Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Hạnh phúc chỉ dành riêng cho những kẻ nào làm cho nhiều người được sung sướng.
Abbé Delille
Trang 5 / 19 ĐầuĐầu ... 3456715 ... Cuối Cuối
Results 41 to 50 of 189

Chủ Đề: Nồi Cháo Lú

  1. #1
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Nồi Cháo Lú

    .

    Khoan dung





    “Vào những kỳ đả thiền thất do thiền sư Bankei chủ trì, có rất đông thiền sinh từ nhiều miền trên nước Nhật về tham dự.

    Tại một trong những kỳ thiền thất như thế, có một đệ tử bị bắt về tội ăn cắp. Sự việc được trình lên thiền sư Bankei với lời đề nghị kẻ phạm pháp phải bị tống xuất. Nhưng thiền sư Bankei bỏ qua. Sau đó, người đệ tử lại tái phạm và bị bắt, và cũng như lần trước, thiền sư Bankei lại bỏ qua.

    Sự việc này chọc giận đám đệ tử, khiến cho họ phải làm thỉnh nguyện thư, xin đuổi tên ăn cắp, nếu không cả nhóm sẽ bỏ đi.

    Sau khi đọc xong thỉnh nguyện thư, thiền sư Bankei gọi tất cả học trò đến trước mặt mà bảo rằng:

    - Quí vị là những sư huynh sáng suốt nên quí vị biết phân biệt đúng và sai. Nếu muốn, quí vị có thể đi nơi khác để tham thiền học đạo. Nhưng người sư đệ đáng thương này thì ngay đến thế nào là đúng, là sai, cũng còn không biết. Nếu tôi không dạy hắn thì ai sẽ dạy? Cho nên tôi sẽ cho hắn ở đây dù tất cả quí vị ra đi.

    Trên gương mặt của người sư đệ tội lỗi, nước mắt tuôn ra như thác đổ. Lòng ham muốn trộm cắp trong khoảnh khắc tiêu tan hoàn toàn”.

    Trích dịch từ Collection of Stone and Sand
    Tác giả: Thiền sư Muju
    Paul Reps dịch sang Anh ngữ
    Nguồn: http://phuongkhanhdo.wordpress.com/2...-khi-den-chua/
    .
    Last edited by khieman; 01-25-2014 at 10:26 PM.

  2. #41
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .

    The lovely little monks



    LOVELY LITTLE MONKS 2


    LOVELY LITTLE MONKS 3


    LOVELY LITTLE MONKS 4


    LOVELY LITTLE MONKS 5


    LOVELY LITTLE MONKS 6


    LOVELY LITTLE MONKS 7


    LOVELY LITTLE MONKS 8


    LOVELY LITTLE MONKS 9


    LOVELY LITTLE MONKS 10


    LOVELY LITTLE MONKS 11


    LOVELY LITTLE MONKS 12


    LOVELY LITTLE MONKS 13


    LOVELY LITTLE MONKS 14


    LOVELY LITTLE MONKS 15


    LOVELY LITTLE MONKS 16


    LOVELY LITTLE MONKS 17


    LOVELY LITTLE MONKS 18


    LOVELY LITTLE MONKS 19


    LOVELY LITTLE MONKS 20


    LOVELY LITTLE MONKS 21


    LOVELY LITTLE MONKS 22


    LOVELY LITTLE MONKS 23


    LOVELY LITTLE MONKS 24


    LOVELY LITTLE MONKS 25

    http://lifeisreallybeautiful.com/6423/lovely-little-monks/
    Last edited by khieman; 02-07-2014 at 10:10 PM.

  3. #42
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Dịch Cân Kinh

    .

    Dịch Cân Kinh





    Đạt Ma Dịch Cân Kinh

    (Nguyên bản Việt ngữ của Bác sĩ Lê Quốc Khánh
    đăng trong nhật báo Người Việt ở Hoa Kỳ)


    Bài này được đăng trên nhật báo Người Việt lần đầu vào ngày 17 tháng 11 năm năm 2000. Tiếp theo trên số báo ra ngày 24 tháng 2 mới đây cũng đăng thêm bài Kinh nghiệm Tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh. Nay do sự yêu cầu của nhiều độc giả, chúng tôi in lại bài đầu tiên về Dịch Cân Kinh để độc giả tiện tra cứu và tìm hiểu thêm.

    Lời thưa:

    Sau khi đọc lần đầu tập tài liệu Đạt Ma Dịch Cân Kinh, tôi chỉ mỉm cười, không mấy tin tưởng vì thấy phương pháp chữa trị những bịnh nan y một cách dễ dàng và quá đơn giản.

    Tôi cũng xin tự giới thiệu để quý vị thấy rằng tôi đã được đào tạo và phục vụ Tây y qua nhiều thời kỳ. Đến nay tôi đã có bốn mươi chín năm y nghiệp, đã từng làm việc trong các bịnh viện Quân và Dân Y lớn nhất nhì trong nước Việt Nam Cộng Hòa, đã từng làm việc với người Pháp. Mỹ và Phi Luật Tân; đã từng là cộng sự viên của Bác sĩ Đinh văn Tùng, nghiên cứu chữa trị bịnh ung thư qua phẫu thuật (1936-1965). Tôi muốn nói rằng tôi có lý do để tin tưởng Tây y là một ngành khoa học có nhiều thành tích đáng tin cậy trong việc bảo vệ sức khỏe của con người. Cũng vì vậy mà tôi gần như có thái độ thờ ơ khi tiếp nhận Đạt Ma Dịch Cân Kinh.

    Thế rồi một hôm, có người bạn cùng tuổi với tôi (sanh năm 1932) đi xe đạp ghé thăm. Tôi được nghe anh kể là anh đã khám bịnh ở Bịnh viện Chợ Rẫy, qua các xét nghiệm y khoa tối tân và các bác sĩ đã định bịnh cho anh: Ung thư gan, Lao thận.

    Anh thấy hoàn toàn thất vọng. Vì nếu vấp phải một trong hai chứng bịnh ấy cũng đủ chết rồi, huống chi mắc cả hai chứng bịnh nan y cùng một lúc. Cuối cùng anh có được tập tài liệu Đạt Ma Dịch Cân Kinh. “Cái phao mà anh đã níu được khi đang chới với giữa biển khơi” . Anh cố gắng tập, kiên trì thực hiện theo đúng tài liệu, và kết quả là anh đã thắng bịnh tật. Hiện nay anh sống khỏe mạnh bình thường, làm việc hớt tóc, có khi anh phải đứng hàng giờ để làm công việc, thế mà anh vẫn bình thường như bao người khác. Từ đó đến nay, đã bốn năm, anh vẫn tập đều đặn. Nhìn tư thế và sắc diện, không ai nghĩ là anh đã mắc phải bịnh nan y. Thỉnh thoảng anh đi xe đạp đến thăm tôi. Cũng từ đó, tôi chú tâm nghiên cứu Dịch Cân Kinh.

    Đầu năm 1986, tôi đã truyền đạt tài liệu này cho một người bạn trẻ bị bịnh lao phổi, không được điều trị đúng cách vì hoàn cảnh bản thân cũng như xã hội vào thập niên 80. Cuối cùng anh đã gầy guộc chỉ còn có 32kg trong cơ thể suy nhược, đã mấy lần cứ tưởng là không qua khỏi. Và anh đã vớt vát chút hy vọng còn lại, anh đã tập Yoga. Kết quả cơ thể có phần nào phục hồi nhưng vẫn yếu đuối. Suốt mùa Đông, anh vẫn không ra khỏi nhà, nhìn sắc diện, vẫn lộ những nét bịnh hoạn.

    Sau khi nhận được tập tài liệu Đạt Ma Dịch Cân Kinh , anh đã cố gắng kiên trì luyện tập, thời gian đầu bạn tôi cũng gặp những phản ứng như ghi trong tài liệu. Dần dần anh qua được bước đầu vất vả, và gần cuối năm 1986, sau bốn tháng luyện tập, anh đã ho tống ra một khối huyết cứng to bằng trứng chim cút, và sau đó anh từ từ hồi phục sức khỏe, da dẻ hồng hào, vẻ mặt vui tươi, và mãi đến nay anh vẫn giữ được sắc thái của người bình thường không bịnh hoạn.

    Một trường hợp khác, bạn tôi, sinh năm 1931, bị bịnh Parkinson đã bốn năm nay, đã chữa trị Đông, Tây y, thuốc gia truyền và nhân điện...Lẽ dĩ nhiên là bịnh không khỏi. Vì bịnh Parkinson cho đến nay, loài người vẫn bó tay.
    Sau khi nghiên cứu và luyện tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh, bạn tôi cũng gặp phản ứng như ghi trong tài liệu. Tuy vậy, anh vẫn kiên trì tập đều đặn. Tuy hiện nay bịnh Parkinson không lành hẳn, song bịnh được ngăn chận giới hạn ở mức chỉ rung có hai bàn tay. Còn các khớp, nhất là khớp tay và chân, vẫn cử động bình thường, không gặp một khó khăn trở ngại nào mà lẽ ra, đúng theo các triệu chứng điển hình, thì bịnh càng lâu, các khớp bị cứng và hạn chế cử động cho đến một lúc nào đó sẽ bị cứng khớp, không cử động được nữa. Bịnh kéo dài bốn năm nay nhưng anh vẫn sinh hoạt bình thường, có nghĩa là bịnh bị ngăn chận ở một mức độ có thể chấp nhận được.

    Một trường hợp nữa là một anh bạn sinh năm 1930 bị béo phì, cao huyết áp, rối loạn tiêu hóa kinh niên. Từ hơn ba mươi năm nay, anh đã dùng vô số thuốc Đông, Tây y và châm cứu nhưng vẫn quanh quẩn hết chứng này đến tật khác, không ngày nào vắng thuốc. Anh đã tiếp nhận Dịch Cân Kinh, và sau thời gian tập luyện cũng có những phản ứng như đã ghi trong tài liệu, và sau đó, anh phục hồi sức khỏe, nhất là rối loạn tiêu hóa không còn nữa, ít khi phải dùng thuốc trị cao huyết áp. Anh ca ngợi Dịch Cân Kinh là môn thuốc trị bá bịnh.

    Qua bốn trường hợp mà tôi đã theo dõi hai năm nay, chưa phải là nhiều, tôi đã phải công nhận Đạt Ma Dịch Cân Kinh là một phương pháp chữa được nhiều bịnh hiểm nghèo mà hiện nay Tây y nhiều khi phải bó tay.

    Đọc qua tài liệu Dịch Cân Kinh, chúng ta thấy vấn đề kỹ thuật luyện tập không có gì khó khăn, rất dễ tập. Điều cần nhấn mạnh ở đây là ý chí, quyết tâm. kiên trìthường xuyên. Nếu vượt qua được những điều này, tôi tin chắc rằng chúng ta sẽ gặt hái được những kết quả mỹ mãn.

    Năm 1943, khi giảng lớp Quân y Khóa 1, Phân khu Bình Trị Thiên và Trung Lào, thầy tôi, Bác sĩ Bùi Thiện Sự đã nói: “Nghề nghiệp của chúng ta có nhiệm vụ cao cả là phụng sự và làm vơi đi những đau khổ của nhân loại”. Để ghi nhớ lời dạy ấy của Thầy, tôi nguyện truyền đạt cho bất cứ ai, những gì mà tôi nghĩ sẽ giúp ích được cho mọi người.

    Bây giờ tập tài liệu Đạt Ma Dịch Cân Kinh đối với tôi là một phương thuốc quý giá giúp cho đời. Tôi đã hối hận về nỗi thờ ơ của mình buổi ban đầu, khi mới tiếp nhận tài liệu này.

    Miền Đông ngày 7 tháng 3 năm 1997
    Bác sĩ Lê Quốc Khánh


    ***
    Kinh Nghiệm Tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh
    (Huỳnh Bửu Khương)

    Nhân đọc bài Ðạt Ma Dịch Cân Kinh của Bác sĩ Lê Quốc Khánh đăng trên nhật báo Người Việt số ra ngày 17 và 18 tháng 11 năm 2000 và thấy rất vui mừng khi biết tập Ðạt Ma Dịch Cân Kinh có thể chữa được nhiều bịnh nan y, trong đó có cả bịnh ung thư. Do đó tôi muốn góp thêm ý kiến bằng cách nói lên kinh nghiệm bản thân về việc tập Ðạt Ma Dịch Cân Kinh để giúp quý độc giả hiểu rõ hơn cách luyện tập và củng cố lòng tin vào phương pháp tập luyện này.

    Vào năm 1974, anh Nguyễn Kim Tri, Thiếu tá ở Võ Phòng phủ Tổng Thống cho chúng tôi bản phóng ảnh của quyển Ðạt Ma Dịch Cân Kinh bằng chữ Tàu và khuyên chúng tôi nên tập luyện theo sách ấy, rất tốt cho sức khỏe, vì đây là cách luyện tập của chùa Thiếu Lâm dành cho môn sinh luyện trước khi học võ. Sau đó chúng tôi nhờ người dịch đại ý của quyển sách và tập luyện.

    Sau bốn tháng luyện tập, mọi người trong phòng của tôi (Khối Ðặc Biệt, Trung Tâm Phối Hợp thi hành Hiệp Ðịnh Ba Lê, Phủ Tổng Thống) đều đạt kết quả tốt. Người nào không có bịnh thì đều lên cân, da dẻ hồng hào thấy rõ. Người nào có bịnh thì bớt bịnh. Ông Long, thư ký đánh máy, bị huyết áp cao, thì sau bốn tháng tập, huyết áp xuống mức bình thường. mặc dầu ông không có uống thuốc. Lúc ấy ngày nào tôi cũng tập 1200 cái đánh tay. (Lúc mới khởi sự tập 200, rồi sau tăng dần).

    Sau tháng 4 năm 1975, suốt thời gian ở trong các trại cải tạo từ miền Nam ra tới miền Bắc, ngày nào tôi cũng tập Dịch Cân Kinh một lần, và vẫn giữ mức 1200 cái vẫy tay. Nhờ vậy mặc dầu ăn đói và rất ốm yếu, tôi vẫn có thể chịu được và ít bị bịnh. Anh em nói vì tôi là “quan văn” trong ngành võ (Luật sư tòa Thượng Thẩm Sài Gòn, Thiếu Tá) nên không có sức chịu đựng bằng các anh em khác, phần đông là Tiểu Ðoàn trưởng tác chiến, Quận Trưởng hoặc Hạm trưởng Hải quân, cấp chỉ huy Biệt Kích Dù, An Ninh Quân đội v.v...

    Hồi mới ra Hoàng Liên Sơn ở huyện Văn Chấn, thuộc tỉnh Nghĩa Lộ cũ, vào tháng 7 năm 1976, mỗi lần đi lấy gạo, tôi cùng một anh nữa khiêng lối 20 hay 25 kí lô và đi lối 7 hay 8 cây số đường rừng. Khi về gần đến trại có đèo 19 tháng 5 rất cao, thường tôi yêu cầu anh cùng khiêng với tôi ngồi nghỉ một chút rồi mới đi tiếp.

    Sau đó tôi nói với Thầy Thuần, một Ðại Ðức, Thiếu tá Tuyên úy Phật Giáo, người ở cùng một láng và cùng tập Dịch Cân Kinh với tôi mỗi ngày, về việc tôi qua không nổi Ðèo 19 tháng 5 rất cao. Thầy nói:

    “Bác cứ tập lên 2000 cái cho tôi, bác sẽ qua nổi đèo ấy”.

    Nghe lời Thầy Thuần, tôi tập lên đến 2200 cái đánh tay mỗi ngày.

    Và lối nửa tháng sau, khi đi lấy gạo, tôi được giao phải vác một mình 20 kí. (Vì họ cho rằng chúng tôi ra Bắc đã một thời gian lâu rồi nên đủ sức để vác 20 kí đi xa), nặng gấp đôi lần trước, thế mà khi qua đèo 19 tháng 5, tôi qua luôn, không phải ngừng lại để nghỉ như trước. Tôi biết ngay là nhờ tập Dịch Cân Kinh theo lối Thầy Thuần chỉ, nên mới đạt được kết quả ấy. Chớ việc ăn uống thì chúng tôi vẫn bị đói dài dài. (Ở miền Bắc, trong 3 năm đầu, gia đình không được gởi thực phẩm cho chúng tôi).

    Hồi đó tôi tập nổi 2200 cái đánh tay cho mỗi lần và nhờ hàng ngày tôi phải leo núi, đồi, phải làm việc nặng nên chân mạnh hơn lúc ở Sài Gòn. Chân phải mạnh, rắn chắc thì tập mới được, vì suốt buổi tập mình phải đứng tấn.

    Tôi còn nhớ có một hôm chúng tôi phải khiêng một khúc cây to. Anh bộ đội nói “chỉ cần mười người khiêng cây này, anh nào yếu cho khỏi khiêng”. Tôi đưa tay lên xin khỏi khiêng vì tôi biết là tôi yếu nhất trong các anh em. Ðồng thời có một anh nữa, anh Duyệt, cũng đưa tay. Anh bộ đội ngó tôi và nói: “Anh không yếu bằng anh này”, vừa chỉ anh Duyệt. Sau đó tôi nhìn lại thì thấy anh Duyệt mặt mày xanh xao mặc dầu thật sự anh mạnh hơn tôi. Nhờ tập Dịch Cân Kinh mỗi ngày, nên dầu ăn đói, nhưng da tôi không xanh mét như một số anh em khác.

    Tập Dịch Cân Kinh giúp mình luôn luôn ngủ ngon và không bao giờ bị táo bón, máu huyết được lưu thông mạnh trong thời gian tập, nhờ đó da dẻ chúng ta luôn được hồng hào và bệnh tật tan biến đi.

    Sau đây tôi xin nói về cách tập thế nào cho đúng. Khi chúng tôi mới có cuốn Ðạt Ma Dịch Cân Kinh, chúng tôi coi theo hình vẽ trong đó mà tập theo. Sau lối hai tuần tập luyện, chúng tôi thấy không có kết quả gì cả. Do đó chúng tôi phải nhờ người dịch cuốn sách ấy. Và khi tập đúng cách rồi thì kết quả thấy rất rõ.


    Tôi xin diễn tả tư thế
    và việc phải làm của một người tập Dịch Cân Kinh.


    1. Người tập Dịch Cân Kinh nên đi giày hay dép, không nên đi chân đất. Hai chân dang ra, khoảng cách giữa hai ngón chân cái bằng khoảng cách của hai vai. Hai bàn chân đứng song song với nhau. Mười ngón chân bám chặt xuống giày hay dép.

    2. Gồng cứng (lên gân) bắp chuối và bắp vế chân. Hậu môn nhíu lại và thót lên. Suốt buổi tập, hai chân như trồng cây xuống đất, từ thắt lưng trở xuống luôn luôn cứng nhắc, không suy suyển. Tóm lại, đó là thế đứng tấn của người luyện võ. Nếu đã dang hai chân đúng tầm, đã gồng (lên gân) hai chân thật chắc, bám mười ngón chân thật chặt xuống dép hoặc giày, nhíu hậu môn lại và thót lên rồi thì ta thấy từ thắt lưng trở xuống chân thật là chắc nịch. Và trong suốt buổi tập ta phải luôn chú ý đến phần từ thắt lưng trở xuống và làm đúng như thế. Nếu ta không chú ý đến phần này thì công phu luyện tập sẽ mất gần hết, không mang lại kết quả mong muốn.

    3. Ðầu như dây treo (giống như có sợi dây treo mình lên vậy) để cổ được thẳng, mặt ngó về phía trước, nhìn một điểm cao hơn mình một tí để cổ không rùng xuống.

    4. Ở miệng, hai môi chạm nhẹ vào nhau, không mím môi cũng không hở môi. Hai hàm răng chạm nhẹ vào nhau, đầu chót lưỡi để trên nướu răng trên (để luồng điện được lưu thông).

    5. Ở mỗi bàn tay, 5 ngón luôn dính vào nhau (chớ không phải xòe ra, sách có vẽ hình rất rõ về điểm này). Khi đánh tay, lòng bàn tay hướng về phía sau (tức là mu bàn tay đưa về phía trước).

    6. Ðộng tác duy nhất là đánh hai tay từ phía trước ra phía sau. Khi đưa hai tay ra phía trước, hai cánh tay sẽ hợp với thân người thành một góc 30 độ, khi đánh tay ra phía sau thì hợp thành một góc 60 độ. Tóm lại khi đánh tay ra phía sau thì đánh hết tay. Khi đưa tay ra phía trước chỉ là một cái trớn của việc đánh tay ra phía sau còn lại mà thôi. Do đó chỉ có 30 độ. Mỗi lần đánh tay từ phía trước ra sau thì kể là một cái đánh tay.

    7. Khi mới bắt đầu tập, nên khởi sự đánh tay 200 cái cho mỗi lần tập. Nếu muốn mau có kết quả thì mỗi ngày tập hai lần vào buổi sáng và chiều.

    Còn nếu có ý chí lớn hơn nữa thì tập mỗi ngày ba lần (sáng, trưa và chiều) càng tốt. Tập ở ngoài sân hay ở trong nhà đều được, miễn là ở nơi thoáng khí và yên tịnh. Không nên tập sau khi ăn cơm no. Khi thấy mệt là nghỉ ngay, không nên tập quá sức. Khi thấy còn có thể tập được nữa mà không mệt thì nên tiếp tục tập cho đúng sức mình.

    Khi mới tập, khởi sự bằng 200 cái đánh tay mỗi lần tập. Về sau khi thấy còn có thể tập thêm thì tăng lên dần, thí dụ 250, 300, 350, v.v...Hồi tôi mới tập, một thời gian ngắn sau là tôi đã lên tới 1200 cái đánh tay cho mỗi lần tập (trong 15 phút). Hồi đó còn trẻ nên tôi đánh rất nhanh và mỗi ngày tôi chỉ tập có một lần. Sau khi tập xong, ta thấy khát nước (thì nên uống nước ngay), đó là tập vừa sức. Sau khi tập, tôi thường đi chậm bằng cách giở chân lên cao, vừa co dãn hai cánh tay. Có người mới khởi sự đã tập trên 1000 cái thì mặt bị nổi mụn ngay. Nếu tập đúng cách, tôi thấy không có phản ứng gì cả, mà càng ngày ta càng thấy khỏe ra.

    8. Mình tập được nhiều hay ít là do mình có thể đứng tấn được bao lâu, chớ không phải ai muốn tập bao nhiêu lần cũng được. Còn nếu đánh tay để đếm số lần cho thật nhiều mà không gồng lên cho hai chân thật cứng chắc và nhíu hậu môn lại, thót lên thì sẽ không đạt được kết quả mong muốn. Về tốc độ đánh tay thì sách nói đánh tay nhanh như người đi đánh đồng xa. Ðánh tay càng nhanh thì máu huyết lưu thông càng mạnh trong thời gian ấy, và sẽ cuốn theo mọi bịnh tật. Sách nói muốn tập để trị bịnh thì nên tập từ 2000 đến 3000 cái đánh tay mỗi ngày trong vòng lối 30 phút.


    Và sau đây là hai nguyên tắc quan trọng
    cần phải áp dụng trong lúc tập

    1. Thượng tam hạ thất: Nếu trong thời gian tập, mình dùng mười phần sức lực thì từ thắt lưng trở xuống mình dùng đúng 7 phần và phải luôn luôn chú ý đến việc gồng cứng (lên gân) hai chân, nhíu hậu môn lại và thót lên. Từ thắt lưng trở lên, mình dùng 3 phần sức lực. Ðó gọi là thượng tam hạ thất, thượng hư hạ thực. Trên ba dưới bảy hay trên hư dưới thực. Trong việc đánh tay cũng thế, khi đưa tay ra phía sau thì dùng 7 phần sức lực, đưa ra trước thì chỉ dùng có 3 phần. Trước 3 sau 7 hay trước hư sau thực. Ðánh tay ra phía sau mới thực là cần thiết và phải đánh cho hết tay.

    2. Tâm bình khí tịnh: Trong suốt thời gian tập ta không được suy nghĩ điều gì (điều này hơi khó), ngoại trừ việc nhẩm đếm số lần đánh tay. Ðó là tâm bình. Còn khí tịnh là trong thời gian tập ta thở bình thường, chớ không phải thở theo nhịp tay. Có một môn phái thở theo nhịp tay, nghe nói đó là phái Võ Ðang. Nhưng phái Thiếu Lâm Tự thì không thở theo nhịp tay. Hồi tôi ở Hoàng Liên Sơn, tôi tập không thở theo nhịp tay, còn thầy Thuần thở theo nhịp tay. Nhưng cả hai chúng tôi đều đạt được kết quả tốt.


    Sau cùng tôi xin nói
    một vài kinh nghiệm trong khi tập:

    · Nếu đánh tay nhanh mà ta thấy tê mười đầu ngón tay thì đó vì là ta không nhíu hậu môn và thót lên, hoặc là vì ta để hở mười ngón tay.(Bàn tay năm ngón phải để dính với nhau, không được hở, điều này trong sách có hình vẽ rõ lắm).

    · Nếu lúc tập mà ta thấy đầu hơi nặng là vì cổ ta không thẳng, đầu không như dây treo. Luồng điện thay vì đi xuống lại đi ngược chiều lên đầu. Hồi ở Hoàng Liên Sơn, tối nào tôi cũng ra sân tập và đeo bao tay vì trời lạnh. Khi đánh tay được lối 1500 cái trở lên là tôi thấy ấm người, khỏi mang bao tay nữa, và mỗi cái đánh tay tôi nghe như có hai luồng điện chạy xuống hai chân vậy. Bây giờ đã lớn tuổi, tôi chỉ tập nổi tối đa trên dưới 800 cái đánh tay mỗi lần mà thôi.

    · Thêm vào đó ngày nào tôi cũng đi bộ ít nhất nửa giờ và tôi thấy rất tốt cho sức khỏe, rất tốt cho việc tập Dịch Cân Kinh.

    Trong tất cả các môn tôi đã tập (hồi ở Việt Nam, tôi tập dưỡng sinh trong vườn Tao Ðàn), tôi nhận thấy môn Dịch Cân Kinh của Ðạt Ma Tổ Sư là hữu hiệu hơn cả. Nhưng điều cần yếu là phải tin tưởng và kiên nhẫn tập đều đặn thì mới có kết quả.
    Orange, 2/12/2000
    Huỳnh Bửu Khương
    Last edited by khieman; 02-06-2014 at 04:50 PM.

  4. #43
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Oshogatsu- Tết Của Người Nhật

    .
    Oshogatsu
    Tết của người Nhật


    Không giống như các nước láng giềng khác ở châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam…, Nhật Bản tổ chức đón năm mới theo dương lịch. Người Nhật gọi dịp này là “Oshogatsu”, và đây là sự kiện để nghênh đón vị thần Toshigamisama...

    Người Nhật bắt đầu chuyển sang ăn Tết dương lịch theo phương Tây từ năm Minh Trị thứ 6, tức năm 1873. Phong tục đón năm mới của người Nhật hiện vẫn giữ được những truyền thống Á Đông điển hình, bên cạnh đó cũng thu nhận những nét văn hóa mới từ phương Tây qua quá trình giao lưu, tương tác theo dòng chảy của thời gian.

    Oshogatsu vốn là tên gọi riêng tháng giêng nhưng hiện nay thường dùng để chỉ khoảng thời gian từ mồng 1-3 của tháng đầu tiên trong năm. Người Nhật bắt đầu chuẩn bị cho Oshogatsu từ ngày 8-12 (ở vùng Kanto là ngày 13).

    Người Nhật có tập quán trang trí cây thông (kadomatsu) trước cửa nhà, trước cửa hàng hay trước cổng công ty. Họ quan niệm cây thông này là nơi đón Toshigamisama - vị thần linh đem lại sự thịnh vượng, may mắn và trường thọ. Ngoài vật tiêu biểu là cây thông thì người Nhật còn dùng các loại thừng bện bằng cỏ, dải giấy trắng... tượng trưng nhiều mong ước, nhiều ý niệm khác nhau cho một năm mới tốt lành.

    Đêm 30 tết là thời gian gia đình sum họp, cùng nhau ăn tất niên và chờ đón khoảnh khắc giao thừa. Trái với người châu Âu và người Mỹ thường đón Giáng sinh cùng gia đình còn khi giao thừa thì ra những địa điểm công cộng để chào mừng năm mới, người Nhật lại thường đi chơi Giáng sinh với người yêu, bạn bè và quây quần đón năm mới bên gia đình.

    Vào đúng 0g đêm giao thừa, khắp các chùa trên đất nước Nhật Bản sẽ đánh 108 hồi chuông với ý nghĩa xua đuổi 108 con quỷ sứ. Tiếng chuông cũng là âm thanh được coi là bậc nhất trong năm âm thanh của Phật pháp.

    Thời khắc giao thừa, trong tiếng chuông ngân vang, sau khi nói lời chúc mừng năm mới tới mọi người xung quanh, tất cả sẽ quây quần bên nhau cùng thưởng thức rượu sake và các món ăn truyền thống vào dịp Oshogatsu.

    Trên bàn ăn ở các gia đình Nhật Bản những ngày này thường không thể thiếu các loại bánh làm từ gạo (tiếng Nhật gọi là omochi), các món ăn chế biến từ cá và hải sản… Các đồ ăn được từ gạo sẽ là nguồn gốc giúp con người thành đạt.

    Là một quần đảo trên Thái Bình Dương, Nhật Bản có nền ngư nghiệp rất phát triển và đất nước này cũng rất nổi tiếng về các món ăn được chế biến tinh tế từ cá và hải sản. Người dân Nhật cũng quan niệm ăn cá giúp trí não con người trở nên thông minh.

    Cũng giống nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam… người Nhật thường đi lễ chùa cầu may mắn, tốt lành cho năm mới. Phong tục này trong tiếng Nhật gọi là hatsumode. Người ta sẽ tới ngôi chùa nằm ở hướng được cho là hướng tốt của năm đó.

    Trước khi đi lễ phải rửa tay và súc miệng sạch sẽ. Tiền hương hoa dâng Phật là những đồng tiền họ tung vào hòm công đức đặt trước điện thờ. Người làm lễ sẽ chắp tay lạy hai lễ, vỗ tay hai lần, rồi chắp tay cầu nguyện và cuối cùng lạy một lễ. Người Nhật thường bỏ tiền ra để rút quẻ hoặc mua một mũi tên thần nhằm cầu mong được thần Phật phù hộ độ trì một năm mới bình an, phát đạt.

    Trong các ngày mồng một, hai và ba, người Nhật thực hiện các cuộc thăm viếng đầu xuân. Họ tới chúc tết các cấp trên ở công ty mình, chúc tết họ hàng, người thân, bạn bè cũng như hàng xóm láng giềng. Thông thường mỗi nhà sẽ để một cuốn sổ kèm bút trước cổng để khách đến chúc tết ghi lại tên hoặc lưu danh thiếp lại thông báo đã tới thăm nhà. Hoặc có nhiều người khách sẽ mang theo nhiều khăn tay nhỏ đề tên mình để tặng chủ nhà làm kỷ niệm.

    Oshogatsu là khoảng thời gian yêu thích của trẻ con Nhật Bản vì các em sẽ được nhận tiền mừng tuổi. Tiền mừng tuổi trong tiếng Nhật là “Otoshidama”, từ này xuất phát từ ý nghĩa chỉ sức mạnh của vị thần Toshigamisama.

    Trong dịp này trẻ em thường chơi các trò như đánh cầu, thả diều… Nếu đọc bộ truyện tranh Đôrêmon nổi tiếng, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh nhóm bạn nhỏ Nôbita, Xuka, Chaien, Xêkô, Đêkhi… chơi những trò này trong các mẩu chuyện về ngày tết. Tuy nhiên, hiện nay trẻ em Nhật không mấy khi chơi đánh cầu, thả diều… vốn là những trò chơi truyền thống mang niềm tự hào của nước Nhật vào dịp Oshogatsu nữa.

    Một trong những nét đặc sắc của phong tục đón tết của người Nhật là tập quán gửi thiếp chúc mừng năm mới. Tập quán này tương đối giống các nước Âu - Mỹ song thực tế khởi nguồn từ Trung Quốc và được du nhập vào Nhật Bản. Vào cuối năm, người Nhật Bản thường chuẩn bị các tấm thiệp ghi lời cảm ơn và lời chúc trang trọng nhất nhân dịp năm mới tới những người quen biết. Phong tục này thể hiện rất rõ truyền thống văn hóa “cảm ơn” của người Nhật. Mỗi tấm bưu thiếp dù nhỏ bé khi được gửi đi đều mang trong đó lòng cảm tạ sâu sắc những gì người khác đã làm cho mình. Bưu thiếp sẽ được chuyển tới tay người nhận vào đúng ngày mồng một. Điều đặc biệt nữa là, đối với những ai có người thân vừa qua đời trong năm thì sẽ không gửi hay nhận thiếp năm mới từ bất kỳ ai để họ có thể tĩnh tâm tưởng nhớ và cầu nguyện cho người đã khuất.

    Tuy nhiên, từ cuối những năm 1990 thì việc gửi lời chúc mừng năm mới qua điện thoại, e-mail thay vì gửi bưu thiếp trở nên phổ biến hơn. Và khi gặp ai đó dịp đầu năm mới, người Nhật Bản cũng thường nói câu “Happy new year” hơn là sử dụng câu chúc mừng năm mới truyền thống bằng tiếng Nhật

    Oshogatsu là một trong những dịp lễ hội tồn tại lâu đời nhất ở Nhật Bản. Hiện nay, không khí Oshogatsu ở Nhật Bản không còn đầy đủ vẻ bình lặng mà mỗi người đều có thể trải qua những khoảng thời gian thư thả vui chơi cùng người thân, gia đình như ngày xưa. Các cửa hàng kinh doanh mở cửa từ ngày mồng một, và mở tivi khiến không khí đường phố trở nên ồn ào.

    Nhiều người Nhật trung niên và cao tuổi vào mỗi khi năm mới đến vẫn thường ngưỡng vọng về những ngày Oshogatsu xưa kia...


    Last edited by khieman; 01-29-2014 at 05:00 AM.

  5. #44
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Hoa mai trắng chữa đau khớp

    .
    Hoa mai trắng chữa đau khớp

    Cây hoa mai trắng (bạch mai hoa) còn gọi cây mơ, lạp mai, bạch mai, lạp mộc, hương mai, hoàng lạp, tuyết lý hoa... có tên khoa học là Prunus armeniaca L. Cây hoa mai trắng cao khoảng 3 - 5m, ra hoa vào mùa xuân, hoa có cuống ngắn, màu trắng và có mùi thơm; đài hình bánh xe, 5 răng nhỏ, tràng 5 cánh mỏng, nhị nhiều xếp thành 2 vòng, bầu thượng, một ô.

    Theo y học hiện đại, hoa mai trắng chứa nhiều tinh dầu như: borneol, linalool, benzyl alcohol, cineole, farnesol, terpineol, indol... và một số chất khác như meratin, calycanthine, caroten...Hoa mai trắng có tác dụng thúc đẩy bài tiết dịch mật, ức chế một số loại vi khuẩn như coli, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lao...



    Theo Đông y, hoa mai trắng vị ngọt hơi đắng, tính ấm, không độc, có công dụng giải thử sinh tân, khai vị tán uất, hóa đàm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt cao phiền khát, tức ngực, ho, hầu họng sưng đau, bỏng, lao hạch, chán ăn, chóng mặt, viêm đường hô hấp, giúp long đờm.
    Thường người ta phơi khô hoa mai, hãm với nước nóng, uống thay trà để giữ ấm đường hô hấp trong mùa đông, giảm ho, trừ ho do phế nhiệt, ho dai dẳng lâu ngày. Sau đây là một số tác dụng của hoa mai trắng:

    - Chữa ho dai dẳng: Hoa mai trắng 9g hãm uống thay trà trong ngày. Hoa mai trắng 10g, khoản đông hoa 10g, gạo tẻ 60g, tất cả đem ninh thành cháo, chế thêm một chút mật ong, chia ăn vài lần trong ngày.

    - Chữa chướng bụng, đầy hơi: Hoa mai trắng 10g, mộc hương 10g, hương phụ 15g, sắc uống.

    - Chữa tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực: Hoa mai trắng 3g, thảo quyết minh 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì uống.

    - Chữa đau bụng do lạnh: Hoa mai trắng và chu sa liên lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 3 - 6g với rượu.

    - Chữa viêm họng mạn tính: Hoa mai trắng 6g, hoa dành dành 5g, trà 20g. Ba thứ trộn lẫn chia làm 2 lần hãm với nước sôi uống thay trà, mỗi ngày 1 thang.

    - Chữa nấc: Hoa mai trắng 5g, tai hồng 5 cái, gừng tươi 3 lát, gạo tẻ 100g. Đem gừng tươi và thị đế sắc kỹ lấy nước, bỏ bã rồi cho gạo vào nấu thành cháo, khi chín thì cho hoa mai trắng vào, đun sôi vài dạo là được, chia ăn vài lần trong ngày.




    - Chữa chán ăn do thử nhiệt: Hoa mai trắng 10g, lá sen 50g, hãm với nước sôi uống nhiều lần trong ngày.
    - Chữa đau khớp do phong thấp: Hoa mai trắng 9g, thạch nam đằng 9g, thố nhĩ phong 9g, đam ngâm với 200ml rượu, mỗi lần uống 30 - 50ml.

    - Chữa viêm da lở loét: Hoa mai trắng 6g đem ngâm với dầu lạc hoặc dầu vừng, sau 2 tuần thì dùng được, bôi vào tổn thương mỗi ngày 2 lần.

    - Chữa viêm loét môi và niêm mạc miệng: Hoa mai trắng tươi lượng vừa đủ đem giã nát với đường trắng rồi vắt lấy nước bôi vào tổn thương.

    - Chữa bỏng nhẹ: Hoa mai trắng lượng vừa đủ ngâm với dầu trà rồi bôi vào vùng bị bỏng.

    - Chữa nôn, mửa: Hoa mai trắng 5g, nước cốt gừng tươi 5ml. Đem hoa mai hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút là dùng được, chắt ra hòa thêm nước gừng tươi rồi uống.

    - Chữa viêm họng, viêm amydal cấp tính: Hoa mai trắng 9g hãm với nước sôi trong bình kín, uống thay trà trong ngày; Hoa mai trắng 6g, huyền sâm 9g, bản lam căn 9g, sắc uống; Hoa mai trắng 15g, kim ngân hoa 15g, thạch cao 15g, huyền sâm 9g, sắc uống.

    - Chữa mất nước nhiều do thử nhiệt gây phiền khát, tức ngực: Hoa mai trắng 10g, lá sâm 10g, cam thảo 10g, mạch môn 15g, hoắc hương 6g, sắc uống.

    - Chữa tức ngực, khó thở: Hoa mai trắng 10g, qua lâu 15g, đan sâm 10g, sắc uống trong ngày


  6. #45
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .

    Thanh tân xuân sắc hoa đào, bạch mai

    Báo hiệu xuân đến tết đến không chỉ có sắc thắm của hoa đào mà còn có cả sắc trắng của bạch mai mà không ít nhà thơ tôn làm “chúa xuân’





    Vẻ thanh khiết của mai từ xưa trở thành ước lệ cho cốt cách tinh thần.
    Ảnh: Xuân Tùng

    Cũng như đào, hoa mai là biểu tượng của niềm vui sự tốt lành, nhưng mỗi loại mang một nét đẹp riêng. Với sắc đỏ, hoa đào gợi chứa đựng sinh khí mạnh, màu đào đỏ thắm là lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân.

    Còn hoa mai với sắc trắng khơi gợi nét thanh khiết, tao nhã trong cuộc sống. Như Nguyễn Trãi – nhà thơ, nhà văn hóa, nhà tư tưởng của dân tộc từng viết về hoa mai: Ái mai, ái tuyết, ái duyên hà? / Ái duyên tuyết bạch mai thanh khiết (Vì cớ gì mà yêu mai, yêu tuyết/ Yêu bởi lẽ tuyết trắng trong, mai thanh khiết).




    Bạch mai được điểm nhị vàng.



    Nụ bạch mai duyên dáng phớt hồng.



    Bạch mai thường được tạo dáng từ nhỏ để gợi nét uyển chuyển.



    Khác với bạch mai, hoa đào gợi nên sự ấm áp, sinh khí.



    Đào có sắc hồng thắm, sắc phớt hồng




    Nụ xuân.

    Last edited by khieman; 01-31-2014 at 08:38 AM.

  7. #46
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .
    Chiếc áo dài làm từ tóc
    độc nhất Việt Nam


    Chiếc áo dài có kích thước: về chiều dài áo 1,55m, dài eo 37cm, dài tà 44cm

    Lần đầu tiên trong lịch sử thời trang Việt Nam, một nhà tạo mẫu tóc đã làm nên một chiếc áo dài vô cùng độc đáo từ hơn 10.000m tóc của nhiều người phụ nữ đại diện cho 54 dân tộc.
    Công trình tâm huyết này được nhà tạo mẫu tóc Kim Quý thực hiện trongba năm, với hàng ngàn mẫu tóc của chị em trên khắp mọi miền đất nước.

    Chiếc áo dài có kích thước: về chiều dài áo 1,55m, dài eo 37cm, dài tà 44cm. Thân sau áo mang hình bản đồ Việt Nam hình chữ S, tỉ lệ 1/18.000, thân trước hình rồng bay lên mang ý nghĩa hướng về đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.





    Thân trước là hình ảnh một con rồng thời Lý




    Thân sau là hình ảnh dải đất hình chữ S Việt Nam
    uốn lượn mềm mại



    Những họa tiết được kết khéo léo bằng tóc



    Chiếc áo này rất thoải mái và không bị ngứa










    Dạo phố cùng áo dài

    Từng sợi tóc được nhà tạo mẫu tóc nâng niu, chăm sóc cẩn thận và nhuộm thành những gam màu tương ứng với hoa văn, họa tiết đã phác thảo ban đầu. Cũng xin nói thêm góp sức cho sự thành công của chiếc áo còn có sự giúp sức của nhiều người thợ làm việc liên tục trong 3.960 giờ. Ngoài ra nhà tạo mẫu tóc Kim Quý kết thêm chiếc khăn đóng bằng tóc có biểu tượng tháp Rùa hồ Gươm của Hà Nội, cao 10cm, vành rộng 96cm và đôi hài bằng tóc cho đủ bộ.




    Hình ảnh tháp rùa Hồ Gươm được nhà tạo mẫu khéo léo thiết kế
    trên chiếc mũ đội đầu đi kèm áo



    Phần còn lại là đôi hài không thể thiếu được

  8. #47
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .

    Biết rồi ... khổ lắm... nhưng ... hãy cứ nói mãi
    Hạt muối và hồ nước

    Một anh thợ học việc trong lò rèn suốt ngày ca thán về những khó khăn anh ta gặp phải trong cuộc sống. Anh ta cho rằng cuộc sống này quá u ám và ngột ngạt đến mức không thể chịu đựng nổi.

    Một hôm, ông chủ lò rèn đã lớn tuổi bảo anh ta ra chợ mua về một ít muối. Khi anh thợ học việc đem muối về, ông chủ lấy ra một ly nước và bảo anh hãy bốc một nắm muối cho vào ly rồi uống.




    - Anh thấy thế nào? - Ông chủ hỏi.

    - Vị mặn chát! - Anh thợ thốt lên.

    Ông chủ gật đầu đồng tình rồi bảo anh ta mang một nắm muối tương tự đi theo ông. Hai người lặng lẽ đến bên một bờ hồ gần đó. Ông chủ bảo anh thợ lấy nắm muối thả xuống hồ nước. Khi người thợ khuấy nắm muối vào nước hồ, ông chủ bảo anh ta:

    - Giờ anh uống thử nước trong hồ xem sao.

    Anh thợ làm theo lời ông chủ.

    - Vị thế nào? - Ông hỏi sau khi chàng trai đã uống xong một ngụm nước hồ.

    - Mát lắm ạ! - Chàng thợ học việc nhận xét.

    - Thế anh có nếm thấy vị mặn chát của nắm muối không?

    - Không ạ!

    Ông chủ nhẹ vỗ vai chàng trai, hiền từ nhìn vào mắt anh và nói:

    - Những phiền muộn cũng giống như những hạt muối mặn chát vậy. Ai trong chúng ta cũng đều gặp những điều không vừa lòng trong cuộc sống. Tuy nhiên, số lượng những đắng cay mỗi người cảm nhận được tùy thuộc vào nơi mà họ đặt nỗi phiền muộn ấy vào. Thế nên khi nào anh đau khổ, điều duy nhất anh nên làm là mở rộng nhận thức của anh về sự việc. Đừng tự biến mình thành cái cốc nước bé nhỏ để nỗi đau khổ ấy tạo thành vị mặn chát mà hãy trở thành hồ nước để hòa tan nỗi phiền muộn, sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều.
    Last edited by khieman; 08-26-2018 at 03:12 PM.

  9. #48
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .



    Mâm cơm Việt Nam "độn hóa chất"









    Phóng sự của đài SBS Úc Châu về tình hình thực phẩm hiện nay (Tết Giáp Ngọ 2014) trộn quá nhiều hóa chất nguy hại.
    Ngày xưa sau 1975 dân chúng ăn cơm độn bo bo, ngày nay sau mấy mươi năm, dân chúng ăn cơm độn hóa chất.
    Trích âm thanh từ Đài phát thanh SBS Úc Châu.
    Huỳnh Chiếu Đẳng
    Published on Feb 4, 2014

  10. #49
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .



    Ảo Thuật hay nhất Thế Giới








    .

  11. #50
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Tình bạn cực cute của bé và các em chó mèo

    .
    Tình bạn cực cute của bé
    và các em chó mèo


    Chó mèo thường rất thân thiện và thích chơi đùa với trẻ nhỏ. Nuôi chó mèo cũng là cách giúp bé thân thiện và có trách nhiệm hơn.

































    Ảnh: Dumaday
    Nguồn: vn-express
    Last edited by khieman; 02-06-2014 at 04:21 PM.

Trang 5 / 19 ĐầuĐầu ... 3456715 ... Cuối Cuối

Chủ Đề Tương Tự

  1. Xôi chiên giòn
    By sophienguyen in forum Món Chính Chọn Lọc
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 12-19-2016, 01:30 AM
  2. Dư âm "nồi cháo lú " ....
    By giavui in forum Tranh Ảnh Hài Hước
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 10-21-2014, 02:26 AM
  3. Nồi Cháo Thịt - Nhật Tiến
    By khieman in forum Truyện Ngắn
    Trả Lời: 3
    Bài Viết Cuối: 11-19-2013, 11:31 PM
  4. Chiếc nồi đắt nhất thế giới
    By duyanh in forum Chuyện Lạ Đó Đây
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 06-23-2011, 11:08 AM
  5. ăn mừng nồi cháo lú trên 10500 điểm
    By ablue in forum Quán Ông 8 Bà 8
    Trả Lời: 6
    Bài Viết Cuối: 06-04-2011, 09:15 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •