Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Hạnh phúc cũng giống như một chiếc đồng hồ, loại nào đơn giản nhất là thứ ít hư hỏng nhất.
Chamfort
Trang 18 / 19 ĐầuĐầu ... 816171819 Cuối Cuối
Results 171 to 180 of 189

Chủ Đề: Nồi Cháo Lú

  1. #1
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Nồi Cháo Lú

    .

    Khoan dung





    “Vào những kỳ đả thiền thất do thiền sư Bankei chủ trì, có rất đông thiền sinh từ nhiều miền trên nước Nhật về tham dự.

    Tại một trong những kỳ thiền thất như thế, có một đệ tử bị bắt về tội ăn cắp. Sự việc được trình lên thiền sư Bankei với lời đề nghị kẻ phạm pháp phải bị tống xuất. Nhưng thiền sư Bankei bỏ qua. Sau đó, người đệ tử lại tái phạm và bị bắt, và cũng như lần trước, thiền sư Bankei lại bỏ qua.

    Sự việc này chọc giận đám đệ tử, khiến cho họ phải làm thỉnh nguyện thư, xin đuổi tên ăn cắp, nếu không cả nhóm sẽ bỏ đi.

    Sau khi đọc xong thỉnh nguyện thư, thiền sư Bankei gọi tất cả học trò đến trước mặt mà bảo rằng:

    - Quí vị là những sư huynh sáng suốt nên quí vị biết phân biệt đúng và sai. Nếu muốn, quí vị có thể đi nơi khác để tham thiền học đạo. Nhưng người sư đệ đáng thương này thì ngay đến thế nào là đúng, là sai, cũng còn không biết. Nếu tôi không dạy hắn thì ai sẽ dạy? Cho nên tôi sẽ cho hắn ở đây dù tất cả quí vị ra đi.

    Trên gương mặt của người sư đệ tội lỗi, nước mắt tuôn ra như thác đổ. Lòng ham muốn trộm cắp trong khoảnh khắc tiêu tan hoàn toàn”.

    Trích dịch từ Collection of Stone and Sand
    Tác giả: Thiền sư Muju
    Paul Reps dịch sang Anh ngữ
    Nguồn: http://phuongkhanhdo.wordpress.com/2...-khi-den-chua/
    .
    Last edited by khieman; 01-25-2014 at 10:26 PM.

  2. #171
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    "Bị thiêu sống": Bi kịch của một cuộc đời có thật

    .

    "Bị thiêu sống"
    Bi kịch của một cuộc đời có thật


    Người phụ nữ bị thiêu sống đã gom góp lại những mảnh vỡ của kí ức đau thương, với tiếng la hét, nguyền rủa, với lửa và máu để viết nên cuốn hồi ký làm rung động trái tim người...






    “Tôi là một đứa con gái, và con gái thì phải bước nhanh, đầu lúc nào cũng phải cúi xuống đất như thể đang đếm bước. Mắt không được nhìn lên, không được liếc sang phải hay sang trái trên đường đi. Vì nếu lỡ để ánh mắt mình bắt gặp một người đàn ông thì sẽ bị cả làng gọi là lăng loàn, đĩ điếm”…

    “Bị thiêu sống” - cuốn hồi ký rung động thế giới về tội ác đối với phụ nữ - đã bắt đầu như thế, một cái bắt đầu khiến tôi cảm thấy ngột ngạt, một cảm giác không thể gọi chính xác thành tên. Cái ngôi làng nhỏ xứ Cisjordanie thuộc Ả Rập - nơi nhân vật nữ chính sinh ra - dường như chỉ có phủ vây những định kiến và lễ giáo khắt khe, nói đúng hơn là sự bạo tàn và phi nhân tính! Ở ngôi làng ấy, phụ nữ phải đẻ con trai, con gái chỉ cần hai đến ba đứa để lo việc nhà, nếu đẻ thêm thì sẽ là đại họa và người mẹ phải bóp cổ cho nó chết thật nhanh. Ở cái xã hội thu nhỏ ấy, bất cứ người con gái nào sinh ra trên cõi đời đều phải tự mình nhận thức được - “Vì là con gái nên bản thân sẽ bị coi rẻ không bằng một con vật”

    Tôi đã lặng đi thật lâu trong những dòng hồi ức của Souad, những dòng chảy qua số phận của người đàn bà phải “sống hai kiếp” ấy cứ ám ảnh người đọc mãi không thôi. 17 tuổi, Souad có thai với gã đàn ông chưa phải là chồng mình - đó bị xem là tội ác, là sự bôi nhọ ghê gớm nhất đối với danh dự gia đình. Và cái giá cho “tội ác” đó là Hỏa hình, một hình phạt ghê gớm và tàn bạo do chính người thân - anh rể của cô thực hiện. Tôi muốn bạn cùng tôi, cùng Souad sẻ chia những nỗi đau mà rất nhiều người phụ nữ như bà phải chịu đựng - nỗi đau từ hủ tục tàn bạo mà Souad chính là một nhân chứng hiếm hoi còn sống sót trên cuộc đời…

    Câu chuyện mở đầu bằng những suy tư non trẻ của một thiếu nữ mới chập chững vào đời. Những nỗi sợ mơ hồ từ sự khắt khe, độc ác của mẹ cha: Mẹ cô có thể giết thật nhanh những đứa con gái mới chào đời, cha cô có thể dùng kéo cắt lông cừu để cạo đầu con đẻ. Khủng khiếp là thế, nhưng ở cái làng này, mọi thứ lại trở nên quá đỗi bình thường. Tuy luôn mang trong mình nỗi lo sợ nhưng những xuyến xao vẩn vơ không phải là không lớn lên trong Souad. Vào một ngày, nhẹ nhàng như cơn gió lạ - cái gọi là tình yêu cũng đến. Chưa bao giờ Souad cảm thấy sung sướng đến thế. Đứng gần Faiez, ở cạnh anh trong một phút một giây trên cánh đồng lúa mì xanh mướt cũng là điều tuyệt diệu. Lần đầu tiên cô cảm nhận được mình, cảm nhận được sự tự do của trái tim và thể xác. Souad là một người con gái đang sống, đang yêu và quyết hy sinh hết thảy vì anh… Bất giác, tôi mừng thầm cho hạnh phúc của Souad!

    Nhưng rồi, điều bất hạnh nhất đã xảy ra. Vào một ngày, Faiez tống cô vào bãi cỏ - nơi đồng xanh rất đẹp, có cả những khóm hoa, những con cừu hiền lành suốt ngày nhẩn nha ăn cỏ. Faiez đã làm cái hắn muốn, làm trong im lặng… Những giọt nước mắt lăn dài vì đớn đau nhưng Faiez không hỏi vì sao cô khóc, hắn chỉ nhìn trân trân vào những giọt máu chảy ra giữa hai đùi và làm ra thể ngạc nhiên lắm. Souad chua xót, có lẽ gã tình nhân chỉ đang lợi dụng cô, có lẽ hắn nghĩ cô đã thất tiết trước khi gặp hắn, có lẽ hắn chỉ xem cô là con đĩ rẻ tiền. “Những giọt máu trinh được chùi tạm bằng mớ cỏ”, Souad đau đớn và thất thểu trở về… Trở về và dần mang trong mình một mầm mống nhỏ hoài thai….

    Souad đã mang thai sau 3 lần quan hệ với hắn, cố gắng hy vọng hắn xin cưới dù biết rằng sự thật rất mong manh. Tim tôi nhói đau khi chứng kiến cảnh Souad bị anh rể tưới xăng lên mình rồi bỏ chạy trong hoảng loạn cực độ. Tôi ghê tởm người mẹ ruột đang nhét bát thuốc độc vào miệng đứa con đang cháy từng thớ thịt. Phải, đứa con gái hiền lành, ngây thơ và khờ khạo, đứa con gái trao hết tất cả những gì thiêng liêng cho người yêu bây giờ chỉ còn là “một nhúm thịt mang hình hài con người nằm đau đớn trên chiếc cán cứu thương”, cơ thể bốc mùi chết chóc khiến ai ngang quá cũng kinh tởm và nôn thốc. “Tôi như bãi phân trong phòng vệ sinh, người ta giật nước đổ ào cuốn đi, thế là hết” - với Souad, sống sót được quả là một điều kì diệu, một phép lạ như câu chuyện cổ tích giữa đời thường…

    Nếu tôi ở trong hoàn cảnh của người con gái đáng thương ấy, có lẽ tôi đã không thể nào sống nổi. Cái chết về mặt thể xác đã đau đớn, nhưng cái chết về mặt tinh thần còn đớn đau gấp vạn. Có lẽ vì thế mà Souad đã tự nhận mình có hai kiếp sống: Kiếp sống đầu tiên là khi ở làng Cisjordanie và cuộc đời thứ hai ở Âu Châu sau khi thoát chết là một sự tái sinh kỳ diệu… Souad đã sống, đã bắt đầu lại cuộc đời nhờ Surgir, tổ chức nhân ái và bảo vệ phụ nữ. Cô đã tìm lại được đứa con sinh non 7 tháng và mọi kí ức đã qua trở thành những khoảng trống đến rợn người…

