Riêng mụ Hai Sương mới thần hồn nát thần tính. Chính mắt mụ trông thấy hình bóng bà Tư Trà, một chị nuôi khi xưa ở gánh hát Long Vũ hiện đến. Bà Tư Trà chính là má ruột của cô Ba Phượng. Tay bà Tư Trà lăm lăm con dao cứ dí vào mặt mụ ta mà lên tiếng:
– Diễm Sương ơi mày hại chết đời con gái tao rồi! Vợ chồng mày phải trả giá cho mối hận này!
Mụ Hai Sương năm nay đã ngoài bốn mươi, từng đi đây đi đó nhiều nơi, từng nghe kể về chuyện ma quỷ nên hiểu hồn ma bà Tư Trà hiện ra không phải là ảo ảnh mà từ dưới âm ty hiện về.
Lời hăm doạ của hồn ma người chết thường dự báo trước với mọi người qua giấc chiêm bao, nhưng sao mụ ta vẫn mở to mắt chưa ngủ, mà bóng dáng của Tư Trà vẫn còn hiện ở trước mắt? Bóng dáng ấy khiến mụ Hai Sương - một người có nhiều bản lĩnh, mụ biết đã gặp phải ma quỷ hiện hình - sợ đến nỗi đái cả ra quần, còn miệng mụ không ngớt lời kêu xin:
– Chi Tươi, tụi tui có hại gì con Phượng Vân đâu, tự nó thắt cổ tự tử chết mà!
Con quỷ già tay vẫn cầm con dao dí vào mặt mụ ta, rồi nó nói tiếp:
– Ta với mi xưa kia không thù oán nên ta không giết mi đâu, hãy đợi khi con Phượng Vân luyện xong ma lực mới về tính sổ với vợ chồng mi. Bây giờ mi hãy cố nhớ lại năm xưa đã gây ra bao chuyện tày đình thế nào, để kịp ăn ăn sám hối ...
Lời của hồn ma Tư Trà khiến mụ Hai Sương phải nhớ lại tất cả mọi chuyện khi xưa ...
Không biết bấy giờ mọi người nên gọi Phượng Vân là cô bé hay một thiếu nữ, bởi Phượng Vân mới chỉ mười sáu tuổi nhưng thân hình đã cao ráo nẩy nở như cô gái ở tuổi hai mươi, khiến chàng trai nào nhìn thấy cũng mơ ước được ôm ấp cô vào lòng.
Phượng Vân là con gái bà “chị nuôi” Tư Trà trong gánh hát Long Vũ của ông bầu Chín Vọng. Sống trong gánh hát cho nên Phượng Vân được mẹ và ông bầu mong muốn đào tạo nàng trở thành một cô đào thương, nhằm sau này nàng sẽ thay vai của Diễm Sương, cô đào chánh thường hay đòi hỏi quyền lợi một cách quá đáng.
Với sắc đẹp và vóc dáng trời ban trước tuổi và giọng ca ngọt ngào luyến láy dài hơi, Phượng Vân rất được mọi người trong gánh Long Vũ thương mến.
Trước đây Phượng Vân chỉ góp mặt trong đám nữ vũ công hay những vai tì nữ, vì thế cô đào chánh Diễm Sương thường không để ý, cho đến khi nàng được ông bầu Chín Vọng cho sắm vai đào thương cạnh tranh với vai diễn của cô ta, Vân đã trở thành cái gai trước mắt của cô đào chánh này.
Phượng Vân nào hiểu được sự đời. Mặc dù nàng được ông bầu đào tạo bài bản từ sơ cấp đến nâng cao, nhưng với số tuổi mười sáu, Phượng Vân vẫn còn là cô đào nhí trong gánh hát, nói theo người đời là chưa mọc đủ lông cánh để có thể bay cao.
Còn Diễm Sương lại là con cáo già lão luyện, cô ta cặp đôi với tên kép trẻ Uyên Giang và cả ban tân cổ hình thành ra một phe chống lại ông bầu cùng số đào kép không ăn cánh khác.
Biết ông bầu Chín Vọng muốn đào tạo Phượng Vân sau này sẽ thay thế mình, nên mỗi khi Phượng Vân bước ra sân khấu dưới ánh đèn màu, phía trước có đông đảo khán giả, khi nàng vừa cất cao giọng hát là Diễm Sương nháy mắt cho ban nhạc đánh cho rớt nhịp liền. Vì thế Phượng Vân không tài nào thi thố được tài năng mà còn bị mọi người chế giễu.
Gặp những đêm diễn như thế, Phượng Vân nằm bên bà Tư Trà khóc nức nở rồi tâm sự với mẹ:
– Mẹ nói ông Chín cho con đóng vai tì nữ còn sướng hơn làm đào phụ, hình như cô Diễm Sương ghét con lắm! Cô ta luôn cho ban nhạc “đì” con hát rớt nhịp để cho khán giả la ó rần trời.
Bà Tư Trà mỗi khi nghe xong đều thở dài não ruột. Giá mà ba Phượng Vân còn sống, bà đâu chịu cảnh làm chị nuôi trong gánh hát và để con gái cho người ta hà hiếp đến như thế. Ngày xưa ông là bầu cũ của gánh Long Vũ, chẳng may bi phá sản mà sang gánh hát lại cho Chín Vọng, rồi ông quẫn trí lao mình xuống dòng sông Hậu tự tử.
Lúc đó Tư Trà đang là đào độc đào lẳng đóng những vai phản diện trong gánh hát, được ông bầu chiều chuộng mà bà hiến cả cuộc đời cho ông ta, lúc đó bà chỉ mong sao ông bầu thương nhớ mà cho ra sân khấu hát hàng đêm. Khi nghe tin ông sang gánh hát rồi nhảy sông tự vận, bà mới nhận ra mình đang mang trong người dòng máu của ông ta từ bao giờ.
Tư Trà cố buộc dây nén bụng cho mọi người trong gánh hát không biết bà đang mang bầu, nhưng ngày qua ngày cái bụng bà cứ to dần lên không thể giấu giếm được nữa. Lúc đó ông bầu Chín Vọng mới hay, phải to tiếng nói với bà:
– Tư Trà ơi, em có bầu sao không cho qua hay, em biết khán giả miệt vườn họ mê tín dị đoan lắm, thấy ai mang bầu là sợ gặp xui, giờ em nghĩ hát đi.
Bấy giờ Tư Trà đang tứ cố vô thân, vì mê đi hát cải lương rày đây mai đó mà bà bỏ nhà, bỏ cha mẹ để theo gánh hát Long Vũ này. Giờ đây bụng mang dạ chữa không ai giúp đỡ, nếu không được ông bầu Chín Vọng cho hát thì bà lấy đâu ra tiền để sống, để chờ ngày sinh con?
Bởi thế Tư Trà ôm lấy chân ông bầu Chín Vọng, bà vừa khóc vừa van xin ông ta:
– Em cắn cỏ ngậm vành lạy anh Chín, nếu anh Chín không cho em hát thì cho em đi theo gánh để có cơm ngày hai bữa nuôi cái thai còn nằm trong bụng.
Ông bầu Chín Vọng tỏ ra ái ngại trước tình cảnh của Tư Trà. Trước khi làm bầu gánh ông thường nghe các ông bà xưa hay mỉa mai giới nghệ sĩ là “xướng ca vô loài”, miễn sao đạt được mực đích ai muốn sao cũng được, từ tiền bạc cho đến thể xác.
Tư Trà có lẽ là một trong số người đó, còn mang bầu với ai chắc ông ta không thể đoán ra, bởi trong gánh hát ai ai Tư Trà cũng cần sự giúp đỡ, đầu tiên là bầu gánh luôn là người có thực quyền, kế đến mấy tên kép hát khi đóng cặp trên sân khấu thường diễn tả mùi mẫn với các cô đào, gây ra hiện tượng quyến luyến; rồi bọn nhạc công cũng xí phần, nếu cô đào nào chịu hiến thân hay có quà cáp thì chúng mới để yên cho hát.
Ông bầu Chín Vọng tuy mê cải lương, dám bỏ tiền sang gánh Long Vũ, nhưng ông không phải là dân chuyên nghiệp. Mục đích làm bầu gánh là để được ôm ấp cô đào chánh lúc bấy giờ, vì khi còn làm khán giả ông từng ao ước phải làm sao chiếm được thân xác cô ta mới thoả mãn được lòng.
Tính nết bọn đàn ông thường hay háo sắc. Khi trở thành bầu gánh, Chín Vọng ôm ấp được ngay cô đào chánh mà không tốn chút hơi sức tán tỉnh, lại được vui đùa với mấy cô đào phụ hay nữ vũ công trẻ đẹp, thật thoả mãn cho số tiền ông ta đã bỏ ra mua lại gánh Long Vũ.
Rồi cứ mỗi năm ông lại thay thế người, số diễn viên ngày càng trẻ trung đẹp hơn xưa, ông càng thoả sức lôi cuốn họ vào trong vòng tay luyến ái. Hôm nay Tư Trà đang ôm lấy chân, đang van xin ông ban ơn.
Hồi mới về làm ông bầu gánh, Chín Vọng chưa để mắt đến bà vì còn say sưa với cô đào chánh, nay nhìn lại Tư Trà - một cô đào chuyên đóng vai phản diện mới làm ông để ý đến.
Lâu nay Tư Trà biết mình mang bầu nên thường hay tránh mặt ông. Lúc đó bà mới hơn hai mươi lăm tuổi. Theo ý nghĩ của Chín Vọng bấy giờ, với số tuổi này chắc bà đã qua tay nhiều tên trong gánh hát, cho nên sắc vóc nảy nở trông hấp dẫn quá.
Nghĩ như vậy mà Chín Vọng nâng Tư Trà đứng lên rồi cho hai tay ra sau để ôm bà vào người vuốt ve an ủi, ông ta nói:
– Qua cũng thấy thương Tư Trà lắm, nhưng em mang bầu to đùng thế này làm sao đứng trên sân khấu để hát đây. Hay là ...
Tư Trà nghe ông bầu Chín Vọng nói thêm hai chữ hay là thì lúc đó bà như đang bơi trên biển vớ được phao cứu sinh, đã lắp bắp hỏi lại ông ta:
– Hay là sao anh Chín?
Chín Vọng không trả lời ngay, ông đã đẩy người bà nằm xuống giường rồi như một con thú lâu ngày bị bỏ đói, vồ dập bà không chút thương tiếc.
Tư Trà hiểu việc gì muốn đạt được cũng phải có cái giá phải trả. Bà đi theo gánh hát đã lâu hiểu rành quy luật này, nên không hề chống lại hành động của ông bầu, nhưng lúc đó Tư Trà phải khẽ kêu xin:
– Anh Chín ơi hãy thương cho cái bầu còn nằm trong bụng, nó mà hư thì em chết mất!
Chín Vọng mới nhớ ra Tư Trà đang mang bầu, chính vì điều này ông ta đang muốn xua đuổi bà ra khỏi gánh hát, nhưng đuổi thì thương vương thì tội. Một gánh hát chuyên đi lưu diễn ở các làng xã để kiếm sống mà nuôi một người đàn bà mang thai không đóng góp công sức thì mọi người sẽ bàn tán dị nghị.
Rồi ông bầu Chín Vọng lại chợt nhận ra trong chuyện ăn nằm với Tư Trà, bà ta làm ông thấy hứng khởi hơn các cô đào khác, để bà ở lại trong gánh hát lâu lâu còn được hưởng lạc thú.
Nên để tỏ sự ban ơn, bấy giờ ông bầu Chín Vọng mới lên tiếng trả lời:
– Thôi Tư Trà xuống bếp làm “chị nuôi”, qua mới có cớ để em ở lại trong gánh hát.
Từ đó Tư Trà trở thành chị nuôi trong gánh Long Vũ. Bà sinh Phượng Vân đã mười lăm năm nay. Một thời gian dài đằng đẵng, nhưng bà cũng chỉ là người tình qua đêm của ông bầu, không ai trong gánh hát biết đến vai trò của bà trong đời sống của ông ta. Để bà còn có một chỗ đứng cho xứng đáng, mà bà muốn trở thành vợ chánh thức của ông bầu gánh.
Khi cô đào chánh cũ rời gánh hát. Diễm Sương được mời về hát, ông bầu Chín Vọng lại càng bỏ bê Tư Trà hơn, từ đó bà không còn tha thiết với ước muốn trở thành vợ của ông bầu nữa. Bà nhận ra Chín Vọng chỉ thích hưởng thụ thể xác mà ông ta cho rằng “để ban ơn” và không thích cho ai cái gì.
Rồi Tư Trà chỉ lo làm tròn trách nhiệm của một chị nuôi, an phận cảnh mẹ goá con côi, chăm sóc cho Phượng Vân trở thành người hữu dụng mai sau.
Bỗng một đêm ông bầu Chín Vọng lại mò vào mùng bà lúc mọi người trong gánh hát đang trong giấc ngủ say. Ông ta nói:
– Cái con Diễm Sương lúc này chảnh quá! Nó đòi qua trả cátsê cao gấp hai lần, hoặc trở thành bà bầu gánh cùng qua, nếu không chịu nó dẫn theo thằng kép mùi Uyên Giang bỏ gánh Long Vũ đi luôn!
Tư Trà liền hứ lên một tiếng, rồi bà tỏ ra giận dỗi nói với Chín Vọng:
– Chắc nó đòi hỏi như vậy chưa được nên đá anh Chín rớt xuống giường, bây giờ anh Chín mới chịu mò vô đây tìm tui!
Ông bầu Chín Vọng vẫn còn giọng than thở:
– Thôi mà Tư Trà, em giận làm chi tội nghiệp cho thân qua! Giờ đây qua mới nghĩ lại, chỉ có em là chung tình, mười mấy năm nay dù no hay đói vẫn đi theo gánh hết!
Tư Trà vẫn chưa thôi giận trong lòng, bà nói:
– Anh Chín chỉ biết hưởng thụ khoái lạc chứ có nhớ đến ai đâu, đâu hiểu tình cảnh đàn bà goá như tui, chờ đợi anh từng đêm!
– Thì đêm nay anh đến với em đây!
Tư Trà lại hứ lên một tiếng dài như ngày xưa bà từng sắm vai đào độc, đoạn nói tiếp:
– Thôi cũng được, nhưng tui cũng có điều kiện:
nếu anh Chín muốn ... nối lại tình xưa!
Có lẽ Chín Vọng còn ấm ức bởi chuyện cô đào Diễm Sương làm mình làm mẩy với ông. Ông ta bèn hỏi lại ngay:
– Điều kiện gì em nói cho qua biết, nhưng qua biết Tư Trà không đòi hỏi quá đáng như con Diễm Sương đâu.
Tư Trà từng đóng vai đào lẳng đào độc, từng trải qua các tuồng tích tình cảm thời đại, nên bà mới quay sang nhìn Chín Vọng rồi tình tứ nói:
– Tui không đòi hỏi như con Diễm Sương làm vợ ông bầu gánh đâu, chỉ muốn anh Chín đào tạo con Phượng Vân trở thành một đào thương để mai mốt thay con Diễm Sương trên sân khấu. Anh Chín có chịu vậy không?
Lời đề nghị của Tư Trà không vượt qua tầm tay của Chín Vọng. Nghĩ lại năm nay Phượng Vân cũng đã mười bốn, mười lăm tuổi, đang trong thời kỳ trổ mã, thêm vài năm đào tạo thành nghề là đủ sức đóng vai đào chánh. Ông mới nói:
– Tưởng em ra điều kiện gì, chứ chuyện đào tạo cho con Phượng Vân thành đào hát dễ như trở bàn tay ...
Từ ngày đó hai người chăm chút lo cho Phượng Vân tập dượt, từ tì nữ, vũ công cho đến vai đào phụ, rồi năm Phượng Vân sắp bước qua tuổi mười bảy lại cho đóng thế vai chánh, khiến cô đào Diễm Sương vô cùng tức tối sinh ra ghen tị.
Bây giờ Tư Trà đã tuổi bốn mươi, bà nằm bên con gái hiểu được nỗi ẩn ức của con, hiểu được phe phái trong gánh hát nhưng ông bầu Chín Vọng quá nhu nhược. Làm bầu gánh chỉ biết lo thoả mãn dục tình, còn điều hành giao cho tên kép mùi Uyên Giang để đổi lấy cặp đào kép Uyên Giang - Diễm Sương ở lại trong gánh hát.
Những đêm Phượng Vân nằm khóc tâm sự với bà, Tư Trà chỉ còn biết lựa lời an ủi con:
– Ông Chín Vọng làm bầu mà nhu nhược quá, tiếng nói không có chút trọng lượng nào để tụi thằng Giang con Sương làm mưa làm gió trong gánh, để hôm nào má nói cho Ông Chín biết đến vụ này.
Phải chăng Phượng Vân chịu ảnh hưởng bởi cái gien của má nàng - thứ gien yêu kiếp cầm ca đã ngấm vào máu thịt? Biết hiến thân cho một ai nếu đem đến cho nàng thứ ánh hào quang dưới ánh đèn màu sân khấu?
Năm Phượng Vân vừa tròn mười bảy tuổi, nàng bắt đầu ảnh hưởng bởi cái gien ấy! Phượng Vân bắt đầu sắm các vai đào lẳng đào thương, bộc lộ rõ tính nết lẳng lơ như bà Tư Trà năm xưa thường hay diễn xuất, làm mọi người ai cũng khen là nàng diễn rất xuất thần.
Mới mười bảy tuổi nhưng có ai biết Phượng Vân chưa qua tuổi thành niên.
Tướng người cao dong dỏng, thân thể đẫy đà như cô thiếu nữ vừa qua tuổi đôi mươi. Phượng Vân ôm xà nẹo lấy anh kép Uyên Giang ngay trên sân khấu giống như thật ngoài đời.
Bởi không ai biết với tuổi mười bảy Phượng Vân đã bước qua đời con gái ...
Một hôm gánh hát Long Vũ xuôi về một vùng cây trái, nơi có những quả xoài to, vỏ mọng vàng đã hút hồn mọi người. Ai nấy đều được ông bầu cho nghỉ xả hơi, cho tự do đi tham quan đây đó.
Riêng ngày hôm đó, cô đào chánh Diễm Sương lại bị ông bầu chôn chân bắt ở lại nhà trọ. Còn bà Tư Trà cũng không thể đi theo con gái do phải lo cơm nước cho mọi người.
Đôi đào kép trẻ Uyên Giang cùng Phượng Vân nắm lấy tay đi vào khu vườn xoài rợp bóng cây. Người chủ vườn biết cả hai là đào kép của gánh Long Vũ đang dựng rạp trong xã, đã mặc tình cho cả hai tung tăng đi dạo trong vườn không cần phải giữ gìn.
Phượng Vân là gái mới lớn đang trong tuổi dậy thì, nàng còn vô tư chưa biết đến mùi đời nhưng đang bắt đầu cảm nhận ra giữa da thịt nam nữ khi va chạm như có luồng điện giật trong người. Cho nên Phượng Vân tò mò muốn tìm hiểu thứ cảm giác ấy.
Bởi vậy ngày hôm đó Phượng Vân được tự do đi bên Uyên Giang, một anh kép mùi mà từ lâu nàng xem như thần tượng. Anh ta có giọng ca thanh thoát, khi xuống đủ sáu câu nghe thật mùi mẫn, lại diễn toàn những vai đa tình hào hoa phong nhã, trên sân khấu luôn có mấy đào chánh, đào phụ xum xoe ôm lấy anh thật tình tứ vô cùng.
Đến khi Phượng Vân trở thành đào mầm non trong gánh hát, nàng càng tiếp cận với Uyên Giang nhiều hơn, anh ta tỏ ra chăm chút nàng dù ở sau hậu trường hay ngoài sân khấu, thường ôm lấy nàng âu yếm như một người tình.