Chương 15



Hai tuần đầu của tháng 11 năm 1963, sau cái chết mờ ám của anh em cố tổng thống Ngô Đình Diệm, đất nước trở thành cái sở thú, mà thú vật là những sĩ quan cấp cao vừa phản bội một lãnh tụ mà họ đã từng ca tụng là anh minh.
Những ai con trung thành với Tổng thống Diệm phải giấu nỗi tiếc thương ông trong tim của họ. Tôi đã từng nghe người bạn thân nói chuyện với một bà già mua than:
- Bà có biết người ta nói tổng thống tự sát khi bị quân đảo chánh bao vây.
- Láo! Ông là người của Thiên Chúa, không bao giờ lại tự sát như vậy.
Nói xong ông bán than cúi đầu gạt nước mắt. Tôi thấy ông đeo cây thánh giá ở cổ bằng sợi chỉ đên.
Nỗi buồn thảm bao phủ trên các gương mặt của nhiều người Bắc trong tỉnh Cần Thơ bé nhỏ này. Trong khi đó, các cán bộ Mặt trận giải phóng miền Nam lại huênh hoang khoe rằng họ đã nhúng tay vào việc hạ bệ anh em ông Diệm. Trong nhiều làng họ triệu tập các buổi họp do các cán bộ của Mặt trận giải phóng miền Nam vỗ ngực xưng tên, là phe họ đã “tiêu diệt anh em tổng thống Ngô”.
Ông hiệu trưởng trường Phan Thanh Giản ra lệnh cho học sinh các lớp gỡ bỏ hình tổng thống Ngô Đình Diệm. Khi leo lên gỡ hình Tổng thống Diệm trên tường, tôi nhìn vào cặp mắt hiền từ của ông, thầm nói với ông:
- Ai biểu ông để cho bà Nhu làm trời làm đất, mới ra nỗi này!
Cô Thu Hưpng muốn giữ hình của cố tổng thống, nên tôi lấy giấy nhật trình gói lại, rồi đưa cho cô. Trong khi đó, bên trường nam, đám học sinh liệng cả khung lẫn hình thành một đống kiếng bể, khung hình cũng bể luôn. Tự nhiên tôi cảm thấy nôn nao, tưởng như đất nước tôi cũng đang rạn nứt như khung hình đó.
Tôi thấy tôi cô đơn giữa những biến cố đột ngột của đất nước mình. Một quốc trưởng chết, hai ba phe bị nghi là thủ phạm, cho rằng mình cũng bị gán cho là thủ phạm làm sao mà tôi không thắc mắc, tôi nghiệp cho đất nước, và cho cả thân phận tôi!
Cuối tuần, chị em chúng tôi về vườn trong Bang Thạch để thăm bà ngoại và dì Bảy. Khi ra thăm mộ ông ngoại, tôi ước gì ông còn sóng, vì tôi tin rằng ông có thể biết kẻ nào đã giết anh em ông Diệm.
Ba tuần, sau khi ông Diệm bị ám sát, chúng tôi lại nghe tin tổng thống Mỹ John F. Kennedy bị ám sát ở Dallas, tiểu bang Texas. Cũng như nhiều người Việt Nam, chúng tôi tin rằng tổng thống Kennedy quyết liệt chống cộng để thể giữ được ổn định và gia đình tôi được đoàn tụ, và chúng tôi sẽ sống bình thường như những gia đình khác. Rồi chúng tôi sẽ liên lạc lại với họ nội. Ba tôi và cậu tôi, vì lòng yêu nước, đã làm mất truyền thống của hai gia đình.
Có những buổi chiều đi bộ về phía chùa Cây Bàng, ngồi một mình trong chùa hoang vắng, tôi bỗng sợ một ngày nào đó có thể làm mất thể diện của ba tôi, vì tôi không đi theo chí hướng của Người. Nhưng tôi lại tin rằng ba tôi không muốn chúng tôi đi theo cộng sản đâu, vì không bao giờ ba nói với chúng tôi về chủ nghĩa đó, mà trước khi ra đi, ba cũng không có dặn dò gia đình và tôi nói gót ba. Người chỉ là một nhà ái quốc muốn đuổi giặc Tây. Vào thời Tây đô hộ Việt Nam, chỉ có Việt Minh mới đủ sức đương đầu với bọn thực dân. Rồi “đam lâo phải theo lao, trong khi Việt Minh chưa lò đuôi là tay sai của cộng sản quốc tế. Ba tôi lo việc nước, má tôi lo việc nhà, để việc giáo dục phó mặc cho má tôi.
Một hôm, tôi hỏi ông ngoại:
- Ngoại à, nếu cháu không theo họ, mai mốt ba cháu có giận cháu không?
Ông toi trả lời:
- Đạo Thiên chúa họ tin là nếu một người đi tu thành ông cha, thì cả nhà họ được nhờ. Tụi cháu hy sinh ba cháu cho thằng cộng sản đó rồi, không còn nợ nần ai hết.
Tôi cúi đầu quệt nước mất vì câu trả lời này, nhưng tôi và Hải Vân lại thấy an lòng.
Đa số người Việt chúng ta thích tin theo lời đồn. Báo chỉ loan tin “nghe nói” là báo bán chạy như tôm tươi. Ít ai chịu tìm hiểu tận gốc. Khi tôi mới 15, 16, chính phù Ngô Đình Diệm tổ chức bầu cử. Suốt ngày tôi nghe đài phát thành truyền đi những câu hát cổ động cho cuộc bầu cử, như “rủ nhau đi bầu, rủ nhau đi bầu… tay cầm lá phiếu tự do v.v… Nhưng lại có nhiều người nói với nhau rằng: “Bầu làm chi, Chánh phủ nào cũng vậy”. Tôi không đồng ý với họ. Dù còn nhỏ tuổi, tôi cũng biết không thể “chánh phủ nào cũng vậy”, vì nếu cộng sản nắm được quyền, mọi sự sẽ thay đổi trong chớp nhoáng; đời sống của người dân sẽ không còn yên ổn như bây giờ. Tự do cá nhân sẽ bị tiêu diệt. Sở dĩ tôi biết được như vậy, là vì tôi đã chứng kiến những vụ cướp vườn, cướp đất, cướp vợ, cướp con của người dân, do một số người đi “giải phóng trong vùng giải phóng”.
Chuyện nước chuyện non còn nhiều lủng củng, lộn xộn, bà ngoại tôi qua đời vào mùa xuân năm 1964. Bà ngoại không còn được thấy bông bưởi, bông cam, bông quít ở vườn nữa. Bà cũng không còn hưởi tóc chúng tôi mà khen “thơm như bông bưởi” nữa. Cuộc đời của ba gắn bó với mảnh đất ông bà cóc để lại. Không một tấc đất nào trong miếng vườn, không có dấu chân của bà. Mỗi lần bà ra thăm vườn, ông tôi lại nhắc bà mang dép để khỏi đạp phải gai. Ba không bao giờ cãi lại ông, nhưng bà chỉ đi dép có một đỗi rồi lại bỏ ra cầm tay, bà máng nó trên một nhánh cây. Có lần tôi hỏi:
- Sao ngoại không mang dép mà đi chân không?.
Câu trả lời của bà làm tôi ngỡ ngàng, và cho tôi hiểu tâm can của người yêu xứ sở:
- Đất đai của ông bà để lại, đi chưn không nó mới thấm!
Từ đó, mỗi lần về vườn, tôi lột đôi giầy sandale đeo lên bắt chước bà tôi “đi chưn không cho nó thấm”. Nhờ vậy, tôi biết được “cái thấm của đất dưới chân mình” và tôi yêu mảnh vườn của ông bà ngoại hơn.
Ngày xưa buổi sáng, khi người làm vườn tới nhà ăn cơm trước khi ra đồng, bà ngoại tôi lại cầm cây cu liêm (một cái dao hình lưỡi liềm) đi từ bờ này đến luống kia, kiếm điểm từng cây từng bờ, rồi về cho dì Bảy Nhẫn biết cây nào cần tỉa, bờ nào cần đắp. Mấy người làm vườn sẽ theo chỉ dẫn của dì mà làm việc. Bà thường len lỏi đi trong vườn để tỉa mấy nhành cây, cắt mấy cây chuối khô. Nếu có con cháu đi Iheo, bà chỉ những cây quít trĩu quả mà hứa:

- Tới chừng bán quít bà cho con tiền của cây này.
Mấy chị bà con của tôi liền rủ nhau đi tìm những cây quít sai quả rồi buộc một sợi dây làm dấu:
- Tao xí cây này!
Nhưng khi biết được chuyện “xí” này, bà rầy:
- Đồ chết dẫm! Bỏ cái tính tham làm đó nhen!
Chị em chúng tôi mắc cỡ, mạnh ai nấy cắt bỏ dây làm dấu, chỉ co anh Quốc và Hải Vân không cần quần là áo lượt, không cần kẹp tóc, áo nịt ngực, nên không ham tiền bán quít. Nhưng cả thu đông, mùa nào họ cũng đủ ăn, đủ mặc, đủ tiền mua đồ chơi.
Hàng ngày, bà tôi làm việc không ngưng tay. Khi thì bà chẻ lạt cho thợ lợp nhà buộc lá dừa; khi thì vót đũa tre: khi chẻ củi phơi khê, hay xắt thuốc rê cho ông ngoại.
Ngày nay người ta mướn thầy phong thuỷ tới sửa đổi nhà, làm tôi nhớ lại phong thuỷ đã có trong đời sống ở nhà của bà chúng tôi rồi; nó là cách tạo cho lppsi sống thuận tiện.
Bà ngoại giữ cho không có đũa so le, không có chén mẻ; nếu áo rách thì vá, áo đứt nút thì đơm lại. Thúng rổ bị rách thì bà đem sợi dây luộc xải để cột thúng tát mương bị dính sình, mà phải rửa sạch sẽ, phơi kho. Bà nói, không chăm sóc những cái đấy là “cản trở không tốt” cho nhà.
Tôi hay theo bà ra vườn hai lá trầu. Bà dậy tôi lá nào vừa ăn, lá nào là lá non, là nào già cay nồng. Hồi mười hai tuổi, tôi xin bà cho ăn thử tép trầu. Lúc đầu bà không chịu; bà nói con gái ăn nó xấu lắm. Nhưng tôi theo nịnh bà suốt ngày, nào têm trầu cho bà, nào trở cái nia cau cho mau khô ngoài nắng… cuối cùng bà đành cho tôi ăn thử.
Trưa hôm đó say trầu, tôi ngủ li bì trên võng, bỏ buổi cơm. Mấy chị con cậu Tư, cậu Năm, cười tôi quá.
Theo tục lệ xưa, bà mua trước một “cái thọ” cho ông ngoại, cái thọ đó để dưới mái hiên cho khuất nắng, khuất mưa. Khi qua đời, ông được liệm trong cái hòm gỗ tốt. Đến phiền bà qua đời, con cháu họp nhau mua một cái hòm không được tốt bằng cái hòm của ông. Vài năm trước, lúc bà đau nhiều, thường phải đi bác sĩ, nên tôi đã lén may cho bà một bộ quần áo dưỡng già rồi.
Bà ngoại ra đi không kèn không trống, chỉ có nước mắt tiếc thương, kính trọng, và ăn năn hối hận. Tiền để dành lo hậu sự cho bà, dì Bảy đã xài hết cho “chiến dịch”.
Năm 1964, đất nhà không còn an ninh nữa. Ban đêm Việt Cộng làm chú, ban ngày lính quốc gia hành quân, phục kích, bắn sói, bỏ bom. Vì vậy, chỉ có hai ông em trai của bà cũng gia đình hai ông, và đám con cháu phía chúng tôi, với mấy người hàng xóm láng giềng ở Bang Thạch tới Xẻo Môn đưa bà ra tới nơi an nghỉ cuối cùng. Nhà cậu Hai Định quen lớn, nên lính quốc gia, tạm ngưng hành quân mấy tiếng đồng hồ. Mặt khác, dì Bảy xin Việt Cộng ở Xẻo Môn án binh bất động mấy ngày, để tang gia có thể hội họp đông đủ, lo chôn cất bà.
Có điều may mắn, là từ mấy năm trước, bà ngoại đã lo xa mướn người xây hai kim tĩnh cho cả ông lẫn bà. Nếu không, này nay gia đình chúng tôi có thể gặp khó khăn. Dì Bảy không cho tiền làm mộ bia, đừng nói tới chôn cất. Rồi chiến tranh, rồi bom phá sập nhà, dì phải dọn ra chợ Bang Thạch. Ban ngày dì trông coi vườn tược, chiều hội họp với tổ chức, rồi tối trở ra chợ Bang Thạch ngủ.
Từ sau ngày bà ngoại tôi qua đời, dì Bảy Nhãn không còn phải nợ nhà, mà dốc lòng trả nợ nước. Dì đã hy sinh nửa cuộc đời cho gia đình, này dành nửa cuộc đời còn lại trọn vẹn cho nước cho non, sống một cuộc đời trong sạch, gương mẫu. Dì đã thế ba tôi nuôi dậy chúng tôi, bay giờ đi làm mẹ chiến sĩ, nâng đỡ từ tinh thần đến vật chất cho những cán bộ Việt Cộng. Từ Cái Tắc đến Bang Thạch, từ Xẻo Môn đến Cái Chanh, Cái Muồng, khăp hang cùng ngõ hẻm, người nào cũng thương mến, kính trọng dì.
Con đám con nít chúng tôi, nếu dân trong vùng Việt Cộng kiểm soát biết chúng tôi là cháu dì, chúng tôi sẽ được mọi người quý mến. Có những nơi mà chúng tôi không dám tới, dân trong vùng đua nhau noi gương dì Bảy Nhãn.
Tôi nhớ hoài bàn tay chai cứng đầy yêu thương của bà ngoại. Bàn tay ấy thường nắm lấy tay tôi, chỉ lên ngọn cây vú sữa và cây khế sau nhà con mấy trái cuối mùa, rồi nói: “Để bà kêu thang hái cho má con”.
Cậu Khương là cháu kêu bà bằng cô. Nhưng cậu chưa kịp tới, thì tôi lén bà leo bẻ trước. Thấy tôi hay leo trèo, bà thường nói là tôi “có mụ đỡ”, nếu không tôi đã tẽ gẫy cổ chết từ lâu rồi. Tôi còn leo cả cây cau, cây dừa cao chót vót. Có lần tôi leo lên một cây cóc cao vút, chỉ vì mấy trái cóc chín vàng. Nhưng khi tôi hái trái cóc rồi, nhìn xuống đất mới hết hồn, vì đất xa quá. Tôi không dám leo xuống nữa, ôm cây mà khóc, kêu cứu. Cậu Khương phải leo lên, buộc bụng tôi vô cây cóc, ngồi lên vai cậu rồi từ từ leo xuống. Tứ đó tôi chỉ dám lượm cóc rụng, không dám leo cây cóc nữa.
Bà ra đi mà không được thấy mặt hai người con trai bà yêu thương. mong đợi mỏi mòn. Bà mất rồi, không còn ai theg hỏi tôi” “Chừng nào ba con về” hay: “Có nghe tin gì của ba con không.
Tôi tưh thầm hứa hứa với lòng, là lớn lên tôi sẽ có găng theo gương bà. Làm chị, làm mẹ, làm người như bà ngoại tôi. Xương máu của tôi là xương máu của bà. Bấy nhiêu cũng đủ là hành trang vào đời của tôi.
Năm ấy cũng là năm tôi học hết trung học. Huê lợi của nhà bà ngoại không còn đủ để cung cấp cho chúng tôi nữa, vì dì Bảy đã dâng hiến hết cho Việt Cộng. Má tôi không còn cha, không còn mẹ, không còn trông vào huê lợi của vườn tược, nên bà lo lắng làm việc ngày đêm. Tôi xin má cho tôi nghĩ học để đi làm giúp gia đình. Bà vừa khóc vừa nói:
- Con mới có 18 tuổi hà!
Tôi không cãi lại, nhưng bắt đầu từ đó âm thầm kiếm việc làm. Tôi tính toán coi ai có thể mướn tôi được, và tôi muốn làm cái gì, cho ai. Những năm tôi học trung học, má tôi cấm chơi với con trai, nên chị em chúng tôi chơi với “Bạn Bốn Phương”, chúng tôi cùng ra bưu điện gởi thơ, nên đứa nào cũng thích nhà bưu điện Cần Thơ. Khi đã lớn, chúng tôi vẫn còn thích nhà bưu điện. Một hôm, tôi đến đó thử thời vận, qua lời giới thiệu của của anh bạn học, quen với con trai ông trưởng ty Bưu điện. Chánh trị và xã giao nơi tỉnh nhỏ chúng tôi là vậy.
- Cô mấy tuổi?
Ông quản lý Bưu điện vừa hỏi vừa nhìn tôi qua cặp mắt kiếng dầy cộm, đã trở mầu như có dính mỡ của ông.
Tôi lễ phép đáp:
- Dạ, cháu đã 18 tuổi tây, 19 tuổi ta.
Sở dĩ tôi phải “kê khai” cả tuổi tây lẫn tuổi ta để ông già biết tôi là người lớn. Ông lại hỏi tiếp:
- Trước đây cô đã làm việc ở đâu chưa, cô bé?
Nghe giọng Bắc kỳ của ông thật để ghét!
Khi tôi cho biết tôi mới học xong trung học, ông đẩ lá đơn trả lại cho tôi, rồi dựa lung vào ghế nói một cách lahnh lùng không thèm nhìn tôi:
- Chúng tôi không có ai rảnh dậy việc cho người mới lúc này. Chúng tôi cần người có kinh nghiệm cả.
Tôi mắc cỡ cầm lá đơn bước ra khỏi nhà Beu điện, vừa thất vọng vừa giận ông già quá. Tôi nghĩ thầm trong bụng cho tui vô, đập “chúng tôi” một trận là có kinh nghiệm ngay!
Dáng tôi thấp nhỏ, người ốm nhom ốm nhách, mà hễ giận là muốn đánh cho người đó một trận. Đó là đặc điểm của em anh Khôi. Nhiều lần Hải Vân khuyên tôi hãy đi học võ Judo trước khi muốn đánh ai.