Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Khi bắt đầu yêu tức là bắt đầu bước vào cuộc sống.
Tục ngữ Pháp
Results 1 to 1 of 1

Chủ Đề: Tiểu sử ca sĩ LƯƠNG TÙNG QUANG

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,677
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Một bức tranh khủng khiếp.
    Thật hiện thực, mà bí hiểm, u ám và cũng tàn nhẫn độc ác trong một phương cách nào đó.
    Vậy mà nó đã do chính tay chị vẽ nên.
    Fedora Golon không hiểu được. Hai đầu gối chị mềm ra, người đàn bà đứng đó và run rẩy. Hai mắt đẫm lệ. Chị không biết liệu nên khóc hay nên la hét, chị chỉ nhìn thấy bức tranh mà người đàn ông kia vừa phơi bày ra trước mặt mình.
    Nền tranh được vẽ trong màu tối. Bức tranh thể hiện một cánh cổng mở, một khung cửa màu xám được đỡ bằng hai cây cột lớn.
    Đằng sau cánh cửa bắt đầu một hành lang u ám. Fedora đã rất cố gắng để thể hiện chiều sâu của hành lang lên nền tranh. Người xem có cảm giác như hành lang dẫn mãi về nơi vô tận hoặc xuống địa ngục.
    Phần trước bức tranh chỉ ra những nhân vật đóng vai trò chính ở đây.
    Các thầy tu!
    Tất cả có năm thầy tu. Họ đều mặc những chiếc áo dài trùm đầu màu xám, tay cầm tay họ tạo thành một vòng tròn. Tư thế của họ giống như đang nhảy quanh chiếc bàn hình oval. Trên bàn tay có phủ một lớp khăn màu đỏ sậm.
    Nhưng đó không phải là thứ khiến cho người đàn bà vừa cảm thấy thu hút vừa kinh hãi. Nỗi sợ của chị bắt nguồn từ những đồ vật đứng trên mặt bàn kia, những đồ vật mà chị hoàn toàn không vẽ.
    Đó là một chiếc đế đựng và quả cầu bằng pha lê đỏ.
    Chị biết cả hai thứ này. Chính vì chúng mà chị đã đi tới thành phố Paris. Chị đã đánh cắp những đồ vật này ở đó. Chiếc đế đựng và quả cầu pha lê là nguyên nhân chuyến đi và cũng là lý do khiến chị làm quen với một người đàn bà bí hiểm có tên là Tanith.
    Chị đã mang cả hai thứ đó về đây, đã đưa chúng xuống tầng hầm này, và bây giờ thì chúng nhảy vào đứng giữa bức tranh.
    Một hiện thực bí hiểm ...
    Bức tranh bây giờ trông thật sống động đến độ người đứng trước nó phải tính đến khả năng những thầy tu kia cũng sẽ bắt đầu chuyển động bất cứ lúc nào, họ chỉ tạm thời bị đờ ra trong một khoảng thời gian ngắn mà thôi. Chỉ riêng dáng người của năm thầy tu đã cho thấy người vẽ chúng là một họa sĩ tài ba tới mức nào.
    Không hề khoe khoang, Fedora quả thật có thể tự gọi mình là một nghệ sĩ tầm cỡ.
    – Thế nào? – Chị nghe thấy giọng của người đàn ông râu rậm. – Em có thấy thích bức tranh không?
    Fedora không nói thành lời. Người đàn bà lấy một hơi vài lần thật sâu, lắc đầu, rồi nhún vai.
    – Em ... em không rõ!
    – Tất cả những thứ này là đồ thật.
    – Anh đang nói về chuyện chiếc đế đựng và quả cầu pha lê? – Fedora hỏi lại.
    – Chính xác!
    – Nhưng tại sao lại như thế được? Em đâu có vẽ chúng. Làm sao chúng có thể nhảy vào bức tranh được?
    – Chính ta đã làm chuyện đó!
    Nữ họa sĩ đã chờ đợi câu trả lời này. Nhưng mặc dù vậy chị vẫn bị sốc, chị lắc đầu bởi không muốn tin.
    – Đúng, em nghe đúng rồi đấy. – Gã đàn ông thì thào. – Đó là những vật thể thật mà em đã mang từ Paris về đây. Chúng rất hợp với bức tranh.
    – Em không hiểu. – Nữ họa sĩ thì thào. – Em thật không hiểu được ...
    – Thôi, chấp nhận đi!
    “Mình chẳng còn con đường nào khác hơn là phải chấp nhận”. – Fedora thầm nghĩ và khuôn mặt chị hằn lên một nếp nhăn đau khổ. Mọi việc đột ngột trở nên trầm trọng, xa lạ. Chị vẫn còn đứng trong ngôi nhà của mình, vậy mà đã mang cảm giác tồn tại trong một khoảng chân không. Nếu suy nghĩ ra đều thật điên khùng. Chị vẽ một bức tranh, một bức tranh mà thật ra chị không hề muốn vẽ. Thế rồi có những vật thể hết sức bình thường đột ngột nhảy vào trong tranh, những vật thể mà chính chị đã mang từ Paris về đây.
    Bên cạnh tất cả những chuyện đó là một người đàn ông bí hiểm, người đã đột ngột nhảy vào cuộc đời chị, chiếm một vị trí mà lẽ ra chỉ dành riêng cho chồng chị. Người đàn ông và bức tranh này chắc phải có một mối liên quan trực tiếp với nhau. Chị đã trao thân cho người đàn ông đó, và mãi tới bây giờ Fedora mới ý thức được rằng thậm chí chị chưa hề biết tên anh ta.
    Thêm một lần nữa, chị cảm nhận đôi bàn tay của người kia và bất chợt rùng mình. Những ngón tay không còn dừng lại trên đôi vai, chúng bây giờ đang ôm trọn lấy cánh tay chị, gây nên cảm giác chiếc váy chị đang mặc trên người hoàn toàn không tồn tại. Những ngón tay đang sờ soạng trên làn da trần.
    Fedora không thể hướng khỏi bức tranh. Chị đã vẽ rất nhiều, nhưng không một bức tranh nào đẹp và hiện thực như bức tranh này. Nó nhắc cho người ta nhớ đến nét vẽ tài ba của những họa sĩ cổ thế kỷ thứ XVI, XVII, những người mà ngày hôm nay được các chuyên gia khẳng định rằng họ đã lột tả được phần hồn của sự vật, khiến các nhân vật trong tranh trông như đang sống.
    – Giờ thì tác phẩm nghệ thuật của em đã hoàn haỏ! – Gã đàn ông thì thào vào vành tai bên phải của Fedora. – Em đã làm rất tốt.
    – Điều đó có nghĩa là ...?
    – Ồ, rồi em sẽ thấy. Em đã lập nên công lớn. Nhất là việc em đã đi Paris và đưa những vật đó về đây, những thứ mà anh rất cần và cả họ cũng rất cần. Chiếc đế đựng và quả cầu pha lê.
    – Ai cần những thứ đó? Họ là ai?
    – Những thầy tu!
    Fedora lắc đầu.
    – Họ đâu có thể sử dụng chúng, kể cả chiếc đế đựng lẫn quả cầu. Đó không phải là người, đó chỉ là những hình được vẽ lên trên tranh ...
    – Đúng thế, người tình của ta. Nhưng em có chắc đó không phải là người không?
    – Tại sao? Chính em ...
    Người đàn ông chỉ cười, nhưng trong một tích tắc sau đó, gã giật nảy người lên.
    – Sao thế? – Fedora hỏi.
    – Có kẻ thù!
    – Tại sao?
    Người đàn ông bước tách ra khỏi chị.
    – Ta cảm nhận thấy như vậy! – Gã thì thào. – Ta cảm nhận rất rõ ...
    – Nhưng ai đến đây mới được chứ?
    Kẻ kia cười lớn.
    – Ai hả? Ta có thể nói rõ cho em biết, người tình của ta, nhưng thôi. Vụ giết người tại thành phố Paris đã bị chú ý. Người ta sẽ tìm ra dấu vết của em, và chính hắn đã tìm đến đây. Nhưng việc này chẳng giúp được gì cho hắn đâụ. – Fedora ngạc nhiên, hoàn toàn không hiểu người đàn ông nói gì. Chị đưa ánh mắt ra khỏi bức tranh và nhìn về phía con người mà chị thuần phục.
    Gã đang đứng bên cánh cửa.
    Chỉ trong một giây đồng hồ, thân hình gã đã biến đổi hoàn toàn. Đột ngột, có vô vàn ngọn lửa xanh nho nhỏ bốc lên trên cơ thể gã, vẽ lại thật rõ ràng từng đường nét. Thế rồi Fedora phát hiện ra một yếu tố khác. Một thân hình thứ hai.
    Thân hình thứ hai này đặt chồng lên thân hình thứ nhất, nhưng không tồn tại thật sự, mà chỉ là một bóng mờ.
    Nó nhảy nhót trên thân hình thứ nhất và là một bức tranh thật tởm lợm. Một khuôn mặt hình tam giác như khuôn mặt một con dê già, thêm vào đó là hai con mắt bốc lửa và một cái miệng rất rộng với hai hàm răng nhọn hoắt nhô ra.
    Bộ mặt của quỷ Satan?
    Người đàn bà rùng mình và sa ngay vào một cơn sốc thứ hai khi hình ảnh của đứa con gái chị đột ngột hiện lên. Bức tranh đó đè chồng lên bức tranh năm tên thầy tu, Fedora nhìn thấy rất rõ cô con gái của chị đang ở trên bãi biển và máu chảy ra từ hai tay nó.
    Thế rồi hình ảnh đó biến đi. Cả người đàn ông trông cũng thoắt bình thường trở lại khi anh ta nhìn vào mặt chị.
    Người đàn bà lùi một bước về sau. Hai chân run rẩy, đầu gối như đã biến thành cao su, và khi đưa tay lên mặt, chị nhận thấy da mình ướt đẫm mồ hôi.
    – Chuyện gì ... Chuyện gì vậy? – Vất vả lắm chị mới lắp bắp nên lời.
    – Gã đàn ông râu ria xồm xoàm cười lớn, đôi mắt gã sáng lên một cách kỳ dị.
    – Pháp thuật. – Gã thở ra. – Pháp Thuật Đen ...
    Fedora không hiểu. Chị đứng đó, nắm chặt hại bàn tay thành nấm đấm.
    Thêm một lần nữa, chị cố nhớ lại những gì mình vừa nhìn thấy. Chính là đứa con gái ruột của chị, một phần của gia đình chị, cái gia đình mà thật ra chị vẫn yêu thương. Trong giây phút này, người đàn bà thấy mình như một con hổ mẹ, sẵn sàng nhảy lên bảo vệ con mình. Chị lắc đầu dữ dội.
    – Để cho nó yên! – Chị gào vào mặt người đàn ông. – Như thế là đủ rồi, anh hớp hồn tôi là đủ rồi! Lisa không dính dáng gì tới chuyện này. Việc này chỉ liên quan tới hai chúng ta!
    – Ngu ngốc! – Gã đàn ông râu xồm lạnh lùng đáp lại. – Ngu ngốc! Cô tưởng là những kẻ khác đứng ngoài cuộc được sao? Không đâu, cô nhầm rồi! Nhầm một cách trầm trọng. Những gì ta đã định làm ta sẽ làm cho bằng được. Cô phải chấp nhận và phải hiểu điều đó. Ta không tự nguyện lùi bước đâu, không lùi một bước. Vòng tròn đã khép lại rồi, bởi chính cô đã mang hai vật thể kia từ Paris về đây, hai thứ ma ta còn thiếu.
    – Nhưng tôi đâu có làm gì chị ấy ...
    – Cô không làm gì sao? – Kẻ kia chế giễu.
    Fedora phẩy tay.
    – Thôi được rồi, bỏ đi. Nói tiếp cũng chẳng có ích gì.
    – Gã đàn ông không nghe lời chị nữa. Cơ thể gã đã căng lên, gã nhìn lên trên cao. Ánh mắt gã như đang khoan xoáy vào trần phòng.
    – Anh sao vậy? – Fedora hỏi.
    Câu trả lời được đưa ra bằng một kiểu cách mà người đàn bà không bao giờ lường tới. Đột ngột, mảnh đất dưới chân chị rung lên. Những chấn động lan truyền khắp ngôi nhà, làm rung chuyển cả những bức tường lẫn nền nhà. Nó giống như một cơn động đất nhỏ, và người đàn bà lảo đảo bước tới gần bức tường ...
    Đột ngột như khi nó xuất hiện, những chấn động thoắt biến đi.
    Mọi vật trở lại binh thường.
    Người đàn bà nhẹ nhõm thở ra, đồng thời lắng tai hướng lên trên, muốn xác định xem phía trên nhà có gì đổ vỡ hay không.
    Bên trên yên tĩnh.
    – Giờ thì chắc chúng đã ngạc nhiên đủ rồi. – Gã đàn ông nói, giơ hai tay xoa vào nhau.
    – Ngạc nhiên về chuyện gì?
    – Ngạc nhiên về những phản ứng mà việc chúng xuất hiện đã gây ra. – Gã giải thích. – Nhưng bây giờ thì em có thể đi lên trên, người tình của ta. Đi lên gặp con gái em và gặp gã đàn ông đó. Ném hắn ra ngoài! Nói với hắn rằng ở đây chẳng có ai chịu được hắn cả. Cứ tin vào anh. Lúc nào anh cũng sẵn sàng giúp em, Fedora. Anh luôn đứng bên cạnh em. Đừng bao giờ quên điều đó!
    – Anh để cho em đi hả?
    – Đúng!
    – Thế còn bức tranh? Em muốn vẽ tiếp!
    – Không! – Gã râu xồm đáp lại. – Em không cần vẽ tiếp!. Nó xong rồi!
    Fedora ngạc nhiên.
    – Chẳng lẽ từ giờ anh sẽ thôi không ra lệnh cho em vẽ tiếp nữa sao?
    – Nếu anh đã nói là em không cần vẽ tiếp, thì có nghĩa là em không cần.
    Fedora gật đầu. Người đàn ông vừa ám chỉ đến bức tranh của chị. Nghĩ tới đó, người đàn bà lại thoắt quên đi tất cả những chuyện khác và thì thào:
    – Nó đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật thật sự.
    – Đúng thế, một tác phẩm rất đặc biệt. – Gã râu xồm đáp.
    Một nụ cười lướt qua đôi môi người đàn bà, nhưng nó đóng băng lại ngay trong tích tắc sau đó. Với vẻ kinh ngạc tột cùng, Fedora đứng sững nhìn bức tranh, giơ tay dụi mắt, nhưng hình ảnh không thay đổi.
    Chị không nhìn lầm.
    Những người thầy tu mà chị vẽ nên bây giờ không đứng yên nữa. Họ chuyển động, họ đang nhảy xung quanh chiếc bàn hình oval, tạo thành một vòng tròn ma quỷ.
    Fedora thật không tin vào mắt mình. Chị đã tính đến nhiều khả năng, nhưng những gì đang nhìn thấy thật sự vượt khỏi giới hạn của trí tưởng tượng.
    Người đàn bà thật sự không thể hiểu nổi, đã bao giờ những hình vẽ trong tranh trở thành người sống chưa?
    Không thể được ...
    Năm thầy tu thật sự không đứng yên nữa. Họ nhảy xoay quanh về một hướng xung quanh cái bàn, giơ tay lên cao, hạ xuống thấp rồi mở miệng ra. Họ tiếp tục chuyển động trong câm lặng, nhưng theo một nhịp điệu nhất định, do một người nào đó ấn định.
    Họ đang nhảy đúng điệu nhảy của dân Do Thái xoay quanh con bò vàng. Chỉ có điều ở đây các thầy tu nhảy xung quanh một chiếc bàn, trên có để chiếc đế đựng và một quả cầu pha lê màu đỏ, họ nhảy như thể đang tôn thờ những đồ vật kia.
    – Họ sống! – Nữ họa sĩ thì thào. – Họ sống ...- Một làn hơi băng giá vuốt dọc sống lưng chị. Người đàn bà hơi còng người xuống, nhìn trân trối vào bức tranh mà mình đã tạo nên và vẫn không thể tin rằng chuyện này lại có thể xảy ra.
    – Đúng, họ đang sống, - Gã đàn ông râu xồm đáp. – Và họ sống là nhờ em.
    Fedora xoay lại.
    – Em?
    – Dĩ nhiên rồi!
    – Không thể thế được, ...
    – Chẳng phải chính em đã vì anh mà đi Paris đất ư?
    – Có chứ, nhưng mà ...
    – Không nhưng mà gì cả. – Người đàn ông chỉ vào bức tranh. – Nguyên nhân cho chuyến đi là điệu nhảy của nhóm năm thầy tu này. Chúng đang nhảy và chúng còn làm được nhiều điều hơn nữa. Cứ tin như vậy đi.
    – Làm gì kia?
    – Chờ đã, người tình của ta! – Gã đàn ông giễu cợt cúi mình xuống. – Dù sao thì ta cũng phải cảm ơn em vì những việc mà em đã làm. Thật đáng khen, thật ngoan ngoãn ... - Gã mỉm cười thêm một lần nữa, rồi xoay người bỏ đi.
    Đó không phải là những bước đi bình thường của một con người, mà là sự biến mất đột ngột. Chỉ trong tích tắc, Fedora không nhìn thấy gã nữa. Tên râu xồm đã tan vào không khí.
    Còn lại một mình Fedora trong hầm. Người đàn bà đứng im, đầu tiên nhìn trân trối vào khoảng không gian trống rỗng trước mặt, rồi xoay đầu và lại nhìn bức tranh.
    Mọi vật đứng im.
    Bức tranh trông giống như lúc trước. Chẳng có thầy tu nào nhảy. Chiếc đế đựng và quả cầu pha lê đứng im trên bàn. Những hình chị đã vẽ vẫn giữ nguyên tư thế ban đầu.
    Nữ họa sĩ đưa tay dụi mắt. Dần dần, chị tự hỏi liệu có phải tất cả những chuyện này đó chỉ là do mình nằm mơ không? Có phải điệu nhảy của những hình vẽ kia chỉ là ảo ảnh chăng?
    Không đâu, không! Nếu như thế thì người đàn ông râu xồm kia sẽ không hề tồn tại. Nhưng chính anh ta đã có thật, anh ta luôn luôn quay trở lại với chị ....
    Người đàn bà không thể suy nghĩ tiếp được nữa. Chị lắc đầu, nuốt khan rồi đi về phía cánh cửa. Dần dần chị hiểu ra rằng, chị đang sa vào một vòng tròn quỷ quái, chẳng dể gì thoát ra. Những xiềng xích vô hình đang giữ chặt lấy và thay đổi nhân cách chị.
    Tất cả những chuyện này rồi sẽ dẫn về đâu?
    Người đàn bà tự hỏi nhưng không tìm được câu trả lời. Nhưng ông ta đã ấn định chị phải làm gì, vì thế mà chị mở cửa và bước ra ngoài.
    Bây giờ yếu tố hơn cả là con gái của chị.

  2. #2
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    9,173
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 8 Lần
    Trong 8 Bài Viết
    Tiểu sử ca sĩ LƯƠNG TÙNG QUANG



    Lương Tùng Quang mang tên thật là Lương Quang Trường Chinh, đã đổi tên của người anh thứ là Lương Quang Tùng thành tên đi hát của mình là Lương Tùng Quang vì thấy "hay hay" và nhất là giám đốc trung tâm anh cộng tác là Vân Sơn và một số bạn bè đã đề nghị anh lấy một tên gồm 3 chữ cho "kêu kêu" như anh nói. Tuy nhiên khi còn ở Úc, anh đã từng đi hát với tên Tùng Quang.
    Lương Tùng Quang là con út trong một gia đình gồm 4 người con trai. Một trong ba người anh của anh vượt biển vào năm 80, định cư tại Úc và sau đó bảo lãnh Lương Tùng Quang, một người anh và mẹ sang đoàn tụ vào năm 90. Còn một người anh ở lại Việt Nam và qua đời vào năm 95.
    Thoạt tiên gia đình Lương Tùng Quang định cư ở thành phố Perth ở miền Tây nước Úc, nhưng sau đó đã chuyển về thành phố Sydney cư ngụ.
    Khi còn ở Sài Gòn, là nơi anh chào đời vào năm 71, gia đình Lương Tùng Quang cư ngụ trên đường Trần Hưng Đạo, ở trong hẻm rạp hát Opera (sau đó đổi thành Đồng Tháp). Anh theo học bậc trung học ở trường Lê Hồng Phong (Pétrus Ký cũ) cho đến khi tốt nghiệp phổ thông để thời gian sau đó được bảo lãnh qua Úc.
    Tuy không được theo học nhạc khi còn ở trong nước, nhưng phần nào Lương Tùng Quang đã tỏ ra say mê ca hát do ảnh hưởng nơi 3 người anh của mình, đều là những ca sĩ và nhạc sĩ, từng có ít nhiều kinh nghiệm trình diễn trên sân khấu. Tuy nhiên Lương Tùng Quang không hề nhận được một sự khuyến khích nào nơi những người anh vì họ nhận thấy giọng hát của anh thường bị rè khi lên những nốt nhạc cao. Trước sự kiện này, Lương Tùng Quang vẫn không nản chí để nuôi ước mơ cố gắng luyện tập để trở thành một ca sĩ. Trong thời gian đầu ở miền Tây nước Úc là nơi không có nhiều người Việt, Lương Tùng Quang đã theo học về ngành du lịch, nhưng sau đó bỏ dở dang để đi làm bình thường trong 4 năm. Thoạt đầu anh gặp khá nhiều bỡ ngỡ và trở ngại về ngôn ngữ đo cách phát âm tiếng Anh của người Úc mà anh cho là rất nặng so với người Mỹ, cũng như khác hẳn cách phát âm được học trong thời kỳ trung học ở Việt Nam. Nhất là khi tiếp xúc với những thổ dân Úc thì anh cho biết hoàn toàn không hiểu được. Trong thời gian này anh thường theo một người bạn làm cùng sở, xử dụng keyboard trong ban nhạc Hy Vọng ở Perth tham dự những buổi dạ vũ hay tiệc cưới vào dịp cuối tuần. Thoạt đầu anh chỉ theo chơi thay vì đến những club của người bản xứ vì không cảm thấy thích hợp, nhưng sau đó đã được ban nhạc này khuyến khích đi hát. Từ đó, do sự học hỏi về kỹ thuật hát, Lương Tùng Quang đã khám phá ra khuyết điểm của mình trước đó để tự sửa chữa để có dịp trình diễn chung với ban nhạc này qua những nhạc phẩm tình cảm ngoại quốc, như nhạc phẩm "Without You" anh hát lần đầu tiên với ban nhạc Hy Vọng. Các anh của anh đã tỏ ra ngạc nhiên trước sự khắc phục được yếu điểm về kỹ thuật của cậu em trai và từ đó đã khuyến khích anh rất nhiều, cũng như bố mẹ anh cũng tỏ ra ủng hộ cậu con út một cách nhiệt tình.
    Trong một lần trung tâm Vân Sơn sang Sydney thực hiện chương trình video số 8, Lương Tùng Quang đã được anh là Quang Kiệt - từng xuất hiện trong một vài kịch vui trên video của trung tâm này giới thiệu với Vân Sơn. Tuy nhiên anh không được hứa hẹn gì trước khi có dịp sang Mỹ thu thử giọng hát của mình. Trong một lần Quang Kiệt được trung tâm Vân Sơn mời sang Mỹ đóng kịch cho một chương trình video, Lương Tùng Quang đã được đề nghị đi theo để mong có được một cơ hội tốt, nếu không cũng là dịp được đi du lịch xa trong trường hợp không được thu nhận.
    Vào khoảng tháng 7 năm 98, Lương Tùng Quang đặt chân lần đầu tiên lên nưới Mỹ xa lạ. Sau khi thử giọng tại phòng thu thanh thường thực hiện những sản phẩm audio cho trung tâm Vân Sơn tại nam California, anh đã được mời ký giao kèo ngay. Một điều may mắn cho Lương Tùng Quang là trước đó anh đã soạn lời Việt cho một nhạc phẩm Trung Hoa dưới tên Cuộc Tình Đánh Mất, và tại phòng thu đã có sẵn nhạc phẩm này nên anh đã được đề nghị hát thử với một kết quả rất khả quan. Trước khi sang Mỹ, anh đã từng soạn lời Việt lần đầu tiên cho một nhạc phẩm ngoại quốc khác dưới tên Quay Về Bến Mơ. Sau này, trong những CD của anh người ta thường thấy một số nhạc phẩm ngoại quốc khác được anh soạn lời Việt trong số có nhạc phẩm Cry. Ngoài ra cuộc sống tình cảm của Lương Tùng Quang trong lứa tuổi thanh niên cũng đã ảnh hưởng không ít đến nội dung những nhạc phẩm do anh soạn lời Việt với những mất mát, những chia lìa và nỗi nhớ nhung. Sự đổ vỡ đó, theo Lương Tùng Quang, đã đến từ sự đòi hỏi của nghề nghiệp của mình, thường phải đi xa nên sự gần gũi không thể thực hiện một cách đều đặn.
    Cũng do sự đòi hỏi của nghề nghiệp, bây giờ Lương Tùng Quang không có một mối tình nào ngoài tình cảm dành cho bạn bè. Nhưng "cho đến bây giờ cháu không có ân hận gì đã bỏ lại sau lưng. Đối với cháu nghệ thuật nặng hơn tình yêu."
    Hiện nay, Lương Tùng Quang đang tiến hành thủ tục để có trong tay một giấy phép làm việc tại Hoa Kỳ. Một khi có được, anh có thể sang Mỹ mỗi lần một năm để sau đó trở về Úc rồi tiếp tục xin gia hạn. Trong khi chờ đợi được chấp nhận, anh hiện dùng chiếu khán, cấp phát theo lời mời của trung tâm Vân Sơn để tham khảo về thị trường văn nghệ ở hải ngoại, mỗi lần kéo dài tối đa 6 tháng.
    Kể từ khi Lương Tùng Quang chính thức bước vào con đường nghệ thuật với trung tâm Vân Sơn và thường đi về Cali nhiều lần trong vòng hơn hai năm nay, những sự cố gắng của anh đang được thành hình với rất nhiều triển vọng.
    Mỗi lần từ Úc sang Mỹ, anh đều liên lạc với những nhà tổ chức ở đây để cùng phối hợp về việc trình diễn, dựa trên thời khóa biểu trong thời gian lưu lại Hoa Kỳ. Sự sắp xếp khéo léo này đã không làm cho Lương Tùng Quang uổng phí thời gian, ngoài những buổi thu thanh hoặc thu hình cho trung tâm Vân Sơn. Là một người đi sau, đã từng nghe rất nhiều ca sĩ khác trình bầy, nhưng Lương Tùng Quang cho biết là không hề chịu ảnh hưởng của một ai, ngoài sự ái mộ dành cho một số giọng ca nào đó. Đối với anh, mỗi ca sĩ đều có một cái anh gọi là "tuyệt chiêu". Cũng trên con đường đi tìm cho mình một "tuyệt chiêu", Lương Tùng Quang hiện đang ở trên con đường tìm tòi và khai thác những ưu điểm của mình để mang đến khán thính giả, hiện đã dành cho anh không ít cảm tình.
    Tại nam California, Lương Tùng Quang cư ngụ ở thành phố Garden Grove nơi nhà của một người hàng xóm trước kia ở Việt Nam, và vẫn thường xuyên liên lạc với bố mẹ anh ở Úc. Song thân anh đều đã ngoài 60 và đang đặt tin tưởng rất nhiều nơi người con trai út của họ đang một mình tranh đấu ở một nơi xa xôi.
    Để trau dồi thêm về nghề nghiệp, Lương Tùng Quang đã từng ghi tên theo học về nhảy Jazz, và keyboard tại trường Golden West. Hiện anh bỏ ra hai ngày một tuần để học về luyện thanh với một nữ giáo sư Mỹ tên Martha Woodhull được khoảng 5 tháng nay để bổ túc cho những khái niệm căn bản về nhạc lý mà anh đã có được khi theo học tai Úc.

    Source: Trường Kỳ
    Hãy luôn đặt mình vào vị trí người khác . Nếu điều đó tổn thương bạn thì nó cũng sẽ làm buồn người khác



Chủ Đề Tương Tự

  1. Tiểu Sử Ca Sĩ Enya.
    By Lạc Việt in forum Tiểu Sử Ca Nhạc Sỹ
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 09-03-2014, 11:00 PM
  2. Tiểu sử ca sĩ Lương Tùng Quang
    By giavui in forum Tiểu Sử Ca Nhạc Sỹ
    Trả Lời: 2
    Bài Viết Cuối: 03-16-2014, 02:50 AM
  3. Tiểu Sử Ca Sĩ PHƯƠNG HỒNG NGỌC
    By giavui in forum Tiểu Sử Ca Nhạc Sỹ
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 03-15-2014, 03:01 AM
  4. Tiểu Sử Ca Sĩ Y PHƯƠNG
    By giavui in forum Tiểu Sử Ca Nhạc Sỹ
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 03-14-2014, 03:03 AM
  5. Tiểu Sử Ca Sĩ Ý LAN
    By giavui in forum Tiểu Sử Ca Nhạc Sỹ
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 03-11-2014, 02:34 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •