Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Khi hai kẻ yêu nhau lúc xa nhau còn nói đến chuyện xa nhau là họ còn nhớ tới nhau.
Léon Tolstooi
Results 1 to 4 of 4

Chủ Đề: Phật Học Thường Thức: Trang Hỏi Đáp.

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    1,382
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết

    15 NotWorthy Phật Học Thường Thức: Trang Hỏi Đáp.

    Cách Xưng Hô Trong Chùa

    Hỏi:

    Nhờ giải thích nguyên nghĩa của các cách Tôn xưng "Hòa thượng", "Thượng tọa" và "Đại đức".


    Đáp:

    - Hòa thượng: có gốc từ Phạn ngữ: upadhyaya, Pàli: upajjhaya, tiếng Nhật là: osho; dịch âm Hán Việt là Ưu ba đà la; nguyên là cách gọi đối với các bậc tôn sư thân cận dìu dắt các Sa di hoặc Tỳ kheo, vì vậy cũng được gọi là Thân giáo sư hoặc Lực sinh. Trong thời gian đầu của Phật giáo tại Ấn Độ, người ta phân biệt hai vị thầy của một người mới nhập Tăng già, đó là Hòa thượng và A xà lê (hoặc Giáo thọ, Phạn ngữ: acarya). Hòa thượng là người dạy các đệ tử biết trì giới, thực hành nghi lễ, và vị Giáo thọ là người giảng Pháp, ý nghĩa của kinh sách. Vì thế mà danh từ Hòa thượng cũng đồng nghĩa với từ Luật sư hoặc Giới sư trong thời này.

    Tại Đông và Nam Á, danh hiệu Hòa thượng là chức vị cao nhất mà một người tu hành có thể đạt được, cao hơn cả vị A xà lê. Muốn mang danh hiệu này, một vị Tăng phải đạt được những tiêu chuẩn đạo đức, thời gian tu tập (tuổi hạ)... và danh hiệu này được tấn phong trong một buổi lễ long trọng của Tăng già. Danh từ này sau cũng được dùng chỉ những vị Tăng cao tuổi, trụ trì một ngôi chùa và có đức hạnh, tư cách cao cả mặc dù chưa được chính thức phong hiệu.

    Danh hiệu "Đại Hòa thượng" cũng thường được sử dụng trong Thiền tông để chỉ những vị Thiền sư. Theo những nghi thức tụng niệm trong một Thiền viện tại Nhật Bản, thiền sinh phải tưởng niệm đến hệ thống truyền thừa từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đến vị Lão sư (roshi) đang trụ trì và tụng danh hiệu của chư vị. Tên của chư vị thường được thêm danh hiệu (Đại Hòa thượng) phía sau để tăng thêm vẻ uy nghiêm.

    Tại Việt Nam ngày nay, "Hòa thượng" được xem là phẩm vị giáo phẩm cao nhất trong tổ chức Tăng già của GHPGVN, điều kiện tấn phong được quy định trong Hiến chương của Giáo hội (đang ở giáo phẩm Thượng tọa, trên 60 tuổi đời và 40 tuổi đạo, có đạo hạnh, có công đức với đạo pháp và dân tộc...).

    -Thượng tọa: có nguồn gốc Phạn ngữ: sthavira, Pàli: thera; là cách tôn xưng một vị Tăng cao tuổi đã đạt bốn tiêu chuẩn sau: 1. Đức hạnh cao; 2. Nắm vững tất cả giáo lý căn bản của đạo Phật; 3. Nắm vững các phương pháp thiền định; 4. Người đã diệt ô nhiễm, phiền não và đạt giải thoát.

    Danh hiệu Thượng tọa được dùng sau này không hẳn là theo tất cả các tiêu chuẩn trên, thường chỉ để dùng cho các Tỷ kheo có danh tiếng, cao tuổi hạ.

    Tại nước ta, phẩm vị "Thượng tọa" được xem là giáo phẩm sau "Hòa thượng", điều kiện để GHPGVN tấn phong cũng được quy định trong Hiến chương của Giáo hội (Tăng sĩ từ 45 tuổi đời và 25 tuổi đạo trở lên, có công đức với đạo pháp và dân tộc...).

    - Đại đức: là tôn hiệu chỉ cho những vị Tăng có đạo hạnh và trí tuệ. Ở nước ta ngày nay, Đại đức chỉ cho những vị Tăng đã thọ giới Tỳ kheo.

    Chuyenphapluan.com.
    "Con Kính Cẩn Chấp Tay, Cúi Đầu Đảnh Lễ Đức Thế Tôn, Bậc A La Hán Cao Thượng, Đạt Quả Chánh Biến Tri, Do Ngài Tự Ngộ. Không Thầy Chỉ Dạy..."
    May all living Beings always live happily,
    Free from animosity.
    May all share in the blessings
    Springing from the good I have done...


    Thân mến

    NR

  2. #2
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    1,382
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết

    23 Yell

    TRỞ LẠI MÁI ẤM NHÀ XƯA


    HỎI: Tôi là Phật tử đạo tràng Pháp Hoa, năm nay 68 tuổi, có 6 người con và tất cả đều lập gia đình. Năm đứa con gái lớn rất hiếu thảo, chúng thay phiên nhau nuôi dưỡng tôi, nên tôi có nhiều thời gian để ngồi thiền cũng như niệm Phật. Riêng thằng con út, mặc dù đã có gia đình, sự nghiệp đều ổn định, tuy nhiên, nó thường hay nhậu nhẹt và bỏ bê gia đình, làm cho tôi rất khổ tâm nên không chuyên chú vào việc tu niệm của mình được. Sự việc này đã kéo dài 15 năm nay. Đọc kinh sách, được biết là do nghiệp lực kiếp trước nên hiện đời mình phải gánh chịu. Không biết thực tế ra sao và hiện tại dù tuổi đã cao nhưng tôi vẫn luôn sống trong bất ổn. Xin quý vị giúp tôi một lời khuyên bảo vào lúc này.

    ĐÁP:

    Hạnh phúc của những bậc làm cha mẹ là sự trưởng thành của con cái. Xét ở một cung bậc nào đó thì đạo hữu gặp rất nhiều thiện duyên, được thân cận chúng Tăng, được học hỏi Chánh pháp, nhất là được sống và tu học trong một môi trường an tịnh là đạo tràng Pháp Hoa. Ngoài ra, tuy không hề mong đợi nhưng đạo hữu đã cảm nhận được ít nhiều những hạnh phúc nho nhỏ do những người con đã và đang chăm lo cho đạo hữu trong tuổi xế chiều. Ở đây, đạo hữu cần phải thấy rằng mình đã gieo trồng nhiều thiện nghiệp để đời này cây trái ra hoa.

    Như đạo hữu cũng từng hiểu, để có được một gia đình hạnh phúc bình thường là cả một sự phi thường. Thông thường trong một gia đình, những người con trưởng là những người trực tiếp có nhiều ảnh hưởng từ bố, mẹ. Quan tâm, lo lắng, che chở cho em út dường như là những thuộc tính mà những người anh, người chị này vốn có. Và, cũng chính từ đây đã tạo ra những nguyên nhân làm cho những đứa em hình thành nên tâm lý ỷ lại. Đó là chưa kể đến sự nuông chiều từ cha mẹ. Vì nếu như, trong nhà chỉ có một đứa con trai, theo tập quán, quan niệm của người Á Đông nói chung, thì dù sao đi chăng nữa, đứa con trai ấy cũng được sự nâng đỡ, chở che của nhiều người. Ở đây, tự dưng nhận thấy rằng mình là một người quan trọng, cậu ấm ấy, người con trai ấy dễ dàng phát sinh tâm lý dựa dẫm, ngông nghênh và đây chính là cơ sở cho những biểu hiện bê tha, lêu lổng sau này.

    Nếu như bình tâm suy xét, đạo hữu tất sẽ nhận ra những sự quan tâm, nâng đỡ của mình trước đây còn nhiều điều cần phải nhìn lại. Theo Phật giáo, thái độ, hành vi và suy nghĩ của một con người ngoài nghiệp lực tự thân còn có ảnh hưởng rất nhiều đến cộng nghiệp trong gia đình mà trước hết là vấn đề giáo dục con cái. Cho nên không phải ngẫu nhiên đứa con út của đạo hữu trở nên lêu lổng, bê tha mà thật ra tất cả những biểu hiện đó được manh nha từ những cơ sở trước đó. Ngay đây, ta có thể nhận ra, sự mệt mỏi trong tâm tư do đứa con út gây ra không hẳn là do nghiệp lực đời trước mà có thể là do chính thái độ, sự quan tâm của ta đối với cậu út trong đời này. Nói chính xác hơn, đó là do chính nghiệp ta đã gây ra trong đời hiện tại.

    Tuy nhiên, như đã nói, dù là nghiệp quá khứ hay là nghiệp hiện tại, nếu như chúng ta nỗ lực chuyển hóa thì tất sẽ tạo ra những hoa trái an lành. Ở đây, có hai việc mà đạo hữu có thể làm được. Thứ nhất, phải cố công giữ gìn thời khóa tu niệm như cũ, nỗ lực quên đi những tạp niệm, những chuyện đã qua cũng như chuyện sắp đến. Với độ tuổi "cổ lai hy" như đạo hữu, ta phải chuẩn bị cho mình những hành trang thiết thực để thú hướng cho mình một cảnh giới sanh về. Chuyện con trẻ, là bậc làm cha mẹ tất phải lo toan, thế nhưng nếu như đã cố gắng hết sức mình mà không thể, thì âu đó là duyên nghiệp tự thân mà cậu con út đã phải tự mình gánh chịu. Duyên hợp trở thành đại gia đình, duyên tan mỗi người một ngả. Trong kinh điển thường bảo chí thân như tình cha con, nhưng nghiệp lực của tự thân thì mình làm mình chịu. Phần còn lại của cuộc đời, đạo hữu nên chú tâm tu niệm là giải pháp khả thi và tốt nhất. Vì những gì đã dạy, đã bảo ban, thiết nghĩ đạo hữu đã nhiều lần thực hiện, nếu người con không chuyển hóa thì đó là duyên nghiệp của bản thân đương sự, đạo hữu chỉ nỗ lực trong chừng mực có thể mà thôi. Mặc dù vậy, với năng lực tu tập của Phật tử, với sự hướng dẫn, răn đe, chỉ bảo của những người chị hiếu thảo vừa nêu và rộng hơn là từ xã hội, biết đâu trong một tháng ngày nào đó, đứa con út kia sẽ tự nhận ra những sai trái của mình và sẽ trở lại mái nhà xưa như gã cùng tử trong kinh Pháp Hoa.

    Chuyenphapluan.com
    "Con Kính Cẩn Chấp Tay, Cúi Đầu Đảnh Lễ Đức Thế Tôn, Bậc A La Hán Cao Thượng, Đạt Quả Chánh Biến Tri, Do Ngài Tự Ngộ. Không Thầy Chỉ Dạy..."
    May all living Beings always live happily,
    Free from animosity.
    May all share in the blessings
    Springing from the good I have done...


    Thân mến

    NR

  3. #3
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    1,382
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết

    01 Note

    NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỜ PHẬT GIÁO


    HỎI:

    Xin cho biết nguồn gốc và ý nghĩa của lá cờ Phật giáo? Những nét cơ bản của hệ thống tổ chức Giáo hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN)? Vị nào giữ chức vụ cao nhất trong Giáo hội?




    ĐÁP:

    Người phác họa ra lá cờ Phật Giáo thế giới là ông Henry Steel Olcott (1832-1907). Năm 1889, H.S.Olcott cùng Thượng tọa Susmangala, người Tích Lan (Sri Lanka), phỏng theo màu hào quang của Đức Phật (xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam và màu tổng hợp của năm màu trên) để thiết kế mẫu cờ Phật giáo. Đầu tiên, lá cờ này được Phật giáo Tích Lan sử dụng từ năm 1889.

    Mãi đến năm 1950, Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tổ chức tại Colombo, thủ đô Tích Lan, gồm 26 nước thành viên tham dự, trong đó có Việt Nam, do Hòa thượng Tố Liên, trụ trì chùa Quán Sứ, Hà Nội làm trưởng đoàn. Đại hội đã thành lập Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới, nhất trí chọn lá cờ Phật giáo Tích Lan làm cờ Phật giáo thế giới.

    Năm 1951, tại chùa Từ Đàm, cố đô Huế, Đại hội Phật giáo ba miền Bắc Trung Nam đã thành lập Tổng hội Phật giáo Việt Nam. Trong dịp này, Hòa thượng Tố Liên đã tặng Đại hội lá cờ Phật giáo thế giới, và Đại hội đã thống nhất chấp nhận lấy lá cờ này làm cờ Phật giáo Việt Nam.

    Cờ Phật giáo là biểu trưng của trí tuệ, chánh tín, sự yêu chuộng hòa bình và nhất là tinh thần đoàn kết, hòa hợp của tất cả những người con Phật. Màu sắc của cờ Phật giáo theo chiều dọc thứ tự gồm các màu xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam và màu tổng hợp của năm màu kể trên là màu hào quang chư Phật. Ý nghĩa các màu như sau: Màu xanh đậm tượng trưng cho Định căn, màu xanh luôn hàm chứa sự rộng lớn, tĩnh lặng và sáng suốt. Màu vàng tượng trưng cho Niệm căn, chánh niệm là nền tảng để phát sinh định và huệ. Màu đỏ tượng trưng cho Tấn căn, chỉ có tinh tấn mới vượt qua mọi trở ngại, nghịch cảnh. Màu trắng tượng trưng cho Tín căn, niềm tin vào Chánh pháp không lay chuyển, là cội rễ của muôn hạnh lành. Màu cam tượng trưng cho Huệ căn, khi Tín, Tấn, Niệm và Định đầy đủ thì trí tuệ phát sanh. Màu tổng hợp tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, hòa hợp của tín đồ Phật giáo trên khắp thế giới.

    Về hệ thống tổ chức GHPGVN, muốn biết chi tiết, bạn nên tìm đọc Hiến chương GHPGVN. Theo Hiến chương GHPGVN, Chương III, Điều 9, quy định hệ thống tổ chức Giáo hội có hai cấp: cấp Trung ương gồm có Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự. Cấp tỉnh, thành có Ban trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo. Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo được thành lập Ban Đại diện cấp quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh.

    Cấp Trung ương: Hội đồng Chứng minh, theo Hiến chương GHPGVN, Chương IV, Điều 10, 11, 12 và 13 quy định: gồm các vị Hòa thượng tiêu biểu của các hệ phái, 70 tuổi đời, 50 tuổi đạo trở lên, không giới hạn số lượng do Hội đồng Trị sự giới thiệu và được Đại hội Phật giáo toàn quốc suy tôn. Hội đồng Chứng minh suy cử một Ban Thường trực gồm có Đức Pháp chủ, các vị Phó Pháp chủ, một vị Giám luật, một vị Chánh Thư ký, các vị Phó Thư ký. Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh có nhiệm vụ: chứng minh các Hội nghị Trung ương và Đại hội GHPGVN. Hướng dẫn và giám sát các hoạt động của Giáo hội về mặt đạo pháp và giới luật. Phê chuẩn và tấn phong chức vị giáo phẩm. Nhiệm kỳ của Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh là 5 năm.

    Hội đồng Trị sự, theo Hiến chương GHPGVN, Chương V, Điều 14, 15 23 quy định: gồm các vị Hòa thượng, Thượng toạ, Đại đức, Tăng Ni và cư sĩ, tối đa 95 thành viên. Hội đồng Trị sự là cấp điều hành cao nhất cuả Giáo hội về các mặt hoạt động của Giáo hội. Hội đồng Trị sự có nhiệm vụ suy cử vị Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Ban Thường trực. Ban Thường trực có số lượng tối đa không quá 35 thành viên, thay mặt Hội đồng Trị sự điều hành các hoạt động của Giáo hội. Các ngành hoạt động của Giáo hội gồm: Ban Tăng sự, Ban Giáo dục Tăng Ni, Ban Hướng dẫn Phật tử, Ban Hoằng pháp, Ban Nghi lễ, Ban Văn hóa, Ban Kinh tế Tài chính, Ban Từ thiện xã hội, Ban Phật giáo Quốc tế, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam. Nhiệm kỳ của Hội đồng Trị sự là 5 năm.

    Cấp tỉnh, thành: theo Hiến chương GHPGVN, Chương VI, Điều 24, 25,.28, quy định: Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Tăng Ni và Phật tử được thành lập một Ban Trị sự. Ban Trị sự phải được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự chuẩn y, không quá 37 thành viên và bầu ra Ban Thường trực gồm: Trưởng ban Trị sự, Phó ban Thường trực, các Phó ban, các Ủy viên phụ trách các ngành thể theo các ban Trung ương, một Chánh Thư ký, hai Phó Thư ký, một Thủ quỹ, hai Kiểm soát. Nơi nào không đủ điều kiện lập Ban Trị sự tỉnh, thành thì lập một Ban Đại diện. Nhiệm kỳ của Ban Trị sự là 5 năm.

    Thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, quận, huyện có Tăng, Ni và cư sĩ được Ban Trị sự bổ nhiệm một Ban Đại diện gồm: một Chánh đại diện, một Phó đại diện, một Thư ký Những phường, xã có Tăng, Ni và cư sĩ được Ban Trị sự bổ nhiệm một Đại diện phường, xã tại địa phương. Đơn vị cơ sở của Giáo hội là tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường.

    Vị giữ chức vụ cao nhất trong GHPGVN hiện nay là Đức Pháp chủ, Hòa thượng Thích Tâm Tịch, chùa Quán Sứ, Hà Nội.

    Chuyenphapluan.com
    "Con Kính Cẩn Chấp Tay, Cúi Đầu Đảnh Lễ Đức Thế Tôn, Bậc A La Hán Cao Thượng, Đạt Quả Chánh Biến Tri, Do Ngài Tự Ngộ. Không Thầy Chỉ Dạy..."
    May all living Beings always live happily,
    Free from animosity.
    May all share in the blessings
    Springing from the good I have done...


    Thân mến

    NR

Chủ Đề Tương Tự

  1. Phật Học Thường Thức. Trang Hỏi Đáp...
    By Nonregister in forum Đàm Luận Phật Pháp
    Trả Lời: 12
    Bài Viết Cuối: 07-02-2011, 04:03 AM
  2. Đáp trả Philippines, Trung Quốc lại nói bình thường!
    By Hansy in forum Thời Sự Chính Trị
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 06-02-2011, 06:31 PM
  3. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 04-24-2011, 03:28 PM
  4. Phật Pháp Vấn Đáp
    By Nonregister in forum Trang Phật Giáo
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 10-02-2010, 01:10 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •