Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Muốn nhận hạnh phúc thì trước hết phải chia hạnh phúc.
The Flight Of Freedom
Results 1 to 1 of 1

Chủ Đề: Tiền Bạc Bạc Tiền

  1. #1
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .
    Nguyễn Bá Trác
    có phải là tác giả bài "Hồ Trường"?

    Từ sau năm 1975 trên nhiều bàn nhậu đơn sơ của những con người thất chí bỗng xuất hiện một bài thơ mang tên Hồ Trường.

    Cứ mỗi lần ai đó say thì bài thơ lại được ngân nga đủ mọi chất giọng. Lời thơ kiêu bạc, chen lẫn hùng tráng mà lại bi ai khiến những người thất cơ lỡ vận một phen ngậm ngùi lấy bài thơ ngầm so sánh với thân phận của chính mình.

    Bài thơ Hồ Trường trên Nam Phong tạp chí



    Danh sĩ Nguyễn Bá Trác.
    Source Nguoivietboston

    Lớp người buông tay súng về quê làm ruộng cũng như những sĩ quan cải tạo trở về khi nghe Hồ Trường thì ít nhiều gì cũng cảm thấy bài thơ gần gũi với họ một cách kỳ lạ. Rất nhiều người biết tên tác giả là Nguyễn Bá trác nhưng khi hỏi thêm về thân thế của tác giả này thì ai nấy đều nhìn nhau.

    Mà cần gì biết tác giả là ai. Bài thơ tự nó hay là đủ. Còn gì sung sướng hơn khi những lời thơ như gián tiếp chia sẻ cùng những chàng tráng sĩ thời mới, nay buông gươm ngồi quây quần bên chiếu rượu nhìn nhau ngâm nga bài thơ Hồ Trường mà cảm thấy mình tự thương mình biết bao!

    Hồ trường! Hồ trường! ta biết rót về đâu? Rót về đông phương, nước bể đông chẩy xiết sinh cuồng lạn;

    Rót về tây phương, mưa Tây sơn từng trận chứa chan. Rót về bắc phương, ngọn bắc phong vì vụt, đá chạy cát dương; Rót về nam phương, trời nam mù mịt, có người quá chén, như điên như cuồng….

    Và cứ thế hết chén này tới chén khác rượu chảy xuống lòng cho tan nỗi nhục nhằn và rượu cũng biết người uống chúng đang buồn nỗi buồn Hồ Trường…

    Thật ra bài thơ Hồ Trường xuất hiện trên Nam Phong tạp chí vào đầu thế kỷ 20. Bài thơ được nhiều thế hệ thuộc lòng vì nó ngắn và lời lẽ lại tha thiết bi tráng khó có bài nào trong văn học sử Việt Nam sánh bằng. Bài thơ này ai cũng cho rằng tác giả nó là Nguyễn Bá Trác vì khi in trên Nam Phong tạp chí không thấy ghi chú là được dịch từ một bài thơ của Trung Quốc. Mãi cho tới năm 1998 thì bài thơ mới được Đông Trình dẫn lời của Nguyễn Văn Xuân công bố là dịch từ một ca khúc của Trung Quốc.

    Gần đây nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc Phạm Hoàng Quân mới sưu lục được tác phẩm gốc đã được Nguyễn Bá Trác dịch thoát thành bài thơ bất hủ Hồ Trường

    “Hạn mạn du ký” bản gốc của bài Hồ trường

    Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân cho chúng tôi biết nguyên nhân dẫn ông đến bài thơ bất hủ này:

    - Đó cũng là một việc tình cờ trong lúc tôi làm cái tổng mục lục cho phần Hán văn của Nam Phong. Mặc dù trứơc đó mình có biết bài Hồ trường nhưng khi làm mục lục thì vô tình phát hiện bài “Hạn mạn du ký” bằng chữ Hán. Đọc lướt qua và khi dừng lại thì thấy có bài lời ca Hồ trường bằng chữ Hán ở đó.

    Khi gắn kết bài thơ lại tôi mới nhớ lại thì biết rằng đây là bản gốc của bài Hồ trường, bài mà ông Nguyễn Bá Trác dịch ra tiếng Việt. Bản dịch của ông Nguyễn Bá Trác dịch thẳng từ chữ Hán qua thẳng lời ca chữ Việt không có phiên âm thành ra nó hơi lạ một chút nhưng nội dung nó còn giữ được tinh thần của bản gốc

    Từ đó tôi mới làm cái đối chiếu để cho rõ cái nguồn gốc thì một số anh em thấy vậy cũng hứng thú. Sau đó tôi có viết lại một lần nữa bài viết cho nó đầy đủ hơn về nguồn gốc đó.

    Nam Phong tạp chí là nơi ông Nguyễn Bá Trác từng làm chủ bút phần chữ Hán còn ông Phạm Quỳnh chủ bút phần tiếng Việt.Ông Nguyễn Bá Trác làm chủ bút chữ Hán trong những năm đầu của Nam Phong nên ông ấy có đăng những công trình nghiên cứu hay du ký của ông ấy lên trên phần chữ Hán.



    Bìa Nam Phong Tạp chí số 1,
    xuất bản năm 1917.Wikipedia


    Có một số đã được dịch và đăng bên phần tiếng Việt còn một số vẫn còn ở bản chữ Hán cho đến hiện nay thì vẫn còn một số công trình của Nguyễn Bá Trác chưa được dịch ra tiếng Việt.

    Theo nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân thì cho đến nay, có ít nhất 5 bản in lời ca Hồ Trường mà các bản có nhiều chỗ không giống nhau. Một trong năm bản ấy là Nam phương Ca khúc. Hồ Trường so với Nam phương ca khúc có nhiều điểm khác biệt. Nguyễn Bá Trác đã linh động nương theo âm điệu tiếng Việt và có chỗ thêm tứ có chỗ bớt lời, khéo giữ được cái thần thái hào sảng của nguyên tác. Sau dây là bản dịch từ Nam phương ca khúc đã được Phạm Hoàng Quân phiên âm

    Bản dịch từ Nam phương ca

    Kẻ trượng phu sống mà không vạch gan, bẻ cột lo giềng mối cho đời
    Rong chơi bốn biển, quê hương ở nơi đâu?
    Quay đầu trông về nam, miệt mù vậy hỉ! Trời mây nối màu xanh ngắt
    Lập công chẳng được, học không xong, trai trẻ có bao lâu, ngồi ngó trăm năm, thân đuổi cuộc sớm chiều.
    Vỗ tay hát khùng, hỏi đời kia, đất trời mờ mịt vậy, một người tri kỷ tìm ở đâu, thử đến giúp ta rót chén rượu này
    Ta quăng chén rượu đầy trộn nước biển đông, nước biển đông nổi cuộn vạn lớp sóng
    Ta quăng chén rượu đầy vào mưa núi tây, mưa núi tây một trận sao lênh láng
    Ta quăng chén rượu đầy đuổi theo gió bắc, gió bắc tung cát lăn đá bay nơi khác
    Ta quăng chén rượu đầy vào mây mù trời nam, trong mây mù có người há miệng điềm nhiên say tràn
    Trời đất dọc ngang đều mất hết, sao ta không say, chí ta thời ta làm
    Từ xưa nam nhi đuổi theo tang bồng, cớ gì sùi sụt sầu cố hương.

    Chữ “thương” trong bài Hồ Trường



    Trang trong tờ Nam Phong Tạp chí .


    Theo nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân thì điểm đặc biệt nhất của bài Hồ Trường là chữ “thương” ở cuối câu thứ 5 đã đựơc lập lại nhiều lần trong lời ca. Chữ này có thể đọc là “trường” hay “tràng” đều đựơc. Nguyễn Bá Trác đã sáng tạo từ một chữ “thương” đơn giản thành chữ “Hồ trường” rồi thành hẳn một bài ca thì cũng là điều kỳ thú.

    Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân phân tích chữ “thương” trong bài ca như sau: Thứ nhất, “thương” là cái chén uống rượu giống như cái tước, làm bằng sừng, “thương” là chén rót đầy rượu, khi chưa rót rượu vào thì gọi là “chí”;

    Thứ hai, khi mời rượu người khác một cách kính trọng gọi là “thương”.

    Thứ ba, khi tự uống rượu một mình cũng gọi là “thương”, Phạm Thành Đại trong bài “Túc tư khẩu thỉ văn nhạn” có câu “bá tửu bất năng thương” có nghĩa là nâng ly khó uống một mình.

    Bản dịch trên Nam Phong tạp chí số 41 năm 1920

    Sau đây là nguyên bản lời ca Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác dịch thoát trích từ Nam Phong tạp chí số 41 năm 1920. Do Việt Long đọc

    Trượng phu không hay sé gan bẻ cột phù cương thường;
    Hà tất tiêu dao bốn bể, luân lạc tha hương
    Trời nam nghìn dậm thẳm, mây nước một mầu sương
    Học không thành, danh chẳng lập, trai trẻ bao lâu mà đầu bạc, trăm năm thân thể bóng tà dương.
    Vỗ tay mà hát, nghiêng đầu mà hỏi, trời đất mang mang, ai là tri kỷ lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
    Hồ trường! Hồ trường! ta biết rót về đâu?
    Rót về đông phương, nước bể đông chẩy xiết sinh cuồng lạn;
    Rót về tây phương, mưa Tây sơn từng trận chứa chan
    Rót về bắc phương, ngọn bắc phong vì vụt, đá chạy cát dương;
    Rót về nam phương, trời nam mù mịt, có người quá chén, như điên như cuồng
    Nào ai tỉnh, nào ai say, chí ta ta biết, lòng ta hay
    Nam nhi sự ngiệp ở hồ thỉ, hà tất cùng sầu đối cỏ cây.

    Quý vị vừa nghe một ít chi tiết về xuất xứ của bài thơ Hồ Trường do Nguyễn Bá Trác dịch thoát từ một bài ca trong Nam phương ca khúc. Sau đây mời quý vị thưởng thức toàn bộ bài thơ qua giọng ngâm của nghệ sĩ Trần Lãng Minh….với dàn nhạc cụ cổ truyền do các nghệ sĩ Phạm Đức Thành, Thanh Hòa và Chí Hòa phụ trách.






    Mặc Lâm, biên tập viên RFA
    2011-04-01


    Đôi lời xin thưa của người post bài,

    Trong số những bài về Hồ Trường mà tôi đã hân hạnh được đọc, xin trình ra một bài điển hình, là bài được đăng trên đài RFA, ấn bản Việt Ngữ, do Mặc Lâm biên soạn, dẫn lời của "nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc Phạm Hoàng Quân".

    Trích:

    ..."...Bài thơ này ai cũng cho rằng tác giả nó là Nguyễn Bá Trác vì khi in trên Nam Phong tạp chí không thấy ghi chú là được dịch từ một bài thơ của Trung Quốc. Mãi cho tới năm 1998 thì bài thơ mới được Đông Trình dẫn lời của Nguyễn Văn Xuân công bố là dịch từ một ca khúc của Trung Quốc.

    Gần đây nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc Phạm Hoàng Quân mới sưu lục được tác phẩm gốc đã được Nguyễn Bá Trác dịch thoát thành bài thơ bất hủ Hồ Trường

    “Hạn mạn du ký” bản gốc của bài Hồ trường

    Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân cho chúng tôi biết nguyên nhân dẫn ông đến bài thơ bất hủ này:

    -Đó cũng là một việc tình cờ trong lúc tôi làm cái tổng mục lục cho phần Hán văn của Nam Phong. Mặc dù trứơc đó mình có biết bài Hồ trường nhưng khi làm mục lục thì vô tình phát hiện bài “Hạn mạn du ký” bằng chữ Hán. Đọc lướt qua và khi dừng lại thì thấy có bài lời ca Hồ trường bằng chữ Hán ở đó.

    Khi gắn kết bài thơ lại tôi mới nhớ lại thì biết rằng đây là bản gốc của bài Hồ trường, bài mà ông Nguyễn Bá Trác dịch ra tiếng Việt. Bản dịch của ông Nguyễn Bá Trác dịch thẳng từ chữ Hán qua thẳng lời ca chữ Việt không có phiên âm thành ra nó hơi lạ một chút nhưng nội dung nó còn giữ được tinh thần của bản gốc

    Từ đó tôi mới làm cái đối chiếu để cho rõ cái nguồn gốc thì một số anh em thấy vậy cũng hứng thú. Sau đó tôi có viết lại một lần nữa bài viết cho nó đầy đủ hơn về nguồn gốc đó.

    Nam Phong tạp chí là nơi ông Nguyễn Bá Trác từng làm chủ bút phần chữ Hán còn ông Phạm Quỳnh chủ bút phần tiếng Việt. Ông Nguyễn Bá Trác làm chủ bút chữ Hán trong những năm đầu của Nam Phong nên ông ấy có đăng những công trình nghiên cứu hay du ký của ông ấy lên trên phần chữ Hán...."...
    (hết trích).


    Trong bài của tác giả Chân Phương ở trên, có đoạn sau:

    Trích:

    ..."...
    2. Cho đến nay, nhiều người vẫn tin rằng “Nam Phương Ca Khúc – Hồ Trường” là một bài thơ khuyết danh do một người Trung hoa nào đó sáng tác.

    Tuy nhiên, xét về mặt tư tưởng và ý nghĩa, khi còn bé được đọc qua Hồ Trường lần thứ nhất chúng tôi đã cảm nhận được ý tứ và hình ảnh gần như trọn vẹn của “chí làm trai” do Uy Viễn Tướng Quân viết ra gần trăm năm trước đó (tính từ 1920 ngược về 1830’s!):

    Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc.
    Nợ tang bồng vay trả, trả vay.
    Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây,
    Cho phỉ sức vẩy vùng trong bốn bể.
    Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
    Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.
    Đã chắc rằng ai nhục ai vinh,
    Mấy kẻ biết anh hùng khi vị ngộ.
    Cũng có lúc mưa dồn sóng vỗ,
    Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong.
    Chí những toan xẻ núi lấp sông,
    Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ.
    Đường mây rộng thênh thênh cử bộ,
    Nợ tang bồng trang trắng, vỗ tay reo
    Thảnh thơi thơ túi rượu bầu.

    Kìa nọ, cũng bầu rượu, vỗ tay, reo cười, vùng vẫy (nay thành rót rượu) bốn phương Đông-Tây-Nam-Bắc… Cũng tang bồng, bốn bể, sóng cuồng, gió cả, mưa tuôn… Và, cả “cuồng lan - 狂瀾” từ “Kẻ Sĩ”. Cả hai bài này, Kẻ Sĩ và Chí Làm Trai, đều được cụ Nguyễn Công Trứ trước tác bằng chữ Nôm.

    Người Trung hoa đọc được chữ Nôm để bắt chước theo ý tứ của cụ qua bài “Chí Làm Trai” rồi viết thành Hán văn “Nam Phương Ca Khúc”; chẳng phải là điều hiếm thấy hay sao?

    Nó lại còn khó tin hơn nữa nếu chúng ta cho rằng một người Trung hoa nào đó đọc được tư tưởng của Uy Viễn Tướng Quân từ đầu thế kỷ mười chín rồi sáng tác thành bài thơ-ca “Nam Phương Ca Khúc”; Để rồi gần trăm năm sau, đầu thế kỷ hai mươi, có người Việt khác là cụ Nguyễn Bá Trác lại học được bài thơ ấy bằng Hán văn và dịch thơ để thuật lại trong truyện du ký và đem đi đăng báo.

    Ngày nay, người Tàu tại Hoa lục cũng như khắp thế giới không biết gì về bài thơ Hán văn đó. Chúng tôi lục tìm trên liên mạng toàn cầu, nhưng hoàn toàn không thấy tăm hơi của bài thơ được nói đến trong cộng đồng những người dùng Hán văn (người Tàu). Các links nhận được trong khi lục lọi, chỉ toàn các websites của người VN! ..."...
    (hết trích)

    Thưa quý vị,

    Vậy sự kiện "nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc Phạm Hoàng Quân" của CHXHCNVN tuyên bố xác nhận "bài Hồ Trường nguyên tác vốn là của tác giả Trung hoa nào đó, cụ Nguyễn Bá Trác chỉ dịch mà lại không ghi tên tác giả", liệu có là một sự vu cáo cho người xưa chăng? Nhất là cụ Nguyễn Bá Trác lại bị nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa xử bắn, xin coi một đoạn tiểu sử:

    Nguyễn Bá Trác sinh năm Tân Tỵ (1881) tại làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thuở nhỏ ông theo học ở Quảng Nam, năm 1906, thi đỗ Cử nhân ở Huế.

    Hưởng ứng lời kêu gọi của các nhà ái quốc trong phong trào Đông Du, ông ra Hà Nội học tiếng Pháp và năm 1908, ông sang du học ở Nhật. Nhưng cũng ngay năm ấy, dưới sức ép của Pháp, chính phủ Nhật đã giải tán phong trào Đông Du, ông phải sang Trung Quốc rồi trở về Hà Nội (Việt Nam) năm 1914, làm ở Phòng báo chí Phủ Toàn quyền Đông Dương và Chủ bút phần Hán văn tờ Cộng Thị cho đến năm 1916.

    Năm 1917, dưới sự bảo trợ của Louis Marty, Phạm Quỳnh sáng lập Nam Phong tạp chí, ông nhận làm Chủ bút phần Hán văn.

    Sau thôi làm ở báo Nam Phong, ông vào Huế làm Tá lý Bộ Học và lần lượt trải qua các chức vụ: Tuần vũ Quảng Ngãi, Thị lang Bộ Binh, Tổng đốc Thanh Hóa, Tổng đốc Bình Định.

    Tháng 8 năm 1945, Việt Minh lên nắm chính quyền, ông bị xử bắn công khai tại Quy Nhơn (Bình Định).

    (Trích Wikipedia)

    Cho nên kẻ post xin chuyển thêm bài này để quý độc giả tìm hiểu thêm về "những người muôn năm cũ", phải chăng bài “Hạn mạn du ký” bằng chữ Hán cũng do chính cụ Nguyễn sáng tác rồi in vào phần Hán Tự của Nam Phong Tạp Chí (PHQ viết: Ông Nguyễn Bá Trác làm chủ bút chữ Hán trong những năm đầu của Nam Phong nên ông ấy có đăng những công trình nghiên cứu hay du ký của ông ấy lên trên phần chữ Hán...."...). Nay bỗng nhiên bị tước bỏ đứa con tinh thần để tặng không cho một người Tầu nào đó, chẳng thấy tài liệu nào chứng tỏ có ai là "tác giả Trung hoa nào đó" có hiện hữu hay không, cũng chẳng biết tên, chẳng tìm ra âm hao trên mạng lưới Hán tự toàn cầu, khôi hài quá.

    Chỉ tội nghiệp cụ Nguyễn, bỗng dưng bị mất tác phẩm, lại còn bị miệng lưỡi thế gian đổ tiếng xấu cho cụ, vô lý thật.

    Xin cảm ơn tác giả Chân Phương.

    Kính,
    ĐPK
    .
    Last edited by khieman; 02-05-2014 at 08:09 PM.

Chủ Đề Tương Tự

  1. Tiêu hủy 133 máy đánh bạc ăn tiền
    By duyanh in forum Tôi - Người Việt Nam
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 05-11-2011, 12:11 PM
  2. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 03-11-2011, 01:19 PM
  3. Thua bạc, cạy phá máy ATM để trộm tiền
    By duyanh in forum Tin Tức Việt Nam
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 02-14-2011, 01:34 PM
  4. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 01-28-2011, 01:09 PM
  5. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 01-20-2011, 12:56 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •