Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Khi hai kẻ yêu nhau lúc xa nhau còn nói đến chuyện xa nhau là họ còn nhớ tới nhau.
Léon Tolstooi
Trang 2 / 19 ĐầuĐầu 123412 ... Cuối Cuối
Results 11 to 20 of 189

Chủ Đề: Nồi Cháo Lú

  1. #1
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Nồi Cháo Lú

    .

    Khoan dung





    “Vào những kỳ đả thiền thất do thiền sư Bankei chủ trì, có rất đông thiền sinh từ nhiều miền trên nước Nhật về tham dự.

    Tại một trong những kỳ thiền thất như thế, có một đệ tử bị bắt về tội ăn cắp. Sự việc được trình lên thiền sư Bankei với lời đề nghị kẻ phạm pháp phải bị tống xuất. Nhưng thiền sư Bankei bỏ qua. Sau đó, người đệ tử lại tái phạm và bị bắt, và cũng như lần trước, thiền sư Bankei lại bỏ qua.

    Sự việc này chọc giận đám đệ tử, khiến cho họ phải làm thỉnh nguyện thư, xin đuổi tên ăn cắp, nếu không cả nhóm sẽ bỏ đi.

    Sau khi đọc xong thỉnh nguyện thư, thiền sư Bankei gọi tất cả học trò đến trước mặt mà bảo rằng:

    - Quí vị là những sư huynh sáng suốt nên quí vị biết phân biệt đúng và sai. Nếu muốn, quí vị có thể đi nơi khác để tham thiền học đạo. Nhưng người sư đệ đáng thương này thì ngay đến thế nào là đúng, là sai, cũng còn không biết. Nếu tôi không dạy hắn thì ai sẽ dạy? Cho nên tôi sẽ cho hắn ở đây dù tất cả quí vị ra đi.

    Trên gương mặt của người sư đệ tội lỗi, nước mắt tuôn ra như thác đổ. Lòng ham muốn trộm cắp trong khoảnh khắc tiêu tan hoàn toàn”.

    Trích dịch từ Collection of Stone and Sand
    Tác giả: Thiền sư Muju
    Paul Reps dịch sang Anh ngữ
    Nguồn: http://phuongkhanhdo.wordpress.com/2...-khi-den-chua/
    .
    Last edited by khieman; 01-25-2014 at 10:26 PM.

  2. #11
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Triết lý kinh doanh từ quán cháo người Hoa

    .

    Gọi khách hàng là vua hay thượng đế không quan trọng.
    Quan trọng là đối xử thế nào !





    Câu chuyện của một phóng viên nọ đến phỏng vấn một ông chủ tiệm cháo người Hoa trong một cuộc khảo sát về mô hình kinh doanh.


    Phóng viên : Thưa ông trước khi bán cháo ông làm gì?

    Chủ tiệm : Ngộ bưng cháo cho cha ngộ bán.

    Phóng viên : Vậy cửa hàng này có bao nhiêu năm?

    Chủ tiệm : Không có năm, chỉ có đời. Mấy đời lận. Bà cố ngộ bán cháo. Ông nội ngộ bán cháo. Cha ngộ bán cháo. Ngộ bán cháo. Con trai ngộ…

    Phóng viên : Trời ơi! Không có gì khác ư?

    Chủ tiệm : Khác chớ, ngày trước có một cửa hàng ở Quảng Châu, bây giờ có hai cái ở Sài Gòn, ba cái ở Hoa Kỳ, bốn cái ở Úc.

    Phóng viên : Người ta thành công thì sẽ cho con cái làm Giám đốc, còn ông?

    Chủ tiệm : Ngộ có thành thì vẫn cho con làm chủ cửa hàng.

    Phóng viên : Ông không muốn chúng đi học sao?

    Chủ tiệm : Muốn nhiều, con ngộ một đứa có bằng Thạc sĩ kinh doanh cháo, đứa khác vừa bảo vệ luận án Tiến sĩ cơm

    Phóng viên : Ở trong bếp à?

    Chủ tiệm : Ở Đại học Havard, Mỹ.

    Phóng viên : Học xong chúng nó về đâu? Thành ông gì?

    Chủ tiệm : Về nhà này, thành người rửa bát cho “papa” chúng.





    Phóng viên: Ông gọi khách hàng là vua hay thượng đế?

    Chủ tiệm : Gọi không quan trọng. Quan trọng là đối xử thế nào?

    Phóng viên : Truyền thuyết kể lại rằng nhiều tỷ phú người Hoa đi lên từ một thùng đậu phụng rang, đúng không?

    Chủ tịch : Không, những ngày đầu tiên làm sao có tới cả thùng, chỉ vài trăm hột thôi.

    Phóng viên : Có tiền mà ông mặc bộ đồ vải thô thế này à?

    Chủ tiệm : Dạ, người vô đây chủ yếu là người bình dân. Họ sẽ còn vô nếu thấy chủ tiệm cũng giống như họ.

    Phóng viên : Lý do gì khiến người Hoa hay chọn kinh doanh ăn uống?

    Chủ tiệm : Thưa, đơn giản vì kinh doanh đó phục vụ cái bụng con người. Nếu phục vụ cái đầu sẽ phát sinh nhiều rắc rối lắm.

    Phóng viên : Ông bán cháo tim gan mà sao sáng ra nhà ông ăn toàn cháo trắng với củ cải muối?

    Chủ tiệm : Dạ, nếu ngộ cứ ăn cao hơn khả năng của ngộ thì thế nào cũng tới lúc ngộ phải nhảy vào nồi cháo.

    Phóng viên : Chắc là ông ít vay vốn ngân hàng?

    Chủ tiệm : Nhà băng có tiền, nhưng không bao giờ có cách nấu cháo để mượn cả.

    Phóng viên : Bây giờ tôi muốn ăn một tô, nhưng tôi chưa có tiền mai thanh toán được không, thưa ông?

    Chủ tiệm : Dạ không phải là ngày mai mà 20 năm sau cũng được.

    Phóng viên : Nhưng lúc ấy lãi suất thế nào?

    Chủ tiệm : Dạ, lãi là ông luôn nghĩ tới hàng cháo này, đấy mới là lãi to.

    Facebook Denise Truong

  3. #12
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .

    Triết lý kinh doanh từ quán cháo người Hoa (P2)


    Mỗi thế hệ đều có cách nấu cháo để kiếm tiền khác nhau




    20 năm sau, Phóng viên quay lại tiệm cháo, gặp ông chủ tiệm lúc này đã trên tuổi 70.


    Phóng viên : Chào cụ, tôi đến trả tiền bát cháo 20 năm về trước.Cụ còn nhớ chăng?

    Chủ tiệm : Ngộ nhớ. Cám ơn ngài đã quay lại.

    Phóng viên : Cụ vẫn nhớ thật sao?

    Chủ tiệm : Làm cho khách nhớ mình đã khó, mình phải nhớ khách bội phần khó hơn. Nhưng bản tiệm làm được điều đó.

    Phóng viên : Tiệm của cụ vẫn không có gì thay đổi.

    Chủ tiệm : Không có gì thay đổi.

    Phóng viên : Các tiệm khác ở Mỹ, ở Úc...vẫn không thay đổi chứ.

    Chủ tiệm : Nếu còn thì cũng không thay đổi.

    Phóng viên : Không còn sao?

    Chủ tiệm : Không còn.

    Phóng viên : Sao vậy?

    Chủ tiệm : Không có ai trong nhà này nấu cháo ở những nơi đó nữa.

    Phóng viên : Các con cụ đâu?

    Chủ tiệm : Ngộ yếu rồi, các con ngộ phải về đây nấu thay ngộ.

    Phóng viên : Cụ từng nói: cụ của cụ nấu cháo, ông của cụ nấu cháo, cha của cụ nấu cháo, cụ nấu cháo, con cụ làm tiến sỹ cũng nấu cháo, vậy các cháu cụ...

    Chủ tiệm : Cụ của ngộ nấu cháo, ông của ngộ nấu cháo, cha của ngộ nấu cháo, ngộ nấu cháo, con ngộ làm tiến sỹ cũng nấu cháo, các cháu ngộ không nấu cháo nữa.

    Phóng viên : Ô! Sao vậy? Các cháu cụ làm gì khác ư?

    Chủ tiệm : Chúng thành lập tập đoàn và thuê người nấu cháo.

    Chúng sản xuất cháo hàng loạt, cháo ăn liền. Chúng có 20 chủng, 80 loại, trên 100 nhãn hiệu. Một đứa phụ trách một loạt các nhà máy sơ chế nguyên liệu, một đứa phụ trách hàng loạt nhà máy bao bì, một đứa chuyên thành phẩm, một đứa chuyên phụ gia, một đứa chuyên Truyền thông, một đứa chuyên phân phối sản phẩm trên toàn Thế Giới, một đứa chuyên phân phối đến các vùng sâu vùng xa như cho các khu dân cư mới trên mặt trăng, các trạm vũ trụ có người ở...

    Phóng viên : Nhưng trước đây cụ nói...

    Chủ tiệm : Cụ của ngộ nấu cháo, ông của ngộ nấu cháo, cha của ngộ nấu cháo, ngộ nấu cháo, con ngộ làm tiến sỹ cũng nấu cháo. Mỗi bát cháo nấu mất nửa giờ, lãi 1 đô. Các cháu ngộ chúng nó nói chúng cũng nấu cháo. Chúng nó "nấu cháo điện thoại", mỗi lần nấu mất 1 giờ, lãi tỉ đô.

    Phóng viên : Vậy bây giờ cụ có thèm lấy tiền bát cháo 20 năm trước của tôi không?

    Chủ tiệm : Đội ơn Ngài, ngộ vẫn xin nhận. Cháu ngộ có cách kiếm tiền của cháu ngộ. Ngộ và các con ngộ vẫn giữ cách kiếm tiền của ngộ và các con ngộ.
    Theo Facebook Denise Truong

  4. #13
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .

    Bí mật trên chiếc limousine 1,5 triệu USD
    của Tổng thống Obama


    Chiếc limousine mang nhãn hiệu của Cadillac hiện đang được tổng thống Mỹ Barack Obama sử dụng có tên là “The Beast”. Đây là một chiếc limousine đặc biệt với khả năng chống đạn và được trang bị nhiều công nghệ hiện đại nhất, tuy nhiên những thông tin về nó được xếp vào hàng bí mật quốc gia và ngay cả những cận vệ thân tín nhất của tổng thống cũng không được tiết lộ. Mặc dù vậy đã có những thông tin thú vị xung quanh limousine The Beast được tiết lộ, ví dụ như chiếc limousine Cadillac này lại không thực sự là một chiếc Cadillac, trị giá của chiếc xe lên tới 1,5 triệu USD.

    1. Chỉ có logo là của Cadillac



    Mặc dù mang nhãn hiệu của hãng xe Cadillac, tuy nhiên gần như tất cả các chi tiết, bộ phận trên chiếc xe được chế tạo hoàn toàn khác so với những chiếc Cadillac thông thường. Chiếc xe sử dụng khung gầm mới, động cơ diesel và hệ thống truyền động được phát triển từ chiếc Chevrolet Kodiak, một chiếc xe bán tải cỡ lớn thuộc Tập đoàn General Motors. The Beast sử dụng động cơ diesel V8 mức tiêu thụ nhiên liệu khoảng 64 lít/100 km.
    Nguyên nhân của sự thay đổi này là do cấu tạo phức tạp của chiếc xe với nhiều trang thiết bị và bộ áo giáp bằng thép khiến chiếc xe nặng tới 6,8 tấn, nó giống một chiếc xe tải trong hình dạng limousine do đó các bộ phận của xe cũng phải thay đổi để có thể phù hợp.

    2. Bọc thép dày 20cm




    Và có lẽ không có một chiếc xe bọc thép nào tốt hơn, và an toàn hơn “The Beast”, với cửa sổ siêu dày. Lớp giáp bọc quan xe có độ dày tới 8 inch – tương đương 20 cm, và những chiếc cửa nặng như của của may bay Boeing 757. Cửa sổ chống đạn của “The Beast” dày tới 5 inch – tương đương 12,5 cm, được ghép bởi ít nhất năm lớn, cùng hệ thống van điều tiết đặc biệt để chống lại mọi cuộc tấn công.

    Chiếc xe được trang bị bộ lốp đặc biệt do Goodyear sản xuất, bộ lốp với sự gia cố của chất liệu Kevlar này đảm bảo cho “The Beast” có thể chạy được tốc độ cao ở quãng đường khá xa, đủ để kéo dài thời gian để đội ngũ vệ sĩ có thể hỗ trợ bảo vệ an toàn cho Tổng thống. Nội thất của chiếc xe hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài và không có một khe hở nào ở các cửa, giúp ngăn chặn khả năng Tổng thống có thể bị tấn công bằng chất độc hóa học.

    3. Trang thiết bị hiện đại




    Bên trong lớp áo giáp kiên cố, chiếc limousine được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại. Từ thiết bị chữa cháy, bình dưỡng khí, thậm chí cả những túi máu theo đúng nhóm máu của Tổng thống, cho đến bình xịt hơi cay, súng ngắn và thậm chí có nguồn tin cho biết rằng chiếc xe còn được trang bị cả súng phóng lựu.

    Ngoài ra, chiếc xe còn được trang bị một điện thoại kết nối vệ tinh mã hóa, một hệ thống video tương tác đặc biệt để tổng thống có thể trao đổi công việc với các quan chức tại phòng tình huống (Situation Room) ở Nhà trắng, các đại sứ quán nước ngoài hoặc Lầu năm góc.
    Một hệ thống camera đặc biệt có khả năng nhìn ban đêm cũng được bố trí xung quanh chiếc xe, giúp tài xế dễ dàng quan sát toàn bộ bên ngoài trong trường hợp kính chắn gió bị che mất tầm nhìn.

    4. Được vận chuyển bằng chuyên cơ riêng


    Cơ quan Mật vụ Mỹ sử dụng chiếc máy bay vận tại C-17 Globemaster để chuyên chở “The Beast”, trong mỗi chuyến đi của Tổng thống có hai chiếc limousine được sử dụng, cùng với những chiếc xe bọc thép Chevrolet Suburban. Chiếc Chevrolet Suburban có biệt danh Roadrunner và nó được cho là văn phòng liên lạc di động, với những thông tin cập nhật, cùng hệ thống kế lối vệ tinh quân sự, chiếc xe có những thiết bị đặc biệt đặt trên nóc.

    5. Có tới 7 chiếc The Beast



    Trên thực tế, chiếc The Beast có tới 6 bản sao, mặc dù các bản sao này không được trang bị các thiết bị hiện đại như chiếc limousine thường phục vụ tổng thống, tuy nhiên chúng có vẻ ngoài và khả năng chống đạn tương tự. Những chiếc The Beast bản sao thường được sử dụng để đưa đón các quan chức cao cấp nước ngoài và khách VIP khi họ tới Thủ đô Washington.

    6. Tài xế được huấn luyện đặc biệt




    Bất cứ một đặc vụ nào được lựa chọn để lái xe tổng thống cũng phải trải qua khóa học lái xe phòng thủ kéo dài cả tuần trên một loại đường thử đặc biệt tại học viện mật vụ ở Beltsville, Maryland với những kỹ năng lái xe quá đà, vào cua tốc độ cao...Để đào tạo cho các bài học bổ sung khác, các lái xe sẽ sử dụng Mustang, Camaro và Charger.


    7. Chiếc xe sử dụng động cơ diesel và có thông số không ấn tượng




    “The Beast” được cho là sử dụng một động cơ Duramax, khối động cơ được lấy từ những chiếc xe bán tải hạng nặng của Chevrolet hay GMC. Câu hỏi đặt ra là: “Tại sao lại là động cơ diesel?” Ngoài độ bền bỉ của động cơ, dầu diesel được cho là làm giảm nguy cơ cháy nổ khi bị tấn công, và loại nhiên liệu này cũng có thể tìm thấy ở mọi nơi trên thế giới, không giống như xăng không pha chì.
    Với trọng lượng được cho là vào khoảng 6,8 tấn. Không dễ để “The Beast” có thể có được hiệu suất cao, dù chiếc xe có một khối động cơ diesel mạnh mẽ. Chiếc limousine này phải mất khoảng 15 giây chỉ để tăng tốc từ 0-96 km/h, nhiều hơn bất cứ chiếc xe nào hiện có trên thị trường. Tốc độ tối đa của chiếc xe được cho là cũng chỉ đạt khoảng 96 km/h. Với trọng lượng như một chiếc xe tăng, không lạ khi “The Beast” tiêu tốn tới gần 30 lít nhiên liệu để đi được 100 km.


    8. Không được trang bị vũ khí như xe điệp viên 007

    Có nhiều tin đồn cho rằng chiếc siêu limousine của tổng thống được trang bị cả những vũ khí hiện đại như siêu xe của chàng điệp viên 007. Tuy nhiên trong thực tế, chiếc xe không có bệ phóng tên lửa, lựu đạn, súng máy hay tích hợp bất cứ loại vũ khí nào ở bên ngoài, cũng không có khoang trốn thoát hay ghế phóng trong trường hợp khẩn cấp.

    Theo Pháp luật xã hội

  5. #14
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .

    Stt và cmt trên Facebook là gì ?



    Rất nhiều lần thấy bạn bè trên Facebook cập nhật nội dung có ghi stt đọc mãi mà vẫn không hiểu! Có lẽ người viết bài này lạc hậu quá chăng? Thật ra mình cũng tham gia Facebook từ lâu nhưng ít tham gia với tư cách cá nhân nên không thấy xuất hiện nhiều những từ viết tắt như thế. Lần mò tìm kiếm trên Google mãi rồi cũng có đáp án stt là gì, hóa ra nó là từ status mà trước đây cứ đọc số thứ tự :)

    Mình quyết định tổng hợp những từ viết tắt (abbreviation) rất thường gặp trên Facebook để làm thành bài viết này nhằm giúp bạn bớt bối rối khi không biết nó là gì và cũng giúp bạn ít hiểu được một phần nào ngôn ngữ mà giới trẻ ngày nay sử dụng.




    Ở Việt Nam


    • stt = status: trạng thái, tình trạng
    • cmt = comment: bình luận
    • ad = admin, administrator: quản trị viên
    • mem = member: thành viên
    • rela = relationship: mối quan hệ
    • pr = public relations: quảng cáo, lăng xê
    • cfs = confession: tự thổ lộ, tự thú
    • 19 = one night: một đêm
    • 29 = tonight: tối nay
    • ib (hoặc inb) = inbox: hộp thư đến, nhắn tin riêng (trong facebook)
    • FA = forever alone: cô đơn mãi mãi
    • FB = facebook
    • FC = fan club
    • FD = free day: ngày nghỉ
    • FS = fan sign: tấm bảng viết và vẽ tay được trang trí nhiều màu sắc, slogan thể hiện sự hâm mộ thần tượng hoặc đối tượng yêu thích
    • PS = post script: tái bút
    • 5ting= fighting (số 5 là five, đọc giống fight). Ví dụ profile = pro5

    Ở nước ngoài


    • brb = be right back
    • gtg = got to go
    • l8r = later
    • omg = oh my gosh or god
    • ttyl = talk to you later
    • srsly = seriously
    • dw = don't worry
    • lol = laugh out loud
    • rofl = roll on floor laugh
    • roflol = roll on floor laugh out loud
    • lmbo = laugh my butt off
    • kwl = cool
    • awsm = awesome
    • roflmbo = roll on floor laugh my butt off
    • idk = i don't know
    • wtevr = whatever
    • y = why
    • k = okay
    • 4evr = forever
    • soz = sorry
    • plz = please
    • nty = no thank you
    • ty = thank you
    • r = are
    • mch = much
    • bby = baby
    • nvr = never
    • ilu or ily = i love you
    • 2moro = tomorrow
    • ASL = age, sex, location
    • afk = away from keyboard
    • bk = back
    • ASAP = as soon as possible
    • bcuz = because
    • b/c = because
    • d/c = disconnection
    • bbfn or bb4n = bye bye for now
    • sec = second
    • bf = boyfriend
    • gf = girlfriend
    • bff = best friend forever
    • bffl = best friend for life
    • buhbye = bye
    • cm = call me
    • meh = me
    • ct = can't talk
    • cul8r = see you later
    • cya = see ya
    • def = definitely
    • r8 = rate
    • dewd = dude
    • l8 = late
    • EML = email me later
    • F2F = face to face
    • GAL = get a life
    • gawd = god
    • GGP = gotta go pee
    • GRRRRR = growling/angry
    • h/o = hold on
    • xoxo = hugs and kisses
    • HAK or H&K = hugs and kisses
    • huh = what
    • huggles = hugs
    • im = i am
    • fyi = for your information

    Bạn còn biết những từ viết tắt nào khác, đặc biệt ở đối tượng giới trẻ Việt Nam, xin chia sẻ với chúng tôi ở cuối bài viết này.


  6. #15
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .
    5 con tàu ma bí ẩn nhất lịch sử

    Sự biến mất của những con tàu này cho đến nay vẫn còn là một ẩn số chưa có lời giải đáp.

    1. Baychimo



    Được đóng năm 1914 tại Thụy Sĩ, còn tàu khổng lồ bọc thép và chạy bằng hơi nước Baychimo nổi tiếng sau 9 cuộc hành trình vượt biển thành công ở vùng biển Tây Bắc khắc nghiệt của Canada. Thế nhưng, sau khi bị mắc kẹt trong tảng băng lớn năm 1931, Baychimo lại trở thành con tàu ma nổi tiếng nhất dọc bờ biển Alaska lạnh giá.

    Tháng 10 năm 1931, tàu thương gia Baychimo kết thúc chuyến chở hàng và trên đường trở về bến cảng thì hai lần bị mắc kẹt giữa hai tảng băng lớn gần thành phố Barrow, Alaska. Một nửa thuyền viên trên tàu được trực thăng cứu hộ an toàn, đến khi quay lại, người ta phát hiện con tàu vẫn còn nguyên vẹn nhưng một nửa số thuyền viên còn lại đã mất tích không để lại dấu vết.

    Sau ngày mất tích bí ẩn đó, nhiều nhà thám hiểm và khách du lịch thường xuyên nhìn thấy Baychimo trôi dạt ở nhiều nơi khác nhau ngoài biển. Năm 1969, sau 38 năm lênh đênh vô định, Baychimo cũng biến mất. Nhiều người cho rằng các cơn bão, sông băng cùng những hiện tượng siêu nhiên bí ẩn tại vùng Tam giác quỷ Bermuda là nguyên nhân gây ra vụ mất tích của thủy thủ đoàn và con tàu Baychimo. Cho đến nay, lời lý giải thỏa đáng mang tên con tàu Baychimo vẫn còn bỏ ngỏ.

    2. Carroll A. Deering



    Là một trong những con tàu mất tích bí ẩn nhất tại vùng Tam giác quỷ Bermuda, Carroll A. Deering được nhìn thấy lần cuối cùng vào ngày 28/1/1921. Câu chuyện bắt đầu trên chuyến hành trình từ thành phố cảng Rio de Janeiro, Brazil trở về bến cảng Norfolk, Virginia, Mỹ. Thuyền trưởng của tàu là William H. Merritt đột nhiên ngã bệnh, ông được đưa lên bờ chữa trị cùng con trai, cũng là thuyền phó khi ấy. Họ thuê thuyền trưởng và thuyền phó mới là W.B. Wormell, C.B. McLellan cùng thủy thủ đoàn tiếp tục chuyến hành trình. Tuy nhiên, trong lúc say rượu, viên thuyền trưởng đã mâu thuẫn với thủy thủ đoàn, gây nên những mâu thuẫn nội bộ.

    Tàu Carroll A. Deering đã không về cảng Norfolk như dự kiến mà được tìm thấy khi đang lênh đênh trong tình trạng không người lái ở Mũi Cape Hatteras, phía bắc bang Carolina, Mỹ. Khi xem xét con tàu, người ta phát hiện tàu không có bất kỳ thuyền viên nào, không đồ dùng cá nhân và hai xuồng cứu sinh cũng biến mất. Họ cho rằng, có thể tàu đã bị cướp biển, những kẻ buôn lậu rượu hoành hành, bị mắc bão hoặc đã có cuộc nổi loạn trên tàu và các thuyền viên đã bỏ tàu mà đi. Cho đến nay, người ta vẫn chưa lý giải thỏa đáng về sự mất tích của nó. Từ đó, Carroll A. Deering trở thành một trong những bí mật hàng hải tốn nhiều công sức tìm hiểu nhất lịch sử.

    3. Mary Celeste



    Gần 150 năm kể từ ngày khách hành và thủy thủ đoàn mất tích, Mary Celeste vẫn là đề tài khơi gợi nên những câu chuyện ly kỳ và kiến giải đầy lý thú.

    Ngày 5/11/1872, con tàu thương gia hai cột buồm của Mỹ mất tích khi trên đường vượt Đại Tây Dương. Một tháng sau, ngày 5/12/1872, người ta tìm thấy Mary Celeste đang lênh đênh vô định trên vùng eo biển Gibraltar (Anh), trong tình trạng không hư hại gì. Toàn bộ các kiện hàng, vật dụng cá nhân vẫn ở nguyên vị trí, chỉ trừ những hành khách. Họ biến mất không để lại một dấu vết, dù là bị thương hay đã chết.



    Trong quá trình khám phá bí ẩn số phận của những người có mặt trên tàu, người ta phát hiện ra một điều thú vị về nguồn gốc của tàu. Con tàu trước đây có tên là Amazon và đã qua nhiều lần đổi chủ. Để tránh những chuỗi tai nạn mà Amazon mang đến, năm 1869 thương gia người Mỹ đã đổi tên nó thành Mary Celeste. Ngày nay, có rất nhiều giả thuyết đưa ra nhằm giải thích số phận bí hiểm và những nạn nhân xấu số trên con tàu ma Mary Celeste. Rất nhiều tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, văn chương… đã ra đời từ cảm hứng câu chuyện tàu Mary Celeste kỳ bí.

    4. MV Joyita



    MV Joyita là du thuyền cá nhân được sản xuất năm 1931 bởi hãng đóng tàu Wilmington Boat Works. Sau vụ tấn công vào Trân Châu cảng tháng 12/1941, Hải quân Mỹ mua lại du thuyền tư nhân này để làm nhiệm vụ tuần tra các đảo lớn tại Hawaii cho đến khi Chiến tranh Thế giới II kết thúc.

    Mọi chuyện đều bình thường cho tới giữa năm 1955, trong một chuyến đi từ Samoa tới quần đảo Tokelau, MV Joyita đã biến mất một cách bất ngờ. 5 tuần sau đó, người ta tìm thấy xác con tàu nằm cách đất liền gần 1.000 km, 25 thủy thủ trên tàu cũng biến mất một cách kỳ lạ.

    Sau khi xem xét xác con tàu, người ta phát hiện ra rằng thân tàu được đóng một cách đặc biệt nhằm tránh bị đắm chìm. Họ chỉ tìm thấy một vết nứt ở dây cáp, được che giấu bằng một lớp sơn. Trên boong tàu còn có một túi thiết bị y tế, với nhiều băng gạc in dấu máu. Họ cũng không tìm thấy bất cứ một xuồng cứu hộ nào và cho rằng chúng đã được các thủy thủ mang đi. Nhiều người cho rằng, ngay cả những thủy thủ ít kinh nghiệm nhất cũng nhận thấy việc lênh đênh chiếc xuồng cứu hộ còn nguy hiểm hơn là ở trên tàu chờ người cứu. Do đó, vụ mất tích kỳ lạ của thuyền viên tàu MV Joyita vẫn là một ẩn số cho tới tận ngày nay.

    5. S.S. Valencia



    S.S. Valencia là con tàu bọc sắt, chạy bằng hơi nước, được đóng năm 1882 tại hãng đóng tàu William Cramp & Sons, Mỹ. Chiếc tàu khổng lồ nặng gần 1.600 tấn và dài 77m này mất tích vào ngày 22/1/1906 ngoài khơi đảo Vancouver, British Columbia, Canada.

    Trên chuyến hành trình cuối cùng đi từ San Francisco đến Seattle, do thời tiết khắc nghiệt cộng với màn đêm khiến cho thủy thủ đoàn gần như mất phương hướng. Họ buộc phải lui vào Mảng hút chìm Juan de Fuca (chạy dọc từ miền nam British Columbia đến California) để tránh bão. Nhưng, tàu S.S. Valencia đã rơi vào vùng biển ở Tây Nam đảo Vancouver, va phải đá ngầm và bị chìm tại đó.



    Có hơn 2.000 tàu thuyền bị đắm tại vùng biển được xem như nghĩa địa chết của Thái Bình Dương. Sau khi tàu chìm, các thủy thủ trên tàu nỗ lực giải cứu hành khách trên tàu trên 6 chiếc xuồng cứu hộ. Nhưng chỉ 2 trong số 6 chiếc xuồng cứu sinh đó thoát được dòng nước xoáy. Và cũng chỉ có 37 người trên tổng số 168 thuyền viên và hành khách thoát nạn, còn lại đều bị biển sâu nhấm chìm. Cho đến nay, vụ đắm tàu S.S. Valencia được xem là một trong những tai nạn đường biển kinh hoàng nhất trên vùng biển Thái Bình Dương.


  7. #16
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    03 Rose Allbum Bao Giờ Em Quên - Phi Nhung

    .









    .
    Last edited by giavui; 05-11-2011 at 07:18 PM.

  8. #17
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .









    .

  9. #18
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Chiếc đồng hồ bị mất

    .
    Chiếc đồng hồ bị mất


    "Cháu không làm gì cả và chỉ ngồi im một chỗ để lắng nghe. Trong im lặng, cháu thấy tiếng kim đồng hồ chạy và theo đó cháu tìm ra nó".


    Một lần nọ, có một người nông dân bị mất một chiếc đồng hồ trong kho thóc. Đó không phải là một cái đồng hồ thông thường bởi nó còn có giá trị về mặt tình cảm đối với ông.

    Sau một thời gian dài tìm kiếm vô vọng, người nông dân phải nhờ sự trợ giúp của những đứa trẻ đang chơi bên ngoài. Ông hứa, nếu ai tìm được chiếc đồng hồ bị mất sẽ được thưởng.
    Nghe thấy vậy, đám trẻ con nhanh chân chạy xung quanh kho thóc tìm kiếm. Chúng đi khắp nơi, lục tìm ở mọi chỗ, từ nơi chứa thóc đến tận cả chỗ cho gia súc ăn, nhưng vẫn không thấy. Chỉ đến khi ông đề nghị bọn trẻ dừng việc tìm kiếm thì có bé trai chạy tới và yêu cầu ông cho nó một cơ hội nữa.



    Người nông dân nhìn đứa bé và nghĩ:

    "Tại sao lại không chứ? Sau tất cả thì cậu bé này có vẻ khá chân thành".

    Ông dẫn cậu bé trở lại trong khó. Một lúc sau, cậu đã chạy ra và trên tay là chiếc đồng hồ của ông. Người nông dân rất hạnh phúc và ngạc nhiên, ông hỏi cậu bé:

    "Làm cách nào mà cháu có được nó, sau khi tất cả các bạn khác đã từ bỏ?".

    Cậu bé đáp:

    "Cháu không làm gì cả và chỉ ngồi im một chỗ để lắng nghe. Trong im lặng, cháu thấy tiếng kim đồng hồ chạy và theo đó cháu tìm ra nó".


    Nguồn: ngoisao.net
    Last edited by khieman; 01-06-2014 at 04:35 AM.

  10. #19
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .
    Cảm Nhận về Phần Hồn tiếng Việt
    Huỳnh Ngọc Chiến


    ”Con ngựa: móng có thể dày sương, tuyết; lông: có thể chống gió, rét; gặm cỏ, uống nước, ghếch cẳng mà ở cạn; đó là chân tính của ngựa. Dù có đền cao cung đẹp, nó có cần dùng chi? Kịp khi Bá Nhạc nói: “Tôi giỏi trị ngựa lắm.” Rồi đốt lông nó; cắt bờm nó; gạt móng nó; ràng đầu nó; buộc nó vào yên, cương; giam nó vào tàu, chuồng; thế là ngựa mười phần chết đến hai ba rồi. Bắt nó đói, bắt nó khát; bắt nó quần; bắt nó chạy; bắt nó chỉnh tề; đằng trước có cái nạn giàm, thiếc; mà đàng sau có cái oai roi, vọt. Thế là ngựa chết đã quá nửa rồi.”[1]

    Đây là một đoạn trong phần ngoại thiên của Nam hoa kinh, mà Trang Tử dùng để công kích những triết gia phái hữu vì muốn áp đặt một cách khiên cưỡng các quy luật trái tự nhiên trong việc “trị thiên hạ.”

    Tôi nghĩ thân phận tiếng Việt trong nhà trường hiện nay không khác gì con ngựa của Trang Tử. Bộ môn ngữ pháp tiếng Việt đã gây tranh cãi quá nhiều trên báo chí. Tiếng nói của bao nhiêu học giả có tâm huyết đều như muối bỏ biển. Và phần hồn tiếng Việt ngày càng tan biến, do mạch ngầm nội tại của nó đã bị khô cạn dần trong sa mạc của những quy luật và khái niệm ngữ học xa lạ, lạnh lùng. Các “Bá Nhạc chuyên ngành ngôn ngữ học” đã vô tình biến “con ngựa tiếng Việt” thành con vật què quặt trong các cuốn sách giáo khoa.

    Phạm Quỳnh, dù nói gì đi nữa, vẫn là người đủ thông tuệ và nhạy cảm để khẳng định:

    “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn.”

    Vì sao những vần thơ trong truyện Kiều hơn mấy trăm năm, hay ca dao hơn mấy ngàn năm, vẫn còn làm chúng ta say mê đến vậy? Nếu chỉ là văn chương thì dù chúng có du dương đến mấy, ngẫm cho cùng vẫn là phương tiện, và do đó vẫn mang ít nhiều tính chất phù phiếm, thì làm sao có được sức quyến rũ mãnh liệt và đằm thắm nhường kia? Chúng hấp dẫn ta vì trong đó ta bắt gặp tiếng nói, và qua đó, tâm hồn của bao thế hệ cha ông. Đó là thứ tiếng mà ta đã được nghe khi mới chào đời bằng lời ru của mẹ và là thứ tiếng trong mấy mươi thế kỷ đã vui buồn, khóc cười cùng với non nước. “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, mẹ hiền ru những câu xa vời; tiếng nước tôi bốn ngàn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo vận nước nổi trôi” (“Tình ca” – Phạm Duy). Đó là những gì ta dễ dàng bắt gặp đằng sau nội dung chuyển tải của truyện Kiều và của ca dao.

    Vì sao cha ông chúng ta hoàn toàn không biết đến “ngữ pháp tiếng Việt hiện đại” mà vẫn sử dụng tiếng Việt một cách trong sáng nhuần nhuyễn, đáng để chúng ta học tập? Lý do rất dễ hiểu là họ không hề nghiên cứu các quy luật ngữ học để viết văn, mà họ thực sự “sống” với tiếng Việt, dù họ được đạo tào một cách chính quy bài bản bằng tiếng Hán hoặc tiếng Pháp, là những ngôn ngữ khác hẳn tiếng mẹ đẻ. Khi đã sống trọn vẹn với tiếng mẹ đẻ bằng cả tâm hồn, để nó thực sự trở thành máu thịt, thành tình cảm buồn vui của chính mình thì việc dùng văn tự để diễn tả chỉ còn là vấn đề của tài hoa và kỹ xảo. Chính phần hồn của tiếng Việt, chứ không phải là những khái niệm ngữ học rối rắm và cứng nhắc như hiện nay, mới thực sự là tố chất nuôi dưỡng và nối kết linh hồn bao nhiêu thế hệ của dân tộc hòa trong một nhịp đập chung.

    Một khi đã đánh mất phần hồn, thì những nỗ lực “làm trong sáng tiếng Việt” chỉ có thể tạo ra loại tiếng Việt ấm ớ dầy dẫy trên các phương tiện đại chúng và trong các bản dịch văn học được xem là nghiêm túc. Thời bao cấp, chúng ta đã từng nghe các cụm từ “quầy rau tươi phụ nữ,” hoặc “tem phiếu bán thịt giáo viên”… thì giờ đây những câu hoặc những cụm từ đại loại như “rất xin lỗi,” “đường bóng chuyền là rất không chính xác,” ”căn nhà là rất đẹp,” “nàng nhìn bầu trời một cách lặng lẽ,” “cứng hóa đường nông thôn”… vẫn cứ hồn nhiên tồn tại.

    Chúng không sai nhưng nghe ngô nghê và ngớ ngẩn như trẻ con tập nói, hoặc như người nước ngoài đang học tiếng Việt. Điều đó tố cáo một sự kiện rất đỗi đau lòng: do thói quen dùng ngôn ngữ một cách tùy tiện và rập khuôn nhưng rỗng tuếch nội dung, chúng ta đang có nguy cơ bị đẩy xa dần khỏi phần hồn tiếng Việt mà hoàn toàn không hay biết.

    Môn tiếng Việt trong nhà trường lẽ ra là phương tiện giúp các em tìm về với suối nguồn tiếng Việt thì tiếc thay, lại trở thành vật chướng ngại không cho các em tiếp xúc được với mạch ngầm nội tại của nó nữa.

    Chương trình ngữ pháp trong sách giáo khoa cứ vô tình bắt các em phải loay hoay mãi với các khái niệm, các quy luật, (lẽ ra chỉ dành cho các nhà nghiên cứu), mà lơ là với các áng thơ văn thực sự có giá trị. Vẻ đẹp của văn chương đã không tác động được đến tâm hồn các em, không gây được những cảm xúc sâu sắc trong tâm hồn các em thì làm sao các em có thể yêu tiếng mẹ đẻ? Chúng ta dạy các em học tiếng mẹ đẻ mà cứ như dạy người nước ngoài học tiếng Việt! Chính sự rối rắm không đáng có của ngữ pháp đang làm tiếng Việt trở nên nghèo nàn và xơ cứng. Phần hồn tiếng Việt đã bị chết dần bởi những quy luật mang tính áp đặt trong các bộ sách giáo khoa.

    Khi lắp các phụ kiện vào một cỗ máy, nếu ta dùng phụ kiện và dụng cụ đúng chủng loại và quy cách thì việc lắp ráp sẽ dễ dàng. Nếu khác đi thì chỉ tổ làm hỏng phụ kiện lẫn cỗ máy. Bao năm qua, nhằm để “chuẩn hóa” tiếng Việt cho “ngang tầm thời đại,” các nhà nghiên cứu và các người biên soạn sách giáo khoa đã mang bao loại “phụ tùng” (hàng ngoại hẳn hoi!) hì hục lắp vào cỗ máy tiếng Việt, và hậu quả là chúng ta đã vô tình biến cỗ máy tinh tế đó thành một khối sắt ù lì vô cảm trong các cuốn sách giáo khoa.

    Để được ích lợi gì khi ta buộc các em học sinh phải học thuộc một đống các khái niệm vô bổ trong môn ngữ pháp tiếng Việt, một việc chỉ dành cho các nhà nghiên cứu?

    Để làm gì với các khái niệm ngữ học rối rắm và xa lạ với tiếng Việt (cho thầy lẫn trò), khi mà các em chỉ biết học vẹt để đối phó nên chưa thực sự được “sống” với tiếng Việt, và do đó, không thể có được vốn từ cần thiết?

    Tiếng Việt đã bị môn ngữ pháp nhà trường phổ thông tước đi phần hồn và chỉ còn lại cái xác rỗng tuênh. Thử đọc những bài văn trong các kỳ thi học kỳ ở nhà trường phổ thông, không ai có thể nén được tiếng thở dài, sau những tiếng cười đau xót. Các em viết tiếng mẹ đẻ mà cứ như người nước ngoài đang tập viết tiếng Việt ở mức độ non kém nhất, đến mức chúng ta đọc cũng không hiểu các em muốn viết gì và không hiểu các em có phải là người Việt hay không! Có lẽ cả người dạy cũng bị sa vào cái mê hồn trận ngữ pháp tiếng Việt đó nên không còn dùng từ chuẩn xác nữa.

    Do đó mới có chuyện bi hài là trong đề thi môn tiếng Việt ở một tỉnh miền Tây, học sinh phải tìm từ phản nghĩa vời từ “bà ngoại.” Và hội đồng ra đề đã liều lĩnh, sau những lần chống chế, đưa ra từ… “ông nội”!!!

    Những người soạn thảo chương trình ngữ pháp tiếng Việt dường như đã bê nguyên cái khuôn ngữ pháp dành cho các nhà nghiên cứu, mà họ tiếp thu từ nước ngoài, để áp đặt vào tiếng Việt một cách máy móc.

    Các khái niệm và quy luật về ngữ pháp tiếng Việt chỉ có thể được rút ra từ sự vận động nội tại của chính nó, chứ không phải đóng khung nó theo những khuôn ngữ pháp xa lạ.

    Mà đúng ra việc nghiên cứu ngữ pháp là việc của các nhà chuyên môn. Họ phải biết biến những kiến thức về ngôn ngữ học thành những món ăn tinh thần lý thú và bổ ích cho các em, thay vì bắt các em phải học vẹt lại các khái niệm và quy luật về ngôn ngữ, mà bản thân những khái niệm và quy luật đó lại quá lạ lẫm với tiếng Việt. Là nhà sư phạm, họ có được trứng, đường, bột thì phải biết cách cung cấp cho các em những chiếc bánh thơm tho để các em tưởng thức, chứ đâu phải bắt các em học lại công thức hóa học của bột và đường! Đó mới là phương pháp sư phạm chân chính: giúp các em đam mê một môn học một cách tự nhiên mà không biết là vì đâu.

    Như một người đi trong đêm, sương rơi thấm áo mà không hề hay biết. Nhưng do bị ép vào một cái khung ngữ pháp xa lạ và vô lý, chương trình dạy tiếng Việt ở nhà trường phổ thông lâu nay buộc phải mang tính áp đặt và nhồi nhét, thay vì khêu gợi cho các em thấy được vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ. Các em toàn học vẹt để đối phó, do đó khi cái áp lực đó không còn nữa thì mọi thứ đều bị bung ra cả, hầu như không còn lại chút gì. Đánh mất những kiến thức về ngữ pháp được tiếp thu từ nhà trường cũng không hề gì, thậm chí còn tốt cho các em, nhưng điều đáng nói là các em dễ đánh mất luôn những cảm tình sâu đậm với tiếng mẹ đẻ, mà lẽ ra phải lắng đọng lại mãi trong tâm hồn, thông qua môn văn.

    Với đặc thù của tiếng Việt, thay vì dạy ngữ pháp ta nên dạy các em những áng thơ văn có giá trị. Khi được tiếp xúc trực tiếp với vẻ đẹp chân thực của văn chương, mà không hề bị vướng bởi cái rào chắn vô lý của ngữ pháp, tự nhiên các em sẽ yêu thêm tiếng Việt, và qua đó lòng yêu nước chân chính—thay vì lòng yêu nước kiểu “lên gân”—sẽ được củng cố, mà tác dụng chắc chắn sẽ vượt xa những bài giáo khoa lê thê và thiếu trọng tâm về lịch sử. Một người có thể yêu nước một cách tự nhiên và chân chính được không, khi trong tận sâu thẳm của tâm hồn, họ chưa bắt gặp linh hồn và tiếng nói của cha ông?

    Mỗi ngôn ngữ đều có một linh hồn, mà những ai yêu nó và sống thực với nó đều dễ dàng cảm nhận, nhất là đối với một ngôn ngữ tinh tế như tiếng Việt. Chỉ có những ai không cảm nhận được, và không cảm nhận nỗi sự tinh tế đó mới có thể thản nhiên mổ xẻ nó bằng những lưỡi dao ngữ pháp được mài giũa ở nước ngoài.

    Chúng ta đã bóp chết phần hồn tiếng Việt trong gọng kiềm ngữ pháp mà không hề đau xót, con em chúng ta sẽ nghĩ gì về tiếng Việt hôm nay? Bàn về việc dùng sai và hiểu sai những thuật ngữ triết học Hy Lạp cổ đại trong lịch sử triết học phương Tây, triết gia Heidegger bảo:

    “Chỉ trong từ, trong ngôn ngữ mà sự vật trở thành và hiện hữu. Cũng vì lẽ đó mà sự lạm dụng ngôn ngữ trong cuộc ba hoa thuyết thoại thuần tuý và trong các khẩu hiệu về ngữ cú đã khiến ta đánh mất đi mối tương quan chân thực với sự vật.”[2]

    Chúng ta bên cạnh việc dùng sai, còn áp đặt cái khuôn ngữ pháp xa lạ vào tiếng Việt, thì e rằng trong tương lai, không những chúng ta đang dần “đánh mất đi mối tương quan chân thực với sự vật” mà còn đánh mất phần hồn tiếng Việt, là sợi dây nối kết tâm hồn chúng ta qua biết bao thế hệ.

    ***
    [1] Trang Tử, Nam Hoa kinh, Nhượng Tống dịch, NXB Tân Việt, 1962, tr.169

    [2] C’est seulement dans la mot, dans la langue, que les choses deviennent et sont. C’est pourquoi aussi le mauvais usage de la langue dans la simple bavardage, dans les slogans de la phrasésologie, nous fait perdre la relation authentique aux choses (Heidegger, Introduction à la Métaphysique, Epiméthé, traduit par G.Kahn, 1958, p.22)

  11. #20
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .

    Chuyện lạ ở Hà Nội:
    Phố thịt chó Nhật Tân biến mất


    (VTC News) - Vì sao thương hiệu thịt chó Nhật Tân biến mất là câu hỏi nhiều người quan tâm.


    Kỳ 1: “Đại gia thịt chó” Trần Mục đóng cửa

    Phố thịt chó Nhật Tân (Hà Nội), với 50 nhà hàng, tấp nập khách nhậu ngày đêm giờ chỉ còn duy nhất một nhà hàng hoạt động cầm chừng vì vắng khách. Vì sao thương hiệu thịt chó Nhật Tân biến mất là câu hỏi nhiều người quan tâm.

    Tôi vòng đi vòng lại mấy lần phố Nhật Tân, tìm quán thịt chó Trần Mục, nơi mà dân nhậu Hà thành không ai không biết, vì nó là thương hiệu quá nổi tiếng, nhưng không thấy đâu cả.

    Hỏi chị bán hàng nước, chị chỉ ngôi nhà ngay cạnh bảo: “Trần Mục thịt chó đây anh này”.

    Đó là ngôi nhà 2 tầng với vách tôn, mái tôn, cổng rả đóng kín, bụi phủ trắng nhợt, thậm chí cỏ mọc thành bụi từ những kẽ nứt trước nhà. Chị bán hàng nước bảo: “Cả phố Nhật Tân chỉ còn mỗi quán Anh Tú Béo thôi, không có quán nào khác cho anh lựa chọn nữa đâu”.

    Phố Nhật Tân giờ không còn thịt chó
    Tôi hỏi lý do vì sao quán thịt chó Trần Mục quá nổi tiếng, mà lại đóng cửa, chị bán nước bảo: “Mấy chục quán thịt chó ở đây đều phá sản hết anh ạ. Dù họ giàu có cỡ nào, nhưng làm công việc sát sinh, mà lại giết hại con vật nuôi yêu quý của con người, nên đều không có kết cục tốt. Bà Xìu chủ quán Trần Mục chuyển nghề rồi, giờ buôn bán bất động sản”.

    Chị chủ quán nước chỉ tòa nhà màu vàng bên kia đường và bảo đó chính là nhà bà Nguyễn Thị Xìu, vốn là chủ quán thịt chó Trần Mục.

    Tòa nhà lớn ngay mặt đê quả là trụ sở một doanh nghiệp, chuyên môi giới bất động sản.

    Người đàn bà độ ngoài 60 tuổi, dáng vẻ chậm rãi, khuôn mặt phúc hậu, miệng hay cười tiếp đón niềm nở. Bà vồn vã mời tôi vào phòng khách, pha nước, mà không hỏi là ai, đến có việc gì, như phần lớn gia chủ khác khi có khách lạ đến gặp. Đó chính là tính cách thân thiện của người Hà Nội gốc.

    Khi tôi hỏi chuyện vì sao thương hiệu thịt chó Nhật Tân biến mất, bà Nguyễn Thị Xìu không vào ngay chuyện. Bà nhớ lại một thời vàng son của Trần Mục quán, cùng phố thịt chó Nhật Tân thơm lừng thịt chó, mắm tôm.
    Quán thịt chó Trần Mục đóng cửa mấy năm nay
    Theo bà Xìu, thịt chó Trần Mục chính là quán đầu tiên của phố Nhật Tân. Vào khoảng đầu những năm 90 của thế kỷ trước, khi đó, vùng đất ngoài đê sông Hồng còn hoang vu, cỏ cây lau lách, dân cư thưa thớt. Chồng bà, ông Trần Mục đã cắm một mảnh đất ven đê, dựng mái lều tranh, viết tên mình gắn với món thịt chó lên cái mẹt, rồi cắm triền đê. Không ngờ, quán lá ven sông giữa bốn bề lau lách, lại hấp dẫn thực khách đến vậy.

    Khách tìm đến quán thịt chó Trần Mục ngày càng đông. Người Hà Nội tìm ta tận ngoại thành để hưởng hương đồng gió nội. Khách tỉnh xa qua cầu Thăng Long cũng dừng lại triền đê thưởng thức thịt chó Trần Mục, hít thở gió sông Hồng.

    Công việc kinh doanh ngày càng phát đạt, nên ông Trần Mục phá căn lều nhỏ, dựng ngôi nhà hai tầng, rộng mấy trăm mét vuông.

    Thời vàng son kéo dài suốt hai chục năm. Mỗi ngày quán Trần Mục đón 600 – 1.000 thực khách. Ông Mục phải thuê tới 50 nhân viên, làm việc từ 4h sáng đến 23 giờ đêm để phục vụ khách.

    Để có thể đáp ứng nhu cầu thực khách, mỗi ngày quán giết mổ từ 100 đến 150 con chó.

    Gia đình bà Xìu chuyển sang làm những nghề khác
    Bà Xìu nhớ lại: “Quán Trần Mục đông đến nỗi, nhà hàng rộng vậy mà không đáp ứng nổi. Những ngày cuối tháng, quán chỉ nhận phục vụ những khách đặt trước. Chuông điện thoại đặt hàng reo inh ỏi suốt ngày, đến nỗi tôi phải rút điện thoại ra, để khỏi phải nghe nữa”.

    Thấy nhà hàng Trần Mục quá đông khách, kiếm bộn tiền, hàng loạt nhà hàng thịt chó dọc con đê mọc lên. Thời cao điểm, vào năm 1995 đến 2005, khu vực ngoài đê Nhật Tân có tới 50 quán thịt chó.

    Cứ chiều xuống, con phố lại chìm trong làn khói mờ ảo của những lò thui chó, những xiên chả nướng chó. Nhưng đó là chuyện của vài năm trước. Giờ thì cả con đê Nhật Tân, chỉ còn lại mỗi quán Anh Tú Béo.

    Tôi cắt ngang hồi tưởng của bà Xìu bằng câu hỏi: “Nghe đồn bà đóng cửa quán vì sợ sát sinh loài vật thân thiết với con người?”. Bà Xìu bảo, bà không tin vào chuyện mê tín, nhưng chuyện bà đóng cửa quán, nghỉ bán thịt chó, cũng có phần lớn là vì nỗi sợ hãi vô hình đó.

    Theo lời bà Xìu, chính chồng bà, ông Trần Mục là người gây dựng nên thương hiệu thịt chó Trần Mục nói riêng và thịt chó Nhật Tân nói chung, tuy nhiên, khi quán hoạt động được vài năm, đúng lúc thịnh vượng, thì ông Mục đòi đóng cửa quán, không làm công việc sát sinh này nữa.

    Quán thịt chó Trần Mục giờ phủ bụi, cỏ mọc
    Ông Mục bảo rằng, không ai làm giàu nhờ sát sinh được, nhất là làm giàu trên sự chết chóc của loài chó. Tuy nhiên, khi đó, việc kinh doanh thịt chó đang rất thịnh vượng, mang lại tiền bạc như nước, nên bà Xìu không chấp nhận đóng cửa quán.

    Không thuyết phục được vợ, ông Mục bỏ mặc quán cho vợ quản lý, còn ở nhà trông cháu, chăm sóc cây cối vui tuổi già. Mình bà Xìu phải vật lộn với việc quản lý quán thịt chó. Bà phải tự tay pha chế thịt chó mới đảm bảo chất lượng.

    Nghe chồng nói nhiều về chuyện không có hậu trong nghề kinh doanh thịt chó, rồi bà chứng kiến nhiều người làm nghề giết mổ và đón nhận kết cục không tốt đẹp, nên bà Xìu cũng hoang mang.

    Thịt chó Trần Mục nổi tiếng một thời. Ảnh: Tiến Dũng
    Bà không dám tự tay giết chó nữa, mà sai nhân viên làm việc đó. Để giải bớt nghiệp cho mình và gia đình, bà Xìu đi lễ rất nhiều nơi. Mỗi năm, bà đi hàng chục ngôi chùa, cúng lễ rất chu đáo, đốt vô số vàng mã cúng cho linh hồn loài chó. Bà Xìu tin rằng, do bà đi lễ cẩn trọng, nên đại gia đình bà mới không ảnh hưởng gì.

    Tuy nhiên, những điều xảy đến với sức khỏe, khiến bà cũng phải bận tâm suy nghĩ. Mấy năm trước, dù hàng loạt quán thịt chó ở Nhật Tân đã đóng cửa, song quán Trần Mục có thương hiệu, nên vẫn rất đông khách.

    Đúng thời điểm đó thì bà mắc nhiều thứ bệnh như cao huyết áp, thoái hóa các khớp khiến bà không đi nổi, đôi mắt cứ mờ dần phải tiến hành mổ gấp mới không bị mù… Thời điểm đó hầu như tháng nào bà cũng phải đi viện vài lần.

    Nỗi sợ hãi về việc sát sinh loài chó đã nhen nhóm xuất hiện trong đầu bà và đại gia đình. Chồng, con ra sức ngăn cản bà, yêu cầu bà đóng cửa quán thịt chó. Nhưng chỉ đến khi ngã gãy tay, phải bó bột, không tự tay pha chế được thịt chó nữa, bà mới sực tỉnh, sợ hãi thực sự.

    Cái lần ngã rất nhẹ mà gãy tay, đã khiến bà suy nghĩ nhiều, rồi quyết định đóng cửa thương hiệu thịt chó Trần Mục nổi tiếng, mà không một chút lưu luyến nào nữa.

    30/12/2013
    http://vtc.vn

Trang 2 / 19 ĐầuĐầu 123412 ... Cuối Cuối

Chủ Đề Tương Tự

  1. Xôi chiên giòn
    By sophienguyen in forum Món Chính Chọn Lọc
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 12-19-2016, 01:30 AM
  2. Dư âm "nồi cháo lú " ....
    By giavui in forum Tranh Ảnh Hài Hước
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 10-21-2014, 02:26 AM
  3. Nồi Cháo Thịt - Nhật Tiến
    By khieman in forum Truyện Ngắn
    Trả Lời: 3
    Bài Viết Cuối: 11-19-2013, 11:31 PM
  4. Chiếc nồi đắt nhất thế giới
    By duyanh in forum Chuyện Lạ Đó Đây
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 06-23-2011, 11:08 AM
  5. ăn mừng nồi cháo lú trên 10500 điểm
    By ablue in forum Quán Ông 8 Bà 8
    Trả Lời: 6
    Bài Viết Cuối: 06-04-2011, 09:15 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •