Chương 8

Cuộc sống ở căn nhà gần sân banh qua đi như một giấc chiêm bao ngắn ngủi. Công việc làm ăn của má tôi trôi chảy tốt đẹp. Từ ngày gia đình tôi chia cách, lần đầu tiên má tôi không thiếu hụt. Mà mướn người từ Bang Thạch ra giữ Hoà Binh, Minh Tâm để Hải Vân và tôi được cắp sách tới trường. Chị em chúng tôi có nhiều quần áo mới. Hải Vân còn được mua cái cặp mới. Trong khi má tôi đang làm ăn phát đạt, đám nữ cán bộ cộng sản nằm vùng móc nối với các chị Thảo, Yvonne, Hoàng Mai để vận động công tác thành. Chị Hồng Nga từ Cái Nhum lên, bắt đầu họp hành bí mật. Các chị là những thiếu nữ trẻ vô tư, không bị công an dòm ngó, nghi ngờ. Họ không làm phiền tôi. Họ cũng không choán nhiều chỗ, vì họ thường tớì vào lúc chúng tôi đã đi ngủ. Đôi khi họ bất ngờ đến vào giữa bữa cơm nhưng không bao giờ họ chịu ngồi ăn với chúng tôi, dù má tôi mời. Nhưng sự có mặt của các nữ cán bộ này làm không khí trong gia đình tôi căng thẳng, ngột ngạt. Tôi bắt đầu có cảm tưởng nhà tôi đã trở thành một nước Việt Nam thu nhỏ, có tranh chấp giữa Nam và Bắc. Điều nguy hiểm cho cả hai phía nhà tôi không có một cây cầu Hiền Lương, nên chúng tôi cứ ở chung chạ, lẫn lộn. Má tôi hoàn toàn bất lựcc trước những hoạt động của các cô cháu gái.
I'hia trước nhà tôi là của tiệm, nơi má tôi dậy may vá. Khách hàng của bà là những công chức trong toà hành chánh, là vợ các sĩ quan trong mấy trại lính gần nhà. Cả vợ các ông công an cũng thích tới tiệm má tôi may quần áo. Con phía sau cửa tiệm là cái ổ bí mật của các nữ cán bộ Việt Cộng nằm vùng chống “Mỹ Diệm”.
Tôi không hiểu má tôi sẽ phải đối phó với hoàn cảnh khó khăn này như thế nào. Thường thường, các gia đình có người tân đi tập kết phải tuân theo những đòi hỏi của các cán bộ cộng sản nằm vùng. Họ bắt “hy sinh” tiền bạc, ruộng vườn, nhà cửa cho “cách mạng”, thì phải đáp ứng ngay, nếu không sẽ bị quy là thành phần “phản động”. Khi đám cộng sản nằm vùng rêu rao nào rằng làng nào đã hậu thuẫn cho “cách mạng”, mọi người nên hiểu rằng dân của những làng, những âp đó đã bị ép buộc phải “chống Mỹ cứu nước”. Dân quê miền Nam đã phải sống một cổ đôi tròng. Ban ngày, họ phải tuân theo những luật lệ của phe quốc gia a, ban đêm lại phải học tập chính sách, chủ trương để chống “Mỹ Diệm”. Cứ phải sống hai mặt riết như vậy rồi cái bản chất thật thà của người dân quê biến đổi bản năng tự tồn làm họ thành những con người giá dối, cũng như tôi, dù sống ở thị thành, được phe quốc gia bảo vệ, thành con người có hai cuộc sống khác nhau. Đến sáng phải chào lá quốc kỳ mầu vàng ba sọc đổ, trong khi đó đêm đêm các nữ cán bộ Việt Cộng vẫn họp hành bí mật ở gác nhà tôi.
Trong khi Việt Cộng nằm vùng vẫn lén lút vào cửsau, phía cửa tiêm may của má tôi, công an quốc gia đã bắt đầu nghi ngờ. Cũng vào dịp này, những người có thân nhân đi tập kết đã biết tin chồng con họ chưa ra Bắc. Họ lén lút vô bưng thăm chồng hay con. Gần nhà tôi có một bà cũng lén đi thăm chồng. Lúc về, vài tháng sau cái bụng của bã mỗi ngày một lớn. Rồi bà bị công an đưa về ty thẩm vấn, nhưng được ra về thong thả. Còn má tôi, một hôm có mấy người công an mặc thường phụ bất thình lình vào tiệm may, đuổi hết khách hàng và các chị học may ra khỏi tiệm. Chúng tôi ngồi bên cạnh má khi các nhân viên công an thẩm vấn bà. Họ hỏi rằng mới đây má tôi có gặp ba tôi không? Má tôi trả lời một cách bình tĩnh:
- Trước mặt con tôi, không bao giờ tôi nói dối bất cứ một việc gì. Vậy xin thưa để các ông rõ là kể từ ngày chúng tôi dọn về đây đã hai năm, tôi chưa hề gặp ba nó lần nào.
Tôi không biết họ có tin lại mà tôi không, nhưng họ muốn má chứng minh không có liên lạc gì với cộng sản nữa, bằng cách báo họ biết những ai lén vào bưng thăm chồng con. Mà liền trả lời là má tôi không thể làm được việc đó, vì hàng ngày bận kiếm gạo nuôi con. Sau đó họ còn trở lại nhiều lần. Việc qua lại của họ làm cho công việc làm ăn buôn bán của má tôi gặp khó khăn. Học trò của má tôi là những cô gái miệt vườn, rất có thể họ cũng có người thân đi tập kết, hay là cán bộ Việt Cộng, vì vậy họ đâm sợ, nên bỏ học. Khách hàng thấy công an đến tiệm hoài cũng sợ, tìm tiệm khác an toàn hơn. Mợ Bích Lan bỏ má để lên Sài gòn sống với người em trai của mợ. Chị Hoàng Mai trở về Bang Thạch…
Má tôi không còn cách nào hơn là bán nhà, bán cửa tiệm. Ông bà ngoại tôi cho người nhắn má tôi về Băng Thạch ở, với bản tánh cương nghị và tự lập, má từ chối. Bà giải thích rằng từ nhỏ, bà đã được ông bà ngoại nuôi nấng đàng hoàng, bây giờ gia đình riêng, phải tự lo lấy, không thể là một gánh nặng được nữa.
Riêng đối với Hải Vân và tôi, việc mà dẹp tiệm may là một biến cố lớn. Những ngày tươi đẹp của tuổi thơ sao quá ngắn ngủi. Hồi đó, hai chị em tôi đang học trường tiểu học Minf Đức. Hà Nội lớp tư, tôi lớp ba. Chúng tôi đang được thấy thương mến, bấy giờ lại phải dọn đi nơi khác, sao mà không luyến tiếc cho được! Hải Vân là học trò của thầy Thành, một bạn học của má tôi hồi nhỏ. Khỏi cần nói, ai cũng biết nó được thầy cưng. Còn cô giáo lớp ba của tôi là có Công Tằng Tôn Nữ Mai Hương Cô vừa đẹp, vừa hiền, rất thương yêu học trò. Tôi học với cô giáo mới hết một niên khoá mà hình ảnh cô in sâu vào tâm tưởng tôi đến ngày nay. Một chuyện làm tôi nhớ hoài. Ngày ấy, tôi với một cái cặp da rách nên thường bị mất viết mà không biết. Một hôm cô Mai Hương hỏi tôi tại sao tôi cứ làm mất viết hoài, tôi thành thật trả lời là cái cặp da của tôi quá cũ, bị rách nên viết rớt hồi nào tôi không hay. Mấy bữa sau, vào giờ ra chơi, tôi gọi ở lại lớp để cho tôi một cái cặp đã cũ nhưng còn lành lặn. Cặp đó của người con trưởng của cô, anh Tăng Bảo Can nay học trung học, không cần cái cặp nhỏ này nữa. Nhìn cái cặp tôi cảm động nghẹn ngào cám ơn cô.
Năm đó là năm 1956, năm mà ba tôi hứa sẽ trở về trong vinh quang. Nhưng trên thực tế, năm đó tình thế có vẻ gay go hơn năm trước nữa. Chánh phủ của tổng thống Ngô Đình Diệm quyết tâm diệt Cộng và nhất định không hợp tác với Chánh phủ Hà Nội để tổ chức tổng tuyển cử như hiệp định Geneve tong tuyển dự liệu, cộng sản ở trong Nam cũng ráo riết tổ chức cuộc chống đối quốc gia.
Để sống và tồn tại và cũng để tránh bọn cộng sản nằm vùng quấy nhiễu, đường chúng tôi lại phải dọn lên Sài gòn lần nữa.
Chúng tôi lên tam trú tại nhà ông bà hội đồng Huùnh Ngọc Wi Nhậu ở đường Chi Lăng, Gia Định. Bà Nhuận trước là trưởng trường Như Vân ở Cần Thơ. Trước khi có gia đình, bà là nữ sinh nội trú của trung đoàn này. Trước khi lên Sài gòn, má tôi có thơ nhờ bà tìm giúp cho một căn nhà nhỏ để năm mẹ con chúng tôi tạm trú. Bà cho biết má tôi cứ đưa chúng tôi lên Sài gòn ở chỗ bà cũng tiện, vì ông bà đang ở trong một biệt thự rộng. Bên cạnh biệt thự, có một căn nhà đầy đủ tiện nghi. Đó là nơi cho gia đình tôi.
Khi gặp chúng tôi, sau với câu chuyẹn mở đầu, bà Nhuận coi chúng tôi như con cháu trong gia đình. Ba bảo chúng tôi kêu ông bà là ông bà ngoại. Tôi nghe vậy, lòng không yên, nói nhỏ với má:
- Mình có ông bà ngoại ở Bang Thạch rồi, làm sao có thêm ông bà ngoại nữa.
Hải Vân trả lời:
- Chỉ mất có tiếng gọi ông bà má được ở nhà rộng rài không hà? Chị lộn xộn hoài.
Sống với ông bà Huỳnh Ngọc Nhuận được ít lâu, tôi biết ông bà đã yểm trợ Việt Minh trước đó, và bấy giờ thì có liên lạc với cộng sản nằm vùng. Ông bà vẫn đóng góp tiền bạc ủng hộhọ. Từ khi có gia đình tôi đến ở, ông bà ngưng việc giúp ấy và cho rằng giúp một gia đình có người đi tập kết là có đóng góp rồi.
Ngoài ra, trong biệt thự của ông bà, từng lầu hai có một phòng trống. Một phòng gành cho cậu Amin, cháu gọi bà nội, đã từng hoạt động cho Vipt Minh. Sức khoẻ đã không cho phép cậu tập kết ra Bắc. Nhưng cậu vẫn hoạt động ngầm. Để bảo vệ an ninh cho cậu, mới khi cậu bịnh, ông bà cho mời bác sĩ đến tận nhà để khám bịnh và cho toa mua. Ngay chính ông bác sĩ này cũng là người thân Cộng. Hàng bữa ăn chung với ông bà Nhuận, những khi nhà có khách, một người hầu phải bưng cơm lên phòng riêng của cậu.
Trong một phòng khác của từng lâu này, có bác Hồ Thu cũng ngấm ngầm hoạt động cho cộng sản. Bác đã từng du học bên Pháp và đỗ đạt thành tài. Khi về nước, bác hoạt động cho Việt Minh. Bác là đồng chí của ba tôi. Bác không tập kết ra Bắc mà bác được tổ chức gài lại để hoạt động cho tổng tuyển cử năm 1956. Cũng như những người theo Việt Minh trong thời Pháp, bác Hồ Thu cũng đã từng vào tù ra khám. Đến thời quốc gia của ông Ngô Đình Diệm, bác có tên trong sổ bìa đen của công an. Vì vậy không bao giờ bác ra khỏi phòng khách hay phòng ăn, hàng ngày, người hầu phải đem cơm vào phòng riêng cho bác. Khi sai bảo một việc gì, bác rung chuông để gọi anh Oanh, người giúp việc. Muốn đi đâu, bác dùng một con đường bí mật, qua một khu đất có trong nhiều cây cao su gần hồ tắm Chi Lăng. Bác về không một ai biết.
Từ ngoài nhìn vào ngôi biệt thự, người ta chỉ hình dung những người giầu có, sống phân biệt với kẻ nghèo, với xã hội đau khổ đang chìm trong chiến tranh khói lửa. Không ai ngờ biệt thự đồ sộ giầu sang đó mang linh hồn của con sông Bến Hải. Chúng tôi là những người sống bên này bờ sông; bác Hồ Thu, cậu Amin và ông bà ngoại Nhuận là những người sống bên kia bờ Bến Hải.
Vào một buổi trưa, khi mọi người trong biệt thự đang ngủ ngon, riêng má tôi vẫn miệt mài làm việc (vì bà làm việc suốt ngày), có bốn xe Jeep chở đầy cảnh sát có những người mặc áo thường đến trước cổng biệt thự. Họ vừa đập cửa vừa rung chuông ầm ĩ. Má tôi ngưng làm việc, đi ra cổng. Tôi lon ton chạy theo bà. Cảnh sát cho biết là họ có lịnh xét nhà, bắt má tôi phải mở cổng ngay lập tức. Má tôi trì hoãn bằng cách bảo họ chờ để má tôi trình với ông bà chủ. Họ đành phải nghe lời má tôi, nhưng hối thúc phải lè lẹ để trở ra mở cổng cho họ. Trong khi đó, má tôi sai tôi lên lâu báo cho bác Hồ Thu biết. Hàng ngày phòng bác đóng kín nên không ai được đến gần nếu không có phép. Mỗi lần đi qua phòng bác, tôi lại tưởng tượng bên trong có một người lông mọc đầy mình, bị gia đình nhốt kín như trong một truyện giả tưởng mà tôi đã từng được đọc. Hôm nay thì tôi có quyền gọi cửa phòng bác Hồ Thu, xem bác có giấu người mọc lông lá hay bác là người lông lá? Tôi vừa gõ cửa nhè nhẹ, vừa ghé trông vào khe cửa gọi bác. Từ bên trong vọng ra tiếng bác hỏi:
- Ai đó?
Tôi đáp khẽ:
- Thưa bác, cảnh sát đang ở ngoài cổng đòi xét nhà.
Bác liền nói:
- Cháu giỏi lắm! Bác đi ngày bấy giờ.
Tôi xuống dưới nhà định tìm má tôi, thì một đàn chó dữ sủa vang làm tan đi sự yên tĩnh của buổi trưa. Từ ngày đến ở đây tôi vừa ghét vừa sợ lũ chó dữ này. Nhưng hôm này tôi tự thấy nó có ích quá.
Má tôi vừa từ trong phòng của bà ngoại Nhuận bước ra, là đi thẳng về khu nhà riêng với Hoà Bình và Minh Tâm. Còn tôi thì đi theo bà ra cổng. Bà nắm tayy tôi dắt đi một cách chậm rãi. Tôi hơi ngạc nhiên khi thấy bà tỏ ra rất lịch sự với viên cảnh sát cầm giấy xét nhà:
- Chào đại uý! Đại uý tới thăm có việc chi đây?
Trước lời nói ôn tồn của bà, viên đại uý không còn hung hăng nữa, đáp lại bằng một giọng ôn tồn:
- Thưa bà, chúng tôi được lịnh đến xét nhà bà.
Ông ta đưa cho bà ngoại tờ giấy đang cầm tay. Bà tìm kiếng trong hai túi áo bà ba trắng mà không thấy, nên phải nói với viên đại uý tạm chờ bà một lúc. Bà dắt tôi đi trở vô nhà. Viên đại uý vội nói theo:
- Xin bà nhốt mấy con chó lại cho chúng tôi nhờ!
Tôi phải giúp ba nhốt bầy chó lại. Tôi không sợ cảnh sát, mà chỉ sợ mấy con chó này thôi. Con nào con nấy đầu to, miệng đầy răng dài như răng cọp. Khi đã vào hẳn trong nhà, bà ngoại đóng kịch nữa, vội vàng chạy ngay lên phòng bác Hồ Thu. Phòng trống không, chăn gối cũng đã được bác giấu đi mất tăm. Bà ngoại sai tôi dắt một con chó nhốt trong phòng bác.
Khi đã thu xếp xong xuôi, bà mới ra mở cổng cho cảnh sát uà vào. Viên đại uý ra lịnh cho cấp dưới:
- Xét tất cả các phòng, không chừa một miếng gạch nào.
Lúc ấy, ông ngoại mới ngủ dậy, ông thong thả từ trên lần xuống, thấy đám cảnh sát đang hùng hổ ùa vào các phòng để khám xét, ông thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra. Tôi đoán ông bà đã quá quen với cảnh xét nhà này rồi. Đã vậy, ông còn nói với bà:
- Có mấy chú cảnh sát bảo vệ, mình thấy yên tâm trong xã hội rối ren này, bà nó hen.
Sau cuộc khám xét không kết quả, viên đại uý cảnh sát đòi coi tờ khai gia đình. Họ đếm từng người, kể cả cậu Amin. Nhưng cậu là người không có tì vết gì đối với cảnh sát. Cuối cùng họ phải bỏ đi tay không. Cổng biệt thự lại được khoá chặt. Sự im lặng bao trùm khắp nơi trong nhà. Ai nấy đều có vẻ lo âu.
Buổi chiều hôm đó, chúng tôi được kêu lại cho ông bà căn dặn, là cổng phải luôn khoá kín, dù chỉ ra trước cửa để mua mấy cây cà-rem. Không được mở cửa cho người lạ mắt. Nếu thấy bóng cảnh sát ngoài cổng, phải thả ngay bầy chó ra sân.
Mấy hôm sau, bác Hồ Thu trở về nhà. Sau vụ báo cho bác đi trốn kịp thời, tôi được bà ngoại tín nhiệm, giao cho việc mang nước trà và báo lên phòng cho bác. Lần đầu tiên tôi đem báo lên, bác giữ tôi lại nói chuyện. Thoạt tiên, bác nói về ba tôi:
- Cháu phải hãnh diện về ba cháu, phải noi gương ba.
Lần sau bác sai tôi đi mua phấn trắng để đánh giầy và kẹo mè. Bác chỉ giữ lại phấn đánh giầy, còn kẹo bác cho chị em chúng tôi. Sau nhiều lần tiếp xúc, tôi bắt đầu mến bác, vì tôi thường nghe bác nhắc đến tên ba tôi.
Trong khi đó, bọn tôi, Hải Vân, Hoà Bình và tôi vẫn đi học. Tôi học lớp ba, Hải Vân lớp tư và Hoà Bình lớp năm. Trường chúng tôi học là trường Đại Đức ở hẻm Trần Kế Xương, rất gần nhà bà ngoại (ở bên kia đường Chi Lăng. Hiệu trưởng là một mục sư. Chúng tôi không biết tên ông, chỉ kêu ông là ông Sư biết rằng ông rất hiền lành, ông được học sinh trong trường mến.
Trong các giờ học giáo lý, ông giảng rằng nhân loại đã được Thượng đế tạo nên trong sự yêu thương của Ngài, không ai giống ai. Mục sư là một người tượng trưng cho hoà bình, cho tình yêu, cho một người cha kiên nhẫn. Ông dậy học trò lớn phải giúp đỡ các em nhỏ, vào những buổi trời mưa ướt át, ông mang cây dù lớn ra để đón mấy đứa học trò vừa từ trong xe xích lô bước ra.
Ông đã dậy chúng tôi những bài học về nhân, nghĩa, lễ, trí và ông cho cô giáo đánh học trò; đứa nào đáng bị phạt thì đưa vô phòng hiệu trưởng. Tôi rất sợ phải lên văn phòng của của ông vì phải chứng kiến nét mặt thất vọng, buồn hiu của ông, vì phải ngồi im lặng nghe ông giảng đủ mọi điều về luân lý, giáo lý. Ông thường nhắc nhở chúng tôi phải làm tròn bổn phận công dân, phải tôn kính lá quốc kỳ miền Nam Việt Nam. Những điều ông giảng về luân lý, tôi đều nhập tâm và nguyện vâng lời, nhưng khi ông nói về lá cờ, tôi bỗng thấy có một cái gì vướng ở trong lòng. Từ nhỏ, tôi sống trong vùng “giải phóng”, quá quen thuộc với lá cờ đỏ sao vàng và bài “Tiến quân ca”, bây giờ ngược lại. Hàng ngày, khi đi học, tôi đi ngang qua Trụ sở Uỷ ban kiểm soát đình chiến. Ở trước sân của trụ sở rất nghiêm trang đó có lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió. Ngày đến trường Đất Đức đầu tiên, tôi chợt thấy một người lính trương lá cờ đỏ lên, đồng thời nghe có tiếng nhạc “Tiến quân ca”, tôi tưởng tôi vẫn còn ở trong bưng với ba tôi, nên vội vàng đứng nghiêm để chào cờ. Người lính gác đuổi tôi đi. Sau đó, mỗi buổi sáng tôi cố dàn xếp thì giờ để đi qua đó đúng 7giờ 45 là lúc trương kỳ, rồi tôi lẽn gỡ nón xuống để ngầm chào lá cờ đỏ. Có mấy anh học trò lớn cho tôi biết là tôi không cần chào cờ cộng sản. Họ tưởng tôi là dân quê mới lên tỉnh, không phân biệt cờ nào là quốc kỳ của miền Nam, có nào là cờ cộng sản.
Mỗi lúc tan học về, tôi đợi cho đường vắng vẻ, không còn những học sinh cùng trường để lén nhìn vô khe hở của bức tường. Cách tôi chỉ một khoảng cách ngắn, có những cái nón cối, những bộ đồng phục kaki vàng quen thuộc, lòng tôi lại nao nao nhớ về dĩ vãng, trong đó tràn ngập hình ảnh của ba tôi. Đôi khi, tôi muốn vào hẳn bên trong để nói chuyện với mấy anh bộ đội vì tôi tin rằng họ biết tên ba tôi. Cả vùng giải phóng, nói đến Đặng Văn Quang ai mà không biết! Nhưng trở ngại lớn của tôi là người linh quốc gia canh gác ở ngoài cửa, có thể vừa biết ý muốn của tôi, anh đã gọi cảnh sát đến bắt tôi ngay. Nếu chẳng may bị bắt, tôi sẽ làm phiền má tôi và ngoại Nhuận lắm. Trong khi đó, má tôi đã gặp quá nhiều khó khăn trong cuộc vật lộn với đời sống vật chất để nuôi dậy một lũ con sáu đứa. Nhưng bóng dáng của những người trong trụ sở của Uỷ hội quốc tế đình chiến đã làm cho tôi bớt nhớ ba đi nhiều.

_____________________________


Chương 9


Má tôi luôn luôn dặn con cái phải tiết kiệm để má có tiền mua nhà rộng hơn. Khi có nhà rộng, chị Kim, chị Cương sẽ về ở chung cho ấm cúng. Nhà hiện nay chật chội, lại xa trường hai chị đang theo học bên Sài gòn. Hai chị chỉ có thể về chơi vào cuối tuần. Má cũng vừa nhớ vừa xót xa, vì phải sống xa hai người con lớn khá lâu. Cứ đến chiều thứ sáu là chị em chúng tôi ra cổng đứng chờ hai chị về. Rồi chiều chúa nhựt, khi hai chị sửa soạn đi, Hoà Bình bắt đầu khóc thút thít cho tới khi khuất bóng hai chị ở phía xa. Hải Vân phải dỗ thật lâu em mới chịu nín. Một gia đình mà đã kẻ Nam, người Bắc, lại không được ở chung nhau dưới một mái nhà, thì con gì buồn hơn nữa. Má tôi thương và tiếc cho hai chị tôi lắm, dù vẫn biết hai chị tôi là những người biết làm và học hành siêng năng. Má tôi cũng tin ở sự săn sóc của cô Mỹ Ngọc.
Hồi đó, tôi còn nhỏ, chưa biết giá trị của đồng tiền, nên không hiểu má tôi phải để dành bao nhiêu tiền mới mua được nhà mới. Nhưng một biến cố mới xảy ra bất ngờ, làm cái mộng mua nhà của má tôi tan thành mây khói.
Cũng như mỗi cuối tuần, khi hai chị tôi về thăm nhà Hoà Bình và Minh Tâm không rời hai chị nửa bước. Hoà Bình theo chị Kim, trong khi đó Minh Tâm đeo sát chị Cương.
Chúng tôi không sao quên được buổi chiều chúa nhựt buồn ấy. Buổi trưa, chị Cương ru Minh Tâm ngủ trên võng, em thức dậy, cất tiếng khóc. Má tôi bồng em lên, thấy người em nóng như lửa. Má tôi kêu lớn hai tiếng “Trời ơi!” thật thảm thiết. Chị em chúng tôi vội chạy tới, thấy mặt em đổi khác hẳn đi, Lúc em khóc, mặt em bị méo một bên, bắp thịt bên mặt không còn cử động được nữa!
Các bác sĩ ở nhà thương Chợ Rẫy cho má tôi biết là em Minh Tâm bị bịnh polio. Tôi chưa bao giờ nghe nói tới căn bịnh này, nhưng má tôi thì hiểu hết, nên bà lo lắm. Bác sĩ cho biết mặt của em Minh Tâm sẽ bị bại luôn, và phải đợi một thời gian nữa mới biết còn bộ phận nào trong người em bị ảnh hưởng không, vì lúc đó em tôi mới có bốn tuổi. Nghe nói như vậy, cả gia đình ai cũng buồn và thương em. Nhưng, riêng má tôi, ba không chịu thua một cách dễ dàng. Bà cho Minh Tâm đi hết bác sĩ này đến bác sĩ khác. Cả ông bác sĩ được hỏi ý kiến đều cho rằng chưa có phương thuốc trị được polio. Hết Tây y rồi đến Đông y, rồi thầy châm cứu, thầy thuốc Nam, ai cũng ráng trị cho bên mặt của em cử động lại được. Những tất cả đều vô hiệu quả. Trong thời gian ấy, bà ngoại tôi ở Cần Thơ lên ở với chúng tôi. Bà nóng ruột vì má tôi bỏ ăn, bỏ ngủ, chạy ngược chạy xuôi tìm thầy trị cho Minh Tâm. Bà khuyên không được, đành bỏ về lại Cần Thơ. Sau đó, đến lượt ông ngoại tôi viết thơ khuyên má tôi, ông khuyên má tôi hãy chấp nhận bịnh trạng của Minh Tâm, rồi dành nhiều thời gian chăm sóc cho nó. Hãy bình tĩnh lại, đừng nghe ai mách ở đâu có thầy thuốc hay là mò đến đó, rồi tiền mất, tật mang, rồi thất vọng.
Bịnh hoạn của Minh Tâm đã làm má tôi suy sụp tinh thần nghiêm trọng. Bà bỏ may vá, bỏ luôn giấc mộng có một mái nhà cùng sống đoàn tụ với đàn con dại. Mỗi ngày đi học về tôi lại thấy má ôm em Minh Tâm vào lòng với vẻ mặt đau khổ tột cùng, do thiếu ngủ, mắt bà có quầng đen. Giọng nói đầy nghị lực của bà không còn nữa, tiếng hát trong nhà cũng không còn nữa. Tôi giựt mình khi nhận ra vẻ già đi trên nét mặt của ba. Sự đổ thay này làm tôi nghĩ mông lung. Tôi nhớ lại ngày ba tôi đi tập kết. Hồi đó mắt ông xanh đen, bước đi của ông trẻ trung, ông tràn đầy sức sống. Khi ba tôi cười, cặp mắt sáng long lanh của ông cũng cười theo. Nhớ lại hình ảnh đó của ba tôi, tôi bỗng thấy một mối lo vu vơ thầm lén đi vào lòng tôi. Mà cực khổ quá, sẽ già trước tuổi, không xứng đôii vừa lứa với ba tôi nữa, dù bà nhỏ hơn ba hai tuổi.
Sáu tháng ròng rã, chúng tôi sống trong ác mộng giữa ban ngày. Đêm thì trằn trọc trong cái nóng như thiêu như đốt của Sài gòn và nỗi lo buồn về bịnh tật của Minh Tâm. Hằng đêm, tôi cầu nguyện sao cho có phép lạ để em khỏi bịnh, hoặc may mắn được đưa sang Mỹ chữa trị.
Cuối cùng, má tôi không sao tìm được thầy thuốc chữa bịnh cho em, mà tiền dành dụm để mua nhà mới cũng đã cạn.
Hè năm đó, hai chị Kim, Cương nghỉ học, về ở với gia đình. Tôi mừng lắm vì đã có người lo việc nhà thay tôi. Sáu tháng qua, một mình tôi chịu đựng hết những ưu phiền, những lời than thở của má. Thêm vào đó, từ ngày cho chị người làm về quê, tôi phải gánh hết mọi việc lớn nhỏ trong gia đình. Bấy giờ có hai chị được nghỉ ngơi đôi chút. Vườn sau nhà bà ngoại Nhuận có cây khế ngọt mà Hải Vân hay leo lên để hái trái. Một hôm, tôi theo Hải Vân, leo lên thật cao để tìm trái chín, bất ngờ vịn phải một cành khô, tôi té xuống đất. Nhưng may không hề hấn gì. Leo cây khế, nhảy lò cò trên sân xi măng chỉ là thú tiêu khiển của một đứa trẻ mới trên dưới mười tuổi. Tôi cần thú tiêu khiển đó để tạm thời thoát ra khỏi bầu không khí ngột ngạt của gia đình đâầ buồn phiền, u uất.
Một buổi trưa chúa nhựt, ông bà ngoại dẫn Hải Vân và tôi đi sang Thủ Đức ăn sinh nhật của cháu ông kinh lý Nhơn, bạn của ông bà. Chưa bao giờ chúng tôi được dự một cuộc vui như vậy. Nhưng khi những niềm vui còn rộn rã trong lòng, vừa về đến nhà tôi đã chạm trán với nỗi đau buồn riêng tư của gia đình mình, nghe má tôi nói với hai chị Kim, Cương:
- Hồi đó, khi tụi con bập bẹ tập nói, thường gọi ba trước. Ngày nay, mà sợ Minh Tâm sẽ không bao giờ biết nói tiếng ba.
Nghe má nói như vậy, tôi hiểu rằng cả trái đất này không có ngọn núi nào cao hơn nỗi tuyệt vọng của má, kể cả đỉnh Everets trong dãy Hy Mã Lạp Sơn.
Rồi má nói thêm là má kiệt sức rồi, mà không thể nào tiếp tục làm người lánh nạn được nữa, ông bà ngoại Nhuận tử tế, giúp đỡ gia đình chúng tôi, cho mấy em đi học, má biết ơn ông bà lắm. Nhưng gia đình tôi không thể sống nhờ ở đậu hoài như vậy. Dù trong hoàn cảnh nào chúng tôi cũng phải biết tự lập. Má không đi Hà Nội để tránh cảnh ăn nhờ ở đậu, sao mình lại ăn nhờ ở đậu ông bà ở đây? Vì vậy, má quyết định phải trở về Cần Thơ sống gần ông bà ngoại. Nếu hoàn cảnh bắt buộc, má sẽ phải đổi khai sanh của tụi tôi để bảo vệ ba.
Tôi nghĩ thầm trong bụng, ba ở tuốt ngoài Hà Nội với ông Hồ Chí Minh, ba ngon lành quá, sao mình lại bảo vệ ba? Ai ăn hiếp được ba, mà mình phải bảo vệ? Tôi không dám hỏi má, những đó là chuyện của người lớn, bảo vệ ba suốt đời rồi, ai mà dám chất vấn nữa.
Nói xong, má tôi khóc, hai chị em khóc theo. Tôi vội vàng nắm tay Hải Vân kéo ra sân. Tôi dẫn em đi ra cửa sau. Nơi đây có một hầm nộ bỏ hoang, từ lâu không thấy ai tới thăm nom. Tôi ngồi sau lưng một cái cái mộ bia, rồi để mặc cho nước mắt trào ra. Hải Vân nhìn tôi một lúc, rồi hỏi:
- Chị có nhớ ba không?
Tôi giấu mặt vô hai đầu gối, im lặng. Hải Vân lại hỏi:
- Sao chị không trả lời em?
- Tại tao sợ!
- Sợ cái gì?
- Sợ khóc, má buồn.
Em tôi lấy tay chùi nước mắt, nói:
- Em hết nhớ bà rồi, tại ba xấu với má.
Hai chị em tôi ngồi bên nhau cạnh mấy nấm mộ hoang rất lâu nhưng chẳng nói với nhau một lời nào. Tê tái buồn, sẵn sàng khóc, một không dám nhịn. Tôi không dám trách em tôi, vì nó đã nói đúng. Đôi khi cũng như em, tôi cũng giận ba tôi.
***
Buổi chia tay với ông bà ngoại Nhuận không buồn thảm như đối với hai chị Kim, chị Cương. Má vẫn để hai chị ở lại chỗ cô Mỹ Ngọc để tiếp tục đi học. Nếu nghi hè, hai chị sẽ về nữ công.
Tôi có cảm tưởng, chuyến trở về Cần Thơ này, gia đình chúng tôi phải trốn chạy một nỗi đau khổ, mà rồi đây nó cũng đi qua sau lưng. Chúng tôi cần bà con ruột thịt để nâng đỡ lẫn nhau. Nhưng làm sao chúng tôi quên được sự cưu mang, giúp đỡ của ông bà Nhuận. Ông bà đã dậy cho tôi bài học nhân ái, mà con người phải đối xử với nhau. Tôi không bao giờ quên được bài học quý giá này. Tình thương mà ông bà dành cho chúng tôi đã dậy chúng tôi về sự đoàn kết và chung thuỷ giữa những người cùng một chí hướng. Ông bà đã dẫn Hải Vân và tôi đến những nơi sang trọng của những người “ăn cơm quốc qia, thờ ma cộng sản”.
Ông ngoại Nhuận qua đời vào năm 1972 sau một thời gian dài vật lộn với bịnh ung thư ruột già. Bà ngoại Nhuận ở một mình trong cái biệt thự rộng mênh mông đó, con trai của bà là kỹ sư Huỳnh Ngọc Châu; cậu làm việc cho hãng Esso, thường lui tới thăm bà, vào một ngày sau 30 tháng 4 năm 1975, tôi nghe tin cộng sản tịch thu biệt thự của ông bà ngoại Nhuận, đuổi bà ra khỏi nơi đã dung dưỡng bao nhiêu cán bộ cộng sản.
Chương 9
Trở về Bang Thạch, tôi thấy lòng thơ thái, thấy mình yên tâm, không còn lo sợ. Tôi vui chơi trong khu vườn rộng quen thuộc của ông bà ngoại. Tôi lại được nghe những tiếng cười giòn rã của chị em tôi, như những mùa hè trước. Má tôi làm việc ít hơn mọi năm, nên ông bà ngoại và dì Bảy lo hết cho chúng tôi, từ miếng cơm đến manh áo để má tôi lo chạy chữa cho Minh Tâm.
Ở nhà thương Cần Thơ, các bác sĩ đang thí nghiệm một phương pháp mới chữa cho những đứa trẻ bị bịnh tê liệt. Má tôi đem Minh Tâm đến đó, với nhiều hy vọng em trở lại bình thường, xong rồi má tôi cũng lại thất vọng, vì các bác sĩ đã bó tay.
Mùa thu năm đó, vườn của ông bà ngoại tôiđược mùa, ông dành trọn số tiền bán cam, quít cho má tôi mua một căn nhà để lập lại sự nghiệp một lần nữa.
Hải Vân được đi theo má tôi ra Cần Thơ để tìm nhà. Má tìm được một căn ở Cầu Cá Dài trên đường Võ Tánh. Nhà nằm ở giữa đường đi từ trường nam và trường nữ tiểu học.
Một lần nữa, những người em họ của má tôi từ trong Bang Thạch ra, sửa nhà cho thành một tiệm may, gia đình chúng tôi ở bên trong. Cậu Khai, con ông Mười, khéo tay nên giành đóng cái kiếng để chưng các kiểu quần áo. Cậu Hai Định, con nuôi, con người bạn ông bà ngoại, cậu là ba của anh Ba Tuyền, đại tá không quân Nguyễn Hồng Tuyền, lên Sài gòn mua một người giả làm mẫu, có hình dạng một phụ nữ phương Tây tóc vàng, mắt xanh thật đẹp.
Nhà sửa xong, má tôi cho tôi chọn mầu. Tôi đề nghị mầu đỏ, má không chịu, cho rằng mầu đỏ chỉ có thể sơn một cái ghế, hoặc cửa sổ, không ai sơn hết cái nhà mầu đỏ. Mợ Bích Lan thích mầu vàng. Chị Hoàng Mai lại đòi mâu xanh là mạ. Cuối cùng, má sơn mầu xanh da trời do chị Yến chọn. Chị nói: “Màu xanh là mầu của hy vọng”.
Tên tiệm thì má lấy tên tôi, “Nhà May Mỹ Dung”, tôi bỗng trở thành “người lớn” dù tôi mới mười hai, mười ba.
Ngày “Nhà May Mỹ Dung” ở đường Võ Tánh khai trương có mặt ông bà ngoại tôi, các cậu con của ông Mười, các chị con của cậu Tư Diệp, con cậu Nam Sắc, mợ Bích Lan và cậu Hai Định.
Ngay ngày hôm sau, nhà may Mỹ Dung đã có bốn người ghi tên học may, và khách tới đặt may quần áo thật đông. Tôi thấy má hơi lo. Làm sao một mình má tôi quán xuyến được hết công việc! Quả nhiên, mấy tuần sau bà ngoại tôi ra chơi, bèn nhỏ với tôi:
- Má con ốm quá, bà lo!
Tôi nhận ra điều này từ lâu, những biết làm sao bây giờ. Tôi cố gắng làm tròn những việc má tôi sai khiến cũng đủ mệt rồi. Nào là tính sổ, kiểm kê đồ dùng trong tiệm; nào là mua chỉ, nút, giao hàng cho khách… Có ngày tôi đã phải đi bộ ba, bốn cây số. Nhưng cũng may là chỉ ít lâu sau má tôi mua cho tôi một chiếc xe đạp. Đó là phương tiện giúp công việc của tiệm trôi chảy đều đặn. Hết chỉ, tôi phóng ngay xuống chợ vải, vào nhà lồng mua đem về ngay. Hết kim, chỉ mấy phút sau tôi đã có mặt ở tiệm của mấy chú Tầu bán dụng cụ cho tiệm may. Chiếc xe được việc cho tiệm may mà cũng “được việc” cho riêng tôi khi rảnh rỗi, tôi đi vòng quanh để biết phố xá ở Cần Thơ. Không lâu, tôi biết hết những hang cùng ngõ hẻm, từ xóm dưới lên xóm trên.
Rồi tới ngày tựu trường. Khi niên học mới sắp bắt đầu, tôi chợt lo Iắng, vì chúng tôi sẽ vô học trường công. Muốn vô trường công, chúng tôi phải có khai sanh. Nếu chúng tôi nộp khai sanh thật cho nhà trường, thì sẽ lộ diện với các giới chức trong tỉnh. Lý lịch của chúng tôi mà bị lộ, thì chuyện gì sẽ xảy ra cho chúng tôi nữa đây? Bây giờ đã tới lúc má tôi không thể trù hoãn việc làm lại khai sanh mới cho chúng tôi. Sở dĩ mà chần trừ vì bà không muốn bỏ tên ba tôi ra khỏi cuộc đời của con cái bà.
Má tôi đành phải đến gặp một ông chánh án ở Cần Thế là bạn học cũ của cậu Tư Diệp ở trường Bassac. Ông khuyên má tôi làm giấy “thế vi khai sanh” cho chúng tôi, bỏ họ cha lấy họ mẹ và cha thì khai “vô danh”.
Hai chữ “vô danh” làm tôi trằn trọc suốt đêm hôm trước. Tô cảm thấy vừa mắc cỡ vừa cô đơn. Trong khi đó, Hải Vân, em trai coi giấy thế vi khai sanh chỉ là một tấm giấy lộn để qua mặt giới chức nhà nước. Nó là con trai, nên cứng rắn và thực tế, có thể bất chấp một vài đổi thay trên giấy tờ. Còn tôi, lòng xót xa, buồn tủi. Rõ ràng tôi có cha, có mẹ, bây giờ thành đứa bé không cha. Tôi thương cái thân tôi, rồi tôi thương cho ba má tôi nữa.
Buổi ra toà thật mau lẹ, chỉ có mười phút là xong. Má tôi, ông toà, đưa tay lên thề, là bà nói “thật” là chồng bà “mất tích”. Rồi từ đó, con của ông Đặng Văn Quang đã trở thành đứa bé không cha. Để cho sự thay đổi được trọn vẹn, họ tên chúng tôi cũng không được giữ nguyên vẹn như cũ. Hải Vân trở thành Trần Văn Vân và Đặng Mỹ Dung là Trần Ngọc Dung. Chỉ có Hoà Bình và Minh Tâm vẫn được giữ nguyên.
Buổi sáng hôm ấy, như để đền bù cho sự mất mát to lớn đó, chúng tôi có thêm hai người chị. Má tôi chánh thức làm khai sinh để chị Thuận và chị Thảo làm con của má.
Kể từ ngày ba tôi ra đi, tôi biết rằng cuộc đời chúng tôi hht nào bằng người ta được, vì một mình má tôi, có cố gắng lắm chỉ đủ sức lo cho chúng tôi khỏi đói, khỏi rách mà thôi, trong thâm tâm, chúng tôi vẫn ngầm hãnh diện, vì ra đời trong một gia đình ái quốc, có cha đi làm cách mạng rồi. Nhưng rồi, khi chúng tôi phải thay họ đổi tên, niềm hãnh diện biến mất. Là những đứa con không cha, thì con hãnh diện ở chỗ nào? Thỉnh thoảng, để tự an ủi, tôi thầm nhắc đi nhắc lại của Hải Vân: “Đó chỉ là những tấm giấy lộn để qua mặt giới chức”.
Tôi biết rằng nếu không có những “tờ giấy lộn” ấy, chúng tôi không thể vô học trường công được. Thôi thì đành phải chấp nhận, vì hoàn cảnh bắt buộc phải như vậy, nếu chúng tôi muốn yên thân.

____________________