Mỗi bức ảnh phản ảnh một số phận, một kiếp người. Nhưng chung quy lại, chúng đều mang lại cho người xem những sự ám ảnh khó tả.



Cậu bé 2 tuổi người Kosovo được đưa qua hàng rào dây thép gai để đoàn tụ với gia đình. Tác giả bức ảnh là Carol Guzy trở thành người phụ nữ đầu tiên thế giới đoạt giải ảnh báo chí Pulitz

Vỏ đạn ngập tràn trên đường phố thủ đô Monrovia, Liberia. Cuộc nội chiến đẫm máu ở đất nước này cướp đi sinh mạng hàng trăm ngàn người từ năm 1991 đến năm 2002.
Cuộc tấn công đẫm máu ở Đại học Thammasat, Thái Lan năm 1977 khi các sinh viên bị bắn, bị đánh đến chết.
Cậu bé người Haiti cố gắng lượm lặt được một chiếc xe đẩy sau khi siêu bão Hannah tàn phá nơi này năm 2008.
Một người phụ nữ chống lại cảnh sát Israel khi bị buộc khỏi đi khỏi nơi cư trú bị cho là bất hợp pháp của mình ở Bờ Tây.
Khoảnh khắc biểu tượng kinh tế nước Mỹ - Tòa tháp đôi New York bị hai máy bay dân sự đâm vào. Mỹ đã lao vào cuộc chiến với Osama Bin Laden sau vụ khủng bố khiến cả nước Mỹ bàng hoàng .
Người phụ nữ ở bang Tamil Nadu, Ấn Độ khóc than trước xác người thân bị chết trong trận sóng thần.
Ánh mắt ám ảnh của một cậu bé Ấn Độ thiệt mạng trong thảm kịch rò rỉ chất độc từ nhà máy thuốc trừ sâu Bhopal. Chỉ trong một đêm 02 rạng sáng 03/12/1984, có đến 3,000 người chết; 5,000 người nữa ngã xuống trong vòng 3 ngày sau đó; và suốt hơn 20 năm sau, không dưới 15 ngàn người đã được ghi nhận là tử vong và hàng chục nghìn người mắc di chứng sau thảm họa kinh hoàng này.
Cậu bé người Iraq trải qua hàng chục ca phẫu thuật giành giật sự sống và cái chết sau một vụ khủng bố đẫm máu ở Iraq năm 2005.
Cô bé Omayra Sánchez là nhân vật trong bức ảnh của Frank Fournier đã khiến cả thế giới bị sốc. Cô bé là một trong 25.000 nạn nhân trong vụ núi lửa Nevado del Ruiz của Colombia phun trào năm 1985. Omayra Sanchez đã phải ngâm mình trong nguồn nước độc suốt 3 ngày. Thứ nước này là nguyên nhân khiến đôi mắt của em trở nên đen sì. Sau 3 ngày vật lộn, Omayra chết do hạ thân nhiệt và hoại tử.

theo depplus