Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Trên đời chỉ có một việc đáng nói là tình yêu vì nó là mầm mống của sung sướng và là nguyên nhân của đau khổ.
Ronsard
Trang 3 / 5 ĐầuĐầu 12345 Cuối Cuối
Results 21 to 30 of 41

Chủ Đề: Thập Trân Bát Bửu

  1. #1
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Thập Trân Bát Bửu

    .


    Về Dưới Mái Nhà
    Quang Lê, Thế Sơn, Trần Thái Hòa








    .
    Last edited by khieman; 12-04-2013 at 05:29 PM.

  2. #21
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .

    Âm Lịch hằng ngày

    http://www.petalia.org/amlich.htm


    Quyn lch thông minh

    Quyển lịch thông minh này là luận án tiến sĩ của tác giả Hồ Ngọc Đức, cư ngụ tại Đức:

    http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/


    Quyển Lịch thông minh này có thể dùng hoài suốt đời (Lifetime calendar).

    Lịch được soạn trên file excel, chỉ cần mở file excel kèm theo ra, sẽ thấy ngay lịch ngày tháng năm hiện tại. Nếu muốn coi lịch các năm khác, chỉ cần đánh vào góc trên bên trái 4 con số của năm đó,
    thay cho năm 2011 (thí dụ 2010 hoặc 2012), rồi bấm enter là có ngay lịch của năm mình chọn.

    Nên save quyển lịch này vào PC hoặc laptop để tiện dùng hòai.

    Nếu muốn xem Âm lịch đối chiếu với Dương lịch, xin click vào link này, cũng của tác giả Hồ Ngọc Đức:

    http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/

    *

    Ngoài ra đối chiếu Âm & Dương lịch, còn có trang sau:

    www.petalia.org/amlich.htm


    ***





  3. #22
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .









    .
    Last edited by khieman; 01-08-2014 at 06:13 AM.

  4. #23
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .









    .

  5. #24
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    10 động tác giúp giảm cân nhanh chóng

    .

    10 động tác
    giúp giảm cân nhanh chóng


    Bài tập theo phương pháp Hàn Quốc này không những giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, mà còn giúp bạn giảm được 2 kg/ tuần nữa đấy. Chỉ có một lưu ý nhỏ là bạn phải tập kiên trì mỗi ngày, và với mỗi động tác thì phải tập đi tập lại 20 lần.

    Động tác 1:




    Ngồi xuống sàn nhà, hai tay đặt sang hai bên giữ yên nửa trên của cơ thể.
    Phần chân đầu tiên duỗi thằng sang phên phải rồi co chân lên,
    duỗi thẳng về phía trước rồi co lên, duỗi thẳng sang bên trái.
    Lặp lại động tác như vậy 20 lần là xong.

    Động tác 2:



    Nửa trên cơ thể nằm xuống sàn, hai tay giang rộng, sải hết sang hai bên thành một đường thẳng,
    chân giơ thẳng lên trên di chuyển dần từ trái qua phải và ngược lại 20 lần liên tiếp.

    Động tác 3:



    Bạn cần có một chiếc ghế như trong hình. Với động tác này, bạn lên lưu ý,
    khi gấp chân lên đồng thời nửa thân trên cũng phải đẩy về phía trước,
    khi duỗi chân xuống, cơ thể lại thả lỏng hoàn toàn.

    Động tác 4:



    Động tác này quá quen thuộc với chúng mình rồi nhỉ,
    tập thể dục từ cấp I đã phải học rồi mà.
    Lưu ý nhỏ là bạn phải giang chân rộng bằng vai, hai tay giang rộng, thẳng
    và mặt đừng có cúi gằm xuống đất nhé

    Động tác 5:



    Hai bàn chân giữ nguyên tư thế, chỉ di chuyển từ phía đùi non trở lên.
    Hai tay đan vào nhau đặt sau đầu rồi tập như hình vẽ.
    Bạn cũng đừng quên
    kết hợp hít vào, thở ra đều đặn theo từng nhịp động tác nhé!

    Động tác 6:



    Nằm lên sàn trong tư thế nghiêng người, giữ nguyên nửa dưới cơ thể,
    hai tay vẫn đan vào nhau đặt sau đầu rồi nhấc nửa trên lên xuống nhịp nhàng 20 lần
    (Động tác này giúp bạn có
    vòng 2 đáng mơ ước đấy).

    Động tác 7:



    Động tác này dễ rồi đúng không. Bạn đứng thẳng, hai tay chống hai bên
    hông,
    từng chân đưa lên song song với mặt đất, đừng quên đồng thời xoay vòng khuỷu chân đấy nhé.

    Động tác 8:



    Ngồi xuống, đầu gối để gấp khúc, hai tay đan vào nhau đặt ở đầu gối,
    người nhẹ đàng đẩy về phía sau rồi trở lại tư thế ngồi thẳng lưng ban đầu.
    Cứ như vậy 20 lần là kết thúc một động tác.

    Động tác 9:



    Hai chân khoanh vào nhau. Hai tay đặt hai đầu gối, sau đó tay trái đứa lên đặt giữa lưng,
    tay phải đặt vào khuỷu tay trái đẩy tay trái xuống 2 lần, rồi lặp lại với tay bên kia.

    Động tác 10:



    Nằm xuống sàn nhà, hai tay duỗi thẳng, sau đó chân dần dần đẩy lên phía đầu,
    đẩy càng sâu càng tốt. Đồng thời tay cũng giơ lên theo nhịp chân.
    Động tác này mới đầu có lẽ sẽ hơi khó, phải tập dần dần,
    cơ thể dẻo ra thì sẽ dễ hơn các bạn ạ.

    Vậy là bài tập mỗi ngày của chúng ta đã kết thúc, không khó và cũng chẳng mất nhiều thời gian, nhưng hiệu quả đem lại thì rất đáng nhận được lời khen thưởng đấy. Còn chần chừ gì nữa, hãy bắt đầu bài tập ngay từ ngày hôm nay, để cơ thể được khỏe mạnh, vóc dáng được như ý bạn nhé!

    Gởi bởi
    Minh Trung
    .

  6. #25
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Võ sư Koichi Tohei - Bậc thày về Khí

    .

    Võ sư Koichi Tohei
    Bậc thày về Khí





    Võ sư Koichi Tohei - Bậc Thày về Khí

    VÕ TOKYO – TẠI BUỔI LỄ KAGAMI BIRAKI HÀNG NĂM, TỔ CHỨC VÀO NGÀY 15 THÁNG GIÊNG NĂM 1969, HUẤN LUYỆN VIÊN TRƯỞNG KOICHI TOHEI ĐƯỢC TỔ SƯ HIỆP KHÍ ĐẠO UYESHIBA THĂNG LÊN 10 ĐẲNG. ĐÂY LÀ LẦN ĐẦU TIÊN ĐẲNG CAO NHẤT NÀY ĐƯỢC CẤP PHÁT, VÀ LÀ MỘT VINH DỰ LỚN ĐỐI VỚI VÕ SƯ TOHEI. ĐỆ THẬP ĐẲNG LÀ ĐẲNG TỘT CÙNG TRONG MÔN "HIỆP KHÍ ĐẠO”.

    Đây là bản tin được đánh đi từ Tokyo, thủ đô Nhật Bản và được báo chí toàn thế giới đăng tải.

    Ba tháng sau, ngày 26.4.1969, tổ sư Morihei Uyeshiba đi vào cõi vô cùng, để lại một sự nghiệp võ học vĩ đại và niềm thương tiếc vô hạn trong lòng nhân loại.

    Từ đó, võ sư Tohei nhận lãnh trách nhiệm lãnh đạo môn phái.

    Võ sư Tohei sinh năm 1921 tại Tokyo.

    Hồi nhỏ sức khỏe của cậu bé Tohei rất kém, liên miên đau ốm bệnh tật. Năm lên 9 tuổi, cậu bắt đầu học Judo. Sau một lần bị bạn đồng môn quật ngã, cậu thấy đau nhói bên hông trái. Nằm nhà thương được hai tháng, các bác sĩ chẩn đoán rằng cậu bị sưng màng phổi! Tohei bị cấm chỉ mọi hoạt động thể xác, thậm chí còn cấm cậu nói lớn tiếng! Bác sĩ Matano quả quyết:

    “Thân thể cậu như một ấm trà bị nứt, một chấn động nữa là tiêu đời!”.

    Trong suốt năm sau, Tohei nằm ở nhà đọc sách Thiền. Một ngày nọ, có người mang đến cho cậu cuốn tiểu sử của kiếm sư nổi tiếng Yamaoka Tesshu. Cuốn sách ghi chú rằng ở Tokyo có một võ đường do các môn sinh của Tesshu giảng dạy.

    Ngay hôm sau, Tohei lén cha mẹ đến đó. Vì Tohei bị sưng màng phổi, thày Hino bảo Tohei tọa Thiền (Zazen). Sau sáu tháng ngồi Thiền, Tohei thấy đỡ hơn nhiều. Lúc đó cậu được 16 tuổi, và được phép tập misogi. Hơn một tiếng đồng hồ ngồi trên 2 gót chân (seiza), các môn sinh ngâm nga 8 vần này: “TO-HO-KA-MI-E-MI-TA-ME”. Các môn sinh cũ đánh vào lưng người mới nhập môn để kích thích họ. Nghi thức này lâp lại 8 ngày mỗi ngày. Dù thấy trong người như muốn chết đi được, Tohei vẫn cố theo đuổi cách tập này trong 3 ngày liền.

    Dần dần cơn đau nơi sườn trái biến mất. Một năm sau, chụp hình phổi lại, Tohei đã hoàn toàn lành bệnh.

    Biết Tohei không muốn tập Judo nữa, một huấn luyện viên Judo, thầy Mori, viết thư giới thiệu Tohei với Tổ sư Hiệp Khí Đạo Morihei Uyeshiba.

    Sau đây là lời Tohei kể lại cuộc diện kiến đầu tiên với Tổ sư:

    “Một võ sinh tên là Matsumoto tiếp tôi, nói rằng Tổ sư đi vắng. Tôi hỏi anh ta Aikido là môn võ như thế nào. Anh ta bảo tôi đưa một tay ra. Anh ta dùng một đòn bẻ bàn tay trái tôi đau điếng, nhưng tôi cứ tiếp tục nhìn thẳng vào mặt anh ta. Tôi bắt chước câu chuyện của một samurai một hôm đánh nhau với cọp, ông ta để cho cọp ngoạm một tay mình, một tay rút đoản kiếm ra giết cọp. Tôi đưa cho Matsumoto bàn tay trái của tôi để giữ cho bàn tay phải được tự do, sẵn sàng tung đòn. Thấy vậy anh ta ngừng ngay. Tôi thất vọng quá: nhìn trò thì biết thầy! Tôi sắp bỏ đi thì Tổ sư Uyeshiba bước vào. Tôi trình Tổ sư bức thư giới thiệu. Tổ sư làm một cuộc biểu diễn với một người học trò của ông. Rồi ông bảo tôi tấn công. Tôi cố tình chụp bắt ông, nhưng tôi thấy mình nằm sòng soài ra đất mà không hiểu mình bị quật ngã bằng cách nào. Tôi không thấy một chút sức lực nào tác động đến cơ thể mình. Tôi biết ngay rằng đây là môn mình thích. Tôi may mắn được ông nhận làm học trò. Sáng hôm sau, tôi nhập môn ngay, và từ đó tôi không bỏ sót một buổi tập nào”.

    Năm 1942, chiến tranh Hoa-Nhật bùng nổ. Tohei lúc ấy 21 tuổi, ông bị tổng động viên tham gia quân ngũ. Kinh nghiệm chiến trường giúp Tohei khám phá ra 1 trong 4 nguyên lí căn bản sau này phát triển ra để dạy học trò.

    THẦY CỦA CÁC VÕ SĨ ĐÔ VẬT

    Sau khi tham gia chiến tranh trở về, Tohei được Tổ sư Uyeshiba phong 6 đẳng Hiệp Khí Đạo. Sau đó ít lâu, Tohei theo học với thầy Tempu Nakamura – ông dạy về phương pháp Hợp Nhất Tinh Thần và Thể Xác. Thật là một sự khai ngộ vĩ đại. Koichi Tohei liền nhận ra rằng sự hợp nhất tinh thần và thể xác cũng chính là nền tảng của môn Hiệp Khí Đạo.

    Tháng hai năm.1953, võ sư Tohei đi Hawai lần đầu tiên để giới thiệu môn Hiệp Khí Đạo. Năm ấy ông 32 tuổi. Thấy ông nhỏ con (1m65) dân Hawai không lấy gì làm kính nể.

    Để chứng tỏ bản lĩnh của mình, ông cho 5 võ sĩ Judo (tất cả đều bốn hoặc năm đẳng) tấn công ông một lượt. Một hôm người giới thiệu chương trình treo giải 500 đô la cho người nào bẻ gập được cánh tay của Tohei. Không ai giật giải. Đó là phương pháp và võ sư Tohei gọi là “phóng khí”.

    Trong số môn sinh người Hawai của ông có một võ sĩ Sumo tên là Larry Mehau vài năm sau danh tiếng võ sĩ này nổi như cồn. Khi đi đấu ở Nhật, trước sự kinh ngạc của quần chúng, Larry đã hạ đương kim vô địch Kashiwado. Sửng sốt, Kashiwado hỏi Larry học ai mà giỏi vậy. Larry trả lời:

    “Học ông Tohei, võ sư Hiệp Khí Đạo”.

    Dân chúng Hawai cũng biết chuyện võ sư Tohei dạy võ cho Larry. Ở Hawai còn một võ sĩ đô vật Sumo danh tiếng khác, đó là Jessi Kuhaulua, một khuôn mặt quen thuộc trong giới Sumo Nhật Bản, thường lên đài với cái tên Takamiyama. Danh tiếng Takamiyama vang dội đến quê nhà (Hawai): mỗi lần anh xuất hiện trên truyền hình là mọi người bỏ ngang công việc để dán mắt vào màn ảnh. Ban đầu, giới chủ nhân than phiền là công việc bị đình trệ, nhưng sau đó họ đành phải cho phép: khi có Takamiyama trên màn ảnh, công nhân được nghỉ việc để xem! Nhưng tiếc thay, chàng khổng lồ Takamiyama vẫn chưa đạt được danh hiệu cao nhất: Đại Vô Địch. Dân Hawai đã gửi hàng đống thư từ gửi đến võ sư Tohei năn nỉ ông dạy Takamiyama Hiệp Khí Đạo, dạy gấp lên!

    Thế rồi,tại một võ đường Hiệp Khí Đạo ở Tokyo, Takamiyama bước vào, cùi chào trước bàn thờ Tổ. Chàng khổng lồ Takamiyama cao 1m93 nặng 158kg lấy hết sức bình sinh đẩy vị võ sư 10 đẳng bé tí xíu. Mặt anh đỏ bừng, anh đẩy một cách tuyệt vọng, nhưng võ sư Tohei vẫn đứng vững như núi Thái Sơn.

    Võ sư Tohei mỉm cười, bắt đầu truyền dạy…

    KHÍ LÀ GÌ?

    Trong vòng 22 năm sau đó, võ sư Tohei sang Mỹ 17 lần, truyền bá Hiệp Khí Đạo tại hơn 20 tiểu bang.

    Cứ mỗi giờ tập, ông dạy 10 phút phóng khí (kị) và 50 phút Hiệp Khí Đạo.

    Ông đề nghị liên đoàn Aikikai ở Tokyo mở những lớp luyện khí. Đề nghị của ông bị bác bỏ, nhưng người ta cho phép ông dạy luyện khí ở ngoài hệ thống Aikikai. Tháng 9 năm 1971, ông lập Hội Luyện Khí (Ki Society). Ngay lập tức, Aikikai lo ngại về sự thành công của ông. Tháng 3 năm 1974, người ta cấm ông truyền bá tại tất cả các võ đường ở Mỹ, và yêu cầu các huấn luyện viên gỡ hình của ông xuống, không được treo tại bất kì võ đường nào.

    Ngày 30 tháng 4, sau cuộc hội kiến cuối cùng với võ sư Kisshomaru Uyeshiba (con trai của Tổ sư Morihei Uyeshiba), võ sư Morihei rời khỏi liên đoàn sau 30 năm tận tâm phục vụ. Ngày 1 tháng 5, ông sáng lập hệ phái “ Sin Sin Toitsu Aikido”, môn Hiệp Khí Đạo dựa trên các nguyên lí Hợp Nhất Tinh Thần và Thể Xác. Ngày nay, hệ phái của ông có hơn 50 võ đường ở Nhật và 80 võ đường khác trên thế giới.

    Ông viết:

    “Con người, cũng như mọi sinh vật hay đồ vật khác,sinh ra từ cái gần như hư không, từ một chất không thể phân chia, vũ trụ từ chất ấy mà được tạo thành. Đó là khí. Cái khí cho ta sự sống là một phần nhỏ của cái khí của vũ trụ, cũng như nước biển mà ta vốc nơi tay thuộc về đại dương vậy. Vũ trụ tuyệt đối từ nguyên thủy là một. Hai lực xuất hiện, và thế giới tương đối sinh ra.

    Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng thế giới tương đối mà chúng ta thấy được, nghe được là thế giới duy nhất, ta quên đi cái thế giới tuyệt đối ở đằng sau. Lượng khí tuyệt đối trong vũ trụ vẫn thường hằng và luôn dịch chuyển. Nếu ta muốn tăng cường sức mạnh của dòng khí của ta, và sức mạnh chống trả thể chất của ta, ta phải cố gắng trở nên một với dòng khí của vũ trụ. Để đạt đến điều đó, ta phải cố gắng hợp nhất tinh thần và thể xác. Tôi đã lập ra 4 nguyên lí cơ bản để giúp cho mỗi người hợp nhất tinh thần và thể xác trong cuộc sống hằng ngày”.

    Các nguyên lí đó là:

    _ Tập trung vào một điểm duy nhất.
    _ Thư giãn hoàn toàn.
    _ Dồn sức nặng xuống dưới.
    _ Phóng khí.

    1.Tập trung vào một điểm duy nhất:

    Vũ trụ là một trái cầu vô tận. Nơi nào ta có mặt, nơi đó là trung tâm trái cầu. Nếu trái cầu đó thu nhỏ lại, nó trở thành một điểm nơi bụng dưới. Điểm đó phải được chia hai, chia hai… thu nhỏ mãi đến vô cùng. Khi nó nhỏ đến nỗi khó mà tưởng tượng được, thì giữ điểm đó trong tâm trí của bạn.

    Bằng cách ấy, bất cứ người nào ngồi trên hai gót chân (seiza), tập trung tinh thần vào điểm đó, sẽ không bao giờ bị ai xô ngã được. Võ sư Tohei đã nhiều lần mời những người trong số khán giả lên xô thử: người ấy đã xô phải núi Thái Sơn!

    2.Thư giãn hoàn toàn:

    Nguyên thủy tinh thần và thể xác là hợp nhất. Người ta không thể ngừng suy nghĩ, nhưng phải tập trung vào điểm dưới rốn và thư giãn hoàn toàn.

    3.Dồn sức nặng xuống dưới:

    Khi ta bình thản,sức nặng thân thể được “dồn xuống dưới”. Thí dụ, nếu ta nghĩ sức nặng của một cánh tay được dồn xuống dưới thì không ai có thể giở cánh tay ấy lên được. Dẫu có 2 người lực lưỡng cũng không thể giở nỗi cánh tay của ta.

    4.Phóng khí:

    Phải dùng tinh thần của mình một cách tích cực. Đó là thí nghiệm ai cũng biết: cánh tay không thể bị bẻ gập. Ta tưởng tượng rằng khí của ta tuôn chảy qua các đầu ngón tay, giống như nước phun ra từ đầu vòi rồng cứu hỏa. Nhờ cách đấy, không ai có thể bẻ gập cánh tay ta được.

    Võ sư Tohei giảng giải rằng bốn nguyên lí này giống như bốn con đường dẫn ta lên đỉnh núi, nếu bạn không áp dụng được một trong bốn nguyên lí đó, thì thử qua nguyên lí khác. Nếu bạn hiểu được một trong bốn nguyên lí, thì bạn cũng hiểu được cả bốn. Nếu bạn mất một thì có nghĩa là bạn cũng mất cả bốn. Võ sư kết luận:

    “Phải tập luyện hằng ngày. Khí sẵn có trong người mỗi chúng ta. Biết làm chủ nó và dùng nó trong đời sống hàng ngày hay không là do ta. Tôi mong mỏi truyền bá bốn nguyên lí này khắp thế giới, để làm cho trái đất này trở nên tốt đẹp hơn. Đó là con đường mà tôi đã chọn. Như một ngọn đuốc có thể thắp sáng hàng nghìn ngọn nến, tôi hi vọng thắp được một ngọn nến trong mỗi tâm hồn”.
    BẢO QUANG
    đăng 21:26 15-09-2011 bởi ThuDuc Aikido

    https://sites.google.com/site/aikido...eibacthayvekhi


  7. #26
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Triển lãm Mosaiculture 2013 tại vườn bách thảo Montreal, Quebec, Canada

    .

    Triển lãm Mosaiculture 2013
    tại vườn bách thảo Montreal, Quebec, Canada




    Dù bạn không phải là người làm vườn, những tác phẩm tạo hình nghệ thuật từ cây lá hoa sẽ khiến bạn trầm trồ khi bạn đến với Triển lãm Mosaiculture.

    Mosaiculture là nghệ thuật làm vườn bậc cao, trồng, và tạo tác những tác phẩm mỹ thuật bằng cây cảnh, hoa lá đủ màu sắc, phong phú và đa dạng. Cuộc thi Mosaiculture quốc tế được lập lại từ năm 2000 đến nay

    Triển lãm Mosaiculture 2013 đã khai mạc tại vườn bách thảo Montreal, Quebec, Canada với những hình ảnh sau đây sẽ cho bạn những cảm giác thích thú đến kinh ngạc. Được biết Triển lãm này đã dùng hơn 3 triệu bông hoa tươi tắn, rực rỡ sắc màu trồng trong các nhà kính trên khắp vùng đất Quebec đưa về vườn bách thảo từ tháng 5 năm 2013. Ròng rã 3 tháng, hơn 200 nghệ nhân bậc thầy về làm vườn đến từ 20 nước tập trung uốn hoa và tỉa cành với các khung thép để biến chúng thành các tác phẩm nghệ thuật tài tình, sống động trên chiều dài 2.2 km triển lãm.




    Cây Chim: Tác phẩm điêu khắc khổng lồ này cao 40 bộ ( hơn 12 mét) và có thiết kế những cầu đặc biệt
    cho người xem chụp ảnh dễ dàng. Mỗi cành tạo thành một con chim khác nhau.
    Cánh của kền kền ít nhất phải 8 bộ ( hơn 2, 4 m)



    Hoa cỡ lớn: Các hoa này trồng giữa các khu vườn Triển lãm,
    một số trong 30 khu vườn tạo thành Vườn Thực Vật.



    Bướm: cao khoảng 8 bộ ( hơn 3, 2 m) bên ngoài Vườn Côn Trùng,
    một khu triển lãm côn trùng



    Hai ca nô. Chủ đề của Triển lãm năm nay là sự đồng nhất của thiên nhiên
    và tầm quan trọng của kế hoạch sinh thái



    Cá Hề bơi giữa Tảo Biển



    Ngựa và Chó Chăn Cừu. Con chó này rất nổi tiếng ở Nhật. Chó Hachikotheo chủ đến nhà ga xe lửa khi ông đi làm và đợi cho đến chiều gặp lại chủ. Khi chủ chết, Hachiko tiếp tục đợi chủ mỗi ngày trong 10 năm rối chết. Hachiko được tạo hình bởi nhiều loại cỏ trang trí khác nhau. Bờm ngựa cũng làm bằng cỏ. Những con ngựa to gấp đôi cỡ một con ngựa bình thường. Chó cao 8 bộ ( hơn 2, 4 m)




    Người Phụ Nữ và Bầy Sếu – Thần thoại Trung Hoa
    Người phụ nữ cao 35 bộ




  8. #27
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .

    Ngôi làng không có lối đi

    Được xây dựng từ thế kỷ 13, Giethoorn của Hà Lan mang nét đẹp yên bình và lãng mạn, sánh ngang Venice.



    Chẳng ai có thể mang được cái ồn ào đến với Giethoorn bởi ở đây mọi người không di chuyển bằng ô tô
    hay xe máy mà là bằng thuyền. Các ngôi nhà trong làng đều nằm bên dòng kênh
    trong lành và nối với nhau bằng những cây cầu gỗ đơn giản, đẹp mắt.





    Phía trước mỗi nhà đều neo đậu một vài chiếc thuyền nhỏ
    có mái chèo để trẻ con cũng có thể tự lái được.




    Hai bên kênh đào đều trồng cây xanh, thảm cỏ và hoa
    tạo không khí mát mẻ, dễ chịu.



    Các ngôi nhà ở Giethoorn được xây dựng theo phong cách đồng quê Hà Lan,
    đơn giản mà tiện nghi.




    Nhà nào cũng cách nhau dòng nước, phân chia rất rõ ràng rồi nhé,
    muốn sang chơi thì hơi kỳ công đó nhạ




    Hàng năm có rất đông khách du lịch tới thưởng ngoạn cảnh quan ở Giethoorn.
    Vừa dạo chơi du khách vừa có thể tắm mát luôn trên dòng kênh này.




    Ngồi thuyền để tới được tiệm cà phê cũng thú vị đấy nhỉ.



    Yên bình quá ha, đẹp như cổ tích vậy. Nhà phong cách đơn giản
    nhưng bên trong vô cùng tiện nghi đấy



    Ồ, cả một dàn nhạc chơi trên mặt nước luôn.



    Mùa đông, Giethoorn được phủ một lớp băng tuyết trắng xóa đẹp mê hồn.

    Bé Tre
    Ảnh: Amazing Places
    Last edited by khieman; 02-17-2014 at 05:08 AM.

  9. #28
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .

    Khí công là gì ?




    Là các phương pháp tập để tăng khí trong cơ thể. Vận động gân cơ xương, lục phủ ngũ tạng nhằm thông đường đi cho khí trong cơ thể. Các bài tập như: Dịch cân kinh, Ngũ cầm hí … Việc vận động và hít thở tập trung cho khai thông kinh mạch. Cho nên người học phải hiểu vấn đề ngay từ đầu tập mới có kết quả. Việc hít thở trong khí công lúc tập khí công động , lúc tĩnh công thì chú tâm nhiều đến cách vận khí.

    "Khí" người Trung Hoa phát âm là "Chi" hay "Qi", "Ki" ở người Nhật Bản, "Ghee" ở người Đại Hàn và "Prana" ở người Ấn Độ. "Khí" nghĩa thông thường có liên quan đến "Không khí" hoặc "Chất Hơi", một chất không hình, dễ di động, dễ phân tán, dễ tích tụ, tính co dãn có thể tạo nên sức ép lớn mạnh, tùy theo số lượng của nó.

    "Công" do chữ "công phu", người Trung Hoa phát âm là "Kungfu", có nghĩa là việc làm được thực hiện trong một số lượng thời gian.

    Do đó, "khí công" có thể hiểu là một tiến trình hít thở không khí, để gia tăng nguồn sinh lực của thể chất lẫn tinh thần trong con người. Trong đó, "dưỡng khí" (oxygen)được hấp thụ qua không khí, và "thán khí" (carbon dioxide) được loại trừ ra ngoài cơ thể. Đây là hai yếu tố chính yếu trong việc gia tăng nguồn sinh lực cơ thể.

    Trong võ thuật cổ truyền đông phương, khí công còn được gọi là "nội công", một công phu tập luyện "tán tụ nội khí", triển khai tối đa sức mạnh thể chất lẫn tinh thần, để áp dụng vào kỹ thuật chiến đấu, cũng như gia tăng sức khỏe thân tâm.

    Lược Sử Khí Công:

    Trong ý nghĩa quân bình hơi thở, khí công được bắt nguồn từ thuở xa xưa, từ khi có sự hiện diên loài người trên quả đất này. Căn cứ vào văn hóa cổ truyền đông phương, khí công đã được áp dụng qua các phương pháp thực hành, và triết lý dẫn đạo, hầu hết, trong ba môn học: Y học, Đao học, và Võ học.

    Theo y như Hoàng Đế Nội Kinh (2697 – 2597 B.C. trước Tây Lịch), và sách Dịch Kinh (2400 B.C. trước Tây lịch), nền tảng Đông Y học được dựa trên lý thuyết nguồn khí lực, Âm Dương và Ngũ Hành để lý giải, điều trị bệnh tật và tăng cường sức khỏe con người.

    Vào thời nhà Thương (1783 – 1122 B.C trước Tây lịch), người Trung Hoa đã biết dùng những dụng cụ bén nhọn bằng đá, để châm chích vào các huyệt đạo trên cơ thể, nhằm gây ảnh hưởng đến sự dẫn truyền nguồn khí lực, trong việc trị bệnh cho con người.

    Vào thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch, trong cổ thư Đạo Đức Kinh, tác giả Lão Tử, một nhà hiền triết Trung Hoa, đã đề cập đến vai trò hơi thở trong kỹ thuật luyện khí, để giúp con người kéo dài tuổi thọ. Sử liệu Trung Hoa cũng cho thấy rằng các phương pháp luyện khí đã có nhiều tiến bộ, vào thời Xuân Thu và Chiến Quốc (770 – 221 B.C. trước Tây lịch). Sau đó, trong thời nhà Tần đến nhà Hán (221 B.C. trước Tây lịch đến 220 A.C. sau Tây lịch), một số sách dạy luyện khí công đã được biên soạn bởi nhiều vì y sư, thiền sư và đạo sĩ. Các phương pháp truyền dạy tuy có khác nhau, nhưng vẫn có chung những nguyên lý vận hành khí lực trong cơ thể.

    Vào thế kỷ thứ ba sau Tây lịch, nguyên lý về khí lực đã được minh chứng hiệu quả bởi y sư Hoa Đà, qua việc áp dụng kỹ thuật châm cứu, để gây nên tình trạng tê mê cho bệnh nhân, trong lúc giải phẫu. Cũng như, ông đã sáng chế những động tác tập luyện khí "Ngũ Cầm Hí", dựa theo tính chất và động tác của 5 loại thú rừng như: Cọp, Nai, Khỉ, Gấu và Chim.

    Vào năm 520 – 529 sau Tây lịch, tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, người Ấn Độ, tại Tung Sơn Thiếu Lâm Tự, tỉnh Hồ Nam, ngài đã soạn ra sách Dịch Cân Kinh, đ dạy các môn đồ phát triển nguồn khí lực, tăng cường sức khỏe trên đường tu đạo, cũng như, thân thể được cường tráng, gia tăng sức mạnh trong việc luyện võ.

    Về sau, dựa vào nguyên lý khí lực này, các đệ tử Thiếu Lâm đã sáng chế thêm những bài tập khí công như: Bát Đoạn Cẩm, Thiết Tuyến Nội Công Quyền, Nội Công Ngũ Hình Quyền...

    Theo truyền thuyết, vào triều đại nhà Tống (950 – 1279 sau T.L.), tại núi Võ Đang, đạo sĩ Trương Tam Phong sáng chế bài nội công luyện khí Thái Cực Quyền, gồm những động tác giúp người tập luyện cường kiện sức khỏe thân tâm.

    Về sau, có rất nhiều bài tập khí công được sáng chế bởi nhiều võ phái khác nhau. Dần dần, các võ phái nhỏ, ít người biết đến, đều bị mai một, cùng với những phương pháp truyền dạy bị lãng quên trong quá khứ. Đến nay, một số ít các bài võ luyện khí công còn được ghi nhận qua một số tài liệu hạn hẹp của Trung Hoa như: Dịch Cân Kinh, Bát Đoạn Cẩm, Thiết Tuyến Nội Công Quyền, Nội Công Ngũ Hình Quyền, Thái Cực Quyền thuộc ba hệ phái của Trần Gia, Dương Gia và Vũ Gia, Bát Quái Quyền, Hình Ý Quyền, Lục Hợp Bát Pháp Quyền...

    Triết Lý Khí Công

    A. Vũ trụ quan

    Theo quan niệm Đông phương, khởi nguyên sự hình thành của vũ trụ, vạn vật được bắt nguồn từ một khối "Khí" đầu tiên gọi là "Thái Cực", bành trướng vô cùng tận. Sau tiến trình nội tại, khối "Khí" này được phân thành hai nhóm khí đối nghịch nhau: "Khí Âm" và "Khí Dương", được gọi là "Lưỡng Nghi". Hai nhóm "Khí Âm" và "Khí Dương" này chạm vào nhau, để sanh ra khí thứ ba, mà Lão Tử gọi là "Xung Khí". Từ đó, vũ trụ, vạn vật được hình thành. Đạo đức Kinh có ghi: "Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật, vạn vật phụ âm nhi bão dương, xung khí dĩ vi hòa." Học giả Trương Hoành Cừ có nói:

    "- Khí tụ lại thành hình, khí tán đi hình loại, muôn vật trở lại Thái Hư." Vạn vật biến chuyển, thay đổi không ngừng theo định luật phổ quát mà Kinh Dịch có ghi: "- Sinh, Trưởng, Thâu, Tàng." Cũng như, Phật Giáo quan niệm: "-Sinh, Trụ, Dị Diệt." Do đó, khí là nguồn gốc, là sinh lực của vạn vật và vũ trụ.

    Hai tính chất căn bản là Âm và Dương của khí được quân bình, nằm trong ba loại khí tổng quát: Thiên Khí, Địa Khí và Nhân Khí.

    Thiên Khí đến từ vũ trụ thiên nhiên, với lực sống động vĩ đại huyền diệu, giúp cho đại vũ trụ thiên nhiên được vận chuyển trong một trật tự tuần hoàn. Thí dụ: Mặt trăng, mặt trời, thái dương hệ, tất cả bầu trời không gian vô tận...đều là những nguồn chứa thiên khí. Thiên khí đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thời tiết, khí hậu và thiên tai. Thí dụ như những hiện tượng gió thổi, mưa rơi, bão tố, sấm sét...d xảy ra đều nhằm mục đích tái tạo sự quân bình Âm Dương trong thiên khí.

    "Địa Khí đến từ quả đất, cũng như từ sự thấm những nhuần, hoặc ảnh hưởng tác dụng của thiên khí trên quả đất. Địa khí còn được sinh ra bởi từ trường của quả đất, cũng như, hơi nóng được phát ra từ trong lòng đất. Những vùng đất thường xảy ra núi lửa, hay những đường rạn nứt trong lòng đất, để tạo nên những tai họa động đất, chính làn nơi phát ra nguồn địa khí. Sự di chuyển của địa khí được thể hiện qua các hiện tượng như: đất cát di chuyển theo dòng nước lũ, để mang bồi đắp tạo nên những nơi cồn đảo. Trái lại, những vùng mất đất sẽ trở thành sông sâu, lớn rộng. Mặt khác, trong lúc có nhiều mưa, mặt đất trở nên đầy nước ngập lụt. Trái lại, khi khí trời khô, nóng gắt, hạn hán, mặt đất trở nên khô cằn, nứt nẻ. Tất cả những hiện tượng nói trên đều tạo nên sự thay đổi địa khí, do bởi sự mất quân bình âm dương tính trong địa khí.

    "Nhân Khí" là sinh lực con người.`con người là một tiểu vũ trụ, nằm trong sự chi phối của đại vũ trụ thiên nhiên. Do đó, nhân khí phải chịu ảnh hưởng vào thiên khí và địa khí.

    B. Nhân Sinh Quan

    Con người khi còn là thai nhi trong bụng mẹ, được nuôi dưỡng bằng nguồn sinh lực (Nhân Khí) của bà mẹ, qua đường cuống rốn thai nhi. Sau khi chào đời, qua tiếng khóc đầu tiên, hài nhi biết hít thở, hấp thụ nguồn Thiên Khí từ bên ngoài. Nguồn thiên khí đầu tiên này, khi được vào trong cơ thể hài nhi, biến thành nguồn "Dinh Khí", và tác dụng làm nguồn sinh lực (Nhân Khí) của bà mẹ sãn có trong hài nhi, trở thành "Vệ Khí" được thể hiện bởi hai dòng: khí nóng (Dương) và khí lạnh (Âm). Dòng khí nóng (Dương) chạy lên phần trên cơ thể đến các bộ phận: tim gan, phổi và não bộ trong khi dòng khí lạnh (Âm) chạy xuống phần dưới cơ thể, đến các bộ phận: bụng dưới, thận, sinh dục và hai chân. Tiếp theo, sự sinh tồn của hài nhi cần phải được nuôi dưỡng bởi nguồn Nhân Khí từ bên ngoài, do ảnh hưởng của Thiên Khí và Địa Khí, qua môi trường không khí trong sạch , nước uống và thực phẩm (đọn vật và thực vật). Nguồn Nhân Khí (sinh lực) này được lưu chuyển điều hòa, trong những đường ống ngang dọc của hệ thống Kinh, Mạch, Lạc, Huyệt, để liên hệ đến các tạng phủ (các bộ phân như: Tim, phổi, bao tử, lá mía, ruột già, ruột non, gan, thận, túi mật và bàng quang...)
    Vớ tuổi thọ tăng dần, các đường ống dẫn khí lực này, càng ngày trở nên trì trệ, yếu kém, trong việc cung cấp sinh lực (Nhân Khí) nuôi dưỡng cơ thể, do đó, sức khỏe con người dễ trở nên suy yếu, bệnh tật, nếu không được bồi dưỡng đúng mức.

    Để tái tạo sức khỏe bình thường, việc khai thông hệ thống kinh mạch , cũng như, quân bình Ân Dương tính trong nguồn sinh lực (nhân khí) rất cần thiết cho cơ thể con người. Ơû điểm này, Đông Y Học đã áp dụng một trong những trị liệu pháp như: dược phẩm (thuốn hóa học ở các lá, thân và rễ cây), Châm cứu pháp, Án ma pháp (thuật xoa bóp trên các kinh mạch, và ấn ép trên các huyệt đạo), Khí công trị liệu (phương pháp hô hấp) và tể dục dưỡng sinh (áp dụng các động tác vận chuyển để đả thông kinh mạch)...

    Trong phép dương sinh, người ta cần phải biết sống hòa hợp với luật thiên nhiên, để khia thác tối đa lợi thế của Thiên Khí và Địa Khí, trong việc giữ quân bình âm dương tính cho Nhân Khí của con người. Từ đó, sức đề kháng trong cơ thể được kiện toàn, sẵn sàng tiêu trừ các mầm móng bệnh chứng, có thể xảy ra cho con người. Ngoài ra, viện tập luyện khí công rất ích lợi, giúp cho Nhân Khí được điều hòa, làm chậm sự thoái hóa của các tế báo trong cơ thể, cũng như, điều hợp thuận lợi với Thiên Khí và Địa Khí từ bên ngoài.

    Phương Thế Thực Hành

    Trong khí công gồm có ba loại thở căn bản: thở sâu (hay thở thấp, hoặc thở Đan Điền), thở Ngực (hay thở trung bình) và thở cao. Để thực tập các bài khí công, học viên có thể áp dụng một trong ba tư thế chánh yếu như: thế đứng, thế ngồi và thế nằm. Trong mổi tư thế chánh này còn được chia ra kàm nhiều tư thế phụ như sau:

    Với tư thế đứng còn có thế đứng tự nhiên, thế đứng chân trước chân sau, và thế đứng trung bình tấn (hai chân dang rộng ra hai ben trái phải). Với tư thế ngồi gồm có tư thế ngồi tréo chân như: ngồi Kiết Già, ngồi Bán Già, ngồi Xếp Bằng (ngồi tréo tự nhiên) và ngồi quỳ gối.

    Với tư thế nằm gồm có nằm thẳng người với lưng tựa phía dưới.

    Trong các tư thế đứng, ngồi, và nằm, tư thế đứng mang lại nhiều ích lợi hơn. Cho nên, các tư thế đứng đã đã được áp dụng tối đa trong các bài tập khí công của quyền thuật gia. Sau đây là những ích lợi của tư thế đứng:

    - Tư thế đứng rất thuận tiện, khi tập ở những nơi công cộng,ngoài trời, nơi có không khí trong lành như: công viên, đồng cỏ, rừng cây, bờ hồ, bờ sông, bờ biển, và các vùng ngoại ô....

    - Tư thế đứng còn giúp cho máu lưu thông dễ dàng trong hệ thống tuần hoàn. Do đó, nguồn khí lực dễ chuyển dẫn đến các bộ phận trong khắp cơ thể.

    - Ngoài ra, tư thế đứng tránh được tình trạng ru ngủ như ở hai tư thế ngồi và nằm. Cho nên, học viên có đủ thời gian hoàn tất việc tập luyện.

    Làm cách nào có thể đạt được khí cảm
    (cảm giác về khí trong cơ thể)?


    Ta hãy xét một thanh nam châm. Ban đầu nó cũng chỉ là một thanh thép bình thường, các điện tích trong nó không có trật tự, chuyển động hỗn loạn, triệt tiêu năng lượng của nhau. Sau khi đặt nó vào trong từ trường với một khoảng thời gian nhất định, dưới tác dụng của lực từ, các điện tích sẽ được sắp xếp có trật tự. Khi bỏ thanh thép ra khỏi từ trường, chính sự trật tự của các điện tích sẽ tạo ra một từ trường mới (là sự tổng hợp năng lượng của các điện tích). Thanh thép đã trở thành nam châm.

    Đối với cơ thể, bình thường thì năng lượng sống tản mát, không trật tự, thậm chí triệt tiêu nhau. Thông qua qua trình luyện tập, lặp đi lặp lại một trạng thái nào đó (có thể là tư thế, động tác, hơi thở...), cuộc sống dần có quy luật, cơ thể cũng dần đạt được trật tự, trường năng lượng của cơ thể trở nên tập trung hơn, hỗ trợ lẫn nhau. Năng lượng vì thế cũng trở nên mạnh hơn (do sự tổng hợp của các năng lượng tản mát trong cơ thể), tác động vào hệ thần kinh rõ rệt hơn, cho con người ta cảm giác về khí.

    Nhiều người sau một thời gian tập luyện, đạt được khí cảm, vận khí dễ dàng, cho rằng nội lực đã thâm hậu. Thực ra cảm giác khí và nội lực mạnh hay yếu là hai vấn đề khác nhau. Việc đạt được khí cảm thì dù người khoẻ hay yếu, cứ kiên trì tập luyện sẽ đạt được. Còn nội lực mạnh phải gắn liền với một cơ thể khoẻ mạnh.

    Nội khí đầy đủ, mạnh mẽ sẽ làm tăng cường khả năng trao đổi chất giữa máu với tế bào, khiến các tế bào hoạt động tốt, cơ thể trở nên khoẻ mạnh. Cơ thể khoẻ mạnh sẽ sinh ra nhiều nội khí, nhiều hồng cầu, tế bào, khả năng trao đổi chất giữa chúng lại được tăng cường... cứ như vậy, tích luỹ qua nhiều năm tháng, công phu sẽ ngày càng thâm hậu.

    Việc luyện tập khí công không thể tách rời với các hoạt động hàng ngày của cuộc sống: ăn, ngủ, giải trí, làm việc phải điều độ, phù hợp với từng người.
    Nguồn: khicongvn

  10. #29
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .

    Khái niệm về khí
    Koichi Tohei

    Chúng ta tin rằng cuộc sống của chúng ta tiếp tục từ quá khứ đến hiện tại và từ hiện tại đến tương lai. Tuy nhiên, nói nghiêm túc ra, quá khứ chẳng bao giờ quay lại cả. Và không ai biết rằng điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Điều duy nhất chúng ta có thể nói chắc chắn là hiện tại chúng ta đang sống.

    Rất nhiều người trên thế giới thường bị cùm xiềng bởi quá khứ huy hoàng và họ phàn nàn về tình hình hiện tại. Trong khi những người khác bị trói buộc bởi những quá khứ đen đủi và do đó họ thường nhớ lại cuộc đời mình theo những cách tiêu cực “Cuộc đời tôi là vậy”. Và rất nhiều người tin tưởng rằng tình cảnh hiện tại của họ sẽ tiếp diễn mãi mãi.

    Quá khứ không bao giờ quay lại. Không ai biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Chỉ có ở hiện tại, giây phút này đây, mà chúng ta có thể làm được điều gì đó và có thể sử dụng sức mạnh của mình thoải mái. Ít người nghĩ xem “Cuộc sống con người là gì?” và “Chúng ta nên sống như nào?” ngay trong giây phút quý báu này.

    Thế giới chúng ta đang sống được gọi là tương đối. Mọi thứ đều có hai mặt chống đối nhau: trên và dưới, tốt và xấu, sự sống và cái chết. Và đúng là không ai có thể thoát khỏi được thế giới tương đối này. Tuy nhiên, tôi khuyên các bạn rằng chúng ta không nên quên rằng thế giới tương đối này có gốc rễ tồn tại bắt nguồn từ vũ trụ tuyệt đối.

    Vũ trụ tuyệt đối là một. Không có khởi đầu và không có kết thúc. Nguyên tắc Khí dù ở thời kỳ nào cũng chẳng thay đổi. Chúng tôn trọng vũ trụ tuyệt đối và gọi vũ trụ bằng những tên như Trời, Phật,…với những suy nghĩ tương đối của chúng ta. Không có gì tuyệt đối trong thế giới tương đối này. Trong thế giới tôn giáo, mọi người thường có xu hướng suy nghĩ rằng tôn giáo của họ là đúng còn những tôn giáo khác thì không. Chính niềm tin của họ đã tạo ra sự chia rẽ. Chiến tranh và chém giết giữa các tôn giáo cho đến nay vẫn chưa ngừng nghỉ.

    Tôi điều hành một tổ chức xã hội về Khí có trụ sở ở Tochigi, Nhật bản. Từ “Shin-po Uchu-rei Kan-no Soku Genjyo” được treo trong một cái khung ở mặt trước của Tenshin Gosho tại tổng hành dinh. Từ này có nghĩa là bạn tin vào vũ trụ tuyệt đối và việc luyện tập các nguyên tắc của khí và vũ trụ tuyệt đối sẽ cho bạn bất cứ những gì bạn mong muốn.

    Không ai có thể nói rằng phương Nam là đúng và phương Bắc là sai. Cả hai hướng đều là đúng. Tuy nhiên, sẽ đúng hơn để nói rằng nếu muốn về phương Nam bạn phải đi hướng Nam. Điều này có nghĩa là nếu chúng ta tập các nguyên tắc của Khí thì vũ trụ luôn cho ta những gì ta mong muốn.

    Tôi luôn hỏi các thành viên ở đó là “Các bạn muốn gì, một cuộc sống dương hay một cuộc sống âm?” Một cuộc sống tươi sáng, hạnh phúc, thành công và khoẻ mạnh được gọi là một cuộc sống dương. Một cuộc sống tăm tối, không có gì thành đạt, luôn luôn bệnh tật và không thể tìm được lý do gì mình được sinh ra thì gọi là một cuộc sống âm. Không có học viên nào thích cuộc sống âm tất.

    Như vậy, theo tự nhiên để có được một cuộc sống dương, thì hãy dùng những ngôn từ dương, rèn luyện theo cách dương, liên hệ với mọi người theo cách dương và khuyếch trương Khí ra. Đương nhiên, tôi thích sống một cuộc sống dương, vì vậy tôi chỉ dạy cách khuyếch trương Khí dương ra.

    Mặt trời đang chiếu sáng. Nó chiếu sáng, vậy thì phải có gì đó để bắt đầu sự chiếu sáng này. Nếu ai đó tiếp tục hỏi cái gì ở đó trước khi có sự chiếu sáng đó? Thì chúng ta chỉ có thể trả lời là chẳng có gì và nhưng có một vài thứ ở đó. Điều này có nghĩa là mặt trời chẳng có thể biến thành không, và ở đó có rất nhiều vô vàn những phân tử bé nhỏ.

    Chúng ta thường nghĩ rằng cuộc sống con người bắt đầu khi một tế bào trứng và một tinh trùng được kết hợp với nhau. Nếu được hỏi là những thứ đó từ đâu tới thì bạn chỉ có thể trả lời rằng chúng không bao giờ ở thể trạng không cả mà chúng tồn tại ở dạng những vật thể vô cùng nhỏ bé. Tôi cho rằng vũ trụ là sự tập hợp vô cùng vô tận của hằng hà sa số những vật thể nhỏ bé li ti, và đó cũng là nguyên lý khí của vũ trụ.

    Theo nghĩa này thì mọi thứ được sinh ra từ khí ở trong vũ trụ và rồi lại trở về với trạng thái khí ban đầu. Và chẳng có cái gì biến mất để về trạng thái không cả.

    Điều kiện để cơ thể chúng ta trao đổi khí với vũ trụ được gọi là “iki-teiru” (sống, tồn tại) trong tiếng Nhật. Chúng ta khuyếch trương Khí, vì vậy, chúng ta trao đổi Khí với vũ trụ. Chừng nào chúng ta còn sống thì sẽ là tự nhiên khi chúng ta khuếch trương khí. Mùa xuân đang đến, hãy để chúng ta hoà hợp tâm và thân theo quy luật của vũ trụ và sống một cuộc sống dương.
    Koichi Tohei
    .
    Last edited by Hansy; 02-14-2011 at 06:00 AM.

  11. #30
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .



    Nạp khí trung tiêu
    Ép gối thở ra làm mềm bụng








    .

Trang 3 / 5 ĐầuĐầu 12345 Cuối Cuối

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •