Ngày 10.10, người dân Chile vỡ òa hạnh phúc khi mũi khoan T-130 chạm nóc hầm lánh nạn của 33 thợ mỏ đang mắc kẹt trong suốt 66 ngày đêm dưới hầm mỏ ở San Jose.



Jeff Hart (trái).



Mũi khoan này có đường kính rộng 71cm và sâu 622m. Các hình ảnh từ máy quay cho thấy, khu vực bờ tường xung quanh mũi khoan đủ chắc chắn để hy vọng có thể bắt đầu kéo các thợ mỏ lên mặt đất vào ngày thứ tư tới (13.10) sớm hơn rất nhiều ngày so với dự kiến ban đầu. Hiện một nhóm chuyên gia đang triển khai một vụ nổ tạo đường thông đủ rộng cho các cabin giải cứu đặc biệt vào được khu xưởng trống nơi 33 thợ mỏ đang mắc kẹt.

Người thực hiện mũi khoan hy vọng trên là kỹ sư người Mỹ Jeff Hart. Tôi đã hết sức lo lắng. Tôi buộc phải dùng đôi chân để cảm nhận mũi khoan đi tới đâu và hiểu độ rung của mũi khoan cho biết điều gì đang diễn ra Jeff Hart nói. Hart cho hay, tim ông ngừng đập khi đột nhiên cảm nhận được một tiếng động khó hiểu trước khi mũi khoan chạm nóc hầm trú nạn của các thợ mỏ. Ý thức rõ mạng sống của 33 thợ mỏ phụ thuộc vào mình, nên Hart không muốn bất kỳ sai sót nào xảy ra và ông đã thành công.

Vài giờ sau khi hầm khai thác vàng và đồng San Jose sập, Chính phủ Chile đã yêu cầu công ty mỏ quốc doanh Codelco tham gia cứu hộ. Ngay lập tức, Codelco kêu gọi sự giúp đỡ từ công ty mỏ liên doanh Mỹ Chile Geotec Boyles Bros. Và Geotec huy động khẩn trương một đội ngũ các thợ khoan hàng đầu, trong đó có Hart dù lúc đó đang làm việc ở Afghanistan. Theo khẳng định của GĐ điều hành Geotec James Stephanic khi đó, Hart là người thực hiện các mũi khoan T.130 tốt nhất.

Trong 33 ngày thực hiện mũi khoan trên, Hart và các cộng sự gặp vô vàn thử thách: việc lắp đặt máy khoan chuyển từ Mỹ tới khiến công tác cứu hộ chậm trễ nhiều ngày; mũi khoan vướng vào xà kim loại chống hầm; mũi khoan đi chệch hướng bởi khu vực hầm chạy qua một mỏ đá thạch anh Hart thú thật đây là mũi khoan khó khăn nhất trong đời mà ông từng thực hiện.