Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Không có hạnh phúc tột đỉnh nào trên cõi đời này mà không bị trĩu nặng bởi những tai họa, cũng không có hạnh phúc nào lên đến tận cùng mà không ngả xuống vì tai ương của nó.
Jerbey Taylor
Results 1 to 1 of 1

Chủ Đề: Chả Cá

  1. #1
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,503
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết

    Chả Cá

    Chả Cá



    VietFreeFun



  2. #2
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    45,805
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 17 Lần
    Trong 17 Bài Viết

    Xung đột Nga - Ukraine đẩy chi tiêu quân sự toàn cầu lên cao kỷ lục

    Xung đột Nga - Ukraine đẩy chi tiêu quân sự toàn cầu lên cao kỷ lục






    Quân nhân Ukraine khai hỏa bằng lựu pháo D-30 vào các vị trí của Nga gần Bakhmut, miền đông Ukraine, vào ngày 21 tháng 3 năm 2023, trong bối cảnh Nga xâm lược Ukraine. (Ảnh: SERGEY SHESTAK/AFP/Getty Images)

    Chi tiêu quân sự toàn cầu đạt mức cao kỷ lục 2,2 nghìn tỷ USD vào năm ngoái do tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine và phản ánh một thế giới ‘ngày càng trở nên bất ổn', theo báo cáo thường niên của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), có trụ sở ở Thụy Điển, công bố hôm 24/4.

    Báo cáo của SIPRI ghi nhận rằng mức chi tiêu quân sự toàn cầu đã tăng năm thứ 8 liên tiếp, đánh dấu mức cao nhất kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc cách đây hơn 3 thập niên.

    Theo một tuyên bố từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, ước tính chi tiêu quân sự đã được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát và tăng 3,7% so với năm 2021. Năm ngoái, chi tiêu quân sự ở châu Âu tăng 13% lên 345 tỷ USD.

    Báo cáo cho biết chi tiêu quân sự không chỉ bao gồm chi tiêu cho vũ khí mà còn bao gồm các chi phí khác như tiền lương cũng như chi phí cho nghiên cứu và phát triển.

    Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga là những quốc gia có mức chi tiêu cao nhất trong lĩnh vực quân sự vào năm 2022.

    “Sự gia tăng liên tục trong chi tiêu quân sự toàn cầu trong những năm gần đây là dấu hiệu cho thấy chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng bất ổn. Các quốc gia đang củng cố sức mạnh quân sự của mình để đối phó môi trường an ninh đang xấu đi, dự kiến sẽ không được cải thiện trong tương lai gần”, ông Nan Tian, nhà nghiên cứu cấp cao tại chương trình sản xuất vũ khí và chi tiêu quân sự của SIPRI, cho biết.

    Các nước Trung và Tây Âu đã chi 345 tỷ USD cho quân đội, đánh dấu mức cao nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc vào năm 1989. Con số này cũng tăng 30% so với năm 2013.

    Nhiều quốc gia trên thế giới tăng chi tiêu quân sự sau khi Nga tấn công Ukraine. Đồng thời, nhiều quốc gia khác cũng đang lên kế hoạch tăng chi tiêu quân sự trong thập kỷ tới.

    “Xung đột Nga - Ukraine có tác động tức thì đến các quyết định chi tiêu quân sự ở Trung và Tây Âu. Xu hướng tăng chi tiêu quân sự đã nằm trong kế hoạch của một số chính phủ trong nhiều năm nay", ông Diego Lopes da Silva, một nhà nghiên cứu cấp cao của SIPRI, cho biết.

    “Kết quả là, chúng ta sẽ thấy chi tiêu quân sự ở Trung và Tây Âu tiếp tục tăng trong những năm tới”, ông nhấn mạnh.

    Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, bắt đầu từ cuối tháng 2/2022, đã khiến các quốc gia khác có chung biên giới với Nga hoặc những nước trước đây thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô "cảm thấy bất an". Vì lẽ đó nên chi tiêu quốc phòng của Phần Lan tăng tới 36%, Litva (Lithuania) tăng tới 27%, Thụy Điển tăng 12% và Ba Lan tăng 11%, theo SIPRI.

    Ông Lorenzo Scarazzato, nhà nghiên cứu thuộc Chương trình chi tiêu quân sự và sản xuất vũ khí của SIPRI, nói: “Mặc dù cuộc chiến toàn diện mà Nga phát động ở Ukraine chắc chắn ảnh hưởng đến các quyết định chi tiêu quân sự (của Châu Âu) vào năm 2022, nhưng những lo ngại về Nga đã có từ lâu. Nhiều quốc gia thuộc khối Đông Âu cũ đã tăng hơn gấp đôi chi tiêu quân sự kể từ năm 2014, năm mà Nga sáp nhập Crimea”.



    Các binh sĩ Ukraine thuộc Lữ đoàn Không kích 80 nã pháo về hướng Bakhmut trong bối cảnh cuộc chiến Nga - Ukraine tiếp diễn ở Donetsk, Ukraine, hôm 13/4/2023. (Ảnh: Diego Herrera Carcedo/Anadolu/Getty Images)
    Nga và Ukraine đồng loạt tăng chi tiêu quân sự

    Chi tiêu quân sự của Nga ước tính tăng 9,2% vào năm 2022 lên khoảng 86,4 tỷ USD. Con số này tương đương với 4,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga vào năm 2022 và tăng từ 3,7% GDP vào năm 2021.

    Các số liệu do Nga công bố vào cuối năm 2022 cho thấy chi tiêu cho quốc phòng (hạng mục đắt đỏ nhất trong chi tiêu quân sự của Nga), cao hơn 34%, theo giá trị danh nghĩa (không điều chỉnh theo lạm phát), so với kế hoạch ngân sách được lập vào năm 2021.

    Giám đốc Chương trình chi tiêu quân sự và sản xuất vũ khí của SIPRI Lucie Beraud-Sudreau cho biết: “Sự khác biệt giữa kế hoạch ngân sách và chi tiêu quân sự thực tế của Nga vào năm 2022 cho thấy chiến dịch quân sự ở Ukraine đã gây tổn thất cho Nga nhiều hơn so với dự tính”.

    Chi tiêu quân sự ở Ukraine đã tăng 640%, lên 44 tỷ USD vào năm 2022 - mức tăng chi tiêu quân sự cao nhất trong một năm của một quốc gia từng được ghi nhận trong dữ liệu SIPRI. Tính theo phần trăm GDP, chi tiêu quân sự của quốc gia Đông Âu này đã tăng lên 34% vào năm 2022 từ mức 3,2% của năm trước.



    Các binh sĩ thuộc Trung đoàn bộ binh xung kích số 5 của Ukraine cho đạn vào thùng trước khi đặt súng phóng lựu tự động MK-19 do Mỹ sản xuất về phía các vị trí của Nga cách đó chưa đầy 800 mét tại tiền tuyến gần Toretsk ở vùng Donetsk vào ngày 12 tháng 10 năm 2022. (Ảnh: YASUYOSHI CHIBA/AFP via Getty Images)

    Mỹ mạnh tay chi tiêu cho quân sự bất chấp lạm phát tăng vọt

    Hoa Kỳ vẫn là quốc gia chi tiêu quân sự lớn nhất thế giới - tăng 0,7% lên 877 tỷ USD vào năm 2022 và chiếm 39% tổng chi tiêu quân sự toàn cầu. Mức tăng này gấp ba lần so với Trung Quốc, nước có chi tiêu quân sự đứng thứ 2 sau Hoa Kỳ.

    Nếu không vì yếu tố lạm phát cao năm 2022, Mỹ có thể còn chi mạnh tay hơn nữa cho quân sự. Nguyên nhân được cho là do lạm phát của Mỹ cán mốc 8,6% vào tháng 5/2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1981.

    Ông Nan cho biết: “Việc gia tăng chi tiêu quân sự của Hoa Kỳ vào năm 2022 phần lớn là do mức viện trợ quân sự chưa từng có mà nước này đang cung cấp cho Ukraine. Với quy mô chi tiêu của Hoa Kỳ, thậm chí một tỷ lệ tăng nhỏ cũng có tác động đáng kể đến mức chi tiêu quân sự toàn cầu”.

    SIPRI ước tính rằng Hoa Kỳ đã viện trợ quân sự cho Ukraine 19,9 tỷ USD, chiếm 2,3% tổng chi tiêu quân sự của Hoa Kỳ.

    “Vào năm 2022, Hoa Kỳ đã phân bổ 295 tỷ USD cho các hoạt động và bảo trì quân sự, 264 tỷ USD cho mua sắm và nghiên cứu và phát triển, và 167 tỷ USD cho quân nhân", theo SIPRI.



    Các binh sĩ Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản lái pháo tự hành Type 99 155mm trong cuộc tập trận bắn đạn thật tại thao trường ở Khu cơ động Đông Fuji ở thành phố Gotemba, tỉnh Shizuoka, Nhật Bản, hôm 22/5/2021. (Ảnh: Akio Kon/ Pool/ Getty Images)

    Trung Quốc và Nhật Bản dẫn đầu ở châu Á và châu Đại Dương

    Vào năm 2022, các quốc gia ở Châu Á và Châu Đại Dương đã chi tổng cộng 577 tỷ USD cho quân đội của họ. Con số này tăng 2,7% so với năm 2021 và 45% so với năm 2013. Khu vực này đã chứng kiến ​​xu hướng tăng đều đặn trong chi tiêu quân sự ít nhất kể từ năm 1989.

    Trung Quốc đã chi 292 tỷ USD vào năm 2022, tiếp tục là quốc gia chi tiêu lớn thứ hai thế giới. Con số này cao hơn 4,2% so với năm 2021 và 63% so với năm 2013. Chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã tăng trong 28 năm liên tiếp.

    Nhật Bản đã chi 46 tỷ USD, tương đương 1% GDP, tăng 5,9% so với năm 2021. Đây là mức chi tiêu quân sự cao nhất của nước này kể từ năm 1960.

    “Năm 2022, Nhật Bản đã đặt ra một chiến lược an ninh quốc gia mới đầy tham vọng nhằm tăng cường năng lực quân sự của nước này trong thập kỷ tới để đối phó với các mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc, Triều Tiên và Nga”, theo báo cáo của SIPRI.

    Ông Xiao Liang, nhà nghiên cứu thuộc Chương trình chi tiêu quân sự và sản xuất vũ khí của SIPRI, nhận định: “Nhật Bản đang trải qua một sự thay đổi sâu sắc trong chính sách quân sự của mình”.

    Các nước khác

    Ấn Độ là nước chi tiêu quân sự lớn thứ tư thế giới với 81,4 tỷ USD vào năm 2022, tăng 6% so với năm 2021 và 47% so với năm 2013. Con số này phản ánh căng thẳng biên giới đang leo thang giữa nước này với Trung Quốc và Pakistan.

    Trong khi đó, Ả Rập Xê Út đã chi khoảng 75 tỷ USD.

    Các thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã chi tổng cộng 1,2 nghìn tỷ USD. Trong đó, Vương Quốc Anh chi nhiều nhất ở khu vực Trung và Tây Âu, bao gồm khoảng 2,5 tỷ USD (3,6%) là viện trợ quân sự cho Ukraine.

    Theo The Epoch Times

    Lam Giang biên dịch
    Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
    Ta có thêm ngày nữa để yêu thương

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •