc ngắm bầu trời trong xanh và một con đường gạch vàng trước mặt. Đáng tiếc là, hầu hết người Mỹ chưa bao giờ nhìn thấy một mặt khác của Trung Quốc và người dân Trung Quốc đã phải trả giá như thế nào cho tất cả sự “tiến bộ” này với một hệ thống sinh thái bị hủy hoại tàn khốc, tham nhũng, bất công xã hội, nhân quyền bị xâm phạm, thực phẩm độc hại, và quan trọng nhất là sự băng hoại tâm hồn con người.

    Mặc dù tôi nhớ Trung Quốc, nhưng Hoa Kỳ đã trở thành mái nhà thân yêu thứ hai của tôi; và sự hỗ trợ của người vợ đẹp cho tôi thấy hằng ngày rằng tại sao Hoa Kỳ là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Tôi cũng thấy sức mạnh này ở rất nhiều điều nhỏ bé ở Hoa Kỳ, ví dụ như dòng chữ trên bửng xe hơi: “Tự do không phải miễn phí” (Freedom is not free).

    Cá nhân tôi biết rất rõ câu nói trên là thật đến thế nào. Tôi cũng biết rằng cái giá của tự do không phải lúc nào cũng đánh nhau bằng quân sự. Mà nó còn bao gồm những sự hy sinh cá nhân, chính trị và kinh tế để tranh đấu một cách hòa bình cho các quyền con người và dám bảo vệ những nguyên tắc tự do và dân chủ.

    Sẽ không bao giờ là một sự lựa chọn sai lầm khi đòi hỏi rằng chúng ta phải sống xứng đáng với những nguyên tắc ấy như hai tác giả Peter Navarro và Greg Autry đã nêu ra trong cuốn sách gây xúc động sâu xa này. Chính điều đó giải thích tại sao đã đến lúc các công dân của thế giới phải thực sự đứng về phía nhân dân Trung Quốc - chứ không phải là về phía chế độ hà khắc và lỗi thời dã man đang cai trị họ. Nếu có một sự thật vĩnh viễn còn nổi bật lên sau sự kiện Thiên An Môn, thì sự thật đó là chỉ có một nước Trung Quốc tự do và dân chủ mới có thể làm lợi cho thế giới.

    Baiqiao Tang, người biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn
    và là đồng tác giả của cuốn “Hai nước China của tôi: Hồi ký của một tên phản cách mạng Trung Quốc”
    New York ngày 23/03/2011.
    _http://tdhctct.com/index.php?option=com_content&view=article&id=2164% 3Ali-m-u&catid=62%3Avn-kh-c-trai&Itemid=121
    Last edited by khieman; 03-14-2016 at 09:02 PM.

  2. #11
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo)

    CHƯƠNG 9

    Chết dưới tay gián điệp Trung Quốc: Cách "máy hút bụi" Bắc Kinh cuỗm sợi thừng để treo cổ chú Sam


    Một tên gián điệp giá trị bằng cả đạo quân hàng vạn người
    - Tôn Tử, Binh Pháp

    Mục tiêu chính của những hành động gián điệp mà Trung Quốc nhắm vào chính phủ Mỹ và nền công nghiệp Mỹ là thu lượm toàn bộ thông tin kỹ thuật và kinh tế, với mục đích kép là làm cho nền công nghiệp quân sự Trung Quốc hiện đại hơn và nền kinh tế cạnh tranh hơn.
    - Sổ tay Mối đe dọa gián điệp




    Hàng ngày, một mạng lưới hàng ngàn gián điệp chuyên nghiệp và không chuyên của Trung Quốc thu thập các tin tức tình báo ở các văn phòng, nhà máy, trường học từ khắp nước Mỹ đến châu Âu, từ Brazin, Ấn Độ đến Nhật Bản, Hàn Quốc. Mỗi phút, hàng trăm tin tặc Trung Quốc dùng cả ngàn máy tính bị lây nhiễm để tấn công vào tường lửa của các hệ thống thông tin về công nghiệp, tài chính, học thuật, chính trị, quân sự trên khắp thế giới, tìm kiếm các dữ liệu quý giá và âm thầm ghi lại các điểm dễ bị tấn công mà có thể khai thác được nhằm tàn phá trong tương lai.

    Tại sao những người Mỹ chúng ta lại chịu đựng cái điều mà ủy ban Mỹ - Trung gọi Trung Quốc là, “quốc gia hung hăng nhất thực hiện những hoạt động gián điệp chống lại Mỹ”? Đó là câu hỏi thú vị mà ta cần tự hỏi khi ta hàng ngày đến Nhà Trắng hay đồi Capitol làm việc hay đi mua sắm hàng tuần các sản phẩm Trung Quốc rẻ mạt ở cửa hiệu Walmart gần nhà.

    Trong phần đầu, ta sẽ xem xét một cách cẩn thận thế giới đen tối và mờ ảo của công tác gián điệp Trung Quốc trên đất Mỹ cũng như ở những nơi khác trên thế giới. Ở chương tiếp theo, ta sẽ chuyển sang đánh giá về công tác gián điệp mạng của Trung Quốc, được cho là ngày càng nguy hiểm và khiêu khích hơn, đây là một cuộc chiến "phi đối xứng" mà Trung Quốc có thể truy nhập đến từng máy tính, từng nhà, từng doanh nghiệp, từng chính phủ trên hành tinh này.

    Cuối hai chương này, hy vọng mọi người dân Mỹ - từ phố Main Street và phố Wall Street [27] đến trụ sở của CIA, FBI, Lầu Năm Góc nhận thức được sự ngây thơ khi tham gia kinh doanh và buôn bán vô điều kiện với một quốc gia đang dùng cả bộ máy gián điệp, bằng cả phương pháp cũ và mới, một cách có hệ thống để tước đoạt đi các công nghệ và do thám phương cách phòng thủ của chúng ta trước khi có thể ra tay giết chết chúng ta.

    Trong khi chúng ta săn đuổi Bin Laden, con Rồng Trung Quốc đang tự do tung hoành

    Bắc Kinh không thiên về phương pháp cổ điển mà các cơ quan tình báo khác áp dụng, vốn đề cao việc kiểm soát chặt một số mật vụ cao cấp ẩn sâu. Thay vào đó, họ sử dụng một mạng lưới chân rết rộng lớn các du học sinh, doanh nhân, các phái đoàn Trung Quốc trên đất Mỹ, và cả những người Mỹ gốc Hoa có thể tuyển dụng làm gián điệp.
    -Theo The Christian Science Monitor



    Để thực hiện âm mưu của mình, bộ máy gián điệp truyền thống, chính phủ Trung Quốc và rất nhiều doanh nghiệp nhà nước của họ đang ráo riết thực hiện chiến dịch gián điệp ba mũi giáp công tinh vi chống lại nhiều quốc gia trên thế giới - mà những kẻ thù chính của họ là Mỹ, châu Âu và Nhật Bản được chú tâm nhiều nhất. Chiến lược gián điệp ba mũi này bao gồm tấn công các học viện, ngành công nghiệp và cơ quan chính phủ để ăn cắp các thông tin quý giá về tài chính, công nghiệp, chính trị và công nghệ, đồng thời chuẩn bị các cuộc tấn công làm ngưng trệ và hủy diệt trong cuộc chiến tranh nóng khi có thể.




    Thật ra, trong khi hệ thống tình báo của Hoa Kỳ đang tập trung cho cuộc chiến chống khủng bố, gián điệp Trung Quốc đã được tự do tung hoành trên đất Mỹ. Phương tiện chuyển động của họ là một mạng lưới gián điệp “lai tạp” tinh vi, rất khác với chiêu thức gián điệp truyền thống của Liên Xô.




    Ở giai đoạn cao điểm của chiến tranh lạnh, cơ quan tình báo Liên Xô KGB hoạt động dựa vào số nhỏ các điệp viên chuyên nghiệp sống ở nước ngoài và những tên Mỹ phản bội liên tục được tuyển mộ thông qua các vụ hối lộ hoặc tống tiền. Trong khi Trung Quốc cũng có các đặc vụ bí mật và người Mỹ biến chất, họ còn dựa nhiều vào một mạng lưới không tập trung các gián điệp cấp thấp, đó là số đông cực lớn người dân sắc tộc Trung Quốc.

    Lực lượng nòng cốt các điệp viên không chuyên và những kẻ cung cấp thông tin cho Trung Quốc được chiêu mộ bởi tổ chức như Bộ An ninh Nhà nước, một thứ KGB của Trung Quốc, cũng như các tập đoàn công nghiệp trong từng ngành. Một số những gián điệp này có thể được chọn từ cộng đồng người Mỹ gốc Hoa. Như được mô tả trong cuốn Sổ tay mối đe dọa gián điệp, họ được kết nạp vào mạng lưới bằng một trong cách: hoặc kêu gọi chủ nghĩa dân tộc và sắc tộc Trung Quốc hoặc bằng cách đe dọa và cưỡng ép các cá nhân có người thân sống ở Trung Quốc.

    Hơn nữa, các điệp viên Trung Quốc còn được cài vào trong số 750.000 người Trung Quốc được cấp visa vào Mỹ hàng năm. Họ có thể là những nhà báo của hãng tin Xinhua, là những sinh viên ở các trường đại học Mỹ, các doanh nhân đi tham quan, những lao động xuất khẩu tại các doanh nghiệp và phòng nghiên cứu quốc gia của Hoa Kỳ, hoặc đơn giản chỉ là những khách du lịch. Thật sự, từ số lượng lớn các du khách hợp pháp Trung Quốc đến Mỹ hàng năm kết hợp với cộng đồng rộng lớn người Mỹ gốc Hoa, các gián điệp được tuyển dụng dễ dàng tung bay dưới tầm radar[28] của FBI và thực hiện điều răn của Mao Trạch Đông: “bơi cùng với cá”.

    Visa miễn phí đến các tiệm bánh Mỹ


    Gián điệp là cuộc chiến không tiếng súng.
    - Li Fengzhi

    Trường hợp của Li Fengzhi đáng là một bài học cho chúng ta vì nó mô tả cách điệp viên Trung Quốc đã thâm nhập vào Mỹ dễ dàng như thế nào và mạng lưới chân rết gián điệp Trung Quốc hoạt động sâu ra sao. Li đã làm việc như là một chuyên gia phân tích cho Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc khi anh ta âm thầm vào Mỹ dưới danh nghĩa một du học sinh sau đại học tại trường đại học Denver năm 2003.




    Cựu điệp viên Trung quốc ly khai Đảng Cộng sản Li Fengzhi

    Theo các cuộc phỏng vấn mà chúng tôi thực hiện được với Li, anh ta từng có một cuộc đời trong sạch, sinh năm 1968, là con trai của một gia đình trí thức ở tỉnh Liaoning. Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1990, Li gia nhập cơ quan tình báo địa phương và vài năm sau chuyển lên Bộ An ninh Nhà nước, nơi mà anh ta làm việc cho Bắc Kinh như một mật vụ tại quê nhà. Theo Li, dưới ánh mắt một chàng trai trẻ ngây thơ, anh ta thấy đây là “một công việc tốt và là một sự nghiệp đặc biệt phụng sự cho chính phủ”.
    Khi là phân tích viên cho cơ quan tình báo kiểu KGB của Trung Quốc, Li đã giành thời gian thu thập thông tin tình báo về Đông Âu và Nga trong khi theo học tiến sĩ ngành chính trị quốc tế. Vào năm 2003, anh ta được chọn tới Mỹ. Tuy nhiên, thay vì làm gián điệp chống lại Mỹ, anh ta đã được khai sáng.

    Khi thấy được thế giới bên ngoài và tự do là như thế nào, Li nói, anh ta “bắt đầu thấy rằng đảng Cộng sản Trung Quốc là ác quỷ và đang làm hại cả chính người dân Trung Quốc”.

    Với sức mạnh của sự khai sáng này mà Li đã tìm cách đào ngũ sang Mỹ.

    Theo Li, khi anh ta rời bỏ Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc, "họ đã có khoảng 100.000 điệp viên và những người cung cấp tin tức, không kể những kẻ quá nghiệp dư, và một số lượng lớn những cá nhân làm gián điệp trong các cơ quan chính phủ Trung Quốc". Để so sánh, FBI có 13,000 nhân viên tình báo đã tuyên thệ.

    Cũng theo Li, và đây có lẽ là sự tiết lộ đáng ghê rợn nhất của anh ta, thì phần đông các gián điệp Trung Quốc chính là các phóng viên Trung Quốc, các nhiếp ảnh gia, các nhân viên tổ chức phi chính chủ, các nhà lãnh đạo và thương nhân người Mỹ gốc Hoa có uy tín, kỹ sư, và học giả. Theo lời Li, trong khi những điệp viên chuyên nghiệp này “có thể không có điều kiện để tiếp cận các thông tin quan trọng, thì họ sẽ tập trung vào việc chiêu dụ những người cung cấp thông tin để lấy được các tin tức tình báo này”.

    Những gì đáng nghi nhận về câu chuyện của Li, ngoài việc anh ta dễ dàng qua mặt chính phủ Mỹ như thế nào, dù bản thân có lý lịch hoạt động tình báo, mà còn là việc anh ta có một cái nhìn chân thực về Trung Quốc ra sao, hơn bất kỳ một công dân Mỹ nào.

    Một tổ ong thật sự và các hoạt động hút mật của chúng

    Vậy chính xác mạng lưới gián điệp Trung Quốc làm những gì và chúng hoạt động ra sao? Trên đấu trường tình báo công nghiệp, mạng lưới này sục sạo và thu lượm các công nghệ mới, các bí mật thương mại và các phương pháp sản xuất. Trên mặt trận quân sự, mục tiêu hoạt động của các gián điệp rộng khắp từ việc giành lấy những hệ thống vũ khí mới đến thu nhặt các thông tin chi tiết về các căn cứ và hoạt động quân sự của Mỹ.




    Trong cả hai lãnh vực công nghiệp lẫn quân sự, dấu hiệu đặc biệt về gián điệp Trung Quốc là những “tổ ong” hoạt động bền bỉ của chúng. Từng thập kỷ đi qua, hàng ngàn gián điệp và kẻ thu lượm tin tức, như những con “ong thợ” hút cần mẫn từng mẩu thông tin nhỏ nhất từ các cơ sở nghiên cứu của các trường đại học Mỹ, các phòng thí nghiệm quốc gia nhạy cảm, những công ty mới ở thung lũng Silicon và từ các công ty liên quan đến quốc phòng.

    Chính sách lạnh lùng tiến bước, âm thầm ngặm nhấm chính là tính cách tiêu biểu trong lịch sử của Trung Quốc, và nhất quán với châm ngôn nổi tiếng của Tôn Tử “một tên gián điệp giá trị bằng cả đạo quân hàng vạn người”. Đến khi từng mẩu thông tin được hút ra đủ thì chúng được gửi về cho Trung Quốc và được tổng hợp, các thông tin này cung cấp các cho các tổ chức tình báo Trung Quốc và các doanh nghiệp nhà nước một cái nhìn rõ ràng về toàn bộ các công nghệ, quy trình sản xuất hay hệ thống.
    Như Scott Henderson đề cập trong cuốn “Hắc khách” (The Dark Visistor): “thay vì đặt ra một mục tiêu tìm kiếm thông tin nhất định, họ thu thập khối lượng thông tin lớn bao quát để hiểu rõ hơn tình huống”. Cách thu lượm thông tin kiểu này khá hữu hiệu, phản ánh đúng câu nói nổi tiếng của không ai khác hơn là George Washington, cha đẻ của nước Mỹ. Về lợi ích của việc thu thập thông tin tình báo toàn dân, ông đã có nhận xét khôn ngoan:

    "Dù là những thông tin vụt vặt thì chúng cũng có giá trị nhất định trong việc thu thập thông tin của ta, bởi những điều tưởng như hoàn toàn tầm thường, khi được kết hợp lại với các phần khác theo một cách nghiêm túc, có thể cho ra những đúc kết có giá trị."

    Đến nay, mạng lưới gián điệp Trung Quốc đã ăn cắp các kỹ thuật và quy trình sản xuất, từ các hệ thống con của tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển bằng hệ thống Aegis, hoạt động bên trong của bom neutron, các thiết kế lò phản ứng hạt nhân của hải quân Hoa Kỳ đến kế hoạch phóng tàu con thoi, các thông số của tên lửa Delta IV, các hệ thống dẫn đường cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ICBM. Tổ ong Cộng sản Trung Quốc đã “hút chích” một cách hiệu quả từng chi tiết của các hệ thống vũ khí, từ máy bay ném bom B1-B, các máy bay không người lái, hệ thống đẩy của tàu ngầm đến động cơ phản lực, hệ thống phóng máy bay trên tàu sân bay và thậm chí quy trình rất cụ thể để vận hành tàu chiến Hoa Kỳ.



    Tàu khu trục mang tên lửa trang bị hệ thống Aegis

    Trong cuộc chiến không tiếng súng của Trung Quốc chống lại Mỹ, các biện pháp thực thi pháp luật và phản gián của chúng ta đều cực kỳ lỏng lẻo, trong khi các chính trị gia của Mỹ không hề có hành động trả đũa gì và cộng đồng Mỹ cũng không hề được cung cấp thông tin.

    Và trên hết, rất nhiều những nhà hàn lâm Hoa Kỳ và các học viện nghiên cứu đã trở thành những người cổ vũ ngây thơ cho phép màu kinh tế Trung Quốc. Một phần của vấn đề là hiện có những nguồn lợi từ các khoản tài trợ đang chảy vào Mỹ để hỗ trợ cho những nỗ lực nghiên cứu đa dạng của Trung Quốc. Điều này làm cho nhiều trường đại học Mỹ ngại “cắn vào cánh tay Trung Quốc đang nuôi sống họ”. Thậm chí, phần nổi cộm hơn của vấn đề chính là hàng tỷ đô la học phí thu được từ hơn 125.000 du học sinh Trung Quốc tại Mỹ. Trong khi phần đông các sinh viên Trung Quốc ở Mỹ là những sinh viên giỏi nhất, làm việc chăm chỉ nhất và hy vọng sẽ cống hiến cho nước Mỹ và thế giới, một số khá lớn trong số đó cũng chịu sự ảnh hưởng của đảng Cộng sản Trung Quốc ở một mức độ nhất định, đủ để ta rà soát trước một cách cẩn trọng.

    Quan điểm chung mở rộng cánh cửa giáo dục Hoa Kỳ cho bất kỳ người Trung Quốc nào là một trò chơi nguy hiểm. Vì Trung Quốc biết rõ rất nhiều cải cách công nghệ đưa Mỹ lên đỉnh cao được bắt nguồn từ các trung tâm nghiên cứu như CalTech, Havard, Đại học Công nghệ Massachusetts và các phòng nghiên cứu quốc gia như Argonne, Lawrence Berkeley, Los Alamos, và Sandia. Thực vậy, các trường đại học và các phòng nghiên cứu quốc gia, cũng như các trung tâm nghiên cứu và phát triển của các công ty tại thung lũng Silicon và các công ty quốc phòng như Hughes and Loral đã trở thành cái gọi là “kho mật” cho các “ong thợ” gián điệp công nghệ và quân sự của Trung Quốc.

    Một điệp viên phản bội giỏi xứng đáng được thưởng – và án tù chung thân

    Ông Shriver đã bán rẻ đất nước và nhiều lần tìm kiếm một vị trí trong tổ chức gián điệp của ta để hắn ta có thể cung cấp những tin mật cho Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Lời của Chưởng lý Mỹ Neil Mac Bride.
    - Reuters

    Trong khi nhóm dân gốc Trung Quốc hình thành vô số những mạng lưới gián điệp, các điệp viên chuyên nghiệp Trung Quốc có những lúc đã rất thành công trong việc chiêu mộ những người không phải gốc Trung Quốc trở thành gián điệp, theo cách cũ mà Liên Xô đã làm.

    Chẳng hạn, Ko-Suen Moo, một công dân Hàn Quốc làm tư vấn bán hàng cho Lockheed Martin và các công ty quân sự khác. Điệp viên được tuyển dụng này đã xâm nhập một nhà chứa máy bay ở Florida để cố gắng mua toàn bộ động cơ phản lực của hãng GE sản xuất, được thiết kế riêng cho máy bay không chiến xuất sắc F-16. May mắn thay, hải quan Mỹ đã phá vỡ vụ việc, nhưng không phải lần nào Hoa Kỳ cũng may mắn như thế.

    Như trường hợp không may với ông Kwon Hwan Park, một người Hàn Quốc khác bị Trung Quốc chiêu dụ. Ông này thành công trong việc xuất khẩu hai động cơ máy bay trực thăng Blackhawk cho Trung Quốc thông qua một đại diện Malaysia. Tuy nhiên, cơ may không đến hai lần, ông Park bị bắt ở sân bay Dulles trên đường tới Trung Quốc với một vali chứa đầy các thiết bị quan sát ban đêm dành cho quân sự.




    Trong khi có nhiều gián điệp Trung Quốc không chuyên như Moo và Park, các điệp viên khác, còn gọi là “điệp viên nằm vùng” đã được cài cắm trên đất Mỹ. Đó là cách mà kỹ sư Boeing Dongfan Chung cuỗm các thiết kế tàu con thoi và tên lửa Delta IV chuyển về cho Bắc Kinh. Cho đến khi bị bắt, Chung đã tích lũy được 3 triệu đô la ngon lành và tại nhà hắn, người ta tìm được hơn 300,000 trang tài liệu kỹ thuật, cùng với các ghi chép cho thấy hắn hi vọng thế nào về việc giúp đỡ cho "quê hương mình".

    Trường hợp của Chi Mak cũng gây lo ngại không kém. Hắn bị bắt khi chuyển các bản vẽ hệ thống đẩy của tàu ngầm hạt nhân, hệ thống chỉ huy và kiểm soát hải quân Mỹ cho Trung Quốc. Vụ án của Mak là bài học đắt giá vì nó cho thấy lãnh đạo Trung Quốc đều đặn gửi danh sách các công nghệ tiên tiến mà nước họ đang cần cho các điệp viên. Những tài liệu bị hủy được FBI phục hồi minh chứng rằng Mak đã “tham gia nhiều hội thảo về các chủ đề đặc biệt” và quản lý chi tiết những nỗ lực moi tin gián điệp của hắn được kể đến gồm những công nghệ được quan tâm đặc biệt như “ngư lôi, các thiết bị điện tử của tàu sân bay, trạm bay từ trường được phóng từ không gian".





    Điệp viên Chi Mak

    Và đây mới là điều đáng sợ nhất của “điệp viên nằm vùng”: cả Mak và Chung đã âm thâm sống ở Mỹ hàng thập kỷ dưới dạng những công dân đã nhập quốc tịch. Hầu như không ai biết là họ có sứ mệnh phản bội lại đất nước đã cưu mang họ và ăn cắp các công nghệ vũ khí tiên tiến nhất của Mỹ dâng cho kẻ thù.

    Thật ra, các hình thức gián điệp này là tội phản quốc nghiêm trọng nhất, Mak và Chung lẽ ra phải lãnh án tử hình. Tuy nhiên, hình phạt đó chưa bao giờ được tuyên, và trong hệ thống tư pháp rắc rối của Mỹ, bản án cho các gián điệp Trung Quốc là quá nhẹ nhàng, họ chỉ lãnh án tương ứng 24 năm và 15 năm tù.

    Điều này thật sự gây bối rối nhất cho chúng ta về hầu hết các vụ án gián điệp Trung Quốc trên đất Mỹ: Các quan tòa và hội thẩm đoàn Mỹ dường như không xem vấn đề là nghiêm trọng, họ không nhận thức là chúng ta đang trong một cuộc chiến tranh ngầm. Thật vậy, dần dần, các bản án tù cho các gián điệp Trung Quốc càng lúc càng nhẹ và không có tính chất răn đe bọn họ phản bội lại nước Mỹ. Chẳng hạn, trường hợp Kwon Hwan Park nêu trên, hắn lãnh một bản án nực cười – 32 tháng tù giam cho việc ăn cắp những công nghệ mà có thể đẩy mạng sống của các binh lính Mỹ và nhân dân các nước Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc vào vòng nguy hiểm.

    Và ta hãy chú ý: không chỉ những người châu Á như Moo và Park, hay những người Mỹ gốc Hoa như Mak và Chung mới phản bội Hoa Kỳ, bán mình cho Trung Quốc. Vụ việc của Glenn Shriver thì sao?

    Trường hợp của kẻ không đại diện tiêu biểu cho những người con vùng Grand Rapids, Michigan này cho thấy cách bọn Trung Quốc hung hăng có thể chiêu dụ các gián điệp nước ngoài ra sao. Shriver là sinh viên Mỹ du học ở Thượng Hải. Hắn rốt cuộc đã cố gắng đột nhập vào CIA dưới sự điều khiển và mua chuộc của điệp viên Trung Quốc. Tội phản quốc trở nên rẻ rúng đến mức Shriver chỉ phải nhận một “cái đánh khẽ vào tay”: 4 năm tù giam.


    Ghi chú

    [27] Wall Street là trung tâm tài chính nước Mỹ, còn Main Street là thuật ngữ tương phản chỉ nền tảng sản xuất ra các sản phẩm vật chất. ND

    [28] Đặc điểm của radar sóng vô tuyến là không quét và nhận biết được những vật ở tầm thấp - ND
    (còn tiếp)

  3. #12
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo)

    CHƯƠNG 10
    Chết dưới tay tin tặc mũ Đỏ: Từ “Hắc khách” Thành Đô đến những con chip Mãn Châu

    Gián điệp mạng là cơ hội lớn để san bằng giàu nghèo trong thông tin. Các nước không còn phải chi nhiều tỷ đô-la để phát triển những vệ tinh phủ sóng toàn cầu nhằm thu thập thông tin tình báo cao cấp khi mà họ có thể thực hiện điều đó qua mạng Internet.
    Bóng đêm trong đám mây




    Trong khi mạng lưới điệp viên của Trung Quốc đang không ngừng “bòn rút” tất cả những gì được cho là bí mật mà chúng có thể lấy từ những trường đại học Mỹ, những công ty, các phòng thí nghiệm, văn phòng chính phủ mà các trinh sát của họ có thể thâm nhập vào, thì sự phát triển của đội ngũ những kẻ tin tặc cũng tạo ra mối đe dọa ngang tài ngang thậm chí còn vượt trội hơn.

    Ngày nay, những đội "tin tặc mũ đỏ" nguy hiểm của Trung Quốc đã thâm nhập vào NASA, Lầu Năm góc và Ngân hàng thế giới; đã tấn công Phòng Công nghiệp và An ninh của Bộ Thương mại Mỹ dữ dội đến mức Bộ phải vứt bỏ hàng trăm máy tính bị hỏng; đã copy sạch ổ cứng của dự án Chiến đấu cơ kiêm oanh tạc cơ F-35 của hãng Lockheed Martin; và dội bom trải thảm ảo vào hệ thống điểu khiển không lưu của Không lực Hoa Kỳ. Chúng cũng đã tấn công vào máy tính của các nghị sĩ có tư tưởng cải cách cũng như của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện.

    Vào thời điểm vận động tranh cử tổng thống Mỹ năm 2008, đội ngũ tin tặc mũ Đỏ của Trung Quốc thậm chí còn xâm nhập vào máy chủ thư điện tử của chiến dịch vận động tranh cử của cả Obama lẫn McCain cũng như vào cả Nhà Trắng của Tổng thống Bush. Và trong một vụ vi phạm nghi thức ngoại giao thô bỉ nhất, các máy tính xách tay của Bộ trưởng Thương mại Mỹ và một số nhân viên đã bị đánh cắp và bị cài những phần mềm gián điệp trong một chuyến công tác về thương mại tới Bắc Kinh.

    Hơn thế nữa, khi mà bộ máy gián điệp truyền thống dựa chủ yếu vào “Bẫy mật ngọt” kiểu như quý bà xinh đẹp Mara Hari để tìm kiếm những bí mật trong những lúc thủ thỉ trên giường hoặc là một mỹ nhân qua đêm để kiếm được vị trí có lợi trong thỏa hiệp nào đó thì những gián điệp mạng ảo của Trung Quốc đang sử dụng một số “ Hũ mật” kỹ thuật số để ăn cắp dữ liệu từ các máy tính. Thật vậy, ngoài gái mại dâm và các phòng khách sạn gài máy nghe lén thông thường ở Thượng Hải, các gián điệp Trung Quốc ngày nay tặng những thẻ nhớ và thậm chí cả máy chụp hình kỹ thuật số có chứa virus làm quà. Theo Cục tình báo Anh MI5, khi kết nối vào các máy tính của nạn nhân, những hũ mật kỹ thuật số tàn độc này cài các phần mềm cho phép những kẻ tấn công mạng chiếm quyền điều khiển máy tính.




    Trong thực tế, theo một chuyên gia tin tặc về Trung Quốc và cũng là tác giả quyển sách Hắc khách [29], Scott Henderson, việc trở thành Tin tặc ở Trung Quốc được vinh danh gần như "ngôi sao nhạc rock". Nó thậm chí còn là một nghề mà trong báo cáo gần đây cho biết khoảng chừng một phần ba trẻ em Trung Quốc mơ ước.

    Giống như phiên bản trực tuyến của mạng gián điệp phân tán của Trung Quốc, những lực lượng đông đảo dân nghiệp dư thực hiện phần lớn các phần việc vất vả trong nỗ lực chiến tranh mạng tổng lực. Hằng ngày, hàng ngàn người được gọi là “dân quân tin tặc”[30] liên tục dò tìm, phá hoại, và ăn cắp từ các cơ quan của phương Tây cũng như là các đối thủ ở châu Á như Nhật Bản và Ấn Độ.

    Để xem xét đến quy mô của mối đe dọa của chiến tranh mạng Trung Quốc, trước nhất cần nên nhận dạng mục tiêu chính của các gián điệp mạng. Việc tấn công đơn giản nhất là làm gián đoạn hoạt động của các hệ thống các nước phương Tây bằng cách phá hoại các website hoặc làm cho quá tải các máy chủ với kiểu tấn công “từ chối dịch vụ”.

    Một mục tiêu thứ hai rõ ràng là đánh cắp thông tin có giá trị: số thẻ tín dụng và nhận dạng cá nhân của từng cá nhân; công nghệ, tài liệu đấu thầu, tài chính của công ty, các bí mật thương mại ở các công ty; và các hệ thống vũ khí quân sự.

    Vẫn còn đó mục tiêu thứ ba trong cuộc chiến trên mạng là việc phá hỏng số liệu bằng phương thức có thể gây ra tổn thất nặng nề cho khách hàng sử dụng hệ thống. Chẳng hạn như, bằng việc can thiệp hệ thống mua bán cổ phiếu hoặc trái phiếu, bọn tin tặc mũ Đỏ Trung Quốc có thể làm gián đoạn việc mua bán, thao túng các giao dịch hoặc bóp méo số liệu báo cáo và do đó kích động gây náo loạn thị trường tài chính.

    Cuối cùng bọn tin tặc có thể ảnh hưởng thế giới thực bằng việc nắm quyền kiểm soát hệ thống điều khiển các tài sản hữu hình. Chẳng hạn như, một nhóm người yêu nước trên mạng CybersPatriot có thể làm ngưng trệ lưới điện quốc gia của New England nhằm "trừng phạt" Mỹ liên quan đến những động thái tiếp đón đức Đạt Lai Lạt Ma khi đến thăm Nhà Trắng hoặc liên quan đến việc buôn bán vũ khí cho Đài Loan.



    Những vị hắc khách đến từ Bắc Kinh dưới quốc kỳ


    Câu hỏi: Trong tình huống nào thì các bạn tiến hành tấn công mạng?
    Trả lời: Nếu có một vấn đề mà nó ảnh hưởng đến chúng tôi trên bình diện quốc tế thì chúng tôi sẽ tập hợp lực lượng để tiến hành tấn công.
    Trích Hội thảo "An ninh thông tin, Hacker Trung Quốc nói về hacker"

    Tất cả các hoạt động chính của các nhóm tin tặc mũ Đỏ Trung Quốc có điểm tương đồng là họ tiến hành dưới tầm tay và sự giám sát lỏng lẻo của đảng Cộng sản Trung Quốc. Dĩ nhiên là đảng cộng sản duy trì một khoảng cách thích hợp sao cho họ luôn có thể đưa ra lời phủ nhận hợp lý cho những việc gây nên sự phản ứng mạnh mẽ của công chúng - đó là vụ tấn công trơ trẽn, táo bạo vào Lầu Năm góc, tấn công chuyển luồng đường truyền Internet trong vòng 18 phút, vụ tấn công vào mã nguồn của Google và còn nhiều vụ khác nữa.




    Không còn nghi nghờ gì nữa. Cái được gọi là “dân quân tin tặc” không thể tồn tại nếu không có bàn tay của Bắc Kinh. Theo Mulvenon thuộc trung tâm Nghiên cứu và Phân tích Tình báo giải thích, “Các tin tặc trẻ tuổi này được tha thứ với điều kiện là họ không được tổ chức các cuộc tấn công vào mạng nội bộ của Trung Quốc. Họ là những thằng ngốc hữu dụng cho chế độ Bắc Kinh".

    “Những thằng ngốc hữu dụng”, thực sự là vậy. Trong khi tại Los Angeles có các băng nhóm bị lên án là “Crips” và “Bloods”, thì nhóm theo dân quân tin tặc của Trung Quốc đã tổ chức thành hàng ngàn nhóm nhỏ với tên gọi như là “Green Army Corps”, “the Crab Group”, và thậm chí toàn các cô gái tập hợp lại như “Six Golden Flowers”. Họ làm việc chung với nhau để cải thiện kỹ năng, chia sẻ công cụ, kỹ thuật và kích động tinh thần dân tộc của nhau. Kết hợp lại, những nhóm găng-xtơ mạng này hình thành một liên minh tư tưởng vô định hình với một trên gọi khá màu mè là “Honkers”.

    Tại Trung Quốc có hàng trăm “trường đào tạo tin tặc” để dạy ma thuật cho những phù thủy trẻ tuổi. Hàng loạt các quảng cáo chuyên nghiệp về đào tạo nghề gián điệp mạng và các công cụ có thể tìm thấy trong những nơi công cộng, và theo như Wang Xianbing của hackerbase.com, họ "dạy cho học sinh cách thức tấn công những máy tính không được bảo vệ và ăn cắp thông tin cá nhân". Trong khi đó chính quyền Trung ương Trung Quốc cho phép các nhóm như Liên đoàn Tin tặc Trung Quốc hoạt động công khai và thậm chí duy trì văn phòng làm việc trong khi trấn lột những người ngoại quốc, miễn là Liên đoàn đó không tấn công vào các trang hoặc các phần mềm trong nước.

    Để giải thích cho những người còn hoài nghi là hoạt động của hacktivist được sự bảo trợ của Chính phủ trung ương, hãy hiểu Trung Quốc là nước có hệ thống Internet được kiểm soát và giám sát chặt chẽ nhất thế giới. Thật rõ ràng là điên rồ nếu có ý kiến cho rằng một kẻ tấn công mạng tinh nghịch nào đó có thể tồn tại trong thời gian dài ở Trung Quốc mà có thể nằm ngoài tầm kiểm soát của đội quân kiểm duyệt Bắc Kinh.




    Trên thực tế, khi có nhóm tin tặc vi phạm luật bất thành văn quan trọng nhất của Trung Quốc là "đừng bao giờ tấn công hệ thống của Chính phủ", chắc chắn rằng sự trừng phạt đến ngay tức khắc. Chẳng hạn như một vài thành viên trong một nhóm tin tặc khai thác một lỗ hỏng trong phần mềm kiểm duyệt của Trung Quốc có tên là Green Dam, một công cụ quan trọng được Trung Quốc sử dụng để theo dõi hành động của người sử dụng mạng Internet Trung Quốc, những người tấn công mạng đã bị bắt ngay lập tức. Tương tự, theo tờ China Daily, một tin tặc tên là So ở tỉnh Hồ Bắc đã thay thế hình ảnh của một quan chức trên website của chính phủ bằng hình một cô gái mặc bikini. Kẻ tinh nghịch này đã được xử nhẹ tội theo chuẩn mực của Trung Quốc, đó là chỉ một năm rưỡi tù giam.

    Tất nhiên, chính nhờ thỉnh thoảng có vụ bắt bớ loại này đã khiến cho đội ngũ tin tặc mũ Đỏ tập trung vào chính phủ và cơ quan nước ngoài. Và những nhóm này luôn luôn có thể bị kích động thành một đám dân tộc chủ nghĩa điên cuồng với chỉ một cái nháy mắt và gật đầu từ lãnh đạo đảng Cộng sản.

    Đây chỉ là một trường hợp bẽ mặt nhỏ: Khi Thủ tướng Nhật Junichiro Koizumi thăm đền tưởng niệm chiến tranh Yasukuni – nơi mà những người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc xem là đền của tội ác chiến tranh – những tin tặc Trung Quốc đã thay đổi bộ mặt của website của ngôi đền Shinto với dòng chữ, “cô gái đang đái trên toilet Yasukuni". Liên minh tin tặc Honkers sau đó tiếp tục tấn công dồn dập vào hàng chục website của chính phủ Nhật, kể cả Sở Cứu hỏa và Thiên tai và Cục các Phương tiện phòng vệ.

    Bây giờ, bạn có thể tưởng tượng được phản ứng của chính phủ Trung Quốc nếu những tin tặc Nhật làm những việc tương tự đối với website Trung Quốc về Thế vận hội Olympic hoặc Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Và không chỉ Nhật Bản phải chịu sự quấy phá định kỳ của những người đầu tàu theo chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc. Khi liên hoan phim hàng năm Melbourne ở Úc dám chiếu một đoạn phim tài liệu về lãnh đạo Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc, những kẻ tin tặc Trung Quốc đã phá hỏng hệ thống bán vé trên mạng.

    Giới tin tặc hàng đầu ở Bắc Kinh tấn công cả Vua công nghệ Google


    Nếu như Google, với tất cả nguồn lực và chuyên môn tin học của họ, đang lo lắng cho việc bảo vệ tài sản mã nguồn quí giá trước sự xâm nhập của các gián điệp tin học thì các công ty Fortune 500 khác liệu có đủ tự tin để bảo vệ thông tin của mình không?
    − The Christian Science Monitor




    Để thấy rõ tâm địa xảo quyệt của giới tin tặc Trung Quốc, ta nên tìm hiểu qua “Chiến dịch Aurora” tai tiếng. Chúng từng thực hiện các đợt tấn công có hệ thống vào một trong những công ty tin học có mức độ kỹ thuật phức tạp nhất thế giới – Google, cùng với hơn 200 công ty khác của Mỹ, từ Adobe, Dow Chemical, DuPont cho đến Morgan Stanley, Northrup Grumman. Theo công ty an ninh mạng iDefense, các đợt xâm nhập được thực hiện từ một nhóm nước ngoài duy nhất bao gồm các gián điệp trực thuộc hoặc được sự ủy quyền của nhà nước Trung Quốc.

    Trong chiến dịch Aurora, các "hắc khách" (hacker gọi theo tiếng Hoa), thiết lập các đợt tấn công tin học hết sức phức tạp. Đầu tiên, chúng tìm cách làm quen và giúp đỡ các nhân viên của công ty mục tiêu thông qua các mạng xã hội như Facebook, Twitter, hay LinkedIn. Sau một số lần chat, các điệp viên tin học Trung Quốc sẽ tìm cách dụ số nhân viên này vào các trang chia sẻ hình ảnh mà thực ra là bình phong của một tệp cài đặt phần mềm gián điệp của Trung Quốc. Khi đã sa bẫy, máy tính của các nhân viên này sẽ bị nhiễm một loại vi rút thực hiện việc lấy và chuyển tiếp tên và mật khẩu sử dụng cho các tin tặc. Sau đó bọn tin tặc Bắc Kinh sử dụng các thông tin này để thâm nhập vào kho dữ liệu to lớn của các công ty – kể cả nguồn mã giá trị của Google.

    Bọn tin tặc không chỉ quan tâm đến lấy trộm mã nguồn. Theo đúng bản chất toàn trị của nhà nước Trung Quốc được mô tả trong tác phẩm của George Orwell, bọn tin tặc còn xâm nhập vào tài khoản thư điện tử Google của các nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc.

    Đúng như dự đoán, chính phủ Trung Quốc đã phủ nhận mọi dính líu. Tuy nhiên, lần theo địa chỉ IP ta có thể dễ dàng biết được thủ phạm thực hiện là từ một trường đại học có mối quan hệ chặt chẽ với quân đội Trung Quốc. Sự việc này còn đáng chê trách hơn vì có sự đồng lõa của đảng Cộng sản Trung Quốc, mạng WikiLeaks đã đưa ra các bức điện cho thấy “các đợt tấn công vào Google được đạo diễn bởi một ủy viên Bộ Chính trị cao cấp khi vị này đã gõ tên mình lên Google và tìm thấy các bài chỉ trích chính cá nhân ông ta”.

    Dáng dấp của bạo lực




    Ngoài Chiến dịch Aurora còn rất nhiều cuộc tấn công của Trung Quốc đã gây ra hậu quả nghiêm trọng. Điển hình như trường hợp gây chấn động của vụ Night Dragon (con rồng bóng đêm). Đợt tấn công đã nhắm vào các công ty năng lượng lớn phương Tây và được phát hiện bởi công ty an ninh mạng McAfee.

    Gọi là gây chấn động vì đây không phải như một đợt tấn công thông thường nhằm ăn cắp số thẻ tín dụng hoặc phá phách ngẫu nhiên. Chúng đã hoạch định và tiến hành một cách bài bản nhằm kiểm soát các máy tính và hộp thư điện tử của các lãnh đạo doanh nghiệp cao cấp mà đích cuối cùng là các tài liệu nội bộ về các hoạt động, thông tin tài chính và đấu thầu.

    Tại sao chính phủ Trung Quốc muốn có những thông tin này? Vì chúng rất có giá trị đối với các công ty nhà nước vốn đang cạnh tranh với các đối thủ ngoại quốc trong lĩnh vực năng lượng trên phạm vi toàn cầu.

    Hiểu được mục tiêu chiến lược của Night Dragon tức là hiểu được việc Trung Quốc thật sự đang tiến hành một cuộc chiến kinh tế toàn cầu. Thật ra, hiện nay không tháng nào là không có tin phanh phui vụ lấy trộm dữ liệu qui mô lớn từ Mỹ, Nhật, Đài Loan hay châu Âu được thực hiện từ Trung Quốc.

    Chúng ta chỉ có thể hình dung được bao nhiêu kế hoạch xâm nhập mạng đã thực hiện nhưng không bị phát hiện và mức độ thiệt hại mà các nền kinh tế phương tây cũng như một số nước châu Á phải gánh chịu. Tuy nhiên, thật cực kỳ khó hiểu tại sao chính phủ các nước nạn nhân như Mỹ, châu Âu, Nhật, Ấn Độ, và các nước khác lại không có những phản ứng đủ mạnh đối với cuộc chiến tin học của Trung Quốc.

    Chiếm đoạt mạng Internet toàn cầu để làm điều mờ ám

    Trong thời gian 18 phút vào tháng Tư, một công ty viễn thông thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc đã tạo chuyển luồng chui 15% lưu lượng thông tin trên mạng internet trên toàn thế giới, bao gồm các dữ liệu từ quân đội đến các tổ chức dân sự của Mỹ và đồng minh. Việc tái phân luồng với qui mô lớn này đã ít thu hút sự chú ý của giới truyền thông chính thống do cách thức thực hiện và mức độ ảnh hưởng là chủ đề khó hiểu đối với những người không thuộc về cộng đồng an ninh mạng.
    - Tạp chí National Defense



    Vâng một công cụ khác trong túi đồ ảo thuật của các đội quân tin tặc đỏ của Trung Quốc được gọi là “Chiếm tuyến”. Sử dụng kỹ thuật này, Trung Quốc đã trơ trẽn cho thế giới thấy họ có khả năng chiếm quyền kiểm soát một tỉ lệ lớn các phân luồng trên mạng internet toàn cầu.

    Kỹ thuật chiếm tuyến cũng cho thấy sự tiếp tay của các công ty nhà nước trong các chiến dịch chiến tranh mạng của Bắc Kinh. Chẳng hạn, bằng cách cấu hình các bộ điều tuyến internet nội địa nhằm tạo quảng cáo sai cho một thao tác đi tắt của một kênh internet tiềm năng, công ty quốc doanh China Telecom đã lừa được một lượng dữ liệu khổng lồ bên ngoài Trung Quốc chuyển luồng đi qua mạng của họ. Dĩ nhiên, sau đợt tạo chuyển luồng chui 18 phút tai tiếng nhưng ít được báo chí để ý này, chính phủ Trung Quốc như thường lệ vẫn chối bay chối biến.

    Báo động DNS về Trung Quốc đang chiếm tuyến

    Nếu bạn ở ngoài Trung Quốc và tình cờ truy vấn tên gốc một máy chủ ở Trung Quốc, truy vấn của bạn sẽ buộc phải qua bức Vạn lý Hỏa thành, nghĩa là bạn sẽ bị kiểm duyệt như một công dân Trung Quốc vậy.
    − Earl Zmijewski

    Với câu nói trên, ông Zmijewski đang nói về vấn đề gì? Đó là vấn đề được gọi là thuật xử lý DNS, và cũng có nghĩa là Trung Quốc đang kiểm duyệt cả người sử dụng internet bên ngoài bức Vạn lý Hỏa thành của họ.

    DNS là chữ viết tắt của “Domain Name Services – Dịch vụ tên miền”, chính các bảng ghi DNS này đóng vai trò như một danh bạ điện thoại trên internet. Thuật xử lý DNS diễn ra khi dữ liệu DNS không đầy đủ được sử dụng để ngăn chặn người dùng internet ở các khu vực khác trên thế giới truy cập đến các trang web mà chính phủ Trung Quốc cho là "không thân thiện".



    Để hiểu được thuật xử lý DNS nhằm kiểm duyệt cả người dùng ngoài biên giới Trung Quốc, giả sử bạn đang là một người dùng Facebook ở một quốc gia chẳng hạn như Mỹ hoặc Chile. Vào một thời điểm nào đó, bạn muốn truy cập vào Facebook nhưng không được nên bạn cho rằng đang bị nghẽn mạng, và tính sẽ thử lại sau. Đây có thể là chuyện thật sự đang diễn ra: truy vấn của bạn có thể đã bị chuyển đến một máy chủ ở Trung Quốc vốn tự xưng như một bản sao của máy chủ có DNS "gốc" đặt tại Thụy Điển. Dĩ nhiên vấn đề là cái máy chủ ở Trung Quốc này chỉ là bản sao những gì trên Internet mà giới lãnh đạo ở Bắc Kinh muốn cho bên ngoài tiếp cận đến mà thôi – đương nhiên là không có Facebook trong đó.

    Thuật xử lý DNS nói trên cho thấy Trung Quốc có thể kiểm duyệt Internet ra cả bên ngoài biên giới của họ; và tình trạng sẽ chỉ tồi tệ hơn khi Trung Quốc cố đòi thêm quyền quản trị mạng internet toàn cầu.

    Đây không phải là chuyện nhỏ. Do tính toàn cầu của mạng Internet, một ngày nào đó hoàn toàn có khả năng các yêu cầu về địa chỉ Internet của bạn sẽ được chuyển qua Trung Quốc. Thật ra, hàng năm có hơn một nửa mạng Internet toàn cầu truy vấn đến các máy chủ DNS ở Trung Quốc. Khả năng có thể xảy ra là việc trang web bạn cần truy cập sẽ được báo là “không tìm thấy” vì sự kiểm duyệt của chính phủ Trung Quốc chỉ có tăng lên chứ không giảm xuống. Đó là do thay vì không ngừng mở cửa Internet như Trung Quốc vẫn luôn tuyên bố, danh sách các trang web bị kiểm duyệt thực tế luôn kéo dài thêm ra.

    Như một ghi nhận cuối về các mối nguy hiểm của thuật xử lý DNS của Trung Quốc, nó đã được chủ động sử dụng liên quan đến các cuộc biểu tình chống chính phủ theo sau các chuyển biến tại Ai Cập. Thật vậy, trong thời gian diễn ra các bất ổn xã hội ở Ai Cập, thuật xử lý DNS cùng các kỹ thuật khác được sử dụng để chặn trang mạng xã hội kinh doanh LinkedIn cũng như các tìm kiếm và các trang web có chứa các từ khóa “Egypt”, “Jasmine”, và tên của Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc – “Huntsman”.
    Với một chút hài hước, chúng ta thiết tha đề nghị giới cảnh sát mạng Trung Quốc hãy đổi tên danh sách đen các trang web bị chặn thành là danh sách trắng vì số lượng bị chặn đến lúc nào đó sẽ nhiều hơn số lượng được phép truy cập!

    Nạn tin tặc có phải là nghiệp chướng mà đức Đạt Lai Lạt Ma nói đến?

    Sau 10 tháng điều tra về gián điệp tin học, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 1.295 máy tính ở 103 quốc gia có các phần mềm đánh cắp dữ liệu từ các mục tiêu quan trọng như đức Đạt Lai Lạt Ma và các cơ quan chính phủ trên toàn thế giới. Các cuộc tấn công tin học có dấu vết từ các máy tính đặt tại Trung Quốc.
    HotHardware.com

    Bên cạnh việc đánh cắp các hệ thống vũ khí từ Lầu Năm Góc và các bí mật công nghiệp và quân sự từ các công ty như DuPont, Northrop Grumman, và Google, các nhóm tin tặc mũ đỏ của Trung Quốc có thể được huy động để nghiền nát các luồng tư tưởng bất đồng chính kiến bên trong hoặc bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Hãy xem xét lại những gì đã xảy ra đối với các máy tính của lãnh tụ lưu vong Đạt Lai Lạt Ma và những người ủng hộ ông ta trong phong trào chống đối ở Tây Tạng. Trong cuộc tấn công này, các e-mail “lừa đảo” được gửi tới chính phủ lưu vong Tây Tạng ở Dharamsala, Ấn Độ và các văn phòng tại London và New York. Các email từ địa chỉ trông có vẻ tin cậy đã khiến người nhận không ngần ngại mở các tài liệu bị nhiễm virus Trojan có tên là “Ghost Rat” - chuột ma.

    Khi được kích hoạt, “Gh0st Rat” chiếm quyền điều khiển hệ điều hành Windows của người sử dụng, tự nhân bản sang các máy tính khác và bắt đầu tìm kiếm hệ thống tài liệu và sau đó chuyển các tài liệu tới các máy chủ ở tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc. Trong một số trường hợp, các phần mềm gián điệp còn ghi nhận tất cả thông tin gõ lên bàn phím và thậm chí trưng dụng các webcam và microphone để lưu giữ và chuyển nội dung các cuộc nói chuyện trong phòng đặt máy tính nhiễm virus.




    Virus “Ghost Rat” nói trên còn tấn công các máy tính bị lây nhiễm đặt tại bộ ngoại giao và đại sứ quán của Hàn Quốc, Ấn Độ, Đức và khoảng 100 quốc gia khác; các chuyên gia phân tích các cuộc tấn công mạng và công việc hắc ám phía sau các diễn đàn về tin tặc của Trung Quốc có thể lần theo dấu vết tới Thành Đô và thậm chí đến tận từng cá nhân ở Đại học Khoa học và Công nghệ điện tử. Tất nhiên, chính phủ Trung Quốc không hề có bất cứ hành động nào để ngăn chặn các cuộc tấn công tin học, càng không làm gì để truy tìm các thủ phạm. Bắc Kinh cũng không có các phản ứng, ngoại trừ việc lên tiếng phủ nhận như thường thấy.

    Một lần nữa, chúng ta phải đặt câu hỏi: tại sao các chính phủ của các quốc gia như Mỹ, Ấn Độ, và Nhật Bản lại kiên nhẫn chịu đựng các hoạt động chiến tranh tin học trắng trợn như vậy?

    Ứng viên Mãn Châu có gắn chíp trên vai

    Tin tặc ở Trung Quốc … đã thâm nhập sâu vào hệ thống thông tin của các công ty và các cơ quan chính phủ Mỹ, đánh cắp các thông tin quan trọng từ các giám đốc doanh nghiệp Mỹ trước các cuộc họp của họ ở Trung Quốc, và trong một số trường hợp đã thâm nhập vào các nhà máy điện ở Mỹ, có thể đã gây nên hai sự cố mất điện trên diện rộng xảy ra gần đây tại Florida và khu vực Đông Bắc.
    - The National Journal



    Hãy cân nhắc kịch bản sau: một kỹ sư Trung Quốc thiết kế một “cửa sau” điều khiển từ xa vào hệ thống điều khiển máy tính, hoặc một “công tắc chết người” khó bị phát hiện nhúng vào chíp máy tính phức tạp được đặt hàng tại Trung Quốc. Sau đó, các chíp “Mãn Châu” đã nhúng mạch gián điệp và phần mềm “cửa sau” được Trung Quốc bí mật xuất sang Mỹ, nơi mà chúng trở thành một bộ phận trong các hệ thống khổng lồ đang được vận hành bình thường.

    Trong lúc đó, như trong bộ phim Ứng viên Mãn Châu[31], các thiết bị Mãn Châu đó chờ đợi các tín hiệu có thể cho phép Bắc Kinh đóng mở hoặc điều khiển các hệ thống quan trọng như lưới điện, hệ thống tầu điện ngầm đô thị, hoặc thiết bị định vị GPS.

    Đừng nghĩ rằng trên đây chỉ là khoa học viễn tưởng, bởi vì việc gắn các mạch Mãn Châu rất dễ dàng – đặc biệt là tại một đất nước được coi là công xưởng của cả thế giới. Việc gắn các đoạn mã độc vào máy tính cũng dễ dàng bởi lẽ các chương trình phần mềm hiện đại có tới hàng triệu dòng lệnh. Gắn các dòng lệnh điều khiển kiểu Mãn Châu vào vi mạch của máy tính, điện thoại và iPod – kể cả các hệ thống an ninh – cũng dễ dàng không kém bởi lẽ các vi mạch có thể bao gồm hàng trăm triệu cổng logic có thể giấu một sự bất ngờ của kỹ thuật số.

    Bây giờ, nếu bạn nghi ngờ rằng những sự việc đó trên thực tế có thể không bị phát hiện, chúng tôi sẽ cho bạn biết một số thông tin. Các kỹ sư phần mềm và các nhà thiết kế vi mạch thường xuyên giấu những thứ linh tinh trong sản phẩm của họ chỉ để bày tỏ sự phản đối. Một ví dụ truyền thống là con chim cắt mà ai đó đã tạo ra và nó xuất hiện mỗi khi một chuỗi các hành động được thực hiện trong phần mềm Adobe Photoshop. Thậm chí, nhân vật chính của quyển sách Where’s Waldo? được một tay kỹ sư tinh nghịch đưa vào với kích thước chỉ bằng 30 micro mét vào bộ vi xử lý.

    Nhìn rộng hơn, việc phát hiện các bất ngờ kiểu Mãn Châu như vậy trong mã nguồn hoặc chíp máy tính nói chung không phải là một phần trong quy trình bảo đảm chất lượng được sử dụng để kiểm tra các phụ kiện từ Trung Quốc. Tất cả những gì các nhân viên kiểm tra chất lượng thực hiện – thậm chí đối với các nhân viên kiểm tra chất lượng hàng hóa quân sự - là bảo đảm các máy móc, thiết bị sẽ vận hành theo các chỉ tiêu kỹ thuật sau khi lấy ra khỏi bao bì. Theo lời giải thích của Ruby Lee, giáo sư ngành kỹ thuật điện của Đại học Princeton “không thể kiểm tra hết được những thứ không xác định nếu chúng không được đề cập tới”.

    Việc các tin tặc Trung Quốc có đủ khả năng cài các chíp Mãn Châu là thực sự đáng lo ngại, bởi lẽ ngày nay, phần lớn máy tính của các hãng Hewlett-Packard, Dell và Apple được sản xuất tại Trung Quốc – thực tế, hầu hết được lắp ráp tại cùng trong một nhà máy khổng lồ tại Thâm Quyến. Hơn thế nữa, Trung Quốc là nguồn chính mà bạn tải xuống hệ điều hành Windows hoặc Mac, cùng với các chương trình phần mềm ứng dụng khác.

    Một lần nữa, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng đó không phải là khả năng tưởng tượng bí ẩn hoặc lý thuyết gián điệp xa vời nào đó. Trong thực tế, chính nước Mỹ đã đi tiên phong trong việc sử dụng chíp Mãn Châu nhiều năm về trước trong thời gian chiến tranh Lạnh với Liên Xô. Và đây là một ví dụ lịch sử.

    Theo website của CIA, Tổng thống Reagan đã đích thân thông báo cho CIA về một điệp viên hai mang quan trọng của KGB được biết dưới bí danh “Farewell”, người đã tiết lộ thông tin về cách mà Liên Xô có được các công nghệ quan trọng của phương Tây. Thay vì bịt lại chỗ rò rỉ một cách đơn giản, cố vấn chính sách Gus Weiss đã nghĩ ra một phương thức khôn ngoan, kết quả của điệp vụ đó là chíp máy tính giả được gắn vào thiết bị quân sự của Liên Xô.

    Việc những con chíp máy tính được thiết kế riêng biệt có thể gây thiệt hại nghiêm trọng được minh chứng bởi vụ nổ không có tác nhân hạt nhân lớn nhất trong lịch sử. Sự cố xảy ra vào năm 1982 khi một đoạn ống ở vùng xa xôi của tuyến đường ống quan trọng dẫn khí xuyên Siberi của Liên Xô bị nổ tung. Nguyên nhân của vụ nổ được xác định, đó là phần mềm kiểm soát đường ống mà cơ quan phản gián CIA đã phá hỏng và sau đó cố tình để Liên Xô đánh cắp từ một công ty Canada. Thật là khôn ngoan?

    Rõ ràng, vụ nổ đường ống xuyên Siberi do CIA sắp đặt là hậu quả nhãn tiền của “nghệ thuật đen” về quy mô sự phá hoại phần mềm đối với thế giới thật ngày càng gia tăng. Với số lượng máy tính được cấu hình như thiết bị điều khiển bán tự động ngày càng nhiều, từ thiết bị bơm truyền trong y tế đến các nhà máy điện nguyên tử, cuộc sống của con người ngày càng phụ thuộc vào chíp và phần mềm.

    Thực tế, tin tặc Trung Quốc có thể đã làm mất ổn định hệ thống điện lưới quốc gia của Mỹ, không chỉ một lần mà nhiều lần. Theo tờ National Journal, có bằng chứng cho thấy một tin tặc Trung Quốc đã tạo điều kiện để gây ra “tình trạng mất điện lớn nhất trong lịch sử ở miền Nam nước Mỹ”; trong đó có sự cố ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người.

    Nói rộng hơn, trích dẫn lời của một chuyên gia tình báo lâu năm của Mỹ được đăng trên tờ The Wall Street Journal, “người Trung Quốc đang tìm cách thâm nhập vào kết cấu hạ tầng của chúng ta, đặc biệt là lưới điện”, và việc thâm nhập đã để lại các phần mềm “có thể được sử dụng để phá hủy các thành phần hạ tầng”. Ông ta không nghi ngờ khi cho rằng “nếu xảy ra chiến tranh với họ, họ sẽ tìm cách khởi động các phần mềm này lên”.

    Quan điểm của chúng tôi, đơn giản là: các con chíp Mãn Châu là rất thực tiễn. Với hiện tượng khá nhiều công ty Mỹ đang chuyển việc sản xuất phần cứng và phần mềm – kể cả công tác nghiên cứu và phát triển – vào Trung Quốc, chúng ta có thể đã tự tạo ra việc nhập khẩu không chỉ sản phẩm Trung Quốc mà còn hàng loạt chíp Mãn Châu.

    Để đánh giá các chứng cứ ngày càng gia tăng về tình trạng chiến tranh và gián điệp mạng do Trung Quốc gây ra, câu hỏi cốt yếu được đặt ra là, liệu chúng ta có nên coi các hoạt động tấn công tin học của Trung Quốc là hành động chiến tranh đúng với bản chất của chúng, hay chỉ đơn giản là khăng khăng bảo thủ và không chấp nhận các thảm họa gây ra bởi lữ đoàn tin tặc mũ Đỏ.

    Để cân nhắc câu trả lời, hãy đừng quên lời cảnh báo của tướng James Cartwright, nguyên là người đứng đầu Bộ tư lệnh Chiến lược Mỹ và nguyên Phó chủ tịch của Bộ Tổng Tham mưu Liên quân. Cartwright cho rằng, tầm ảnh hưởng của những cuộc tấn công tin học được tổ chức hoàn hảo với quy mô lớn “trên thực tế có thể đã đạt tới mức độ của vũ khí hủy diệt hàng loạt”.

    Ghi chú

    [29] The Dark Visitor là dịch nghĩa của chữ Hắc khách, phiên âm tiếng Hán của chữ hacker. ND

    [30] Hacktivist – từ chữ activist là người hoạt động tích cực. ND

    [31] The Manchurian Candidate (1959), của Richard Condon, là tiểu thuyết hành động chính trị về con của một gia đình chính khách nổi tiếng của Mỹ bị tẩy não để biến thành sát thủ do đảng Cộng sản kích hoạt lúc cần. ND

    (còn tiếp)

  4. #13
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo)

    CHƯƠNG 11
    Chết dưới thanh kiếm laser của dòng họ Lưu:
    Mẹ, hãy nhìn, đó là ngôi sao chết chóc đang chiếu xuống Chicago


    Chúng tôi cam kết sử dụng hòa bình không gian vũ trụ và sẵn sàng mở rộng hợp tác với các nước khác.
    — Chủ tịch Hồ Cẩm Đào

    Nếu những ai muốn biết những gì mà Nhật Bản đã lên kế hoạch để làm trong những năm 1930, thì tất cả những điều họ cần làm là đọc các kế hoạch và các tài liệu huấn luyện. Các kế hoạch này sau đó được thực hiện trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhiều người ở Mỹ đã coi những tuyên bố về mối đe dọa ngày càng tăng của quân đội Nhật Bản là phi lý bởi vì Nhật đã cam kết phát triển hòa bình. Trung Quốc cũng tuyên bố phát triển hòa bình như vậy, cùng với sự phát triển mạnh mẽ lực lượng vũ trang và vũ khí của mình. Tất cả những thứ cần thiết bây giờ là những nhìn nhận nghiêm khắc về các chính sách và học thuyết của Quân Giải phóng Nhân dân,.. đối với các khả năng và sức mạnh vũ khí không gian của họ cũng như những gì họ đã lên kế hoạch để làm, đó là để đối lại với ưu thế vũ trụ của chúng ta.
    —Christopher Stone, Space Review




    Cũng giống như những phiêu lưu trên mặt đất, Trung Quốc tuyên bố họ chỉ tìm kiếm “sự vươn lên hòa bình” vào bầu trời. Tuy nhiên, một trong những câu hỏi lớn nhất mà Lầu Năm Góc đang phải đối mặt là liệu sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc vào không gian cuối cùng có trở thành vũ khí để bắt Mỹ phải quy hàng không. Đây là câu hỏi cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên khi mà một quốc gia đã từng đưa người lên đi bộ trên mặt trăng thì nay đang có một chương trình không gian bị trì hoãn nhiều nhất và trong tình trạng hỗn độn nhất.

    Không nghi ngờ gì nữa; chương trình khám phá vũ trụ của Trung Quốc là cực kỳ ấn tượng và mạnh mẽ. Trong vài thập kỷ tới, Trung Quốc dự kiến sẽ đưa phi hành đoàn lên cả mặt Trăng và sao Hỏa, và chỉ trong năm ngoái (2010), Trung Quốc đã phóng 15 chuyến bay chở hàng vào quỹ đạo. Lịch trình phóng tàu đầy tham vọng này đã làm cho Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên sánh ngang hàng với Hoa Kỳ về phóng tàu vũ trụ; và Trung Quốc rõ ràng là có xu thế sẽ vượt Hoa Kỳ về số lượng phóng tàu vũ trụ với mức độ gần bằng số lần phóng của Mỹ đúng vào lúc Mỹ hoàn thành chuyến bay cuối cùng của tàu con thoi và chấm dứt chương trình này.

    Chính xác là Trung Quốc đang phóng những gì lên quỹ đạo? Các chuyến tàu mang lên quỹ đạo từ những vệ tinh quan sát và bổ sung thêm những vệ tinh hệ thống định vị toàn cầu cho tới những chuyến bay vũ trụ có người điều khiển và đưa vệ tinh thứ hai lên quỹ đạo mặt trăng. Trung Quốc cũng dự kiến sẽ phóng trạm quỹ đạo không gian dùng cho cả các mục đích khoa học và quân sự vào năm 2012 cùng ba chuyến bay trong hai năm tiếp theo được dự kiến sẽ kết nối với trạm vũ trụ đó. Ngoài ra, bằng cách điều chỉnh sức mạnh chế tạo của mình, Trung Quốc đang chuyển hướng dần từ chế tạo những chiếc tàu vũ trụ được thiết kế đơn chiếc sang những loại tàu được chế tạo và lắp ráp hàng loạt; sự đổi mới này sẽ cho phép họ gia tăng tần suất phóng tàu vũ trụ lên mức khủng khiếp.

    Ngay cả khi Trung Quốc đã bay cao, thì chương trình vũ trụ NASA của Mỹ - nơi kỳ vọng của mũi nhọn công nghệ quốc gia cực kỳ quan trọng của chúng ta - đã để mất nguyên cả một thập kỷ lạc trong vũ trụ. Chương trình tàu con thoi đầy trắc trở của Mỹ được dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm 2010, nhưng do sự trì hoãn các chuyến bay và có thêm một chuyến bay bổ sung nên nó sẽ kết thúc vào năm nay (2011). Sau đó, vẫn chưa có kế hoạch rõ ràng nào cho những chuyến bay vũ trụ có người lái của Mỹ. Điều này là do bộ máy của Obama và Quốc hội Mỹ vẫn còn đang tranh cãi về cả hai vấn đề: xác định sứ mệnh của chương trình, và những phương pháp nào có thể dùng để thực hiện sứ mệnh đó.

    Sự bế tắc về chính trị này có nghĩa là sẽ không có chuyến bay có người điều khiển nào do chính phủ Mỹ điều hành được đưa vào vũ trụ trong vòng ít nhất là 5 năm nữa. Trong tương lai gần, các nhà du hành vũ trụ Mỹ sẽ phải “đi nhờ” để lên trạm Không gian Quốc tế cùng với người Nga – ngay khi Trung Quốc đang thúc đẩy mạnh mẽ các chương trình phóng trạm không gian quanh trái Đất và mặt Trăng.

    Với câu chuyện về hai chương trình vũ trụ theo hai hướng trái ngược nhau này, chúng ta quay lại câu hỏi: Liệu đây có phải là sự vươn lên bầu trời vì hòa bình của Trung Quốc hay không, hay sẽ là cuộc đua để cuối cùng nắm lấy những tầm cao trong khi tất cả chương trình không gian của Mỹ chẳng làm gì ngoài nằm trên mặt đất?

    Ba chàng ngự lâm khám phá vũ trụ


    Trong 2.900 km3 của [tiểu hành tinh] Eros, có chứa lượng nhôm, vàng, bạc, kẽm, các loại kim loại kiềm và kim loại quý nhiều hơn tổng lượng của tất cả các kim loại này đã từng được khai thác và thậm chí có thể được khai thác từ lớp vỏ trên cùng của Trái đất.
    —BBC News




    Nếu coi chương trình khảo sát vũ trụ của Trung Quốc chỉ là tiếp nối quá trình vươn lên một cách hòa bình, có ít nhất ba lý do khiến Trung Quốc thúc đẩy chương trình này một cách mạnh mẽ. Trước hết là sự phát triển của nhiều ngành công nghệ mới đòi hỏi phải luôn đi kèm với những khám phá vũ trụ. Thứ hai là việc khai thác và vận chuyển trong tương lai các nguồn năng lượng cũng như các loại nguyên vật liệu then chốt từ không gian tới các công xưởng Trung Quốc. Lý do thứ ba có thể coi như đây là cái cửa thoát hiểm Darwin cho một hành tinh đang bị quá tải về dân số và đang nóng lên nhanh chóng. Mỗi yếu tố trong đó lại còn bao gồm trong nó những lý do quan trọng về nghiên cứu không gian vì mục đích dân sự. Tập hợp lại, chúng có thể được sử dụng để vẽ nên bức tranh yên bình về những nỗ lực nghiên cứu không gian của Trung Quốc.

    Từ GPS và năng lượng mặt trời tới máy chụp cắt lớp

    Từ bức tranh yên bình này, một trong những lý do quan trọng để cam kết theo đuổi chương trình không gian chính là điều mà nước Mỹ đã hoàn toàn mất tầm nhìn – chương trình khảo sát này có thể thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ và phát triển kinh tế trong nước một cách mạnh mẽ nhất. Điểm nổi bật ở đây là các nhà lãnh đạo chính trị của Mỹ đã nhanh chóng quên mất vai trò mà khám phá vũ trụ đã góp phần kích thích nền kinh tế Mỹ - và cải thiện cuộc sống người dân – trong vòng 50 năm qua.

    Hãy nhìn nhận lại, nếu như không có NASA và chương trình không gian của chúng ta, có thể chúng ta đã không có được Internet như đang có ngày nay, mạng lưới GPS, các loại công nghệ năng lượng mặt trời khác nhau, các ứng dụng y tế từ chụp cắt lớp CAT scan và chụp cộng hưởng từ MRI cho tới kim sinh thiết vú, những chất dẻo và chất bôi trơn kỳ diệu, và hệ thống theo dõi thời tiết để cảnh báo lốc xoáy và cháy rừng giúp cứu thoát hàng trăm nghìn sinh mạng cùng hàng tỷ đô-la thiệt hại đồng thời góp phần đáng kể nâng cao năng suất mùa màng. Bên cạnh đó, chỉ riêng những đổi mới này đã mang lại hàng nghìn tỷ đôla lợi nhuận cho nền kinh tế chúng ta. Và chúng ta cũng đừng quên những phát minh nặng tính trần tục nhưng không kém phần hữu dụng như “nhựa xốp có trí nhớ”[32] cho loại đệm Tempur-Pedic.




    Trong khi nước Mỹ đã quên tầm quan trọng của nghiên cứu không gian với vai trò như chất xúc tác cho nền kinh tế thì Trung Quốc lại hoàn toàn nắm được nó. Thực tế, người đứng đầu chương trình mặt trăng của Trung Quốc, Ouyang Ziyuan, đã phát biểu công khai rằng những nỗ lực của chương trình Apollo lên mặt Trăng đã kích động quá trình phát triển công nghệ ở Mỹ, và ông ta thường xuyên sử dụng ý tưởng đó để làm cơ sở biện minh cho việc Trung Quốc đi lên mặt Trăng. Tuy nhiên, Trung Quốc không chỉ nhận được những đổi mới nhanh chóng hơn từ chương trình không gian của mình mà còn nhiều hơn thế.

    Nguồn khoáng sản phong phú



    Tiểu hành tinh Asteroid (Eros)

    Những thứ Trung Quốc tìm kiếm trong vũ trụ là những thứ có giá trị như những kim loại quý và những nguyên liệu khác từ lớp vỏ của mặt Trăng hay từ các tiểu hành tinh gần trái đất khác. Những món quà này có thể là vàng, platin hay những kim loại cực kỳ hiếm có vai trò tối quan trọng trong công nghệ cao.





    Thực vậy, khai mỏ thành công trong vũ trụ sẽ giúp nhiều cho việc giảm bớt sự khan hiếm ngày càng gia tăng của các nguyên vật liệu cũng như sự ô nhiễm đi kèm với các quá trình khai thác tài nguyên. Ví dụ, ta hãy xem xét trường hợp tiểu hành tinh Asteroid 433, còn được gọi là Eros. Các nhà khoa học khi viết trên tạp chí Nature đã dự đoán rằng trong tương lai xa, hành tinh khổng lồ này với khối đá nặng 34 nghìn tấn có khả năng sẽ va vào trái đất của chúng ta và gây ra một thảm hoạ còn lớn hơn cả thảm họa đã quét sạch loài khủng long 65 triệu năm về trước. Tuy nhiên, tin tốt là Eros lại chứa đầy những khoáng chất có giá trị đang chờ đợi các công ty khai thác không gian đến để lấy về. Hơn nữa, cùng với các yếu tố như trọng lực nhỏ và hoàn toàn không có những ràng buộc về môi trường, việc khai thác khoáng sản tại Eros sử dụng năng lượng mặt trời miễn phí sẽ có thể là khá đơn giản một khi có được phương tiện vận tải. Điều này hoàn toàn không phải là chuyện viễn tưởng khoa học vì một thiết bị lấy mẫu vũ trụ của NASA đã đến Eros vào năm 2000 và hạ cánh xuống đó vào năm 2001.

    Và đây là ý tưởng cốt lõi được đề xuất bởi nhà kinh doanh vũ trụ tư nhân Jim Benson nhằm vừa tránh cho trái Đất một tai họa va chạm vừa lấy về cho trái Đất những khoáng vật quý báu của Eros: phóng các tên lửa tới tiểu hành tinh để điều chỉnh quỹ đạo của nó. Bằng cách này, cuối cùng có thể sẽ đưa được Eros tới được một vị trí cố định trong hệ trái Đất - mặt Trăng của chúng ta và do vậy loại bỏ được nguy cơ va chạm. Tất nhiên, kịch bản này làm nảy sinh câu hỏi ai sẽ đến đó đầu tiên để cắm lá cờ của mình – và lái các tên lửa – trên các nguồn tài nguyên như của Eros.

    Trung Quốc không chỉ tìm kiếm những nguyên liệu thô nhôm, vàng và kẽm trong vũ trụ. Trong tương lai gần, Trung Quốc có thể thu được những thành quả lớn trên mặt Trăng khi khai thác tiềm năng thực hiện các phản ứng tổng hợp nhiệt hạch. Khác với những nhà máy điện hạt nhân đang tồn tại với đầy rẫy các vấn đề trên trái Đất, năng lượng nhiệt hạch có thể sẽ là vừa sạch và vừa an toàn và thực sự là “rẻ đến mức không cần lắp công tơ”. Và cầu nối với mặt Trăng là: Một chất mà các nhà khoa học tin rằng sẽ giúp thực hiện phản ứng nhiệt hạch chính là Helium 3 - một đồng vị cực kỳ hiếm (trên trái đất) thì lại được cho rằng khá phong phú trên mặt trăng.

    Như vị giám đốc chương trình mặt Trăng của Trung Quốc đã đóng khung tiềm năng của Helium 3: “Hàng năm, ba chuyến tàu con thoi có thể sẽ mang về đầy đủ nhiên liệu cho loài người trên toàn trái đất”. Mr. Ouyang có thể đã nói rõ ràng về việc triển khai thành công nguồn năng lượng nhiệt hạch từ mặt trăng - nguồn vật chất cơ bản sẽ giáng đòn quyết định đập chết tổ chức độc quyền dầu mỏ OPEC và là một viên đạn thần kỳ để chống lại sự ấm lên toàn cầu.

    Những người Trung Quốc nhìn xa trông rộng như ông Ouyang cũng coi mặt Trăng như là nơi hứa hẹn một môi trường tự do, không bóng tối mà tại đó có thể sản xuất năng lượng mặt trời với mức độ hiệu quả gấp tám lần so với ở trái Đất và sau đó ‘bắn’ chúng về trái Đất. ‘Chuyện viễn tưởng khoa học à?’ - bạn có thể hỏi vậy. Vâng, đúng là như vậy. Giống như ai đó đang đi bộ trên mặt Trăng và nói chuyện với một ai đó ở một nơi bất kỳ trên trái đất bằng thiết bị cầm tay.

    Và khi nói chuyện về đi bộ trên mặt Trăng, hoàn toàn có thể hiểu được vì sao chương trình vũ trụ của Trung Quốc lại nóng lòng nhằm vào mặt trăng với việc phóng thành công hai vệ tinh nhân tạo mặt trăng và đang xây dựng ý định cho các cuộc đổ bộ bằng thiết bị robot và con người. Tuy nhiên, điều lộn xộn đối với các tổ chức tư nhân không gian Mỹ, như trường hợp của nhà tỷ phú Robert Bigelow lại là trong khi Trung Quốc bận rộn chuẩn bị cho việc cắm cờ lên mặt Trăng thì nước Mỹ lại quay đi. Như Bigelow cảnh báo:

    “Vào thời điểm Trung Quốc bắt đầu làm việc này một cách có hệ thống tại những khu vực then chốt trên mặt Trăng, thì có thể đã là quá muộn đối với các nước khác trong việc cùng nhau tiến hành khảo sát để ngăn cản sự chiếm hữu toàn bộ (của Trung Quốc) những nơi có nước, băng và những khu vực có giá trị khác.”

    Cuộc thoát hiểm Darwin

    Bên cạnh vai trò là chất xúc tác cho đổi mới công nghệ và là nguồn cung cấp dồi dào năng lượng và các khoáng sản tự nhiên, khảo sát vũ trụ còn có tiềm năng là chiếc van thoát hiểm quan trọng trong kỷ nguyên bùng nổ dân số và biến đổi khí hậu. Nếu bạn nghĩ rằng đây cũng lại là chuyện viễn tưởng khoa học thì hãy nghĩ lại. Như Michael Griffin, người điều hành NASA đã nhận xét:




    "Mục đích này không chỉ là khảo sát khoa học … nó còn bao gồm việc mở rộng môi trường sống của loài người từ trái Đất vào trong hệ mặt trời khi chúng ta bước vào các thời kỳ … Trong dài hạn những loài chỉ sống được trên một hành tinh sẽ không thể tồn tại. Chúng ta đã có những bằng chứng về điều này."

    Còn đây là một cảm nghĩ được chia sẻ bởi nhà vật lý Stephen Hawking khi ông gõ những dòng này trên máy tính của mình:

    “Cơ hội duy nhất để tồn tại lâu dài của chúng ta là không chỉ ở lại và nhìn xuống mặt đất mà là phải phân tán vào vũ trụ.”

    Tất nhiên, công cuộc chinh phục mặt Trăng, sao Hỏa và những hành tinh khác sẽ phải mất nhiều thập kỷ nữa. Tuy nhiên, một trong những ưu thế mà Trung Quốc có hơn Mỹ là khả năng tập trung cho dài hạn và suy tính cho nhiều thế hệ thay vì cho các cá nhân. Do cách nhìn dài hạn này, vào thời điểm hiện tại, Trung Quốc có nhiều khả năng hơn bất cứ nước nào để chinh phục thành công những tài sản có giá trị nhất trong vũ trụ. Câu hỏi mà chúng ta phải quay lại là liệu việc Trung Quốc chiếm đoạt được những đỉnh cao tuyệt đối này có phải chỉ được dùng cho các mục đích hòa bình hay không, hay ngược lại sẽ giúp họ chinh phục các đối thủ. Đây là câu hỏi mà bây giờ chúng ta phải quay lại khi nhìn thấy kho vũ khí phòng thủ của Trung Quốc đang lớn lên nhanh chóng cùng với những kế hoạch phát triển khả năng vũ khí tấn công của họ.

    Sự xuất hiện vũ khí không gian của Trung Quốc – Phòng thủ tốt nhất là sự phòng thủ tốt
    [33]

    Không gian vũ trụ sẽ được trang bị vũ khí ngay trong thời đại của chúng ta.
    - Đại tá Yao Yunzhu, Học việc Khoa học quân sự, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc

    Có lẽ bằng chứng rõ nhất về những ý định trang bị vũ khí cho vũ trụ của Trung Quốc có thể được tìm thấy trong vô số những nguồn tài liệu công khai về vũ khí vũ trụ của vô số quan chức và những nhà chiến lược quân sự Trung Quốc. Từ “tấn công plasma tiêu diệt các vệ tinh quỹ đạo thấp” và “tên lửa tiêu diệt mục tiêu bằng động năng" cho tới “các vũ khí chùm tia” và “các tên lửa đạn đạo trên quỹ đạo,” nội dung chung của các tài liệu này – mà đa số trong đó đã được phân tích kỹ trong Ủy ban Trung - Mỹ - là phá hủy hoặc chinh phục các lực lượng quân sự của Mỹ thông qua khai thác các điểm cao kiểm soát từ vũ trụ.




    Ví dụ, đây là quan điểm hiếu chiến kiên định của Đại tá Li Daguang trong cuốn sách của ông ta Vũ khí không gian. Bên cạnh việc biện hộ cho chương trình không gian của Trung Quốc kết hợp sử dụng cho cả dân sự và quân sự vì các lý do kinh tế, Li cho rằng chiến lược quân sự tối ưu là chiến lược phải làm được các việc sau:

    Phá hủy hay làm vô hiệu hóa tạm thời mọi vệ tinh của kẻ thù bên trên lãnh thổ của chúng ta, [triển khai] các loại vũ khí chống vệ tinh trên mặt đất và trong không gian, các hệ thống phòng thủ chống lại các tên lửa của Mỹ, duy trì hình ảnh quốc tế tốt của chúng ta [bằng cách che giấu việc triển khai và cất giữ] các loại vũ khí tấn công không gian được giấu diếm và chỉ tung ra vào thời điểm xảy ra khủng hoảng.

    Sự tồn tại của những ấn phẩm kiểu này trong một thế giới được che đậy chặt chẽ của đảng Cộng sản là một điều lạ lùng. Chúng không chỉ công khai mâu thuẫn với luận điểm chính thức của giới lãnh đạo dân sự Trung Quốc mà chúng còn gây nhiễu loạn cho các chuyên gia phân tích của Lầu Năm góc trong việc hình dung ra chính xác những điều gì đang diễn ra đằng sau tấm màn trúc – và nước Mỹ cần có phản ứng như thế nào.

    Có một khả năng là cả khối lớn tài liệu mô tả các phương thức để buộc chú Sam phải quỳ gối này đơn giản chỉ là âm mưu để nhằm kích động Mỹ lao vào cuộc chạy đua vũ trang trong không gian tốn kém. Một khả năng khác là những nguy cơ tương tự như điều mà đại tá Li là thực tế; và, nếu không có những biện pháp đáp ứng đầy đủ thì nước Mỹ sẽ phải chịu tổn thương, hoặc là theo kiểu tương tự như một trận Trân Châu cảng nữa, hoặc sẽ là kẻ thua cuộc của một sự đã rồi.

    Dù theo cách nào đi chăng nữa thì cũng có một điều rõ ràng là: Nước Mỹ hiển nhiên vẫn còn giữ vị trí chiến lược cao trong không gian vào thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, nhiều người sẽ hỏi rằng, vậy thì ai sẽ nắm giữ vị trí chiến lược cao này sau nhiều lần "ngày mai" nữa?

    Từ vị trí chiến lược cao này, cả nền kinh tế và quân sự của nước Mỹ phụ thuộc nặng nề vào hệ thống phức tạp gồm hơn 400 vệ tinh trên quỹ đạo cung cấp tất cả các loại thông tin, từ do thám và dẫn đường cho tới viễn thông và đo đạc từ xa. Đây thực sự là một mạng lưới ấn tượng giúp cho sức mạnh của nước Mỹ trở nên gần như siêu phàm trong con mắt của các đối thủ.

    Sử dụng lợi điểm trong không gian và hàng loạt ưu thế về vũ khí công nghệ cao, nước Mỹ đã có thể tham gia vào hàng loạt các cuộc chiến tranh với tỷ lệ chênh lệch về thương vong rất lớn. Trong khi chỉ có 150 lĩnh Mỹ chết trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, thì đã có tới khoảng 30.000 – 56.000 lính Iraq bị tiêu diệt. Tỷ lệ chênh lệch về thương vong tương tự như vậy cũng xảy ra trong cuộc tấn công của NATO do Mỹ điều hành vào năm 1999 trong cuộc chiến tại Kosovo cũng như trong giai đoạn đầu chiến dịch chiếm lại Iraq vào năm 2003.

    Bất kể bạn có quan điểm thế nào về những hành động quân sự này của nước Mỹ, sự thống trị không gian “làm thay đổi cuộc chơi” của người Mỹ đã được Trung Quốc để ý. Thực tế, cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 đã thường xuyên được Lầu năm góc coi như những tiếng chuông báo động cho Bắc Kinh rằng ngay cả một đội quân lớn nhất thế giới, ở đây là Trung Quốc, cũng có thể bị chinh phục bởi một đối thủ có số lượng ít hơn nhiều lần.

    Tiêu diệt hay bịt mắt, câu hỏi từ Trung Quốc

    Khi chương trình không gian của Trung Quốc được trao vào tay các tướng lĩnh, nó sẽ chủ yếu phản ánh những nhu cầu chiến lược của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Đây là trường hợp đã từng xảy ra ở Liên bang Xô Viết cũ, nơi mà lực lượng quân sự cũng kiểm soát chương trình không gian của Liên Xô. Quan sát sự phát triển của các hệ thống vũ khí chống vệ tinh đa dạng với việc sẵn sàng đưa các ứng dụng quân sự vào trong chương trình không gian có người điều khiển, cùng với những lời dối trá, Trung Quốc ngày càng theo đuổi mạnh mẽ hơn phương thức của Liên Xô cũ trong việc tìm kiếm ưu thế thống trị về quân sự trong không gian vũ trụ.
    —Richard Fisher, StrategyCenter.net

    Theo quan điểm của Trung Quốc, có ít nhất hai biện pháp có thể sử dụng để đối phó với ưu thế không gian của Mỹ. Cách thứ nhất là phá hủy một phần hay toàn bộ các chùm vệ tinh của chúng ta. Cách thứ hai – cũng đạt được mục đích như vậy mà không cần phá hủy – đơn giản là bịt mắt những con chim quan sát của chúng ta. Đối với những ai quan tâm lo lắng thì sẽ có nhiều bằng chứng cho họ tìm hiểu về việc Trung Quốc đang phát triển các năng lực trên cả hai phương diện này.

    Trong lĩnh vực phá hủy các vệ tinh, Trung Quốc đã thực hiện thử nghiệm một số phương pháp làm nổ tung – hay đúng ra là bắt cóc – các vệ tinh của Mỹ. Thử nghiệm này được bắt đầu với một vụ nổ lớn và mờ ám vào tháng 1/2007, khi đó quân đội Trung Quốc đã bắn hạ một vệ tinh cũ của mình trên bầu trời.





    Đây là một vệ tinh thời tiết “đã đến hạn nghỉ hưu” đã từng bay mỗi ngày vài vòng quanh trái Đất trong hơn một thập kỷ; nhưng đây cũng là một miếng mồi ngon cho loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cải tiến DF-21 được phóng từ căn cứ ở Xichang thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Tên lửa này phóng ra một thiết bị tiêu diệt mục tiêu bằng động năng được điều khiển vào quỹ đạo nhằm va chạm với mục tiêu vô tội; và khi va chạm, tất cả những thứ như đinh ốc, bù loong, các tấm bảng, dây điện,. của vệ tinh cùng với hàng ngàn mảnh vụn của tên lửa tiêu diệt sẽ tạo thành một đống rác vũ trụ lớn nhất thiên hà của chúng ta.

    Ngày nay, bãi rác thải vũ trụ từ vụ phá hủy đó của Trung Quốc vẫn còn là mối hiểm họa lớn cho các chuyến bay; Trung Quốc hiển nhiên là luôn sẵn lòng gây ô nhiễm cho không gian vũ trụ giống như họ đã làm cho các sông ngòi và bầu khí quyển của họ. Hơn 2/3 trong số gần 3.000 vệ tinh và thiết bị bay trong quỹ đạo có nguy cơ va chạm với đám rác thải vũ trụ của Trung Quốc. Thực tế, danh sách những nạn nhân tiềm tàng còn bao gồm cả trạm Vũ trụ Quốc tế cùng phi hành đoàn, họ đã từng phải điều chỉnh quỹ đạo ít nhất một lần để tránh va phải phần dày đặc nhất của đám rác vũ trụ Trung Quốc.

    Khó có thể nói đây là dấu hiệu duy nhất thể hiện việc Trung Quốc đang phát triển các loại vũ khí chống vệ tinh hay “ASAT” để hạ gục hệ thống GPS của Mỹ khỏi bầu trời. Tháng 1/2010, vũ khí vũ trụ của Trung Quốc đã bắn hạ một mục tiêu ở quỹ đạo thấp với độ cao khoảng 150 dặm bằng một loại hỏa tiễn dùng nhiên liệu rắn đặt trên xe cơ động và một thiết bị tiêu diệt bằng động năng va chạm kiểu mới được gọi là KT2. Và cần lưu ý rằng, KT2 là công nghệ có tính đe dọa kép – là phương tiện phòng thủ chống tên lửa đạn đạo đồng thời có thể phá hủy các hệ thống trên quỹ đạo.

    Bên cạnh những vũ khí này dùng để phá tan các vệ tinh Mỹ trên bầu trời đêm, Trung Quốc còn có loại vũ khí mới mang tên “Kẻ bắt cóc không gian”. Loại vũ khí này được thử nghiệm vào tháng Tám năm 2010 khi hai vệ tinh của Trung Quốc có cuộc gặp nhau bí mật trong vũ trụ. Mục đích của thử nghiệm là để tìm hiểu xem liệu một vệ tinh có thể thực hiện cái được gọi giản dị là “cuộc gặp gỡ robot không hợp tác” với một vệ tinh khác không. Thế giới vẫn còn chờ đợi để nghe từ Trung Quốc xem cuộc gặp gỡ có thành công không - mặc dù các quan sát từ mặt đất cho thấy nó đã thành công. Và nếu công nghệ này được ứng dụng thành công, bạn chỉ cần tưởng tượng ra viễn cảnh một phi đội những kẻ bắt cóc này được tung ra để tóm gọn toàn bộ gia đình các vệ tinh của Mỹ.

    Mù vì ánh sáng chói chang — Các vệ tinh của chúng ta cần bóng tối trong một tương lai đầy ánh sáng


    Họ cho chúng ta thấy laser của họ. Dường như họ đang dọa chúng ta.
    —Gary Payton, Phó trợ lý Bộ trưởng về Không lực Hoa Kỳ phụ trách các chương trình không gian.





    Tất nhiên, bạn không nhất thiết phải phá hủy hay bắt cóc một vệ tinh của Mỹ để vô hiệu hóa nó. Có một cách khác vừa lịch sự hơn và vừa bớt khiêu khích hơn là tạm thời “làm chói mắt” hay đơn giản là làm mù vệ tinh. Trên đấu trường này, dường như Trung Quốc đang phát triển những năng lực khủng khiếp của mình.

    Thực tế, cuộc trình diễn mang tính khiêu khích kiểu này của đã bắt đầu vào mùa thu năm 2006. Như được đưa tin trong tạp chí Jane’s Defence Weekly, trong thời gian này, các vệ tinh gián điệp của Mỹ đã “bất ngờ bị suy giảm hiệu quả” khi chúng “bay ngang qua Trung Quốc”. Cũng vào thời điểm đó, các kính viễn vọng đặt tại bãi thử Reagan tại quần đảo san hô Kwajelein, vùng Nam Thái bình Dương, đã phát hiện được ánh phản xạ từ các tia sáng laser để xác nhận nguyên nhân và nguồn gốc từ Trung Quốc.

    Ở mức độ rộng hơn, tạp chí The Economist đã viết, “Trung Quốc thường xuyên chiếu tia laser cường độ mạnh lên trời để trình diễn khả năng làm lóa mắt hay làm mù vĩnh viễn các vệ tinh gián điệp”. Tuy nhiên, phản ứng của Mỹ lại là im lặng - chủ yếu là do phải đối mặt với những giới hạn về ngân sách khi lực lượng quân sự Mỹ đang vướng vào các cuộc chiến tranh trên các chiến trường khác.

    Tất nhiên, đối với những nước láng giềng của Trung Quốc như Nhật và Đài Loan thì khả năng tiềm tàng bị mất cơ sở hạ tầng không gian để hỗ trợ cho hải quân Mỹ tiếp cận không hạn chế vùng Tây Thái Bình Dương sẽ là rất đáng quan ngại.

    Từ Buck Rogers
    [34] đến hệ thống hạt nhân quỹ đạo của Bắc Kinh

    Trung Quốc tìm cách vượt lên trong cuộc chạy đua không gian tại châu Á hướng tới mặt Trăng, đưa một tàu không gian vào quỹ đạo mặt trăng vào ngày 6/10 với mục tiêu chuẩn bị cho một cuộc hạ cánh xuống mặt trăng trong vòng 2-3 năm tới … Chuyến bay được gọi là Chang’e 2 (theo tên nhân vật nữ trong truyện dân gian Trung Quốc đã đi lên mặt Trăng cùng với một con thỏ) đánh dấu sự phát triển nhanh chóng của công nghệ vũ trụ Trung Quốc... Chuyến bay lên mặt Trăng của Trung Quốc, giống như mọi chương trình không gian khác, có tiềm ẩn những ý đồ quân sự. Chương trình không gian của Trung Quốc được kiểm soát bởi quân đội, vẫn liên tục tích lũy ngày càng nhiều kinh nghiệm về viễn thông và đo đạc tầm xa, công nghệ tên lửa, và vũ khí chống vệ tinh thông qua các chuyến bay như Chang’e 2.
    —The Christian Science Monitor




    Trong khi sử dụng không gian vũ trụ làm điểm quan sát các hoạt động quân sự của Mỹ và vô hiệu hóa các hệ thống vệ tinh của Mỹ là những mục tiêu phòng thủ quan trọng trong chương trình không gian của Trung Quốc, thì giá trị thực tế có thể lại là sử dụng không gian làm căn cứ cho vũ khí tấn công quân sự. Các phương án bao gồm toàn bộ những thứ có thể, từ việc ném những hòn đá lăn từ mặt trăng với sức mạnh đủ để tiêu hủy cả một trung tâm đô thị trên trái Đất, các loại bom xung điện từ trường được thiết kế để vô hiệu hóa cơ sở hạ tầng điện tử của chúng ta, và các loại vũ khí năng lượng được định hướng bắn từ không gian, cho tới những quả bom H được đặt trên quỹ đạo và những con tàu vũ trụ có khả năng rải thảm hạt nhân xuống bất kỳ thành phố nào trên trái Đất.

    Thực tế, nếu Trung Quốc có thể ném một quả bom hạt nhân từ quỹ đạo thì điều đó chắc chắn sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc phóng một đầu đạn giống như vậy từ sa mạc Gôbi. Đó là vì những tên lửa phóng từ mặt đất phát ra những dấu hiệu về nhiệt rõ ràng để có thể phát hiện sớm và do hành trình dài nên có thể theo dõi và đánh chặn được. Mặt khác, một quả bom hạt nhân từ quỹ đạo chỉ cần một động cơ dùng không khí nén không thể phát hiện được để phóng xuống từ không gian yên lặng. Sau đó, nhờ trọng lực nó có thể dễ dàng vượt qua khoảng cách khoảng 200 dặm để rơi xuống tới bề mặt trái Đất trong khi đường đi của nó hầu như không thể phát hiện được – cho tới khi biết thì đã quá muộn.

    Để hỗ trợ cho các năng lực phòng vệ trong chương trình không gian của mình, Trung Quốc đang xây dựng một cơ sở hạ tầng không gian khổng lồ. Cơ sở này bao gồm: một phi đội với số lượng ngày càng tăng các con tàu vũ trụ lớn có nhiệm vụ theo dõi; những bãi phóng vũ trụ và trạm mặt đất mới; hàng chục vệ tinh mới làm nhiệm vụ thông tin, tiếp âm, và giám sát; và cuối cùng, nhưng chắc chưa phải là hết, là một hệ thống GPS cực kỳ đắt tiền của riêng họ.

    Hệ thống GPS của Trung Quốc có tên gọi là Beidou, được đặt theo tên gọi của chòm sao Đại Hùng Tinh có đuôi kéo dài để làm dấu cho các thủy thủ biết hướng đi tới phương Bắc. Việc Trung Quốc tung ra hệ thống GPS của riêng mình đối chọi lại với hệ thống của Mỹ là dấu hiệu rõ ràng cho thấy những ý định quân sự của Trung Quốc.

    Hiện tại, Mỹ đang cung cấp việc sử dụng GPS miễn phí cho toàn thế giới và không có lý do gì để bất kỳ một quốc gia nào tiêu một khoản tiền lớn khủng khiếp xây dựng một hệ thống cho riêng mình - trừ phi nước đó có ý định phá hủy hệ thống GPS của Mỹ hay nói cách khác có hành động quân sự chống lại Mỹ.

    Dường như không phải là chúng ta đã không được báo trước về các mối đe dọa của các vũ khí phóng từ vũ trụ của Trung Quốc. Vào tháng 1/2001, Ủy ban an ninh không gian được chỉ định bởi các ủy ban Nghĩa vụ quân sự của Hạ và Thượng viện đã kết luận rằng nước Mỹ đang đứng trước nguy cơ nghiêm trọng của một trận “Trân Châu cảng không gian” và rằng cần phải có hoạch định chiến lược gấp để cân bằng lại với sự phát triển các năng lực tấn công của Trung Quốc (và cả nước Nga). Cùng chung số phận với nhiều lời cảnh báo khác, các kiến nghị của báo cáo này đã không được xem xét đến một cách đầy đủ do sự kiện 11/9 khi lực lượng quân sự Mỹ và các hoạt động tình báo đã phải chuyển hướng tập trung vào những nguy cơ cấp chiến thuật với những kẻ thù thô sơ.

    Cuộc chiến kết liễu Đài Loan: Ngăn chặn tiếp cận/Chống xâm nhập

    “Mục đích của đòn đánh bất ngờ và kinh sợ từ vũ trụ là nhằm ngăn chặn kẻ thù chứ không phải khiêu khích kẻ thù lao vào các trận chiến. Vì lý do này, những mục tiêu được lựa chọn của một đòn đánh cần phải ít và chính xác,.. Điều này sẽ làm đảo lộn cơ cấu hệ thống tổ chức vận hành của đối thủ và sẽ tạo ra tác động tâm lý lớn trong số những người ra quyết định của đối thủ”.
    Đại tá Yuan Zelu, Quân giải phóng nhân dân

    Đại tá Yuan đã hùng hổ vẽ ra viễn cảnh Trung Quốc về một trận Trân Châu cảng không gian đối với chúng ta. Ông ta và nhiều nhà lãnh đạo diều hâu của Trung Quốc coi những loại vũ khí chống vệ tinh, hệ thống laser làm mù GPS và các hệ thống bom hạt nhân trong quỹ đạo, cùng hệ thống tên lửa đạn đạo chống hạm, một đội tàu ngầm lớn, các vũ khí tin học công nghệ cao, cũng như các dạng thức khác nhau của vũ khí kinh tế sẽ là những quân cờ linh hoạt trong ván cờ được sắp đặt để giành nước chiếu hết bất ngờ về chính trị đối với Mỹ trong khi tránh được sự trả đũa do ưu thế vượt trội về chất lượng của lực lượng quân đội và vũ khí của Mỹ.




    Về tổng thể, Trung Quốc phát triển năm lĩnh vực vũ khí: trên đất, trên không, trên biển, trên mạng tin học, và trong không gian để hỗ trợ cho chiến lược đã được Lầu Năm góc đề cập tới trong các thông báo của mình như những giải pháp ngăn chặn tiếp cận/chống xâm nhập, hay còn gọi là A2/AD (anti-access/area denial). Mục đích này là nhằm ngăn chặn hải quân Mỹ tiếp cận tới các vùng gần bờ biển Trung Quốc để từ đó Trung Quốc có thể bành trướng sức mạnh của mình ra khu vực.

    Tất nhiên, nếu cỗ máy chiến tranh năm chiều của Trung Quốc có thể đẩy lực lượng hải quân Mỹ ra ngoài vùng được gọi là “chuỗi đảo thứ hai” - một đường tưởng tượng chạy từ Nhật Bản qua Guam xuống tới Indonesia, thì chính phủ dân sự của Trung Quốc có thể sẽ dễ dàng nói với Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam rằng cần vận hành nhà nước thế nào và các nguồn tài nguyên sẽ phải được chia ra sao. Đây là một sự phát triển lạnh gáy, đặc biệt là đối với Đài Loan, vì một khi chiến lược A2/AD của Trung Quốc được triển khai đầy đủ, hòn đảo nhỏ của những người Trung Quốc tự do khi đó sẽ chỉ còn rất ít hy vọng được tồn tại độc lập trước đại lục.

    Vì sao ư? Vì chiến lược hiện nay của Mỹ là chỉ là ngăn ngừa quân đội Trung Quốc chiếm Đài Loan bằng cách sử dụng những hàng không mẫu hạm của chúng ta. Nếu hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ thực tế bị đẩy ra ngoài chuỗi đảo thứ hai, quân đội Trung Quốc sẽ dễ dàng nhấn chìm sức phòng ngự của Đài Loan bằng hàng ngàn tên lửa và đội quân với sức mạnh vượt trội. Sau đó, Mỹ thực tế sẽ không thể có kế hoạch nào hay một giải pháp có tính thuyết phục nào để tái chiếm lại hòn đảo từ một đội quân của Trung Quốc đã nấp kỹ trong những dân thường. Đây là loại tình huống mà thuyền trưởng James T. Kirk từng mô tả trong câu chuyện hài hước nổi tiếng về những kẻ bị treo cổ với câu nói: “Chúng ta tóm được họ ở chính tại nơi họ truy nã chúng ta!”.

    Những quan sát này đưa chúng ta quay lại với câu hỏi: Liệu sự vươn ra vũ trụ của Trung Quốc có thực sự vì mục đích hòa bình? Xem xét chi tiết hơn những gì Trung Quốc thực sự đưa lên vũ trụ sẽ cho thấy thậm chí còn nhiều hơn cả thuốc súng cho ngọn lửa quân sự.

    Hãy đóng cửa trạm Vũ trụ! Người Trung Quốc đang đến


    Vào ngày 27 tháng 9, tàu vũ trụ Shenzhou [Thần Châu] của Trung Quốc đã tiến đến khoảng cách 45 km gần trạm Vũ trụ Quốc tế, và 2 trong số 3 phi hành gia đã thực hiện cuộc đi bộ ra ngoài vũ trụ lần đầu tiên của Trung Quốc (bước ra ngoài tàu vũ trụ trong bộ quần áo bảo vệ). Sau đó, một vệ tinh nhỏ nặng 40 kg (BX-1) đã được phóng từ tàu Shenzhou. Có vẻ đây là một thí nghiệm khoa học, nhưng vấn đề là tàu Shenzhou đã tiến đến quá gần trạm Vũ trụ Quốc tế, và sau đó phóng ra một vệ tinh cơ động nhỏ BX-1 có thể lái được (nhờ những tia khí nén), đã cho thấy một bài tập phá hủy vệ tinh khác. Vệ tinh BX-1 đã có thể dễ dàng được dẫn đến gần trạm không gian và phá hủy nó.
    —James Dunnigan, StrategyPage.com



    Tàu vũ trụ Thần châu 9 lắp ghép thành công với tàu Thiên cung 1

    Mỗi lần Trung Quốc phóng một tầu Thần Châu có người điều khiển của mình, họ cũng đều đặt vào quỹ đạo một môđun hình trụ lớn hoạt động tự động. Các môđun có kích thước khoảng 2,7 x 3m; và do hoàn toàn không có sự minh bạch trong chương trình không gian của Trung Quốc nên phần còn lại của thế giới tuyệt đối không có được chút ý tưởng nào về những gì được chứa trong các môđun đó. Liệu đó có phải là bom hạt nhân? Thiết bị gián điệp? Hay có khi chỉ là loại khoai tây đỏ vũ trụ hay một thí nghiệm trồng nhân sâm vô hại?

    Ai biết được?

    Còn đây là những gì chúng ta biết, ít nhất là về một trong số những chuyến bay Thần Châu này. Sự cố này một lần nữa cho chúng ta thấy tận mắt những chiến thuật của một quốc gia có thể dùng xe tăng cán lên những người biểu tình không bạo động - tới hai lần để đạt mục đích của mình.

    Chuyến bay Thần Châu 7 không chỉ đưa lên vũ trụ ba phi hành gia; nó cũng còn mang theo một “vệ tinh siêu nhỏ” có tên gọi BX-1. Theo kế hoạch được lập cẩn thận nhưng vô cùng nguy hiểm, tầu Thần Châu 7 - Thần Châu được dịch là “con tàu thần kỳ” – thực hiện một nhiệm vụ không được công bố điển hình cho những cái đầu diều hâu chiến tranh của Trung Quốc. Đây là cú lượn sát “ngang qua” trạm Vũ trụ Quốc tế của cả một con tàu đang bay trên quỹ đạo.

    Táo gan hơn nữa, các phi hành gia Trung Quốc cũng phóng vệ tinh siêu nhỏ BX-1 trước khi nó bay ngang qua trạm Vũ trụ, có thể nó muốn thử làm một cuộc do thám nhỏ - hay có thể, như nhà phân tích James Dunnigan đã giả định, tiến hành mô phỏng một cuộc thử vũ khí chống vệ tinh. Trong quá trình này, Trung Quốc đã vi phạm khoảng cách gọi là “hộp giao hội” mà theo đó những người điều khiển các chuyến bay của NASA có thể cần phải xem xét dịch chuyển trạm vũ trụ - nếu họ biết có vật lạ đang tiến đến.

    Để hiểu được sự kinh ngạc mà điều này gây ra tại NASA, bạn cần biết rằng các phi hành gia Trung Quốc đi qua ngay phía dưới trạm Vũ trụ với khoảng cách chỉ 25 dặm, và vệ tinh bí mật tí hon BX-1 có thể đã tiến tới gần đến khoảng cách chỉ 15 dặm. Khi bạn ở trong quỹ đạo với chiều dài hơn 26.000 dặm trong không gian rộng lớn ba chiều và bay với tốc độ 18.000 dặm/h, thì đây là khoảng cách rất gần và cực kỳ nguy hiểm.

    Để lên tiếng than phiền về sự nguy hiểm có thể xảy ra, đài truyền hình Trung Quốc thậm chí đã đưa ra thông báo trong chuyến bay của vệ tinh siêu nhỏ 40 kg rằng “nó đã phải thay đổi đường đi so với quỹ đạo định trước”. Điều này khó có thể làm hài lòng các nhà du hành vũ trụ châu Âu và Mỹ đang ngồi trong chiếc thùng nhôm trị giá 100 tỷ đô-la quan sát vệ tinh gián điệp của Trung Quốc và một đám phi hành gia Tàu đang ỏm tỏi tiến lại gần.

    Đương đầu bất đối xứng với sức mạnh quân sự Mỹ

    Một kẻ thù mạnh với ưu thế tuyệt đối không hẳn là không có những điểm yếu… Những sự chuẩn bị quân sự của chúng ta cần nhằm trực tiếp vào tìm kiếm những chiến thuật để khai thác những điểm yếu của một kẻ thù mạnh.
    — Nhật báo Quân giải phóng nhân dân




    Trước khi để cho Trung Quốc nổi lên trở thành mối nguy cơ trong vũ trụ, cũng cần xem xét các năng lực vũ khí phòng thủ và tấn công đang lớn mạnh của họ trong một bối cảnh chiến lược rộng lớn hơn. Thực tế, hòn ngọc vương miện của quá trình hoạch định quân sự tỷ mỷ của Trung Quốc chính là sự tập trung vào cái gọi là “chiến tranh bất đối xứng.”

    Các kỹ thuật chiến tranh bất đối xứng điển hình là sự đóng vai chàng David nhỏ bé yếu hơn nhưng thông minh hơn so với gã Goliath khổng lồ về sức mạnh hay công nghệ. Trong trường hợp của Trung Quốc, khi phải đối mặt với sự yếu thế rõ ràng về công nghệ - trái ngược với ưu thế một đội quân hùng hậu – các nhà chiến lược Trung Quốc thường xuyên tìm kiếm những phương thức bất ngờ và không tốn kém để vô hiệu hóa, phá hủy, hay đánh bại bằng cách nào đó những sức mạnh công nghệ lớn nhất của Mỹ.

    Ví dụ, chúng ta đã thấy một loại vũ khí chiến tranh bất đối xứng điển hình trong chương 8, “Chết bởi hải quân biển xanh”. Đây là một loại tên lửa đạn đạo chống hạm không đắt tiền lắm có khả năng đánh chìm tàu sân bay của Mỹ - hay ít nhất làm cho nó phải khiếp sợ và chạy ra ngoài chuỗi đảo thứ hai. Một ví dụ khác trong chương này là các loại vũ khí chống vệ tinh có khả năng tháo dỡ dần mạng lưới vệ tinh GPS và viễn thông của Mỹ. Như nhà chiến lược quân sự lớn nước Phổ Clausewitz đã từng nói, “Nếu các ngươi dùng những thành trì vững chắc để che chở cho mình, các người đã buộc kẻ thù phải tìm ra giải pháp ở một chỗ nào đó”.

    Để hiểu được ý tưởng bằng cách nào mà các vũ khí rẻ tiền của Trung Quốc lại có thể đương đầu trong tương lai với các công nghệ đắt tiền hơn nhiều của Mỹ, hãy xem xét thế cờ thí quân (gambit) sau được nêu ra trong Sách Trắng quốc phòng Trung Quốc với tiêu đề “Những phương pháp đánh bại GPS”:

    Một tên lửa thời tiết thông thường không đắt tiền lắm có thể mang lên một quỹ đạo dự định trước một quả bom chứa một lượng lớn các viên đạn chì nhỏ. Khi bom nổ, những viên đạn chì nhỏ sẽ bay ra với tốc độ tới 6,4 km/s và phá hủy bất cứ thứ gì nó gặp. Khi vài kg sỏi được ném vào quỹ đạo, chúng sẽ tấn công các vệ tinh giống như những trận mưa sao băng và vô hiệu hóa những chòm sao GPS đắt tiền.

    Đây chính xác là những loại vũ khí và kịch bản mà Trung Quốc đang phát triển thể hiện sự dối trá trong các tuyên bố của mình về chinh phục vũ trụ vì hòa bình. Tất cả chúng ta đang sống ở bên ngoài Trung Quốc cần luôn nhớ rằng sự “bay lên vì hòa bình” nghe rất hùng biện này được thiết kế có chủ ý nhằm che đậy những ý định quân sự thực sự của Trung Quốc. Đại tá Jia Junming đã làm rõ hơn những điều này khi viết ra rằng:

    ''Trong tương lai chương trình vũ khí không gian của chúng ta cần ít gây ồn ào và "mạnh mẽ ở bên trong" nhưng thể hiện ra ngoài nhẹ nhàng để duy trì hình ảnh và vị thế quốc tế tốt đẹp.''

    Vào năm 2001 Ủy ban Không gian Mỹ đã cảnh báo:

    “Chúng ta đang được thông báo – nhưng chúng ta đã không nhận ra”.

    Ghi chú:

    [32] Loại đệm chế tạo bằng bọt nhựa xốp có khả năng bị nén theo tư thế của người nằm và khôi phục lại hoàn toàn hình dạng ban đầu sau khi chấm dứt tác động. ND

    [33] Nhại câu "Phòng thủ tốt nhất là tấn công tốt" để mỉa mai Trung Quốc luôn tuyên bố các hệ thống vũ trụ của họ chỉ có mục đích phòng thủ. ND

    [34] Tên nhân vật chính trong loạt truyện tranh, phim nhựa, truyền hình nhiều tập khoa học giả tưởng nổi tiếng của Philip Francis Nowlan sáng tác từ năm 1928. Rogers bị chìm vào giấc ngủ 492 năm. Khi tỉnh dậy vào năm 2419 đã thấy có tàu vũ trụ và đang trong cuộc kháng chiến chống lại người Han chiếm đóng nước Mỹ.
    (còn tiếp)

  5. #14
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo)
    Phần IV
    Cẩm nang cho người đi nhờ xe đến nhà tù Trung Quốc

    CHƯƠNG 12
    Án tử hình cho Hành tinh lớn: Bạn có muốn bị rán nóng cùng sự Khải huyền?


    Các vấn đề môi trường của Trung Quốc đang gia tăng. Nước ô nhiễm và khan hiếm là gánh nặng của nền kinh tế, mức độ ô nhiễm không khí gia tăng đe dọa sức khỏe của hàng triệu người Trung Quốc, và nhiều vùng đất đang biến thành hoang mạc khá nhanh chóng.
    —Foreign Affairs

    So với thành phố xám tro Lâm Phần thuộc tỉnh Sơn Tây nội địa Trung Quốc, Luân Đôn u tối trong truyện của Dickens trông tinh khôi như một công viên thiên nhiên. Sơn Tây là trung tâm của vành đai than đá nước này, những ngọn đồi xung quanh Lâm Phần lỗ chỗ các mỏ than - cả mỏ lậu lẫn hợp pháp, không khí đầy muội than. Đừng nghĩ đến phơi đồ giặt của bạn – chúng sẽ được nhuộm đen trước khi kịp khô.
    —Time




    Dòng sông chết ở Trung hoa

    Không ai cho là người dân Trung Quốc ngu ngốc. Nhưng những gì các nhà lãnh đạo chính phủ và giới kinh doanh Trung Quốc đang làm với bầu không khí, nước và đất đai của đất nước họ - với sự chấp nhận ngầm của đa số dân chúng – hẳn phải là hành vi bạo lực tự hủy hoại diện rộng xuẩn ngốc nhất, thiển cận nhất chống lại Mẹ Thiên Nhiên mà thế giới từng chứng kiến. Đó là đau nhức mắt, ngứa trong họng khi hít không khí nhiễm độc đến xé phổi phun ra từ các khu nhà máy của Trung Quốc, hay làn sóng các hóa chất gây ung thư, phân và chất thải chưa xử lý tràn ngập các dòng sông lớn nhất như Hoàng Hà và Dương Tử, hay ô nhiễm kim loại nặng khắp nơi, dư lượng thuốc trừ sâu và các chất thải điện tử chết người làm thoái hóa đất nông nghiệp màu mỡ, hay là cuộc Vạn lý Trường chinh phá rừng và sa mạc hóa từ vùng cực tây Tân Cương đến tận cửa ngõ Bắc Kinh, tất cả hơn bao giờ hết vẫn đang hình thành một “Mùa xuân yên lặng”[35] cùng năm tháng.




    Tất nhiên, thói thường của các quan chức đảng Cộng sản Trung Quốc biện hộ cho tội ác chống Mẹ Thiên Nhiên rằng đế chế non trẻ của họ vẫn đang trong giai đoạn đầu của phát triển kinh tế. Họ khẳng định ít nhất vẫn phải trải qua một số tổn hại về môi trường trước khi Trung Quốc Đỏ tạo nên một quá trình chuyển đổi “tất yếu” thành Trung Quốc Xanh. Và một số vị lãnh đạo đảng theo thuyết “việc làm cho bây giờ, môi trường để sau này” hẳn nhanh chóng chỉ ra rằng khi nước Mỹ công nghiệp mới phát triển từ hơn một thế kỷ trước, Pittsburgh đã bị bọc trong tấm vải liệm nạm than và Cleveland là thành phố mà ở đó nếu bạn không thể đi bộ trên mặt nước vì quá tù đọng thì ít nhất có thể đốt cháy nước.

    Vâng, thưa Trung Quốc, chúng tôi biết thế. Nhưng Trung Quốc xin hãy nghe điều này: Bất kỳ điều gì Mỹ đã từng làm trong lịch sử môi trường của nó hay việc nước Anh triều đại Victoria đã làm trong suốt cuộc Cách mạng Công nghiệp, hay Brazil hoặc Indonesia, Mexico hoặc thậm chí bất kỳ các nước lớn nào khác hôm nay đang làm tại bất kể đâu là không đáng kể gì so với sự báng bổ môi trường hàng loạt từ nhỏ đến lớn đang diễn ra ở Trung Quốc. Và ta không cần phải là ngài cựu phó Tổng thống Al Gore để hiểu cái sự thật tệ hại này: Phần lớn các thiệt hại môi trường đang gây ra là không thể đảo ngược; hiệu ứng “đốn và đốt” quy mô công nghiệp của Trung Quốc đang lan tỏa như một căn bệnh ung thư ra khắp thế giới.

    Chính bởi điều đó tất cả chúng ta ở bên ngoài Trung Quốc rốt cục phải băn khoăn về sự sốt sắng thiển cận của chính phủ Trung Quốc ngang nhiên đánh đổi không khí, nước và đất trồng lấy 30 đồng bạc và mảnh thị phần lớn hơn trên thị trường toàn cầu. Không giống như ở Las Vegas, “Cái gì xảy ra ở Trung Quốckhông ở lại Trung Quốc”. Hãy mang khẩu hiệu này đến ngay trước thềm nhà chúng ta, hãy cân nhắc việc khí độc hại gia tăng như đàn châu chấu từ các nhà máy Trung Quốc nay đang làm bẩn bầu không khí không chỉ của Nhật Bản, Đài Loan và bán đảo Triều Tiên mà còn của Los Angeles, San Francisco và Denver.

    Như trong Chương 2 “Chết vì chất độc Trung Quốc” đã minh họa khá sinh động, tất cả các vi khuẩn, chất độc dioxin, kim loại nặng, dư lượng thuốc trừ sâu độc hại làm ô nhiễm nguồn nước và đất đai Trung Quốc đang luẩn quẩn đâu đó trong sản phẩm nước táo, thịt gà, cá, tỏi, mật ong, vitamin, và các loại thực - dược phẩm khác Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc.

    Và nhìn vào tương lai con cháu chúng ta, khi sự ô nhiễm nước và không khí, sa mạc hóa, phát triển thái quá, nhiễm độc đất gia tăng và sự biến đổi khí hậu đang dần làm eo hẹp và phá hoại vụ thu hoạch những loại cây lương thực chính như lúa mì, gạo và đậu nành tại nước này, Trung Quốc sẽ gia tăng cạnh tranh tìm nguồn cung cấp thực phẩm từ khắp thế giới – và hệ quả giá cả sẽ tăng đột biến suốt từ các làng xóm tận châu Phi cho đến các siêu thị ở châu Âu hay vào tận các khu vực bán thực phẩm trong siêu thị Walmart trên đất Mỹ.

    Vì tất cả các lý do đó và nhiều lý do khác nữa – bao gồm cả vai trò quan trọng nhất của Trung Quốc trong sự nóng lên toàn cầu – tất cả chúng ta trên khắp thế giới cần hiểu rõ cái “Thảm kịch của cư dân toàn cầu” đang dần bộc lộ và cần đương đầu với Trung Quốc một cách tương xứng.

    Đừng để họ nhuộm nâu bầu trời xanh của chúng ta

    Ở Mỹ, chúng ta đưa lũ trẻ thành thị đến các nông trại để chỉ cho chúng xem con bò và biết sữa lấy từ đâu. Ở Trung Quốc, theo cùng một cách dã ngoại như vậy, những người lớn lên ở các thành phố công nghiệp như Bắc Kinh, Trùng Khánh và Thành Đô đi để nhận ra bầu trời thực sự có màu xanh vào ban ngày và có các ngôi sao lúc ban đêm.

    Tôi đã trực tiếp nhận được bài học này trong một sứ mệnh nhân đạo khi giúp các bác sĩ Trung Quốc ở thành phố đi kiểm tra bệnh khuyết tật tim bẩm sinh ở trẻ em và bệnh cao huyết áp ở người trưởng thành vùng nông thôn. Khi những chú chuột thành thị này ra vùng thôn quê, họ nhìn thấy các ngôi sao và tỏ ra kinh ngạc thực sự.

    Điều khôi hài là ngay cả vùng núi Vân Nam bầu không khí vẫn bị ô nhiễm đến mức thay vì được chứng kiến cảnh tượng tuyệt vời của hai nghìn ngôi sao lấp lánh thường làm choáng ngợp bọn trẻ Mỹ trong chuyến cắm trại đến Joshua Tree hay Mỏm núi Washington, tất cả thứ mà chúng tôi thấy là chỉ những dấu mờ lấp lánh mà bạn có thể thấy vào bất kỳ đêm nào ở Los Angeles.
    —Greg Autry

    Ai đã từng đến Trung Quốc để xem Tử Cấm Thành, Vạn Lý Trường Thành hay nghĩa trang lớn của nền dân chủ có tên Quảng trường Thiên An Môn đều biết chính xác vấn đề là: Bạn có lẽ không nên thấy, nếm thử - hay bị nghẹt thở - trong bầu không khí bạn đang phải hít thở. Nhưng nó đầy rẫy trong cuộc sống hàng ngày của hàng trăm triệu dân Trung Quốc với bệnh ho đã thành mãn tính, hầu hết trong số họ hẳn là không biết rằng bầu trời có lúc xanh thẳm vào ban ngày và lấp lánh hàng tỷ ngôi sao vào ban đêm.

    Tuy nhiên, không phải chỉ là bầu trời màu nhờ nhờ mà người Trung Quốc cần lo ngại về tác động tiêu cực của ô nhiễm không khí. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, ô nhiễm như vậy hằng năm giết chết tới 700.000 người Trung Quốc. Nó gần tương đương với việc làm ngạt thở toàn bộ dân số thành phố San Francisco, các bang Wyoming hay Delaware, vùng dân cư Canada của New Brunswick, hay thậm chí toàn bộ quốc gia Bahrain mỗi năm.

    Giờ hãy phân tích việc này: Theo phong cách tinh hoa kiểu nhà nước độc tài toàn trị của Orwell, khi nghiên cứu đó của Ngân hàng Thế giới lần đầu tiên xuất hiện, những nhân viên kiểm duyệt yêu cầu con số thống kê 700.000 xác chết phải bị cắt bỏ trong bản in cuối cùng của báo cáo này; những kẻ săm soi của đảng Cộng Sản đã không cao giọng nói điều đó không đúng sự thật, đơn giản là họ e sợ con số chết chóc này có thể dẫn đến bất ổn xã hội. Thật vậy - và liệu đã đến thời điểm bất ổn chưa?

    Và đây nữa, một thống kê lạnh gáy khác dù không phải là một bí mật quốc gia gì cả. Đất nước đông dân nhất thế giới này nổi bật với hơn 100 thành phố có hơn 100 triệu dân; và thực tế là mỗi cộng đồng đông đúc này của nhân loại đều được bao phủ dưới một đám mây mù độc hại chứa dioxit lưu huỳnh và các hạt bụi đâm thấu phổi. Hơn nữa, trong số 20 thành phố lớn nhất thế giới bị ô nhiễm không khí tồi tệ nhất – dù cái tên Mexico City (thủ đô Mexico) và Jakarta xuất hiện ngay trong đầu chúng ta – thì có tới 16 đô thị kiểu "cần đeo mặt nạ dưỡng khí" đó ở Trung Quốc.

    Vậy tại sao không khí ở Trung Quốc dơ bẩn thế? Đơn giản, vì than đá đáp ứng đến 75% nhu cầu năng lượng của Trung Quốc – trong khi chỉ có ít nỗ lực quản lý việc sử dụng than sao cho giảm chất thải. Thực vậy, hàng ngày trên khắp đất nước này, than được vận chuyển, đốt cháy, xử lý chỉ với công nghệ kiểm soát ô nhiễm sơ sài và chẳng ai buồn quan tâm đến tác động của các quy trình đó đến đời sống con người hay động vật. (Một trong số chúng tôi thậm chí đã tận mắt chứng kiến các công trường nơi hàng tấn hàng tấn than trôi xuống sông Dương Tử từ các bãi chứa được xây dựng cẩu thả - rồi sau lại được vá víu qua loa và thờ ơ).

    Than không chỉ là lựa chọn của các nhà máy điện. Ở nhiều gia đình nông thôn Trung Quốc, than thô được dùng để nấu ăn và sưởi ấm - mà hệ thống thông gió trong nhà dân lại hầu như không có. Than hiện diện khắp nơi trong nền kinh tế Trung Quốc gây ra tới 90% khí thải SO2 - thành phần chính trong lớp mây mù ở nước này. Sự lệ thuộc vào than đá cũng là lý do không khí Trung Quốc đọng đầy các hạt bụi chết người, chúng có thể xâm nhập sâu và xé rách mô phổi.

    Vậy tại sao mỗi người chúng ta phải quan tâm việc người dân Trung Quốc cứ muốn chết ngạt như thế, hãy nhớ rằng: Cứ với 100 tấn SO2 hay bụi hoặc hơi thủy ngân chết người từ các nhà máy của con Rồng này phun lên bầu trời Trung Quốc, hàng trăm kilogram chất thải ô nhiễm cuối cùng sẽ gây tổn thương mắt, phổi, họng và hệ thần kinh dân cư ở Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và sau đó cả ở Bắc Mỹ. Không phải là vô cớ mà ban có thể thức dậy ở Carson, California hay Seattle, Washington rồi kêu lên: “tôi ghét cái mùi Trung Quốc này vào buổi sáng".

    Nước, nước ở mọi nơi mà chẳng có giọt nào để uống

    Ba con sông lớn nhất nước Mỹ - Colorado, Mississippi và Ohio bẩn đến mức con người sẽ gặp nguy hiểm nếu bơi lội hay ăn tôm cá đánh bắt ở đó. Những đoạn sông Ohio chảy qua Pittsburgh cũng tù đọng, đen ngòm sền sệt như thể người ta có thể bước đi trên đó.
    —FactsandDetails.com

    Ta không chẳng cần phải là người có thẻ thành viên Câu lạc bộ Sierra[36] để biết đoạn trích dẫn trên là thiếu căn cứ. Nhưng ngay khi ta thay thế các từ “Mỹ” bằng “Trung Quốc”, “Dương Tử, Châu Giang và Hoàng Hà” thay cho “Colorado, Mississippi và Ohio”, “Quảng Châu” đổi thành “Pittsburgh”, bức tranh môi trường mà trang web FactsandDetails.com đó mô tả thật trung thực.

    Cũng chẳng cần phải là thành viên Hiệp hội Súng trường quốc gia[37] để biết nếu các con sông và đường thủy ở Mỹ nhiễm bẩn dù chỉ bằng một phần mười sông ngòi ở Trung Quốc, cả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ sẽ cầm súng đứng lên, theo nghĩa đen. Tuy nhiên, ở Trung Quốc người ta hầu như chẳng làm gì để bảo vệ nước - nguồn tài nguyên quý giá nhất.

    Thực lòng mà nói, tình trạng thiếu quản lý môi trường ở Trung Quốc làm chúng tôi ngạc nhiên nhất. Chiếm tới 20% dân số thế giới nhưng Trung Quốc chỉ có 7% nước ngọt thế giới; nhiều vùng đất rộng lớn ở nước này – bao gồm hơn 100 thành phố - phải chịu hạn hán triền miên. Bất chấp thực tế thiếu nước, các chuyên gia cố vấn của chính phủ và giới kinh doanh Trung Quốc vẫn cho phép 70% toàn bộ sông suối, ao hồ và 90% nước ngầm nước họ bị ô nhiễm nghiêm trọng. Thậm chí, ở các thành trì công nghiệp như Sơn Tây, phần lớn nước sông độc hại tới mức không thể nhúng tay xuống. Jeffrey Hayes cung cấp một vài cảnh tóm tắt bộ phim thực tế đang diễn ra trên các sông hồ ở khắp Trung Quốc:

    ''Những vùng nước đáng lẽ đầy cá tôm và thân thiện với những người thích bơi lội thì nay là mặt nước váng đen và ngầu bọt, bốc mùi hôi thối. Các con kênh lớp lớp rác rưởi lềnh bềnh, rác ken dày hai bờ kênh. Đa số là các loại rác thải nhựa đủ màu đang phai nhạt với mức độ khác nhau dưới nắng mặt trời.''

    Sự nguy hại ấy gây ra bởi lũ lượt hàng tỷ tấn chất thải công nghiệp chưa xử lý, phân hóa học, nước thải chưa qua xử lý của người và động vật thải ra từ khắp mọi nơi, từ các nhà máy hóa chất, sản xuất thuốc và sản xuất phân bón, từ nhà máy thuộc da, sản xuất giấy hay những trang trại nuôi lợn. Chính vì hàng loạt khối chất thải chưa xử lý đó được thải ra, hàng tỷ dân Trung Quốc phải uống nước ô nhiễm hàng ngày, trong đó ít nhất 700 triệu người phải quen với loại nước uống chứa "gia vị" chất thải người và động vật.

    Trong khi đó, sông Liao lớn nhất miền nam Mãn Châu là biểu tượng cho câu châm ngôn: ''Trung Quốc càng tăng trưởng nhanh thì càng tụt hậu trong việc bảo vệ môi trường''. Vì ngay cả khi hai bờ con sông này được trang bị nhiều cơ sở xử lý nước mới, những cơ sở này hoàn toàn bị lấn át bởi tải lượng ô nhiễm liên tục gia tăng.

    Giải thích tại sao các lưu vực sông ở Trung Quốc lại ô nhiễm quá mức, hãy lấy một trường hợp “đi đêm” điển hình của một trong những “Vua sơ mi” ở tỉnh Quảng Đông – Công ty dệt may Fuan. Bị cáo giác trong phóng sự của tờ Washington Post, nhà máy của Fuan đã phải đóng cửa vì đổ trái phép 20,000 tấn chất thải nhuộm đỏ dòng sông địa phương. Thế nhưng, trước nạn thất nghiệp gia tăng, các quan chức của chính quyền địa phương âm thầm khuyến khích Fuan chỉ cần đơn giản đổi tên và chuyển đến địa điểm mới.

    Thực tế, ô nhiễm nước hãi hùng của Trung Quốc đã thêm vào kho từ vựng về các thảm họa môi trường một thuật ngữ mới – “làng ung thư”. Chỉ tính dọc theo sông Hoài đã có hơn 100 làng ung thư; các nông dân ở khu làng dòng nước con sông này bao quanh mắc bệnh ung thư thực quản, ruột và dạ dày với tỷ lệ cao như tỷ lệ tử vong của đám lính bộ binh Mỹ đổ bộ xuống bờ biển Normandy.

    Xem nào, gần đây nhất vào thời Mao Trạch Đông, người Trung Quốc rất gắn bó với các nguồn nước. Tuy nhiên, ngày nay thậm chí nếu Mao Chủ tịch – người yêu thích bơi vượt sông Dương Tử – có sống lại thì chắc ngài thà chết còn hơn tắm sông. Với cùng kiểu thích nước màu mè như thế, cho dù dễ dàng đến với nhiều sông suối vùng núi, các cư dân thành thị như Thành Đô và Trùng Khánh cũng không lựa chọn những nơi đó để câu cá giải trí mà thay vào đó là tìm đến các hồ nhân tạo nằm trong các khu “công viên câu cá”. Trong khi ấy, hàng triệu người dân Thượng Hải sinh sống ngay vùng bờ biển và cửa sông, nhưng chẳng ai dám liều tắm mình hoặc bơi lội trong các vùng nước chết quanh thành phố đó.

    Để thấy nỗi hổ thẹn môi trường này từ quan điểm Mỹ, hãy xét cảnh ngộ Thái hồ. Đây là thắng cảnh tương đương hồ Placid tuyệt đẹp ở Adirondacks, Mỹ, hồ này lớn thứ ba ở Trung Quốc và là nơi có hơn 90 hòn đảo, nổi tiếng với các tuyệt tác đá vôi hình thành tự nhiên. Nhưng ngày nay, quần thể Thái hồ lại nổi danh do đang đổi sang màu xanh lục sáng vì tảo sinh sôi mạnh đang làm cạn kiệt ô-xy, giết chết tôm cá trong hồ, làm cho nước hồ hoàn toàn không phù hợp cho tiêu chuẩn nước uống.

    Trước nguy cơ hủy diệt tài nguyên thiên nhiên Trung Quốc như trường hợp Thái hồ, liệu có hay không một nhà hoạt động môi trường nào đó từng bị tra tấn vì cố bảo vệ nó? Wu Lihong đã cố giữ niềm tin trong năm ngày trước khi bị cảnh sát buộc “thú nhận tội lỗi” và ném vào tù – một nơi đúng là trại giam ở Trung Quốc.

    Đất nhiễm độc – Kẻ trừng phạt vô hình của Trung Quốc


    Ông Zhou Xiansheng, giám đốc Cục bảo vệ môi trường nhà nước (SEPA) cảnh báo: Đất canh tác của Trung Quốc – nơi nuôi dưỡng cho 22% dân số thế giới này – đang đối mặt với sự ô nhiễm và thoái hóa tồi tệ…. Sự thoái hóa chất lượng đất trở thành một vấn đề đáng lo ngại nhất trong số các sản phẩm phụ của tăng trưởng kinh tế bất chấp hậu quả kiểu Trung Quốc. Kim loại nặng tích tụ trong đất, làm cứng bề mặt đất và giảm màu mỡ của đất và dư lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu thấy rõ trong các nông sản, gây ngộ độc cho cả con người và vật nuôi. Gần đây, có khoảng 10 triệu hec-ta đất trồng trọt – tương đương 10% đất trồng nước này - bị ô nhiễm và hủy hoại.
    —Worldwatch Institute

    Tờ Thời báo môi trường Trung Quốc gọi nhiễm độc đất là “sự ô nhiễm vô hình” bởi vì nó không thể thấy rõ bằng mắt thường như sự ô nhiễm nước và không khí. Ngày nay, nhặt bất kỳ nắm đất Trung Quốc nào, thực sự bạn đang nắm “chất độc trong đất.”

    Ví dụ, ở các trung tâm sản xuất đồ điện tử ở đồng bằng châu thổ Châu Giang, vấn đề nghiêm trọng nhất là kim loại nặng trong đất gồm thủy ngân, chì và nikel. Tuy nhiên, ở vựa lúa mì miền Bắc, đất đai ngập trong thuốc trừ sâu, còn các vùng trồng rau chính của Trung Quốc tràn lan chất nitrate gây ung thư do bón quá nhiều phân hóa học.

    Trong khi đó, các vùng trồng cây ăn quả và vườn cây trái trên cả nước tập trung sử dụng “các chất diệt trùng và thuốc trừ sâu có thành phần đồng sulfat dẫn đến nhiễm độc trái cây tràn lan có thể gây ngộ độc mãn tính”. Bất chấp lệnh cấm DDT trên cả nước, hóa chất này vẫn được sử dụng thường xuyên và những tác hại dài hạn thấy hiển nhiên ở các khu vực tuyệt nhiên không còn côn trùng lẫn chim chóc ở các vùng nông trang phía Tây Trung Quốc.

    Thật thiển cận làm sao, quá nhiều sự ô nhiễm độc hại đó là quả ác báo của cái triết lý điên rồ “cứ càng nhiều càng tốt” được hàng triệu nông dân Trung Quốc tán đồng. Cho dù là phân bón hay thuốc trừ sâu cho mùa màng, chất kháng sinh ở gia súc (hay chì trong đồ chơi và sơn của chúng ta), sẽ chẳng có khái niệm sử dụng hợp lý hóa chất nào ở Trung Quốc trừ cái tâm lý “cứ đổ vào” hay “tô lên”, cho rằng cách thức đó an toàn kiểu như cho thêm ít gia vị chứa chất plutoni vào khoai tây chiên.

    Căn bệnh bón quá nhiều phân của Trung Quốc như sau: Các nông dân nước này sử dụng hơn 30 triệu tấn phân đạm mỗi năm và thường xuyên dùng gấp đôi hay gấp ba lượng cần thiết. Theo chuyên gia về đất Fusuo Zhang ở Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, bón phân quá lượng làm độ pH trong đất giảm mạnh, kết quả đất bị a-xít hóa sẽ làm giảm sản lượng cây trồng từ 30-50% ở một số khu vực.

    Tương tự, việc hám dùng thuốc trừ sâu đến bệnh hoạn - thường kèm với việc phun thuốc không đúng cách - dẫn đến ô nhiễm hơn 5% đất trồng Trung Quốc. Như đã nói trên, tổng cộng đất canh tác bị mất do nhiễm độc lên tới 10%. Cụ thể hơn, đó là hơn 10 triệu hecta đất nhiễm độc; tương đương với phá hủy hoàn toàn hơn 80% đất nông nghiệp ở bang Iowa.

    Tuy nhiên, câu chuyện này vẫn chưa dừng lại. Một vấn đề nữa là Trung Quốc sẵn sàng – quả thực còn vô cùng háo hức – trở thành bãi rác thải cho những hợp chất độc hại nhất mà thế giới hiện đại tạo ra – cái gọi là “chất thải điện tử”.

    Chất thải điện tử gồm những thứ còn lại của các máy tính hỏng bị vứt bỏ, điện thoại di động lỗi thời và các đồ điện tử khác; đó thực sự là một buổi trình diễn nhạc kim loại nặng chẳng giống ở đâu. Tờ Khoa học hàng ngày kể: “Mỗi năm có tới 50 triệu tấn chất thải điện tử được tạo ra trên toàn cầu - đủ để chất đầy đoàn xe tải thu gom rác xếp hàng dài tới nửa vòng trái Đất"; và đương nhiên, Trung Quốc sắn sàng có đủ xe tải chở rác để thu gom tới 70% số rác thải điện tử đó.

    Đây không chỉ là phương Tây thải sang phương Đông. Đó còn là thế kỷ 15 hội ngộ thế kỷ 21. Trong thế giới chất thải điện tử bẩn thỉu đó, nông dân Trung Quốc ngồi xổm trước lò nướng than củi bé tẹo để hơ chảy mối hàn chứa chì ở các bảng mạch và cũng chỉ dùng chiếc quạt cầm tay be bé để tránh làn khói độc hại khi họ dùng các ngón tay trần tách các con chip máy tính, các tụ điện và điốt để sau bán lại cho các nhà máy sản xuất đồ dùng điện.

    Đó đúng là một quá trình tái chế vô cùng nguyên thủy giữa các đồ dùng của cuộc sống hiện đại. Điều đó làm tăng thêm một mũi nhọn cạnh tranh từ các nhà máy Trung Quốc đối với các nước như Brazil, Mexico hay Pháp, Mỹ là nơi sẵn lòng đối xử với công dân nước họ như những con người chứ không phải những vật hy sinh cho cái mục tiêu vô thần của sản xuất giá rẻ.

    Sự thật đáng ghê tởm ấy đã và vẫn tiếp diễn, và thậm chí còn tệ hơn thế bởi vì bụi độc hại từ quá trình tái chế sẽ bay xa nhiều dặm đến tận các vùng nông thôn Trung Quốc. Thực vậy, ở tại và xung quanh khu ổ chuột của quá trình tái chế chất thải điện tử đó, như vùng Guiyu ở tỉnh Quảng Đông, mức độ ô nhiễm đồng, chì, nikel và nhiều loại kim loại nặng khác cao gấp 100, 200 và tới 300 lần mức an toàn.

    Vậy thì sau đấy, chi phí tổng cộng của tất cả mọi nguồn nhiễm độc đất - từ hóa chất, phân bón và thuốc trừ sâu cho tới chất thải điện tử - sẽ là bao nhiêu? Theo các nhà khoa học của chính Trung Quốc, mức giá phải trả là hơn 10 triệu tấn ngũ cốc mất đi hằng năm - con số tương đương một phần sáu tổng thu hoạch lúa mì của Mỹ, một nửa sản lượng ngô của Mexico, và gần như toàn bộ sản lượng lúa gạo hằng năm của Nhật. Vâng, đọc kỹ cái bảng giá này theo cách khác, chúng ta sẽ đau đớn hiểu ra khi đến khu vực thanh toán của hiệu tạp hóa địa phương, đó chính là 10 triệu tấn ngũ cốc Trung Quốc hằng năm phải lùng sục trong nguồn cung lương thực của các quốc gia khác do thiếu sự quản lý môi trường ở trong nước.

    Vị hoàng đế của sự nóng lên toàn cầu


    Thế giới chưa bao giờ phải đối mặt với mối đe dọa nhãn tiền đến sản xuất lương thực quy mô lớn như mối đe dọa khi các dòng sông băng châu Á tan chảy. Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước hàng đầu thế giới về sản xuất lúa mì và gạo - loại cây lương thực chính của nhân loại. Sản lượng thu hoạch lúa mì của Trung Quốc gấp đôi Mỹ, nước đứng thứ ba sau Ấn Độ. Còn với lúa gạo, hai nước này bỏ xa các nước sản xuất hàng đầu khác, tổng sản lượng lúa gạo hai nước chiếm phân nửa sản lượng toàn cầu.
    — Friends of the Earth

    Đến lúc này, chúng tôi nghĩ bạn đã nắm rõ bức tranh về sự ô nhiễm và việc Trung Quốc không đếm xỉa đến nguồn tài nguyên thiên nhiên có tác động đến tất cả chúng ta. Tuy thế, vẫn còn một vấn đề môi trường khác chúng ta cần đặt lên bàn thỏa luận cấp hành tinh. Đó là vấn đề rất có trọng lượng về sự đóng góp phi thường của các nhà máy của Trung Quốc vào biến đổi khí hậu.

    Trước khi chúng ta đi sâu vào vấn đề này, chúng tôi biết rằng nhiều người Mỹ không tin vấn đề biến đổi khí hậu là có thật, càng không tin đó là một nguy cơ chính đáng. Chúng tôi chỉ muốn nói điều này với các bạn ở đây:

    ''Cái giá phải trả cho hậu quả việc không ngăn chặn biến đổi khí hậu nếu nó đúng là có thật sẽ cao hơn nhiều bất kỳ số chi phí nào chúng ta cần bỏ ra để ngăn biến đổi khí hậu nếu hóa ra đó chỉ là trò lừa đảo. Theo quan điểm tích cực này, hành động về biến đổi khí hậu dường như là một hợp đồng bảo hiểm thận trọng chống lại một hiện tượng chúng ta vẫn chưa biết đến một cách đầy đủ.''

    Vì vậy, trong bối cảnh của những quan sát này, chúng tôi lưu ý tiếp rằng ngay từ năm 2006 – nhiều năm trước khi bất kỳ chuyên gia nào thực sự nghĩ điều đó có thể xảy ra - Trung Quốc đã có bước nước rút qua mặt Mỹ trong việc trở thành quốc gia thải khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất. Hơn nữa, sau vài thập kỷ tới, nếu cứ tiến hành không kiểm soát, mô hình tăng trưởng nhờ-đốt-than của Trung Quốc, đi đôi với sự có mặt tất yếu của hàng trăm triệu ô tô mới chen chúc trên đường phố Trung Quốc, sẽ dẫn đến sự gia tăng các loại khí gây hiệu ứng nhà kính theo cấp số nhân – mức độ tăng mà mọi quốc gia khác kể cả Hoa Kỳ cộng lại cũng không bì kịp.

    Đương nhiên, đám biện hộ Trung Quốc sẽ lập luận rằng nước này có “quyền” gây ô nhiễm thế giới tương ứng với mức độ đông dân của nó. Nhưng xin đặt ra câu hỏi rằng chính xác thì ai chịu trách nhiệm trước hết về việc Trung Quốc quá đông dân đến mức nghiêm trọng? Trung Quốc chắc chắn không thể thoái thác trách nhiệm này cho bất kỳ ai nữa.

    Sự trớ trêu lớn nhất của tất cả việc này là Trung Quốc thực sự cũng là một trong số các nạn nhân lớn nhất của biến đổi khí hậu. Để hiểu nguyên nhân, nên biết rằng các dòng nước hùng vĩ chảy vào hai con sông lớn nhất Trung Quốc là Hoàng Hà và Dương Tử phần lớn bắt nguồn từ vùng phủ tuyết và các con sông băng của cao nguyên Tây Tạng-Thanh Hải. Vùng đóng băng này mỗi năm đã tan ra khoảng 7%, nếu hành tinh trái Đất thực sự tiếp tục nóng lên, các sông băng này sẽ tan nhanh hơn nhiều. Hậu quả là Trung Quốc sẽ là nước đầu tiên đối mặt với những trận lũ lịch sử trong nhiều thập kỷ - sau đó là hạn hán và đói kém triền miên khi cả hai con sông lớn nhất này cạn kiệt.

    Trong khi đó, các mỏm băng vùng cực trái Đất tiếp tục tan và mực nước biển dâng lên, các thành phố ven biển như Thượng Hải và Thiên Tân sẽ ngập nước. Đây là một khả năng xảy đến rất rõ ràng được xác nhận bằng một cảnh báo thảm khốc của tiến sĩ Peter Walker ở hội Chữ Thập đỏ:

    “Trong vòng 80 năm, vùng đất hiện có 30 triệu người Trung Quốc sinh sống sẽ nằm dưới biển, chúng ta biết điều đó sắp xảy ra, vì vậy chúng ta phải tìm cách để bảo vệ khu vực đó".

    Vậy đấy, thưa Trung Quốc, sao ngài không bắt đầu bảo vệ chính ngài và người hàng xóm Ấn Độ của ngài cùng phần còn lại của chúng ta – mà không phải đổ lỗi cho phần còn lại của thế giới về vấn đề này nọ và yêu sách châu Âu hay Mỹ trả tiền cho giải pháp nào đó?

    Sao Trung Quốc tự kết liễu mình - rồi cả hành tinh này nữa

    Một thành phố công nghiệp như Thiên Dương (Tianying)– dù Trung Quốc chưa thật sự có kiểu thành phố công nghiệp – sản xuất hơn nửa sản lượng chì nước này. Vì công nghệ sản xuất nghèo nàn, qui định sản xuất còn lỏng lẻo hơn, nhiều kim loại độc hại đọng lại trong đất và nguồn nước của Thiên Dương, rồi chuyển sang máu trẻ em vùng này.
    —Time

    Để khép lại chương này, chúng ta cần phải trả lời một câu hỏi rành rành lúc này: Tại sao chính phủ độc tài toàn trị Trung Quốc – cái bộ máy có thể kiểm soát mọi thứ nó muốn nằm trong phạm vi biên giới của nó – lại để nước mình biến thành bãi rác của thế giới?

    Lời giải thích cho câu hỏi này rất quan trọng – không chỉ dành cho nhân dân Trung Quốc. Sự thật chắc chắn là, sự dập vùi Mẹ Thiên nhiên của họ sẽ có quả báo kinh hoàng hơn bất kỳ điều gì người dân Trung Quốc đã từng chịu đựng trong vụ Cưỡng hiếp Nam Kinh kinh hoàng những năm 30 do quân Nhật hoàng gây ra, hơn cả “cuộc chiến tranh nha phiến” tàn nhẫn của đế quốc Anh vào thế kỷ 19. Thật vậy, những vụ “sỉ nhục ngoại bang” mà đảng Cộng sản Trung Quốc thích rêu rao với thế giới đó, dù đã vô cùng tàn bạo và gây xúc động sâu rộng thời điểm ấy, giờ còn phải chào thua so với nỗi nhục môi trường đảng Cộng sản Trung Quốc đang gây ra cho người dân.

    Vậy chính xác thì tại sao Thảm kịch vĩ đại của dân chúng này lại xảy ra? Chắc chắn, một phần lỗi cũng nằm đâu đó trong phòng Hội đồng quản trị của các công ty nước ngoài như BASF, DuPont, GE, Intel và Volkswagen, những kẻ xuất khẩu ô nhiễm một cách chiến lược sang Trung Quốc. Ngoài việc say sưa áp dụng nhiều biện pháp trợ giá bất hợp pháp, chính phủ Trung Quốc thường khuyến khích chuyển sản xuất về nước mình. Các lãnh đạo công ty nước ngoài hẳn thích các quy định lỏng lẻo sơ sài của “Cục ăn thịt môi trường” Trung Quốc hơn nhiều so với qui định của các Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ, Nhật hay EU.

    Tuy vậy, suy cho cùng, kẻ chịu trách nhiệm về “Án tử hình cho Hành tinh lớn” phải là chính đảng Cộng sản Trung Quốc vì nó không chỉ chấp nhận sự hủy hoại môi trường tồi tệ mà còn trợ giúp kỹ thuật lẫn tài chính cho việc đó. Trong thực tế, cái kiểu sốt sắng chưa từng thấy của một “Trung Quốc màu-gì-cũng-được-trừ-màu-Xanh” cho phép gây ô nhiễm quy mô lớn cho không khí, nước và hệ sinh thái đất trồng được qui về ba yếu tố đơn giản dẫn đến suy vong vì hoàn toàn chẳng có chút tầm nhìn nào cho tương lai.

    Yếu tố thứ nhất được thể hiện trong nguyên tắc bất thành văn của đảng Cộng sản “ô nhiễm và tăng trưởng ngay bây giờ, còn bảo vệ môi trường cứ đợi đã”. Từ góc nhìn thiển cận đó, họ thà đánh đổi một phần môi trường Trung Quốc để cướp đi vài triệu việc làm của phương Tây – và nhờ đó để giữ ổn định chính trị trong nước – hơn là trả chi phí bảo vệ môi trường.

    Vấn đề thứ hai bắt nguồn từ rất nhiều doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc, con cáo không chỉ canh chừng cái chuồng gà môi trường; nó còn nắm toàn bộ ngành kinh doanh cả gà lẫn trứng gà. Thực tế, các doanh nghiệp nhà nước cũng nằm trong đám tội đồ tệ hại nhất xả cả đống chất thải vào các nguồn nước và lên mảnh đất Trung Quốc.

    Vẫn còn yếu tố thứ ba căn nguyên cho sự dửng dưng trước môi trường nằm ở tư tưởng Nho giáo, theo đó, con người đóng vai trò chinh phục thiên nhiên chứ không phải thích nghi và sống cộng sinh cùng môi trường. Một trong những minh họa bi thảm nhất về ảo tưởng lập dị này là từ thời Mao Trạch Đông và Đại nhảy vọt vào những năm 60. Cái chiến dịch “Giết chim sẻ” khét tiếng của Mao – nhà độc tài Trung Quốc nhằm làm cho nông thôn sạch bóng lũ chuột, muỗi và kẻ thù số 1 của công chúng là con chim sẻ tầm thường.

    Cái trọng tội ngớ ngẩn chống lại thiên nhiên ấy cứ như một vở nhạc kịch cách mạng Trung Quốc khi Chủ tịch Mao huy động hàng triệu nông dân hò hát, la hét và đập xoong chảo beng beng để xua đuổi lũ chim sẻ ra khỏi các cánh đồng. Mục tiêu của Mao là ngăn lũ sẻ không đánh chén hạt ngũ cốc. Nhưng điều vị Chủ tịch không tính đến là lũ chim sẻ ăn số côn trùng còn nhiều gấp mấy lần số hạt ngũ cốc.

    Cho nên ngay sau khi China đàn áp được số lượng chim sẻ, các vùng đất nông nghiệp chính của Trung Quốc đã bị đám châu chấu đói tàn phá. Hậu quả, nạn đói theo đúng nghĩa đen cướp đi sinh mạng hàng chục triệu người Trung Quốc. Tấn bi kịch còn dài dài vì đảng Cộng sản vẫn chưa học được tí gì về quản lý môi trường khôn ngoan.

    ***
    Ghi chú

    [35] Tác phẩm nổi tiếng của Rachel Louise Carson (1907 – 1964), Mùa xuân yên lặng (Silent Spring) 1962, được ghi nhận là xuất phát điểm cho phong trào bảo vệ môi trường trên toàn cầu. ND

    [36] Sierra Club: Tổ chức môi trường lớn nhất, lâu đời nhất và có ảnh hưởng rộng rãi nhất ở Mỹ, được thành lập từ năm 1892 ở San Francisco. ND
    (còn tiếp)

  6. #15
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo)

    CHƯƠNG 13
    Chết vì tàn sát kiểu Trung Quốc:
    Khi Mao gặp Orwell và Đặng Tiểu Bình tại quảng trường Thiên An Môn

    Chủ nghĩa Cộng sản không phải là tình yêu. Chủ nghĩa Cộng sản là cái búa tạ để ta nghiền nát kẻ thù.
    - Mao Trạch Đông

    Trên "thiên đường của công nhân" Trung Quốc, đáng buồn là chính nhân dân Trung Quốc lại thường là “kẻ thù” của nhà nước Cộng sản. Những công dân - kẻ thù này là những người lao động chăm chỉ thực thụ ở chính nước Cộng hòa của “Nhân dân" - những người mong muốn có mức lương cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn, những người khao khát được có nước sạch và bầu không khí trong lành, những người phấn đấu để được nhận những khoản trợ cấp hưu trí và chăm sóc sức khỏe khiêm nhường, những người đang tuyệt vọng và thiết tha tìm kiếm quyền tự do được bày tỏ quan điểm chính trị và tôn giáo của mình.

    Còn trên những lãnh thổ đã bị thôn tính như Tây Tạng, Nội Mông, và tỉnh Tân Cương, những "kẻ thù" này của đảng Cộng sản Trung Quốc cũng lại là người bản địa – những người dám cả gan tìm cách thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh, những người đòi phải phân chia công bằng những thành quả thu được trong quá trình khai thác tài nguyên trên quê hương mình, những người đang nhói đau và phẫn uất trước việc nhập cư ồ ạt của người Hán, một sắc tộc chiếm ưu thế được được Bắc Kinh “nhập về” với ý đồ rõ ràng là pha loãng và "thanh tẩy" bộ gien của họ.

    Đối với hàng trăm triệu nạn nhân này của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, đó là bộ ba yếu tố không thể tách rời theo thứ tự sau:

    • Việc trấn áp ngay trong nước đi kèm với một mô hình tăng trưởng kinh tế gây ô nhiễm tràn lan và sử dụng nhân công rẻ mạt

    • Chế độ thần quyền của đảng Cộng sản vừa mang tính giai cấp vừa cứng nhắc, không cho phép bất kỳ thay đổi tiến bộ nào, và

    • Một thứ chủ nghĩa toàn trị mạnh và cực đoan hơn thứ đã được Orwell[38] miêu tả – nó theo dõi từng cử động nhỏ của bạn, bóp nghẹt từng hơi thở của bạn, và tuyệt đối không cho phép có bất kỳ sự đối lập nào.

    Trên thực tế, cái gọi đầy mỉa mai là "Cộng hòa Nhân dân" vừa không phải là một nền dân chủ đại diện với các lãnh đạo được người dân bỏ phiếu bầu đúng cách, cũng không phải là một nền "cộng hòa" nơi người dân theo bất kỳ cách thức, hình thức, hay hình thái nào giữ quyền kiểm soát cốt yếu đối với chính quyền. Thay vào đó, các cuộc họp và quá trình ra quyết định của đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc hoàn toàn không minh bạch và được giới truyền thông sàng lọc với bàn tay sắt của đảng kiểm soát.

    Sự dối trá vĩ đại[39] bắt đầu từ tên gọi của nước Trung Quốc và được nêu trong hiến pháp

    Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc có quyền tự do ngôn luận, báo chí, tụ họp, lập hội, tuần hành và biểu tình.
    - Điều 35, Hiến pháp Trung Quốc

    Cũng hệt như tên "Cộng Hòa Nhân dân" đầy dối trá nực cười của đất nước Trung Quốc, Hiến pháp của đất nước “Cộng hòa Nhân dân” cũng là một trò chơi đố chữ đầy phi lý. Điều 35 cho phép các quyền tự do ngôn luận, lập hội, tụ họp và biểu tình, nhưng nếu bạn thực hiện bất cứ quyền nào trong các quyền này - nhất là biểu tình thì chẳng khác nào khích người ta đánh bạn nhừ tử hoặc cho bạn đi tù, hoặc cả hai.

    Về khía cạnh tự do báo chí, điều kiện tiên quyết để duy trì thành công một nhà nước kiểu cảnh sát là việc nhà nước đó có khả năng vừa kiểm soát các luồng thông tin vừa đúc khuôn nhận thức về bản chất và hiện tượng của sự việc bằng cách quản lý các hoạt động trao đổi thông tin ra và vào. Đây là một quá trình hai bước nhằm cấm đoán thông tin chân thực và thay thế bằng thông tin dối trá đầy thuyết phục; và Trung Quốc đang sử dụng báo chí và các phương tiện truyền thông điện tử của mình để làm điều này rất hiệu quả. Trên thực tế, Chỉ số Tự do Báo chí gần đây nhất do Tổ chức Phóng viên Không biên giới công bố, đã xếp Trung Quốc ở thứ hạng 171 trong số 178 quốc gia và Trung Quốc chỉ đứng trên khoảng vài “hố đen” kiểm duyệt ngặt nghèo như Sudan, Bắc Triều Tiên, và Iran.

    Về Điều 40 Hiến pháp quy định "Tính tự do và tính riêng tư thư tín của công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc được pháp luật bảo vệ" Điều này cũng thật nực cười. Chỉ cần thử vào Internet ở Trung Quốc và gửi một thư điện tử cho một người bạn. Bức thư đương nhiên được coi là "riêng tư" của bạn sẽ được lọc ở "Vạn lý Hỏa thành" nơi có trên 50.000 cảnh sát mạng và nhân viên kiểm duyệt; chúng tôi đã trực tiếp thấy điều này khi cảnh sát ở Thẩm Quyến bắt giữ những người bất đồng chính kiến, những người chúng tôi đã lên lịch hẹn gặp qua thư điện tử.

    Để biết Vạn lý Hỏa Thành hoạt động thế nào, bạn cũng có thể thử như sau: Hãy vào bất kỳ một quán cà-phê Internet ở một thành phố bất kỳ nào ở Trung Quốc và thử đánh vào trình duyệt web cụm từ như “freedom of speech” (“tự do ngôn luận”) hay “Tiananmen Square demonstrations” (“biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn”) các đường link tìm được sẽ bị khóa. Hãy thử đánh lần nữa, máy tính bạn đang dùng sẽ tắt ngúm. Hãy thử làm lại mấy lần nữa, rất có thể bạn sẽ được cảnh sát mạng Trung Quốc trực tiếp thăm hỏi - hoặc bị bắt quả tang bởi một người nào đó trong mạng lưới an ninh không chuyên. Những người này sẽ giao nộp đồng bào Internet của mình để lấy tiền thưởng. Như Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã cảnh báo:

    [Chúng ta phải] củng cố và kiện toàn hơn nữa việc kiểm soát trên các trang thông tin mạng, nâng cao mức độ kiểm soát xã hội ảo, và hoàn thiện các cơ chế của chúng ta trong việc định hướng trực tuyến ý kiến của công chúng.

    Ở đây thiết nghĩ cũng cần nói thêm rằng, giống như nhiều việc khác ở Trung Quốc, việc kiểm duyệt cũng được phối kết hợp một cách khéo léo trong chiến tranh kinh tế của Bắc Kinh chống các đối tác thương mại và đối thủ cạnh tranh của mình. Ví dụ, các rạp chiếu phim ở Trung Quốc bị cấm chiếu phim của Hollywood vì các phim này bị quy kết là đi ngược lại văn hóa và đạo đức trong khi chúng lại được phép ngấm ngầm sao chép lậu trên đường phố Thượng Hải – việc này chẳng khác nào một rào chắn thương mại khổng lồ được dựng lên nhằm vào một trong những ngành công nghiệp đồ sộ của Mỹ.

    Tương tự như vậy, việc chặn không cho các công ty Mỹ như Google, YouTube, và Facebook tham gia thị trường Trung Quốc trong khi vẫn nuôi dưỡng các hãng nhái như Baidu, Youku, và RenRen rõ ràng là sự vi phạm trắng trợn quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới lại được ngụy trang bằng thứ lập luận quái đản rằng kiểm duyệt là lý do có căn cứ chứ không phải là một hành vi xấu xa được dàn xếp. Như báo Businessweek đã bình luận "Nếu Facebook là công ty trồng bắp hay chế tạo ô tô thì người ta lại sẽ gào lên với thế giới rằng Trung Quốc đang dựng lên các rào cản thương mại".

    Và đây là một dòng khác tiếp theo trong tài liệu đầy mỉa mai đó: Một thực tế là rất nhiều công dân Trung Quốc bị tống giam vì cố gắng hiện thực hóa những thứ tự do được quy định trong các Điều 35 và 40 đã mặc nhiên chỉ ra rằng công an Trung Quốc chẳng bận tâm đọc Điều 37 của Hiến pháp. Điều 37 quy định rằng:

    Tự do cá nhân của những công dân nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Quốc là bất khả xâm phạm.

    Trên thực tế, hiện đã có đến hai triệu người dân Trung Quốc đang chết mòn trong hơn 300 cái gọi trại "Cải tạo lao động"; và hàng chục nghìn người dân trong số này đang bị giam giữ vì tội ác là theo đạo Thiên chúa mà "không đăng ký" hoặc bị đuổi đi vì là thành viên của giáo phái Pháp Luân Công. Sự việc này cũng không kém phần kỳ lạ vì Điều 36 của hiến pháp đã quy định rõ:

    Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc có quyền tự do tín ngưỡng.

    Tất nhiên, khi những công dân Trung Quốc bình thường buộc phải đối mặt với sự tương phản hoàn toàn giữa những lý tưởng được quy định trong Hiến pháp của họ và hiện thực cuộc sống diễn ra hàng ngày kiểu như nhà văn Orwell đã mô tả, họ sẽ thấy có tình trạng đối nghịch khắc nghiệt trong cảm nhận của mình. Sự đối nghịch này làm nảy sinh câu hỏi: Điều gì đã khiến một quốc gia với những con người chăm chỉ, thông minh, và một nền lịch sử kinh tế,văn hóa lâu đời và phong phú như vậy lại rơi vào địa ngục toàn trị như hôm nay? Để trả lời câu hỏi này sẽ có ích hơn nếu ta nghiên cứu vắn tắt nhiều bước ngoặt chủ yếu trong lịch sử.

    Một quốc gia đế quốc hùng mạnh tụt xuống đói nghèo cô lập

    Một đội tàu biển khổng lồ của [Trung Quốc] rời cảng năm 1414 giong buồm đi về phía Tây với mục đích thương mại và thám hiểm. Nhiệm vụ của đội tàu vượt xa những gì Columbus có thể dự tính. Đội tàu có ít nhất 62 chiếc tàu thương mại lớn kiểu Galileo, bất cứ chiếc nào trong số đó có thể chở ba tàu nhỏ của Columbus trên boong.
    - The Emperor’s Giraffe[40]

    Phần lớn tính đổi mới và năng động mà chúng ta gắn với Trung Quốc có nguồn gốc từ triều đại nhà Đường (khoảng năm 600 đến năm 900 sau Công nguyên) và đầu triều đại nhà Minh (khoảng năm 1370-1450). Trong cả hai thời kỳ này, Trung Quốc - nước phát minh ra mọi thứ từ la bàn, thuốc súng, tên lửa nhiều tầng đến tiền giấy, xe đẩy, rượu, cờ tướng - cho đến thời điểm đó là nền văn minh thịnh vượng nhất, hùng mạnh nhất, ổn định và tiên tiến nhất trên trái Đất.

    Đặc biệt vào triều nhà Minh, khi châu Âu còn ngủ vùi trong thời kỳ tăm tối, Trung Quốc đã phát triển một nền kinh tế tiêu dùng vững chắc được hỗ trợ bởi đổi mới công nghệ và một đế chế thương mại quy mô lớn. Cũng chính trong thời kỳ này hoàng đế thứ ba triều Minh đã hạ thủy đội tàu thám hiểm lớn nhất mà thế giới từng thấy cả trước cũng như sau thời kỳ đó.

    Theo ghi chép trong cuốn The Emperor’s Giraffe của Samuel Wilson, đội tàu thám hiểm đầy uy quyền của Trung Quốc có hàng trăm "tàu kho báu" đồ sộ có chiều dài bằng khoảng nửa chiều dài của một con tàu biển hiện đại ngày nay. Các con tàu này chở hàng chục nghìn thủy thủ Trung Quốc đến Ấn Độ, châu Phi, và Trung Đông, và trở về mang theo đồ cống nạp và các đại sứ từ phương xa. Nếu so sánh, tất cả đoàn của Christopher Columbus chỉ là một nhúm thuyền con tội nghiệp, và nếu dự tính trên cơ sở những gì đội tàu uy quyền đã làm được, Trung Quốc đã đủ mạnh để trở thành một thế lực quốc tế chẳng mấy khó khăn có thể buộc Tây Ban Nha và Anh phải từ bỏ cuộc chinh phục địa vị bá chủ toàn cầu ở thế kỷ mười sáu.

    Tuy thế, giấc mơ đế quốc của Trung Quốc đã không thành hiện thực. Năm 1433, các vị quan thái giám của triều đình quyền lực này đã đột ngột dẹp bỏ các chuyến thám hiểm, phá hủy tàu bè, và thậm chí cố xóa sạch hồ sơ chuyến thám hiểm đó. Tiếp theo là một chính sách theo chủ nghĩa cô lập có tính chất phá hại - từ đó khiến Trung Quốc, một dân tộc một thời vĩ đại dần chìm vào thời kỳ đen tối trong khi phương Tây phát triển rực rỡ.

    Đến đầu những năm 1800, bất chấp chính sách cô lập của mình, Trung Quốc vẫn chiếm một phần ba tồng sản lượng quốc nội (GDP) của thế giới so với tỉ lệ 3% kém cỏi của nước Mỹ. Nhưng tại thời điểm lịch sử mấu chốt này Trung Quốc đã hoàn toàn từ bỏ cuộc Cách mạng Công nghiệp.

    Một trong những vụ "gậy ông đập lưng ông" lớn của lịch sử là công nghệ của Trung Quốc như thuốc súng, la bàn thay vì giúp Trung Quốc lại bị chính các nước châu Âu biến thành vũ khí để rốt cuộc đi cướp bóc Vương quốc Trung tâm[41] một thời kiêu hãnh và hùng mạnh này. Chính trong thời kỳ dài mà người Trung Quốc gọi là thời kỳ "bị ngoại quốc sỉ nhục" này, các thế lực đang nổi lên của phương Tây đã thiết lập các căn cứ thuộc địa để phục vụ cho mục đích đổ bộ ở các thành phố cảng như Quảng Châu, Hạ Môn, Phúc Châu, Ninh Ba và Thượng Hải. Những thế lực thực dân này không đến trong bình yên mà để bóc lột tối đa của cải của Trung Quốc rồi chất lên tàu chở về Anh, Hà lan, và Bồ Đào Nha.

    Tương tự vậy, trong thời kỳ này nước Anh khởi động những cuộc Chiến tranh Thuốc phiện buộc Trung Quốc phải chấp nhận nhập khẩu từ Ấn Độ thứ thuốc phiện gây chết người để giúp Anh cân bằng thâm hụt thương mại khổng lồ với Trung Quốc đối với những mặt hàng như bông, tơ lụa, và trà. Cực điểm của những cuộc chiến tranh này là khi phong trào nổi dậy có tên gọi Nghĩa Hòa Đoàn nổ ra, một phong trào nổi dậy của người Trung Quốc chống lại những người nước ngoài và đã bị các lực lượng viễn chinh của quân đội châu Âu và Mỹ dập tắt bằng vũ lực. Chính các đội quân nước ngoài này đã diễu hành vào Tử Cấm Thành qua lăng tẩm của các hoàng đế triều Minh vĩ đại, xé nát mẩu cuối cùng của lòng tự trọng, kiên nhẫn, và quan trọng nhất, sự gắn kết của người Trung Quốc.

    Ngay sau việc bị nước ngoài sỉ nhục này, đất nước Trung Quốc dần dần bị chia tách bởi những cuộc cách mạng diễn ra ở khắp nơi. Sau một tia hy vọng ngắn ngủi về một nền cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn năm 1912, Trung Quốc nhanh chóng bị cuốn vào cuộc nội chiến đẫm máu, đa chiều giữa những người theo chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa cộng sản, và lãnh chúa tư nhân. Tình trạng hỗn loạn chông chênh này đã vô tình khơi mào cho một cuộc xâm lược tàn bạo của Nhật Bản và đỉnh điểm của nó là việc Mao Trach Đông nổi lên thành lập nước Cộng hòa Nhân dân vào năm 1949, và cuộc đào thoát bằng máy bay sang bờ biển Đài Loan của những lực lượng Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc.

    Mao đã làm gì cùng thời với Woodstock[42]

    Nam Kinh là một thành phố lớn có 500.000 ….con số người bị xử tử ở Nam Kinh là quá ít, cần phải giết nhiều người Nam Kinh hơn nữa.
    - Chỉ thị của Mao Trạch Đông đàn áp các phong trào phản cách mạng ở Nam Kinh và Thượng Hải

    Mao Trạch Đông được tôn vinh vì ông đã tái thống nhất Trung Quốc theo luật lệ của Trung Quốc hay là luật "Hán" tộc, trục xuất vô điều kiện tất cả người nước ngoài, khôi phục niềm kiêu hãnh của người Trung Quốc. Điều đó nói lên cái giá quá lớn mà nhân dân Trung Quốc đã phải trả bằng máu, nước mắt, mồ hôi, lao động cưỡng bức, tù tội, và sự hoang tưởng cực kỳ nặng nề về sự giải phóng theo kiểu cộng sản chủ nghĩa mà Mao nghĩ ra.

    Bạn hãy nghĩ xem trong khi Hitler giết hay tiêu diệt khoảng 12 triệu và Stalin khoảng 23 triệu dân thường trong các nhà tù và cuộc thanh trừng của hai vị này, danh sách người chết dưới thời của Mao là khoảng từ 49 đến 78 triệu. Điều đó khiến Mao trở thành kẻ giết người hàng loạt ác độc nhất trong mọi thời đại – ít ra là theo Piero Scaruffi, người đã liệt kê phân loại những cuộc diệt chủng kinh hoàng nhất trong lịch sử.

    Trên thực tế, trong suốt hai thập kỷ rưỡi cai trị của Mao, khi bản thân Mao chưa từng bơi qua sông Dương Tử vì mục đích thể thao, ngài Chủ tịch cuồng tín này đã nhảy từ một chương trình điên rồ hay một cuộc thảm sát này sang một cái khác tương tự. Chẳng hạn, chương trình "Đại nhảy vọt" của ông này gồm việc luyện toàn bộ sắt thép trong nước tại những xưởng rèn tự chế vô dụng và tận diệt chim sẻ. Thảm họa kinh tế và nạn đói lan tràn là hệ quả không thể tránh khỏi sau những bước cải cách điên cuồng theo nghĩa đen của Mao.

    Không kém thảm họa - và khủng khiếp - là những cuộc thanh trừng định kỳ của Mao nhằm vào các phần tử phản cách mạng, trí thức, các đảng viên trong đảng của ông được ông dán cho cái nhãn "những kẻ theo con đường tư bản". Hiện tượng còn được gọi là "Cách mạng Văn hóa" của những năm 1960 là cực kỳ tàn bạo; và tất cả những ai sống qua thời kỳ đó đều thấy bàng hoàng bởi những gì đã diễn ra trong cuộc cách mạng này.

    Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa này, khi các ban nhạc Rolling Stones và Beatles đang nổi lên ở nước Anh làm sôi động thế giới âm nhạc và những người hip-pi tìm kiếm hòa bình và tình yêu trên những cánh đồng ở Woodstock, những ủy viên đội trật tự điên rồ còn được gọi là Hồng Vệ binh sục khắp mọi ngóc ngách tìm kiếm các đối tượng để thực hiện hành vi bạo lực chính trị khác thường của họ. Đồng thời, các doanh nhân, trí thức, giáo sư bị quy kết là loại cặn bã xấu xa của đất nước Trung Quốc và bị cưỡng bức lao động chân tay, còn những người thiếu nhiệt tình cách mạng thường bị “lùa”, bị hạ nhục công khai, đánh đập và giam giữ nhiều năm trong trại lao động. Ngay cả khi nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục rơi sâu vào trì trệ, người Trung Quốc vẫn được dạy nói dối để sống sót và nghe lời để tiến thân; và tấm hoàng bào kiểu Orwell khoác lên nước Cộng hòa Nhân dân này vẫn là di sản bền vững nhất của Mao.

    Chủ nghĩa Tư bản Nhà nước trỗi dậy từ đống gạch vụn của Chủ nghĩa Cộng sản Nhà nước

    Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là nó bắt chuột.
    - Đặng Tiểu Bình

    Người đưa Trung Quốc thoát khỏi bãi lầy kinh tế kiểu Mao chính là Đặng Tiểu Bình. Ông Đặng từng là một nhân vật cách mạng, một lãnh đạo đảng đã bị thanh trừng và đưa về làm việc tại một nhà máy sản xuất máy kéo trong Cách mạng Văn hóa. Sau khi con trai ông Đặng bị Hồng Vệ binh đánh đập và ném từ cửa sổ tầng tư, Đặng được Hoa Quốc Phong, người thừa kế của Mao, ân xá và phục hồi.

    Sau cái chết của Mao Chủ tịch, Đặng quỷ quyệt đã cáo già hơn vợ góa của Mao và bè lũ Bốn tên tai tiếng của bà này cũng như nhiều mưu hơn người đã cứu mạng Đặng. Trong khi Đặng chưa bao giờ chính thức tuyên bố một chức vị chính thống trong đảng, một cách không chính thức Đặng đã nắm quyền lực, và ai cũng hiểu rằng Đặng là chủ nhân thực sự của gánh múa rối.

    Thực tế, Đặng Tiểu Bình chính là nhân vật quan trọng nhấtở Trung Quốc ngày nay ít ra với hai lý do. Thứ nhất, khi nguyên thủ Liên Xô Mikhail Gorbachev nhượng bộ người biểu tình và chấp thuận sự tan rã của Cộng sản Liên Xô, thì chính Đặng là người đã lệnh cho quân đội Trung Quốc tàn sát những người biểu tình tại quảng trường Thiên An môn năm 1989 để bảo vệ nhà nước Cộng sản Trung Quốc tàn nhẫn và ưa đàn áp.

    Một điều cũng không kém phần quan trọng khác, Đặng được tôn vinh là đã một mình thúc đẩy sự phát triển của cái nhãn chủ nghĩa tư bản con buôn được nhà nước bao cấp, là dấu hiệu đặc trưng của nền kinh tế "lợi mình, hại người" của Trung Quốc ngày nay. Cũng chính Đặng là người mở ra các đặc khu kinh tế cho người phương Tây và là người rốt cuộc đã tung ra một lực lượng lao động khổng lồ trên thị trường thế giới được trang bị những vũ khí mạnh để phá hoại những công việc làm ăn, những thứ vũ khí như trợ cấp xuất khẩu phi pháp và thao túng tiền tệ.

    Đó là một Trung Quốc ngày nay được Mao và Đặng tạo ra, một đất nước tàn nhẫn với nhân dân của mình bao nhiêu thì xấu chơi với đối tác thương mại bấy nhiêu. Trong chương tiếp theo, chúng tôi sẽ liệt kê phân loại sự đàn áp và tàn bạo trong tất cả những cái chết do Trung Quốc trên đất nước Trung Quốc chẳng có gì là vinh quang. Khi chúng tôi thực hiện việc đó, bạn sẽ thấy di sản song sinh của Chủ tịch Mao và Đặng Tiểu Bình tiếp tục sống như thế nào trong một nhà nước cảnh sát toàn trị ngày càng tàn bạo trong lịch sử.

    Ghi chú

    [37] National Rifle Association – NRA là tổ chức ủng hộ cho việc bảo và thúc đẩy quyền sở hữu súng, nhóm vận động hành lang có ảnh hưởng nhất với gần bốn triệu thành viên. ND

    [38] Tác giả ám chỉ tác phẩm "1984" của nhà văn George Orwell, mô tả chế độ toàn trị tàn bạo. ND

    [39] “The big lie”: một kỹ thuật tuyên truyền của Đức quốc xã, do Adolf Hitler đưa ra cho rằng sự dối trá lớn đến mức trơ trẽn dễ lừa được quần chúng hơn là những dối trá nhỏ. ND

    [40] Tên đầy đủ của cuốn sách “The Emperor's Giraffe and Other Stories of Cultures in Contact”. Cuốn sách mô tả những trùng hợp kỳ lạ và những thay đổi không đoán định trước trong quá trình xảy ra những sự kiện lịch sử Trung Quốc. ND.

    [41] Tác giả ám chỉ Trung Quốc. Trung Quốc được gọi là Zhōngguó. Âm đầu zhōng (中) có nghĩa là "trung tâm" hoặc "trung" trong khi âm guó (國/国) có nghĩa là "vương quốc" hoặc "dân tộc". Tên gọi nói trên có thể dịch sang tiếng Anh theo nghĩa đen thành "Vương quốc Trung " hoặc "Vương quốc Trung tâm". ND.

    [42] Liên hoan âm nhạc Woodstock năm 1969 ở Mỹ có nửa triệu người tham dự, được coi là dấu mốc quan trọng của nhạc Rock and Roll. Woodstock là biểu tượng cho văn hóa phương Tây những năm 1960-1970. ND.
    (còn tiếp)

  7. #16
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo)

    CHƯƠNG 14
    Chết dưới tay Trung Quốc ở Trung Quốc:
    Thượng Hải hóa bộ gien ở vùng nóc nhà thế giới và các câu chuyện trần tục khác

    Dìm trong cống rãnh, rút móng tay, không cho ngủ, đốt bằng đầu thuốc lá và đánh đập bằng roi điện – trên đây là một số phương thức tra tấn mà cảnh sát và quản giáo Trung Quốc sử dụng để ép buộc nạn nhân nhận tội và đi vào khuôn phép, theo một kết quả điều tra của Liên Hiệp Quốc.
    - Theo nhật báo “The Guardian of London”

    Vậy đảng Cộng sản Trung Quốc ngày nay đánh đập, tra tấn, bòn rút sức lao động đến tận xương tủy, triệt sản, bỏ tù và giết chính công dân của họ và hàng triệu người Tây Tạng, Mông Cổ và Uyghur theo cách nào? Ta hãy cùng đếm các phương thức đó trong chương này; và thậm chí chỉ một lần đọc lướt về sự tàn bạo kiểu trung cổ của Bắc Kinh bạn hẳn sẽ thấy thuyết phục rằng ở Trung Quốc vấn đề không nằm ở phía người dân Trung Quốc mà ở một chính phủ thường xuyên hãm hại chính công dân của họ.

    Không bỏ bé trai sơ sinh nào - trừ những bé bị vứt vào thùng rác


    Dìm chết hoặc bỏ rơi bé gái sơ sinh là một tội ác nghiêm trọng
    Lời cảnh báo trên bức tường một bệnh viện ở làng Dai Bu, tỉnh Vân Nam.

    Chỉ riêng số lượng nam thanh niên chưa vợ – còn được gọi là “cành cộc” ở Trung Quốc đã bằng toàn bộ số lượng nam thanh niên ở Mỹ. Dù là ở quốc gia nào thì nam thanh niên không có liên kết gia đình cũng thường báo hiệu rắc rối… Tỉ lệ tội phạm, nạn buôn bán cô dâu, bạo lực tình dục, thậm chí cả tình trạng tỉ lệ tự tử của nữ đang và sẽ tiếp tục gia tăng khi các thế hệ dân số mất cân bằng đang đến tuổi trưởng thành.
    Theo”The Economist”

    Một sự thật đáng buồn là Trung Quốc vừa quá tải về mật độ dân số vừa có đông dân nhất hành tinh. Tuy nhiên cách “giải quyết” vấn đề quá tải dân cư mà Trung Quốc theo đuổi - chính sách “chỉ có một con” – lại đã gây ra nhiều vấn đề rắc rối hơn là giải quyết được sự quá tải. Trên thực tế, trong lúc các quốc gia đang phát triển khác như Brazil, Ấn Độ và Mexico kiểm soát dân số hiệu quả tốt hơn nhờ áp dụng những biện pháp có tính nhân văn hơn, thì ở Trung Quốc việc chính phủ kiểm soát các quyền về sinh sản vẫn luôn là ý nghĩ khiến ta ớn lạnh về sự cưỡng bức, ép triệt sản, nạo phá thai bắt buộc, và loại bỏ trẻ mới sinh.

    Trọng tâm của chính sách ép buộc của Trung Quốc là áp dụng phạt tiền đối với trường hợp có con thứ hai, một khoản phạt nặng gần như vượt quá thu nhập hàng năm của một gia đình. Hàm ý của khoản phạt nặng nề này chính là việc đa số các cặp vợ chồng mang thai đứa con thứ hai sẽ rơi vào khánh kiệt nếu họ quyết định sinh đứa con đó. Hệ quả là không có gì ngạc nhiên khi số ca nạo phá thai ở Trung Quốc – gần 13 triệu ca một năm, lớn hơn tổng số ca nạo phá thai của tất cả các nước khác gộp lại, và đây mới chỉ là con số ước tính dè dặt của chính phủ.

    Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng một cặp vợ chồng nếu có đủ tiền nộp phạt hoặc được xếp vào trường hợp ngoại lệ thì rút cục vẫn không thể được sinh đứa con thứ hai. Các quan chức địa phương quá hăng hái vì cơ hội thăng tiến của họ tùy thuộc vào mức độ chấp hành chính sách một con, thế nên họ chính là những người đã dùng vũ lực để đàn áp phụ nữ có thai.

    Ví dụ, tạp chí Time mô tả trường hợp 61 phụ nữ có thai bị tống vào các bệnh viện ở Quảng Tây và ở đó họ bị tiêm thuốc kích thích ra thai. Hãng tin tiếng Arập Al Jeezera thuộc trường phái thân Trung Quốc, cũng đã đưa một tin tương tự về cô Xiao Ai Ying, người bị ép phá thai ở tháng thứ tám vì cô đã có con gái 10 tuổi. Và đài phát thanh Công cộng Quốc gia[43] đã mô tả việc mục sư Thiên chúa giáo Liang Yage và vợ ông, cô Wei Linrong bị bắt buộc đến bệnh viện mặc dù họ sẵn sàng chịu phạt để sinh con thứ hai. Khi cặp vợ chồng này từ chối ký đơn đồng ý phá thai, các quan chức đã mạo chữ ký của họ và tiêm thuốc cho người vợ đang có thai bảy tháng. Ngày hôm sau, cô Wei phải chịu đựng cơn co thắt dạ con kéo dài 16 tiếng trước khi sinh ra một bé trai đã chết, thi thể bé sau đó bị nhân viện bệnh viện ném vào túi đựng rác bằng nhựa.

    Cô Wei Linrong thì mất con trai, nhưng hầu hết các bé gái mới là nạn nhân của chính sách một con của Trung Quốc. Thực tế phần lớn số thai nhi bị phá bỏ là các bé gái, rất nhiều ca nạo phá thai là hậu quả của quyết định lựa chọn giới tính, và việc loại bỏ bé gái mới sinh vẫn còn phổ biến và cần có những cuộc vận động cộng đồng để chống lại thực tế này. Vì pháp luật Trung Quốc không cho phép các cặp vợ chồng dưới 35 tuổi và những cặp đã có con được nhận con nuôi, nên không có gì ngạc nhiên khi hàng ngàn bé gái Trung Quốc bị bỏ rơi lại may mắn tìm thấy gia đình ở Mỹ, Úc và châu Âu – trong lúc hoạt động mua bán con nuôi do chính phủ điều hành lại đem về nhiều ngoại tệ hơn.

    Ít nhất là đối với nhà báo Joseph Farah, chính sách loại bỏ trẻ sơ sinh căn cứ theo giới tính của Trung Quốc miêu tả "cuộc tàn sát khủng khiếp lớn nhất trong lịch sử nhân loại". Dù bạn có đồng ý hay không thì vẫn có một sự thật tồn tại đó là việc loại bỏ thai nhi căn cứ theo giới tính kiểu Trung Quốc đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính đang gây bất ổn xã hội. Trên thực tế, tại Trung Quốc ngày nay tỉ lệ sinh là 119 bé trai so với 100 bé gái trong khi ở một số tỉnh tỷ lệ này còn lên đến 130 so với 100.
    Ngày nay, hệ quả do tác động sai trái trong chính sách một con của Trung Quốc là hơn 100 triệu đàn ông Trung Quốc không tìm được vợ. Những “cành cụt” này, như người ta vẫn gọi ở Trung Quốc, còn nhiều hơn tổng số đàn ông Nhật Bản và Hàn Quốc cộng lại hay nhiều hơn toàn bộ số nam thanh niên của Mỹ.

    Một hệ lụy không tránh khỏi là sự gia tăng đột biến về nạn mại dâm (và những hệ lụy của nạn này), nô lệ tình dục và thậm chí là bắt cóc phụ nữ ở các nước khác. Trên thực tế, tờ Washington Post đưa ra một con số là hơn 100.000 phụ nữ Bắc Triều Tiên bị mang vào Trung Quốc làm nô lệ tình dục. Những gì xảy ra ở Trung Quốc không chỉ dừng lại ở Trung Quốc.

    Ba tỉnh tự trị chờ đợi ngày tận thế

    Chúng tôi đã bị lừa, sát hại, hãm hiếp, quấy phá, cưỡng đoạt, phản bội, chối bỏ, bán và bị tra tấn trong thời gian quá dài!
    -Kekenus Sidik, một người Uyghur biểu tình.

    Triệt sản bắt buộc không chỉ giới hạn trong nhóm phụ nữ Trung Quốc tìm cách có con thứ hai. Đó còn là một quy trình chuẩn theo nghĩa đen được áp dụng ở Tây Tạng, Nội Mông và Đông Turkestan – đây là ba tỉnh được gọi đầy mỉa mai là “tự trị” của Trung Quốc. Dưới đây là một bức tranh rộng hơn về việc thanh lọc sắc tộc.

    Mặc dù Bắc Kinh tuyên bố rằng Tây Tạng, Nội Mông và Đông Turkestan trên danh nghĩa đã thuộc quyền cai trị của Trung Quốc trong nhiều năm, trên thực tế những vùng này vẫn duy trì những nền văn hóa riêng biệt đáng tự hào, và nói chung đã thực hiện cơ chế tự quản cho đến khi những chiếc xe tăng Cộng sản lăn bánh tiến vào trong những năm 50. Trong suốt thời gian này, Hồng Quân đã xua đuổi Đức Đạt Lai Lạt Ma khỏi Tây Tạng và Mao Trạch Đông đã cùng Liên Xô chia tách Mông Cổ. Với sự trợ giúp của Stalin, Mao đã khéo léo đạo diễn thành công vụ tai nạn đâm máy bay thủ tiêu các lãnh đạo chính trị của Đông Turkestan và nhờ đó đã dễ dàng thay thế dàn lãnh đạo này bằng những con rối Trung Quốc.

    Ngày nay, hơn 50 năm đã qua, cả ba vùng lãnh thổ từng một thời độc lập này vẫn đang rên xiết dưới ách thống trị tàn bạo và độc tài của đảng Cộng sản. Họ bị tổn thương vì chiến dịch thanh lọc sắc tộc tàn nhẫn với mục đích thay thế người dân thuộc những nhóm tộc bản địa bằng người Trung Quốc gốc Hán. Chiến dịch “Hán hóa” này hướng vào Tây Tạng, Nội Mông và Đông Turkestan, bao gồm mọi việc từ việc cấy vào hàng triệu người tộc Hán và nhổ đi (hoặc giết chết) người địa phương cho đến việc triệt sản phụ nữ hoặc pha loãng bộ gen của họ thông qua chính sách phát động kết hôn với đàn ông Hán.

    Ngày nay, việc thanh lọc sắc tộc thành công nhất là ở Nội Mông, nơi hơn 80% dân số giờ là người Hán. Theo đảng Nhân dân Nội Mông, để đạt được tỉ lệ Hán hóa cao này, hơn một phần tư triệu người Nội Mông đã bị sát hại trong khi 15 triệu người Trung Quốc được chuyển vào Nội Mông khiến xóa nhòa nền văn hóa Nội Mông.

    Về khu vực Đông Turkestan, nay gọi là tỉnh Tân Cương trên bản đồ Trung Quốc, Rebiya Kadeer, một lãnh đạo người Uyghur, quê ở Tân Cương bị trục xuất sang Mỹ đã xác nhận với Quốc hội Mỹ rằng có 240.000 người dân quê bà, hầu hết là phụ nữ bị người ta dùng vũ lực ép phải rời quê. Nhiều người trong số họ bị ép kết hôn với đàn ông Hán để lai giống, trong khi nhiều người khác bị sử dụng để làm các công việc nặng nhọc với giá rẻ mạt và làm gái mại dâm. Thêm vào đó, mặc dù chính sách một con quy định các trường hợp ngoại lệ đối với người dân tộc ít người nhưng hàng ngàn phự nữ Uyghur vẫn là đối tượng ”bị ép nạo phá thai, triệt sản, và đặt vòng tránh thai”.

    Lòng oán hận ở Tân Cương lên đến đỉnh điểm vào năm 2009 khi những hành vi, thái độ chống đối căng thẳng ngày càng gia tăng dẫn đến đụng độ giữa người Uyghur và người Hán. Trước sự việc đó, phản ứng cứng rắn vốn có của cảnh sát Trung Quốc là vây bắt và đánh đập hàng trăm người chống đối – cùng lúc cảnh sát đã khiến hàng chục đàn ông Uyghur “biến mất”. Một người dân Urumqi đã mô tả những biện pháp đàn áp tàn bạo với Tổ chức Giám sát Nhân quyền:

    Họ yêu cầu mọi người ra khỏi nhà. Phụ nữ và người có tuổi đứng sang một bên, tất cả đàn ông từ 12 đến 45 tuổi đứng thành hàng úp mặt vào tường. Họ đánh bất kỳ người đàn ông nào, kể cả những người già –ông hàng xóm 70 tuổi của chúng tôi đã bị đấm và đá nhiều lần. Chúng tôi không thể làm gì để ngăn họ lại - họ không nghe chúng tôi.

    Những gì mà Tây Tạng đã trải qua cũng không hề khả quan hơn ở Nội Mông hoặc Tân Cương. Trên thực tế, việc xây mới tuyến đường sắt cao tốc từ các thành phố như Bắc Kinh, Thành Đô, Quảng Châu và Thượng Hải đến Tây Tạng chỉ góp phần gia tăng dòng người Hán dường như đang đổ xô bất tận về vùng Himalayas.

    Ở Tây Tạng ngày nay, người Hán sở hữu hầu hết các cửa hiệu ở thủ đô Lhasa và gần như chiếm phần lớn dân số của thủ đô này. Trong lúc đó, tiếng Tây Tạng được dạy như “ngoại ngữ”, ngôn ngữ thứ yếu còn tiếng Quan Thoại mới là ngôn ngữ duy nhất được phép sử dụng ở bậc trung học.

    Vùng nông thôn Tây Tạng cũng nằm trong vòng phong tỏa Hán hóa tương tự. Trong một số vùng, toàn bộ các làng được di đi nơi khác và sau đó bị ngập dưới nước bởi các con đê do Trung Quốc xây dựng, trong khi những người du mục bị dồn vào các trại xây bằng bê tông và gia cầm của họ thì bị sung công. Một người ở trại giải thích tình hình người dân của mình: "Họ không có việc làm, không đất đai. Cách duy nhất họ có thể kiếm cái gì bỏ vào bụng là ăn cắp".

    Và đây là phiên bản tiếng Tây Tạng của tình huống luẩn quẩn Catch-22[44]: Một số nông dân địa phương rơi vào cảnh phải cho người Hán thuê đất của họ để lấy tiền thanh toán các khoản vay mua nhà mới phát sinh do chính sách của chính phủ buộc họ phải chuyển đến chỗ ở mới và phải mua nhà mới. Dĩ nhiên, các ngân hàng Trung Quốc thực hiện các thỏa thuận cho thuê đất này.

    Các lý do trên và nhiều lý do khác nữa khiến nỗi uất hận chất chứa của người Tây Tạng từ nhiều năm trước trước đã bùng lên khi đám người nổi loạn ném đá vào cảnh sát, tấn công người Hán đang đi xe đạp và taxi, và đốt cháy các cơ sở kinh doanh của người Hán. Không ngoài dự đoán, những người nổi loạn đã bị trấn áp một cách tàn bạo - trong khi hàng trăm vị sư sãi, những người khởi xướng phong trào chống đối bằng cách biểu tình hòa bình, cũng bị vây ráp và đánh đập.

    Cùng lúc đó, để che dấu hành vi đàn áp, Bắc Kinh đã hạn chế nghiêm ngặt các phóng viên đến Tây Tạng. Hơn thế nữa, bất cứ khách tham quan nước ngoài nào muốn đến đều phải có giấy phép đặc biệt, và trong những năm gần đây những giấp phép này cũng bị cấm hoàn toàn khi gần đến dịp kỷ niệm những cuộc biểu tình. Những ai lén vào được thì lấy làm kinh khiếp, như nhà làm phim người Anh, Jezza Neumann cảm thấy khi đang làm cuốn phim tài liệu Bí mật đến Tây Tạng. Phóng viên này nhận xét, “Tôi không thấy ai đã bị bắt mà lại thoát khỏi bị tra tấn".

    Những nhà làm phim cũng lan truyền các báo cáo về việc người Trung Quốc đã tràn vào Tây Tạng đi cùng với những xe triệt sản lưu động và họ đang dùng vũ lực ép đặt vòng tránh thai vĩnh viễn cho phụ nữ Tây Tạng cũng như thực hiện thắt ống dẫn trứng mà không gây mê. Một nạn nhân miêu tả quy trình:

    "Tôi bị người ta dùng vũ lực bắt đi chứ không muốn thế. Tôi thấy mệt, chóng mặt và không thể nhìn lên. Rõ ràng họ đã cắt ống dẫn trứng rồi khâu lại. Đau muốn chết. Họ không dùng thuốc mê, chỉ bôi một chất trơn dính gì đó lên bụng và thực hiện việc triệt sản."

    Trong lúc đó Đức Đạt Lai Lạt Ma ở trong nhà mình tại nơi lưu vong ở Ấn Độ đành chịu bó tay không thể giúp đồng bào mình thoát khỏi sự cai trị của Trung Quốc và lập lại quyền tự chủ đúng nghĩa. Và trong một công viên gần điện thờ kính linh thiêng có tên là Potala Palace, nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng có lần lưu lại vào mùa đông, các môn đệ của ông, dấu trong túi bức ảnh bị cấm của ông và cầu nguyện trong khi loa đài của chính phủ phát oang oang những luận điệu tuyên truyền kiểu như: “Chúng ta là một phần của dân tộc Trung Quốc đang góp sức cho một tương lai tươi sáng – chúng ta là người Trung Quốc".

    Và giờ thì là bài ngợi ca phẫn uất cho tinh thần nhiệt tình cũng như sự thấu đáo của chế độ cai trị Bắc Kinh: Họ rắp tâm thực hiện hai bước để Đức Đạt Lai Lạt Ma tương lai sẽ trở thành một trong những con rối của họ chứ không có tiếng nói độc lập như Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện tại. Đầu tiên, từ lâu họ đã “chấm dứt” sự hiện diện của một cậu bé sáu tuổi được coi là Ban Thiền Lạt Ma đầu thai, và vị Lạt Ma này là biểu tượng tôn giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai trong giới phật giáo Tây Tạng. Không ai còn nhìn thấy tù nhân chính trị nhỏ tuổi nhất thế giới này kể từ năm 1996.

    Thứ hai, và đây là điều dở khóc dở cười lắm thay, Bắc Kinh cấm các vị sư sãi theo Phật giáo ở Tây Tạng không được giúp cho việc đầu thai mà không được phép của chính phủ. Tờ Huffington Post đã giải thích kế hoạch đằng sau cái quy định có vẻ lố bịch này:

    “Quy định cấm không cho bất kỳ vị sư nào cư trú ở nước ngoài được đầu thai, và bằng cách đó quy định này đã trang bị cho các cơ quan cầm quyền Trung Quốc một thứ quyền được chọn người kế vị cho Đức Đạt Lai Lạt Ma, theo truyền thống linh hồn của vị Lạt Ma này sẽ được tái sinh trong hình hài một con người mới để tiếp tục sứ mệnh giải phóng khổ hạnh”.

    Đông Quản quay về thời của Charles Dickens[45]

    Các doanh nhân Trung Quốc có các nhà máy loại năm sao đáp ứng tiêu chuẩn đạo đức của các công ty lớn mà họ phục vụ. [Alexandra] Harney [trong cuốn Mức Giá Trung Quốc của bà] đã dẫn ra một ví dụ của một giám đốc của tập đoàn Walmart khi đến thăm một nhà máy cung cấp hàng hóa cho Walmart. “Công việc của bà này là quyết định xem nhà máy có sản xuất theo đúng tiêu chuẩn đạo đức của Walmart không – các tiêu chuẩn này gồm cấm tuyệt đối không sử dụng lao động trẻ em hoặc lao động nô lệ, cùng những qui định về rủi ro nghề nghiệp, giờ làm việc và mức lương tối thiểu". Nơi mà vị giám đốc Walmart này đến kiểm tra là một nhà máy loại năm sao… [Nhưng] hoạt động sản xuất thực thì ra được tiến hành ở một nhà máy bí mật khác…“Nằm dấu mình trong một khu kinh doanh có hàng rào bảo vệ, nhà máy [bí mật] này không đăng ký với chính phủ Trung Quốc. Nhà máy này có 500 công nhân làm việc trên một mặt bằng, không được trang bị thiết bị an toàn lao động hoặc bảo hiểm và làm việc quá số giờ được pháp luật cho phép. Họ được trả lương hàng ngày chứ không được nhận lương tháng. Không có vị nào từ tập đoàn Walmart được thấy nhà máy này mặc dù Walmart mua rất nhiều sản phẩm sản xuất ra từ đây".
    – Theo Daily News & Analysis

    Trong khi người Tây Tạng, Nội Mông và Uyghur chịu cực khổ dưới chế độ cai trị tàn bạo của của đảng Cộng Sản Trung Quốc, thì những gì người công nhân trải qua cũng không có gì khá hơn. Trên thực tế, trong khi các quan chức Trung Quốc thích dẫn những người Tây phương đến thăm cái gọi là các nhà máy “năm sao” với mục đích trưng bày là chính, nơi có các chuyến tham quan được hướng dẫn đến các cơ sở sản xuất sạch sẽ với các trang thiết bị an toàn và bảo vệ môi trường ở mức tiên tiến nhất vào thời điểm đó thì những người Tây phương này hiếm khi được phép thấy những điều kiện làm việc không thể tệ hơn trong các xưởng sản xuất bí mật nằm phía bên kia những cánh cửa điện tử và đằng sau những chòi bảo vệ có mặt gần như là khắp nơi xung quanh các nhà máy của Trung Quốc. Như công nhân một nhá máy lắp ráp Xbox của Microsoft ở phía Nam Trung Quốc đã lý giải: “Chỉ đến khi có khách hàng nước ngoài đến thăm, cán bộ quản lý mới cho bật điều hòa nhiệt độ”.

    Làm trong nhà xưởng khổ sai nóng nực khó chịu cũng chỉ là một trong nhiều điều kiện lao động nô lệ trá hình mà hàng triệu công nhân Trung Quốc đang phải đối mặt; điều này cũng đúng ngay cả trong các nhà máy có vẻ như là đang được lãnh đạo bởi các tập đoàn lớn của Mỹ như Microsoft và Walmart. Bạn hãy xem xét một ví dụ của công ty Yuwei ở thành phố Đông Quản ở miền nam Trung Quốc. Công ty này sản xuất linh kiện kim loại và nhựa cho các bộ phận trong ô tô như phanh, cửa, và cần số, và công ty Motor Ford mua đến 80% sản phẩm của công ty này. Ngoài ra, công ty này còn phục vụ các công ty khác như General Motors, Chrysler, Honda, và Volkswagen; và để kết nối với thị trường Mỹ công ty Yuwei còn đặt văn phòng ở Mỹ và có nhà kho ở Ann Arbor, Michigan, Hoa Kỳ.

    Và đây là cuộc sống thực của công nhân làm việc trong các xưởng của Yuwei theo một báo cáo điều tra năm 2011 có tên là “Những phụ tùng dơ bẩn/Nơi các ngón tay bị cắt cụt một cách quá rẻ mạt: Ford tại Trung Quốc”.

    Như báo cáo này tiết lộ: Công nhân của Yuwei làm việc quần quật 7 ngày một tuần với ca làm việc kéo dài 14 tiếng, và vận hành các thiết bị sản xuất trong lúc các thiết bị an toàn bị tê liệt một cách có chủ ý. Một mặt, kết quả là năng suất lao động rất cao; nhưng mặt khác là tỉ lệ cắt, xẻo, đứt lìa tay, chân, cánh tay và cẳng chân cũng cao không kém. Như báo cáo “Ford tại Trung Quốc” miêu tả sự tàn ác này:

    "Công nhân “A” 21 tuổi bị mất 3 ngón tay và nhiều khớp tay bị đứt ở tay trái khi cái tay này bị mắc kẹt trong một máy ép dập cường độ cao hoặc máy dập. Người công nhân này đang dập “Ống RT” để xuất khẩu cho hãng Ford tại thời điểm bị tai nạn. Cán bộ quản lý chủ ý hướng dẫn người này tắt các thiết bị tia hồng ngoại dùng để giám sát an toàn mục đích là để người này có thể làm việc năng suất hơn. “Chúng tôi đã phải tắt nó đi. Xếp của tôi không cho tôi bật lên," Công nhân A nói. Người này đã dập 3600 "ống RT" một ngày, 12 giây cho mỗi ống."

    Thế thì mất ba ngón tay được trả bao nhiêu tiền ở Trung Quốc? Được bồi thường một khoản chừng 7.000 đô-la Mỹ - và người đã bị thương đó còn mất luôn cả việc làm cũng như cơ hội nghề nghiệp tương lai. Và, tiện đây cũng xin nói thêm, bất cứ công nhân nào nghỉ/bỏ một ngày làm việc tại bất kỳ nhà máy nào của Yuwei sẽ bị trừ ba ngày lương.

    Trên thực tế, bị đuổi việc sau khi mang thương tật là một thực tế lao động phổ biến ở Trung Quốc. Một người bạn của chúng tôi bán vật tư cho một nhà máy ở Thượng Hải kể với chúng tôi rằng, “Nếu xảy ra tại nạn, thậm chí là xảy ra chết người, cũng không có điều tra gì hết. Tai nạn lần hai xảy ra cũng với công việc đó vẫn không điều tra. Lần ba thì chắc sẽ điều tra”.

    Bạn làm ơn hãy ghi nhớ tất cả những điều này nếu có lúc nào đó bạn cân nhắc mua một sản phẩm của Ford được coi là “Sản xuất ở Mỹ” nhưng được lắp ráp với phần lớn phụ tùng của Trung Quốc.

    Không việc gì phải che giấu lao động nô lệ

    Tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi từ 10 đến 14 ở Trung Quốc tham gia lao động là 11,6%. Rất nhiều công ty chuộng lao động trẻ em vì chúng rẻ, ngoan, nghe lời và khá lanh lợi khi phải đi lại làm việc trong những diện tích làm việc chật hẹp chất đầy máy móc.
    - IHS Child Slave News

    Họ lợi dụng em trai tôi vì em tôi bị thiểu năng trí tuệ. Họ bắt em tôi làm việc, đánh đập và tra tấn em tôi, khi em tôi sức tàn lực kiệt không làm được nữa, họ ném em tôi ra đường.
    - Liu Xiaowei

    Không có gì đáng ngạc nhiên khi có những công việc, cụ thể là kinh khủng như làm gạch và những việc kỹ năng thô sơ, lặp đi lặp lại đơn điệu như làm đồ chơi thì khó mà tuyển đủ lao động. Trong những ngành làm việc đó, nhiều quản lý xưởng đồ chơi xem việc thiếu hụt lao động như là một cơ hội mời chào cho nạn buôn bán người; và cả trẻ em lẫn người thiểu năng trí tuệ luôn đứng đầu danh sách của bọn buôn người.

    Trong một số trường hợp, bản thân trẻ em hoặc người thiểu năng trí tuệ bị những người tuyển dụng trá hình lừa gạt hoặc ép bán cho các nhà máy. Hoặc có trường hợp họ bị chính chủ nhà máy bắt cóc. Dù bị lừa, ép buộc hay bắt cóc thì rốt cục những người này cũng phải làm việc trong điều kiện không lời nào tả xiết.

    Đó cũng chính là số phận của một người nghèo tên là Liu Xiaoping, một người thiểu năng trí tuệ 30 tuổi. Anh bị một trong những người buôn bán nô lệ thời đại mới của Trung Quốc đưa ra khỏi gia đình và bán cho một lò nung gạch khét tiếng là tàn bạo nhất trong nhiều địa ngục lao động của Trung Quốc.

    Khi lò gạch không cần dùng Liu nữa, nó ném người đàn ông bệnh tật nhưng vẫn còn sống sót này ra đường với đôi bàn tay mà tờ Los Angeles Timesmô tả là “đỏ như tôm hùm mới luộc do phải bê những viên gạch nung đỏ từ trong lò ra mà không hề có găng bảo vệ thích hợp". Cùng với bàn tay tôm hùm, cậu bé to xác ở cái xứ sở toàn lời hứa hão còn có vết xích ở cổ tay và vết bỏng ở cẳng chân, những chỗ mà viên quản đốc áp những viên gạch nóng bỏng làm hình phạt dành cho Liu. Ông Charles Dickens, ông ở đâu khi bạn cần ông?

    Và, nhân tiện cũng nói thêm là ở các nhà máy thân thiện nhất dành cho công nhân ở Trung Quốc người ta cũng tạo ra những sức ép hay căng thẳng mà bạn không tài nào chịu nổi, từ việc phải sống hàng trăm dặm xa nhà cùng những người lạ trong khi phải làm việc nhiều giờ liên tục và mòn mỏi đờ đẫn vì sự đơn điệu của công việc lắp ráp. Một người trong chúng tôi (Autry) đã mắt thấy tai nghe tình trạng này trong một chuyến thăm nhà máy có tên là Thành phố Foxconn rất bí mật ở Thâm Quyến. Đây là nhà máy lớn nhất thế giới với 350.000 công nhân sản xuất những sản phẩm như máy tính bảng iPad rất phổ biến của hãng Apple.

    Có thể nói là so với hầu hết các nhà máy Trung Quốc, các xưởng của Foxconn do Đài Loan điều hành khá hơn nhiều. Trong lúc đi thăm, Autry có nhìn thấy các khu nhà ở của công nhân, nhà bếp, và các khu vực làm việc thuộc vào hạng nhất, ít ra là theo tiêu chuẩn của Trung Quốc. Thậm chí có phòng chơi trò chơi, phòng tập thể dục, và bể bơi. Tuy nhiên, thứ "tiện nghi" xuất hiện rất nhiều tại Foxconn là hàng loạt lưới an toàn nhô ra từ tầng hai của mỗi toà nhà. Những lưới này được lắp vào để ngăn các vụ tự tử tràn lan của công nhân. Và đây là bằng chứng thật buồn, tiểu biểu cho giải pháp kiểu Trung Quốc để xử lý vấn đề điều kiện làm việc tồi tệ - không phải theo hướng cải thiện điều kiện tốt hơn mà chỉ khiến việc nhảy ra khỏi tòa nhà tìm đến cái chết trở nên khó hơn mà thôi.

    Đừng mất công tìm cái mác công đoàn

    Tất nhiên, một lý do chính khiến các công ty Trung Quốc có thể bóc lột công nhân của họ một cách toàn diện, triệt để là vì việc tổ chức một công đoàn đích thực trên "thiên đường của công nhân" Trung Quốc là trái luật nếu xét về mục tiêu của công đoàn. Trong khi đó, Liên đoàn các Công đoàn Toàn Trung Quốc chính thống được chính phủ hậu thuẫn là một con rối cho các công ty mà nó phục vụ và đồng thời là một công cụ do thám và kiểm soát công nhân giúp cho giới quản lý doanh nghiệp.

    Tình hình lao động nô lệ tại Trung Quốc sẽ còn tiếp tục xấu đi do một thực tế tồn tại kinh niên trong các mối quan hệ lao động kiểu Trung Quốc: Hầu hết các hành động có tổ chức của công nhân đều bị cảnh sát hoặc côn đồ được thuê tàn nhẫn phá tan - việc thuê côn đồ đánh đập và đe dọa là một thực tế phổ biến ở Trung Quốc.

    Một hình ảnh minh họa được cung cấp bởi số phận của 2.000 công nhân tại nhà máy Cơ khí KOK bên ngoài Thượng Hải. Họ đã dám liều lĩnh tổ chức một cuộc đình công để phản đối các điều kiện khắc nghiệt không thể chịu đựng nổi, bao gồm làm việc với cao su nóng khi nhiệt độ trong phòng lên đến 50 độ C. Một nữ nhân viên mô tả những gì đã xảy ra khi phong trào phản đối của họ tràn ra đường phố:

    "Cảnh sát đã đánh chúng tôi một cách bừa bãi. Họ đá và dẫm lên tất cả mọi người, không cần biết họ là nam hay nữ."

    Ngay cả nộp đơn khiếu nại theo đúng các quy tắc của hệ thống cũng có thể đẩy bạn dính vào rắc rối nghiêm trọng. Ví dụ, Li Guohong, một công nhân dầu mỏ ở Hà Nam, bị 18 tháng “cải tạo lao động" tại một trong các trại lao động bắt buộc khét tiếng của Trung Quốc. Tội của ông? Nộp đơn khiếu nại và khởi kiện để phản đối bị sa thải.
    Tất nhiên, bị gửi đến một trại lao động cưỡng bức là một điều không đúng như những gì mà ông Li hình dung trước đó. Dù muốn hay không, ông đã tham gia vào đội ngũ hơn 50 triệu công dân Trung Quốc trong 50 năm qua, những người đã đi qua (hoặc chết) tại hơn 1.000 trại lao động cưỡng bức của Trung Quốc. Ngày nay, các trại này tai tiếng có tên gọi Trung Quốc là Laogai (hoặc Laojiao) có chứa tới 7 triệu công dân Trung Quốc, nhiều người trong số họ không có tội gì hơn là cố gắng thực hiện một số quyền tự do trong ngôn luận, thờ cúng, tụ tập, hoặc lập ra tổ chức.

    Và đây là một quan sát cuối cùng về quyền đình công ở Trung Quốc: Các trường hợp duy nhất mà chính phủ sẽ cho phép các cuộc đình công như vậy bùng nổ khi họ giúp đỡ doanh nghiệp Trung Quốc đánh bại các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

    Một trường hợp là hàng loạt các cuộc đình công và biểu tình rộng rãi được làm đóng cửa một số nhà máy ô tô Honda. Thay vì can thiệp, cảnh sát chống bạo động chỉ đứng nhìn và cuối cùng bỏ đi. Sự việc đó khiến Honda sản xuất thiếu hàng nghìn xe ô tô so với mục tiêu đặt ra. Việc cảnh sát chống đình công không can thiệp buộc Honda phải thương lượng mức lương cao hơn với các công nhân Trung Quốc giận dữ. Tất nhiên, điều này làm giảm tính cạnh tranh của Honda Nhật Bản với các công ty ô tô Trung Quốc như Chery và Geely.

    Cảnh sát Trung Quốc bắt giáo dân Trung Quốc quì gối như thế nào

    Mong muốn duy trì kiểm soát lĩnh vực riêng tư nhất trong đời sống của công dân, cụ thể là lương tâm của họ, và can thiệp vào đời sống nội bộ của Giáo hội Thiên chúa giáo không tạo ra sự tin cậy đối với Trung Quốc. Ngược lại, nó có vẻ là một dấu hiệu của sự sợ hãi và yếu hèn hơn là sức mạnh.
    - Thông cáo của Vatican Holy See

    Cộng sản là một đức tin thế tục không cho phép có bất đồng chính kiến, và đảng Cộng sản Trung Quốc làm hết sức mình theo di huấn của Karl Marx để xoá bỏ tôn giáo. Để làm việc này, đảng yêu cầu tất cả các hoạt động tôn giáo được thực hiện thông qua các nhà thờ được nhà nước chấp thuận, còn hoạt động tôn giáo không đăng ký có thể dẫn đến trừng phạt nặng nề.

    Chỉ cần xem xét trường hợp của Yang Xuan. Mục sư của Giáo Hội Lifen không đăng ký tại Fushan bị kết án ba năm tù vì xây dựng một nhà thờ bất hợp pháp. Sau đó, vợ của ông, Yang Rongli, đầu tiên bị đánh đập dã man vì tổ chức một cuộc biểu tình chống việc giam giữ chồng và sau đó bị trừng phạt nặng với bảy năm tù. Khi bạn đọc những dòng này về những gì đã xảy ra tại nhà thờ của Lifen, hãy tưởng tượng lúc đó, Lifen là một nhà thờ trong khu phố của chính bạn:

    Lúc còn sáng sớm ngày Chủ nhật 13 tháng 9, các thành viên Nhà thờ Lifen bị lôi bật dậy bởi những kẻ thâm nhập đang la hét ầm ĩ. Một đám đông hỗn hợp 400 nhân viên cảnh sát, quan chức chính quyền địa phương, và côn đồ đánh thuê đã đánh đập các tín đồ nhà thờ đang ngủ tại công trường xây dựng nhà thờ mới của họ. Máy chảy rất nhiều, hơn 20 thành viên đã bị thương nặng và phải nhập viện. Các quan chức địa phương chỉ đạo các bệnh viện không truyền máu cho các nạn nhân, buộc họ phải chuyển đến chữa trị tại bệnh viện khu vực.

    Về việc tiếp cận với Kinh Thánh, các bản sao chỉ có thể được in chính thức khi được phê duyệt bởi "Hội đồng Kitô giáo Trung Quốc"; và số lượng bị chính phủ giới hạn. Hơn nữa, in không phép và phân phối Kinh Thánh hay tài liệu Kitô Giáo có thể dẫn đến bị bắt giữ.

    Tất nhiên, nó không phải chỉ là giáo dân Kitô và "hội kín Thiên chúa giáo" là luôn đối mặt với sự giận dữ của đảng Cộng sản Trung Quốc. Cùng chung số phận tương tự là các nhóm bán tôn giáo như Pháp Luân Công, mà các thành viên thường xuyên trải nghiệm lưỡi kiếm đàn áp của Trung Quốc.

    Cách nào đi nữa, ác cảm cực đoan của đảng Cộng sản đối với Pháp Luân Công là khó hiểu. Các học viên Pháp Luân Công theo một triết lý hòa bình dựa trên Phật giáo và đạo Lão, và họ thực hành một loạt các bài tập thể dục có nguồn gốc từ truyền thống khí công Trung Quốc. Những bài tập được thiết kế không phải để lật đổ nhà nước Cộng sản Trung Quốc mà là để điều chỉnh hơi thở, bản chất cơ thể, và ý thức của một người với chân lý của Chân, Thiện, và Nhẫn.

    Vào cuối những năm 1990, giáo phái phát triển nhanh chóng này đã thu hút sự chú ý của bộ máy an ninh Cộng sản và hệ thống tuyên truyền, hệ thống này ngay lập tức liệt giáo phái vào loại "nguy hiểm". Phản ứng với Pháp Luân Công là một tính toán sai lầm chính trị lớn. Khi 10.000 môn đồ tụ tập để phản đối im lặng bên ngoài các bức tường kiên cố của các nhà lãnh đạo cộng sản ở Trung Nam Hải, điều này đã làm Chủ tịch Giang Trạch Dân sợ hãi, và ông đã ra lệnh đảng Cộng sản đàn áp cứng rắn.
    Trong nhiều tháng sau vụ phản đối, Phó Thủ tướng Li Lanqing báo cáo có trên 35.000 học viên Pháp Luân Công đã bị vây bắt; và kể từ thời điểm đó, cuộc đàn áp của các thành viên diễn ra tàn bạo không ngừng.

    Tất nhiên, phản ứng thô bạo của đảng Cộng sản đã tạo nên chiến dịch phản kháng chống đảng Cộng sản thể hiện qua chiến dịch phản đối đảng Cộng sản do Pháp Luân Công lãnh đạo và đã lên tít trên các tờ báo và dịch vụ truyền hình vệ tinh trên toàn thế giới. Ở Trung Quốc, tuy nhiên, việc trấn áp những giáo phái này vẫn tiếp tục không thương xót; và hàng ngàn môn đồ đã được chuyển đến trại cải tạo Laogai để bị đánh đập và tra tấn.

    Học viên Pháp Luân Công cũng thường xuyên bị cô lập trong khu mở rộng được gọi là khu "tâm thần" của các trại Laogai nơi họ bị tẩy não bằng mọi cách. Theo các lời điều trần trước Quốc hội của Ethan Gutmann: "Pháp Luân Công chiếm khoảng 15 đến 20% trong hệ thống trại cải tạo lao động. Có nghĩa là trung bình nửa triệu đến một triệu thành viên Pháp Luân Công bị giam giữ, được coi là hành động an ninh lớn nhất của Trung Quốc kể từ giai đoạn Mao cầm quyền".

    Cũng như với các hình thức khác của lao động nô lệ gây ra thiệt hại liên đới cho người lao động trên toàn thế giới, đàn áp Pháp Luân Công gây ảnh hưởng tương tự lên thị trường lao động toàn cầu. Để thấy những ảnh hưởng đó, chúng ta kết thúc chương này với việc mô tả một ngày bình thường trong đời sống của một tù nhân Pháp Luân Công từ Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp:

    Ông Wang Jiangping bị khuyết tật và không đan nhanh như những người khác. Đã gần 2 giờ sáng và tù nhân Phòng Sáu làm việc từ buổi bình minh đến giờ. Họ phải làm đúng hạn. Các bạn đồng tu Pháp Luân Công của ông ngủ gật và bị bảo vệ đâm bằng kéo đánh thức. Ông Wang bị kiệt sức. Các lính gác ném gạch vào ngực ông. Trại lao động Changji phải hoàn thành địch mức của công ty Thiên Sơn Wooltex về áo len Kashmir, nếu không bảo vệ sẽ không nhận được tiền thưởng. Trại "cải tạo lao động" Trung Quốc đã được tư nhân hóa. Họ là các doanh nghiệp nhỏ ký hợp đồng với các công ty lớn và xuất khẩu các sản phẩm ra các trung tâm mua sắm ở nước ngoài.

    Đó là một nơi mà kẻ tra tấn làm giàu, và nơi học viên Pháp Luân lao động như nô lệ để trả tiền cho việc mua dùi cui điện nhằm chích điện họ nếu họ làm chậm. Đây là nơi mà sự đàn áp đem lại lợi nhuận. Đây là nơi mà giấc ngủ và thực phẩm luôn thiếu thốn, còn rác rưởi, mùi hôi thối, đánh đập, nóng, lạnh, và mùi độc hại là thứ thừa thãi hàng ngày. Những nơi này là nơi các sản phẩm xuất khẩu được thực hiện bởi lao động nô lệ của tù nhân lương tâm: bác sĩ, giáo viên và học sinh bị bắt cóc từ nhà của họ vì tội tập Pháp Luân Công.

    Ghi chú

    [43] Tên một tổ chức truyền thông do tư nhân và nhà nước cùng tài trợ hoạt động với các thành viên không vì mục đích lợi nhuận, phục vụ hơn 800 đài phát thanh công ở Hoa Kỳ.

    [44] Catch-22 là tiểu thuyết xuất bản năm 1961 của Joseph Heller về cuộc thế chiến thứ hai. Điều luật Catch-22 quy định chỉ có những người tâm thần mới bay những phi vụ nguy hiểm. Vì thế những ai sợ không dám bay là người tỉnh táo, mà tỉnh táo thì không được từ chối nhiệm vụ. Tên tiểu thuyết đã trở thành thành ngữ để chỉ tình huống luẩn quẩn, tiến thoái lưỡng nan. ND

    [45] Charles John Huffam Dickens (1812 – 1870), nhà văn Anh tiêu biểu của thời kỳ Victoria, mô tả nỗi vất vả của giai cấp công nhân Anh thời kỳ đó. ND

    (còn tiếp)

  8. #17
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .

    Phần V
    Hướng dẫn để sống sót và kêu gọi hành động

    CHƯƠNG 15
    Chết bởi kẻ ủng hộ Trung Quốc: Fareed Zakaria biến đi
    [SUP]
    Sự tăng trưởng của Trung Quốc mang lại lợi ích rõ ràng và đầy ngạc nhiên cho thế giới và đặc biệt cho nước Mỹ.
    - Fareed Zakaria

    Này Fareed, ông có muốn một chút mù tạc cho lời ngoa dụ đó không? Và sau khi ông kết thúc sự vồn vã với Trung Quốc, làm ơn hãy trả lời câu hỏi này:

    Làm sao mà một nhà báo, giám đốc điều hành, người tiêu dùng, nhà chính trị, nhà phê bình hay học giả người Mỹ nào đó có thể bảo vệ một chế độ toàn trị chuyên bán sản phẩm độc hại gây thương tật và chết người, tấn công máy tính của chúng ta để ăp cắp tài sản trí tuệ, tiến hành các cuộc tấn công kiểu con buôn vào nền kinh tế chúng ta để ăp cắp công ăn việc làm, sử dụng trái Đất như cái gạt tàn thuốc lá khổng lồ, đối xử với công nhân của chính họ như là một lũ nô lệ, và đang tiến hành vũ trang tận răng để có thể đánh chìm hạm đội của chúng ta, bắn hạ các vệ tinh của chúng ta để họ thỏa sức điều hành thế giới?

    Đó là một câu hỏi rất hay. Và không hề có một câu trả lời thuyết phục nào cả. Dù vậy hàng ngày trên khắp nước Mỹ vẫn có một số lượng lớn đến mức đáng kinh ngạc bọn Ủng hộ, bọn Nhân nhượng, những kẻ như Fareed Zakaria, James Fallows, Tom Friedman, và Fred Hiatt đến Nicholas Kristof, David Leonhardt và Joseph Stiglitz, bảo vệ kịch liệt cho Trung Quốc chống lại những người muốn gây sức ép thực hiện những cải cách đáng lẽ phải làm từ lâu rồi.

    Thực tế, sự tồn tại của Liên minh Ủng hộ Trung Quốc không chính thức này trong biên giới nước Mỹ có một ngụ ý quan trọng về mặt chính trị: chúng ta với tư cách là một quốc gia không thể đương đầu một cách hiệu quả với chính phủ Trung Quốc khi nào chúng ta chưa xác định rõ những kẻ biện hộ này và sau đó bác bỏ những luận điểm vốn là thành trì to lớn nhưng không tưởng kiểu tháp Babel[46] chống lại sự thay đổi có ý nghĩa trong quan hệ Mỹ - Trung này.

    Đó là mục đích chính của chương này, và để bắt đầu, đây là danh sách của sáu thành viên chính trong Liên minh Ủng hộ Trung Quốc. Họ bao gồm những nhóm sau, theo thứ tự ngẫu nhiên:

    • Những người theo phái tự do hy vọng “Dân Chủ hóa và thuần hóa con Rồng Trung Quốc”

    • Những người theo phái bảo thủ “Mặc kệ những đợt tấn công của bọn con buôn, cứ hướng đến tự do thương mại bằng mọi giá”

    • Những người uốn nắn dư luận có lợi cho các ngân hàng phố Wall

    • Những kẻ nhân nhượng trong giới chóp bu của Washington

    • Những bậc thầy toàn cầu hóa “Thế giới phẳng”

    • Những tổ tư duy cố thỏa mãn gấu Trúc.

    Những người theo phái tự do hy vọng “Dân chủ hóa và thuần hóa con Rồng Trung Quốc”

    Tổng thống Clinton sẽ khép lại hàng năm dài tranh luận về chính trị và kinh tế vào ngày thứ Ba và đánh dấu một thành tựu lớn của chính quyền thời ông ta bằng việc ký thông qua bình thường hóa thương mại với Trung Quốc… Bước đi này được thiết kế nhằm mở cửa thị trường Trung Quốc rộng lớn cho doanh nghiệp Mỹ và mở đường cho Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới… Tổng thống Clinton lập luận rằng đưa Trung Quốc gia nhập vào cơ chế thương mại toàn cầu sẽ giúp Trung Quốc trở thành một thành viên đáng tin cậy và có trách nhiệm hơn trong cộng đồng quốc tế.
    - CNN

    Kết lọc bản chất của nó, lập luận của những người theo phái tự do “Dân chủ hóa Rồng” cho việc ủng hộ sự nổi lên của Trung Quốc là: chúng ta phải "đưa Rồng Trung Quốc vào cuộc chơi" để thuần hóa nó.

    Trong cách nhìn này, tất cả những gì mà một Trung Quốc toàn trị thật sự cần để trở thành một Trung Quốc dân chủ là thời gian và một liều thuốc nặng ký của kinh tế thịnh vượng. Bằng việc trở nên giàu có hơn, lập luận tiếp tục, “họ” sẽ trở thành như “chúng ta”, có nghĩa là một nền dân chủ dân sự tôn trọng tự do ngôn luận, quyền con người, sở hữu trí tuệ, luật lệ của tự do thương mại và tính thiêng liêng của hòm phiếu nghị viện.

    Chính lập luận sai lầm này là gốc rễ của những vấn đề kinh tế hiện nay của Mỹ với Trung Quốc. Đó là vì chính quyền Clinton lợi dụng nó triệt để trong những năm cuối thập niên 1990 để hỗ trợ cho chính sách “đưa Trung Quốc vào cuộc chơi” và gây áp lực cần thiết lên các nhà lập pháp Quốc hội để đưa Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại Thế giới trong năm 2000.

    Tất nhiên, kết quả lịch sử chứng minh đây là một vết nhám cho Tổng thống Clinton. Trong thập niên qua, Mỹ đã chỉ nhận được kết quả ngược lại lời hứa hẹn từ chính sách “đưa Trung Quốc vào cuộc chơi” của chính quyền ông ta.

    Thật ra, nền kinh tế Trung Quốc càng tạo ra nhiều của cải cho tầng lớp trung lưu đang lớn lên của nó, càng nhiều người dân Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận ý tưởng rằng chủ nghĩa toàn trị vừa là cần thiết vừa là mong ước để giữ cho điều thần kỳ này được tiếp tục. Giáo sư Ming Xia đã mô tả nhóm tự do Mỹ đã hoàn toàn hiểu sai suy nghĩ của nhóm tân bảo thủ châu Á:

    Ở phương Tây, những nhà dân chủ tự do thường mong đợi rằng nền kinh tế thị trường mới nổi sẽ tạo ra một tầng lớp trung lưu đủ lớn, những người sẽ trở thành xương sống của xã hội dân sự và là động lực cho quá trình dân chủ. Nhưng nhiều chuyên gia châu Á đã phát hiện rằng điều này không đúng ở Đông Á: dưới chủ nghĩa tư bản định hướng nhà nước ở Đông Á, tầng lớp trung lưu thường phụ thuộc nhà nước cho việc làm (chuyên viên và công chức nhà nước) và tài nguyên (doanh nhân) và vì vậy không chủ động trong việc chống lại nhà nước. Đây cũng là trường hợp xảy ra ở Trung Quốc. Không hề ngạc nhiên, tầng lớp trung lưu đã đứng bên cạnh chủ nghĩa tân bảo thủ ở Trung Quốc từ những năm 1990.

    Một cách dễ hiểu hơn, có quá nhiều người Trung Quốc dường như sẵn sàng tử bỏ các quyền tự do ngôn luận và quyền con người để đổi lấy quyền và tiền cần thiết để mua xe BMW và bánh Big Mac
    [47]. Đó là lý do tại sao giáo sư đại học Harvard Samuel Huntington cảnh báo những người theo trường phái tự do giữa thập niên 1990 không nên tin hoàn toàn vào khái niệm đưa Trung Quốc vào cuộc chơi. Cảnh báo của Huntington được trích dẫn trong tờ Taiwan Review:

    Bản chất của nền văn minh phương Tây là Magna Carta
    [48], chứ không phải Magna Mac. Thật ra, người Trung Quốc có thể ăn bánh Big Mac hay thậm chí lái xe hơi, nhưng vẫn không quan tâm đến việc đưa dân chủ vào trong nền chính trị của họ, đặc biệt khi họ phát triển mạnh dưới sự lèo lái của chính phủ, chủ nghĩa tư bản toàn trị.

    Khi suy nghĩ về vấn đề này, chúng tôi muốn làm thật rõ một vấn đề: Không có cái gọi là “tính Trung Quốc” cố hữu hợp với chủ nghĩa toàn trị và không có gì ngăn cản người Trung Quốc hưởng sự thịnh vượng trong một xã hội tự do. Thật sự, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore và Hoa kiều khắp thế giới đã chứng minh điều này nhiều lần.

    Thật ra, sự thành công của người Trung Quốc trong các hệ thống khác dân chủ hơn là kết quả của lòng tự tôn, đạo lý làm việc chăm chỉ, và tinh thần trọng học. Tuy vậy, thật buồn là bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng Sản đã thuyết phục một cách dối trá một bộ phận quan trọng người Trung Quốc và nhiều người trên thế giới rằng "sự lãnh đạo sáng suốt" của đảng Cộng Sản đã tạo ra sự giàu có cho Trung Quốc.

    Vì vậy lần tới khi bạn nghe những người tự do khăng khăng rằng chúng ta phải đưa Rồng Trung Quốc vào cuộc chơi và thuần hóa nó, hãy nhắc nhở họ rằng khái niệm vào cuộc chơi chỉ đúng nếu Trung Quốc sẵn sàng chơi theo luật phương Tây – không phải tạo ra một luật của riêng nó.

    Những người theo phái bảo thủ “Mặc kệ những đợt tấn công của bọn con buôn, cứ hướng đến tự do thương mại bằng mọi giá”

    Như thể nền kinh tế thế giới chưa đủ yếu ớt, các chính trị gia ở Mỹ và Trung Quốc dường như dự tính tiến hành một cuộc chiến tranh tiền tệ kiểu cũ. Trong vấn đề này Mỹ sai nhiều hơn Trung Quốc, và điều quan trọng là tìm hiểu lý do tại sao, để hai quốc gia này đừng đưa thế giới quay về thời kỳ đen tối của chủ nghĩa bảo hộ tiền tệ theo kiểu lợi mình hại người.
    - The Wall Street Journal

    Sợ là ai đó nghĩ chúng tôi đang phê phán quá nhiều cánh Tả, thử đoán xem? Ít ra có một bộ phận trong cánh Hữu ở Mỹ đáng bị phê bình tương tự.

    Dấu hiệu nhận biết của những người theo phái bảo thủ “Mặc kệ những đợt tấn công của bọn con buôn, cứ hướng đến tự do thương mại bằng mọi giá” là một niềm tin mù quáng vào nguyên lý của tự do thương mại bất kể các chính sách con buôn và bảo hộ mà đối tác thương mại của Mỹ áp dụng. Tuy nhiên, như chúng ta đã học được một cách đau đớn trong Chương 4 “Cái chết cho nền tảng sản xuất Mỹ”, thương mại tự do chỉ mang lại lợi ích cho cả hai nếu cả hai chơi theo luật. Ngược lại, và trường hợp điển hình là quan hệ thương mại bất cân xứng Mỹ - Trung, một quốc gia sẽ thu được thành quả do sự mất mát thu nhập, việc làm, nền tảng sản xuất và sự thịnh vượng của quốc gia còn lại.

    Có lẽ điều rắc rối nhất về những người bảo thủ “Hướng đến tự do thương mại bằng mọi giá” là gần như không thể tranh luận với họ. Những kẻ ảo tưởng luôn tự cho mình đúng này không chỉ bỏ qua gần như bất kỳ vi phạm luật lệ tự do thương mại nào của Trung Quốc trong khi nhấn mạnh rằng Mỹ cần tiếp tục tuân thủ những luật lệ này. Thật ra, không có chỗ nào trong não trạng lý tưởng này có sự linh hoạt trí óc để phân biệt, ví dụ, giữa các loại thuế bảo hộ xấu và các hạn ngạch được thiết kế để đóng cửa thị trường trước mũi người nước ngoài, với các biện pháp tự vệ chính đáng như các sắc thuế trừng phạt những trợ cấp trái luật của chính phủ Trung Quốc.

    Vậy thì chính xác ai là người mà chúng ta đang nói đến ở đây? Một điểm khởi đầu có ích là những trang xã luận của tờThe Wall Street Journal. Bởi vì như đoạn trích dẫn mở đầu của mục này minh họa, bất cứ khi nào chủ đề cải cách thương mại xuất hiện, tờ The Wall Street Journal và cả đàn tay bút xã luận và bình luận của báo hăng hái tiến hành công kích với các cách thức tuyên truyền đã từng chứng tỏ hiệu quả.

    Cách thức này luôn bắt đầu với việc quy kết bất cứ hành động phòng vệ nào chống lại

    Trung Quốc là “chủ nghĩa bảo hộ”. Sau một đoạn đầy cảm động, tờ The Wall Street Journal tiếp tục với một cảnh báo kinh khủng về cuộc chiến thương mại sắp xảy đến nếu Mỹ cố gắng bảo vệ bản thân nó khỏi những kẻ săn mồi Trung Quốc.

    Tất nhiên, nếu cải cách thật sự là một khả năng, tờ The Wall Street Journal sẽ hết sức cố gắng dọa chúng ta bằng việc nhắc đến vai trò của sắc thuế Smoot-Hawley trong việc gây ra cuộc Đại Khủng hoảng. Điều này không khác gì một đống phân bò, nhưng nó là sự tuyên truyền hiệu nghiệm một cách không thể chối bỏ đã phục vụ rất tốt chương trình nghị sự “Hướng đến tự do thương mại bằng mọi giá” trong những năm qua của tờ báo này.

    Tờ The Wall Street Journal không lẻ loi trong số các thành viên tinh anh của giới báo chí tài chính trong việc đánh mạnh vào những người muốn cải cách quan hệ với Trung Quốc. Thật đáng tiếc, hai tay chơi toàn cầu lớn khác – nhật báo Financial Times và tuần báo tạp chí Economist – bị ảnh hưởng bởi thiên hướng tư tưởng tương tự để bỏ qua các hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc với nỗi sợ hãi rằng công kích những hành vi như vậy sẽ làm thiệt hại cơ chế thương mại tự do toàn cầu.

    Chúng ta cũng sẽ bị bỏ lỡ lần nữa nếu chúng ta không thêm vào trong tập đoàn những người ủng hộ này nhiều học giả và thành viên của một vài nhóm tư duy bảo thủ của đất nước. Ví dụ, Dan Griswold ở Viện Cato và Ed Feulner của Tổ chức Heritage có thể được nghe thấy nhiều lần khi chơi giai điệu tự do thương mại này. Và Greg Mankiw của Harvard và Ronald McKinnon của Standford cũng được liệt kê vào những người nêu cao lá cờ tự do thương mại ngay khi thấy dấu hiệu đầu tiên của những đạo luật Quốc hội về chủ đề như cải cách tiền tệ.

    Tuy nhiên, những gì mà tất cả những tư tưởng dễ vỡ này dường như không nhận ra là:

    Trung Quốc đang làm hại nhiều hơn rất nhiều cho thương mại tự do trong triển vọng toàn cầu dài hạn hơn bất cứ một biện pháp tự vệ nào chống lại chủ nghĩa con buôn và bảo hộ Trung Quốc có thể gây ra.

    Những người uốn nắn dư luận có lợi cho các ngân hàng phố Wall

    Tổng những nguồn lực của Goldman Sachs, GSGH và công ty Chứng khoán Gao Hua là nhóm lớn nhất trong số các ngân hàng đầu tư quốc tế tại Trung Quốc.
    - Goldman Sachs website

    Trong khi chúng ta không đặt dấu hỏi cho cả tính chính trực lẫn động cơ của những người theo thái tự do “Dân chủ hóa và thuần hóa con Rồng Trung Quốc” hay những người theo phái bảo thủ “Hướng đến thương mại tự do bằng mọi giá” – họ ôm chặt một cách rất nhiệt thành lập trường của họ dựa trên một cam kết lý tưởng – tuy nhiên sự đánh giá nhân đạo này không thể trao cho thành phần thứ ba trong Liên minh Ủng hộ Trung Quốc. Những người uốn nắn dư luận có lợi cho các ngân hàng phố Wall đại diện cho tất cả các ngân hàng lớn đa dạng và các công ty dịch vụ tài chính đã đầu tư lớn vào Trung Quốc và hiện đang nhanh tay kiếm tiền – thường là với phần thiệt hại cho nước Mỹ. Dĩ nhiên, chiến lược chính của nhóm này là sử dụng các lập luận được công chúng yêu thích để làm tăng lợi ích tài chính của bản thân họ.

    Hơi gây tranh cãi một chút, những kẻ phạm tội tệ nhất trong nhóm này là các ông khổ lồ tài chính như Goldman Sachs và Morgan Stanley. Họ đã thiết lập một số chi nhánh thuộc loại lớn nhất của Mỹ tại Trung Quốc, thường có mối quan hệ khăng khít với các quan chức Trung Quốc, và muốn bảo đảm rằng không có gì có thể làm chao đảo con thuyền vàng của họ.

    Theo hướng này, họ đã thuê hai trong số những tay súng đánh thuê có thành tích cao nhất trong cuộc tranh luận về Trung Quốc – Jim O’Neil, chủ tịch bộ phận quản lý tài sản của Goldman Sachs, và Stephen Roach, cựu chủ tịch của Morgan Stanley châu Á. Cũng như các biên tập viên của tờ The Wall Street Journal, mỗi người trong bọn họ nhanh chóng quy kết cho bất cứ ai tìm kiếm cải cách với Trung Quốc là “Kẻ bảo hộ” hay là “Kẻ vùi dập Trung Quốc” – và cả hai tận hưởng sự nổi tiếng như những ngôi sao nhạc rock trên báo chí nhà nước Trung Quốc. Nhưng những điều làm hai tay súng nặng ký này nổi bật giữa đám đông là sự sử dụng tài tình của họ về các lập luận kinh tế và xuyên tạc những con số thống kê.

    Hãy xem Jim O’Neil như một ví dụ. Trong thời gian trước khi một quyết định cực kỳ quan trọng của Bộ Tài chính Mỹ về vấn đề Trung Quốc thao túng tiền tệ, tờFinancial Times đã trao cho O’Neil một cột báo để đưa ra một luận điệu lạ lùng là “đồng nhân dân tệ rất gần với giá trị thực của nó”. Đúng vậy, Jim. Và Mao Trạch Đông đã là một nhà tư bản.

    Thế còn đoạn trích loan truyền nỗi sợ hãi từ tờ China Dailyở Bắc Kinh, tờ báo đã nhanh hơn bao giờ hết dành cho Stephen Roach một chút mực dính máu:

    Chủ tịch Morgan Stanley châu Á Stephen Roach nói vào hôm thứ Sáu rằng sẽ thật mỉa mai cho Mỹ khi quy kết tiền tệ của Trung Quốc cho tỉ lệ thất nghiệp cao và thâm hụt thương mại, và những trừng phạt thương mại chống Trung Quốc sẽ đưa đến một kết quả tai hại cho Mỹ…. Thâm hụt thương mại song phương Mỹ - Trung hầu như không phải do đồng nhân dân tệ gây ra. Nó phản ảnh một sự thật rằng Mỹ không biết tiết kiệm và những quốc gia không tiết kiệm phải nhập khẩu thặng dư tiết kiệm nước ngoài.

    Giỏi thật! Chỉ trong một đoạn văn, Roach đã chuyển toàn bộ quy kết lỗi lên nước Mỹ cho vấn đề thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc, sử dụng lan truyền hoang mang sợ hãi để làm tăng nỗi ám ảnh của “kết quả tai hại” được định nghĩa mơ hồ, và tuyệt đỉnh của sự mơ hồ, xác nhận rằng đồng nhân dân tệ định giá thấp của Trung Quốc không thực sự là một yếu tố.

    Roach cũng chẳng tinh tế gì. Phản ứng với một phê bình gay gắt của một người đạt giải Nobel về vấn đề đồng nhân dân tệ bị định giá thấp, Roach quát tháo: “Tôi nghĩ chúng ta nên dùng gậy bóng chày đập cho Paul Krugman một trận”.

    Tất nhiên, khi chúng ta đọc những điều như thế này, chúng ta luôn tự hỏi tại sao Trung Quốc không sẵn lòng định giá đồng tiền của nó một cách công bằng nếu, như Roach xác nhận, nó không thật sự là một lực đẩy lớn cho nền kinh tế của Trung Quốc. Về lời cáo buộc “Mỹ không tiết kiệm”, Roach từ chối ghi nhận vai trò quan trọng mà quá trình thao túng đồng nhân dân tệ gây nên trong việc nén một cách nhân tạo lãi suất của Mỹ và do đó giảm tỉ lệ tiết kiệm của nước Mỹ.

    Điều có lẽ chán ngấy nhất về sở thích của O’Neil và Roach là sự sẵn lòng của họ trong việc xào nấu số liệu thống kê cho đến khi chúng bộc lộ ra điều gì đó mà họ muốn. Hãy xem lời xác nhận mà Roach đưa ra trong một cuộc phỏng vấn trênBarron’s:

    Năm ngoái, Mỹ chịu thâm hụt thương mại với 90 quốc gia. Trung Quốc là lớn nhất, nhưng có 89 quốc gia khác cộng lại nhiều hơn số thâm hụt thương mại của chúng ta với Trung Quốc.

    Ồ, thật vậy sao ngài Roach. Thật sự, Trung Quốc một mình nó đóng góp 45% trong tổng số thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ, để 89 quốc gia khác của Roach chia nhau phần 55% còn lại với trung bình ít hơn 1% cho mỗi quốc gia.

    Càng tệ hơn nữa, Trung Quốc đóng góp đến 75% trong tổng số thâm hụt thương mại hàng hóa khi loại bỏ nhập khẩu xăng dầu khỏi tính toán cán cân thương mại. Chưa đủ với vai trò “Lee Atwater”
    [49] của con Rồng kinh tế, Roach còn thành công với việc cáo buộc các quốc gia khác chịu trách nhiệm "nhiều hơn" cho vấn đề thâm hụt thương mại của Mỹ khi chẳng có tí sự thật nào.

    Dĩ nhiên, nhìn rộng hơn là khi bạn thấy những người ủng hộ từ Wall Street như O’Neil và Roach lập luận chống lại những cải cách đầy ý nghĩa với Trung Quốc, hãy nhớ lại rằng họ làm việc cho ai và nồi cơm của họ đến từ đâu.

    Những kẻ nhân nhượng trong giới chóp bu của Washington

    Tôi tin rằng đó là hòa bình trong thời đại chúng ta.
    - Neville Chamberlain

    Tôi tuyệt đối tin rằng sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc là tốt cho thế giới, và cũng tốt cho Mỹ.
    - Barack Obama

    Trong thập niên qua, Trung Quốc áp đặt được lối chơi của nó lên nền kinh tế Mỹ mà có vẻ như không phụ thuộc đến việc ai đang ngồi ở Nhà Trắng, đang vận hành Bộ Tài chính, hay chiếm đa số tại đồi Capitol. Bất chấp đảng chính trị nào chiếm được quyền lực, sự đồng thuận trong giới chóp bu ở Washington luôn là nhân nhượng thay vì đối đầu với con Rồng Trung Quốc.

    Với Tổng thống George Bush, vấn đề chủ yếu thuộc về hệ tư tưởng – là một nhà thươ mại tự do, ông ta đã không thể thấy thiệt hại gây ra cho nền tảng sản xuất Mỹ bởi một Trung Quốc mang tư tưởng con buôn và bảo hộ. Thêm vào sự xao lãng này của Bush là cuộc chiến ở Iraq, cuộc chiến chống khủng bố, và sự ám ảnh của ông ta với trục ma quỷ, và chúng ta đã bị tổn thương với tám năm của chính sách “không thấy tai họa Trung Quốc” từ người đàn ông quyền lực nhất hành tinh.

    Và lúc này chúng tôi phải thú nhận. Cả hai chúng tôi có hy vọng cao độ rằng một khi chúng ta có một sự thay đổi chính thể ở Washington trong cuộc bầu cử 2008, Mỹ sẽ nhanh chóng chuyển sang lộ trình của những cải cách có ý nghĩa với Trung Quốc. Tuy nhiên, với Tổng thống Barack Obama, cuối cùng quá rõ ràng rằng chúng ta đã đánh đổi một kẻ nhân nhượng trong giới chóp bu của Washington bằng một kẻ nhân nhượng khác.

    Thứ rắc rối nhất trong những điều này là Tổng thống Obama dường như hoàn toàn không đủ khả năng kết nối những điểm đang ngày càng rõ ràng giữa sự khốn khó của nền kinh tế Mỹ với vũ khí Hủy diệt việc làm của Trung Quốc. Có lẽ là bởi vì ông ta tin rằng ông ta cần tiếp tục vay mượn tiền của Trung Quốc để tài trợ cho gói kích thích tài khóa và thâm hụt ngân sách khổng lồ. Có lẽ vì ông ta tự bao vây mình bằng các thành viên nội các và cố vấn thân Trung Quốc như Jason Furman của Nhà Trắng, Bộ trưởng Thương mại Gary Locke, Giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia Jeffrey Bader, Lael Brainard của Bộ Tài Chính, và các quan chức James Steinbarg và Kurt Campbell của Bộ Ngoại giao.

    Đáng ngại nhất, có lẽ là Tổng thống Obama thật sự không hiểu những rắc rối của kinh tế vĩ mô toàn cầu và, như là một phiên bản hiện đại của cố Thủ tướng Anh Neville Chamberlain, “tuyệt đối tin” rằng “sự trỗi dậy” của Trung Quốc sẽ “hòa bình” và “tốt cho Mỹ”. Dù cách nào đi nữa, hai ông chủ gần đây của Nhà Trắng không đáp ứng thỏa mãn câu hỏi của chúng ta, những người sống ở Mỹ, về vấn đề Trung Quốc.

    Và với hai ngài tổng thống như vậy, không có gì ngạc nhiên khi chúng ta có những câu chuyện tương tự của hai Bộ trưởng Tài chính, Henry Paulson của Bush và Timothy Geithner của Obama. Dù đã có rất nhiều cơ hội - và những bằng chứng tràn ngập! – cả hai đã từ chối nhiều lần việc tiến hành một bước đi quan trọng nhất và trực tiếp nhất mà đất nước này có thể thực hiện trên con đường hướng đến cải cách thương mại có ý nghĩa với Trung Quốc, đó là quy cho Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ.

    Dĩ nhiên, không ai thật sự mong đợi Hank Paulson tháo ngòi quả bom tiền tệ của Trung Quốc. Sau hết, trước khi trở thành Bộ trưởng Tài chính, Paulson là một trong những tay đầu sỏ của Những kẻ uốn nắn dư luận có lợi cho các ngân hàng phố Wall. Thật ra, trên cương vị là chủ tịch và CEO của Goldman Sachs, Paulson đã thực hiện hơn 70 chuyến đi đến Trung Quốc. Mối liên kết Trung Quốc của Paulson đã giúp cho hãng của ông ta kiếm hàng trăm triệu đô-la; và không thể nào một tay gạo cội của Wall Street lại đi cắn cánh tay Bắc Kinh vốn đang nuôi sống cho các đồng chí Goldman Sachs quá tốt.

    Còn việc Timothy Geithner thay đổi một cách nhanh chóng sang thành một nhà ủng hộ Trung Quốc như thế nào còn hơn là một điều bí ẩn. Và này chàng trai, có phải chúng tôi đang hàm ý thay đổi nhanh. Trong một giây phút chớp nhoáng mọi thứ đều có thể thay đổi ở New York, Geithner đi từ một nhà ủng hộ cải cách Trung Quốc, hứa hẹn sẽ quy kết Trung Quốc là một nước thao túng tiền tệ trong suốt cuộc điều trần của ông ta, đến một người nhân nhượng Trung Quốc ngay khi ông ta ngồi vào văn phòng Bộ Tài chính.

    Những bậc thầy toàn cầu hóa “Thế giới phẳng”

    Cho đến giờ, mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc của Mỹ đã thành công và có lợi – và có lợi cho cả hai phía….

    Ca làm việc trong nhà máy [ở Trung Quốc] thường là 12 giờ, và thường với hai lần nghỉ ở giữa cho họ ăn (có trợ cấp hay miễn phí), sáu hay bảy ngày một tuần. Bất cứ khi nào có sự cố - nếu dây chuyền bị dừng lại vì lý do nào đó, nếu một công nhân có dư được chút thời gian sau giờ ăn – nhiều người gục đầu vào cái bàn trước mặt họ và thường rơi vào giấc ngủ ngay lập tức.

    - James Fallows, “China Makes, The World Takes,” (August 26, 2008)

    Làm thế nào mà một trí thức Mỹ như James Fallows lại có thể hòa hợp được phát biểu đầu tiên của ông ta với quan sát thứ hai của ông ta? Điều này cũng là một câu hỏi tốt; nhưng nếu những bậc thầy toàn cầu hóa của Mỹ giỏi một thứ gì đó, thì đó là khả năng nhét những mâu thuẫn xuống dưới tấm thảm của những câu chuyện cổ tích ở xứ sở thần tiên như sự phụ thuộc nặng nề của Trung Quốc vào các công xưởng mồ hôi bằng cách nào đó đang mang lại lợi ích cho nước Mỹ và những công nhân Mỹ.

    Những bậc thầy toàn cầu hóa là ai, họ là những người đàn ông (đôi lúc là phụ nữ) vốn viết nên những bài tụng ca đầy tính nghệ thuật và đăng lên những trang tạp chí và báo uy tín nhưAtlantic Monthly, The New York Times, và Time. Ngoài Fallows, họ còn có những cái tên như Tom Friedman, Nicholas Kristof, và vâng, Fareed Zakaria đã đề cập trước đây.

    Điểm chung của những Kẻ thổi sáo
    [50] ma quỷ của Thế giới Phẳng Tuyệt vọng là niềm tin đê tiện rằng các công nhân và công ty Mỹ tuyển dụng họ không còn khả năng cạnh tranh về mặt chi phí với các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc.

    Cái hội đồng của sự tuyệt vọng này vừa kỳ dị vừa phản thực tế bởi vì trong lịch sử, Mỹ luôn có khả năng cạnh tranh với các nước lương thấp bằng lợi thế năng suất vượt trội của nó. Với lợi thế đó, nó không quan tâm nếu những người công nhân ở Thâm Quyến hay Sài Gòn đang kiếm 50 xu một giờ và những người công nhân Mỹ đang kiếm gấp 30 lần nếu những người công nhân Mỹ được trang bị kỹ thuật công nghệ mới hơn và thiết bị sản xuất vượt trội có năng suất gấp 30 lần.

    Dĩ nhiên, vấn đề hiện nay của Mỹ với Trung Quốc là nó không phải cạnh tranh về lươ thấp. Như chúng ta đã thảo luận nhiều ở Chương 4, các công ty Mỹ và công nhân của họ phải vượt qua những trợ cấp xuất khẩu phi pháp của Trung Quốc, thao túng tiền tệ, và hàng loại vũ khí Hủy diệt việc làm khác. Không có một người Mỹ nào nên tỏ ý nghi ngờ với một chân lý kinh tế đã tồn tại rất lâu này:

    Cùng trên sân chơi bằng phẳng như nhau với Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào khác, các công ty Mỹ và công nhân của họ có thể cạnh tranh với bất cứ ai trên thế giới.

    Sự thật này chỉ ra rằng những cải cách thương mại và tiền tệ thật sự với một Trung Quốc chơi xấu là rất thiết yếu tại thời điểm chuyển tiếp này trong lịch sử của chúng ta. Mặc dù vậy, các bậc thầy toàn cầu hóa từ chối ghi nhận sự thật này và thay vào đó cứ khăng khăng rằng những người công nhân Mỹ không cần những công việc sản xuất chế tạo bởi vì những công việc này "tất yếu" chạy đến các nước như Trung Quốc.

    Lời phàn nàn của chúng ta với những bậc thầy toàn cầu hóa không chỉ ở mức rằng họ đã sai lầm khủng khiếp. Nó còn là việc họ sử dụng những vị trí đặc quyền và quyền lực của họ tại những vị trí cấp cao trong giới phóng viên xôi thịt để định hướng lệch lạc và trong một vài trường hợp nói dối trắng trợn công chúng Mỹ nhằm đề cao nghị trình toàn cầu hóa của họ. Lấy ví dụ hãy xem Fareed Zakaria huênh hoang chống lại cải cách tiền tệ với Trung Quốc từ vị trí đặc quyền của ông ta ở tạp chí Time:

    Vào ngày 29/9, Hạ viện đã thông qua một đạo luật sẽ trừng phạt Trung Quốc vì tội duy trì đồng tiền của họ dưới giá trị thật bằng việc đánh các sắc thuế vào hàng hóa Trung Quốc. Mọi người dường như đồng ý rằng đã đến lúc phải làm như vậy. Nhưng không phải. Đạo luật này hoàn toàn vô nghĩa và là một sự mị dân nguy hiểm nhất. Nó sẽ không giải quyết vấn đề mà nó đang tìm cách giải quyết. Đáng lo hơn, nó là một phần của tâm lý chống Trung Quốc đang tăng lên ở nước Mỹ và bỏ qua thách thức thật sự của giai đoạn phát triển tiếp theo của Trung Quốc.

    Thật sự, bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh đã không thể tung ra một mánh lới tài tình hơn. Bằng việc lập luận rằng đạo luật cải cách tiền tệ sẽ “trừng phạt Trung Quốc”. Đầu tiên Zakaria đã mô tả Trung Quốc như là một nạn nhân đáng thương bị “đánh” bởi các sắc thuế hơn là một kẻ con buôn săn mồi mà Mỹ phải tự vệ chống lại. Hãy trở về mặt đất Fareed: định giá đồng tiền của bạn thấp hơn 40% giá trị thật đơn giản chỉ để bòn rút các đối tác thương mại của bạn mới là vi phạm các luật lệ thương mại tự do.

    Zakaria kế tiếp còn quả quyết rằng đánh thuế trả đũa để bù đắp cho đồng tiền bị định giá thấp của Trung Quốc “sẽ không giải quyết được vấn đề mà nó đang tìm cách giải quyết”. Ồ thật không? Nếu vấn đề là đưa đồng tiền của Trung Quốc trở về giá trị thật, dĩ nhiên các biện pháp trừng phạt sẽ tốt, và những sắc thuế như vậy sẽ tạo ra thu nhập đang vô cùng cần thiết cho chính phủ Mỹ cho đến khi Trung Quốc từ bỏ hay chơi một cách công bằng.

    Cũng lưu ý rằng loại người "chó chê mèo lắm lông" như Zakaria đã khéo léo cố gắng quy kết cho bất kỳ ai hỗ trợ cải cách thương mại như là một người theo đuổi chủ nghĩa mị dân nguy hiểm. Thế sự huênh hoang của tay Zakaria thân Trung Quốc là mị gì nếu như bỏ đi sự quả quyết về cái gọi là vùi dập Trung Quốc và sự nổi lên của một “tâm lý chống Trung Quốc đang lên”.

    Đây thật sự là một kiểu tuyên truyền bậc thầy và Time Warner đã trả cho Zakiria khá hào phóng vì điều đó. Nhưng vấn đề lớn hơn với các “nhà học giả” như Zakaria là họ đơn giản không hề tiến hành một nghiên cứu thật sự nào để bênh vực cho những đánh giá thân Trung Quốc của họ.

    Ví dụ hãy xem những mô tả đặc điểm của Zakaria về những nguồn gốc được cho là lợi thế chi phí của Trung Quốc so với các nhà sản xuất Mỹ trong cùng bài báo tạp chí Time ở trên. Với Zakaria, vấn đề không chỉ là lương thấp. Nó còn là các yếu tố khác như “sự trọng thị với kinh doanh, các công đoàn dễ bảo, và một lực lượng lao động chăm chỉ”.

    Dĩ nhiên, có tất cả những thứ sai lầm nho nhỏ trong phân tích của Zakaria. Trong phạm trù “sự trọng thị với kinh doanh”, Zakaria chắc phải tin tưởng rằng tệ tham nhũng lan tràn ở Trung Quốc bằng cách nào đó giúp cải thiện môi trường kinh doanh. Về cụm từ “các công đoàn dễ bảo” của Zakaria, nó như việc thoa son cho lợn; các công đoàn lao động Trung Quốc chỉ tồn tại trên danh nghĩa và Thượng Đế (và một đội bác sĩ đi kèm) phải đến để giúp đỡ nhà tổ chức người lao động nào đó đang cố gắng thành lập một công đoàn biết tranh đấu thật sự với chủ lao động Trung Quốc. Và liên quan đến “lực lượng lao động chăm chỉ” của Trung Quốc, nếu ông muốn nói là người Mỹ không sẵn lòng làm việc 12 giờ một ngày, 6 ngày một tuần với giờ đi vệ sinh được luật hóa trong điều kiện công xưởng bóc lột tàn tệ, thì vâng Fareed, ông đã đưa chúng tôi đến tình trạng đó.

    Nhưng những điều này chỉ là những lý sự cùn nhỏ nhặt với phân tích của Zakaria về lợi thế chi phí sản xuất của Trung Quốc. Vấn đề lớn thật sự trong lập luận của ông ta là ông ta không hề đề cập đến những nguồn gốc thật của lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc. Tất nhiên những thứ này chính là những vũ khí Hủy việc làm như đã nói trước đây vốn gần như vi phạm mọi luật trong sách tự do thương mại. Một lần nữa như đã ghi trong Chương 4, chúng bao gồm các trợ cấp xuất khẩu đồ sộ trái luật của Trung Quốc, hành động thao túng tiền tệ của nó, việc ăn cắp bản quyền và làm hàng giả tràn lan, chính sách phi pháp trong việc bắt buộc chuyển giao công nghệ, và vân vân. Và trong cái vân vân đó, chúng ta đừng quên lợi thế chi phí của các nhà máy của Trung Quốc có được từ việc sử dụng các con sông, con suối và bầu khí quyển thế giới như là những địa điểm xả rác thải khổng lồ.

    Vậy thì tại sao Zakaria lựa chọn để cố tình bỏ sót những nguồn gốc quan trọng nhất của lợi thế cạnh tranh của con Rồng Trung Quốc ngoài lao động giá rẻ của nó? Thật sự chỉ có thể có hai khả năng.

    Khả năng thứ nhất là Zakaria hiểu sức mạnh của những vũ khí Hủy diệt việc làm này nhưng cố tình lựa chọn bỏ qua chúng. Nó đưa đến những vấn đề về sự chính trực.

    Khả năng thứ hai là Zakaria thật sự không hiểu tình trạng kinh tế của quan hệ thương mại Mỹ - Trung. Nó đưa đến những vấn đề về sự tín nhiệm – và khả năng thật sự mà nhà học giả rỗng tuếch hạng siêu gà này nên biến đi vào một ngày nào đó.

    Dĩ nhiên, tại lúc này đây bạn có thể nghĩ chúng tôi đang làm việc trích dẫn ác ý với Fareed Zakaria, nhưng chúng tôi làm vậy chỉ bởi vì chúng tôi tin rằng ông ta không chỉ là một trong số những người ảnh hưởng nhất của của cái gọi là những bậc thầy toàn cầu hóa mà còn là nhân vật vô trách nhiệm nhất của đám người đó. Để minh họa cho điểm cuối cùng này, sẽ hữu ích để đánh giá lập luận cuối cùng của những bậc thầy toàn cầu hóa mà Zakaria đã giúp làm cho trở nên phổ biến. Đây là lập luận của Zakaria với đầy đủ tinh thần của câu nói của Marie Antoinette “Hãy để Bombay ăn bánh mừng thắng lợi”
    [51]: Thậm chí nếu Trung Quốc sẵn sàng từ bỏ đường lối con buôn của họ, sự tăng lên về mặt chi phí của hàng xuất khẩu Trung Quốc sẽ không làm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ hay làm tăng số lượng việc làm sản xuất chế tạo ở Mỹ. Thay vì vậy, một sân chơi bằng phẳng như thế sẽ chỉ đơn thuần, theo lời của Zakaria, “giúp các nền kinh tế lương thấp như Việt Nam, Ấn Độ và Bangladesh, vốn làm ra các sản phẩm như của Trung Quốc”.

    Dĩ nhiên, dựa trên những phân tích kinh tế của bản thân chúng tôi, chúng tôi tin tưởng rằng Zakaria đã sai lầm chết người về điều này. Như chúng tôi đã nói, chúng tôi tin tưởng rằng các công ty và công nhân Mỹ có thể cạnh tranh với bất cứ ai trên thế giới trên một sân chơi công bằng, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất chế tạo nơi mà sự tự động hóa và tài khéo léo thường có vai trò át hẳn lao động chân tay.

    Nhưng hãy cứ giả sử Zakaria là thật sự đúng. Những điều ông ta đang nói là Mỹ không nên trừng phạt chủ nghĩa con buôn của Trung Quốc là bởi vì nó thật sự không giúp đỡ chúng ta. Nó chỉ giúp một số nước thế giới thứ ba khác mà không ai (hay ít ra là Fareed) quan tâm đến – những nơi trên thế giới đang chịu ảnh hưởng tồi tệ từ chính sách lợi mình hại người của Trung Quốc, như anh bạn láng giềng tốt của chúng ta Mexico và quê hương Ấn Độ của Zakaria. Ồ, Fareed, vậy thì lạnh lùng quá. Có phải ông đã quên đi nguồn gốc của ông và các khu nhà ổ chuột ở Bombay?

    Những tổ tư duy cố thỏa mãn gấu Trúc

    Những ai định xây dựng một Vạn Lý Trường Thành của Mỹ để đẩy lui ảnh hưởng của Trung Quốc có thể làm nguy hại đến hòa bình và thịnh vượng của thế giới trong dài hạn trong khi chỉ làm được một chút để cải thiện triển vọng cho việc thay đổi chính trị ở Trung Quốc.
    - Albert Keidel, Atlantic Council

    Là thành viên cuối cùng của Liên minh ủng hộ Trung Quốc, có rất nhiều tổ Tư duycố thỏa mãn gấu Trúc trong và ngoài Beltway
    [52] thường tự đưa mình vào các cuộc tranh luận về Trung Quốc. Chúng tôi không chắc chắn chính xác tại sao những tổ tư duy này lại quá thân Trung Quốc một cách dễ đoán vậy và chúng tôi không có ý muốn đặt vấn đề về tính chính trực của họ hay những động cơ của họ. Tuy nhiên, chúng tôi muốn chỉ ra những "đối tượng tình nghi thông thường" trong nhóm này, để trong trường hợp bạn gặp những luận điệu của họ trên phương tiện truyền thông, bạn có thể không đếm xỉa đến dữ liệu và ý kiến đó dựa trên nguồn gốc của chúng.

    Thế thì đây là một "danh sách thu gọn", không kể thứ tự, của các tổ tư duy và nhà phân tích mà chúng tôi đã tìm thấy sự ngu dốt trong cái sáng suốt và sâu sắc của những bài viết về Trung Quốc của họ.

    • Albert Keidel của Hội đồng Atlantic

    • Peter Bottelier và Doug Paal của Carnegie Endowment

    • Kenneth Lieberthal, Bob Rubin và John Thornton của (và bất cứ ai liên quan đến) Viện Brookings

    • Charles Freeman của (và bất cứ ai liên quan đến) Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế

    • Gần như bất cứ ai liên quan đến Hội đồng Quan hệ Quốc tế (Elizabeth Economy là một ngoại lệ đáng kể)

    • Ed Gresser của Viện Chính sách Tiến bộ.

    Lại một lần nữa, chúng tôi không mong muốn nghi ngờ động cơ của những nhà phân tích này hay viện của họ. Chúng tôi chỉ đơn giản nói là “Người đọc, hãy cẩn thận!”

    Tổng kết sách lược của Liên minh ung hộ Trung Quốc

    Để kết thúc chương này, thật hữu ích để tóm lược các điểm chính của “Liên minh Ủng hộ Trung Quốc”. Bất cứ khi nào bạn thấy một hoặc nhiều trong số những lập luận này trên các bài bình luận, xã luận, diễn thuyết, tranh luận truyền hình, hay báo cáo tổ tư duy, bạn có thể yên tâm chắc chắn rằng những kẻ đó sẽ chống lại những cải cách có ý nghĩa với Trung Quốc.

    Vì thế, đây là một vài trò lừa bịp phổ biến của các nhà ủng hộ Trung Quốc:

    Kiểu điều kiện tiên quyết – buộc tội bất cứ ai chỉ trích Trung Quốc là một “Kẻ vùi dập Trung Quốc”

    Kiểu Joe McCarthy – quy kết bất cứ ai ủng hộ cải cách thương mại là một “kẻ bảo hộ”.

    Kiểu chơi đùa trên nỗi sợ hãi của chúng ta – cảnh báo bất cứ nỗ lực nào nhằm bảo vệ Mỹ khỏi chủ nghĩa con buôn và bảo hộ Trung Quốc sẽ dẫn đến một “cuộc chiến thương mại”.

    Kiểu biến nó thành một tiểu thuyết rùng rợn Stephen King – nhắc đến vai trò của các sắc thuế Smoot – Hawley trong cuộc Đại Khủng hoảng để tạo ra sự ấn tượng rằng một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc sẽ tàn phá nền kinh tế toàn cầu.

    Kiểu tâm lý phản phản lực – cảnh báo rằng nếu bạn cố gắng gây áp lực lên bắt Bắc Kinh cam đoan cải cách chỉ đơn thuần mang đến kết quả ngược với mong đợi.

    Kiểu né tránh hết lần này đến lần khác – nhấn mạnh rằng “bây giờ” không phải là thời điểm để cam kết các cải cách – và lặp lại lập luận này từ năm này sang năm khác.

    Kiểu chơi bài “người nghèo” Walmart – cho rằng bất cứ sự tổn hại nào đến các cơ sở sản xuất chế tạo Mỹ sẽ được bù đắp nhiều hơn bằng lợi ích có được cho người tiêu dùng từ giá thấp hơn của hàng hóa Trung Quốc giá rẻ.

    Kiểu sử dụng trò chơi vỏ sò Stephen Roach – cho rằng vấn đề thâm hụt thương mại của chúng ta là một vấn đề “đa phương” với cả thế giới hơn là chủ yếu là vấn đề song phương với Trung Quốc.

    Kiểu tự phê bình – quy lỗi cho tỉ lệ tiết kiệm thấp của Mỹ trong vấn đề bất cân xứng thương mại Mỹ - Trung mà không phải là do các mưu đồ con buôn của Trung Quốc.

    Kiểu tôi có thể bán cho bạn cầu Brooklyn? – cho rằng đồng tiền của Trung Quốc không thật sự bị định giá thấp đến mức đó – hay không bị định giá thấp chút nào.

    Kiểu sử dụng bào chữa Marie Antoinette – Fareed Zakaria – cho rằng cải cách thương mại với Trung Quốc sẽ không giúp Mỹ mà chỉ chuyển thương mại đến các quốc gia chi phí thấp khác như Bangladesh và Việt Nam.

    Thế đấy, nếu bạn lừa chúng tôi một lần với những sự xuyên tạc này thì thật xấu hổ thay cho các nhà ủng hộ Trung Quốc. Nhưng nếu chúng ta bị lừa dối nhiều lần thì xấu hổ thay cho chúng ta.

    Ghi chú

    [46] Tháp Babel: Theo truyền thuyết, loài người đã từng nói chung một thứ tiếng và định xây tháp Babel cao hơn cả trời. Thượng đế hóa phép cho loài người nói ngôn ngữ khác nhau nên việc xây tháp thất bại. ND

    [47] Big Mac: Bánh mì nhân thịt băm hamburger, món chủ lực trong nhà hàng McDonald. ND

    [48] Magna Carta: Hiến pháp nước Anh năm 1225, đặt nền móng cho chế độ pháp quyền ngay trong chế độ quân chủ khi lần đầu tiên khẳng định vua cũng phải tuân theo luật pháp. Magna Mac: giống như Big Mac. ND

    [49] Harvey LeRoy "Lee" Atwater (1951 – 1991) chiến lược gia của đảng Cộng hòa, người chuyên tìm cách dìm các đối thủ tranh cử của đảng Dân chủ bằng các thủ đoạn bôi nhọ vào những thời điểm quyết định. ND.

    [50] Pied Pipers: những kẻ thổi sáo mặc quần áo nhiều màu trong truyện cổ tích, dùng tiếng sáo để dụ dỗ trẻ con và bắt cóc chúng. ND

    [51] Tác giả nhại theo câu nói của Marie Antoinette, hoàng hậu Pháp, vợ vua Lu-i XVI, khi được báo nhân dân không có lúa mì để ăn: Hãy để chúng ăn bánh. (Let them eat cake). ND

    [52]
    Ý nói đến hệ thống chính trị của Mỹ. ND.
    Last edited by khieman; 03-30-2016 at 08:36 PM.

  9. #18
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo)
    CHƯƠNG 16
    Sống với Trung Quốc:
    Làm thế nào để Tồn tại và Thịnh vượng trong thế kỷ của Rồng

    Một chiếc tàu dong buồm về hướng Đông,
    Và chiếc khác theo hướng Tây,
    Mặc kệ những cơn gió,
    Bởi chính các cánh buồm,
    Chứ không phải là cơn gió, Nói với chúng ta cách đi.
    -Ella Wheeler Wilcox, "Những cơn gió định mệnh"

    Lúc bắt đầu của cuốn sách này, chúng tôi đã cam kết sẽ cung cấp cho bạn cách tồn tại và kế hoạch hành động cụ thể. Bây giờ, lời hứa này sẽ được thực hiện thông qua việc đề cập đến các lựa chọn cá nhân, cũng như các quyết định của lãnh đạo doanh nghiệp, và chính sách hành động của chính phủ để bảo vệ bạn và gia đình của bạn khỏi các sản phẩm không an toàn của Trung Quốc; và đồng thời cũng đem lại những thay đổi mang tính xây dựng cần thiết để tạo dựng nên mối quan hệ với một Trung Quốc thịnh vượng chứ không phải là một Trung Quốc nguy hiểm.

    Chúng tôi tin rằng để tạo ra những thay đổi thực sự trong mối quan hệ Mỹ - Trung, chúng ta có thể bắt đầu từ những điều cơ bản. Đó là lý do mục tiêu chính của chúng tôi là thông báo rộng rãi cho công dân toàn thế giới về các mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra cho tất cả chúng ta. Chúng tôi tràn đầy hy vọng rằng một khi công chúng hoàn toàn hiểu được quy mô toàn cầu của "vấn đề Trung Quốc,", thì đây chính là thời điểm cho một thay đổi chính trị trong hòa bình mà chúng ta cần tạo ra về cải tổ chính trị mang tính xây dựng ở Washington - cũng như ở Berlin, Tokyo, Sao Paulo, và các thủ đô khác trên thế giới.

    Trước khi chúng tôi liệt kê các lựa chọn cá nhân, các quyết định của lãnh đạo doanh nghiệp, và cải cách chính trị, chúng tôi xin trích dẫn vài lời sáng suốt từ một số nhà tư tưởng khôn ngoan nhất thế giới. Với tất cả các nhà hoạch định chính sách đang đọc cuốn sách này, chúng tôi xin lặp lại lời khuyên của Betty Williams về việc không hành động: "Hãy ngưng ngay những lời sáo rỗng từ cuộc họp này, hãy hành động”. Với những người nghĩ rằng chúng ta quá cứng rắn với Trung Quốc, hoặc những người thấy có thể niềm lạc quan của họ về một một Trung Quốc "dân chủ hóa" lớn hơn các bằng chứng xác thực của bản chất độc tài toàn trị của nó, xin vui lòng ghi nhớ các chuẩn mực đạo đức từ Albert Camus làm lời dẫn cuốn sách này:

    "Công việc của người biết suy nghĩ là không đứng cùng phía với đao phủ”.

    Cuối cùng, với bất kỳ công dân Mỹ nào cảm thấy quá nhỏ bé và bất lực để chống lại, xin vui lòng ghi tạc từ những lời này của William James:

    "Cứ hành động như thể những gì bạn làm sẽ tạo ra sự khác biệt. Thực tế sẽ vậy".

    Và mỗi ngày, hãy cố gắng làm theo phương châm của Theodore Roosevelt:

    "Hãy làm những gì bạn có thể, với những gì bạn có, dù bạn ở bất cứ nơi đâu".

    Tránh bị giết bởi hàng hóa rác rưởi và độc hại từ Trung Quốc

    Chúng ta đi đến cửa hàng bán lẻ lớn như Costco, Target, Walmart hay một cửa hàng bán lẻ thuốc như Walgreens, CVS hoặc một cửa hàng tạp hóa như Kroger hoặc Safeway, và hầu như không thể mua sản phẩm nào ngoài hàng Trung Quốc. Điều này không chỉ gây bực bội, mà nó khiến chúng ta phát điên. Như chúng tôi đã minh họa, quá nhiều hàng rác rưởi và độc hại của Trung Quốc đang được nhồi nhét khắp các kệ bán lẻ của nước Mỹ. Dưới đây là một số bước cụ thể mà tất cả chúng ta có thể làm để bảo vệ chính mình.

    # 1: Đầu tiên, hãy thay đổi thái độ của chúng ta - "giá rẻ" không phải lúc nào cũng rẻ nhất

    Chúng ta không thể thay đổi hành vi mua hàng của mình cho đến khi chúng ta biết được nguyên tắc rằng sản phẩm tưởng như "giá rẻ" của Trung Quốc thực sự là không rẻ. Bên cạnh giá tiền bạn phải trả trên bảng giá, bạn cũng đối mặt với các yếu tố gây nguy cơ thương tích hoặc tử vong, tăng nguy cơ mất việc làm của bạn hoặc người quen bởi việc kinh doanh không công bằng trong chuỗi cung cấp hàng hóa Trung Quốc, và chi phí quản lý và thuế má khác mà sản phẩm của Trung Quốc không tính đến. Vì vậy, nếu đó là sản phẩm "Made in China", hãy dứt khoát đặt nó xuống, trừ khi bạn thực sự cần nó và không thể tìm thấy một sản phẩm thay thế hợp lý.

    # 2: Tìm nhãn hàng - sau đó đọc nó một cách cẩn thận!

    Chúng ta cũng không thể không mua các sản phẩm Trung Quốc trừ khi chúng ta biết đấy là hàng Trung Quốc. Vì vậy, tất cả chúng ta cần phải cẩn thận đọc nhãn sản phẩm. Thật không may, trong khi Hải quan Hoa Kỳ quy định phải ghi rõ mục "Xuất xứ hàng hóa" trên tất cả các sản phẩm, việc tìm kiếm dòng chữ "Made in China" trên một sản phẩm được ví giống như chơi trò "Waldo ở đâu?" Và đôi khi thậm chí đòi hỏi phải có một kính lúp. (Chúng tôi không đùa đâu). Đó là lý do tại sao các quy định về nhãn hàng yêu cầu thông tin phải được tiêu chuẩn hóa, dễ tìm, và dễ đọc, tương tự như việc nhãn hàng thể hiện thông tin dinh dưỡng hữu ích về các sản phẩm thực phẩm của nước ta. Tuy nhiên, sự lừa gạt về nhãn hàng không phải là vấn đề duy nhất chúng ta phải đối mặt trong việc cố gắng dứt bỏ các sản phẩm Trung Quốc. Chính việc này dẫn đến hành động tiếp theo của chúng ta.

    # 3: Thắt chặt lỗ hổng trên mạng về mục "Xuất xứ hàng hóa" ghi trên nhãn

    Trong môi trường bán lẻ truyền thống, mục "Xuất xứ hàng hóa" trên nhãn giúp người tiêu dùng khôn ngoan trong việc lựa chọn hàng hóa. Tuy nhiên, khi càng nhiều người tiêu dùng chuyển sang mua hàng trên mạng, thì việc mất đi khả năng lựa chọn càng cao và, chuyển sang gia tăng lợi ích của các nhà sản xuất vô đạo đức của Trung Quốc. Để hiểu được vấn đề, bạn chỉ cần vào trang web của Amazon. Đối với bất kỳ mặt hàng nào, bạn cũng có thể nhìn thấy mọi thông tin sản phẩm trừ nơi sản xuất. Đây rõ ràng là một lỗ hổng cần phải được thắt chặt. Luật Liên bang nên yêu cầu tất cả các nhà bán lẻ trực tuyến phải hiển thị rõ ràng mục nước sản xuất trên nhãn của tất cả các sản phẩm.

    # 4: Yêu cầu ghi rõ "Xuất xứ hàng hóa" trên nhãn hàng

    Như chúng ta biết, một số sản phẩm không hoàn toàn "Sản xuất tại Trung Quốc", nhưng chúng có khá nhiều thành phần hoặc bộ phận cấu thành sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc. Ví dụ, nếu các viên vitamin tổng hợp được pha trộn và đóng gói tại Hoa Kỳ, các nhà sản xuất vẫn có thể dán vào một cái nhãn "Sản xuất tại Mỹ" mặc dù các thành phần chính của sản phẩm là từ Trung Quốc. Một vấn đề tương tự tồn tại đối với những chiếc ô tô được xem là "hàng Mỹ" có thể có các bộ phận quan trọng như má phanh, lốp xe sản xuất tại Trung Quốc.

    Chính vì những mối nguy hiểm do lỗ hổng trong nhãn hàng gây ra, chúng ta rất cần những quy định luật pháp khắt khe hơn trong thông tin nhãn hàng. Ví dụ, Quốc hội nên yêu cầu tất cả các nhà sản xuất thực phẩm và thuốc men phải thể hiện rõ ràng Xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng đối với tất cả các thành phần chính của sản phẩm - và thông tin phải được thể hiện một cách tiêu chuẩn hóa và dễ đọc. Jerome Krachenfelser đã diễn đạt một cách khéo léo:

    "Nếu bạn nuốt nó vào cơ thể của bạn, thì chí ít bạn cũng được quyền biết được nó từ đâu ra".

    # 5: Cho các nhà bán lẻ biết bạn không thích hàng Trung Quốc

    Nếu các nhà bán lẻ như Walmart, Target, và Nordstrom biết bạn muốn chọn hàng hóa thay thế cho hàng Trung Quốc, họ sẽ thay đổi nguồn cung hàng của mình. Vì vậy, hãy dành chút thời gian nói chuyện với tất cả các nhân viên bán hàng và quản lý tại các cửa hàng mà bạn thường xuyên mua sắm, và để họ biết bạn sẽ là một khách hàng trung thành hơn nữa nếu các cửa hàng cung cấp cho bạn sản phẩm thay thế.

    Để gây áp lực hơn nữa lên các nhà bán lẻ và các trung tâm mua sắm đang nghiện bán hàng giá rẻ khác thường của Trung Quốc nhằm thu lợi nhuận to lớn, bạn cũng có thể chuyển sang mua hàng trực tuyến và tìm kiếm các trang web cung cấp sản phẩm không phải của Trung Quốc. Tương tự như vậy, bạn cũng có thể viết thư hoặc gửi email cho bộ phận quan hệ khách hàng của cả nhà sản xuất và lẫn các cửa hàng bán lẻ. Hãy cho Apple và Best Buy biết rằng "Được thiết kế ở California" chỉ đơn giản là không thể bao che cho "được chế tạo ở Quảng Đông".

    Một khi các nhà bán lẻ nhận được thông điệp tẩy chay hàng Trung Quốc, họ sẽ bắt đầu cạnh tranh nhau không chỉ về giá cả, mà còn về Xuất xứ hàng hóa. Cuối cùng, quan trọng là điều này không phải để lên tiếng về "Sản xuất tại Mỹ", mà đúng hơn là một chiến dịch cho "Sản xuất tại Thế giới tự do". Nền thương mại tự do thực sự là nền thương mại không có tình trạng tư tưởng con buôn và bảo hộ sản xuất như của Trung Quốc. Chính các sản phẩm tuyệt vời từ các đối tác thực sự thương mại tự do như Nhật Bản, Mexico, và Đức đang cải thiện cuộc sống và góp phần vào sự thịnh vượng chung của chúng ta. Chúng ta cần những quốc gia này tham gia vào chương trình nghị sự về "thương mại tự do" và sẵn sàng bất cứ khi nào cũng có thể chia sẻ khó khăn nếu cần khi trừng phạt một Trung Quốc nặng tư tưởng con buôn và bảo hộ.

    # 6: Hãy coi chừng các mặt hàng có giá trị lớn từ Trung Quốc mang thương hiệu "nước ngoài"

    Một trong những cách chủ yếu mà Trung Quốc có kế hoạch thâm nhập thị trường ở Mỹ - đặc biệt là các mặt hàng "có giá trị lớn" như ô tô - là bán sản phẩm của mình dưới tên của các thương hiệu quen thuộc nước ngoài tạo ra những ảo tưởng hàng hóa không dính dáng đến Trung Quốc. Một trường hợp điển hình là Volvo. Công ty ô tô "Thụy Điển" trên danh nghĩa này bây giờ là hoàn toàn thuộc sở hữu của Geely Automotive ở Trung Quốc, và Giám đốc điều hành Stefan Jacoby, gần đây đã tuyên bố rằng công ty đang cân nhắc xuất khẩu xe hơi Trung Quốc đến Hoa Kỳ với nhãn hiệu Volvo đáng kính.

    Cũng lưu ý rằng Honda đang bán một chiếc xe hơi Trung Quốc, xe Jazz, vào châu Âu từ năm 2005. Vì vậy, một lần nữa, người mua hãy cẩn thận. Các công ty Trung Quốc với tiền mặt phong phú, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước - đang cắn xé các thương hiệu lớn của phương Tây như không cần biết đến ngày mai, và bạn sẽ phải chú ý đến báo chí tài chính để tìm hiểu về các vụ mua bán công ty.

    # 7: Cải cách luật bồi thường buộc Trung Quốc và các tay trung gian phải thực sự chịu trách nhiệm

    Chúng ta chưa bao giờ là người thích kiện tụng đình đám. Tuy nhiên, chúng ta tin rằng thật sai lầm khi các nhà sản xuất Trung Quốc không thể bị xét xử tại các toà án Mỹ và quốc tế, trong khi các đối thủ cạnh tranh Mỹ, châu Âu, và Nhật Bản phải tuân theo pháp luật.

    Một sự vô lý tương tự là các công ty Mỹ nhập khẩu các loại thuốc, thực phẩm, và các sản phẩm nguy hiểm của Trung Quốc cũng không chịu trách nhiệm. Tình huống hiện nay giảm động lực cải cách luật bồi thường bằng cách cho các công ty Mỹ điều khoản giải thoát của Trung Quốc: hãy di chuyển dây chuyền sản xuất của bạn đến một số nhà môi giới bí ẩn tại
    Quảng Châu, và sau đó giả vờ bạn không biết chính xác nơi các sản phẩm của bạn được sản xuất.

    Đừng cười; điều này đã xảy ra. Đó là lý do tại sao chúng ta cần những điều luật rắn hơn để chỉ định lỗi thuộc bất kỳ một nhà bán buôn hay bán lẻ hàng Trung Quốc ở Mỹ phải chịu trách nhiệm vì bất cứ tổn hại nào của các sản phẩm đó đến người Mỹ.

    Tăng trách nhiệm giải trình sẽ buộc các nhà bán lẻ đẩy trách nhiệm trở lại nơi mà nó được sinh ra hoặc đưa ra những lựa chọn thay thế khác khi đưa hàng lên kệ của họ. Vì vậy, hãy để Nhà Trắng, Quốc Hội, và Hội đồng bang biết đã đến lúc phải tấn công các nhà buôn trung gian chuyên cung cấp hàng hóa vô bổ và chất độc của Trung Quốc.

    Tước bỏ vũ khí "Hủy diệt Việc làm" của Trung Quốc

    Các chính trị gia Mỹ cần phải nhìn sáng suốt hơn về cái hộp mà các nhà bảo hộ và con buôn Trung Quốc đang nhét chúng ta vào - bởi vì nó ngày càng giống như một cỗ quan tài! Đó là lý do tại sao Quốc hội và Tổng thống phải thông báo cho Trung Quốc hiểu một cách chắc chắn rằng Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận bất cứ cuộc tấn công nào nhằm thâu tóm nền tảng sản xuất Mỹ nếu chúng không được thực hiện theo nguyên tắc thương mại tự do.

    Nếu Trung Quốc từ chối buông vũ khí Hủy diệt Việc làm - vi phạm mọi quy tắc trong luật tự do thương mại - Tổng thống và Quốc hội sẽ không có lựa chọn nào khác hơn là hành động ngay lập tức. Dưới đây là những gì mà Mỹ có thể đơn phương giải giáp những vũ khí đó của Trung Quốc.

    #1: Thông qua "Đạo Luật Thương mại tự do và công bằng Mỹ"

    Biện pháp pháp lý hiệu quả nhất để đối phó với chủ nghĩa bảo hộ và con buôn Trung Quốc là - và tránh đối đầu trực tiếp bởi vì không cần phải nêu đích danh - Quốc hội thông qua "Luật Thương mại tự do và công bằng Mỹ." Đạo luật này sẽ đặt ra các nguyên tắc cơ bản sau đây - Với các biện pháp trừng phạt cứng rắn cho những ai không tuân theo luật chơi:

    Bất kỳ quốc gia nào có nhu cầu thương mại tự do về hàng hóa chế tạo với Hoa Kỳ phải từ bỏ tất cả các trợ cấp xuất khẩu bất hợp pháp, duy trì một đồng tiền có giá trị hợp lý, cung cấp bảo vệ nghiêm ngặt về sở hữu trí tuệ, nêu cao các tiêu chuẩn môi trường, sức khỏe và an toàn đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp cho thị trường toàn cầu không hạn chế năng lượng và nguyên liệu thô, mở cửa cho thị trường trong nước được tiếp cận tự do, bao gồm cả phương tiện truyền thông và các dịch vụ Internet.

    Bằng cách thông qua luật này, Quốc hội vừa có thể bảo vệ hệ thống thương mại tự do quốc tế và đảm bảo sự thịnh vượng lâu dài của nền kinh tế Mỹ. Đạo luật này sẽ không mang tính "bảo hộ" - điều mà chắc chắn các nhà biện hộ Trung Quốc sẽ gắn mác cho nó. Thay vào đó, nó chỉ đơn giản là biện pháp thông thường và phòng vệ chính đáng khi đối mặt với xâm lược kinh tế của Trung Quốc.

    #2 Hợp tác và điều phối toàn cầu là khẩu lệnh

    Nhà yêu nước vĩ đại người Mỹ, Ben Franklin đã nói "Tất cả chúng ta phải liên kết cùng nhau, hay chắc chắn chúng ta sẽ bị kết liễu riêng rẽ." Đó là lý do vì sao hành động phê duyệt đạo Luật Thương mại tự do và công bằng của nước Mỹ phải liên kết với châu Âu, Brazil, Nhật Bản, Ấn Độ và các nạn nhân khác của chủ nghĩa con buôn và bảo hộ Trung Quốc để cùng nhau khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới buộc Trung Quốc phải tuân thủ đầy đủ các điều khoản của đạo luật.

    Chỉ với sức mạnh của số đông, Hoa Kỳ và những đối tác khác mới có thể thành công trong việc đưa Trung Quốc từ một kẻ làm giàu theo kiểu "lợi mình hại người " hòa nhập thực sự với cộng đồng các nước thương mại tự do.

    #3: Sứ mạng bí mật giải quyết thao túng tiền tệ

    Nếu chúng ta được yêu cầu phải đưa ra một vấn đề bức xúc nhất trong quan hệ Mỹ - Trung, chúng ta sẽ phải nói đến việc gắn cố định tỷ giá đồng nhân dân tệ với đô la Mỹ. Một đồng tiền thả nổi là yếu tố cơ bản để tự động điều chỉnh dòng chảy thương mại và ngăn chặn kiểu thặng dư thương mại triền miên mà Trung Quốc đang được hưởng trong quan hệ với nhiều đối tác thương mại.

    Tuy nhiên, chúng ta đồng ý với những người biện hộ cho Trung Quốc rằng chính phủ Trung Quốc không phản ứng tích cực với áp lực trực tiếp. Do đó, ít nhất là đối với vấn đề tiền tệ, lựa chọn tốt nhất để có được một đồng tiền được định giá tương đối hợp lý có thể là biện pháp "ngoại giao con thoi" tối mật.

    Trong công việc cực kỳ cấp thiết này, Nhà Trắng cần ngay lập tức cử một phái viên để thông báo với đảng Cộng sản Trung Quốc rằng: Hoa Kỳ sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc coi Trung Quốc là kẻ thao túng tiền tệ trong cuộc họp Kiểm điểm chính sách tài chính tiếp theo và áp đặt các mức thuế quan chống trả nếu Trung Quốc không tự nâng giá trị đồng bản tệ lên một mức hợp lý.

    Trong những thảo luận về việc này, phái viên Mỹ phải giải thích rõ là Hoa Kỳ mong muốn việc cải cách tiền tệ là "ý tưởng của Trung Quốc", không phải là của Hoa Kỳ; và không bao giờ Hoa Kỳ muốn Trung Quốc "mất mặt" về vấn đề này. Chính vì thế mà sứ mạng này phải được tiến hành hoàn toàn bí mật.

    Tuy nhiên, phái viên Mỹ cần cho đối phương hiểu rõ là sau hơn bảy năm thảo luận về vấn đề này, nước Mỹ đã hết sự kiên nhẫn về mặt chính trị, và hết thời gian về mặt kinh tế. Tất nhiên, nếu Trung Quốc không hành động kịp thời, Bộ Tài chính phải tiếp tục đi tới việc coi Trung Quốc là kẻ thao túng tiền tệ và áp đặt các loại thuế phòng vệ để đưa đồng nhân dân tệ lên giá trị hợp lý.

    #4: Nhận thức được rủi ro kinh doanh thực tế khi chuyến sang sản xuất tại Trung Quốc

    Quá nhiều các nhà quản lý Mỹ khi có quyết định chiến lược chuyển cơ sở sản xuất và công ăn việc làm sang Trung Quốc đã luôn không đánh giá đầy đủ một loạt những rủi ro. Rủi ro dễ thấy là bị mất sở hữu trí tuệ của công ty do bị đánh cắp hay qua các chính sách của Trung Quốc ép buộc chuyển giao công nghệ và bắt buộc phải chuyển cơ sở nghiên cứu và phát triển sang đất Trung Quốc.

    Ngoài việc mất sở hữu trí tuệ của công ty, các rủi ro khác bao gồm từ căn bệnh tham nhũng, ô nhiễm nghiêm trọng, hay thiếu nguồn nước trong tương lai cho đến mức độ bảo hộ to lớn như Vạn lý Trường thành của Trung Quốc. Trong bất kỳ đánh giá toàn diện nào đối với rủi ro kinh doanh, các nhà quản lý cũng phải thừa nhận thực tế sau:

    Nếu có một nước mà Hoa Kỳ có thể có xung đột vũ trang trong vòng mấy thập kỷ tới, đó chắc chắn là nước Trung Quốc đang tăng cường vũ trang nhanh chóng. Và nếu bạn là một nhà giám đốc kinh doanh đang dự định chuyển sản xuất ra nước ngoài, liệu bạn có muốn bỏ toàn bộ trứng vào cái giỏ Trung Quốc khi xung đột như vậy có thể xuất phát từ Đài Loan, Tây Tạng hay tranh chấp lãnh thổ ở biển Nam Trung Hoa hay vì quyền tiếp cận dầu mỏ Trung Đông?

    Từ đó các nhà quản lý Mỹ đang định chuyển kinh doanh sang Trung Quốc cần bỏ cặp kính mầu hồng ra và thực hiện đánh giá toàn diện hơn nữa. Một cái nhìn tỉnh táo như vậy đối với những rủi ro thực liên quan tới việc chuyển các hoạt động kinh doanh sang Trung Quốc sẽ giúp tạo ra làn sóng mới đưa kinh doanh trở về với nước Mỹ, Brazil, Nhật Bản, châu Âu, và các thị trường mới nổi bên ngoài Trung Quốc.

    #5: Hãy làm như Dan DiMicco của Nucor Steel - đừng làm như Jeffrey Immelt của GE

    Nếu các giám đốc kinh doanh của Mỹ muốn hiểu rõ hơn về nghệ thuật chống lại chủ nghĩa con buôn và bảo hộ kiểu Trung Quốc, họ không cần nhìn đi đâu xa mà hãy học công ty Nucor Steel như một ví dụ do tổng giám đốc Dan Di Micco đặt ra. Ngoài việc điều hành một trong những công ty thành công và tiên tiến nhất thế giới về mặt sáng tạo công nghệ, DiMicco bỏ ra thời gian đáng kể trên các diễn đàn công cộng để thuyết phục cho cải cách thương mại thực sự với Trung Quốc. Bằng cách đó, DiMicco cung cấp một đầu mối phản công mạnh mẽ chống lại hành vi ngây thơ hoặc thậm chí phản bội của các giám đốc như Tổng giám đốc của GE Jeffrey Immelt và Jack Allen của Westinghouse.

    #6: Chặn đứng việc bắt buộc chuyển giao công nghệ và bắt cóc thành quả nghiên cứu của Mỹ

    Như Ủy ban Mỹ-Trung đã kiến nghị mạnh mẽ, chính phủ Mỹ cần “giúp các công ty Hoa Kỳ chống lại những mưu toan của nhà cầm quyền Trung Quốc ra lệnh hay bắt buộc các công ty công nghệ cao nước ngoài phải tiết lộ thông tin nhậy cảm về sản phẩm của mình để đổi lại quyền tiếp cận thị trường Trung Quốc.” Chính phủ Mỹ cũng phải giúp các công ty chống lại việc bắt buộc phải chuyển cơ sở nghiên cứu và phát triển sang Trung Quốc như là điều kiện để có thể gia nhập thị trường Trung Quốc. Cả dân tộc chúng ta đang tự đẩy mình vào những thập kỷ phát triển trì trệ do nhường công nghệ của mình cho Trung Quốc, và điều này phải chấm dứt! Vì tầm quan trọng của vấn đề này, chúng ta cũng phải cân nhắc đến đạo luật có thể ngăn chặn các công ty của chúng ta ký kết với Trung Quốc các điều khoản yêu cầu chuyển giao công nghệ làm điều kiện để tiếp cận thị trường.

    #7: Chấm dứt sử dụng kiểm duyệt như một thứ rào cản phi thuế quan

    Nhiều mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của nước Mỹ là từ các công ty hàng đầu thế giới của chúng ta trong lĩnh vực giải trí, truyền thông, và Internet. Việc mạnh tay kiểm duyệt của Trung Quốc đối với phim ảnh, truyền hình, và Internet, cùng với sự hỗ trợ ngầm cho nạn phổ biến ăn cắp bản quyền là sự tấn công hàng loạt vào thương mại tự do. Trong khi Facebook bị cấm hoàn toàn tại Thượng Hải, công ty Ren Ren đối thủ từ Trung Quốc lại nhận được sự chào đón nồng nhiệt ở Hoa Kỳ và được niêm yết giá trị 500 triệu USD trên NASDAQ. Điều đó rất sai trái!

    Để đảm bảo Trung Quốc không được lợi từ chiến tranh kinh tế kiểu trấn lột đó, Quốc hội cần thông qua đạo luật ngăn cản bất kỳ công ty truyền thông và Internet nào của Trung Quốc tham gia vào việc kiểm duyệt được niêm yết và gọi vốn từ thị trường chứng khoán Mỹ.

    #8: Cấm các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc mua các công ty tư nhân

    Chúng ta phải chấm dứt việc giả vờ cho rằng việc các công ty dầu khí, viễn thông, hay khai mỏ khổng lồ có sự hỗ trợ của nhà nước Trung Quốc mua đối thủ ở Mỹ, Canada, hay Australia sẽ tạo ra giá trị thực nào đó cho người tiêu dùng hoặc cổ đông.

    Ngược lại, chúng ta phải nhận ra các công ty nhà nước của Trung Quốc được nuôi nấng trong môi trường độc quyền, lớn lên nhờ lợi nhuận của những kiểu thương mại không công bằng, có quyền tiếp cận các khoản tài chính ưu đãi khổng lồ, và tất cả được điều hành bởi thành phần ưu tú của đảng cộng sản với ý đồ khóa chặt thị trường và phong tỏa các nguồn tài nguyên trên thế giới. Trong khi một số tổng giám đốc Mỹ sung sướng khi bán được những tài sản quốc gia của chúng ta cho các cán bộ tư bản nhà nước của Bắc Kinh để kiếm những đồng tiền ăn liền thì những vụ mua bán đó thậm chí không hề có ích chút nào cho quyền lợi quốc gia.

    Hãy hiểu thật rõ về vấn đề này: Trung Quốc không bao giờ cho phép một công ty phương Tây mua bất cứ công ty Trung Quốc nào trong lĩnh vực "công nghiệp chiến lược"- bao gồm máy bay, ô tô, năng lượng, tài chính, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, và gần như là tất cả mọi thứ phức tạp hơn việc bán dạo bánh mỳ kẹp thịt băm và gà rán.

    Vì mối đe dọa chiến lược từ các chính phủ nước ngoài chiếm quyền kiểm soát các công ty tư nhân ở Mỹ, Quốc hội Mỹ cần thông qua đạo luật ngăn cản các công ty tư nhân trong nước tiếp nhận các lời đề nghị từ các doanh nghiệp nhà nước, dù đó là doanh nghiệp Trung Quốc, Nga, hay gì đi nữa.

    #9: Chúng ta cần một Tổng thống với cả trí óc và chỗ dựa

    Phần lớn lỗi trong việc phá hủy cơ sở sản xuất của nước Mỹ thông qua việc chuyển hàng loạt ra nước ngoài có thể đổ trực tiếp lên các thế hệ của Nhà Trắng. Từ 2001 đến 2008, Tổng thống George W. Bush chắc chắn đã có chỗ dựa để đứng lên chống lại Trung Quốc. Nhưng đáng tiếc là những kẻ mù quáng về ý thức hệ trong bộ máy của ông ta không cho phép ông ta hiểu sự khác biệt giữa thương mại tự do và thương mại công bằng. Kết quả là, bộ máy thiểu năng của Bush chẳng làm gì cả ngoài việc đặt ra cuộc chiến chống khủng bố trong khi tư tưởng con buôn và bảo hộ của Trung Quốc cướp đi một cách hệ thống một phần công ăn việc làm trong nền kinh tế và thôn tính từng công ty một.

    Trong một sự tương phản rõ rệt, Tổng thống Barack Obama chắc chắn đủ thông minh để hiểu vấn đề - ông đã tranh cử với quan điểm tấn công vào chủ nghĩa con buôn của Trung Quốc và nắm vững vấn đề. Nhưng vấn đề của Obama lại là ở chỗ ông có vẻ như không có chỗ dựa để thực hiện những hành động cần thiết.

    Xin lỗi vì sự nói thẳng, nhưng cái mà chúng ta cần bây giờ là một lãnh đạo với cả trí óc và chỗ dựa - một dạng Winston Churchill, không phải là Neville Chamberlain. Barack Obama có thể phù hợp nếu ông ta hiểu được thông điệp - còn nếu không, kỳ bầu cử 2012 sẽ cho nước Mỹ một cơ hội khác để tìm ra một Tổng thống dẫn chúng ta ra khỏi miền đất chết hậu công nghiệp mà nước Mỹ đang tiến vào dưới sự tàn phá của vũ khí hủy diệt việc làm do Trung Quốc chế tạo.

    Vạch ra ranh giới cứng rắn cho gián điệp và chiến tranh mạng của Trung Quốc

    Chúng ta đã thấy là Trung Quốc vận hành một mạng lưới gián điệp hung hãn nhất tại Hoa Kỳ và các lữ đoàn tin tặc Đỏ thường xuyên tấn công mạng máy tính của cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ. Chúng ta cần nhận ra những mối nguy hiểm hiển hiện của những kiểu "chiến tranh không tiếng súng" để đứng dậy chống lại chúng. Chúng ta cũng phải liên tục tự hỏi mình: Tại sao chúng ta lại buôn bán nhiều thế với một đất nước tiến hành công tác gián điệp hung hãn chống lại chúng ta?

    #1: Đẩy mạnh các nỗ lực phản gián chống Trung Quốc


    Một phần lớn các nguồn lực dành cho cộng đồng tình báo Mỹ - CIA, FBI, và những tổ chức to lớn khác như Cơ quan An ninh quốc gia - tiếp tục được đổ vào cuộc chiến gần như vô tận chống khủng bố. Điều đó chẳng có gì là ngạc nhiên vì mối đe dọa của một số nhóm Hồi giáo cực đoan muốn sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt là một khả năng đáng sợ.

    Tương tự như vậy, chúng ta cũng phải đối mặt với một sự thật hiển nhiên: thậm chí ngay cả khi Trung Quốc đang tăng cường vũ trang một cách nhanh chóng và tích lũy hàng trăm vũ khí hạt nhân, họ vẫn tiến hành chiến tranh gián điệp và chiến tranh mạng chống lại đất nước chúng ta. Để chống lại mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu ngang với khủng bố đó, chúng ta cần cải tổ nhân lực triệt để và đẩy mạnh những nỗ lực dành riêng cho chống tình báo Trung Quốc - và phối hợp công việc đó với những đồng minh của chúng ta tại châu Á, châu Âu, và Mỹ Latin.

    Trong khi mỗi khoản chi bổ sung khó mà được phê duyệt trong thời buổi cắt giảm ngân sách nghiệt ngã hiện nay, cuối cùng, chúng ta sẽ có được cái mà chúng ta trả tiền hay không trả tiền cho nó. Khi cân nhắc các chi tiêu này, chúng ta phải nhận thức là những thiệt hại cho sức khỏe nền kinh tế của chúng ta do riêng tình báo công nghiệp Trung Quốc gây ra chắc cũng đủ biện hộ cho những chi phí tưởng là to lớn dành cho công tác phản gián chống lại đe dọa Trung Quốc.

    #2: Mạnh tay truy tố và trừng phạt gián điệp Trung Quốc

    Một gián điệp đóng góp cho khả năng của Trung Quốc phát triển các hệ thống vũ khí tiên tiến về mọi khía cạnh cũng nguy hiểm như một binh sĩ Trung Quốc ấn nút bắn vũ khí đó. Đó là lý do tại sao tòa án, hội đồng xét xử và các công tố viên của chúng ta cần nghiêm túc hơn nhiều đối với vấn đề gián điệp Trung Quốc; và bất kỳ kiểu làm gián điệp nào cũng phải bị truy tố mạnh tay.

    Về mặt hình phạt thích hợp, công dân Mỹ làm gián điệp cho Trung Quốc là tội phản quốc - tội cao nhất chống lại đất nước. Tội đó phải bị trừng phạt bằng án chung thân và, trong những trường hợp liên quan đến bí mật quân sự và quốc phòng, phải dẫn đến án tử hình.

    Hơn nữa, nếu bất kỳ gián điệp Trung Quốc nào bị bắt tại nước Mỹ, chúng cần bị giam lại và gần như là ném chìa khóa đi - bởi vì chỉ có trừng phạt nặng như vậy mới giảm bớt được hoạt động gián điệp trên đất nước chúng ta. Và nên biết là bất cứ gián điệp Mỹ nào bị bắt ở Trung Quốc sẽ phải chịu số phận tàn bạo hơn mọi thứ mà hệ thống tư pháp của chúng ta có thể đưa ra.

    #3: Tăng cường kiểm soát khách Trung Quốc và thị thực nhập cảnh

    Chính phủ Trung Quốc rõ ràng không cho phép khách du lịch, sinh viên, hay các giám đốc kinh doanh đi lại tự do trên mọi miền Trung Quốc, và họ áp đặt hạn chế chặt chẽ đối với nhiều loại khách thăm, bao gồm cả nhà báo và những người làm phim tài liệu. Trong khi đó Hoa Kỳ cho phép gần như là bất cứ công dân Trung Quốc nào xin thị thực đều được đi lại tự do trong nước chúng ta. Điều này cần phải chấm dứt ngay!

    Do đó, như một phần của nỗ lực chống gián điệp, cần kiểm soát bất cứ ai đến từ Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc xin thị thực. Trong khi đại đa số khách Trung Quốc đến trong hòa bình, có thừa đủ mật vụ trong đám đông đó, đủ để buộc phải có sự phòng ngừa nghiêm túc hơn.

    Liệu điều đó có là "phân loại chủng tộc"? Tuyệt đối không. Đó là phân loại "nước xuất xứ", và điều này cần phải làm bởi chính Trung Quốc đã chứng tỏ là nước hung hăng nhất trên thế giới trong việc xuất khẩu gián điệp sang Mỹ.

    #4: Tuyên bố tấn công mạng là hành động chiến tranh - và đáp trả thích đáng

    Chính quyền của Tổng thống Obama đã kêu gọi có một chính sách toàn diện hơn về an ninh mạng, và điều này chỉ có lợi mà thôi. Hòn đá tảng của chính sách này phải là việc coi bất kỳ cuộc tấn công mạng nào do nhà nước tài trợ là hành động chiến tranh, phải chịu sự trả đũa bằng kinh tế, chính trị, và nếu cần cả quân sự. Hơn nữa, chúng ta cần phải hoàn toàn trung thực về điểm xuất phát của những cuộc tấn công mạng đó và đáp trả trực tiếp.

    Về mặt này, đã quá lâu, chúng ta cho phép đảng Cộng sản Trung Quốc nấp đằng sau những lý do lố bịch là những hành động tin tặc xuất phát từ mạng Internet kiểm duyệt và giám sát gắt gao nhất trên thế giới là ngoài tầm kiểm soát của Đảng. Hãy tin chúng tôi: Nếu những tin tặc đó đang phát tán những đoạn video quay cảnh đàn áp tàn bạo ở Tây Tạng hay những cuộc mít tinh ủng hộ dân chủ ở Thượng Hải, hay những người theo Pháp Luân Công ở Thành Đô, cảnh sát mạng của Trung Quốc có thể và sẽ tìm ra và ngăn chặn ngay - gần như là vĩnh viễn. Như vậy, cần phải chấm dứt trò chơi đố chữ và gọi tin tặc Trung Quốc là tin tặc được nhà nước Trung Quốc bảo trợ.

    Chúng ta cũng tin là việc bồi thường thiệt hại kinh tế cho những nạn nhân của tin tặc Trung Quốc phải là một phần của bất cứ chính sách toàn diện về an ninh mạng. Tương tự như vậy, Quốc hội Mỹ, cùng với EU, Quốc hội Nhật Bản, và các cơ quan lập pháp khác trên toàn thế giới phải ra các đạo luật đòi hỏi bồi thường cho các công dân, công ty chịu thiệt hại từ các vụ tấn công của tin tặc nước ngoài. Để cho việc bồi thường có hiệu lực, những đạo luật đó phải cung cấp cơ chế mạnh để tịch biên tài sản của các công ty bị phát hiện có tham gia vào tấn công mạng - trường hợp như việc tham gia của một công ty viễn thông lớn của Trung Quốc vào cuộc tấn công chúng tôi đã mô tả ở Chương 10.

    #5: Phát triển một “Công tắc ngắt Trung Quốc” cho mạng Internet

    Từ quan điểm chiến lược, không có sự khác biệt thật sự nào giữa một nhà máy điện bị tên lửa Trung Quốc phá hủy hay một nhà máy bị làm tê liệt bởi tin tặc Trung Quốc. Cả hai mối đe dọa đều có thực. Cả hai đều cần được dự tính và có biện pháp chống lại.

    Một khi ngay trong cả thời gian được gọi là "hòa bình" tin tặc Trung Quốc đã tấn công và thăm dò liên tục các cơ quan Mỹ thì việc cấp thiết phải làm là phát triển một "công tắc ngắt Trung Quốc" để có thể cắt liên kết Internet nước Mỹ ra khỏi tất cả các địa chỉ IP Trung Quốc trong trường hợp có chiến tranh mạng tổng lực. Nhưng đó không phải là tất cả.

    Nhiều cuộc tấn công mạng của Trung Quốc được thực hiện từ các máy chủ và máy tính cá nhân bên ngoài Trung Quốc mà đã bị các lữ đoàn tin tặc Đỏ chiếm quyền sử dụng. Điều đó có nghĩa là cần có công tắc ngắt mức hai để cách ly hoàn toàn các cơ sở then chốt của hạ tầng nước Mỹ - các công ty công ích, ngân hàng, các công ty quốc phòng - khỏi mạng Internet.

    Thảo luận chính trị về hệ thống cực kỳ cần thiết này chắc chắn sẽ bao gồm các luận cứ đầy ý nghĩa về tự do ngôn luận và các quyền tự do công dân. Rõ ràng là bất cứ giải pháp nào phải được thiết kế với tác động nhỏ nhất lên trao đổi thông tin dân sự và tuyệt đối không được hạn chế tiếp cận đến báo chí truyền thông. Tuy nhiên, đáng tiếc là đe dọa bên ngoài đối với tự do của chúng ta hiện thực hơn các câu chuyện mưu toan tưởng tượng trong nước; và nếu chúng ta tin tưởng ở chính phủ của mình với một kho vũ khí hạt nhân khổng lồ, chúng ta cũng cần có khả năng tin là chính phủ đó có thể có hành động đúng lúc để bảo vệ đất nước chúng ta khỏi cuộc tấn công mạng tổng lực từ bên ngoài.

    #6: Nêu đích danh Bắc Kinh với những vụ gián điệp và ăn cắp táo tợn

    Cũng giống như chúng ta gọi một tin tặc Trung Quốc là tin tặc Trung Quốc, chúng ta cần gọi gián điệp là gián điệp và công khai trừng phạt Trung Quốc cho hành vi gián điệp thù địch. Chúng ta phải thể hiện rõ là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Australia, Ấn Độ, và Liên minh châu Âu sẽ không tiếp túc ngoảnh mặt đi trong khi các điệp viên của Bắc Kinh ăn cắp công nghệ của chúng ta, phá hoại các cơ quan của chúng ta, và chuẩn bị cho cuộc chiến tranh mạng của ngày tận thế. Nếu CHND Trung Quốc muốn làm ăn với chúng ta, họ sẽ phải cư xử như là họ thuộc về cùng một câu lạc bộ của các nước có thương mại tự do và bình đẳng.

    Đối mặt và chống lại mối đe dọa quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc

    Chúng ta không thể quay lưng lại với thực tế: tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc trên cơ sở bào mòn nền tảng sản xuất của nước Mỹ đang là nguồn tài chính cho việc leo thang quân sự của Trung Quốc nhanh hơn cả tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đó là sự tăng cường nhiều mặt của cỗ máy chiến tranh trên không, dưới đất, trên biển, trong không gian mạng và trong vũ trụ mà sắp tới sẽ đe dọa ưu thế quân sự của Mỹ. Chúng ta cần phải nhận ra và chống lại mối đe dọa đó; và khi làm việc đó, chúng ta phải luôn tự hỏi mình: Tại sao chúng ta lại mua nhiều sản phẩm của Trung Quốc đến vậy nếu như lợi nhuận từ sản phẩm đó được dùng để mua vũ khí nhắm vào đầu chúng ta?

    #1: Chúng ta không thể áp đảo Trung Quốc với sức mạnh công nghiệp

    Như nguyên tắc chiến lược đầu tiên, Hoa Kỳ phải nhận ra là Trung Quốc đang đưa Hoa Kỳ vào cùng một vai trò như nước Đức phải đối mặt với Hoa Kỳ thời Tổng thống Roosevelt trong Thế chiến thứ II. Hoa Kỳ thắng nước Đức quốc xã không phải nhờ công nghệ vượt trội mà nhờ sức mạnh áp đảo của bộ máy công nghiệp.

    Ngày nay, thế trận đã đảo lại bởi vì giờ đây Trung Quốc có thể cho xuất xưởng hàng đoàn tàu, xe tăng, và phi cơ từ các nhà máy của mình. Vì ưu thế về số lượng vũ khí của Trung Quốc có thể chôn vùi ưu thế về chất lượng vũ khí của Mỹ - giống như sức mạnh vật chất của nước Mỹ đã thắng Đức quốc xã – chúng ta cần phải khôn ngoan và có đầu óc hơn trong chiến lược quân sự.

    Đã thành quy luật, chúng ta phải cấp thiết tăng “hiệu quả sử dụng vốn” từ tổ hợp công nghiệp quân sự già nua, tốn kém của chúng ta. Hệ thống mua sắm vũ khí hiện nay tạo ra các hệ thống vũ khí đắt khủng khiếp, luôn vượt mức ngân sách, luôn chậm tiến độ, và thường có trục trặc.

    Cùng thời gian đó, chúng phải nhận ra là khi Trung Quốc chạy đua vũ trang nhanh chóng thì khả năng dễ bị tổn thương của chúng ta chỉ có tăng lên. Do đó, nếu chúng ta một ngày nào đó phải đối đầu với Trung Quốc trong chiến tranh lạnh đang leo thang, thì thời điểm là bây giờ. Chúng ta cần phải công khai nêu Trung Quốc bằng tên khác với sự tăng trưởng hòa bình và nghiêm túc tự hỏi tại sao quy chế “tối huệ quốc” lại thuộc về một nhà nước đang là mối đe dọa quân sự hàng đầu của chúng ta.

    #2: Chúng ta không thể bị lôi kéo vào chạy đua vũ trang và chui vào “bẫy Reagan”

    Từ quan điểm chiến lược, các lãnh đạo chính trị và quân sự nước Mỹ phải nhận ra là với tiền đầy túi Bắc Kinh sẽ thích đẩy Hoa Kỳ vào vai trò giống như Liên Xô đã đối mặt với nước Mỹ dưới thời Ronald Reagan vào những năm 1980. Trung Quốc biết rõ là chính quyền Reagan đã chôn vùi Liên Xô bằng cách lôi kéo vào chạy đua vũ trang dẫn đến kiệt quệ Liên Xô – và tạo ra sự sụp đổ của các chế độ cộng sản trên toàn thế giới.

    Ngày nay, lại một lần nữa, thế trận đã đảo lại. Trung Quốc với hàng ngàn tỷ đô-la dự trữ ngoại hối, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, quân sự hóa chóng mặt, sẽ rất muốn lôi kéo nước Mỹ đang cạn kiệt tài chính vào một cuộc chạy đua vũ trang nhằm đánh sập nền tài chính nước Mỹ. Chính thực tế này đòi hỏi Mỹ phải vừa khôn khéo vừa có định hướng chiến lược - cũng như có hành động chủ động ngăn ngừa sự tăng trưởng quân sự chớp nhoáng của Trung Quốc.

    #3: Đánh giá trung thực những điểm dễ bị tổn thương của chúng ta

    Theo đề xuất của Ủy ban Mỹ - Trung, Lầu Năm góc phải báo cáo hàng năm về khả năng của quân đội Mỹ chống lại một cuộc tấn công trên không và bằng tên lửa của Trung Quốc vào các căn cứ khu vực và lên danh sách các bước cụ thể để có thể sống sót sau cuộc tấn công đó. Ủy ban cũng đã yêu cầu bên quân sự "tăng cường tương tác với các đồng minh ở Tây Thái Bình Dương" và "mở rộng mối quan hệ đến các nước khác ở châu Á để thể hiện sự cam kết liên tục của Mỹ đối với khu vực." Xây dựng các mối liên minh mạnh với ba nước có thể là mục tiêu của Trung Quốc trong tương lai - Nhật Bản, Ấn Độ, và Việt Nam - là một phần quan trọng của chiến lược này.

    #4: Chúng ta cần tước bỏ Vũ khí Hủy diệt việc làm của Trung Quốc nếu chúng ta muốn ngăn chặn Trung Quốc xây dựng quân đội đại quy mô

    Nhà lý thuyết quân sự nổi tiếng người Phổ Karl von Clausewitz đã từng nói "Chiến tranh là sự tiếp diễn của chính trị, nhưng bằng các phương tiện khác." Ngày nay, cũng theo tư duy đó, chúng ta cần nhận ra là việc Trung Quốc xây dựng quân đội nhanh chóng là sự tiếp diễn trực tiếp của tăng trưởng kinh tế, và một phần quá lớn của tăng trưởng đó là nhờ gây thiệt hại cho Hoa Kỳ.

    Đó là vì sao chúng ta cuối cùng phải hiểu là cách tốt nhất để tước bỏ vũ khí hủy diệt việc làm của Trung Quốc không phải là "giữ công ăn việc làm của chúng ta" - mặc dù điều này cũng rất quan trọng. Thay vì thế, cách tốt nhất để đối đầu với những mánh khóe thương mại không công bằng của Trung Quốc là phòng vệ quốc gia:

    Nếu chúng ta nhường cơ sở sản xuất cho bọn con buôn Trung Quốc trong khi chúng ta vẫn tiếp tục cấp tài chính cho tăng trưởng của Trung Quốc bằng cách mua sản phẩm của họ và chịu thâm hụt thương mại khổng lồ, tất cả những gì chúng ta, những người tiêu dùng, đang làm là đảm bảo cái chết cuối cùng của chính mình.

    Chống lại con Rồng thực dân

    Như chúng tôi đã minh họa chi tiết, gót giày Trung Quốc đang duyệt binh trên toàn lục địa châu Phi và tiến tới Mỹ Latin tìm cách độc chiếm các nguồn năng lượng và nguyên liệu thô cho cỗ máy công nghiệp của Trung Quốc. Cho đến nay, đế chế thực dân mới này đang mở rộng mà hầu như không gặp phải sự thách thức nào.

    Đẩy lùi cơn thủy triều của chủ nghĩa thực dân Trung Quốc chắc chắn không phải là việc dễ dàng. Nhưng mọi hành trình đều bắt đầu từ những bước đi nhỏ bé, ít ra chúng ta có thể bắt đầu một số bước để đối phó với thách thức toàn cầu của Trung Quốc.

    #1: Chặn đứng việc Trung Quốc lạm dụng quyền phủ quyết tại Liên Hiệp Quốc

    Đây là một trong những câu hỏi luân lý quan trọng của thời đại, mà mỗi cá nhân chúng ta, với tư cách là công dân Mỹ, cần phải liên tục tự chất vấn mình và các chính trị gia: Tại sao Tổng thống Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ và Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc vẫn giữ im lặng trong khi “kẻ buôn thảm” Trung Quốc tiếp tục sử dụng quyền phủ quyết của mình tại Liên hiệp quốc như một cái lá bài mặc cả cho việc tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên và các nguồn nguyên liệu thô tại các quốc gia lèo lá như Iran và các chế độ độc tài quân sự như Sudan và Zimbabwe? Các hành vi thương mại thô bỉ của Trung Quốc nhằm xây dựng một đế chế thực dân cần phải được thẳng thắn lên án không chỉ bởi nước Mỹ mà cả thế giới – từ Âu sang Á đến Mỹ Latin, đặc biệt là cả châu Phi vốn đã phải hứng chịu hậu quả của chiến lược phủ quyết tàn bạo và man rợ của Trung Quốc.

    #2: Cải tổ các phái đoàn ngoại giao với trọng tâm đối kháng Trung Quốc


    Chúng ta cần cải tổ và tăng cường nhân sự cho các cơ quan đã và đang giúp thực hiện chính sách "quyền lực mềm" của chính phủ Mỹ. Các cơ quan này này bao gồm ngành Ngoại giao, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ, Tổ chức hòa bình, và nhiều đơn vị Mỹ đang thực hiện nhiệm vụ ở các khu vực đóng quân.

    Một phần trong cuộc cải tổ ngành ngoại giao Mỹ là chúng ta cần theo dõi sát các hoạt động của Trung Quốc trên toàn thế giới. Sự theo dõi này phải tiến hành từ nguồn thông tin cơ sở trên toàn cầu. Vì vậy, từng thành viên trong số gần 300 sứ quán, lãnh sự, phái đoàn ngoại giao trên toàn thế giới cần phải bổ sung cho mình ít nhất một chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc. Nói rộng hơn, trọng tâm mới này giúp chúng ta xây dựng một đội ngũ chuyên gia phân tích Trung Quốc cốt lõi trong các cơ quan ngoại giao và tình báo Mỹ.

    Chúng ta cũng không thể bỏ qua sự đóng góp của các doanh nghiệp cho việc triển khai quyền lực mềm của nước Mỹ. Sự thực là nhiều giám đốc Mỹ tự coi mình là những người yêu nước, và chúng ta cần lôi kéo các công ty có hoạt động ở nước ngoài hành động như như đại sứ của đất nước chúng ta.

    #3: Đem thông điệp của nước Mỹ đến toàn thế giới

    Tất cả chúng ta đã và đang được nghe tin tức từ đài phát thanh Hoa Kỳ ở mọi ngõ ngách thế giới, và chính chúng ta cũng biết đến quyền lực của thông tin này. Chúng ta cũng biết tầm quan trọng của các cơ sở như trung tâm Hoa Kỳ cung cấp thư viện và các chương trình văn hóa trong việc cảm hóa trái tim và tâm hồn người dân ở các nước đang phát triển.

    Về Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, chúng ta nên hiểu một thực tế là truyền hình vệ tinh vô cùng phổ biến tại các cùng nông thôn Trung Quốc, nơi những ngôi nhà nông thôn bằng gạch mộc 200 năm tuổi vẫn thò ra những chảo vệ tinh lớn. Vì thế, điều quan trọng là phủ sóng sóng truyền hình vệ của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ tới lãnh thổ Trung Quốc. Có thể tận dụng hệ thống vệ tinh địa tĩnh sẵn có ở châu Á. Nếu người Trung Quốc phản đối, chúng ta cần nói cho họ biết đó là cách chúng ta thực hiện một phần điều khoản “tiếp cận thị trường” mà họ đã ký với Tổ chức Thương mại Thế giới.

    Phương Tây có lẽ cũng xem xét các phương thức chủ động cung cấp dịch vụ máy chủ proxy miễn phí cho công dân Trung Quốc. Dịch vụ này sẽ cho phép người dùng internet bên trong Vạn lý Hỏa thành có thể thoải mái khám phá "thế giới mạng thực sự".

    Khi xem xét các phương thức như vậy, cần nhớ rằng nước Mỹ vẫn còn là ông vua cực mạnh trong truyền thông và marketing trên thế giới. Với khả năng của chúng ta, thật ngạc nhiên khi chúng ta đã hoàn toàn thất bại trong việc tận dụng khả năng đó để quảng bá hiệu quả các giá trị dân chủ của chúng ta ra nước ngoài.

    #4: Thay thế tiếng Pháp và tiếng Đức bằng tiếng Hoa trong trường trung học của chúng ta

    Chúng ta đều cổ súy thế giới đa ngôn ngữ như hiện nay, nhưng thật vô cùng thiển cận trong thế kỷ 21 nếu nhiều trường trung học cứ tiếp tục yêu cầu học sinh phải đáp ứng các yêu cầu ngoại ngữ với những khóa học tiếng Pháp và tiếng Đức chứ không phải tiếng Hoa phổ thông. Thực tế, tiếng Hoa cần phải được dạy ngay từ khi đầu cấp tiểu học. Đó là cách chúng ta đáp lại kẻ thù, và đó là hệ thống giáo dục của chúng ta. Vì vậy, hãy vận động hội đồng nhà trường thay đổi cho phù hợp. (Khi bạn tham gia vận động, hãy cố gắng làm cho họ thay thế viết tay uốn lượn bằng chữ đánh qua bàn phím).
    (còn tiếp)

  10. #19
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo)

    Ngăn chặn Trung Quốc bằng chính Trung Quốc

    Ngay sau khi nhận chức Ngoại trưởng, Hillary Clinton thông báo cho cả thế giới là Mỹ sẽ không gây sức ép với Trung Quốc về vấn đề nhân quyền. Từ đó không có lời lẽ khinh xuất nào được nói về vấn đề này.

    Sự thật là: Chúng ta cần một cuộc "cách mạng hoa nhài" ở Trung Quốc – trong hòa bình hay không hòa bình – để hoặc là giải thoát nhân dân Trung Quốc khỏi sự đô hộ của đảng Cộng sản Trung Quốc hoặc làm cho lãnh đạo đảng Cộng sản nới lỏng bàn tay cai trị chuyên chế đối với đất nước đông dân nhất thế giới. Trong thực tế, hạn chế lời nói và áp lực về những vi phạm nhân quyền như Ngoại trưởng Clinton đã làm đang đưa Trung Quốc đi sai hướng và làm cho cả thế giới đang phát triển có cảm giác – hy vọng là cảm giác sai – là phương Tây ngầm đồng ý với chế độ Bắc Kinh và nhãn hiệu chủ nghĩa tư bản nhà nước chuyên chế của họ.

    #1: Thiết lập lại nhân quyền làm yếu tố của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ

    Nước Mỹ và các nước khác trên thế giới phải tiếp tục tạo áp lực lên Trung Quốc yêu cầu tôn trọng những quyền con người cơ bản, bao gồm tự do ngôn luận, tự do lập hội, tụ tập và thờ cúng, cùng với quyền tự do lập tổ chức tại chỗ làm việc và quyền tự quyết về sinh đẻ.

    Hoa Kỳ phải sẵn sàng đứng ra bảo vệ quyền lợi của các dân tộc bản địa như những người ở Tây Tạng, Nội Mông, và tỉnh Tân Cương; và điều này bao gồm cả việc kêu gọi ngừng ngay lập tức các chiến dịch thanh trừng sắc tộc đang xảy ra ở những "khu tự trị" giả tạo của Trung Quốc.

    #2: Phân tán đầu tư, không đầu tư tập trung

    Chiến dịch phân tán đầu tư chống lại các công ty Nam Phi đã rất thành công trong việc lật đổ chế độ phân biệt chủng tộc.

    Chúng tôi đề nghị chiến thuật tương có thể cũng hiệu quả đối với đất nước phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài như Trung Quốc. Hãy thực hiện công việc của mình bằng cách không đầu tư vào các công ty Trung Quốc, các quỹ đầu tư tương hỗ, hay thậm chí các quỹ tăng trưởng "nước đang phát triển" đang mua đầy các cổ phiếu của Trung Quốc.

    Thực ra, bạn sẽ làm lợi cho mình bằng cách giảm sự phụ thuộc vào một nền kinh tế đầy rủi ro, tham nhũng, không minh bạch, với bong bóng bất động sản lúc nào cũng muốn vỡ. Nếu bạn muốn chơi quân bài tăng trưởng kiểu Trung Quốc, ít nhất hãy làm điều đó ở một khoảng cách bằng cách cân nhắc đầu tư vào các công ty và đồng tiền của các nước có tài nguyên phong phú như Australia và Brazil và cũng đang tăng trưởng nhanh như Trung Quốc.

    #3: Hạn chế xuất khẩu công cụ kiểm duyệt Internet

    Có quá nhiều "viên gạch" ảo đã được đặt xuống để xây nên "Vạn lý Hỏa thành" được chế tạo ở Hoa Kỳ bởi những công ty tiếng tăm nhất – trong đó có Cisco là điển hình cho vấn đề này. Đã quá đến lúc chúng ta phải chấm dứt tội đồng lõa và chính sách hai mặt kiểu này. Quốc hội phải thông qua đạo luật hạn chế xuất khẩu bất kỳ sản phẩm phần mềm hay phần cứng mà có thể bị các chế độ chuyên chế dùng để kiểm duyệt Internet và các hệ thống viễn thông.

    Đương đầu với thách thức không gian của Trung Quốc

    Trong những vấn đề chúng ta đã bàn luận, sự cạnh tranh để thiết lập quyền lực trong không gian trên cao có thể có tác động lớn nhất đến tương lai con em chúng ta. Việc đảm bảo cho con em chúng ta sẽ không phải chịu đựng cơn ác mộng của Tổng thống Lyndon B. Jonson "ngủ dưới ánh trăng cộng sản" buộc phải có hành động nhanh chóng ngay lập tức.

    Với chương trình vũ trụ công cộng đang tan vỡ và ngân sách liên bang bị khủng hoảng, cần có những ý tưởng mới mẻ hoàn toàn.

    #1: Tận dụng lợi thế của công nghiệp tư nhân Mỹ để giảm giá thành

    Sự hỗ trợ của chính phủ đã là cực kỳ quan trọng để bắt đầu xây dựng nhanh chương trình vũ trụ của chúng ta sau khi xuất hiện vệ tinh Sputnik. Tuy nhiên, từ sau thành công của chương trình Apollo, rủi ro đạo đức của việc chi tiêu ngân sách cộng với cách thu vén ngân sách cho khu vực bầu cử của các nghị sĩ đã tạo ra thị trường gần như độc quyền của các nhà khổng lồ hiệu quả thấp trong ngành vũ trụ và để lại cho chúng ta sự quan liêu trong ngành thăm dò không gian. Họ chỉ dám rụt rè đến những nơi con người đã khám phá nhiều lần rồi - với một chi phí khổng lồ.

    Đã đến lúc phải biến sự độc quyền của chính phủ trong ngành vũ trụ thành ngành công nghiệp tư nhân và để cho cả bên dân sự lẫn quân sự được hưởng lợi từ các động lực thị trường vốn đã luôn phục vụ tốt cho đất nước. Không phải kỵ binh của tướng Custer đã chinh phục miền Tây nước Mỹ mà chính những người khai mỏ, chủ trang trại gia súc, những đoàn xe và đường sắt đã làm nên chiến công đó. Một container chứa đầy những phi hành gia chính phủ bay quanh trái Đất ở khoảng cách còn gần hơn là từ Boston đến New York không phải là cách chúng ta tiến đến những chân trời mới.

    Thực ra, giảm chi phí thám hiểm không gian là điều mà các công ty mới năng động như SpaceX, Scaled Composites, Sierra Nevada, và XCOR đang làm. Thậm chí còn hay hơn khi tư duy thiết kế vũ trụ tự do, vận động không ngừng là điều mà các doanh nghiệp nhà nước to lớn của Trung Quốc không thể bắt chước và giới lãnh đạo chuyên chế thích kiểm soát của Trung Quốc không bao giờ cho phép thứ tư duy đó - mặc dù các gián điệp và tin tặc Trung Quốc chắc chắn sẽ cố gắng ăn cắp các công nghệ mới phát minh ra. Do đó, chúng ta cần phải đẩy mạnh ưu thế công nghiệp tư nhân Mỹ trong lĩnh vực sống còn này.

    Vì những lý do đó, giám đốc NASA Charles Bolden đã kêu gọi các công ty tư nhân nhanh chóng tiếp nhận những chức năng trần tục hơn như "vận tải vũ trụ" và cung cấp "tiếp cận tin cậy và thường xuyên đến quỹ đạo thấp vòng quanh trái Đất." Bàn giao những chức năng trần tục đó cho doanh nghiệp tư nhân sẽ cho phép NASA quay trở về với những thách thức khám phá vũ trụ hấp dẫn hơn. Mục đích này được hỗ trợ bởi ngân sách của Tổng thống Obama cung cấp thêm 6 tỷ USD cho NASA để phân bổ chuyên cho việc thuê dịch vụ phóng tên lửa của tư nhân. Chúng ta cần ngăn chặn những nỗ lực của Quốc hội muốn nhấn chìm kế hoạch này, họ đang chống lại tư nhân hóa và muốn đưa NASA trở lại chương trình buồn ngủ với những công việc xã hội hóa.

    #2: Khuyến khích giáo dục STEM

    Trung Quốc đang sản xuất ra nhiều gấp 10 lần số nhà khoa học và kỹ sư so với Hoa Kỳ; và đất nước của chúng ta đang tụt lại xa phía sau trong lĩnh vực này. Chúng ta cần nhân đôi những nỗ lực của mình ở cấp cá nhân, gia đình, công ty, và chính phủ để thu hẹp khoảng cách đang ngày càng rộng này bằng cách động viên thế hệ trẻ trở thành kỹ sư và nhà khoa học, bằng cách cung cấp tài chính thích hợp, xây dựng các cơ sở, và tạo cơ hội cho lớp trẻ.

    Theo đó, các học bổng, chương trình cho vay sinh viên, các quỹ giáo dục phải được điều chỉnh thích hợp để nhấn mạnh vào Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, và Toán học - những môn học STEM. Cùng lúc đó, các bậc phụ huynh cần động viên con em mình theo đuổi những ngành nghề khoa học công nghệ (STEM). Giới truyền thông cũng có thể đóng góp phần của mình bằng cách tạo ra các thông điệp và các nhân vật điển hình về những đứa trẻ thông minh đã làm những điều to lớn để thúc đẩy nền văn minh. Tương tự, các công ty cũng có thể tham gia bằng cách công khai thưởng cho những kỹ sư hàng đầu của mình giống như họ nâng niu lòng tự trọng của những người bán hàng giỏi nhất với những bữa tối phần thưởng và chuyến đi nghỉ ở miền nhiệt đới.

    #3: Xác định chủ quyền với mặt Trăng trước khi Trung Quốc kịp làm điều đó

    Sau khi đọc xong quyển sách này, bạn có thực sự nghĩ chương trình không gian của Trung Quốc sẽ dành cho sự tốt đẹp của thế giới? Sự thật là chúng ta phải tính đến việc Trung Quốc sẽ bắt đầu chiếm đoạt tài nguyên vũ trụ giống hệt như họ đang vẽ ra toàn bộ biển Nam Trung Quốc là khu vực ảnh hưởng và tuyên bố lãnh hải Nhật Bản có tiềm năng lớn về tài nguyên là lãnh thổ đặc quyền của Trung Quốc.

    Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ phải bắt đầu đặt ra tuyên bố chủ quyền đối với các tài nguyên vũ trụ như mặt Trăng khi chúng ta còn đủ mạnh để làm điều đó. Chúng ta cũng phải tuyên bố chủ quyền đối với các thiên thạch giàu tài nguyên như thiên thạch Eros và những điểm có thể chiếm được như tiểu hành tinh Ceres, sao Hỏa, và các điểm Lagrange trên quỹ đạo. Khi các nước khác la ó phản đối về việc "chiếm đất" của chúng ta, hãy mời họ đến bàn đàm phán và thiết lập một hệ thống công bằng cho phép tự do kinh doanh, tự do suy nghĩ, và con người tự do có thể mang thừa kế của loài người đến các vì sao chứ không phải là nước tư bản nhà nước Trung Quốc chuyên chế và đàn áp.

    Những suy nghĩ kết luận

    Trong khi mỗi hành động cá nhân, quyết định của lãnh đạo doanh nghiệp, và những cải cách chính phủ đã được đề xuất trong chương này sẽ cải thiện đáng kể triển vọng là quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc sẽ phát triển thịnh vượng chứ không phải là ăn bám lẫn nhau, cái mà cả thế giới đang cần là điều chỉnh thái độ chung.

    Đã quá lâu, chúng ta ở phương Tây đã chờ đợi nền kinh tế tăng trưởng của Trung Quốc có thể biến đổi một chế độ chuyên chế tàn bạo thành một đất nước dân chủ, tự do và cởi mở. Chúng ta đã chờ đợi qua cuộc tàn sát ở quảng trường Thiên An Môn, các chiến dịch thanh trừng sắc tộc ở Nội Mông, Tây Tạng, và Tân Cương; sự phát triển của cỗ máy tuyên truyền hoàn thiện nhất thế giới và sự kiểm duyệt nghẹt thở đối với Internet; việc bán tràn ngập thị trường thế giới những sản phẩm nguy hiểm chết người; sự tàn phá cơ sở sản xuất của nước Mỹ; sự ô nhiễm quy mô lớn những tài sản chung toàn cầu; sự tấn công liên tục của một mạng lưới gián điệp tinh vi lên những mục tiêu quân sự và công nghiệp; và sự nổi lên của lực lượng vũ trang viễn chinh năm thứ quân đủ khả năng một ngày nào đó sẽ áp đặt những đòi hỏi vô lý về chủ quyền lên toàn cầu – và không nghi ngờ là cả vũ trụ.

    Chúng ta không được phép chờ đợi thêm. Thực ra đã muộn để tất cả chúng ta cùng đối đầu Trung Quốc – thậm chí khi chúng ta phải đối đầu với chính những hy vọng giả tạo là bằng cách nào đó, ngược với tất cả những gì chúng ta chứng kiến, sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ mang tính hòa bình.

    Và ở đây cũng không cần phải nhắc lại trong khi chúng ta tiến hành xử lý từng vấn đề một, từ chủ nghĩa con buôn của Trung Quốc và sự an toàn sản phẩm đến biến đổi khí hậu, nhân quyền, và hợp tác quân sự, thì làm việc với Trung Quốc ở bất kỳ cấp nào cũng sẽ cần luôn đề cao cảnh giác. Đồng thời cần tuân thủ chặt chẽ lời khuyên của Ronald Reagan từ thời chiến tranh lạnh về đàm phán với Liên Xô. Vì tiền sử thâm nho của Trung Quốc từ trước đến nay, với Bắc Kinh, chúng ta phải "nghi ngờ và liên tục kiểm tra lại" một cách thích hợp.
    (còn tiếp)

  11. #20
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo)


    PETER NAVARRO VÀ GREG AUTRY

    CHẾT DƯỚI TAY TRUNG QUỐC
    Lời kết


    Trở lại năm 1984, tôi có nhiệm vụ viết diễn văn cho Ronald Reagan trong chuyến viếng thăm Trung Quốc. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Mỹ kể từ khi Richard Nixon bắt đầu quan hệ với những người cộng sản năm 1972, sự kiện này xảy ra trong trong thời kỳ của những hứa hẹn lớn và tiến triển quan trọng của chính trị Trung Quốc.

    Thời điểm đó, người đứng đầu Trung Quốc là Đặng Tiểu Bình có vẻ thể hiện mong muốn chân thành chuyển từ đất nước nhà tù biệt lập của Mao sang cộng đồng những quốc gia hiện đại, dân chủ và tránh xung đột với phương Tây. Đáp lại, các công ty Mỹ như Coca-Cola, KFC và Proctor and Gamble bắt đầu đặt nền móng ở Trung Quốc và xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ tăng dần - ở mức độ chưa có lý do gì để báo động.Một khi quá trình tự do hóa kinh tế và dân chủ ở Trung Quốc vẫn tiếp tục, Mỹ đã đúng khi tiếp tục tham gia sâu hơn nữa. Tuy nhiên, như bạn đã đọc trong cuốn sách này, quá trình tự do hóa đã kết thúc đột ngột vào tháng 6 năm 1989 với một cuộc diễu hành của xe tăng và cái kết đẫm máu ở quảng trường Thiên An Môn.

    Từ sau vụ Thiên An Môn, đảng Cộng sản Trung Quốc phản động và tàn nhẫn dùng bất cứ phương tiện cần thiết nào để giữ vững quyền lực. Ngày nay, ẩn sau vẻ ngoài của "sự trỗi dậy hòa bình", nước Mỹ quá tin người đã đi quá sâu vào một mối quan hệ thương mại bất thường với Trung Quốc, phá hủy nền tảng sản xuất của mình và nhanh chóng làm giảm khả năng tự vệ đối với mối đe dọa quân sự ngày càng tăng từ Trung Quốc.

    Trái ngược với mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc, trong bối cảnh được sự hỗ trợ đặt nhầm chỗ của cả hai đảng, các Tổng thống Mỹ từ Bush I và Clinton đến Bush II và Obama đều tiếp tục theo đuổi tăng cường quan hệ với Bắc Kinh như thể mối quan hệ là khá bình thường. Đó là sai lầm cơ bản trong mối quan hệ Trung Quốc - Mỹ: những nhà chính trị của chúng ta tiếp tục đối xử với các nhà lãnh đạo Trung Quốc như là những người bạn dân chủ đến từ các quốc gia châu Âu hay Nhật Bản, trong khi thực tế đây là một chế độ xã hội đen giết người không khác gì Iran dưới sự cai trị của Ahmadinejad hay Libya dưới thời Gadhafi và tàn bạo giống hệt như nước Nga thời Stalin.

    Tôi có thể đảm bảo với bạn rằng nếu Ronald Reagan là Tổng thống hiện nay, ông sẽ dũng cảm đương đầu với các nhà độc tài ở Bắc Kinh như ông đã từng làm với Liên Xô. Sẽ không có tình trạng "đãi ngộ tối huệ quốc" và không có sự phụ thuộc tê liệt vào Trung Quốc để hỗ trợ cho ngân sách chính phủ của chúng ta. Sẽ nhanh chóng có công lý cho gián điệp Trung Quốc, lệnh trừng phạt mạnh mẽ chống lại tin tặc mạng Trung Quốc, và không có khoan nhượng cho những hành vi con buôn như thao túng tiền tệ. Cũng sẽ có những phản ứng ngoại giao mạnh mẽ và liên tục với sự lạm dụng thương mại thô bỉ của Trung Quốc đối với quyền phủ quyết của Liên Hợp Quốc để chiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên trọng yếu từ các quốc gia nhỏ bé. Và cũng giống như Ronald Reagan yêu cầu Gorbachev "lật đổ bức tường”, ông cũng sẽ khẳng định với người Trung Quốc, "Chúng tôi đang ở bên bạn, không phải là bên của kẻ áp bức của bạn". Và ông sẽ đảm bảo với những người lao động Mỹ rằng "chúng tôi sẽ không vận chuyển công việc của bạn đến Quảng Châu cho các sản phẩm sản xuất với giá rẻ hơn nhờ lao động nô lệ, trợ cấp xuất khẩu bất hợp pháp, vi phạm bản quyền trắng trợn, và đồng Nhân dân tệ bị định giá thấp.

    Trong thực tế, lịch sử đã dạy chúng ta bài học căy đắng nhất về những gì có thể xảy ra khi chúng ta ở trong cộng đồng các quốc gia dân chủ để cho mình bị quyến rũ bởi "phép lạ kinh tế" của một quyền lực độc tài đang lên. Thật vậy, trong cuộc khủng hoảng những năm 1930, nhiều giám đốc điều hành doanh nghiệp Mỹ bị dụ tới Đức bởi sự pha trộn quyến rũ của công nghệ tiên tiến, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, và chủ nghĩa tư bản nhà nước tương tự một cách kỳ lạ với những gì đang tồn tại ở Trung Quốc ngày nay.

    Trong phiên bản trước đó của nước Đức "trỗi dậy hòa bình", những doanh nhân xuất sắc nhưng bảo thủ ngây thơ như Henry Ford đã đầu tư khoản tiền khổng lồ xây dựng các nhà máy lớn ở Đức Quốc xã. Tất nhiên, đầu tiên chính phủ Đức tước đi sự kiểm soát của Ford thông qua tất cả mọi biện pháp, từ yêu cầu về nội địa hóa linh kiện cho đến thanh lọc sắc tộc quản lý. Cuối cùng, công ty được đổi tên thành Ford-Werke, đặt dưới sự kiểm soát hoàn toàn của chính phủ, và được sử dụng hầu hết trong việc chuyên chở công cụ chiến tranh của Đức trong các cuộc chiến chớp nhoáng với các nước láng giềng khác nhau từ Ba Lan, Đan Mạch và Na Uy đến Hà Lan, Pháp, và Hy Lạp.

    Cùng khoảng thời gian này, những người theo chủ nghĩa tự do được "giác ngộ" đổ xô đến Liên bang Xô Viết mới, và nhà báo Lincoln Steffens chuyên moi tin nổi tiếng đã trở về nước Mỹ cùng tuyên bố, "Tôi đã nhìn thấy tương lai, và nó hoạt động!" Trong sự phấn khích, Henry Ford lao đến xây dựng một nhà máy ô tô tại Gorky để tham gia vào thị trường mới dũng cảm này. Tất nhiên, đây cũng là một nơi độc tài toàn trị, và Ford đã bị gạt một lần nữa.

    Dưới ánh sáng của lịch sử và bức chân dung đậm nét của Trung Quốc ngày nay được minh họa một cách chính xác trong cuốn sách này, tất cả các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế từ Detroit và Washington tới Paris, London, và Tokyo nên có một cảm nhận nghiêm túc về những gì đang xảy ra ngày nay. Vì vậy, khi bạn đọc xong cuốn sách này và chuẩn bị hành động để đáp lại lời kêu gọi khẩn cấp của cuốn sách, xin nhớ hai điều:

    - Đầu tiên, mỗi ngày, hàng chục triệu cá nhân thành công của Trung Quốc từ San Francisco và Toronto đến Singapore và Đài Loan chứng minh rằng người dân Trung Quốc và văn hóa Trung Quốc có thể phát triển mạnh trong xã hội tự do. Khi mọi người bị đánh đập, tra tấn, hoặc bị giết để duy trì quyền lực hoặc khi các nhà đầu tư nước ngoài và các đối tác kinh doanh bị lừa dối và các bí mật thương mại và công nghệ của họ bị vi phạm bản quyền, đó không phải là do "người Trung Quốc". Điều này hoàn toàn không đúng.

    - Thứ hai, mỗi người chúng ta nên nghĩ kỹ để cẩn thận xem xét những ngụ ý trong cuộc trao đổi sau đây giữa Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai và Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger ở một cuộc họp năm 1973 trong giai đoạn hình thành mối quan hệ bình thường với Trung Cộng:

    Chu: Có lẽ đó là tính cách quốc gia của người Mỹ dễ bị lừa gạt bởi những người có vẻ tử tế và ôn hòa.

    Kissinger: Đúng vậy.

    Chu: Thực vậy...

    Nhưng thế giới không đơn giản như thế...
    —Nghị sĩ Dana Rohrabacher, Quận 46 (đảng Cộng hòa, bang California)


    HẾT







    &&&

Trang 2 / 3 ĐầuĐầu 123 Cuối Cuối

Chủ Đề Tương Tự

  1. Trắng tay vì công ty Trung Quốc
    By duyanh in forum Văn Hóa-Xã Hội-Kinh Tế
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 06-15-2014, 11:18 AM
  2. Chết dưới tay Trung Quốc
    By khieman in forum Sách Hay Sưu Tầm
    Trả Lời: 11
    Bài Viết Cuối: 04-06-2014, 02:50 AM
  3. Đà Nẵng ra tay dẹp ‘phố Trung Quốc’
    By duyanh in forum Tin Tức Việt Nam
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 04-03-2014, 11:56 AM
  4. Bó tay với hàng Trung Quốc nhiễm độc
    By duyanh in forum Tin Tức Việt Nam
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 01-14-2014, 03:01 PM
  5. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 12-17-2013, 02:17 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •