Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “* Muốn hiểu thế nào là Tình Yêu và Hạnh Phúc, phải biết sống cho kẻ khác, nghĩa là phải biết yêu
Godwin
Trang 2 / 2 ĐầuĐầu 12
Results 11 to 15 of 15

Chủ Đề: Áp dụng Chánh Kiến vào đời sống

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    848
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết

    Áp dụng Chánh Kiến vào đời sống




    Áp dụng Chánh Kiến vào đời sống


    Có bài kệ tóm tắt con đường tu hành của người Phật tử, như sau:

    Không làm những điều ác

    Siêng làm những việc lành

    Tự thanh tịnh tâm ý

    Lời chư Phật dạy rành.


    “Không làm những điều ác” và “Siêng làm những việc lành” là phần đạo đức thế gian, không riêng đạo Phật, mà hầu hết các tôn giáo và các nền giáo dục trên khắp thế giới đều dạy. Duy câu “Tự thanh tịnh tâm ý” thì mới chính là đặc điểm riêng biệt của đạo Phật.

    Tại sao vậy?

    Tại vì, nội dung của “tự thanh tịnh tâm ý” thâu gồm sự giải thoát khỏi hết tất cả mọi vướng mắc gây ra bởi Tham, Sân và Si.

    Hóa giải ba sự độc hại này, chuyển thành Giới, Định, Tuệ, chấm dứt tất cả những nỗi thống khổ, là Đạo Đế, là Bát Chánh Đạo, gồm có:

    - Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng thuộc về Giới học
    - Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định thuộc về Định học
    - Chánh Kiến, Chánh Tư Duy thuộc về Tuệ học.

    Trong đó, Chánh Kiến quan trọng nhất, vì có chánh kiến thì toàn bộ con đường tu học mới được soi sáng, không bị lạc vào tà đạo.

    Đức Phật đã nói trong kinh Trung Bộ rằng :

    ... “ ... chánh kiến đi hàng đầu. Thế nào là chánh kiến? Ta nói có hai loại, có loại chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo; có loại chánh kiến thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi...”....


    Từ ngữ chánh kiến được dùng trong Bát Chánh Đạo cũng còn gọi là chánh tri kiến, có nghĩa là thâm hiểu Tứ Diệu Đế. Người thâm hiểu, giác ngộ Tứ Diệu Đế thì sẽ nảy sinh chánh tri kiến.

    Nơi kinh Tương Ưng Bộ, đức Phật đã giải thích rõ ràng về Chánh Kiến, như sau:

    "Này chư Tỳ-khưu, thế nào là chánh tri kiến? Đó là sự thông hiểu về khổ, sự thông hiểu về nguyên nhân của khổ, sự thông hiểu về sự diệt khổ, và sự thông hiểu về con đường diệt khổ."

    Cũng cần lưu ý đôi chút về từ ngữ chánh kiến.

    Trong đời sống, chúng ta thường nghe nói đến chánh kiến với nghĩa là ý kiến, quan điểm, lập trường chính trị, thí dụ “bất đồng chánh kiến”, nghĩa là ý kiến về chính trị khác nhau.

    Tiếng Hán có nhiều từ tuy cùng âm thanh nhưng viết khác và nghĩa cũng khác. Cho nên còn một chữ chánh khác nữa có nghĩa là điều phải, chánh đáng, ngay thẳng. Vì thế, từ ngữ chánh kiến còn có nghĩa là sự hiểu biết đúng đắn.

    Nhưng Chánh Kiến trong Bát Chánh Đạo thì lại đặc biệt khác. Chánh Kiến ở đây có nghĩa là thấu triệt Bốn Chân Lý Thâm Diệu. Kinh ại Tứ Thập và Kinh Chánh Tri Kiến xác định chánh kiến là chi phần chủ yếu của Bát Chánh ạo, tức là ạo Đế, con đường giải thoát.

    Có chánh kiến thì mới có chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Không có chánh kiến thì sẽ chỉ có tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm và tà định.

    Chánh Kiến là nền tảng cốt yếu để bước vào con đường luyện tâm.

    Hành trang trên con đường giải thoát,tức là Đạo Đế, người Phật tử được đức Phật trang bị cho 37 phẩm trợ đạo (phẩm có nghĩa là từng món, từng loại). Như thế, ngoài Bát Chánh Đạo, chúng ta còn có 29 bài học nữa để luyện tâm, trong số đó có bài Trạch Pháp, nằm trong bộ Thất Giác Chi, nghĩa là 7 chi nhánh để hành giả tu tập tiến tới giác ngộ.

    Trạch pháp có nghĩa là chọn lựa pháp môn để tu tập. Muốn chọn lựa chính xác, hành giả phải có chánh kiến. Thời xưa cũng như ngày nay, trên con đường tâm linh, người ta rất dễ bị đưa vào tà đạo.

    Tại sao vậy?

    Tại vì đối với chuyện thế gian thì lý trí thường thắng thế, nên người ta nhìn sự việc một cách thận trọng. Nhưng về tình cảm và tâm linh thì con người trở nên rất yếu đuối, dễ mềm lòng. Đó là lý do tà sư tà đạo có thể hoành hành, do sự cả tin của người tìm đạo thiếu chánh kiến.

    Trong kinh Kamala, đức Phật đã dạy đại ý rằng:

    “- Đừng vội tin bất cứ điều gì chỉ vì đã nghe thấy,

    - Đừng vội tin vào các truyền thống chỉ vì chúng đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

    - Đừng vội tin vào bất cứ điều gì chỉ vì nó được nhiều người nói tới hoặc đồn đại.

    - Đừng vội tin vào bất cứ điều gì chỉ vì nó được tìm thấy trong các sách vở.

    - Đừng vội tin vào bất cứ điều gì chỉ vì nó được các bậc đạo sư hay các vị trưởng lão dạy bảo.

    - Nhưng sau khi quán sát và phân tích, khi đã thấy mọi thứ hợp với lẽ phải và đem lại lợi ích cho mọi người, thì hãy chấp nhận nó và sống phù hợp theo nó.”


    Nhà Phật có những công thức rất ngắn gọn để nhắc nhở Phật tử như “Văn, Tư, Tu”, nghĩa là đầu tiên phải nghe kinh, hoặc nghe giảng pháp (là văn), rồi suy nghĩ để tìm hiểu (là tư), khi đã hiểu rõ nội dung phần lý thuyết thì bước lên con đường tu hành (là tu).

    Khi xưa phương tiện truyền thông nghèo nàn, kinh sách rất thiếu thốn, lâu lắm mới có một kỳ in kinh, thường là khắc lên miếng gỗ để in lên giấy bản, sách đóng bằng nhiều tờ giấy xếp lên nhau, dán bằng nhựa quả cậy, gọi là bìa phất cậy. Rất ít chùa có được một tủ sách kinh. Chùa nhỏ thường chỉ có năm ba cuốn kinh nhật tụng. Cho nên khi nào có quý vị tăng đi hoằng pháp thì dân chúng kéo nhau đi nghe rất đông. Những cơ hội như thế rất là hiếm hoi.

    Ngày nay kinh sách in ra rất nhiều, băng giảng của quý vị cao tăng, pháp sư, cư sĩ phổ biến khắp nơi, ngoài ra lại còn có những thư viện điện tử toàn cầu, dù ở tận hang cùng ngõ hẻm, không tới được chùa, mọi người vẫn có kinh sách và luận giải trong internet để mà đọc, vẫn có băng giảng, đĩa CD để mở máy lên nghe giảng pháp hằng ngày, nếu muốn.

    Vì vậy, chúng ta nên áp dụng câu Văn, Tư, Tu một cách tích cực. Đồng thời chúng ta cũng cần nhớ bài học trong kinh Kamala, phải dùng chánh tri kiến để chiếu rọi vào những lời giảng, để phân biệt rõ chánh pháp hoặc tà pháp.

    Nhờ có chánh kiến làm ngọn hải đăng, hành giả có thể tự mình phân biệt được, để không phí uổng công trình tu tập, mất thì giờ và tiền bạc đi theo tà sư, mang hận một đời.


    (Trích "Chương trình phát thanh Tìm hiểu Phật pháp Tuệ Đăng")



  2. #11
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    1,303
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết
    Huynh HC có thể nào dời thread này vào phòng Đàm Luận được không.
    Xin lỗi huynh và huynh MSL, Nhan tưởng đây là phòng đàm đạo nên đã post bài trả lời làm mất đi vẻ trang nghiêm của phòng.


    Nhan

  3. #12
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    539
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết
    Quote Originally Posted by Nhan Xem Bài Viết
    MSL wrote:

    Chia sẻ thêm với Nhân Huynh, xưa kia, mình đã từng có sự thắc mắc rằng: Như thế nào là Tâm Thiện??!


    Bởi ranh giới giữa Thiện và Ác rất mong manh.. và thậm chí còn gặp phải sự xáo trộn.
    Trong thiện có Ác, Trong ác có thiện... nữa chứ!?


    ______________________________


    Xưa kia, trong thời gian tìm hiểu các tôn giáo Nhan cũng có tâm trạng thắc mắc như huynh bây giờ. Và bây giờ Nhan đã có câu trả lời rõ ràng và chính xác. Ngay trong Thánh kinh Nhan cũng đã lục lộ và tìm hiểu, nhưng quá mơ hồ và có tính cách loại trừ nhau. Thánh kinh không đủ khả năng thuyết phục Nhan, thật sự là vậy! Bản chất con người là thiện, Nhan cũng có mang bản chất này.

    Huynh muốn luận về Thiện và thiện thuộc loại nào -- Thiện của bậc Thánh hay cái Thiện của nhân tình thế thái.
    Nếu huynh đem cái thiện của nhân tình thế thái để đàm luận thì chúng ta không cần có đạo để làm dẫn chứng. Đạo giáo phải khác với cái giáo dục bình thường của nhân thế. Học đạo để nâng cao hiểu biết, phẩm chất và tư cách chúng ta từ ác đến thiện, từ thiện đến thiện hơn, và từ thiện hơn đến toàn thiện để trở thành bậc thánh.




    Nhan


    Nhân huynh đã có đức thiện thì cũng đã là việc tốt lành rồi...
    Chỉ nên chúc mừng nhau mà thôi...
    không cần phải bàn hay luận về vấn đề này nữa.



    Thiện thì chỉ có 1 lọai Thiện duy nhất mà thôi.
    Thiện của Thánh Nhân ..Đạo đức, tôn giáo, tín ngưỡng ...
    tất cả cũng đều từ Nhân tình thế thái mà ra cả.




  4. #13
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    848
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết
    Quote Originally Posted by Nhan Xem Bài Viết
    Huynh HC quá khen đó thôi. Nhan làm sao dám múa rìu qua mắt thợ chứ.

    Được quen biết huynh và huynh NR là phúc đức của Nhan đó

    Cám ơn huynh

    Nhan


    Huynh ạ,

    Chúng ta quả thật đã có tạo được biết bao nhiêu phúc đức trong quá khứ nên ngày nay mới được dịp ngồi trước keyboard mà thảo luận với nhau về tâm linh, tư tưởng, vv

    Lại nhờ biết bao nhiêu duyên lành mới gặp lại những người bạn quý, tri kỷ tri âm như thế này , với sự thuận tiện trò chuyện với nhau trong môi trường tao nhã là forum VFF , huynh ạ.

    Được quen biết huynh và NR cũng là niềm an lạc và hạnh phúc của tôi đó huynh.

    HC




  5. #14
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    Quote Originally Posted by Nhan Xem Bài Viết
    Huynh HC có thể nào dời thread này vào phòng Đàm Luận được không.
    Xin lỗi huynh và huynh MSL, Nhan tưởng đây là phòng đàm đạo nên đã post bài trả lời làm mất đi vẻ trang nghiêm của phòng.


    Nhan

    Dạ thưa KA đã tuân lệnh, moved cả thread vào khu Đàm Luận Phật Pháp rồi . Xin kính mời huynh vào đó, có cà phê cà pháo gì thì cũng tha hồ lai rai, kéo thread dài vài ngàn messages, qua đến sang năm càng được ca ngợi vì đề tài này rất hay và bao quát đấy ạ.

    KA



Trang 2 / 2 ĐầuĐầu 12

Chủ Đề Tương Tự

  1. Văn (nghe), Tư (nghĩ), Tu (thực hành), Chánh Kiến
    By tuedang in forum Trang Phật Giáo
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 12-21-2010, 03:10 PM
  2. Chánh Kiến là bước đầu tiên
    By tuedang in forum Trang Phật Giáo
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 12-20-2010, 02:01 AM
  3. Áp dụng toán học để bắt các tay đặt bom
    By duyanh in forum Tin Tức Quốc Tế
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 12-06-2010, 09:31 PM
  4. Bài pháp về Chánh Kiến -- Ni sư Ayya Khema
    By tuedang in forum Trang Phật Giáo
    Trả Lời: 1
    Bài Viết Cuối: 10-20-2010, 02:02 PM
  5. Công dụng từ giấm cho sức khỏe và đời sống
    By anbinh in forum Mẹo Vặt-Khéo Tay
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 09-30-2010, 04:24 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •