Mỹ công bố hình ảnh rõ nét SARS-CoV-2: Bám dày đặc trên bề mặt tế bào, nhân bản ra vô số



Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID) vừa công bố những hình ảnh rõ nét nhất về SARS-CoV-2.
Hằng ngày mọi người đều cập nhật thông tin về đại dịch toàn cầu Covid-19 nhưng chắc nhiều người chưa nhìn thấy hình ảnh virus SARS-CoV-2 rõ nét nhất đâu nhỉ.
Em vừa đọc được bài báo công bố hình ảnh rõ ràng nhất về virus SARS-CoV-2 gây đại dịch toàn cầu từ Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID) công bố. Ai chưa biết thì xem ngay đi này.
Theo trang IFL Science, các hình ảnh chụp SARS-CoV-2 do kính hiển vi điện tử chuyên dụng ghi lại và được cơ sở nghiên cứu tích hợp của NIAID (Fort Detrick, bang Maryland, Mỹ) tô màu lại.
Theo NIAID (Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ), hàng trăm virus SARS-CoV-2 trông giống như những dấu chấm nhỏ bám dày đặc trên bề mặt tế bào người. Tế bào này được lấy từ một bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở Mỹ khi nó đang trong trạng thái apoptosis (chết tế bào).
Chuyên gia khẳng định, người hút thuốc lá nhiễm Covid-19 dễ biến chứng gấp 14 lần: Dừng lại để cứu lá phổi

Virus SARS-CoV-2 (màu vàng) xâm nhập, nhân bản đến một mức độ nào đó sẽ khiến tế bào người (màu xanh) chết rụng. Sau đó, nó sẽ giải phóng ra ngoài vô số lượng virus.

Virus SARS-CoV-2 chủng mới được tô màu tím, bám chặt vào tế bào người màu xanh.
Từ hình ảnh có thể thấy, SARS-CoV-2 thực tế là một dạng hạt siêu nhỏ chứa chuỗi di truyền ARN ở giữa và có lớp màng lipid và protein gai bọc bên ngoài. Các chuyên gia cho biết, Virus SARS-CoV-2 có đường kính chỉ 120 – 160 nanomet. Do đó, vì quá nhỏ nên nó chỉ có thể nhìn thấy được bằng kính hiển vi quang học và chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi điện tử.
Những loại kính hiển vi này sử dụng các thiết bị điện tử để chụp ảnh, quét một mẫu vật bằng chùm tia điện tử và ghi lại những gì phản xạ lại.

Virus SARS-CoV-2 được tô màu vàng bám đầy trên tế bào người màu nâu.
Theo các nghiên cứu, mỗi chủng virus corona lại có một lớp protein gai khác nhau, chứa độc tính khác nhau và cơ chế lây nhiễmkhác nhau.
SARS- CoV-2 xâm nhập vào tế bào phổi thông qua thụ thể ACE2. Sau đó, nó sẽ giải phóng mã di truyền ARN, chiếm quyền điều khiển của tế bào chủ, từ đó nhân bản ra vô số virus giống hệt nó.

SARS- CoV-2 (được tô màu cam) sẽ nhân bản ra vô số virus giống hệt nó.

Khi một tế bào chủ bị quá tải và chết, SARS- CoV-2 sẽ tràn ra ngoài và lây lan sang các tế bào mới.
Trên tờ báo SCMP, nhóm khoa học dẫn đầu bởi giáo sư Kelvin To Kai-wang (Khoa vi sinh của Đại học Hồng Kông) cho biết, Covid- 19 phát triển nhanh nhất trong tuần đầu tiên sau khi xâm nhập vào cơ thể người, do đó nó mới dễ lây lan tới vậy.
Sau khi nghiên cứu mẫu nước bọt từ 23 bệnh nhân mắc Covid-19 ở bệnh viện lớn của Hồng Kông, các nhà khoa học thấy rằng lượng SARS- CoV-2 có trong máu người bệnh xuất hiện nhiều nhất trong 7 ngày đầu tiên nhiễm virus và giảm dần mật độ vào thời gian sau đó.
Ngoài ra, SARS- CoV-2 còn có thể tồn tại trong cơ thể người cao tuổi gần 1 tháng. Đây cũng là nguyên nhân vì sao người cao tuổi dễ tử vong do Covid-19.


Nguồn: Tổng hợp