Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Yêu là vui vì hạnh phúc của người khác, là coi hạnh phúc của người kia như hạnh phúc của chính mình.
G.W. Leibnitz
Results 1 to 1 of 1

Chủ Đề: Người Chết Cũ Phải Nhường Chỗ Cho Người Chết Mới

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    03 Rose

    Người Chết Cũ Phải Nhường Chỗ Cho Người Chết Mới

    Milan Kundera



    Lời giới thiệu của dịch giả: Cũng giống Trò chơi xin quá giang, Người chết cũ phải nhường chỗ cho người chết mới tả một cuộc làm tình, và quan trọng hơn, là những gì xảy ra trong đầu các nhân vật chính trước và trong lúc làm tình ấy. Những sợ hãi, lo lắng dành cho cơ thể của chính mình và trước cái nhìn của cái khác trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi, nỗi ám ảnh thuộc hiện sinh, sẽ còn xuất hiện đi xuất hiện lại ở rất nhiều nhân vật sau này của tiểu thuyết Kundera, rõ nhất là ở Jaromil của Cuộc sống không ở đây và Tereza của Đời nhẹ khôn kham.


    1
    Anh trở về nhà, đi dọc một phố của một thành phố nhỏ vùng Bohême nơi anh đã sống từ nhiều năm nay, buộc phải sống một cuộc đời không mấy vui thú, với những người hàng xóm lắm điều và với sự thô thiển đơn điệu vây bọc ở cơ quan, và anh bước đi, hờ hững đến nỗi (người ta vẫn thường như thế khi đi trên một con đường đã qua hàng trăm lần) suýt nữa không nhận ra bà. Nhưng bà đã nhận ra anh từ xa, và vừa đi đến gần bà nhìn anh cười, vào đúng phút cuối cùng khi anh đi ngang qua bà, nụ cười đó làm bật lên một lóe chớp trong ký ức anh và kéo anh ra khỏi sự uể oải.

    "Tôi không nhận ra chị đấy”, anh nói, nhưng đó là một lời xin lỗi vụng về khiến họ rơi ngay vào một đề tài khó chịu mà anh rất muốn tránh: mười lăm năm nay họ không gặp nhau và cả hai đã già đi. "Tôi thay đổi đến thế cơ à?”, bà hỏi, anh trả lời là không, và mặc dù đó là một lời nói dối, thì nó cũng không hoàn toàn như thế, bởi vì nụ cười rụt rè đó (trong đó một khả năng hào hứng vĩnh cửu được thể hiện một cách ngượng ngùng và khiêm tốn) đã đến với anh qua khoảng cách nhiều năm, không hề bị thay đổi, và làm anh xáo động: bởi nụ cười đó gợi lên trong anh cái vẻ bên ngoài ngày xưa của người đàn bà, rõ ràng đến mức anh phải cố lắm mới quên được nụ cười để nhìn bà trong thực tế: bà gần như đã trở thành một bà già.

    Anh hỏi bà đi đâu và bà có đang định làm gì không, và bà trả lời bà đến để giải quyết công chuyện và chỉ còn phải chờ tàu về Praha trong buổi tối. Anh nói gặp nhau bất ngờ thế này hay quá, và vì họ đồng ý (một cách đúng đắn) là hai quán cà phê gần đó bẩn thỉu và đông người quá, anh mời bà về căn hộ của mình ở không xa đó lắm, tại đó anh có thể mời bà uống trà hoặc cà phê, và nhất là họ sẽ có một chỗ sạch sẽ và yên tĩnh.

    2
    Ngày hôm nay với bà thật là tồi tệ. Chồng bà (cách đây ba mươi năm, họ đã sống ở thành phố này một thời gian khi còn là vợ chồng mới cưới, rồi họ lên Praha sống, chồng bà mất ở đó đã được mười năm) được chôn trong nghĩa trang của thành phố nhỏ này, theo ý muốn cuối cùng lạ lùng của ông. Bà đã phải mua một mảnh đất trong vòng mười năm, và cách đây mấy ngày, bà nhận ra mình đã quên không trả tiền khi đến hạn. Trước tiên bà định viết thư cho ban quản lý nghĩa trang, nhưng sau đó nhớ lại là tất cả mọi giao thiệp với chính quyền là một việc kéo dài dai dẳng và vô vọng, bà bèn đích thân tới nơi.

    Dù biết rõ đường dẫn đến mộ chồng, ngày hôm đó bà có cảm giác nhìn thấy nghĩa trang lần đầu tiên. Bà không sao tìm được mộ chồng và nghĩ mình bị đi lạc. Cuối cùng thì bà hiểu: tại nơi ngày xưa có một công trình bằng đá xám ghi tên chồng bà bằng chữ mạ vàng, giờ đây (bà chắc chắn nhận ra hai ngôi mộ bên cạnh) là một công trình bằng đá đen với một cái tên hoàn toàn xa lạ mạ vàng.

    Bà bối rối đi đến ban quản lý nghĩa trang. Tại đó, người ta nói với bà rằng khi hết thời hạn thuê đất những ngôi mộ sẽ tự động bị bốc đi. Bà trách họ không báo trước cho mình về thời hạn trả tiền, họ trả lời nghĩa trang có rất ít chỗ và những người chết cũ phải nhường chỗ cho những người chết mới. Bà nổi giận và nói với họ, khó khăn lắm mới kìm được không khóc òa lên, rằng họ không có ý thức về phẩm giá con người lẫn lòng kính trọng người khác, nhưng bà nhanh chóng hiểu ra rằng tranh luận là vô ích. Cũng giống như khi bà không thể ngăn cái chết của chồng, giờ đây bà bất lực đứng nhìn cái chết thứ hai này, cái chết của một người chết cũ không có quyền được có một tồn tại sau khi chết.

    Bà quay trở lại trung tâm thành phố, và nỗi buồn của bà hòa thêm với nỗi lo lắng không biết sẽ giải thích với con trai mình thế nào về vụ biến mất của ngôi mộ và xin lỗi nó về sự lơ là của mình. Sau đó, sự mệt mỏi ập đến: bà không biết phải làm gì trong suốt những giờ đồng hồ dài dặc chờ đợi cho đến khi tàu chuyển bánh về Praha, bởi vì bà không quen ai ở đây nữa cả, và thậm chí bà còn không muốn đi dạo một chuyến để tưởng niệm quá khứ, thành phố trong những năm qua đã thay đổi đến mức những nơi xưa kia thân thuộc giờ đã khoác một bộ mặt hoàn toàn xa lạ. Chính vì thế bà biết ơn mà đồng ý lời mời của người bạn cũ (suýt bị quên) mà bà vừa tình cờ gặp lại: bà có thể rửa tay trong phòng tắm và sau đó ngồi vào một chiếc ghế phôtơi mềm mại (bà bị đau chân), nhìn ngắm căn phòng và lắng nghe tiếng nước chảy phía sau vách ngăn góc bếp với căn phòng.

    3
    Anh vừa bước vào tuổi ba nhăm và đột nhiên nhận ra tóc mình đã rụng đi một khoảng lớn trên đỉnh đầu. Chưa hoàn toàn bị hói, nhưng người ta đã có thể đoán được điều đó (tóc rơi làm da đầu hiện ra rõ ràng): nó hoàn toàn không thể đảo ngược và đã khá gần kề. Chắc chắn là rất lố bịch khi coi rụng tóc là một vấn đề sống còn, nhưng anh nhận ra là chứng hói đầu khiến khuôn mặt bị thay đổi và do đó cuộc sống của một trong những vẻ ngoài của anh (rõ ràng là cái đẹp nhất) phải chấm dứt.

    Thế nên anh tự hỏi bảng tổng kết cuộc đời của nhân vật (người có tóc) đang dần dần chết đi đó như thế nào, những gì mà nhân vật đó đã thực tế trải qua và những niềm vui nào mà nhân vật đó đã thực tế cảm thấy, và anh kinh hoàng nhận ra những niềm vui đó thật là ít ỏi; anh cảm thấy đỏ hết mặt với ý nghĩ này; đúng, anh ngượng vì nó: bởi vì thật tệ khi đã sống lâu đến thế trên cõi đời mà mới trải qua ít thứ như thế.

    Anh muốn nói chính xác điều gì khi nói anh trải qua ít thứ? Anh có nghĩ đến những chuyến đi, đến công việc, đến cuộc sống cộng đồng, đến thể thao, đến đàn bà không? Chắc chắn là anh nghĩ đến tất cả những điều đó, nhưng trước hết là đến đàn bà; bởi vì, nếu đời anh nghèo nàn đến thế trong các lĩnh vực khác, dĩ nhiên anh cũng thấy đau đớn lắm, nhưng anh không thể tự kết tội mình về sự nghèo nàn đó: dẫu sao cũng không phải là lỗi của anh nếu nghề của anh không có chút hứng thú nào và không chút tương lai nào; không phải là lỗi của anh nếu anh không thể đi du lịch, khi không có cả tiền lẫn giấy chứng nhận của lãnh đạo; không phải lỗi của anh nếu anh phải từ bỏ các môn thể thao mà anh thích. Nhưng ngược lại, với anh lĩnh vực đàn bà là nơi tồn tại một tự do tương đối, và ở đó anh không thể tìm đâu lời biện hộ được. Ở đó anh có thể chứng tỏ mình là ai, anh có thể thể hiện sự phong phú của mình; những người đàn bà với anh đã trở thành tiêu chí duy nhất của sự dày đặc sống còn.

    Nhưng không có cơ may nào hết! Với đàn bà mọi việc chưa bao giờ tốt đẹp cả: cho đến tuổi hai nhăm (dù đẹp trai), anh vẫn cứng đờ người lại vì sợ; tiếp sau đó anh yêu, anh cưới vợ, và trong suốt bảy năm, anh cố tự thuyết phục mình là người ta có thể tìm được ở một người phụ nữ duy nhất sự vô tận của tình dục; rồi anh ly dị, sự xưng tụng trò một vợ một chồng (ảo tưởng về vô tận) nhường chỗ cho một ham muốn đàn bà dễ chịu và táo bạo (về cái có hạn được trang trí bằng sự đông đảo của họ), nhưng thật chán vì ham muốn đó và sự táo bạo đó đã bị cản trở mạnh mẽ bởi tình hình tài chính khó khăn của anh (anh phải trả tiền chu cấp cho vợ cũ để nuôi đứa con mà anh được quyền đến thăm một hoặc hai lần mỗi năm) và vì lý do cuộc sống trong một thành phố nhỏ, nơi sự tò mò của hàng xóm láng giếng cũng vô tận ngang bằng với số lượng đàn bà ít ỏi để anh quyến rũ.

    Sau đó, thời gian trôi đi, rất nhanh và, đột nhiên, anh đứng trước tấm gương hình ôvan đặt trên lavabô của phòng tắm, cầm trong tay phải một chiếc gương tròn nhỏ để phía trên đầu, và, khòm người xuống, anh nhìn bệnh hói đầu đang dần phát sinh; ngay lập tức (không cần chuẩn bị) anh hiểu ra một sự thật tầm thường: người ta không thể lấy lại được những gì đã đánh mất. Kể từ đó, anh chịu đựng nỗi khó chịu thường nhật và thậm chí đã có những lúc nghĩ đến việc tự tử. Chắc chắn (và phải nhấn mạnh điều này để không coi anh là một kẻ mắc chứng hystérie hay một kẻ ngu ngốc): anh có ý thức rằng những ý nghĩ đó thật hài hước và không bao giờ được phép thực hiện (anh cười trước viễn cảnh một lá thư vĩnh biệt: Tôi sẽ không bao giờ chấp nhận mình bị hói: vĩnh biệt!), nhưng chỉ cần những ý nghĩ đó, dù có mang chất Platon đến đâu, nảy đến với tâm trí của anh là đã đủ. Hãy cố để hiểu điều đó: những ý nghĩ đó đến với anh gần giống như xảy đến với một vận động viên chạy maratông cái ý muốn bỏ cuộc không thể cưỡng lại được khi anh ta nhận ra, trong cuộc đua, rằng mình sắp sửa thua (và hơn thế, vì chính lỗi lầm của anh ta). Cả anh, anh cũng coi rằng cuộc đua đã thất bại và anh không còn muốn chạy thêm nữa.

    Và giờ đây, anh ngả người trên chiếc bàn nhỏ, đặt một tách cà phê trước đivăng (nơi sau đó anh đến để ngồi xuống) và một tách khác trước chiếc ghế phôtơi mềm mại mà người khách đang ngồi, và anh tự nhủ thật là một sự oái oăm độc ác của số phận khi anh gặp lại người đàn bà này, người mà trước kia anh từng rất yêu và sau đó đã để vuột mất khỏi tay (vì lỗi lầm của chính anh), ngay vào lúc anh đang ở trong một tình trạng hết sức tồi tệ về tinh thần và không tài nào tóm lại được bất cứ cái gì.

    4
    Chắc chắn bà không đoán ra là trong mắt anh bà là người đã vuột mất; chắc hẳn bà vẫn luôn nhớ đến cái đêm hai người ngủ với nhau, bà nhớ lại vẻ ngoài của anh khi đó (anh mới hai mươi tuổi, không biết cách ăn mặc, hay đỏ mặt và khiến bà vui vẻ vì những thói trẻ con), bà cũng nhớ mình như thế nào khi đó (bà gần bốn mươi tuổi và đang ở trong một cơn khát cái đẹp nó đã ném bà vào vòng tay những người đàn ông xa lạ, nhưng bà đã giãy khỏi anh ngay lập tức vì bà vẫn luôn nghĩ rằng đời mình phải giống như một điệu nhảy tuyệt mỹ, và e ngại biến những cuộc trăng gió thành một thói quen xấu xa).

    Đúng, bà tôn thờ cái đẹp, giống như những người khác tôn thờ một quyền lực đạo đức; chỉ cần nhìn thấy có vẻ xấu xí trong đời mình là bà có thể gục ngã trong thất vọng. Và, vì bà hiểu là người chủ nhà của mình hẳn phải thấy bà già nua sau mười lăm năm không gặp nhau (với tất cả những vẻ xấu xí mà tuổi tác ngầm mang), bà vội vã xòe ra trước mặt mình một chiếc quạt tưởng tượng, bà hỏi anh dồn dập: bà muốn biết tại sao anh lại đến ở thành phố này; bà hỏi anh về công việc; bà ca ngợi căn hộ của anh mà bà thấy rất dễ chịu, nhìn được cả xuống những mái ngói của thành phố (bà nói khung cảnh đó không đặc biệt gì lắm nhưng cũng tạo ra cảm giác tự do); bà kể tên các tác giả vài bức tranh chép treo tường của hội họa ấn tượng (không có gì khó bởi vì có thể chắc chắn tìm được những bức tranh rẻ tiền đó ở nhà nhiều trí thức Séc khốn khó), rồi bà đứng dậy, tay cầm tách cà phê, cúi người xuống bàn làm việc nhỏ của anh, nơi đặt nhiều bức ảnh lồng khung (bà nhận ra là không hề có ảnh phụ nữ trẻ) và hỏi người đàn bà trong một bức ảnh có phải là mẹ anh không (anh bảo là đúng).

    Sau đó, anh hỏi bà công việc mà bà phải đến đây để giải quyết là gì, như lúc mới gặp nhau bà đã nói. Bà không hề muốn nói về cái nghĩa trang (ở đây, ở tầng năm tòa nhà này, dường như bà đang treo lơ lửng phía trên những mái ngói và vì thế, cảm giác còn dễ chịu hơn, phía trên cuộc đời bà); nhưng, vì anh cố hỏi, cuối cùng bà cũng phải thú nhận (nhưng rất ngắn gọn, vì sự ngượng ngùng về một sự thẳng thắn thái quá luôn xa lạ với bà) rằng ngày xưa bà đã từng ở tại thành phố này, cách đây nhiều năm rồi, rằng chồng bà đã được mai táng ở đây (bà không nói gì về chuyện ngôi mộ biến mất) và rằng năm nào bà cũng đến đây cùng con trai, dịp lễ Các Thánh.

    5
    "Năm nào cũng đến?” Biết được điều này anh cảm thấy buồn và lại nghĩ đến sự độc ác của số phận; nếu anh gặp được bà sáu năm trước, khi anh vừa đến ở tại thành phố này, mọi việc hẳn là đã có thể: hẳn là bà đã không bị hằn dấu vết tuổi tác đến mức này và không khác với hình ảnh người đàn bà mà anh từng yêu mười lăm năm trước đến thế; hẳn là anh đã có được sức mạnh để vượt qua sự khác biệt và hình dung được hai hình ảnh (hình ảnh hiện tại và hình ảnh quá khứ) như một. Nhưng giờ đây hai hình ảnh đó đã quá rời xa nhau mất rồi.

    Bà uống cà phê, bà nói và anh cố hình dung thật chính xác mức độ của biến đổi này, vì đó mà bà sẽ vuột khỏi anh lần thứ hai: khuôn mặt đầy nếp nhăn (mà nhiều lớp phấn cũng không sao che giấu được); cái cổ tàn phai (bà cố giấu dưới một cái cổ áo dựng lên mà không nổi); đôi gò má chảy; mái tóc (nhưng cái đó thì gần như là đẹp!) màu muối tiêu. Tuy nhiên, điều thu hút anh nhiều nhất là đôi bàn tay (mà không phấn son nào có thể trang điểm được): hệ thống gân xanh chằng chịt hằn lên khiến chúng giống những bàn tay của đàn ông.

    Sự nuối tiếc trong anh hòa lẫn với niềm giận dữ; anh muốn có rượu để quên đi cuộc gặp gỡ muộn màng này; anh hỏi bà có muốn uống cognac không (anh còn một chai đã mở trong tủ, sau vách tường); bà trả lời là không và anh nhớ là bà gần như không uống gì cách đây mười lăm năm, vì sợ rượu sẽ làm hỏng đi trò chơi mực thước đầy thẩm mỹ của mình. Và khi anh nhìn thấy cử chỉ nhẹ nhàng của bàn tay của bà để từ chối ly cognac, anh hiểu rằng sự duyên dáng đầy thẩm mỹ này, sự quyến rũ này, sự cao quý đã từng làm anh gục ngã này vẫn giữ nguyên như cũ dù cho có bị giấu dưới tấm mặt nạ tuổi tác, và vẫn luôn hấp dẫn như xưa, dù có ở đằng sau một bức hàng rào.

    Khi anh tự nhủ rằng bức hàng rào đó là bức hàng rào tuổi tác, anh cảm thấy một sự thương hại lớn lao với bà, và sự thương hại này đưa bà lại gần anh hơn (người đàn bà tỏa sáng ngày xưa đó, người đã làm anh mất cả khả năng cất lời) và anh muốn chuyện gẫu với bà như giữa bạn bè với nhau, thật lâu, trong bầu không khí xanh nhạt của sự tức giận buồn bã. Và quả thật, anh say sưa nói và ám chỉ để chấm dứt những ý nghĩ bi quan từ bấy lâu nay vẫn xâm chiếm anh. Dĩ nhiên, anh không nói gì về bệnh hói đầu đang nảy sinh của mình (cũng giống như bà không nói gì về ngôi mộ biến mất); viễn cảnh bệnh hói đầu đã bị chuyển hóa thành những câu nói mang tính triết học về chủ đề thời gian trôi quá nhanh khiến con người không sao theo kịp, về cuộc đời bị tan rã không tránh khỏi và nhiều câu tương tự, mà anh chờ đợi người khách hưởng ứng bằng một lời nhận xét đồng tình; nhưng không có gì cả.

    "Tôi không thích nói về những chuyện đó,” bà nói, gần như là nồng nhiệt, "tất cả những gì anh nói đó đều phiến diện kinh khủng.”

    6
    Bà không muốn nghe người ta nói về già nua và cái chết, bởi vì trong những chuyện đó có hình ảnh của vẻ xấu xí bên ngoài mà bà kinh tởm. Bà nhiều lần nhắc đi nhắc lại với chủ nhà, gần như xúc động, rằng cách nhìn của anh thật phiến diện; bà nói, con người đáng giá nhiều hơn cái thể xác đang bị thoái hóa dần, bởi vì cái chính yếu là tác phẩm của con người, cái mà anh ta để lại cho người khác. Về phần bà cái lý luận đó không có gì là mới; bà đã từng phải vận dụng đến nó từ ba mươi năm trước đây, khi đem lòng yêu người chồng tương lai của mình, ông hơn bà đến mười chín tuổi; bà chưa bao giờ ngừng kính trọng ông một cách chân thành (dù cho tất cả những lần ngoại tình mà ông không biết hoặc không muốn biết) và cố tự thuyết phục bản thân mình rằng trí tuệ và vai trò người chồng đủ để đền bù cho gánh nặng tuổi tác mà ông mang trên vai.

    "Tác phẩm nào kia chứ, tôi hỏi chị đấy! Chị muốn chúng ta để lại tác phẩm như thế nào!” - anh mỉm cười cay đắng trả lời.

    Bà không muốn viện dẫn người chồng quá cố của mình nữa, dù bà tin như đinh đóng cột về giá trị lâu bền của những gì ông đã làm được; cho nên bà trả lời rằng tất cả loài người ở hạ giới này đều tạo ra được một tác phẩm, dù cho khiêm tốn, và chính điều đó, chỉ điều đó, khiến anh ta có giá trị; bà say sưa nói về chính mình, về công việc của mình tại một nhà văn hóa ở ngoại ô Praha, về những cuộc hội thảo và những tối vui mà bà đã tổ chức; bà nói (với vẻ trịnh trọng có phần lạc lõng) về "những gương mặt biết ơn của đám đông”; rồi bà nói thật là hay khi có một đứa con trai và nhìn thấy những đường nét của chính mình (con bà giống bà) thay đổi dần dần để trở thành một khuôn mặt đàn ông, thật là hay khi trao cho nó tất cả những gì một bà mẹ có thể trao cho đứa con trai rồi tan biến đi không chút tiếng động khỏi cuộc đời của nó.

    Bà nói đến con trai như thế không phải là hoàn toàn ngẫu nhiên, bởi vì đứa con trai hiện diện trong từng suy nghĩ của bà và trách cứ bà vì thất bại ở nghĩa trang; thật là lạ; bà không bao giờ cho phép một người đàn ông nào chi phối mình, nhưng con trai của bà lại nắm được cái gông đó, mà bà cũng không hiểu bằng cách nào. Nếu thất bại ở nghĩa trang đã làm bà bị đảo lộn đến mức đó, thì chủ yếu là vì bà cảm thấy có tội trước anh con trai và sợ phải nghe những lời trách móc của anh. Con trai bà theo dõi một cách chăm chú ghen tuông xem bà có thờ phụng một cách đúng đắn ký ức của cha mình không (chính anh là người bắt bà không được quên đến thăm nghĩa trang vào ngày lễ Các Thánh hàng năm!) và đã từ lâu bà nghi ngờ rằng sự sốt sắng đó bắt nguồn từ tình yêu với người cha quá cố ít hơn là từ ham muốn được thống trị bà mẹ, được kiềm giữ bà trong những giới hạn thích hợp đối với một bà góa; bởi vì thực là như thế, dù anh chưa bao giờ thú nhận và bà cố gắng (một cách vô vọng) không biết đến: anh thấy kinh tởm khi nghĩ rằng mẹ mình có thể có một cuộc đời tình dục, anh gớm ghiếc tất cả những gì thuộc về tình dục còn sót lại ở bà (ngay cả chỉ là hình thức) và, vì ý nghĩ về tình dục gắn liền với ý nghĩ về tuổi trẻ, anh gớm ghiếc tất cả những gì trẻ trung còn sót lại ở bà; anh không còn là một đứa trẻ con và sự trẻ trung của bà mẹ (gắn liền với sự hung dữ của tình mẫu tử) với anh gần như trở thành một vật cản giữa anh và tuổi trẻ của những cô gái mà anh bắt đầu quan tâm; anh cần có một bà mẹ già cả để anh có thể chịu đựng được tình yêu của bà và có thể yêu quý được bà. Và bà, dù đôi khi nhận ra rằng cứ như thế anh đang đẩy mình xuống mồ, bà vẫn nhường bước trước anh, bằng cách gục ngã nhường bước trước sức ép của anh và thậm chí bằng cách lý tưởng hóa sự nhường bước đó, bằng cách tự thuyết phục rằng đời mình đẹp chính là nhờ sự tự xóa nhòa câm lặng đằng sau một cuộc đời khác này. Nhân danh sự lý tưởng hóa đó (nếu không có cái đó chắc hẳn những nếp nhăn trên mặt bà sẽ còn khủng khiếp hơn), bà đưa vào cuộc trò chuyện với người chủ nhà một sự hăng hái ít được chờ đợi.

    Nhưng người chủ nhà bỗng cúi xuống chiếc bàn thấp ngăn cách họ, vuốt ve tay bà và nói: "Xin lỗi nếu tôi nói toàn điều ngu xuẩn, chị vẫn biết là tôi luôn ngu ngốc mà.”

    7
    Cuộc trò chuyện của họ không làm anh tức tối, ngược lại thì đúng hơn, người khách chỉ khẳng định thêm bản ngã của anh trong mắt của chính mình: trong sự phản đối của bà chống lại những lời bi quan của anh (nhưng trước hết, không phải nó là một phản đối chống lại cái xấu xí và sự dung tục ư?) anh tìm lại được người phụ nữ mà anh từng biết, đến mức con người bà và cuộc phiêu lưu của họ ngày xưa choán thêm chỗ trong suy nghĩ của anh, và anh chỉ còn muốn một điều, là không có gì xảy đến cắt đứt mất bầu không khí xanh nhạt rất thích hợp với trò chuyện này (chính vì thế anh đã vuốt ve tay bà và nói mình là một thằng ngu) và có thể nói với bà những gì giờ đây đối với anh là chính yếu: cuộc phiêu lưu của họ; bởi vì anh cho là mình đã có với bà một cái gì đó hết sức đặc biệt mà bà không mấy ý thức và vì nó anh phải tìm kiếm và tự tìm ra những từ thích hợp.

    Thậm chí anh còn không nhớ nổi họ đã quen nhau thế nào, chắc là bà đã đi chơi cùng một nhóm bạn sinh viên, nhưng anh vẫn còn nhớ rất rõ cái quán bar Praha kín đáo nơi họ hẹn hò nhau lần đầu tiên: anh ngồi đối diện bà ở một bàn kín căng vải nhung đỏ, anh bối rối và im lặng, nhưng cùng lúc thực sự say vì những dấu hiệu tinh tế mà bà sử dụng để làm anh hiểu được là bà thích anh. Anh cố tưởng tượng (mà không dám hy vọng biến giấc mơ đó thành hiện thực) bà sẽ thế nào nếu anh hôn bà, cởi quần áo bà và làm tình với bà, nhưng anh không thể. Đúng, thật là lạ: hàng nghìn lần anh cố tưởng tượng bà trong cảnh yêu đương xác thịt nhưng không nổi: khuôn mặt bà tiếp tục nhìn anh với nụ cười bình thản và dịu dàng và anh không thể nào (ngay cả khi cố gắng hình dung đến đâu) nhìn thấy ở đó cái nhăn mặt khoái cảm tình dục của bà. Bà thoát hẳn khỏi tưởng tượng của anh.

    Cái tình huống đó sẽ không bao giờ lặp lại trong đời anh: anh đã vấp phải cái không thể tưởng tượng. Anh vừa sống qua cái giai đoạn quá ngắn ngủi của cuộc đời (giai đoạn thần thánh) nơi trí tưởng tượng vẫn chưa được kinh nghiệm trợ sức, chưa trở thành thói quen, nơi người ta hiểu biết quá ít ỏi, đến nỗi cái không thể tưởng tượng vẫn còn tồn tại; và nếu cái không thể tưởng tượng chuẩn bị biến thành hiện thực (mà không qua trung gian là cái có thể tưởng tượng, không có nhịp cầu nối của các hình ảnh), thì người ta sợ hãi và chóng mặt. Và quả thực, anh bị chóng mặt khi, sau nhiều cuộc gặp không đi được đến đâu, bà hỏi anh chi tiết và với vẻ rất tò mò về căn phòng sinh viên mà anh có trong ký túc xá và gần như bắt anh phải mời bà đến đó.

    Căn phòng trong khu ký túc xá mà anh ở cùng với một người bạn, người sau một ly rhum không mất tiền hứa sẽ không về nhà trước nửa đêm hôm đó, không giống gì với căn hộ ngày hôm nay: hai chiếc giường sắt, hai chiếc ghế, một cái tủ, một ngọn đèn tuýp chói mắt không có chụp, một sự bừa bãi kinh người. Anh dọn dẹp phòng và vào lúc bảy giờ (bà luôn rất đúng giờ, đó là một trong những nhân tố tạo nên sự thanh lịch nơi bà) bà gõ cửa. Khi đó là tháng Chín và bóng tối đã bắt đầu buông xuống. Họ ngồi ở rìa chiếc giường sắt và hôn nhau. Sau đó trời mỗi lúc một tối thêm và anh không muốn bật đèn, bởi vì anh sung sướng khi họ không thể nhìn thấy mặt nhau thế này và hy vọng bóng tối sẽ làm giảm bớt sự ngượng ngùng mà chắc chắn anh sẽ cảm thấy khi phải cởi quần áo trước mặt bà. (Nếu anh có biết ít nhiều về việc cởi xuchiêng phụ nữ, thì anh cũng vẫn sẽ ngượng ngùng cởi quần áo thật nhanh trước mặt họ.) Nhưng lần này, anh do dự rất lâu trước khi cởi chiếc cúc đầu tiên chiếc áo blouse của bà (anh tự nhủ cái hành động đầu tiên của việc cởi quần áo phải là một cử chỉ thanh nhã và tinh tế mà chỉ những người đàn ông có kinh nghiệm mới biết và anh sợ bà đoán được sự thiếu kinh nghiệm của anh), đến mức bà phải đứng lên và mỉm cười hỏi anh: "Có lẽ là để tôi cởi cái mai rùa này ra thì tốt hơn nhỉ?…”, và bà bắt đầu tự cởi quần áo; nhưng trời tối đen và anh chỉ nhìn thấy bóng những động tác của bà. Anh vội vã cởi quần áo và chỉ cảm thấy một sự đảm bảo nào đó khi họ đã bắt đầu làm tình (nhờ vào sự kiên nhẫn mà bà làm gương). Anh ngắm nhìn khuôn mặt bà, nhưng trong bóng tối, vẻ mặt đó bị vuột đi, thậm chí anh còn không sao nhìn rõ các đường nét. Anh tiếc là đã không bật đèn, nhưng cũng thấy không thể nào đứng lên đi về phía cửa để bật công tắc; thế nên anh tiếp tục làm hại đôi mắt của mình một cách vô ích: anh không nhận ra bà; anh có cảm giác đang làm tình với một người khác; một nhân vật hư cấu, trừu tượng, không còn cá nhân tính.

    Tiếp đó bà ngồi lên người anh (và ngay cả khi đó, anh cũng chỉ nhìn thấy cái bóng của bà) và, trong lúc uốn lượn thân hình, bà nói điều gì đó giọng nghẹt lại, thì thầm, anh không thể chắc bà nói điều đó cho anh hay nói với chính mình. Anh không nghe rõ lời bà nói và hỏi bà nói gì. Bà tiếp tục thì thầm, và ngay cả khi anh ôm lấy bà sát vào người anh cũng không hiểu bà nói gì.

    8
    Bà lắng nghe chủ nhà nói và mỗi lúc một nhớ lại rõ hơn những chi tiết mà bà đã quên từ lâu nay: chẳng hạn, bộ quần áo màu xanh nhạt bằng vải nhẹ mùa hè, khi mặc bà giống với một thiên thần vô hình, anh nói (đúng, bà đã nhớ ra bộ quần áo đó), hay cái lược đồi mồi to bà gài trong tóc, anh nói, khiến bà mang một vẻ quý phái quá thời của một bà lớn, hay thói quen của bà, tại quán bar mà họ hay gặp nhau, gọi một cốc trà rhum (tội lỗi duy nhất dính dáng đến chất có cồn của bà), và tất cả những cái đó khiến bà thoát được, một cách dễ chịu, khỏi cái nghĩa trang, khỏi ngôi mộ biến mất, cách xa đôi chân đau nhức, xa nhà văn hóa, xa cái nhìn không bằng lòng của đứa con trai. A, bà nghĩ, cứ như hiện tại thật là thoải mái, mình đã sống không uổng phí nếu một phần tuổi trẻ của mình vẫn tiếp tục sống trong ký ức của con người này; và sau đó bà tự nhủ đó là một lời khẳng định thêm nữa cho niềm tin của bà: mọi giá trị của con người đều nằm ở cái khả năng vượt qua, ở bên ngoài mình, được là người khác và tồn tại cho người khác.

    Bà lắng nghe anh và không phản đối khi thỉnh thoảng anh vuốt ve tay bà; cử chỉ này rất thích hợp với bầu không khí thân tình của cuộc trò chuyện và anh đã tạo ra một sự mờ ảo thú vị bối rối (cử chỉ đó muốn nhằm đến ai? đến người đàn bà mà anh đang nói đến hay đến người đàn bà mà anh đang nói với?); mặt khác, bà thích người đàn ông đang vuốt ve tay bà này; thậm chí bà còn tự nhủ bà còn thích anh hơn chàng thanh niên của mười lăm năm trước, mà sự vụng về, nếu bà còn nhớ, gây thật nhiều khó chịu.

    Khi chuyện đến đoạn cái bóng linh động của bà đang nằm ở trên người anh, và đến khi anh cố công hiểu lời bà nói mà không được, anh im lặng một lúc, và bà (một cách ngây thơ, như thể anh đã biết những lời đó và như thể anh muốn, sau nhiều năm đến vậy, nhắc lại cho bà như một bí mật bị lãng quên), dịu dàng hỏi anh: "Thế tôi đã nói gì?”

    9
    "Tôi không biết”, anh trả lời. Quả là anh không biết thật; khi đó bà đã không chỉ vuột ra khỏi tưởng tượng của anh mà còn ra cả khỏi nhận thức của anh; với đôi mắt cũng như với đôi tai của anh. Khi anh bật đèn trong căn phòng nhỏ ở ký túc xá, bà đã mặc lại quần áo, tất cả trên người bà lại mượt bà, chói sáng, hoàn hảo, và anh tìm kiếm một cách vô vọng mối dây liên hệ giữa khuôn mặt đó và khuôn mặt mà anh đã tìm cách đoán trong bóng tối một lúc trước. Tối đó khi họ vẫn chưa tạm biệt nhau, anh đã kiếm tìm trong ký ức: anh cố tưởng tượng khuôn mặt của bà (chìm trong bóng tối) và cơ thể bà (chìm trong bóng tối) một lúc trước, trong cuộc làm tình. Vô vọng; bà luôn vuột khỏi sự tưởng tượng của anh.

    Anh tự hứa là lần tới sẽ làm tình trong ánh sáng. Nhưng không có lần sau. Bà khéo léo và lịch sự tránh mặt anh, và anh rơi vào nghi ngờ và tuyệt vọng: có thể là họ đã làm tình, nhưng anh cũng biết điều đó không thể đến mức nào, ngay từ trước đó, và anh xấu hổ vì điều đó; anh cảm thấy bị kết án, bởi vì bà đã tránh mặt anh, và anh không dám nằn nì đòi gặp bà.

    "Nói cho tôi đi, tại sao hồi đó chị lại tránh mặt tôi?”

    "Tôi xin anh, - bà dịu dàng nói. - Chuyện xảy ra lâu lắm rồi. Tôi có thể biết được gì nào?”, và, vì anh cứ cố hỏi, bà nói: "Không nên lúc nào cũng ngoái nhìn quá khứ như thế. Chỉ cái thời gian nghĩ về nó một cách không cố ý đã là quá đủ rồi!” Bà nói điều đó để anh thôi không nằn nì (và câu cuối cùng đó được nói ra với một tiếng thở dài nhẹ chắc hẳn dẫn bà quay trở lại cái nghĩa trang). Nhưng anh lại nhìn nhận lời tuyên bố của bà theo cách khác: như là nó được dành để đột nhiên và cố ý làm anh hiểu ra (một việc hiển nhiên) rằng không hề có hai người đàn bà (người của hôm nay và người của ngày xưa), mà chỉ có một và chỉ một người đàn bà, người đã vuột khỏi anh mười lăm năm trước, giờ đây đang ở đây, ở trong tầm tay của anh.

    "Chị có lý, hiện tại quan trọng hơn”, anh nói, vẻ đầy ý nghĩa, và khi nói xong anh nhìn thật chăm chú khuôn mặt tươi cười của bà, với cặp môi hé mở để lộ hàm răng; lúc đó, một kỷ niệm chợt trở lại trong tâm trí anh: tối hôm đó, trong căn phòng nhỏ ở ký túc xá, bà đã cầm lấy những ngón tay anh và cho vào miệng mình, bà đã cắn thật mạnh, đến mức làm anh đau, và trong suốt thời gian đó, anh dò dẫm phía bên trong miệng bà, và anh vẫn còn nhớ điều đó một cách rõ ràng; một mặt, bà bị mất vài cái răng ở phía trong (khi đó, phát hiện đó không làm anh thấy kinh tởm; ngược lại, cái khiếm khuyết nhỏ bé đó hòa hợp với tuổi tác của người tình của anh, cái tuổi hấp dẫn anh và làm anh phấn khích). Nhưng giờ đây, khi nhìn vào khoảng giữa hàm răng và khóe miệng, anh có thể nhận ra là những cái răng quá trắng và không thiếu cái nào, và anh tức tối vì điều đó: một lần nữa, hai hình ảnh tách rời khỏi nhau, nhưng anh không muốn chấp nhận nó, anh muốn nhập chúng lại, bằng sức mạnh và bằng bạo lực, và anh nói: "Chị thực sự không muốn một ly cognac à?”, và vì bà vẫn từ chối, cùng với một nụ cười duyên dáng và đôi lông mày hơi nhướng lên, anh đi ra đằng sau tường, rút chai cognac ra, ngửa nó vào miệng và uống thật nhanh. Sau đó, tự nhủ mình rất dễ bị phát hiện điều vừa làm lén lút thông qua hơi thở, anh cầm hai cái cốc cùng với chai rượu và mang vào phòng. Bà lại lắc đầu. "Chí ít thì cũng uống một cách tượng trưng đi”, anh nói và rót rượu vào hai cốc. Anh chạm ly với bà: "Để tôi chỉ còn nói về chị ở thời hiện tại!” Anh uống cạn cốc của mình, bà nhấm ướt môi, anh ngồi xuống bên cạnh bà, trên tay nắm ghế phôtơi và cầm lấy tay bà.

    10
    Bà không hề nghi ngờ, khi nhận lời mời đi cùng anh về nhà, rằng một chuyện như thế có thể xảy ra, và đột nhiên bà thấy sợ; vì chuyện đó xảy ra trước khi bà kịp có thời gian chuẩn bị (cái trạng thái chuẩn bị thường xuyên mà người đàn bà trưởng thành nào cũng có, bà đã đánh mất từ lâu); (người ta có thể nhìn thấy trong sự sợ hãi ấy điều gì đó chung với nỗi sợ của đứa bé gái vừa hôn lần đầu, bởi nếu đứa bé gái chưa được chuẩn bị và nếu bà, người khách, không còn được chuẩn bị, cái "không còn” và "chưa” này gắn bó một cách bí ẩn như tuổi già gắn bó với tuổi thơ). Sau đó, anh đưa bà đến ngồi lên đivăng, ôm lấy bà, vuốt ve khắp người bà, và bà cảm thấy mềm nhũn ra trong vòng tay anh (đúng, mềm nhũn: bởi vì cơ thể bà đã từ lâu mất đi cái cảm giác thống trị, cái cung cấp cho các cơ cái nhịp điệu của những co thắt và thả lỏng và hành động của hàng trăm cử động tinh tế.)

    Nhưng nỗi sợ hãi của thời điểm đầu tiên nhanh chóng biến mất dưới những vuốt ve, và bà, dù không còn là một người đàn bà trưởng thành ngày xưa, giờ đây đang quay cuồng với vận tốc chóng mặt trong cái con người đã mất đi đó, trong sự tinh tế, trong ý thức của nó, bà tìm thấy lại cái đảm bảo của người tình đầy kinh nghiệm ngày xưa, và vì không cảm thấy cái đó từ lâu nay, giờ đây bà cảm nhận nó mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong quá khứ; cơ thể bà chỉ mới lúc trước còn kinh ngạc, sợ hãi, bị động và mềm nhũn, giờ đây sống lại, đáp lại bằng những vuốt ve của chính mình, và bà cảm thấy độ chính xác và độ hiểu biết của những vuốt ve đó và điều này khiến bà thấy hạnh phúc đầy tràn; những vuốt ve đó, cái cách mà bà áp khuôn mặt lên cơ thể anh, những cử động tinh tế qua đó nửa trên người bà đáp lại cái ôm siết, tất cả những cái đó bà đã tìm thấy lại không phải giống như một điều đã học được, một điều gì đó mà bà biết và giờ đây thực hiện với sự thỏa mãn lạnh lùng, mà giống như cái gì đó thuộc về bà một cách bản chất, với nó bà tan biến vào cơn say và sự nồng nàn, như thể bà tìm thấy lại được cái lục địa thân thiết (a, cái lục địa của cái đẹp!), mà bà đã từng bị cấm và giờ đây đang trang trọng quay về.

    Lúc này, con trai bà ở rất xa; khi người chủ nhà ôm lấy bà, bà còn nhìn thấy anh đang trách móc bà ở một góc ý nghĩ, nhưng anh đã biến mất thật nhanh, và giờ đây, cách xa hàng trăm dặm, chỉ còn lại một mình bà và người đàn ông đang vuốt ve và ôm bà. Nhưng khi anh đặt miệng mình lên miệng bà, thử dùng lưỡi cạy môi bà ra, thì tất cả chợt thay đổi: bà quay trở về với thực tế. Bà cắn chặt răng (bà cảm thấy hàm răng giả của mình đang dính chặt vào vòm miệng, và có cảm giác nó ở đầy trong miệng mình), rồi nhẹ nhàng đẩy anh ra. "Không. Thật đấy. Tôi xin anh. Không được đâu.”

    Và vì anh cứ cố, bà bèn nắm lấy cổ tay anh và nhắc lại là mình từ chối; rồi bà nói (bà nói khó nhọc, nhưng biết là phải nói nếu muốn anh nghe lời) rằng đã quá muộn để có thể làm tình; bà nhắc anh bà đã bao nhiêu tuổi; bà nói nếu họ làm tình, anh sẽ chỉ cảm thấy chán ngán, và bà sẽ thấy tuyệt vọng, bởi vì những gì anh đã nói về cuộc phiêu lưu của họ trước kia đẹp và quan trọng vô cùng đối với bà; cơ thể bà không bất tử và đang tan rã dần, nhưng giờ đây bà đã biết một phần của nó còn lại một cái gì đó phi vật chất, một cái gì đó giống với một tia sáng tiếp tục chói sáng cả sau khi ngôi sao đã tàn lụi; và bà có già đi cũng không quan trọng gì nếu tuổi trẻ của bà vẫn còn nguyên vẹn ở trong một người khác. "Anh đã xây dựng cho tôi một công trình trong ký ức của anh. Chúng ta sẽ không thể để nó bị phá hủy. Hãy hiểu tôi, - bà nói để tự biện hộ. - Anh không có quyền, anh không có quyền làm thế.”

    11
    Anh đảm bảo với bà rằng bà vẫn luôn đẹp, rằng trên thực tế không có gì thay đổi, rằng họ vẫn luôn như thế, nhưng anh biết là mình đang nói dối và bà có lý: anh biết quá rõ sự nhạy cảm thái quá của mình đối với những thứ thuộc về vật chất, sự kinh tởm mỗi năm một hằn thêm lên, mà anh cảm thấy đối với các khiếm khuyết ở cơ thể phụ nữ, và cái đó mấy năm gần đây đã lôi kéo anh đến với những người phụ nữ ngày càng trẻ hơn, và anh đã cay đắng nhận ra là họ ngày càng trống rỗng và ngu ngốc hơn; đúng, anh không thể tìm thấy ở đó một nghi ngờ nào cho vấn đề: nếu anh thuyết phục được bà làm tình, thì khi xong anh sẽ thấy chán ngán, và nỗi chán ngán đó sẽ chỉ có thể làm vấy bẩn không chỉ giây phút hiện tại mà còn cả hình ảnh người đàn bà yêu quý từ lâu nay, cái hình ảnh mà anh lưu giữ trong ký ức như một thứ đồ trang sức.

    Anh biết tất cả những điều đó, nhưng tất cả những điều đó chỉ là những ý nghĩ, và những ý nghĩ không thể làm gì để chống lại ham muốn, cái chỉ biết duy nhất có một điều: người đàn bà mà tính bất khả với tới và bất khả nắm bắt đã hành hạ anh từ suốt mười lăm năm nay, người đàn bà đó giờ đang có ở đây; cuối cùng anh sẽ có thể được nhìn ngắm bà trong ánh sáng, cuối cùng anh sẽ có thể, trong cơ thể bà ngày hôm nay, giải mã được cái cơ thể ngày xưa, trong khuôn mặt ngày hôm nay giải mã khuôn mặt ngày xưa. Cuối cùng anh sẽ có thể khám phá ra cái cử chỉ tình ái không thể tưởng tượng của bà, cái cực khoái tình ái không thể tưởng tượng của bà.

    Anh ôm choàng lấy vai bà và nhìn vào mắt bà: "Đừng chống cự. Không việc gì phải chống cự đâu.”

    12
    Nhưng bà lắc đầu, bởi vì bà biết chống cự lại anh hoàn toàn không phải là điều gì đó phi lý, bà biết đàn ông và thái độ của họ đối với cơ thể phụ nữ, bà biết trong tình yêu ngay cả thứ duy tâm chủ nghĩa hăng hái nhất cũng không thể tước mất cái quyền lực khủng khiếp khỏi bề mặt một cơ thể; chắc chắn, bà vẫn còn một dáng hình khá ngon mắt, vẫn giữ được những tỉ lệ ngày xưa, và bà vẫn còn vẻ rất trẻ, nhất là khi bà ăn mặc đẹp, nhưng bà biết khi bỏ áo quần mình sẽ để lộ ra những nếp nhăn ở cổ và sẽ để lộ vết sẹo dài, kết quả của một phẫu thuật dạ dày mà bà phải trải qua mười năm trước.

    Và, càng ý thức được vẻ ngoài hiện nay của mình, mà một lúc trước bà đã quên được, những sợ hãi của buổi sáng đã leo từ tận dưới phố lên cửa sổ của căn hộ (mà bà đã tưởng đủ cao để giúp bà tránh được cuộc đời mình), chúng choán đầy căn phòng, ngồi lên những bức tranh chép lồng khung, lên chiếc ghế phôtơi, lên chiếc bàn, lên tách cà phê không, và khuôn mặt người con trai đi liền theo đó; ngay khi nhìn thấy anh, bà đỏ mặt và tìm chỗ trú ẩn đâu đó ở tận sâu trong người mình: điên rồ như bà, đã nhiều lần bà suýt chệch ra khỏi con đường mà anh đã vạch cho bà và cho đến lúc này bà vẫn vừa mỉm cười vừa nói những câu say mê vừa tiến bước trên con đường đó; bà những muốn (dù chỉ trong một lúc ngắn ngủi) chạy trốn và giờ đây bà phải ngoan ngoãn đi tiếp con đường của mình và nhận ra rằng đó là con đường duy nhất hợp với mình. Khuôn mặt người con trai châm biếm đến mức mà bà cảm thấy, trong nỗi ngượng ngùng của mình, ngày càng trở nên bé nhỏ trước anh, đến mức chỉ còn duy nhất, tột cùng của nỗi nhục nhã, cái vết sẹo phía ngoài dạ dày.

    Người chủ nhà ôm lấy vai bà và nhắc lại: "Không cần gì phải chống cự đâu”, và bà lắc đầu, nhưng một cách hoàn toàn máy móc, bởi vì đôi mắt bà không còn nhìn thấy khuôn mặt người chủ nhà, mà thay vì đó là khuôn mặt đứa con trai kẻ thù mà bà càng căm ghét hơn khi cảm thấy mình nhỏ bé đi và thêm phần nhục nhã. Bà nghe tiếng anh đang trách cứ bà về chuyện ngôi mộ biến mất, và, từ trí nhớ hỗn loạn của bà, đi ngược lại mọi lôgic, chợt hiện lên câu nói mà bà giận dữ ném vào mặt anh: Người chết cũ phải nhường chỗ cho người chết mới, con trai bé bỏng ạ!

    13
    Anh không thể nghi ngờ chút nào rằng chuyện đó sẽ kết thúc bằng sự chán ngán, vì vào lúc này, ngay chỉ nhìn bà (cái nhìn thăm dò và thấu suốt) đã không tránh được chán ngán, nhưng thật lạ, anh không thấy phiền vì điều đó, điều đó kích thích anh và thúc đẩy anh, như thể anh thích muốn có sự chán ngán đó: trong anh cái ham muốn giao hợp xích lại gần với cái ham muốn sự chán ngán; ham muốn được làm vấy bẩn cái bí mật mới được giải mã hòa trộn với cái ham muốn đọc được trên cơ thể bà điều mà anh đã không biết trong suốt một khoảng thời gian dài đến thế.

    Niềm ham mê đó đến từ đâu? Dù có ý thức hay không, anh đang đứng trước một cơ hội duy nhất: người khách của anh là hiện thân của tất cả những gì mà anh không có, tất cả những gì vuột khỏi tay anh, tất cả những gì anh thiếu, tất cả những gì mà sự vắng mặt khiến tuổi tác với những sợi tóc bắt đầu rụng và cái bản kiểm kê nghèo nàn trở nên không thể chịu đựng được; và anh, dù có ý thức rõ ràng nhất về điều đó hay chỉ nghi ngờ một cách mơ hồ, giờ đây anh đã có thể coi khinh tất cả những niềm vui từng từ chối anh đó (và những màu sắc chói khiến đời anh trở nên vô vị một cách đáng buồn như thế), anh có thể phát hiện là chúng hài hước, là chúng chỉ có vẻ ngoài và mất giá, chúng chỉ là bụi bay qua, anh có thể trả thù được chúng, làm nhục chúng, phá tan chúng.

    "Đừng chống cự”, anh nhắc lại, cố hết sức kéo bà về phía mình.

    14
    Trước mắt bà vẫn luôn có những đường nét nhạo báng của đứa con trai và khi người chủ nhà kéo mạnh bà về phía anh, bà nói: "Xin anh đấy, thả tôi ra một giây đi”, và bà thoát ra khỏi anh; quả thật bà sợ cắt đứt sợi dây nối các ý nghĩ của mình: những người chết cũ phải nhường chỗ cho những người chết mới và các công trình không dùng để làm gì cả, ngay cả cái công trình ở trong ký ức mà người đàn ông giờ đang ở bên cạnh bà đã thờ phụng trong suốt mười lăm năm cũng không dùng để làm gì cả, tất cả các công trình đều không để làm gì cả, không để làm gì cả. Đó là điều bà nói với con trai mình trong ý nghĩ, và bà hài lòng hả hê nhìn khuôn mặt anh đang nhăn nhúm lại và hét lên với bà: "Mẹ chưa bao giờ nói thế!” Bà biết rõ điều đó, bà chưa bao giờ nói như thế, nhưng thời điểm này tràn đầy một ánh sáng, khiến cho mọi thứ trở nên sáng rõ một cách hoàn hảo:

    Bà không có lý do nào để coi các công trình đó có vị trí cao hơn cuộc đời; công trình của chính bà giờ đây chỉ còn là một lẽ sống: bây giờ bà có thể lạm dụng nó, để làm điều gì đó tốt cho cơ thể bị khinh miệt của mình; bởi bà thích người đàn ông ngồi bên cạnh bà, anh ta còn trẻ và có khả năng (thậm chí gần như chắc chắn) là người đàn ông cuối cùng mà bà thích và có thể có được, và chỉ điều đó thôi cũng đã có nghĩa lắm rồi; nếu sau đó anh thấy chán ngán và làm sụp đổ cái công trình của chính bà trong anh ta, thì bà cũng mặc kệ, bởi vì cái công trình đó nằm bên ngoài bà, cũng như cái ý nghĩ và ký ức của người đàn ông này cũng nằm bên ngoài bà, và những gì nằm bên ngoài sẽ không có ý nghĩa gì hết. "Mẹ chưa bao giờ nói thế!” Bà nghe thấy câu nói của con trai mình, nhưng không còn để ý nữa. Bà mỉm cười.

    "Anh có lý, tại sao tôi lại chống cự nhỉ?” bà dịu dàng nói và đứng lên. Rồi bà chầm chậm cởi bỏ chiếc váy. Bóng tối còn lâu mới đổ xuống. Lần này, căn phòng rất sáng.


    Cao Việt Dũng dịch từ tiếng Pháp Que les vieux morts cèdent la place aux jeunes morts
    Last edited by giavui; 09-20-2014 at 06:58 PM.

  2. #2
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    Hồi 88

    Ủ MỘNG XUÂN TÌNH
    Ngã xuống nền học đường rồi, Hoàng Lỗ Trực còn nói được một câu cuối cùng, trước khi hôn mê.

    Lão nói, thấp giọng, song Hồ Thiết Hoa nghe rất rõ.

    Lão buông từng tiếng một:

    - Lão phu không lầm các hạ! Bị Hùng Nương Tử hạ thuốc mê, lão ngã xuống, thế mà lão còn nói được câu đó! Kỳ quái thật! Hùng Nương Tử khóc.

    Lão nhìn Hoàng Lỗ Trực qua màn lệ, khóc một lúc, lão quý xuống lạy Hoàng Lỗ Trực ba lạy, rồi cởi chiếc áo ngoài, choàng lên mình Hoàng Lỗ Trực.

    Làm cái việc đó, lão rung tay thấy rõ.

    Rồi lão rung rung giọng thốt:

    - Lão phu không xứng đáng với các hạ! Một câu nói ngắn, gồm mấy tiếng, hàm sức bao nhiêu ưu uất, bị thương, thống khổ, người nghe chẳng tránh khỏi mủi lòng! Bỗng, lão đứng lên chạy bay ra ngoài! Hồ Thiết Hoa vuốt chót mũi lẩm nhẩm:

    - Lão có ý tứ gì thế?

    Sở Lưu Hương thở dài:

    - Lão muốn vào Thần Thuỷ Cung, vô luận con gái lão còn sống hay chết, lão phải vào đó, thấy mặt lần cuối cùng. Nhưng lão biết Hoàng Lỗ Trực chẳng bao giờ để cho lão đi! Hồ Thiết Hoa gật đầu:

    - Bởi biết rõ, lão vào đó là phải chết tại đó, Hoàng Lỗ Trực không nỡ nhìn thấy lão dấn thân vào cảnh chết! Sở Lưu Hương trầm buồn tiếp:

    đúng vậy! cho nên, ta muốn theo dấu lão vào cung. Phần ngươi ở lại chiếu cố Đái và Hoàng nhị vị tiền bối.

    Thốt xong, chàng vọt đi liền.

    Xa xa, chàng dặn với lại:

    đừng quên! Còn Tô Dung Dung nữa nhé! Hồ Thiết Hoa lẩm nhẩm:

    - Thì ra, Hùng Nương Tử quả cải tà quy chánh! Lão không ác ý đối với Đái Độc Hành và Hoàng Lỗ Trực! Ta nghi oan cho lão! nếu lúc đó ta vào ngay, đánh chết lão rồi thì lão hẳn phải mang niềm oan về âm cảnh, mà ta lại đắc ý một cách đáng trách, bởi hành động sai lầm! Y rùn mình, như vừa thoát một tai nạn lớn! Đúng như vậy, bởi có gì tai hai hơn là giết oan một mạng người.

    Mồ hôi đổ ra đẫm ướt y phục y! Theo dõi Hùng Nương Tử, nào phải là việc dễ dàng? Lão ta giỏi thuật khinh công, bình sanh luôn cẩn thận bởi lúc nào cũng có kẻ thủ bám sát, chực chờ hạ thủ! Thành ra, tinh thần cảnh giác lên cao, trước khi đi, trước khi đến, lão để ý mọi động tĩnh chung quanh, đang đi lão cũng đề phòng.

    Giữ cho lão không phát hiện được sự theo dõi, trên đời này ngoài Sở Lưu Hương ra, còn ai làm nổi?

    Sở Lưu Hương, ngoài thuật khinh công siêu đẳng, còn có đôi mắt sáng hơn sao, nhờ thế chàng không cần phải theo gần lão.

    Không theo gần lão thì dễ tránh né sự chú ý của lão.

    Nhưng, kỳ quái thay, lão không chạy về phía núi, mà lại trở vào thành.

    Trong phút giây, Sở Lưu Hương nghĩ là mình đoán lầm. Tuy nhiên, chàng không thể bỏ cuộc, âm thầm chạy theo, xem lão vào thành làm gì.

    Lão đến thẳng ngôi khách sạn của lão trọ, vào phòng.

    Sở Lưu Hương muốn về khách sạn của chàng, thăm qua Tô Dung Dung, song lại sợ mất hút lão, đành thôi.

    Không lâu lắm, lão trở ra, tay có cầm một chiếc bao da, màu đỏ.

    Lão trở lại đây, chỉ để lấy chiếc bao đó thôi, chứ chẳng làm gì khác.

    Chiếc bao đó đựng những vật gì? vào Thần Thuỷ Cung, lão cần phải mang nó theo sao?

    Lần này, Hùng Nương Tử rời khách sạn, chạy thẳng đến núi.

    Đến chân núi, lão không lên liền, mà lại chạy vòng vòng một lúc, đột nhiên lão dừng chân tại một chỗ hoang vắng, nhình quanh quẩn, rồi nhảy ngang qua ngọn suối, tiến sâu vào cánh rừng rậm.

    Tàng cây, nhánh móc, cỏ gai, cỏ giây chẳng chịt, chạy trong đó rất khó khăn, người trước khó khăn đã đành, người sau còn khó khăn hơn, bởi sợ người trước phát hiện.

    Khu rừng rậm như không có lối, mà Hùng Nương Tử không cần nhận định phương hướng, cứ vẹt cỏ, xô cành lướt tới như thường.

    Nếu không thường lai vãng tới đây, làm sao lão có thể ngang nhiên xông xáo! Đi như thế một lúc lâu, Sở Lưu Hương nghe có tiếng suối chảy đâu đây.

    Lúc đó, Hùng Nương Tử đã vào trong một hang động rồi. Đêm lại tàn, sao trời đã thưa, ánh sáng mờ mờ. Trời sắp sáng.

    Nghe tiếng suối, Sở Lưu Hương mừng, nhới lại lời Tô Dung Dung đã nói, chàng biết là con suối đưa vào khu chánh Thần Thuỷ Cung.

    Song chàng hết sức lo sợ, vì trời sắp sáng rồi, chàng làm sao tiếp tục vào sâu mà không bị người trong cung phát giác?

    Cửa động ở phía trên, sau một tảng đá lớn.

    Sở Lưu Hương nhìn quanh quẩn, thấy có một phiến đá, chàng liền bước đến nép mình sau phiến đá đó.

    Bên trên cửa động, có tiếng lách cách, leng keng, tiếng kim khí chạm vào đá.

    Chừng như Hùng Nương Tử lấy những vật bằng kim khí đánh vô đá.

    Như vậy, lão còn ở tại cửa động, chứ chưa vào sâu.

    Lâu lắm, Sở Lưu Hương lại nghe tiếng nước bì bõm, róc rách rồi có tiếng thở dài, lại có tiếng chân chạy đi.

    Thoạt đầu, Sở Lưu Hương chẳng rõ Hùng Nương Tử làm gì trên đó mà chưa vào đọng.

    Sau cùng, chàng nghĩ ra, lão không dám vào động lúc ban ngày, và lão đang tìm chỗ nấp, chờ đêm xuống, do đó làm gây nên mấy tiếng động.

    Chắc chắn là lão có mang vật thực theo trong chiếc bao đen.

    Chờ đợi hơn một ngày, tại nơi đây, có nhiều hiểm nguy. Kể ra cũng là một việc liều. Song không chờ thì lão còn làm gì hơn được?

    Lão chờ, Sở Lưu Hương cũng phải chờ.

    Lão có thức ăn, còn đỡ khổ, chàng phải nhịn đói, lại vừa lo sợ người trong cung phát hiện, lão phát hiện, thế mới khổ hơn.

    Chàng tìm chỗ kín đáo nằm nghĩ, buồn ngủ lắm song chẳng dám nhắm mắt, tai luôn luôn nghe ngóng động tĩnh bốn phía! Chàng nghĩ, nếu Hùng Nương Tử nóng nảy, không đợi được đến lúc đêm xuống, mà xông vào, chàng không hay kịp thì uổng phí công lao theo dõi đến đây! Mất cơ hội này, chàng cầm như không còn hy vọng gặp lại một cơ hội khác.

    Chàng cũng thích mạo hiểm lắm, song chàng chẳng hề làm một việc phi lý, vô công nông nổi.

    Đợi, là một cái khổ rồi, đợi mà chịu đói, lại càng khổ nữa.

    Có vũ công như Sở Lưu Hương, tự nhiên chàng thừa sức chịu cái đói trong một khoảng thời gian, dài hơn cái khoảng người thường chịu đựng nổi.

    Song dù sao, tinh thần cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

    Cho nên, chàng tìm cách quên cái đói, muốn quên, chàng không nghĩ đến nói, chàng nghĩ đến những việc khác.

    Chàng hồi ức lại những việc xa xưa, xa từ thời thơ ấu, thời vô tư lự nhất của đời người.

    Thời thơ ấu là thời vàng son, những kỷ niệm vui nhièu buồn ít, nếu không nói là hầu như không buồn... Nhiều hình bóng hiện lên, hình bóng Cơ Băng Nhạn, Hồ Thiết Hoa... Rồi chàng nhớ đến Nhất Điểm Hồng, Khúc Vô Dung... Nhớ đến Hồ Thiết Hoa, chàng cười, nhớ đến Nhất Điểm Hồng, Khúc Vô Dung, chàng thở dài! Chàng thầm hỏi hiện nay cả hai ở phương trời nào? Họ còn sum họp hay mỗi người một ngả?

    Nhất Điểm Hồng đã ly khai tập đoàn thích khách hay vẫn còn ràng buộc trong tổ chức sát nhân thuê đó?

    Chàng miên man nghĩ, quên đói, quên thời gian.

    Chợt chàng ngẩng mặt nhìn trời thấy thái dương đã chếch về tây.

    Còn không bao lâu nữa, đêm lại xuống.

    Sở Lưu Hương uốn lưng, toan đứng lên, làm mấy động tác cho giãn gân cốt, ngờ đâu, lúc đó, mọt bóng người từ trong động bước ra.

    Người đó, không phải là Hùng Nương Tử.

    Bóng đó, dĩ nhiên là một nữ nhân, bóng đó ở đây từ bao lâu rồi? Chẳng lẽ bóng đó có hẹn với Hùng Nương Tử, ở đây chờ lão! Nữ nhân , là một thiếu nữ rất đẹp, vận áo trắng, đứng trên một mộ địa.

    Tóc đen lại bỏ xoả, phản chiếu với màu áo trắng phất phơ, tạo cho nàng một vẻ siêu phàm thoát tục.

    Sở Lưu Hương nhận ra nàng.

    Nàng là Cung Nam Yến.

    Cung Nam Yến đến đây làm gì? nàng đã xuất hiện rồi, Hùng Nương Tử đi đâu, lại chẳng thấy ra mặt! Sở Lưu Hương trông thấy nàng, bất giác giật mình.

    Nhưng nhình kỹ một chút, chàng càng giật mình hơn. Thì ra, chàng làm, thiếu nữ không phải là Cung Nam Yến. Bất quá, nàng giống Cung Nam Yến rất nhiều, cho nên nhìn thoáng qua chàng phải lầm.

    Thần sắc trang phục tất cả nơi nàng đều tố cáo nàng là môn đệ của Thần Thuỷ Cung.

    Dù không trang sức như vậy, dù không có thần sắc thái độ đó hiển nhiên nàng phải là môn đệ của Thần Thuỷ Cung, chứ một thiếu nữ bên ngoài làm sao lọt vào đây được?

    Nhưng đã là đệ tử Thần Thuỷ Cung, nàng đến đây làm gì? không lẽ lòng động này là con đường bí mật đưa đến Thần Thuỷ Cung! Nếu vậy thì Hùng Nương Tử đã theo con đường đó vào cung rồi sao?

    Nghĩ đến điều đó, Sở Lưu Hương hết sức khẩn cấp.

    Giả như chàng nghĩ đúng, thì chẳng hoá ra vất vả theo dõi đến đây, kiên nhẫn nằm chờ tại đây, tất cả công lão cầm như dã tràng lấp biển! Thiếu nữ từ trên mô đá cao buông mình đáp xuống.

    Sở Lưu Hương phải khâm phục thuật khinh công của nàng cao diệu phi thường.

    Thân pháp của nàng lại tuyệt đẹp.

    Nàng cầm nơi tay chiếc bao da đen, bao da của Hùng Nương Tử! Trời! Nàng chính là Hùng Nương Tử hoá thân! Sở Lưu Hương nhếch nụ cười khổ! Bây giờ chàng mới công nhận Hùng Nương Tử quả là tay danh bất hư truyền, thuật cải sửa dung mạo của lão tinh vi không thể tưởng.

    Chỗ kỳ diệu của lão là biến thành nữ nhân rồi, lão không còn một điểm nhỏ tính cách của nam nhân! Hùng Nương Tử xuống đến chân núi đá, đứng đó nhìn quanh quẩn song chưa nhích chân đi đâu.

    Sở Lưu Hương nhìn rõ nơi khéo mắt lão, có mấy đường nhăn, lão đứng xa, còn giống một thiếu nữ, nhưng ở gần, lão có hoá trang khéo cách mấy, cũng không dấu nổi số tuổi đã cao.

    Tuy nhiên Sở Lưu Hương chưa dám quả quyết đó là một khuyết điểm của lão, bởi chẳng rõ lão làm cách nào, làn da tay, da mặt non mịn như da của gái xuân.

    Biết đâu lão không tạo nên những nét đó, với dụng ý gì?

    Muốn hoá trang thành một thiếu nữ đẹp, ít nhất lão cũng phải đẹp, thảo nào thời thanh thiếu lão chẳng nổi tiếng là một mỹ nam tử.

    Cũng vì danh từ mỹ nam tử, lão rất quý sắc diện, đến chiếc nạ lão cũng làm cho đẹp luôn.

    Một nam nhana đẹp hơn nữ nhân, thiết tưởng phải là một sự việc hiếm có! Một nam nhân còn "nữ" hơn chính nữ nhân về ngôn từ, cử động dáng dấo âm thinh lại càng hiếm có.

    Sở Lưu Hương không ngờ lão hoá trang rồi, lại giống Cung Nam Yến như hai giọt nước.

    Nhưng tại sao lão lại hoá trang thành một Cung Nam Yến?

    Giữa lão và Cung Nam Yến có mối tương quan gì?

    Một người nào đó có thể hỏi câu này:

    - Hùng Nương Tử muốn hoá trang thành đệ tử Thần Thuỷ Cung để trà trộn vào cung, thì tại sao lão không giả làm một Cung Nam Yến chứ?

    Nhưng, Sở Lưu Hương nghĩ rằng, kẻ nào hỏ như thế, kẻ đó đúng là một ngốc tử.

    Bởi, giả mạo dù khéo đến đâu, cũng không thay thế được con người mình giả mạo, hơn nữa, nếu có sự chạm mặt nhau thì sao?

    Không ai giả mạo một người để hòng thay thế người đó tại một nơi mà người đó còn có mặt.

    Trừ ra, có một sự thoa? hợp giữa nhau từ trước, và sự thoa? hợp đó làm một hình thức tương quan giữa nhau.

    Cho nên, Sở Lưu Hương tự hỏi, có mối tương quan gì giữa Cung Nam Yến và Hùng Nương Tử, chứ không tìm hiểu tai. sao lão lại giả mạo nàng.

    Hùng Nương Tử đào một lõ dưới chân, bỏ những vật gì vào đó.

    Sở Lưu Hương cứ tưởng là lão chôn luôn chiếc bao da đen. Và chiếc bao đó hẳn chứa những vật dụng cho thuật cải sửa dung mạo.

    Nhưng lão chỉ chôn vật, còn chiếc bao lão vẫn giử nơi tay.

    Lão lưu chiếc bao lại để làm gì? Sở Lưu Hương lấy làm lạ vô cùng.

    Thái dương đã ngả hẳn về tây, nắng chiều chưa tắt.

    Hùng Nương Tử ngẩng mặt nhìn trời, rồi tử từ bước tới.

    Chừng như lão khẩn cấp hơn Sở Lưu Hương nhiều, cho nên lão không thể đợi đêm xuống.

    Sở Lưu Hương chờ cho lão khuất mình ở khúc quanh cấp tốc theo liền.

    Ngờ đâu, chàng đến khúc quanh nhìn ra không thấy Hùng Nương Tử đâu nữa.

    Trước mắt chàng kể như tuyệt lộ, hai bên lại là vách đứng trơn bóng, chỗ chàng dừng chân giống như chiếc hộp.

    Hùng Nương Tử vào trong hộp đó, rồi đi đâu, chẳng lẽ lão có thuật tàng hình?

    Dù có cánh, cũng không bay khỏi nơi đó.

    Không lẽ lão chu xuống đất?

    Qua giây phút sửng sốt, Sở Lưu Hương bắt đầu truy cứu, không lâu lắm, chàng phát hiện ra một khe hở giữa các vách đá trước mặt và vách bên tả.

    Chỗ đó, là nơi giáp mối của hai vách chiếc hộp, khe hở rộng hơn thước, bên trong cỏ mọc chằng chịt.

    Không ai tương tượng được cái khe hở giữa hai vách đá đó lại là một con đường bí mật.

    Nếu Sở Lưu Hương không nhận ra Hùng Nương Tử vào đó rồi mất dạng, chắc chắn là chàng phải cho lão trở lại rồi.

    Vả lại, chẳng còn một khe hở nào nữa ở ba phía vách.

    Như vậy, Hùng Nương Tử không vào con đường bí mật đó thì còn đi đâu?

    Điều đó xác nhận hùng hồn khe hở là một con đường bí mật! Chừng như có tiếng nước róc rách trong đó! Sở Lưu Hương cúi sát mình đi tới, gần như bò, chàng biết tiến một bước là đi lần đến bí mật một chút! Đến gần bí mật một chút là nguy hiểm hơn.

    Bỗng, có tiếng thổi phì phì vang lên đâu đây! Sở Lưu Hương giật mình, vội nép mình sát đất, trườn nhanh tới ba thước như rắn vọt.

    Chàng trông thấy Hùng Nương Tử! Lão dừng chân bên cạnh dòng nước, đang há miệng thổi chiếc bao da phồng lên.

    Chàng chợt tỉnh ngộ.

    Thì ra, lão dùng chiếc bao da đó làm phao. Lão ngồi lên cái phao đó, xuôi theo dòng nước vào tận Thần Thuỷ Cung.

    Đúng như chàng nghĩ.

    Hùng Nương Tử quăng cái phao xuống mặt nước, lấy chân ấn thử rồi nhảy xuống, ngồi lên chiếc phao đó.

    Chiếc phao nhích động sắp sửa xuôi theo dòng.

    Sở Lưu Hương hết sức khẩn trương, lão có phưong tiện di chuyển rồi, còn chàng phải làm sao?

    Vừa lúc đó, có tiếng bốc vang lên.

    Hùng Nương Tử kinh hãi, tung bổng người lên không, chênh chênh đã, đáp xuống bờ suối.

    Chiếc phao xoay tròn xẹp dần, xẹp dần, rồi tóp sát lại ,bao nhiêu hơi chứa đã thoát ra hết.

    Hiển nhiên, có kẻ nào đó phóng một vật gì, làm lủng chiếc phao.

    Hùng Nương Tử còn biến sắc, nhìn trừng trừng chiếc bao da, cố tìm hiểu nguyên nhân.

    Một thoáng sau, có tiếng mái chèo khuy nhẹ dòng nước, rồi một con thuyền nhỏ hiện ra, trên thuyền có một thiếu nữ.

    Thiếu nữ chính là Cung Nam Yến! Nàng mỉm cười thốt:

    - Ta biết thế nào người cũng đến, nên chờ sẵn ở đây, đón f! Nàng không gọi Hùng Nương Tử là tiền bối nữa! Chính điều đó làm Sở Lưu Hương kinh dị vô cùng! Hùng Nương Tử thở dài:

    - Thì ra cũng cô nương! Cuối cùng cũng gặp cô nương! Đợi mãi! Cung Nam Yến gật đầu:

    - Phải! Chắc ngươi không ngờ lại gặp ta nữa, phải không?

    Hùng Nương Tử trầm ngâm một lúc lâu, lại thở dài trầm giọng thốt:

    - Lão phu không muốn đến làm gì! Song trong cái thế chẳng đặng đừng, lão phu đành liều mọi thử thách!... Cung Nam Yến lại cười:

    - Không lẽ người quên lời thề độc do ngươi phát ra ngày trước.

    Hùng Nương Tử cúi mặt:

    - Quên làm sao được cô nương! bất quá lão phu muốn nhìn qua ngôi mộ của con gái một lần! Cung Nam Yến so vai:

    - Một ngôi mộ có gì đặc biệt cần phải nhìn! một nắm đất vàng không hơn không kém! Ngôi mộ của Tiểu Tịnh cũng như những ngôi mộ của bao nhiêu nữ nhân bị ngươi hãm hại. Ngươi cứ nhìn một trong những ngôi mộ đó, cũng hình dung được ngôi mộ con gái ngươi cần chi phải vào đây?

    Nàng thốt lên câu đó, mường tượng thiên lôi giáng búa xuống đỉnh đầu Hùng Nương Tử.

    Nàng cười được với câu nói đó?

    Nàng có thể ác độc như thế sao?

    Gây thương tổn cho đối tượng, rồi cười mấy tiếng rồi, nàng tặc lưỡi tỏ vẻ hối hận:

    - Lỗi quá! Lỗi Quá! Chẳng hiểu tại sao ta buột miệng nói được một câu như vậy! Ta hứa chẳng bao giờ nói như thế nữa. Ngươi tin chắc đi! Rồi nàng lại cười tiếp:

    - Mặt thật của ngươi đó à? Thảo nào bà ấy cứ bảo là ta giống ngươi! Giống ngươi hơn chính con gái ngươi! Hùng Nương Tử vụt ngẩng mặt lên:

    - Bà...bà ấy thường nhắc đến lão phu trước mặt cô nương?

    Bà?

    Bây giò cả hai lại nói đến tiếng bà! Tiếng đó họ dùng để xưng hô ai? Tư Đồ Tịnh đa chết rồi, gọi Tư Đồ Tịnh bằng tiếng bà, là một sự gượng ép, phi lý, làm cho Sở Lưu Hương đã lầm.

    Bây giờ, họ lại nói đến tiếng đó.

    Thì ra, chàng chưa lầm? Còn một người nữa? Qua trung gian của Tư Đồ Tịnh?

    Và người sau này có đúng là tình nhân của lão chăng?

    Một tình nhân của Hùng Nương Tử, hẳn phải cao tuổi mới xứng với lão chứ! Và như vậy lão mới gọi bằng tiếng bà chứ! Cung Nam Yến gật đầu:

    - Phải! Nàng đã rời thuyền lên bờ, bước quanh Hùng Nương Tử một vòng, quan sát lão rất kỹ, đoạn đừng lại trước mặt lão trầm giọng hỏi:

    - Ngươi nhớ mãi bà ta?

    Hùng Nương Tử lắc đầu:

    - Trong mấy năm sau này, lão phu quên tất cả người đời! Cung Nam Yến cười lạnh:

    - Ngươi bạc tình đến thế sao? Trong khi người ta nhớ ngươi, trông ngươi, ngươi lại quên người ta, quên được dễ dàng.

    Đoạn nàng gằn từng tiếng:

    - Trên thế gian này, không một ai làm cho ngươi động tâm nổi?

    Hùng Nương Tử lác đầu:

    - Chắc là không?

    Nàng khẽ cắn môi, Hùng Nương Tử cũng cắn môi.

    Nàng cắn môi vì bực tức. Lão cắn môi vì cần cương quyết.

    Cung Nam Yến tiếp:

    - Bây giờ ta mới biết người chuyên mê hoặc nữ nhân. Ngươi là một yêu tinh, chứ không phải là một ngươi thường. Cho nên, bao nhiêu nữ nhân, biết gần người là phải chết, vẫn cam tâm tình nguyện như thường! Đến tạ..ta cũng... Nàng cũng mê lão luôn?

    Dù lão là một mỹ nam tử, lão cũng đã già, có lẽ nào một thiếu nữ mê một lão già?

    Thốt xong, nàng đỏ mặt, nàng cúi đầu.

    Hùng Nương Tử chớp mắt, ánh mắt ngời lên một niềm kỳ quái, dù biết rõ nàng muốn nói gì, lão vẫn dịu giọng hỏi:

    - Cô nương...cũng...làm sao?

    Cung Nam Yến cúi đầu thấp hơn, nhẹ giọng:

    - Người ta nói, ngươi rất rành tâm lý nữ nhân, không lẽ ngươi chưa minh bạch y của ta?

    Hùng Nương Tử năm tay nàng.

    Sở Lưu Hương khẩn cấp. Can thiệp chăng? Ngăn trở chăng? Tiếc rẻ cho Cung Nam Yến chăng?

    Bỗng, Hùng Nương Tử buông tay nàng, lùi lại một bước, thở dài:

    - Thà không minh bạch cái ý của cô nương là hơn! Cung Nam Yến rung giọng:

    - Tại sao?

    Hùng Nương Tử tiếp:

    - Cô nương khác hơn bất cứ nữ nhân nào. Cô nương thánh khiết, cao nhã quá! Lão phu đâu nỡ hãm hại cô nương!


Chủ Đề Tương Tự

  1. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 05-11-2014, 11:10 AM
  2. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 12-17-2013, 01:34 PM
  3. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 10-08-2013, 02:00 PM
  4. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 10-06-2013, 01:36 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •