Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Khi bắt đầu yêu tức là bắt đầu bước vào cuộc sống.
Tục ngữ Pháp
Trang 19 / 19 ĐầuĐầu ... 9171819
Results 181 to 189 of 189

Chủ Đề: Nồi Cháo Lú

  1. #1
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Nồi Cháo Lú

    .

    Khoan dung





    “Vào những kỳ đả thiền thất do thiền sư Bankei chủ trì, có rất đông thiền sinh từ nhiều miền trên nước Nhật về tham dự.

    Tại một trong những kỳ thiền thất như thế, có một đệ tử bị bắt về tội ăn cắp. Sự việc được trình lên thiền sư Bankei với lời đề nghị kẻ phạm pháp phải bị tống xuất. Nhưng thiền sư Bankei bỏ qua. Sau đó, người đệ tử lại tái phạm và bị bắt, và cũng như lần trước, thiền sư Bankei lại bỏ qua.

    Sự việc này chọc giận đám đệ tử, khiến cho họ phải làm thỉnh nguyện thư, xin đuổi tên ăn cắp, nếu không cả nhóm sẽ bỏ đi.

    Sau khi đọc xong thỉnh nguyện thư, thiền sư Bankei gọi tất cả học trò đến trước mặt mà bảo rằng:

    - Quí vị là những sư huynh sáng suốt nên quí vị biết phân biệt đúng và sai. Nếu muốn, quí vị có thể đi nơi khác để tham thiền học đạo. Nhưng người sư đệ đáng thương này thì ngay đến thế nào là đúng, là sai, cũng còn không biết. Nếu tôi không dạy hắn thì ai sẽ dạy? Cho nên tôi sẽ cho hắn ở đây dù tất cả quí vị ra đi.

    Trên gương mặt của người sư đệ tội lỗi, nước mắt tuôn ra như thác đổ. Lòng ham muốn trộm cắp trong khoảnh khắc tiêu tan hoàn toàn”.

    Trích dịch từ Collection of Stone and Sand
    Tác giả: Thiền sư Muju
    Paul Reps dịch sang Anh ngữ
    Nguồn: http://phuongkhanhdo.wordpress.com/2...-khi-den-chua/
    .
    Last edited by khieman; 01-25-2014 at 10:26 PM.

  2. #181
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .

    Tiếng Việt tuyệt vời!
    Christina Nguyễn sưu tầm






    Bài thơ có 8 cách đọc.
    Có lẽ chỉ có tiếng Việt mới phong phú như thế !


    1. Bài thơ gốc:

    Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời
    Thú vui thơ rượu chén đầy vơi
    Hoa cài giậu trúc cành xanh biếc
    Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi
    Qua lại khách chờ sông lặng sóng
    Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người
    Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng
    Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười.

    2. Ðọc ngược bài gốc từ dưới lên:

    Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha
    Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa
    Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược
    Sóng lặng sông chờ khách lại qua
    Tươi thắm sắc xuân hương quyện lá
    Biếc xanh cành trúc giậu cài hoa
    Vơi đầy chén rượu thơ vui thú
    Ngời sáng ánh xuân cảnh mến ta.

    3. Bỏ hai chữ đầu mỗi câu trong bài gốc,
    ta được bài (ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng):


    Cảnh xuân ánh sáng ngời
    Thơ rượu chén đầy vơi
    Giậu trúc cành xanh biếc
    Hương xuân sắc thắm tươi
    Khách chờ sông lặng sóng
    Thuyền đợi bến đông người
    Tiếng hát đàn trầm bổng
    Bóng ai mắt mỉm cười.

    4. Bỏ hai chữ cuối mỗi câu trong bài gốc,
    đọc ngược từ dưới lên, ta được bài
    (ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng):


    Mắt ai bóng thướt tha
    Ðàn hát tiếng ngân xa
    Bến đợi thuyền xuôi ngược
    Sông chờ khách lại qua
    Sắc xuân hương quyện lá
    Cành trúc giậu cài hoa
    Chén rượu thơ vui thú
    Ánh xuân cảnh mến ta.

    5. Bỏ ba chữ cuối mỗi câu trong bài gốc,
    ta được bài (tám câu x bốn chữ ):


    Ta mến cảnh xuân
    Thú vui thơ rượu
    Hoa cài giậu trúc
    Lá quyện hương xuân
    Qua lại khách chờ
    Ngược xuôi thuyền đợi
    Xa ngân tiếng hát
    Tha thướt bóng ai.

    6. Bỏ ba chữ đầu mỗi câu trong bài gốc,
    đọc ngược từ dưới lên, ta được bài (tám câu x bốn chữ):


    Cười mỉm mắt ai
    Bổng trầm đàn hát
    Người đông bến đợi
    Sóng lặng sông chờ
    Tươi thắm sắc xuân
    Biếc xanh cành trúc
    Vơi đầy chén rượu
    Ngời sáng ánh xuân.

    7. Bỏ bốn chữ đầu mỗi câu trong bài gốc,
    ta được bài (tám câu x ba chữ) :


    Ánh sáng ngời
    Chén đầy vơi
    Cành xanh biếc
    Sắc thắm tươi
    Sông lặng sóng
    Bến đông người
    Ðàn trầm bổng
    Mắt mỉm cười.

    8. Bỏ bốn chữ cuối mỗi câu trong bài gốc,
    đọc ngược từ dưới lên, ta được bài (tám câu x ba chữ):


    Bóng thướt tha
    Tiếng ngân xa
    Thuyền xuôi ngược
    Khách lại qua
    Hương quyện lá
    Giậu cài hoa
    Thơ vui thú

    Cảnh mến ta.
    Christina Nguyễn sưu tầm
    http://www.giadinhnazareth.org/node/3665

  3. #182
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Học được gì từ Hàn Quốc ?

    .
    Học được gì từ Hàn Quốc ?




    Mấy ngày qua báo chí Việt Nam đều đề cập đến chuyện Hàn Quốc bắn 21 phát đại bác chào mừng Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng khi ông tới Seoul để tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài bốn ngày tại đây.


    Chuyện ‘21 phát đại bác rền vang chào mừng’ ông Trọng ‘ngay khi [ông] bước xuống sân bay Seongnam ở thủ đô Seoul’ – như một trong những tờ báo lớn của Việt Nam mô tả – ít hay nhiều cho thấy ông Trọng và phái đoàn của Việt Nam được chính phủ Hàn Quốc trọng thị tiếp đón trong chuyến đi này.

    Quan hệ thân thiện, tốt đẹp



    Không phải lãnh đạo Việt Nam cũng được nhận một sự đón tiếp trọng thế như thế khi công du nước ngoài.


    Vậy đâu là lý do Hàn Quốc dành cho ông Trọng sự tiếp đón như vậy?

    Đối với cả Seoul và Hà Nội, quan hệ giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp – và có nhiều yếu tố thuận lợi để củng cố hơn nữa quan hệ song phương – trên mọi lĩnh vực.

    Trong diễn văn chào mừng ông Trọng và phái đoàn Việt Nam tại buổi chiêu đãi vào tối 2/10, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đã nói rằng hai nước ‘có nhiều điểm tương đồng về văn hóa và tinh thần’ và coi đó ‘là nền tảng vững chắc cho sự phát triển quan hệ hai nước’.

    Dù không nêu ra, có thể một trong những tương đồng ấy là cả Việt Nam và Hàn Quốc đều chịu ảnh hưởng của Nho giáo.
    Về kinh tế, cả hai nước đều coi nhau là đối tác quan trọng. Là một quốc gia có nhiều tập đoàn, công ty lớn, Hàn Quốc cần thị trường đầu tư cho các công ty của mình. Với nguồn nhân công khá trẻ và rẻ, Việt Nam là thị trường tốt cho các công ty Hàn Quốc. Trong khi đó, để phát triển, Việt Nam rất cần vốn đầu tư nước ngoài.



    Vì vậy, không phải ngẫu nhiên Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư hàng đầu của ViệtNam. Theo Tổng Cục thống kê Việt Nam, năm 2013, với vốn đầu tư gần tới 3,8 tỷ USD Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Với vốn đầu tư hơn 534 triệu USD quốc gia này vẫn đứng đầu danh sách các quốc gia đầu tư vào ViệtNam trong 3 tháng đầu năm 2014.




    Việc hai bên hai bên ký kết bản ghi nhớ hợp tác tài chính trị giá 12 tỷ USD trong ngày thứ hai của chuyến thăm chứng tỏ quan hệ kinh tế giữa hai nước sẽ được phát triển mạnh hơn nữa trong những năm tới.

    Hàn Quốc và Việt Nam đã thiết lập quan hệ chiến lược và mối quan hệ này cũng đang phát lớn mạnh. Xem ra hai bên rất coi trọng, tin tưởng lẫn nhau và đánh giá cao sự hợp tác trong lĩnh vực an ninh, chiến lược.

    Chuyện ông Trọng cùng chia sẻ quan điểm của Nam Hàn cho rằng việc Bình Nhưỡng ‘sở hữu vũ khí hạt nhân là điều không thể dung thứ’ chắc chắn làm Seoul hài lòng.

    Việc một Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam – một trong số ít ỏi đồng minh còn lại của Bắc Hàn – cùng với Nam Hàn gửi một thông điệp khá mạnh và cứng rắn như vậy tới Bắc Hàn cũng là một dấu chỉ cho thấy Hà Nội rất coi trọng quan hệ với Seoul.

    Có thể nói đối với Việt Nam, dù không cùng ý thức hệ hay chung mô hình kinh tế, thiết lập và duy trì mối quan hệ chiến lược với Hàn Quốc dễ dàng hơn nhiều so với thiết lập, duy trì quan hệ chiến lược với Trung Cộng. Vì khác với quan hệ nhiều sóng gió, đầy căng thẳng với Trung Cộng, Việt Nam không có những bất đồng, hiềm khích, tranh chấp quá khứ hay hiện tại với Hàn Quốc.

    Dù luôn coi Việt Nam là ‘giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt’, chắc Bắc Kinh không dành cho ông Trọng hay một lãnh đạo hiện tại nào của Việt Nam một sự tiếp đón thân thiện, cởi mở và trọng thể như Hàn Quốc dành cho ông và phái đoàn Việt Nam trong chuyến đi này.

    Vì những lý do trên, chắc chắn ông Nguyễn Phú Trọng và những người tháp tùng ông rất vui mừng sang thăm Hàn Quốc và hài lòng về tất cả những gì họ diễn ra và đạt được trong chuyến đi này.

    Học được gì từ chuyến thăm?



    Nhưng một câu hỏi khác quan trọng, thiệt thực hơn được đặt ra là liệu ông Trọng và phái đoàn khá hùng hậu của ông học được gì từ chuyến đi Hàn Quốc lần này?

    Trong diễn văn đáp từ Tổng thống Park Geun Hye tại buổi chiêu đãi, ông Trọng nói rằng qua chuyến thăm ông đã ‘tận mắt được chứng kiến những thành tựu to lớn’ mà Hàn Quốc đã đạt được trong những năm qua và chân thành chúc mừng nước này ‘về những thành tựu đó’.

    Bài nói chuyện của ông tại Trường Đại học Nghiên cứu quốc tế Hàn Quốc ở Seoul hôm 2/10, được báo chí Việt Nam đăng tải, cũng khen ngợi ‘những thành tựu phát triển vượt bậc’ của Hàn Quốc trong nửa thế kỷ qua vì ‘từ một nền kinh tế bị tàn phá bởi chiến tranh, Hàn Quốc đã nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế công nghiệp phát triển hàng đầu’.

    Đúng vậy, không ai có thể phủ nhận được những thành công của Hàn Quốc trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế, trong những thập niên vừa qua.



    Theo Ngân hàng thế giới, GDP đầu người của Hàn Quốc năm 2013 là 25977 USD. Trong khi con số đó của Việt Nam chỉ là 1911 USD.

    Cũng vì mức sống quá khác nhau như vậy, người Hàn Quốc và Việt Nam sống trong hai hoàn cảnh hoàn toàn trái ngược nhau.

    Phát biểu vào tháng 8 năm nay, nhân dịp Kỷ niệm 45 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Vũ Ngọc Hoàng, ủy viên Trung ương Đảng, đã cho rằng Hàn Quốc hiện có khoảng 90,000 người sống tại Việt Nam và Việt Nam cũng có 90,000 người sống ở Hàn Quốc.



    Nhưng theo ông Hoàng, trong khi ‘hầu hết người Hàn Quốc tại Việt Nam làm ông chủ, làm quản lý, còn người VN ở Hàn Quốc thì chủ yếu làm ôsin. Nghe mà xót lòng’.

    Càng đau lòng, ray rứt hơn – như chính vị Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương này chỉ ra – cách đây khoảng 50 năm, Việt Nam và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương.

    Tại sao Hàn Quốc lại phát triển vượt bậc, trong khi Việt Nam lại tụt hậu như thế?

    Trong bài nói chuyện của mình ở Trường Đại học Nghiên cứu quốc tế Hàn Quốc, ông Trọng – một Giáo sư và Tiến sỹ Chính trị học – cho rằng ‘Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, một phần là do xuất phát điểm của chúng tôi quá thấp, do tác động của những diễn biến khách quan và quan trọng nhất là những hạn chế chủ quan’.

    Ông cũng nêu ra nhiều lý do khác như "chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, khoảng cách về trình độ phát triển so với nhiều nước trong khu vực còn lớn".

    Xem ra ông Trọng không chỉ không nêu ra cụ thể hay không dám thừa nhận những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự tụt hậu của Việt Nam mà những lý do ông đưa ra cũng trái ngược với nhìn nhận của ông Hoàng Vũ Ngọc Hoàng khi ông cho rằng Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thua kém "một phần là do xuất phát điểm của Việt Nam quá thấp".



    Nếu chỉ cần so sánh hệ thống chính trị, mô hình kinh tế, cách điều hành, quản lý của Nam Hàn với những gì đang diễn ra tại Bắc Hàn hay thậm chí tại Việt Nam, ông Trọng hay bất cứ ai trong phái đoàn của ông đều có thể dễ dàng nhận ra đâu là nguyên nhân sâu xa, chính yếu dẫn đến sự tụt hậu của Bắc Hàn và sự thua kém của Việt Nam so với Nam Hàn.




    Vì khi đã ‘tận mắt chứng kiến’ những thành tựu của người ta trong 40 hay 50 năm qua và biết nhìn lại thời gian đó "để soi rọi chính mình" như ông Hoàng đã làm, chắc chắn ông Trọng và đoàn của ông rút ra được những bài học quý giá cho Việt Nam qua chuyến thăm Hàn Quốc.



    Đây mới là kết quả thiết thực nhất, điều ý nghĩa nhất mà chuyến thăm Hàn Quốc của ông Trọng và phái đoàn của ông mang đến cho Việt Nam từ chuyến đi này.


  4. #183
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Ngắm ảnh "ma thuật" khiến bạn thư giãn ngay lập tức

    .
    Ngắm ảnh "ma thuật"
    khiến bạn thư giãn ngay lập tức


    Khi xem bài viết này, ắt hẳn bạn đang "dính mặt" vào màn hình máy tính sau khi lướt đủ các loại trang web để làm việc, học tập và vui chơi... Bạn có thấy mệt mỏi chứ?

    Nếu vẫn mệt mỏi ngồi lì với chiếc máy tính, hãy chịu khó ngồi thêm một lúc nữa để kéo xuống xem những hình ảnh "ma thuật" thiên nhiên dưới đây. Rất có thể bạn sẽ có cảm giác thư giãn ngay lập tức đấy.

    Hãy ngắm nhìn dòng suối chảy từ dãy núi Alps xuống và thử tưởng tượng về tiếng nước chảy róc rách.






    Cùng khoảnh khắc sóng xô vào bờ đá trên một mỏm núi thuộc bờ biển xứ Wales.







    Tưởng tượng bàn chân mình đang đi dưới lớp cát mềm ở bờ biển Crete (Hy Lạp) thì sao?







    Bạn cũng có thể "ngửa mặt lên trời" ngắm mây trôi trên dãy núi Andes cũng được...








    Có bao giờ bạn cảm nhận được làn sương sớm mai trong khu rừng nhiệt đới phả vào làn da?







    Hoặc nghĩ về tiếng sét đánh thẳng xuống đồng cỏ xa-van ở châu Phi.







    Thử một lời nguyện ước với sao băng trên bầu trời đêm chứ?







    Nghĩ về cảm giác rùng mình khi chứng kiến một vòi rồng thực sự...







    Hoặc nhúng chân vào làn nước mùa đông trong một dòng suối...







    Hay thậm chí là chiêm ngưỡng hoàng hôn giữa vùng biển.








    Thay vì ngồi "ụ thù lụ" bên bàn làm việc/bàn học đến ngất ngây với màn hình máy tính...







    Rồi sau đó chen chân vào dòng người hối hả trên đường phố...





    Nguồn: -http://www.tin247.com/ngam_anh_ma_thuat_khien_ban_thu_gian_ngay_lap_tuc-1-22452383.html

  5. #184
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Các mỹ nhân VN trước & sau khi trang điểm

    .

    Các mỹ nhân VN
    trước và sau khi trang điểm



    Hoàng Yến









    Cao Kỳ Duyên




    Diễm Hương




    Jennifer Phạm




    Hà Anh




    Dương Yến Ngọc




    Hương Giang




    Lương Bích Hữu




    Kim Thư




    Mai Phương Thúy




    Kim Minh




    Trúc Diễm




    Mỹ Tâm




    Thủy Tiên




    Ngô Phương Lan



    (st)

    http://phovui.vietbao.com/

  6. #185
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Hàng nghìn cuộc đời được tái sinh nhờ vị giáo sư Pháp gốc Việt

    .

    Hàng nghìn cuộc đời được tái sinh
    nhờ vị giáo sư Pháp gốc Việt


    Bỏ tiền túi mỗi ba tháng một lần bay từ Pháp về Việt Nam mổ những ca bệnh khó, giáo sư Rene D.Esser đã trả lại cuộc đời cho hàng nghìn người và đều nhớ kỹ về họ.

    Bác sĩ cứu tinh của bệnh nhi xương thủy tinh / Bác sĩ 30 năm nối liền những mảnh xương gãy

    28 năm đi đứng khập khiễng, chị Nguyễn Thanh Hà cam phận với ý nghĩ cuộc đời mình sẽ trở thành gánh nặng suốt đời người thân. Nhiều lần đi khám, các bác sĩ đều từ chối phẫu thuật, cho đến khi gặp được giáo sư Rene, chị như được sinh ra một lần nữa. Từ cô gái chân khoèo, tay khoèo, đau nhức không làm gì được, sau 2 ca mổ, chị Hà đã đi đứng nhanh nhẹn hoạt bát. Hiện chị trở thành chủ một tiệm cắt tóc tại Hải Phòng, dạy nghề miễn phí cho hàng trăm bạn trẻ khuyết tật. Đôi chân đã có thể đứng vững, đôi bàn tay co quắp ngày nào có thể thoăn thoắt từng nhát kéo làm đẹp cho mọi người.

    “Giáo sư chính là vị thánh sống đã ban cho tôi đôi chân. Lúc trước nhiều khi tôi chỉ biết nghĩ đến cái chết để chấm dứt các cơn đau đớn hành hạ”, chị Hà xúc động chia sẻ.

    Hơn 7 năm nay, hàng trăm ca mổ phức tạp như trường hợp của chị Thanh Hà được giáo sư Rene trực tiếp phẫu thuật trên khắp cả nước. Rời Việt Nam định cư tại Pháp cùng gia đình khi mới một tháng tuổi, vị bác sĩ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình luôn hướng về quê hương bằng tất cả tấm lòng. Quyết định chọn theo ngành y của ông một phần cũng xuất phát từ trăn trở phải trở về quê, góp một phần công sức cho chính mảnh đất chôn nhau cắt rốn. Vợ ông vốn là cô gái Hà Nội sang Pháp du học.




    Nhiều năm liền, giáo sư Rene D.Esser (giữa) đã trở thành người thầy, người bạn lớn
    của các bác sĩ phẫu thuật xương khớp Việt Nam.
    Ảnh: Lê Phương.

    Tốt nghiệp ĐH Y khoa Paris, Pháp, năm 1975, sau một thời gian đi nghĩa vụ ở đảo quốc Samoa, ông qua Đức bắt đầu sự nghiệp. Sau 3 tháng vừa phụ mổ vừa bập bẹ học tiếng Đức, ông dẫn đầu cuộc thi tuyển gắt gao để trở thành trưởng khoa chấn thương chỉnh hình của một bệnh viện có quy mô 220 giường. Lúc ấy ông chỉ mới 29 tuổi. Một thời gian sau, vợ không thích môi trường ở Đức, cộng thêm nhận được lời mời nên ông trở về lại Samoa. Tại đây, vị bác sĩ đứng ra vận động tài trợ để xây một bệnh viện chấn thương chỉnh hình rồi bàn giao lại cho chính phủ. Với những đóng góp to lớn cho người dân đảo, ông được đức vua Samoa nhận làm con nuôi và tặng huy chương danh dự, trở thành Hoàng tử của quốc đảo xinh đẹp.

    “Lúc tôi đến, đảo quốc còn nhiều khó khăn. Ngày rời đi, đảo hầu như không còn ai tàn tật vì đều đã được phẫu thuật. Thường với những ca bệnh phức tạp, người dân trên đảo phải ra nước ngoài chữa bệnh rất tốn kém. Từ khi tôi về, tất cả các ca mổ khó đều thực hiện tại chỗ”, giáo sư chia sẻ.

    Trong thời gian ở đảo, tiếng tăm của vị bác sĩ giỏi 5 ngoại ngữ đã lừng lẫy khắp nơi qua các bài giảng, các chuyến công tác tại nhiều nước trên thế giới. Đến năm 1990, Đại học Stanford danh tiếng của Mỹ mời ông về làm Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình và phong hàm giáo sư. Suốt thời gian công tác tại Mỹ, ông vẫn thường xuyên trở lại Samoa qua những chuyến thăm khám, phẫu thuật miễn phí. Ông còn kết hợp đưa các bác sĩ ở Samoa sang Stanford đào tạo chuyên môn để họ quay về giúp đảo quốc. Năm 1995, bố mẹ đã lớn tuổi nên ông quyết định quay trở về Pháp công tác để gần gũi gia đình.

    Một đời tích cóp kinh nghiệm, đến lúc tay nghề và điều kiện thực sự vững vàng, ông chủ động tìm về Việt Nam trong các chương trình mổ từ thiện.

    Ông trực tiếp tham gia nhiều ca mổ khó tại các bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Chợ Rẫy, Nhân dân 115, Nhân dân Gia Định, 108… cùng nhiều bệnh viện lớn nhỏ ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Không ngại vất vả, ông đến tận những nơi xa xôi để tận tay mổ cho dân nghèo. Mỗi chuyến trở về, ông thường đứng ra vận động tài trợ dụng cụ, thiết bị, thuốc men từ các công ty bên Pháp trao tặng cho Việt Nam.

    Tự tay cầm dao phẫu thuật cho hàng chục nghìn ca lớn nhỏ nhưng vị bác sĩ không quên một ai. Mỗi bệnh nhân ông đều ghi nhớ rất kỹ lý lịch của họ. Ông quan niệm, mổ mới chỉ là một phần công việc của người bác sĩ, việc theo dõi sự hồi phục của bệnh nhân luôn là điều cần thiết. Những ca mổ đặc biệt như cô bé bị bỏ rơi đa dị tật bẩm sinh Thùy Nhi với bàn tay và chân bị khoèo, phủ tạng bị đảo ngược, trái tim nằm bên phải… ông hầu như nhớ đến từng chi tiết.







    Giáo sư Rene (ở giữa) và các bác sĩ bệnh viện Nhân dân 115.
    Ảnh: Đ.P.


    Ngược xuôi đi về, nỗi niềm canh cánh nhất trong ông là sau bao nhiêu năm Việt Nam hầu như vẫn chưa có sự thay đổi nổi bật trong lĩnh vực y tế. Phòng mổ, trang thiết bị các bệnh viện khi ông mới bước chân về nước so với bây giờ vẫn chưa có sự đầu tư đáng kể. Tỷ lệ người nghèo tàn phế, phải sống chung với thương tật suốt đời do không có điều kiện phẫu thuật vẫn còn rất nhiều.

    “Những chuyến đi mổ trên quê hương mình giúp tôi có cảm giác được làm nghề y đúng nghĩa, đúng với tâm niệm phấn đấu suốt cả cuộc đời”, vị bác sĩ với nhiều giải thưởng quốc tế, nhiều công trình y học nổi tiếng thế giới trải lòng.

    Nhiều năm liền ông âm thầm truyền nghề cho các bác sĩ Việt Nam. Trong ca bệnh nhân viêm dính cốt hóa khớp háng – xương hóa thạch tạo thành một mảng đá cứng che phủ phía trước, vùng bẹn và sau khớp háng hiếm gặp mới đây, các bác sĩ khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Nhân dân 115 được chứng kiến người thầy “trời sinh ra để mổ” tỉ mẩn, khéo léo với từng đường nét phẫu thuật. Sau hơn ba giờ đục đẽo, các bác sĩ đã lấy ra gần 0,8 kg xương cứng để tạo hình và đặt khớp háng nhân tạo cho bệnh nhân. Trước đó bệnh nhân bị tai nạn, gãy cột sống và bị liệt hai chân, đã được phẫu thuật hai lần, trong đó có một lần tại Hàn Quốc nhưng vẫn không thể đi đứng được. Ca mổ thành công tốt đẹp, bệnh nhân đang dần hồi phục sức khỏe.

    Tiến sĩ Nguyễn Đình Phú, Phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115, người song hành trong mỗi đợt về Việt Nam của giáo sư Rene cho biết, nhiều năm nay những ca bệnh khó của bệnh viện đều nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của vị giáo sư tài ba.

    “Với những ca phẫu thuật phức tạp, chúng tôi thường hội chẩn từ xa để trao đổi ý kiến cùng giáo sư và tìm ra phương án tốt nhất cho bệnh nhân. Nếu nhận thấy điều kiện Việt Nam không đủ thực hiện, giáo sư không ngại mang dụng cụ từ Pháp lặn lội về để vừa kết hợp mổ vừa tranh thủ truyền đạt kinh nghiệm trực tiếp cho các bác sĩ bệnh viện”, bác sĩ Phú chia sẻ.

    Không chỉ học được ở giáo sư những kiến thức chuyên môn như cách làm việc chuyên nghiệp, cách lập kế hoạch trước, trong và sau mổ, cách đưa ra phương án, xử lý tình huống tài tình, bác sĩ Phú còn nêu gương ông ở góc độ một người thầy giản dị, chân tình bởi cái tâm cao cả, hết lòng vì bệnh nhân nghèo.

    Một đời miệt mài “hóa kiếp sâu thành bướm”, hồi sinh nhiều cuộc đời tàn tật bất hạnh, vị giáo sư ghiền ăn cơm nước mắm Việt Nam vẫn không ngừng ấp ủ những dự định trên xứ sở quê hương để hướng đến mục đích cuối cùng giúp những người vốn là gánh nặng gia đình trở thành người lành lặn, hòa nhập tốt với cuộc sống đời thường.

    Lê Phương
    21 Tháng Chín 2014
    Nguồn: VnExpress

  7. #186
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    45,795
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 17 Lần
    Trong 17 Bài Viết
    Quote Originally Posted by khieman Xem Bài Viết
    .



    Đoàn Người Lữ Thứ
    Lam Phương






    .

    Đoàn người lữ thứ
    Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
    Ta có thêm ngày nữa để yêu thương

  8. #187
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .

    Không có thời giờ cho người bạn đời




    Hình minh họa (internet)
    Tâm tình của cô HN - Norwalk:

    Tôi năm nay gần 40 tuổi, lập gia đình được vài năm và có 2 cháu rất xinh xắn. Chồng tôi đi làm còn tôi ở nhà chăm sóc con còn rất bé đã được hai năm. Đời sống gia đình vừa đủ. Đi làm về chồng tôi giúp tôi việc nhà và chăm sóc con.

    Vì 2 cháu còn quá bé, hai vợ chồng rất bận rộn và ít có thời gian cho nhau. Nói là ít chứ không phải là không có, nếu chồng tôi dành thì giờ ít ỏi này cho tôi. Tôi tôn trọng sở thích riêng của ảnh và hiểu rằng mỗi người cần có thời gian riêng cho công việc của mình, nhưng nếu thỉnh thoảng ảnh biết nghĩ tới tôi mà dành cho tôi chút thời giờ thì tôi không nghĩ đòi hỏi này là quá đáng. Tôi cố gắng thay đổi quan hệ vợ chồng và nhiều lần nói chuyện để hiểu nhau. Chồng tôi tỏ ra hiểu biết, xin lỗi và hứa thay đổi.

    Nhưng chỉ thấy nói mà chẳng thấy làm.

    Tôi cũng không thể trách ảnh được. Một ngày 24 tiếng mà công chuyện và đi làm đòi hỏi và chiếm hết thì giờ. Ngủ ngày vài tiếng là quý lắm. Dù biết vậy nhưng tôi cũng vẫn thấy buồn. Gần 40 tuổi, không trẻ không già, nhưng cuộc sống sao thấy khô khan và nhàm chán quá.

    Tôi hy vọng vài năm sau, khi 2 cháu lớn một chút, cuộc sống giữa 2 vợ chồng sẽ đỡ buồn chán. Nhưng đợi vài năm sao thấy quá xa xôi và liệu sau thời gian chờ đợi này sẽ có gì thay đổi ???

    Tôi mong chị sẽ có vài lời giúp tôi sống sao để thấy mỗi ngày không chỉ có tã, sữa và tối đi ngủ thui thủi một mình, mà là một ngày đỡ đen tối và chán nản. Cám ơn chị.


    Thuần Nhã góp ý:

    Đọc thư bạn, Thuần Nhã lại nghĩ đến hình ảnh tiêu biểu của những gia đình Việt nam tại quê nhà cách nay chừng sáu, bảy chục năm. Đó là vào thời mà những loại ca dao như:

    “Con gái là con người ta,
    Nàng dâu mới thực mẹ cha MUA về ”

    “Trai ƠN vua đứng mũi thuyền rồng,
    Gái ƠN chồng tay bồng con thơ “,

    … thường xuyên được nhắc tới. Bạn thấy không, thời đó, được bế con là đã phải “ơn ” chồng rồi đó! Người phụ nữ sau khi lấy chồng chỉ còn biết chúi mũi vào công việc hầu hạ nhà chồng, đầu tắt mặt tối, xốc xếch lấm lem, không biết đến “hạnh phúc lứa đôi” là cái gì đâu.

    Nhắc lại chuyện xưa tích cũ cho giãn thần kinh một chút thôi, bạn ạ. Bây giờ Thuần Nhã xin cùng bạn tâm tình. Vì thư bạn viết kín đáo, nên Thuần Nhã xin tóm lược lại vài ý, như sau:

    – Vợ chồng bạn mới kết hôn chừng 3 hoặc 4 năm và có hai cháu, hoặc là sinh đôi, hoặc là chỉ cách nhau một năm, cháu bé mới 2 tuổi.

    Vì hai cháu quá nhỏ, nên bạn rất bận bịu, do đó, sau khi tan sở trở về, anh nhà cũng phụ giúp bạn một tay.

    Sau khi được anh nhà phụ giúp trong việc săn sóc các cháu, ba mẹ con bạn ôm nhau đi ngủ, không có chuyện vợ chồng âu yếm mặn nồng gì, vì anh nhà cũng cần thời giờ cho những sở thích của anh (thí dụ say sưa với computer chẳng hạn), sau khi đã dành gần hết cả ngày cho sở làm và phụ bạn trong việc nhà.

    Hẳn là sự xa cách của anh đã tới mức quá đáng cho nên bạn đã phải nhiều lần nói chuyện với anh, mong hai người sẽ hiểu nhau hơn. Anh nhà tỏ ra hiểu biết, nói lời xin lỗi, nhưng không biểu lộ bằng hành động thực tế là anh bù đắp, sưởi ấm cõi lòng bạn.

    Bạn HN thân mến,

    Bây giờ Thuần Nhã thử đứng vào vị trí anh nhà để nhìn vấn đề nhé.

    Mãi đến tuổi trên dưới bốn mươi, hai bạn mới kết hôn. Như thế, hai bạn hẳn là cũng xây đắp nhiều kỳ vọng cho đời sống lứa đôi, muốn có những ngày sống tươi vui, tràn ngập hạnh phúc của thời gian trăng mật. Thế nhưng hai bạn đã sớm có ngay hai cháu với công việc nhà bận bù đầu, có thể là đã đưa tới tình trạng vì không có thời giờ, bạn cũng bỏ rơi luôn sự vén khéo, gọn gàng, chải chuốt của thời con gái. Thay vào đó, có thể bạn đã trở thành một bà mẹ xốc xếch, bận rộn lu bù, cằn nhằn về những việc linh tinh không hoàn tất, v. v …

    Hằng ngày nhìn vào cái cảnh tượng như thế, chính anh nhà cũng thấy nản, mà không muốn nói ra. Sự kiện “Tôi cố gắng thay đổi quan hệ vợ chồng và nhiều lần nói chuyện để hiểu nhau. Chồng tôi tỏ ra hiểu biết, xin lỗi và hứa thay đổi. Nhưng chỉ thấy nói mà chẳng thấy làm.”… nói lên rằng có thể là anh ấy đã nản, không muốn cãi, chỉ ừ ào cho qua chuyện mà thôi.

    Cái khổ cho phụ nữ chúng ta sống vào thời đại này là chúng ta không còn được quyền ngồi nhà cho chồng nuôi như khi xưa nữa, nhưng cũng nhờ vậy mà chúng ta thoát ra được khỏi cái cảnh ông chồng phát tiền chợ cho, mình chỉ biết lo cơm nước, con cái, còn ông ta thì tự do bồ bịch bên ngoài, thậm chí còn ngang nhiên lập phòng nhì, phòng ba,..v….v… Và đời sống tinh thần của người phụ nữ thời nay cũng được nâng cao, trong hôn nhân, người phụ nữ cũng có quyền đòi hỏi hạnh phúc như nam giới, chứ không còn là công cụ để chiều chồng và làm máy đẻ.

    Thuần Nhã góp ý với bạn là, tạm thời trong thời gian các cháu còn nhỏ quá, bạn ở nhà săn sóc các cháu, nhưng cũng sửa soạn sẵn những phương tiện để có thể sớm gửi các cháu vào trường vườn trẻ, khi các cháu đủ tuổi, rồi bạn kiếm việc để đi làm, bạn ạ. Hầu hết phụ nữ chúng ta trong thời buổi này đều phải đi làm, trước là nhờ có hai pay checks, sự chi tiêu cũng bớt phải tính toán quá, nó làm mụ người đi. Sau nữa là, nhờ có ra ngoài, đời sống tinh thần cũng bớt bó chặt trong bốn bức tường, bạn cũng có thêm những hiểu biết vòng quanh thế giới để chiều về quanh bàn ăn, hai người còn có thêm đề tài thảo luận với nhau, nhờ vậy mà cuộc sống tinh thần thêm phần linh động. Sự kiện bạn có đi làm nó cũng khiến cho chính bạn thấy thêm tự tin, bớt bị mặc cảm, tủi thân.

    Trong khi chờ đợi chuyện sẽ đi làm, xin bạn quan tâm đến những câu chuyện với nhau, nên bớt nói về tiền bạc hoặc những đề tài nặng về vật chất, và xin bạn để ý cách ăn mặc, trang điểm, sao cho đừng quá khác khi xưa, lúc hai người còn đang trong thời kỳ hò hẹn.

    Có một cặp vợ chồng, bạn của Thuần Nhã, bỏ nhau. Người chồng than với Thuần Nhã là anh ta không bỏ người anh ta yêu khi xưa, mà bỏ một người khác, vì vợ anh ta ngày nay đã khác hẳn người mà anh ta đã từng say mê, cả về tính tình lẫn hình thức bề ngoài.

    Thuần Nhã không so sánh họ với trường hợp bạn, nhưng tục ngữ có câu: ” Lượm kinh nghiệm của người khác mà xài thì mình đỡ phải trả giá”, … cũng hay, bạn nhỉ.

    Thân chúc bạn sớm tìm lại những ngày hạnh phúc như khi trước.
    Thuần Nhã




  9. #188
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    [BREAK][/BREAK]
    Hành trình từ cô bé không nghe không thấy gì
    trở thành huyền thoại của nước Mỹ


    Bạn có bao giờ nghĩ một cô bé từ nhỏ đã không thể nghe hay nhìn thấy bất kể thứ gì sau này lại có thể trở thành một nữ văn sĩ, nhà hoạt động xã hội và một diễn giả đầy động lực hay không? Có một cô bé như thế, người mà sau này đã trở thành một huyền thoại bất hủ của xứ cờ hoa.

    Người phụ nữ ấy là Helen Adams Keller – người khiếm thị đầu tiên trên thế giới nhận bằng đại học, và sau đó trở thành Tiến sĩ danh dự của Đại học Harvard và nhiều trường đại học danh tiếng khác.




    Tuy bị khuyết tật nhưng Helen Adams Keller là một người phụ nữ
    tràn đầy lạc quan và thiết tha yêu cuộc sống.
    (Ảnh qua Spiegel Online)

    Đã có 7 vị Tổng thống Mỹ và Thủ tướng của nhiều nước dành thời gian tiếp kiến bà. Helen Keller đã cất công đi khắp thế giới để chia sẻ với những người cùng cảnh ngộ, truyền động lực giúp họ tìm thấy niềm tin và hy vọng trong cuộc sống. Bằng tất cả những nỗ lực của mình, bà đã viết nên 12 cuốn sách – 12 bài ca huy hoàng nhất về sự vươn lên của con người…Nhìn lại chặng đường mà bà đã đi qua, nhìn lại cách bà vượt qua những khó khăn, mất mát và đem đến cho thế giới những điều tốt đẹp, chúng ta không chỉ thấy những bài học quý giá về sự vươn lên, mà còn cả tình yêu thương, sự cảm thông sâu sắc của một tấm lòng nhân hậu và hơn thế nữa…

    Tai họa ập đến từ những năm đầu đời

    Helen Keller chào đời ngày 27/06/1880, ở Tuscumbia, một thị trấn nhỏ ở miền Bắc tiểu bang Alabama, nước Mỹ. Khi còn nhỏ, bà sống cùng gia đình ở khu điền trang Ivy Green (Thường xuân xanh) – nơi bà gọi là “thiên đường tuổi nhỏ của tôi”. Thuở đó bà được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh và là niềm hạnh phúc của cha mẹ. Thế nhưng đến tháng 19, bất hạnh đã ập đến cuộc đời bà. Sau cơn bạo bệnh xung huyết dạ dày và não cấp tính, thị lực và thính lực của bà mất hẳn, hay nói cách khác, cô bé ấy đã mất đi gần như toàn bộ khả năng giao tiếp của một con người: Không nghe cũng không thấy bất cứ điều gì.

    Từ một đứa trẻ khỏe mạnh nay đột nhiên phải sống trong sự u tối khiến Helen trở nên hung hăng, cáu gắt và khó kiểm soát bản thân trong suốt những ngày thơ ấu. Ở cái thời mà y học chưa phát triển, cha mẹ Helen tưởng chừng đã phải chấp nhận bi kịch của con gái trong vô vọng thì một cơ duyên đã xảy đến, làm thay đổi cả cuộc đời cô bé.

    May mắn gặp được quý nhân

    Nhờ những mối nhân duyên tình cờ, một ngày tháng 3/1887, Anne Mansfield Sullivan, một cô gái mới 20 tuổi vừa tốt nghiệp trường Perkins dành cho người khiếm thị đã đến Tuscumbia để làm cô giáo của Helen. Hơn ai hết, Anne hiểu được nỗi khổ sở mà cô học trò của mình phải trải qua. Bằng sự thấu hiểu và tình thương, cô đã giúp Helen tìm lại ánh sáng từ trong chính tâm hồn mình.




    Cô Anne và học trờ Helen.
    (Ảnh qua Wikipedia)

    Một lần, cô giáo Anne tặng cho Helen một con búp bê bằng vải. Chờ Helen chơi một hồi, Anne cầm lấy bàn tay Helen và viết chữ “búp bê” (doll) lên lòng bàn tay cô bé. Helen rất thích thú với cách thể hiện này, từ đó về sau Anne thường xuyên tập cho Helen ghép chữ cái theo cách này. Sau 3 tháng, thông qua ngôn ngữ động tác tay và sờ xem cử động môi của Anne, Keller đã học được hơn 400 từ đơn cùng một số đoản ngữ.

    Năm Helen lên 8 tuổi, Anne đưa cô học trò nhỏ tới học tại trường Perkins, nơi có các loại sách chữ nổi và các trẻ em bị mù-điếc khác. Chẳng bao lâu, Keller đã bộc lộ rõ tài năng vượt trội về các môn toán, địa lý, sinh học, tập đọc; bà còn học cả bơi, chèo thuyền, cưỡi ngựa, đi xe. Lên 10 tuổi, Helen được Mary Swift Lamson dạy nói. Cuối cùng thì sau 9 năm im lặng, cô bé mù và điếc đã biết nói:

    “Bây giờ tôi không còn câm nữa”!

    Hơn 49 năm ở bên Helen Keller, Anne Sullivan không chỉ là người thầy mà còn là người bạn thân đáng tin cậy. Từ dạy cách đánh vần những từ đầu tiên cho đến khi cô bé bắt đầu tập nói, Anne luôn luôn kiên nhẫn, thậm chí còn tìm đến những người có thể giúp đỡ Helen hoàn toàn phát triển được khả năng của mình. Câu chuyện của Helen Keller và Anne Sullivan tới nay vẫn là nguồn cảm hứng về nghị lực sống cho những người khuyết tật.




    Anne Sullivan không chỉ là người thầy
    mà còn là người bạn thân đáng tin cậy. của Helen.
    (Ảnh qua LSM.lv)

    Bản lĩnh phi thường và một cuộc đời đáng kính


    Anne Sullivan đã mở khóa thành công những khả năng của Helen Keller. Tuy nhiên bản thân cô gái ấy cũng phải có bản lĩnh, ý chí và nghị lực sống kiên cường mới có thể đạt được những điều khiến người ta phải tôn cô thành vĩ nhân. Ở tuổi thiếu niên, Helen đã sớm hạ quyết tâm bước chân vào cánh cổng đại học. Năm 1900, bà thi đậu vào trường Radcliffe College, học tài liệu chữ nổi dành cho người mù. Bà kiên trì học tới mức khi nào đầu ngón tay rớm máu mới chịu dừng. Sau này cái tên Helen được biết đến với tư cách người khiếm thính và khiếm thị đầu tiên có được tấm bằng Cử nhân chuyên ngành Nghệ thuật của trường Đại học Radcliffe.




    Helen là người khiếm thính và khiếm thị đầu tiên
    có được tấm bằng Cử nhân chuyên ngành Nghệ thuật
    (Ảnh qua Meta Networks)

    Trong suốt những ngày tháng ở Radcliffe, Helen đã có mong muốn mạnh mẽ rèn giũa ngòi bút của mình thật sắc bén. Cuốn sách đầu tay cũng là tự truyện mang tên “The Story of My Life” (Câu chuyện đời tôi) của bà đã được dịch ra hơn 50 thứ tiếng và nằm trên đầu giường của nhiều thế hệ trẻ.

    Tuy bị tàn tật nhưng Helen là một người phụ nữ tràn đầy lạc quan và thiết tha yêu cuộc sống. Trong suốt cuộc đời, bà đã cống hiến tổng cộng 12 cuốn sách và hơn 475 bài diễn văn về những đề tài như đức tin, sự lạc quan, chiến tranh, giáo dục, phân biệt chủng tộc,…

    Những thiệt thòi mất mát, những khó khăn vất vả từ thuở ấu thơ đã nuôi dưỡng bên trong bà một trái tim nhân hậu, có thể đồng cảm sâu sắc với những mảnh đời bất hạnh. Vì thế, dù phải sống một cuộc đời không ánh sáng, không âm thanh nhưng trong tâm bà từ sớm đã trỗi dậy một ước nguyện, một mong muốn cống hiến hết sức lực để đem lại niềm tin, niềm hy vọng cho những người tàn tật cùng hoàn cảnh như mình.




    Bằng trái tim nhân hậu và sự cảm thông sâu sắc, bà đã đến hàng chục quốc gia trên thế giới
    để truyền cảm hứng cho hàng triệu người kém may mắn khác.
    (Ảnh qua LinkedIn)

    Và rồi từng bước, từng bước, bà đã thực hiện thành công mong ước ấy. Người phụ nữ này đã đi đến hàng chục quốc gia trên thế giới và truyền cảm hứng cho hàng triệu người gặp phải bất hạnh và kém may mắn.

    Hai cuộc Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ hai gây ra đau thương chết chóc và tàn phế cho hàng trăm triệu người. Keller đã tìm đến hơn 70 bệnh viện để an ủi bệnh binh, động viên họ kiên cường chống chọi với số phận, làm cho họ hiểu rằng tàn phế không có nghĩa là hết hy vọng trước cuộc sống. Bà từng 3 lần sang thăm nước Nhật sau chiến tranh và được người dân Tokyo tiếp đón nồng nhiệt. Bà kể với mọi người rằng mình chỉ là một người không may mắn, nhưng đã dùng ý chí nghị lực để chống trả lại số phận trớ trêu, hoàn thành sự nghiệp khơi gợi tấm lòng nhân hậu của mọi người, nhằm mang lại tình thương cho người tàn tật.

    Ngày 14/9/1964, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đã trao tặng bà Huân chương Tự do Tổng thống, một trong hai danh dự dân sự cao nhất của nước Mỹ. Một năm sau, bà được ghi tên vào Nhà Danh vọng Hoa Kỳ. Và nhiều năm sau nữa, bà vẫn không ngừng được những tổ chức uy tín trên thế giới tôn vinh.




    Helen Keller gặp gỡ Tổng thống Mỹ Eisenhower.
    (Ảnh qua FNews)

    Helen Keller đã từng nói:

    “Khi ta làm hết sức mình, ta không thể biết điều kỳ diệu nào sẽ xảy đến trong cuộc sống của ta, hoặc trong cuộc sống của người khác”.

    Có thể cuộc đời bạn sẽ không bằng phẳng hay nói cách khác, nó sẽ không bao giờ bằng phẳng, đôi lúc bất hạnh có thể ập đến bất cứ lúc nào. Nhưng, nhìn nhận những khó khăn và bất hạnh ấy như thế nào là do bạn. Nếu một người cứ mãi nhìn vào sự bất hạnh của mình mà không hướng mắt ra để nhìn thế giới bên ngoài, nhìn con người bên ngoài, thì bạn sẽ mắc kẹt trong nỗi bất hạnh của bản thân mà thôi. Nhưng nếu bạn hướng mắt ra bên ngoài, thì bạn sẽ thấy rằng còn rất nhiều rất nhiều những người không may mắn như thế trên cuộc đời này. Thay vì oán trách số phận thì sao bạn không thử đứng lên và tự tạo dựng cho mình một lối đi riêng, một con đường riêng, có như thế bạn mới có thể thay đổi cuộc đời bất hạnh của mình.

    Vậy nên, đừng nghĩ rằng chỉ có bạn là người kém may mắn, là người bất hạnh trên đời, bởi lẽ chúng chỉ là thử thách trên con đường bạn đang đi mà thôi. Dù đường có hẹp cỡ nào, chắc chắn cũng sẽ có lối đi, chỉ e bạn không cố gắng tìm mà thôi, tìm thì sẽ nhất định thấy!

    Thiên Thanh
    (t/h
    17/07/2019
    -https://tinhhoa.net

  10. #189
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Ba...Mẹ...- Đỗ Phương Khanh

    .

    Ba...Mẹ...




    Các em ơi! Hôm nay chị lại nói về cái tôi. Nhưng cái tôi này rất đáng thương, chứ không đáng ghét lắm đâu, các em.

    Thủa nhỏ, tính tình chị rất khó chịu (bây giờ thì cũng còn tệ lắm, nhưng đã đỡ hơn rồi đó). Với bạn bè, chị hay giận dỗi, và đối với người giúp việc cho ba mẹ, chị coi thường họ lắm. Chị sai họ bằng cái giọng trịch thượng, và khi họ làm gì cho chị (mà họ lại làm cho chị rất nhiều) chị không hề biết cám ơn.

    Hồi xưa, ở ngoài Bắc, kinh tế khó khăn, thất nghiệp nhiều, nên người nghèo kiếm việc rất khó. Vì thế họ ráng nhẫn nhịn cho khỏi mất chỗ làm. Với đầu óc nhỏ hẹp, chị chỉ nghĩ là họ có bổn phận phải phục vụ và coi như là trời sinh ra thế, chẳng bao giờ phải thắc mắc gì hết về những hành động vô ý thức của mình.

    Mẹ chị hiền lắm nên hầu như suốt đời không làm mất lòng ai, kể cả con cái, mẹ chị cũng không hề rầy la. Anh em chị coi mẹ như ông Thiện trên chùa. Ba chị thì bôn ba ngược xuôi quanh năm nên không theo dõi các con kỹ lưỡng được.

    Một hôm, vào kỳ nghỉ, ba chị chứng kiến tận mắt cảnh hách xằng của chị đối với bà vú già, ba rầy chị mà bao năm qua, chị còn nhớ. Đại ý thế này:

    - Con ơi! Con nói với người làm giọng đó, ba đau lòng. Một đời người dài dằng dặc, con sẽ có thể gặp biết bao nhiêu bất trắc, chiến tranh, bệnh tật, thiên tai v.v... ngoài ý muốn. Có thể, con sẽ trở thành một người nghèo khổ, đáng thương. Rủi tới cảnh đó, mà con còn gặp được người tử tế, thương mến con, dịu dàng an ủi con, dù ba không còn để giúp đỡ con, linh hồn ba cũng yên. Chứ cứ nghĩ đến mai sau, có thể con sẽ bị hắt hủi, sỉ nhục như con vừa xử với u già, thì ba không thể nhắm mắt được.

    Đã hơn hai mươi năm qua, chị còn nhớ cái nét mặt của ba, cái nỗi khổ tâm và thương xót của ba đối với sự kiêu ngạo dại dột của con cái.

    Sau dịp đó, ba lưu ý đến các con hơn, ba dành thêm nhiều thì giờ để dậy dỗ các con, nhiều khi ba gay gắt. Các anh em chị nhiều lúc oán ba lắm. Ba chị biết nhưng không vì thế mà ba bỏ mặc con cái để cầu lấy sự yên ổn cho mình.

    Trong các thư các em gửi cho chị, các em thường hỏi chị bao nhiêu tuổi, và tưởng tượng rằng chị trẻ đẹp. Dù có làm các em thất vọng, chị muốn các em biết sự thật. Chị đã lớn tuổi và không đẹp. Nhưng dù lớn tuổi, dù không đẹp, hai điều làm các em có thể không thích, nhưng chị nói câu này từ trái tim chị, là chị yêu thương tuổi trẻ với tất cả các lỗi lầm của tuổi trẻ, vì chị cũng đã có tuổi trẻ với nhiều lỗi lầm. Nhưng chị muốn các em đừng mua kinh nghiệm bằng giá đắt, chị thiết tha mong các em suy nghĩ lời của chị.

    Trong nhiều cuốn sách, chị đọc thấy tác giả đề tặng hương hồn cha mẹ ngay ở đầu sách. Chị rất xúc động và thương các tác giả đó đã không còn được cảm ơn cha mẹ lúc các người còn sống nữa.

    Chị may mắn hơn, chị còn cả cha mẹ. Chị xin các em vui lòng dành cho chị mấy hàng để chị cám ơn ba mẹ chị.

    ''Kính thưa ba mẹ.
    Nếu trong đời, con có làm được điều tốt lành nào, con vô cùng cám ơn ba đã hết lòng dậy dỗ con khi con còn nhỏ, dù ba biết con vì còn khờ dại, mà oán trách ba. Nếu con có biết nhường nhịn ai, hòa nhã với ai, con hết lòng cám ơn gương hiền hậu của mẹ. Con muốn được cám ơn ba mẹ ngay khi ba mẹ còn trên đời. Vì nếu rủi ma con qua đời trước, không kịp nói lên những lời này, thì con tin rằng linh hồn con sẽ áy náy xiết bao.''

    Các em thương yêu! Năm nay ba mẹ chị đều đã bảy chục tuổi. Ba mẹ chị đã quên hết những lỗi lầm của con cái hồi nhỏ. Vậy mà trông thấy mái tóc bạc của ba mẹ, chị vẫn ân hận rằng lúc nhỏ đã suy xét nông nổi mà oán hận sự dậy dỗ gay gắt của ba.

    Tất cả những hàng trên, chị viết trong nỗi xúc động sâu xa nhất, chị dành tặng tất cả các em, những người đã yêu quí và tin cậy chị, với lòng thiết tha mong các em được Thượng Đế giúp cho sáng suốt hơn chị, để những ngày hồng tươi trong tương lai các em sẽ không bị một áng mây nào của sự ân hận che mờ.

    Chị Đỗ Phương Khanh
    (Trích tuần báo Thiếu Nhi số 16, ra ngày 28-11-1971)




Trang 19 / 19 ĐầuĐầu ... 9171819

Chủ Đề Tương Tự

  1. Xôi chiên giòn
    By sophienguyen in forum Món Chính Chọn Lọc
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 12-19-2016, 01:30 AM
  2. Dư âm "nồi cháo lú " ....
    By giavui in forum Tranh Ảnh Hài Hước
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 10-21-2014, 02:26 AM
  3. Nồi Cháo Thịt - Nhật Tiến
    By khieman in forum Truyện Ngắn
    Trả Lời: 3
    Bài Viết Cuối: 11-19-2013, 11:31 PM
  4. Chiếc nồi đắt nhất thế giới
    By duyanh in forum Chuyện Lạ Đó Đây
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 06-23-2011, 11:08 AM
  5. ăn mừng nồi cháo lú trên 10500 điểm
    By ablue in forum Quán Ông 8 Bà 8
    Trả Lời: 6
    Bài Viết Cuối: 06-04-2011, 09:15 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •