Mất 95,000 việc làm công chức

Monday, October 11, 2010

WASHINGTON (AP) - Một đợt những vụ sa thải của chính phủ trong Tháng Chín đã vượt quá nhịp độ thuê mướn yếu ớt trong lãnh vực tư, khiến các sổ lương trên toàn quốc giảm một con số thuần tổng cộng 95,000 việc làm.

Theo báo cáo của Bộ Lao ộng hôm Thứ Sáu, 8 Tháng Mười, tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức 9.6% vào tháng trước. Tỉ lệ thất nghiệp hiện ở trên mức 9.5% trong 14 tháng liên tiếp, là thời kỳ kéo dài nhất kể từ thập niên 1930.

ây là báo cáo cuối cùng trước những cuộc bầu cử vào Tháng Mười Một, điều đó có nghĩa vào tháng tới các thành viên của Quốc Hội sẽ phải đương đầu với các cử tri, những người bị bất mãn với một nền kinh tế vẫn đang chật vật trong vấn đề tạo việc làm.

áng quan tâm nhất là con số 18,000 - con số các việc làm bị mất sau khi trừ đi 77,000 việc làm tạm cho cuộc kiểm kê dân số chấm dứt vào Tháng Chín.

Một dấu hiệu đáng lo ngại khác là sự tăng vọt về số người làm việc bán thời gian trong khi họ muốn làm việc toàn thời gian. Hàng ngũ của họ đã gia tăng gần một triệu kể từ Tháng Bảy và lên tới tổng cộng 9.5 triệu, con số lớn nhất được ghi nhận kể từ năm 1955.

Khi cộng thêm con số đó với 14.8 triệu người thất nghiệp và 2.5 triệu người đã ngưng tìm kiếm việc làm, có một con số choáng váng là 26.8 triệu người Mỹ bị khiếm dụng, tức 17.1% người Mỹ muốn làm việc mà không có việc làm.

Những mất mát việc làm của chính phủ dẫn đầu những sụt giảm việc làm trong Tháng Chín. Một con số thuần gồm 159,000 việc làm trong khu vực tư đã bị loại. Các chính quyền địa phương cắt giảm 76,000 công việc vào tháng trước, phần lớn là các giáo viên. ó là sự cắt giảm lớn nhất bởi các chính quyền địa phương trong 28 năm nay.

Khu vực tư không bù đắp được các mất mát đó. Các công ty chỉ gia tăng 64,000 việc làm. ó là tháng thứ năm liên tiếp mà việc thuê mướn trong khu vực tư tỏ ra yếu ớt. Và con số đó chỉ bằng khoảng một nửa nhịp độ cần thiết chỉ nhằm bắt kịp đà gia tăng dân số và kềm hãm tỉ lệ thất nghiệp.

Những mất mát việc làm của chính quyền địa phương phản ánh sự thiệt hại mà cuộc suy thoái gây ra cho các ngân sách của chính quyền tiểu bang và địa phương. Nhà cửa mất giá chỉ mới bắt đầu làm giảm thu nhập về thuế bất động sản của các chính quyền địa phương. Hầu hết các chính quyền địa phương và tiểu bang đang phải cân bằng ngân sách của họ, điều đó có nghĩa việc giảm thu nhập khiến họ phải giảm các dịch vụ.

Thị trường việc làm suy yếu khiến Quỹ Dự Trữ Liên Bang (Fed) có thể sẽ phải có thêm các biện pháp để thúc đẩy nền kinh tế. Hầu hết các nhà kinh tế dự đoán Fed sẽ quyết định trong cuộc họp vào tháng tới để mua lại các công trái trong một cố gắng nằm hạ giảm các lãi suất và thúc đẩy thêm sự vay mượn.

Kể từ khi cuộc suy thoái kết thúc vào Tháng Sáu 2009, nền kinh tế đã tăng trưởng với tỉ lệ 3%, theo các kinh tế gia tại Deutsche Bank. Tỉ lệ đó chưa bằng một nửa nhịp độ trung bình 6.5% trong những cuộc hồi phục sau chiến tranh. (n.n.)

Nguoi Viet Online.