    Gom góp lại những mảnh vỡ kí ức với tiếng la hét, nguyền rủa, với lửa, máu, với những khuôn mặt chồng chéo lên nhau quả là điều đáng sợ. Thế nhưng người phụ nữ ấy đã tìm cách nhặt nhạnh để viết nên cuốn sách làm rung động hàng triệu trái tim người. Bởi thực ra, kí ức không mất, nó chỉ nằm yên, cho đến một ngày tỉnh giấc làm quặn thắt trái tim người - phải rồi, không ai có thể quên được - cái chết của chính mình…

    “Bị thiêu sống” được viết bằng ngôi thứ nhất, không cầu kỳ, hoa mỹ, không uyên bác tài hoa nhưng nó lại có khả năng làm thay đổi cuộc đời. Những câu chữ hiển hiện trên trang giấy rất thực, rất đau… Souad đã dũng cảm trở thành nhân chứng sống để lên án cái hủ tục đáng nguyền rủa ấy, để an ủi những người con gái đã nằm xuống ức oan trong lòng đất. Ngọn lửa tàn bạo có thể thiêu đốt những sinh linh bé bỏng nhưng nó không thể dập tắt ước mơ của những người đang sống - bởi họ, sẽ thay thế người ra đi để sống tiếp và sống thật tốt quãng đời còn lại…
    afamily online

  3. #172
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Lợi ích sức khỏe từ bột nghệ

    .

    Lợi ích sức khỏe từ bột nghệ

    Bột nghệ là gì?

    Bột nghệ là một loại bột màu vàng sáng thu được từ củ nghệ phơi khô và nghiền ra thành bột. Việc sử dụng bột nghệ để nhuộm màu, làm hương liệu thưc phẩm, đặc biệt hơn là phục vụ cho mục đích thẩm mỹ và chữa bệnh đã được phổ biến ở nền văn hóa cổ xưa của Ấn Độ. Bột nghệ được sử dụng trong hầu hết các món cà ri ở Ấn Độ, loại gia vị này hầu như không có calo (1 muỗng canh = 24 calo) và không cholesterol. Nó rất giàu chất xơ, sắt, kali, magie và vitamin B6.



    Lợi ích của bột nghệ trong Y Tế

    Hầu hết những lợi ích về sức khỏe mà nghệ mang lại chủ yếu từ thành phần chính là chất curcumin. Thành phần curcumin có trong nghệ đã được nghiên cứu rộng rãi là có khả năng điều trị và sử dụng trong các loại thuốc, dược phẩm khác nhau chủ yếu là do khả năng miễn dịch và đặc tính chống oxy hóa.

    Tăng cường miễn dịch

    Một trong những thuộc tính quan trọng nhất của thành phần cucurmin là điều trị và tăng cường khả năng miễn dịch.“Mạnh hơn 5-8 lần so với vitamin E và vitamin C, chất chống oxy hóa mang tính đột phá này giúp tăng cường khả năng miễn dịch của bạn, duy trì mức cholesterol bình thường, kìm hãm quá trình lão hóa”. Tiến sĩ Joseph Mercola nói về chất cucurmin có trong củ nghệ.Tuyên bố của ông được chứng minh bởi các nghiên cứu khác nhau. Ví dụ, Jagetia và Aggarwal tại Sở nghiệm Therapeutics, Đại Học Texas Trung Tâm Ung Thư MD Anderson, Houston, Hoa Kỳ đã báo cáo –

    “Thật thú vị, chất cucurmin với liều thấp cũng có thể tăng cường phản ứng kháng thể, điều này cho thấy cucurmin có lợi trong viêm khớp, dị ứng, hen suyễn, xơ vữa động mạch, bệnh tim, bệnh Alzheimer, tiểu đường, ung thư và có khả năng
    điều chỉnh hệ thống miễn dịch."





    Cucurmin bảo vệ chống lại một số bệnh gan
    như là điều hiển nhiên từ các nghiên cứu khác nhau được tiến hành ở chuột. Ví dụ, một nghiên cứu ở Mexico cho thấy chất cucurmin ngăn ngừa tổn thương gan cấp tính có ít nhất hai cơ chế: hoạt động như một chất chống oxy hóa bằng cách ức chế kích hoạt NF-kappaB, do đó sản xuất các cytokine tiền viêm. Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Lâm sàng cơ bản & Dược tiết lộ rằng: chất cucurmin có khả năng ngăn ngừa và chữa lành bệnh xơ gan, có thể là do khả năng làm giảm biểu hiện TGF-beta. Những dữ liệu này cho thấy cucurmin có thể là một antifibrotic hiệu quả và làm thuốc fibrolytic trong điều trị các bệnh gan mãn tính.




    Cucurmin ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tiểu đường
    .

    Điều này đã được chứng minh trong một nghiên cứu ở Thái Lan đăng trên tạp chí Diabetes Care, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng những người sử dụng các viên có chứa cucurmin thì bệnh tiểu đường ít có khả năng phát triển đến giai đoạn 2 hơn là những người không sử dụng. Lý do, nghệ làm giảm đề kháng insulin và ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, việc sử dụng cucurmin cần được duy trì trong một thời gian dài và thường xuyên bằng cách thêm bột nghệ làm gia vị trong các món ăn hàng ngày, kể cả những người không mắc bệnh tiểu đường.




    Cucurmin giúp
    giảm cân và giảm tỷ lệ mắc bệnh béo phì
    .

    Bệnh béo phì có khả năng gây viêm, một phần là do các đại thực bào trong mô mở của cơ thể sản xuất các cytokine có thể gây viêm ở các cơ quan như tim, tiểu đảo tụy, gan…Các nhà khoa học tin rằng nghệ ngăn chặn số lượng và hoạt động của các tế bào này, giúp giảm một số hậu quả tiêu cực từ béo phì.




    Cải thiện viêm khớp dạng thấp
    .

    Theo một nghiên cứu của Chandran và Goel tại Trung Tâm Y Tế Nirmala, Kerala. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng chất cucurmin điều trị bệnh viêm khớp an toàn và không có bất kỳ tác dụng phụ nào.




    Điều trị bong gân, sưng:
    với 1 ít bột nghệ, vôi và muối, là phương pháp khắc phục việc bong gân, sưng được thực hiện phổ biến và lâu đời ở Ấn Độ.




    Cucurmin trong nghệ có vai trò trong việc ngăn ngừa và điều trị bênh Alzheimer
    , theo một nghiên cứu được viết trong cuốn Biên Niên Sử của Ấn Độ Academy of Neurology. Bệnh Alzheimer là một bệnh suy thoái thần kinh đặc trưng bởi sự suy giảm nhận thức cùng với các hoạt động suy giảm của cuộc sống hàng ngày và thay đổi hành vi. Chất cucurmin sẽ làm giảm mảng bám của beta-amyloid, trì hoản sự suy thoái của tế bào thần kinh, thải kim loại, chống viêm, chống oxy hóa, cải thiện trí nhớ ở bệnh nhân Alzheimer.


    Ngăn ngừa ung thư:


    Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm nghiên cứu sinh học ung thư, Nam Dakota, cho rằng chất cucurmin có thể ngăn ngừa hiệu quả ung thư và điều trị phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Họ nhận thấy rằng dùng cucurmin ức chế sự phát triển của tế bào ung thư cổ tử cung bằng cách thay đổi con đường phân từ HPV liên quan đến ung thư cổ tử cung.




    thaolinh
    Jun 26th, 2014
    ladyviet online·

  4. #173
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Giáo dục: từ mối yêu thương gia đình đến tinh thần “tổ quốc trên hết“

    .

    Giáo dục:
    từ mối yêu thương gia đình
    đến tinh thần “tổ quốc trên hết“

    Miền Nam trước 75 đã chọn triết lý giáo dục là Dân tộc - Nhân bản - Khai phóng. Vì đề cao tinh thần dân tộc mà trong giờ địa lý, học sinh nào vẽ bản đồ Việt Nam mà thiếu hai quần đảo Trường Sa và Hoàng sa sẽ bị phạt nặng; ở phòng học nào cũng có treo câu khẩu hiệu: "Tổ quốc trên hết"...




    Cha dạy con trong Quốc văn giáo khoa thư
    Ảnh: TL

    Sách giáo khoa và kinh điển nói chung là cái hồn cái hạnh của giáo dục. Một công dân đã từng cắp sách đến trường đều có mang trong huyết quản cái hồn cái hạnh từ những trang sách giáo khoa - nghĩa là đã hấp thu trong tâm hồn một nền giáo dục chân chính. Tình yêu gia đình, nghĩa gia tộc, tình yêu quê hương đất nước đã từng được di dưỡng tưới tẩm từ thuở học trò. Nhà thơ Giang Nam có mấy câu thơ nói lên tầm ảnh hưởng của sách giáo khoa đối với tình yêu quê hương:

    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    Ai bảo chăn trâu là khổ
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao

    Những "trang sách nhỏ" đã hun đúc tình yêu quê hương của nhà thơ chính là bộ "Quốc văn giáo khoa thư" do học giả Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận biên soạn. Bộ sách nầy được chính thức giảng dạy ở các trường Tiểu học vào những thập niên tiền bán thế kỷ XX. Nhà văn Sơn Nam trong cuốn Hương rừng Cà Mau có kể câu chuyện "Tình nghĩa giáo khoa thư" thật cảm động .

    Chuyện kể một ông phái viên nhà báo được tòa soạn cử đi đòi nợ một độc giả mua báo dài hạn ở tận vùng xa xôi hẻo lánh. Nhà báo và độc giả qua một đêm tâm tình tương đắc và đồng cảm những bài học trong sách "Quốc văn giáo khoa thư" mà cả hai đã thuộc nằm lòng từ thuở nhỏ đã khiến sáng hôm sau nhà báo lên đường trở về tỉnh thành mà không hề đề cập đến chuyện tiền nong với anh độc giả nghèo yêu sách báo. Nhưng anh độc giả nọ đã chủ động nhắc món tiền nợ báo và xin được trả nợ bằng những sản vật hiện có trong nhà. Đọc "Tình nghĩa giáo khoa thư" người đọc cảm thấy hạnh phúc khi tìm lại chính mình qua từng trang sách nhỏ. Bộ "Quốc văn giáo khoa thư" gồm có ba quyển:

    -Quốc văn giáo khoa thư lớp sơ đẳng
    -Quốc văn giáo khoa thư lớp dự bị
    -Luân lý giáo khoa thư lớp đồng ấu




    Ảnh: TL

    Riêng luân lý giáo khoa thư chuyên đề dạy về phong hóa, lễ giáo cho học sinh từ thuở còn thơ. Đây là quyển sách giáo khoa lớp khai tâm dạy làm người. Đây cũng là nền tảng văn hóa Việt và đây cũng là trường hợp giáo dục đã làm tốt nhiệm vụ kép: vừa xây dựng cơ sở văn hóa cho ngày mai thụ hưởng; vừa vun bồi tưới tẩm truyền thống tốt đẹp của ngày hôm qua. Tôi xin được dẫn ra đây một số bài học luân lý trong quyển giáo khoa nầy: Thương yêu kính trọng ông bà cha mẹ, thương yêu nhường nhịn anh chị em; thờ cúng tổ tiên; giúp đỡ người trong họ, thương yêu tôi tớ trong nhà; yêu thương thầy dạy, tôn kính thầy dạy...

    Những bài học trên đây có thể ngày nay nhiều người cho rằng không còn hợp thời nữa. Nhưng có những việc "biết rồi khổ lắm nói mãi". Nói mãi hóa nhàm mà làm mãi vẫn chưa xong. Ngay đến những người lớn tuổi cả những kẻ thành đạt trong cuộc sống, nếu một ngày tự soi sẽ thấy mình còn vô vàn thiếu sót.




    "Quốc văn giáo khoa thư" và "Luân lý giáo khoa
    thư"
    được NXB Trẻ cho in lại - Ảnh: TL

    Một trong tám chữ học làm người (hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sĩ) chữ 'hiếu' đứng hàng đầu, chữ 'để' đứng hàng thứ hai. Hiếu là bổn phận đối với ông bà cha mẹ. 'Để' là trên kính dưới nhường - anh chị em trong nhà phải hòa hợp, nhường nhịn, thuận thảo cùng nhau. Quan điểm của các soạn giả "Quốc văn giáo khoa thư " là làm sao thể hiện được nét văn hóa đặc thù của Người Việt: lấy gia đình làm nền tảng cho xã hội, quốc gia, dân tộc. Một đứa trẻ không biết yêu thương ông bà cha mẹ, anh chị em trong nhà thì lấy gì bảo đảm rằng khi lớn lên nó biết yêu quê hương, đất nước, đồng bào, đồng loại? Gia đình, gia tộc là cái nôi của tình yêu thương và cũng là nơi trú ẩn an toàn nhất khi gặp phong ba bão tố trong cuộc đời.

    Xưa, có một bức tranh vẽ cảnh gia đình một nhà sum họp có tựa đề "Buổi tối trong gia đình": cha ngồi đọc báo, mẹ ngồi khâu vá, con học bài, bà kể chuyện cổ tích cho cháu. Trong bài thơ "Lượm" có câu thơ "Ở đồn Mang Cá / Thích hơn ở nhà" của Tố Hữu ca ngợi những đứa trẻ thoát ly gia đình... chỉ thích hợp với giai đoạn lịch sử lúc bấy giờ!

    Thời bây giờ tuổi trẻ ít gần gũi gắn bó với gia đình, không coi trọng các mối quan hệ trong thân tộc là do sách giáo khoa khai tâm thiếu những bài học đề cao tinh thần gia đình! Thậm chí đêm giao thừa là thời điểm thiêng liêng nhất để gia đình sum họp tiễn năm cũ, đón năm mới mà cũng không còn giữ được nếp xưa.

    Ngày nay, đêm giao thừa ta thấy thanh niên thiếu nữ tập trung ở các lễ hội (hội nhiều hơn lễ). Lễ lại chỉ là cái cớ để tụ họp vui chơi múa hát. Nếu giao thừa mà cả nhà ăn mặc tươm tất, sửa soạn bàn thờ ông bà, chuẩn bị cúng tổ tiên rồi sau đó là mừng tuổi chúc tết lẫn nhau ... thì theo người viết, thế mới gọi là đậm đà bản sắc dân tộc.

    Vậy phải chăng nói đến văn hóa là phải đề cập đến nhiệm vụ kép của giáo dục: nhiệm vụ xây dựng cơ sở văn hóa cho thế hệ mai hậu thụ hưởng, đồng thời bảo tồn di sản văn hóa của tiền nhân để lại?...

    10 August 2014
    Phạm Đạt Nhân
    Một Thế Giới

  5. #174
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Hợp Quần là Sức Mạnh

    .









    .

  6. #175
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Chú chó nhịn ăn, canh mộ chủ suốt 2 tuần

    .
    Chú chó nhịn ăn,
    canh mộ chủ suốt 2 tuần

    Ấn Độ: Chú chó nhịn ăn, canh mộ chủ suốt 2 tuần Trong suốt 2 tuần sau đó, chú chó này quyết không rời mộ của cậu chủ xấu số. Chú chó màu nâu cứ kiên cường bám trụ ở đó, bất chấp nắng mưa và không hề ăn uống g...

    Hồi cuối tuần trước, khi các tình nguyện viên Hội Chữ thập Xanh của Ấn Độ đi qua một nghĩa trang ở gần cầu Avadi, họ nhìn thấy một chú chó gầy gò, xơ xác đang nằm gục bên cạnh một ngôi mộ mới đắp, và tiếng rên rỉ của nó mất hút trong dòng xe cộ ồn ã ngang qua.

    Khi các tình nguyện viên đến gần để tìm cách giải cứu chú chó khốn khổ, họ rất bất ngờ khi thấy nó kiên quyết chống cự và không chịu rời khỏi ngôi mộ dù là một tấc. Chú chó chỉ dùng chân cào vào ngôi mộ và tru lên những tiếng thảm thiết.
    Khi nói chuyện với người dân sống xung quanh, các tình nguyện viên mới biết rằng chú chó này là của một thanh niên 18 tuổi tên là Bhaskar, người đã không may qua đời khi bị một chiếc xe chạy quá tốc độ đâm phải cách đây hơn 2 tuần.





    Chú chó gầy xơ xác nằm canh mộ cậu chủ suốt 2 tuần

    Trong suốt 2 tuần sau đó, chú chó này quyết không rời mộ của cậu chủ xấu số. Chú chó màu nâu cứ kiên cường bám trụ ở đó, bất chấp nắng mưa và không hề ăn uống gì, khiến cơ thể của nó ngày một xác xơ, nhưng nó kiên quyết không rời mộ chủ nửa bước.

    Người dân xung quanh cho biết mẹ của Bhaskar là một công nhân xây dựng đang trú ngụ trong một túp lều ở cạnh công trường gần đó. Khi đến túp lều này, các tình nguyện viên được bà Sundhari, mẹ của Bhaskar kể rằng chú chó Tommy đã được con bà nhận về nuôi từ cách đây 5 năm.

    Sau khi Bhaskar qua đời, bà cũng không thấy bóng dáng Tommy đâu nữa và nghĩ rằng nó đã đi lạc. Khi nghe chuyện kể của các tình nguyện viên, bà đã cùng họ tới thăm mộ con trai. Khi bà tới đây, Tommy đã cố lết về phía bà và phủ phục dưới chân bà.

    Tình nguyện viên Mukund J kể lại:

    “Lúc đó, bà Sundhari quỳ xuống vỗ về con chó, ôm nó vào lòng và bật khóc nức nở”.

    Bà Sundhari cho biết cuộc đời bà đã trở nên vô nghĩa kể từ khi đứa con trai duy nhất qua đời. Tuy nhiên việc chú chó Tommy vẫn một mực trung thành với chủ dù con trai bà đã qua đời chính là một lý do để bà sống tiếp, và bà đã quyết định đưa Tommy trở về nhà.

    Khi các phóng viên đến nhà của bà Sundhari, hàng xóm cho biết bà đã mang chú chó Tommy trở về quê cũ ở Tiruvannamalai.

    Ông Poorva Joshipura, giám đốc quỹ chăm sóc vật nuôi Peta của Ấn Độ cho biết:

    “Giống như con người, loài chó cũng biết yêu thương và đau khổ. Chúng tôi hy vọng những ai biết về câu chuyện này sẽ yêu thương, chăm sóc những chú chó trung thành của mình hơn”.

    Theo Khamphá
    -https://baomoi.com
    Last edited by khieman; 05-29-2018 at 05:51 PM.

  7. #176
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .

    Khoang bí mật trên máy bay
    mà hàng không giấu kín

    Thoải mái và nhiều khi sang trọng chẳng kém gì khoang VIP, những không gian đặc biệt này đều có trên các máy bay nhưng không phải ai cũng biết.



    Đó chính là khoang nghỉ ngơi dành cho phi hành đoàn, thường được bố trí ở vị trí đầu máy bay hoặc ở cùng khu vực chính như các hành khách còn lại. Hãng hàng không luôn muốn giữ kín thông tin về nơi này, có lẽ để tránh ghen tị từ các hành khách đi vé hạng thường.



    Cùng ngắm hình ảnh về những khoang nghỉ tuyệt vời của phi hành đoàn trên các chuyến bay được chia sẻ trên Twitter.
    Trong ảnh là khoang nghỉ trên máy bay Boeing 777.
    Giường nằm tạo cảm giác êm ái và ánh sáng cũng rất dịu nhẹ.



    Các khoang giường gọn gàng, sạch sẽ với rèm che
    và được trang bị cả tivi.




    Một khoang nghỉ khác với những chiếc gối màu hồng đậm ấm áp.
    Khách đi vé hạng thường trên máy bay hẳn luôn mơ ước có một chỗ ngả lưng thoải mái như thế này.




    8 giường ngủ dễ chịu luôn sẵn sàng giúp các thành viên phi hành đoàn
    phục vụ trên máy bay Etihad 777 thư giãn.




    Hình ảnh một nữ tiếp viên hàng không đang cười tươi như hoa
    trong khoang nghỉ dành cho phi hành đoàn.




    Thêm một hình ảnh nhí nhảnh của nữ tiếp viên hàng không
    trong khoang nghỉ dành riêng cho phi hành đoàn.




    Khoang nghỉ với gam màu kem trang nhã trên chiếc 787 Dreamliner.




    Còn đây là nơi các thành viên phi hành đoàn trên chiếc máy bay Airbus A350 nghỉ ngơi
    trong lúc đa phần hành khách đã đi vào giấc ngủ.




    Bên trong không gian tưởng có vẻ khá chật này lại là những tiện ích tuyệt vời
    như tai nghe điện thoại và máy tính, đèn đọc sách, bộ đồ ngủ và chăn ấm...

    Theo VTC News | Vef.vn
    Thứ sáu, ngày 29 tháng tám năm 2014


  8. #177
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Tình bạn ...

    .







    .

  9. #178
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Album “Bố và con gái khi mẹ vắng nhà”

    .
    Album
    “Bố và con gái khi mẹ vắng nhà”


    (Dân trí) - Những bức hình ngộ nghĩnh của một ông bố vụng về bên con gái nhỏ khi mẹ đi vắng sẽ khiến bạn cười ngặt nghẽo vì hai nhân vật chính quá đáng yêu.


    Với sự giúp đỡ của công nghệ photoshop hàng loạt những bức ảnh gây cười của một ông bố và cô con gái bé đã khiến các cư dân mạng trầm trồ thích thú và “share” (chia sẻ) liên tiếp ở trên các trang mạng xã hội.

    Với tiêu đề Người cha tuyệt vời nhất thế giới, anh Dave Engledow đến từ Tahoma Park, bang Maryland, Mỹ đã ghi lại những khoảnh khắc bên cô con gái hai tuổi bụ bẫm đáng yêu Alice Bee trong những hoạt cảnh tưởng tượng đầy ngộ nghĩnh.

    Nhìn những bức ảnh này có vẻ rất chân thực nhưng các bạn hãy yên tâm là kỹ thuật xử lý ảnh photoshop đã được áp dụng trong những tình huống nguy hiểm để đảm bảo không có bất cứ mối đe dọa nào tác động tới em bé. Mỗi bức ảnh đều được ghép từ nhiều bức riêng biệt và có khi mất tới hàng chục tiếng đồng hồ xử lý ảnh.

    Ban đầu những bức ảnh này được tạo ra để gây cười cho gia đình và họ hàng, bạn bè nhưng không ngờ nó lại được yêu thích tới vậy và mọi người cứ thế lan truyền tiếp khiến bộ ảnh càng lúc càng trở nên nổi tiếng.

    Bức ảnh thứ hai trong loạt ảnh này khắc họa lại tình huống có thật. Vì quá mải mê xem bóng đá mà có lần anh Engledow đã cho cốc cà phê của mình “bú sữa” còn em bé thì chưa biết nói nên cứ ngồi im ọ ẹ.

    Sau này anh Engledow thực hiện thêm nhiều bức hình khác để khắc họa hình ảnh người cha mệt mỏi do thiếu ngủ, với vẻ ngoài phờ phạc, hành động ngốc nghếch và vụng về khi chăm sóc cho con nhỏ. Đó là tình trạng chung của những người đàn ông mới bắt đầu trải qua thời kỳ làm cha.

    Anh Engledow đã khiến con gái nhỏ trở nên nổi tiếng nhờ hàng loạt những bức ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu này. Vợ của anh Engledow là một quân nhân và hiện giờ đang trong thời kỳ đóng quân ở Hàn Quốc, mọi nhiệm vụ chăm sóc con đều đặt lên vai chồng và cô cảm thấy rất hạnh phúc khi được ngắm những hình ảnh đáng yêu của hai cha con qua trang cá nhân trên mạng.




    Mẹ đi vắng, bố con mình nấu cơm




    Vừa xem thời sự vừa cho con… bú




    Cùng con tập ballet




    Con là áo cho cha đi làm




    Con thắng cha rồi nhé!




    Bé nghịch que pháo




    Bé cắt pizza




    Để con rán bánh cho cha ăn sáng




    Con muốn nghe truyện cổ tích, không phải tiểu thuyết tình cảm!



    Con dọn cả chỗ này nữa này!




    Cha bị muộn làm vì con đấy!




    Ong nhỏ bận rộn, thích gây bừa bộn




    Con không được làm xước chiếc cốc quý của cha




    Giúp cha cạo râu




    Con tắm hay cha tắm vậy?




    Cả nhà mình ăn sáng nhé!




    Dạy con làm thủ công




    Con thắng rồi!




    Cha con đua xe, mẹ uống sâm-panh ừng ực




    Giúp cha làm việc nhà




    Dọn dẹp đồ giúp cha




    Sao con nướng bánh cháy đen vậy?




    Bố ăn socola thỏ, con ăn socola cú




    Con uống sữa, bố tu bia




    Hãy xén cỏ để lấy tiền tiêu vặt con nhé!




    Con phải trở thành vận động viên Olympic




    Người cha tuyệt vời nhất thế giới!




    Giờ thì cha đã biết con giấu cái cốc quý ở đâu rồi




    Cha quên ko đóng nắp máy xay




    Nhậu đón năm mới nào!




    Cùng đón Noel




    Ăn đi con!
    Hồ Bích Ngọc
    Theo DM
    Dantri online

  10. #179
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .
    Cà phê Sài Gòn xưa

    Hồi xửa hồi xưa … có một Sài gòn người ta gọi cà phê là “cà phe”, đi uống cà phê là đi uống “cà phe” với giọng điệu rất là ngộ nghĩnh. Tiếng Tây gọi cà phê là Café, tiếng Anh là Coffee nhưng mấy xì thẩu Chợ Lớn thì gọi là “cá phé”. Vậy thì café, coffee, cà phê, cà phe hay là cá phé muốn gọi sao gọi nhưng ai cũng hiểu đó là món thức uống màu đen có hương vị thơm ngon, uống vào có thể tỉnh người nếu uống quá đậm có thể thức ba ngày không nhắm mắt…



    TRỞ VỀ THẬP KỶ 50: CÀ PHÊ VỚ

    Năm một ngàn chín trăm… hồi đó người Sài gòn chưa ai biết kinh doanh với nghề bán cà phê cả. “Xếp sòng” của ngành kinh doanh…có khói nầy là do các xếnh xáng A Hoành, A Coón, chú Xường, chú Cảo…chủ các tiệm hủ tíu, bánh bao, há cảo, xíu mại. Vô bất cứ tiệm hủ tíu nào vào buổi sáng cũng có bán món cá phé, cà phê, cà phe đi kèm để khách có thể ngồi đó hàng giờ nhăm nhi bàn chuyện trên trời dưới đất.



    Hồi đó chẳng ai biết món cà phê phin là gì đâu? Các chú Xường, chú Cảo, A Xứng, A Hía chỉ pha độc một loại cà phê vớ. Một chiếc túi vải hình phểu được may cặp với một cọng kẻm làm vành túi và cán. Cà phê bột đổ vào túi vải (gọi là bít tất, hay vớ đều được). Vì chiếc vợt cà phê nầy hơi giống như chiếc vớ dùng để mang giày nên “dân chơi” gọi đại là cà phê vớ cho vui. Chiếc vớ chứa cà phê nầy sau đó được nhúng vào siêu nước đang sôi, lấy đũa khuấy khuấy vài dạo xong đậy nắp siêu lại rồi… “kho” độ năm mười phút mới có thể rót ra ly mang ra cho khách. Chính cái “quy trình” pha chế thủ công đầy phong cách Tàu nầy mà dân ghiền cà phê còn gọi nó là cà phê kho bởi chỉ ngon lúc mới vừa “kho nước đầu”. Nếu ai đến chậm bị kho một hồi cà phê sẽ đắng như thuốc Bắc.



    Có mấy khu vực có những con đường qui tụ rất nhiều tiệm cà phê hủ tíu. Ở Chợ Cũ có đường Mac Mahon (đọc là đường Mạc Má Hồng, nay là đường Nguyễn Công Trứ) có rất nhiều tiệm cà phê kho từ sáng đến khuya. Khu Verdun – Chợ Đuỗi (nay là Cách Mạng Tháng Tám cũng đáng nể bởi cà phê cà pháo huyên náo suốt ngày.



    Ở bùng binh Ngã Bảy (góc Điện Biên Phủ và Lê Hồng Phong bây giờ) có một tiệm cà phê hủ tíu đỏ lửa từ 4 giờ sáng cho đến tận 12 giờ đêm. Còn nếu ai đi lạc vào khu Chợlớn còn “đã” hơn nhiều bởi giữa khuya vẫn còn có thể ngồi nhăm nhi cà phê, bánh bao, bánh tiêu, dà – chả – quải đến tận sáng hôm sau.

    CÀ PHÊ HỦ TÍU TÀU

    Sách phong thủy Tàu thường khuyên không nên cất nhà ở ngã ba, ngã tư đường vì dễ bị nạn xui xẻo nhưng các chú Xường, chú Hía, A Hoành, A Koón… thì đều chọn các nơi nầy làm chổ kinh doanh. Tuy Sài gòn, Chợ lớn, Gia Định, Phú Nhuận, Đa Kao có hàng trăm tiệm cà phê, hủ tíu Tàu nhưng nhìn chung chúng đều có một “mô – típ – made in China” khá giống nhau, tức là quán nào ở phía trước cửa cũng có một xe nấu hủ tíu được làm bằng gỗ thiết kế một cách cầu kỳ. Phần trên của xe được trang trí bằng những tấm kính tráng thủy vẽ những nhân vật Quan Công, Lưu Bị, Triệu Tử Long, Trương Phi trong truyện Tam Quốc Chí khá vui mắt.



    Bên trong quán hoặc xếp bàn tròn hoặc vuông. Khách vừa vào trong gọi “cá phé”, song mấy tay phổ ky vẫn bưng ra một mâm nào bánh bao, xíu mại, há cảo, dà chá quải đặt trên bàn. Khách dùng hay không cũng chẳng sao “pà – con – mà!”.



    UỐNG CÀ PHÊ PHẢI BIẾT CÁCH

    Như đã nói ở trên, hồi đó không có cà phê ta mà chỉ có cà phê Tàu. Vì thế uống cà phê Tàu phải có một phong cách riêng.

    Cà phê được mang ra dân ‘sành điệu” hồi đó ngồi chân dưới chân trên, sau khi khuấy nhẹ cho tan đường bèn đổ ly cà phê ra cái đĩa đặt phía dưới. Chưa uống vội, khách chậm rãi mồi điếu thuốc rít vài hơi để chờ cà phê nguội.



    Ông Sáu “ trường đua” nay đã 80 kể rằng hồi ông còn là một chú nhóc nài ngựa ở trường đua Phú Thọ ông cũng uống cà phê theo phong cách nầy, tức uống bằng đĩa chớ không uống bằng ly. Bàn tay phải nhón lấy cái đĩa đưa lên miệng và húp sì sụp:

    “Uống vậy mới khoái, mới đúng kiểu của dân từng trải”, ông Sáu “trường đua” nói với vẻ tự hào. Ông còn kể cho tôi nghe chuyện ông từng ăn mảnh ở mấy tiệm hủ tíu bánh bao hồi năm sáu chục năm về trước với giọng khoái trá:

    “Hồi đó tao làm nài ngựa. Hôm nào ngựa thắng độ thì nài được chủ ngựa thưởng cho bộn tiền. Hôm nào ngựa thua thì coi như đói. Không sao, 73 gần trường đua có một tiệm hủ tíu cà phê. Vào búng tay chóc chóc gọi cà phê. Cứ cho mấy thằng phổ ky mang bánh bao xíu mại ra bày trên bàn. Đợi đến khi nó mang cà phê ra rồi bỏ chạy sang bàn khác thì nhanh tay gở miến giấy phía dưới cái bánh bao ra và khoắng ngay cái nhân phía trong tọng vào miệng rồi đậy bánh lại như cũ. Thế là chỉ tốn ly cà phê vài xu mà đã có cái nhân bánh bao to đùng ngon lành trong bụng rồi”.

    Theo ông Sáu “trường đua” thì các chủ tiệm cà phê hủ tíu hồi đó rất chiều khách. Sì sụp húp cà phê bằng đĩa xong muốn ngồi bao lâu cứ ngồi, hết trà cứ hô lên “xà dẵm” là có người mang ra bình trà mới, uống chừng nào chán thì đi. Khi được hỏi tại sao dân “sành điệu” lại không uống bằng ly mà lại… húp cà phê bằng đĩa, ông sáu “trường đua” lắc đầu nói không biết chỉ biết dân “sành điệu” chơi vậy mình cũng bắt chước chơi vậy thôi, vậy mới là… sành điệu!

    CÀ PHÊ PHIN HAY CÀ PHÊ ‘NỒI TRÊN CỐC”



    Dòng cà phê… vớ cà phê kho lững lờ trôi như thế hằng thế kỷ của thiên kỷ trước là như thế, cứ vào tiệm hủ tíu mà uống cà phê đổ ra đĩa rồi sì sụp húp thì được xem như đó là phong cách của dân chơi sành điệu.

    Một người tên ông Chín “cù lủ”, một tay bạc bịp nay đã hoàn lương cho rằng dân cờ bạc, dân giang hồ hồi đó chẳng đời nào bưng ly mà uống như ngày nay. Kẻ ngồi nghiêm túc, nâng ly lên uống như uống rượu bị các đàn anh “húp” đĩa xem khinh bằng nửa con mắt, coi như hạng… “bột” lục hục thường tình không đáng kết giao.

    Nhưng rồi cái quan điểm húp cà phê trên đĩa mới… “sang” cũng đến lúc phải lụi tàn, vì bị chê là kiểu uống bẩn, uống thô vụng khi trào lưu cái phin “filtre” bắt đầu xuất hiện và đã làm biến dạng cái kiểu uống cà phê trong tiệm hủ tíu.
    Vào thập niên 60 Nhà hàng Kim Sơn (nằm trên góc Lê Lợi – nguyễn Trung Trực) mở cú đột phá ngoạn mục bằng cách bày bàn ghế ra hàng hiên dành cho các văn nghệ sĩ trẻ chiều chiều ra đó bàn chuyện văn chương và… rửa con mắt. Hồi đó cà phê Kim Sơn chỉ có một đồng một cốc bằng giá vé xe buýt dành cho học sinh. Mặc dù chủ quán Kim Sơn lúc đó vẫn là người Hoa nhưng đã tiếp thu phong cách cà phê hè phố của dân Pari (Pháp).



    Theo lý thuyết, những giờ uống cà phê là những giờ thư giản hoàn toàn, vừa nhăm nhi từng ngụm nhỏ cà phê dặc sánh vừa ngắm quang cảnh sôi động đông vui của đường phố. Thuở ấy con đường Lê Lợi vẫn còn những hàng me. Vào những ngày me thay lá, dưới ánh nắng chiều phớt nhẹ, lá me vàng khô rơi tản mản như hoa “com – phét – ti” lấp lánh làm cho đường phố trở nên… “mộng mị” và thơ…




    Kim Sơn biết tận dụng ưu thế chiếm lĩnh một góc ngã tư, tầm nhìn rộng bao quát để khai thác dịch vụ cà phê hè phố. Cái phin đã trở nên quen thuộc, cao cấp hơn cái vợt cái vớ của cà phê kho trên cái siêu đất “phản cảm” xưa.

    Thời điểm nầy những nhà văn, nhà báo, các nhà doanh nghiệp tên tuổi cũng có những quán cà phê sang trọng xứng tầm với địa vị của họ. Những La Pagode, Brodard, Givral, Continental là nơi gặp gỡ, giao lưu của giới thượng lưu Sàigòn.

    CÀ PHÊ TÂY

    Cà phê La Pagode khách không ngồi ghế sắt ghế gỗ mà ngồi trên những salon bọc da để phóng tầm mắt nhìn ra con đường Catinat (nay là Đồng khởi) con đường đẹp và sang nhất của Sàigòn. Cách La Pagode độ trăm mét Nhà hàng Continental cũng mở một không gian cà phê sang trọng đúng phong cách “Phăng – se”. Đối diện Continental là tiệm cà phê Givral nơi nổi tiếng với những món bánh ngọt tuyệt hảo. Tiệm tràn ngập ánh sáng bởi những khung cửa kính nhìn ra Nhà Hát Lớn (nay là Nhà Hát TP) với một bầu trời khoáng đãng. Những nhà báo, văn nghệ sĩ thường ghé đây uống cà phê trước khi tỏa đi khắp nơi cho công việc riêng của họ.






    Còn một quán cà phê với một phong cách phương Tây như bàn ghế, trang trí nội thất sang trọng cũng nằm trên con đường nầy là quán cà phê Brodard. Với một phong cách cũng gần giống với La Pagode, không gian Brodard yên tĩnh, ánh sáng thật nhạt để khách có thể thả hồn êm ả bên tách cà phê nóng hổi quyện hương thơm.



    Có thể nói từ giai đoạn nầy người Việt Nam ở Sàigòn “thức tỉnh” trước thị trường buôn bán cà phê mà từ lâu họ đã bỏ quên và đã để cho các chú Hoành, chú Koón, chú Xường… tự do khai thác.

    Khi qua tay người Việt quán cà phê không còn luộm thuộm những cái ‘đuôi” mì, hủ tíu, hoành thánh, xíu mại, há cảo, bánh bao… nữa mà nó thuần túy chỉ có cà phê nhưng được chăm chút một cách tỉ mỉ hơn, biết tạo ra một không gian tao nhã hơn, thu hút hơn…

    CAFÉTÉRIA CA NHẠC

    Để gần gủi hơn, thu hút khách hơn và cũng mang tính giải trí hơn, một số nơi đã ổ chức hình thức phòng trà ca nhạc theo dạng Cafétéria.

    Cafétéria rộng thoáng hơn những “Tháp ngà” La Pagode, Brodard, Givral, Continental… nơi đây không phải chổ để trầm tư, bàn luận chuyện đời mà hoàn toàn là chổ vui chơi giải trí.



    Trên đường Bùi Viện đầu những năm 60 mọc ra một cái quán với tên là Phòng trà Anh Vũ. Tuy là phòng trà nhưng có thiết kế một sân khấu nhỏ vừa cho một ban nhạc bỏ túi đệm đàn cho những ca sĩ tăm tiếng được mời đến trình diễn như Bạch Yến, Mai Hương, Duy Trác, Cao Thái… Lúc đó phòng trà Anh Vũ là điểm hẹn của nhiều người dân Sàigòn cũng như những văn nghệ sĩ sinh sống tại đây. Con đường chật hẹp Bùi Viện bổng đêm đêm sáng lên rực rở ánh đèn Anh Vũ, người xe tấp nập đông vui.

    Một Cafétéria khác theo cách của Anh Vũ cũng đã mọc lên bên cạnh rạp Ciné Việt Long (trên đường Cao Thắng) với tên Phòng trà Đức Quỳnh. Ca sĩ kiêm nhạc sĩ tóc dài Đức Quỳnh là chủ nhân của cái Cafétéria nầy. Đức Quỳnh với cây Piano và giọng ca trầm ấm của ông và những ca sĩ Minh Hiếu – Thanh Thúy, Phương Dung đã thu hút một số đông người yêu nhạc đêm đêm đến đây vừa giải khát vừa giải trí một cách tao nhã.

    Rồi tiếp theo là cà phê Cafétéria Jo Marcel, trên đường Hai Bà Trưng, Đêm Màu Hồng trên đường Tự Do (nay là đường Đồng Khởi) thi nhau mọc lên đẩy “Nền văn hóa ẩm thực” cà phê lên một tầm cao hơn, tức vừa uống cà phê vừa được thưởng thức những ca khúc do các ca sĩ, nhạc sĩ có tiếng trình bày.



    Một Phòng trà ca nhạc khác cũng khó quên chính là phòng trà Bồng Lai nằm trên sân thượng của Nhà hàng Kim Sơn mở cửa hàng đêm từ 9 giờ tối. Ở đây khách thường xuyên được nghe giọng ca vàng đương thời, ấy là ca sĩ Anh Tuyết với bài hát “Anh đèn Màu”.

    Cũng như ca sĩ Cao Thái nổi tiếng với bài “Mexico”, ca sĩ Anh Tuyết mỗi lần trình diển “Anh đèn Màu” là bà hát với những dòng nước mắt. Nội dung ca khúc là nói về tâm trạng của người nghệ sĩ là ca hát để người mua vui để rồi khi ánh đèn màu tắt người nghệ sĩ lại một mình giữa cô đơn… Có lẽ do cái nội dung u buồn ấy đụng chạm vào nỗi lòng của bà nên bà rất ít khi chịu hát nhạc phẩm ấy. Nhưng hầu như đêm nào cũng có người yêu cầu, trừ những người thân quen bắt buộc phải đáp ứng, còn thì Anh Tuyết xin lỗi từ chối khéo.

    LẠI QUAY VỀ CÀ PHÊ VỚ ĐÔNG VUI

    Những ngày đầu sau khi thanh bình, Sàigòn lại rộ lên phong trào cà phê hè phố. Những quán cốc che tạm tấm bạt bên lề đường với những chiếc ghế gỗ lùn làm chổ tụ họp của các thanh niên vui đón những ngày hạnh phúc mới.

    Vòng quanh Hồ con Rùa, xuống đến Phạm Ngọc Thạch, quẹo qua Nguyễn Đình Chiểu có hàng mấy chục “túp lều” cà phê như thế mọc lên san sát bên nhau.

    Trên đường Trần Quốc Thảo gần Hội Văn Nghệ TP, một số anh em văn nghệ cũng mở quán cà phê cóc bên vệ đường để anh em hội tụ, gặp gở sau khi chiến tranh đã kết thúc.

    Chỉ là cà phê hè phố nhưng đông vui, uống một cốc cà phê siêu, cà phê vớ nhưng thoải mài ngồi cả ngày cũng chẳng ai rầy rà. Sau khi hết tiếng súng nổ, hết hỏa châu đầy trời, hết bắt lính, thanh niên, sinh viên Sài gòn vui vẻ chào đón những ngày cách mạng đông vui ngoài phố. Và các ‘quán cốc liêu xiêu một câu thơ” bên các vĩa hè là chổ dừng chân để… “tám” đủ thứ chuyện trên trời dưới đất.



    Chỉ có ai ở tuổi thanh niên vào thời điểm lịch sử có một không hai đó mới thấy được cái thú ngồi quán cà phê bụi lụp xụp mà hầu như đường nào cũng có. Có người còn có thuốc Ruby, Con Mèo để phì phàbên ly cà phê vớ nhưng để… phiêu bồng hơn một số lớn thanh niên chơi… “bốc – lăn – se” tức thuốc vấn. Anh nào cũng thủ sẵn một bọc trong túi xách để sẳn sàng bày ra cho bạn bè tha hồ vừa bốc vừa lăn vừa se vừa liếm vừa dán rồi phì phèo nhả khói

    Cà phê quán cóc (nhảy nay chổ nầy mai chổ khác như cóc nhảy ấy mà) thời ấy được coi như thời huy hoàng lãng mạn nhất của nền… văn hóa ẩm thực cà phê cóc Sàigòn. Ban ngày đã rộn ràng như thế đến đêm bên những ngọn đèn dầu lù mù loanh quanh những con đường trong thành phố cũng có những quán cóc để dân mê cà phê, mê hòa bình được tận hưởng những giờ phút, sảng khoái, thanh bình, yên ả nhất của đời mình.

    SÀIGÒN DĨ VÃNG VÀ SÀIGÒN BOLSA

    Sàigòn một thuở là Hòn ngọc Viễn Đông, một Paris lấp lánh khắp cõi Châu Á, tới hôm nay, đã mang tên khác, nhưng người ta vẫn quen gọi tên cũ chính danh là Sàigòn. Một thành phố mãi mãi vẫn mang tên là Sàigòn. Sàigòn của muôn đời. Sàigòn trong trái tim người đang sống ở thành phố đó hay lưu lạc khắp năm châu thế giới..

    Người Sàigòn không nhất thiết phải sinh ra tại đó, có bao nhiêu đời Ông Bà Cha Mẹ từng lập nghiệp lâu năm bền vững. Một người, bất cứ ai, cũng có thể nhận chính mình là dân Sàigòn, dù chỉ ở đây một ngày, một tuần hay một tháng, một năm. Chỉ sống một ngày ở Sàigòn, nhưng yêu Sàigòn mãi mãi, và mang Sàigòn ở trong tim, như một phần của thân xác, linh hồn mình. Chỉ như vậy thôi, người ta có thể ngẩng cao đầu, tự hào vỗ ngực tuyên xưng, tôi chính là dân Sài gòn.

    Tóm lại, Sàigòn là của tất cả mọi người suốt giải giang sơn, từ Bắc qua Trung tới Nam. Sàigòn như một hiền mẫu, dang vòng tay ôm thương yêu quảng đại tới con người tứ xứ, không phân biệt Bắc, Trung, Nam và ngay cả người ngoại quốc nữa.

    Một người Pháp sinh ra ở Paris, bỗng dưng một hôm tuyên bố, từ nay tôi không còn là một Parisien, cư dân ở Paris nữa. Tôi là người Sàigòn và sẽ ở lại đây cho tới cuối đời. Thế là dân Sàigòn bèn gọi chàng Tây là anh Hai, hoặc anh Tư gì đó. Tinh thần người Sàigòn là như vậy đó, thiệt là cởi mở và phóng khoáng.

    Một nhạc sỹ sáng tác nhạc gửi: “Sàigòn ơi! Ta hứa rằng ta sẽ trở về” . Rồi chàng cũng đã trở về thật, sau hơn chục năm xa cách. Nhưng chàng khám phá ra mình thực sự mất Sàigòn trong thực tại. Thế nên, nếu có sự trở lại, thì chỉ còn một hành hương về Sàigòn trong quá khứ với ngọc ngà dĩ vãng..

    Hãy cùng trở về Sàigòn từ một ký ức xa tắp mù khơi. Sàigòn của những thập niên 1950 từ hơn nửa thế kỷ trước. Sàigòn với các hộp đêm, sòng bài Đại Thế Giới, Chợ Lớn, một Las Vegas thu nhỏ. Tại đây có đủ loại sòng bài và cách chơi khác nhau, lại có chỗ giải trí như xe nhỏ chạy bằng điện húc nhau đùa rỡn, hiện nay Las Vegas vẫn còn trò chơi này. Khu văn nghệ khác như phòng trà vũ trường. Con đường Trần Hưng Đạo Galliéni, Đồng Khánh chạy dài từ Sàigòn tới Chợ Lớn dài vun vút dẫn khách tới sòng bài, lưu thông hàng ngàn chiếc xe hơi nối đuôi nhau, đèn pha sáng chói, chẳng khác gì đại lộ Champs Elyseé tại Paris.



    Đường Richaud Phan Đình Phùng quả thật văn nghệ với quán cà phê Gió Nam nỗi tiếng vì cô hàng café tuyệt sắc giai nhân. Nàng có nước da trắng xanh liêu trai với mái tóc thề ngây thơ nữ sinh. Nhân vật đã đi vào truyện Duyên Anh, qua bao chàng trai say đắm, tranh đua nàng, từ trí thức đến du đãng yên hùng. Cũng tại đường Phan Đình Phùng với quán phở Con Gà sống thiến cùng hai kiều nữ con chủ quán, nổi danh tài sắc. Yến Vỹ cùng chị, cả hai để mái tóc bồng rối như minh tinh Brigitte Bardot. Bao thực khách đến chẳng phải phở ngon, nhưng vì Yến Vỹ đẹp lại hát hay. Thì ra ngoài quán café, nhà hàng phở giai nhân cũng khiến một chàng Cử Văn Khoa phải vào nhà thương điên vì tình si. Phan Đình Phùng còn thêm café quán Luật Khoa và cơm gà Xing Xing, với những giai nhân lai Pháp, càng làm thêm Sàigòn có một chút Paris.

    Sàigòn by night đã là những phòng trà ca nhạc và vũ trường khiến màn đêm Thành Đô trở nên lung linh ảo huyền, như một ngàn lẻ đêm huyền thoại. Nổi bật nhất từ cuối thập niên 50 là phòng trà ca nhạc Anh Vũ. Nơi đây khởi đi cho nhiều danh ca sau này. Thanh Thúy ở tuổi mượt mà thanh xuân đôi tám đã hát từ Anh Vũ, làm mê say bao tao nhân mặc khách. Người ta mê Thanh Thúy vì có lối trình diễn độc đáo bên giọng ca trầm buồn. Thanh Thúy vừa hát vừa đưa tay vuốt làn tóc buông rơi, sau đó gây chú ý là tự vuốt đôi chân ngọc tuổi dậy thì, có lúc nàng lại vưốt cây micro nữa, khiến các chàng trai sởn da gà vì sốt nóng lạnh. Ban CBC thuở Anh Vũ đã là ban nhạc kích động nhỏ nhất thế giới, với tuổi khoảng sáu, bảy mà thôi. Thảm kịch cũng xảy ra cho phòng trà Kim Điệp Sàigòn, khi một chàng Tây lai bị giết. vì dám cặp kè với người đẹp Tuyết Không Quân. Tuyết là một giai nhân nổi tiếng sát phu qua hai đời chồng bị tử nạn trong chiến tranh. Phòng trà Kim Điệp sau vụ ấu đả vì ghen tuông. bị đóng cửa để trở thành Nhà sách.

    Quán café trà thất đẹp nhất Sàigòn phải kể là Quán Gió, sau thành “Hầm Gió”, thiết trí sâu dưới đất, như một hầm rượu bên Âu châu. Người đẹp ngồi cash, bên một thùng rượu làm thành cái bàn khá ngoạn mục. Ca sỹ Thanh Lan thường có buổi trình diễn tại đây
    Chính những phòng trà đêm Sàigòn đã đưa nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn lên đỉnh cao. Nhiều ca khúc phản chiến cấm hát ở Đài phát thanh nhưng tại phòng trà thì vẫn được trình diễn tự do.



    Vũ trường, phòng trà Sàigòn còn ghi lại một thiên tình sử đẫm lệ, khi nữ ca sỹ Diệu Anh kiều diễm hát hay, đã tự tử vì . . . bị một nam ca sỹ bỏ rơi. Chàng trai bạc tình sau đó vì buồn và hối hận đã bỏ hát vài năm. Đêm Sàigòn trà thất vũ trường còn ghi đậm cây si thường xuyên Mai Thảo và Hồng Dương, để viết thêm những tình sử lâm ly với hai nữ danh ca khác.

    Đêm Sàigòn bạc vàng, bạc triệu với Lệ Thu và Khánh Ly, những tiếng hát vàng ròng cả nghĩa trắng lẫn nghĩa đen, vì lương tháng hai nữ danh ca này lên tới một triệu. Trong khi đó, lương một Đốc sự, Phó Quận trưởng tới năm 1975 chỉ có 33 ngàn đồng một tháng.

    Vũ trường thơ mộng nhất Sàigòn là Mỹ Phụng ngay tại bến Bạch Đằng. Thuở đó cuối thập niên 50 đầu 60, người ta thích đi Mỹ Phụng vì ban đêm có gió sông Sàigòn mát dịu lại thêm nữ danh ca Lệ Thanh. Nàng chuyên hát những tinh khúc ướt át, trong điệu slow tắt đèn, mờ ảo như “Dang dở ” “Nỗi Lòng”. Tiếng hát mê đắm Lệ Thanh đã thu hồn một Bác Sỹ trở thành phu quân của nàng.

    Đêm Sàigòn ngọc ngà dĩ vãng khiến người ta khó quên được vì những dạ vũ Bal Famille có khi kéo dài từ đêm suốt sáng. Ai có ngờ cô bé Mai đen 16 tuổi, thường đi với bé Phú, sau này lại trở thành ca sỹ Khánh Ly nổi danh cho tới nay. Phú mệnh danh là Phú chuột, trắng trẻo, mũm mĩm xinh như thỏ con, thường nhảy cùng Mai với đám bạn trai. Mai nhảy có khi bỏ cả giày cao gót giữa đêm vui đã gần rạng sáng.

    Thuở ấy, người đi dạ vũ phải trầm trồ khen ngợi tài nhảy của Tony Khánh, thường nhảy cặp với vợ. Mỗi lần Khánh cùng phu nhân ra sàn nhảy, mọi người đều ngừng khiêu vũ để thưởng thức tài nghệ bậc sư biểu diễn. Sau đó là pháo tay nổ ròn như ngày Tết.



    Hòn ngọc Viễn Đông Sàigòn từ thập niên 50 nay đã trên nửa thế kỷ, Sàigòn đã đổi tên. Người Sài Gòn đã bay xa, lập thành bao nhiêu Little Sàigòn rải rác khắp hải ngoại . Và dân Sàigòn năm xưa, những chàng trai hào hoa phong nhã, bao giai nhân ca sỹ lừng danh, nay đã thất thập cổ lai hy, hay gần mấp mé tuổi hạc. Thế nhưng trái tim chằng bao giờ già. Bởi vậy nói như Thi sỹ Thanh Tâm Tuyền ta gọi tên ta, Sàigòn cho đỡ nhớ. Hỡi những Đêm Mầu Hồng, Queen Bee, Arc En Ciel, Mỹ Phụng, Tự Do . . . Những đêm vui thắp sáng kỷ niệm, những ngày xuân mãi mãi xanh tươi, để làm thành một Thủ Đô Sàigòn bất tử, ta yêu lắm và yêu mãi mãi. Sàigòn trong lời nhạc của Ngô Thụy Miên, thì dù Em của ta có đi khắp thế giới Paris, Vienne, cũng chẳng thể tìm đâu đẹp hơn Sàigòn của ta ngày hôm qua dĩ vãng cũng như Sàigòn mai sau.


    Biên soạn từ nguồn lophocvuive onlinr
    Ảnh sưu tầm
    4muangon online
    Last edited by khieman; 06-25-2017 at 02:45 AM.

  11. #180
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Kỳ tích sông Hàn

    .
    Kỳ tích sông Hàn





    Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích vì tính sĩ diện của người Hàn Quốc rất cao, lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa.



    Nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên từ cách đào tạo của giáo dục phương Tây phù hợp với đặc trưng châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn thời gian, chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, để còn lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.



    Đúng 20 năm, đến 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn lại khủng khiếp như thế. Ô-tô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo...bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó, dù dân số chỉ bằng 1/3. Không ai biết trong 20 năm đó, cả dân tộc Hàn Quốc đã nắm chặt tay với quyết tâm thoát nghèo như thế nào. Trên tivi chỉ có 2 chương trình là "dạy làm người" và "dạy làm ăn", từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng, đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, đến cách tạo dựng một nhà máy.



    Từ một dân tộc "xin việc", tức các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt nhà máy tại Hàn và thuê lao động Hàn, Hàn Quốc bắt đầu khan hiếm lao động và trở thành dân tộc đi "cho việc", tức xây dựng các nhà máy ở nước ngoài và hàng triệu người Trung Quốc, Thái Lan, Philippines đứng xếp hàng xin các ông chủ Hàn Quốc cho họ việc làm. Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật Bản thành dân tộc đi cho việc người khác.




    Năm 1988, pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, người Hàn Quốc ôm nhau và cười trong nước mắt, hơn 100 quốc gia giàu có nhất trên thế giới miễn visa cho họ, Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài người. Nhưng thách thức mới lại xuất hiện, vì bây giờ không phải là Nhật Bản nữa, mà là Hồng Kông và Singapore, 2 cực hút nam châm của cả châu Á về tài chính, thương mại và giải trí. Phim Hồng Kông tràn ngập thị trường và không có đối thủ. Người Hàn tuyển chọn ngay 2000 sinh viên ưu tú nhất, cử sang Holywood, điên cuồng học hành, từ đạo diễn, diễn viên, phục trang đạo cụ ...4 năm sau tốt nghiệp, năm 1992, những bộ phim Hàn Quốc đầu tiên ra đời như Cảm xúc, mối tình đầu, hoa cúc..với một thế hệ diễn viên đẹp từng milimet và hợp nhãn người châu Á.




    Ngành làm phim phối hợp với ngành thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng, bắt đầu xâm nhập vào các thị trường. Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Hanluy nổi tiếng. Người Nhật điên cuồng, người Trung Cộng điên đảo, các nước Đông Nam Á thì chỉ biết ụ pa ơi, ụ pa hỡi. Phim Hồng Kông bị đá văng ra khỏi thị trường cho thuê băng đĩa.

    Năm 1988, ngoài 2000 người đi Holywood để xây dựng công nghiệp điện ảnh, ngần ấy người được cử đi Milan và Paris để học về thời trang, mỹ phẩm. Các tập đoàn như xe Kia, Samsung, Hyundai còn thuê cả ê-kip thiết kế của các hãng xe Đức như Mercedes, BMW làm việc cho họ, với tham vọng xuất khẩu xe sang Mỹ và châu Âu. Muốn bán cho Tây thì bao bì nhãn mác phải có óc thẩm mỹ của Tây, chứ kiểu" tròn tròn xinh xinh" của dân châu Á, tụi Tây không thích, không bán được. Có những năm, những mẫu xe của Hyundai bán chạy nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người Mỹ bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt khác, ngưỡng mộ và ngạc nhiên, thích thú.




    Ngoài ra, những sinh viên giỏi toán nhất được hướng theo ngành tài chính ở các đại học lớn ở Mỹ, với tham vọng Seoul thành một London, New York. Các quỹ đầu tư ra đời, tự tìm kiếm các nhà máy mới khởi nghiệp be bé để rót tiền vào, tham gia vào quản trị. Không chỉ trích, chỉ góp sức góp trí để xây dựng. Một người Hàn giàu có là cả dân tộc Hàn giàu. Hệ thống bán lẻ Lotte phải có nghĩa vụ mang hàng hoá Hàn đi khắp nơi, ông lớn Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên giỏi nhất châu Á về cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt nghiệp xong phải mấy năm phục vụ cho họ. Họ gom trí tuệ của cả châu Á để chinh phục thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, cạnh tranh đối đầu với Apple, đối đầu với cả một tập thể trí tuệ thung lũng Silicone, cứ như Airbus của châu Âu cạnh tranh với Boeing vậy.



    Người Hàn Quốc, dù dân thường hay sếp lớn, tất tần tật mọi thứ họ phải dùng Made in Korea, dù lúc sản phẩm kém cỏi còn xấu xí và đầy lỗi của thập niên bảy mươi hay hiện đại tinh xảo như bây giờ. Nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm nhem nhuốc của thời khởi nghiệp, thì doanh nghiệp còn tồn tại đâu mà có sản phẩm tinh xảo sau này?

    Tony nhớ lần đi Hàn đầu tiên, mùa thu năm 2005, bà chị ở VN cẩn thận ghi tên mấy nhãn hiệu mỹ phẩm ưa thích của chị ấy cho mình mua giùm. Ở cửa hàng mỹ phẩm, cô bán hàng mặc bộ váy veston đen, chạy như bay lấy hết sản phẩm này đến sản phẩm khác cho Tony xem, đều là của Hàn cả. Do tiếng Anh không nói tốt nên cô cứ giải thích bằng tiếng Hàn đến lúc giọng khàn đặc. Đến lúc Tony lấy tay chỉ hộp phấn Lancom, thì cô thất vọng oà khóc. Cô khóc vì cô đã không thành công khi tình yêu nước của cô không thuyết phục được khách hàng. Tony nhìn cô ấy sững sờ, lẽ nào chỉ là 1 cô gái bán hàng bình thường mà có lòng yêu đất nước mãnh liệt thế sao? Tony thôi bèn mua mấy hộp mỹ phẩm của Hàn, dù chẳng biết có tốt không, vì kính phục quá. Lúc Tony bước ra khỏi cửa hàng, ngoái lại vẫn thấy cổ gập đầu cung kính.




    Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng. Và Tony biết, sau lưng của mỗi công dân luôn là tổ quốc.


Trang 18 / 19 ĐầuĐầu ... 816171819 Cuối Cuối

Chủ Đề Tương Tự

  1. Xôi chiên giòn
    By sophienguyen in forum Món Chính Chọn Lọc
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 12-19-2016, 01:30 AM
  2. Dư âm "nồi cháo lú " ....
    By giavui in forum Tranh Ảnh Hài Hước
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 10-21-2014, 02:26 AM
  3. Nồi Cháo Thịt - Nhật Tiến
    By khieman in forum Truyện Ngắn
    Trả Lời: 3
    Bài Viết Cuối: 11-19-2013, 11:31 PM
  4. Chiếc nồi đắt nhất thế giới
    By duyanh in forum Chuyện Lạ Đó Đây
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 06-23-2011, 11:08 AM
  5. ăn mừng nồi cháo lú trên 10500 điểm
    By ablue in forum Quán Ông 8 Bà 8
    Trả Lời: 6
    Bài Viết Cuối: 06-04-2011, 09:15 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •