Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ *Khó mà thương yêu được một lần thứ hai người mà mình đã hết thương yêu.
La Rocheffoucauld
Trang 1 / 2 12 Cuối Cuối
Results 1 to 10 of 17

Chủ Đề: Trung Quốc bắt đầu đối mặt với các hậu quả do chính sách hiếu chiến gần đây

  1. #1
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    45,991
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 17 Lần
    Trong 17 Bài Viết

    Trung Quốc bắt đầu đối mặt với các hậu quả do chính sách hiếu chiến gần đây

    Hai tuần vừa qua, tất cả châu Á đã theo dõi với sự lo lắng khi Trung Quốc buộc Nhật Bản phải nhượng bộ trong một cuộc tranh chấp trên biển bằng cách hạ thấp các quan hệ ngoại giao, và sẽ dung túng nếu không muốn nói là khuyến khích các cuộc biểu tình trên đường phố của công chúng chống lại Đông Kinh cũng như ngưng vận chuyển các mặt hàng kim loại công nghiệp quan trọng cho Nhật Bản. Cuộc đối mặt này tượng trưng cho thái độ mới của Bắc Kinh: đã từng chính thức hứa hẹn vươn lên một cách hòa bình trong hợp tác với các nước láng giềng, nhưng giờ đây Trung Quốc quyết tâm biểu lộ với các nước láng giềng và Mỹ rằng họ đã và đang phát triển các quyền lợi quân sự và kinh tế mà các quốc gia khác bỏ qua vào những lúc nguy hiểm của mình.


    Trung Quốc đã khơi lại vết thương cũ với Ấn Độ bằng cách công khai đưa ra những đòi hỏi về chủ quyền lãnh thổ tại bang Arunachal Pradesh, dẫn đến sự tập trung quân đội của cả hai nước dọc theo biên giới. Bắc Kinh đã từng công bố biển Đông là khu vực "lợi ích cốt lõi", một thuật ngữ trước đây được sử dụng cho Đài Loan và Tây Tạng để báo hiệu rằng Bắc Kinh sẽ không cho phép những lời chỉ trích từ bên ngoài đối với yêu sách của mình về một dải đại dương rộng lớn, có giá trị về chiến lược cũng như phong phú về dầu lửa. Hải quân Trung Quốc ngày càng quấy rối các tàu thuyền của Mỹ và Nhật Bản trong vùng biển châu Á. Và Bắc Kinh đã ngăn chặn một cách rộng khắp các khiếu nại của các quốc gia trong lục địa Đông Nam Á, nơi các con đập mới của Trung Quốc trên phần thượng nguồn sông Mekong đã chuyển hướng lưu vực và làm tổn thương đời sống của ngư dân và nông dân ở dưới hạ lưu. Trung Quốc cũng đã kịch liệt lên án cuộc tập trận hải quân chung Mỹ-Hàn, và gây áp lực ngày càng tăng lên các quốc gia Đông Nam Á buộc các nước này phải chấm dứt ngay cả những quan hệ không chính thức với Đài Loan, nước đã từng có quan hệ rất gần với các quốc gia như Tân Gia Ba và Phi Luật Tân.

    Hành vi hung hăng của Trung Quốc cho thấy một sự thay đổi lớn trong chính sách từ lâu của Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình đã thường thúc giục các nhà lãnh đạo Trung Quốc hãy giữ một thái độ khiêm tốn trong công tác đối ngoại. Trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào cuối những năm 1990, Bắc Kinh đã phát động một cuộc tấn công lôi kéo các nước láng giềng, những nước vẫn còn nhớ những năm tháng cách mạng, chủ nghĩa can thiệp Trung Quốc của Mao Trạch Đông, khi họ ủng hộ chế độ diệt chủng Khờ Me Đỏ và quân nổi dậy ở Miến Điện. Lối tiếp cận êm dịu nhẹ nhàng đã gặt hái được thành công. Bắc Kinh đã ký được một thỏa thuận thương mại tự do với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có hiệu lực vào đầu năm nay giúp Bắc Kinh trở thành một trong những đối tác thương mại hàng đầu của gần như tất cả các nước trong khu vực. Trong cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000 Trung Quốc nâng cấp vai trò của nước này trong các tổ chức khu vực ở châu Á, trong đó có ASEAN, và chuyển trọng tâm quan hệ của mình về Ấn Độ, người khổng lồ mới nổi khác, từ các mối thù địch cũ để trở thành các mối liên kết thương mại mới, bao gồm quan hệ đối tác giữa các công ty công nghệ thông tin hàng đầu thế giới của Ấn Độ với các đối tác Trung Quốc của mình. Các nhà ngoại giao trong khu vực đã đánh giá cao lối tiếp cận mang tính xây dựng dựa trên sự đồng thuận của Trung Quốc, và tương phản sắc nét với phong cách kiểu "không theo chúng tôi là chống lại chúng tôi" của Chính quyền George W. Bush.

    Trong một số cách thức, sự thay đổi trong thái độ là một sự mở rộng mối quan tâm lâu dài của Trung Quốc trong việc bảo vệ quyền chủ quyền của mình, kể từ rất lâu trước cả thời Đặng Tiểu Bình là lãnh tụ. Hơn thế nữa, mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã đưa Trung Quốc lên một vị trí quốc tế mạnh hơn nhiều so với nhiều nước láng giềng của họ. Các nhà ngoại giao và lãnh đạo Trung Quốc hiện nay dường như cảm thấy họ có thể thể hiện thế lực của mình trong vấn đề quốc tế. Chính từ việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngày càng lên lớp các quan chức phương Tây một cách công khai về các thất bại của thị trường tự do tư bản chủ nghĩa mà từ đó người Trung Quốc cũng trở nên sẵn sàng thực hiện các đòi hỏi công khai đối với các nước châu Á khác. "Có một mức độ ngạo mạn nhất định trong hành động của Trung Quốc," ông Lam Peng Er, một chuyên gia trong quan hệ Trung-Nhật tại Đại học Quốc gia Tân Gia Ba đã nói. Trung Quốc gần đây đã vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và một số người xem đấy như là một sự "trưởng thành".

  2. #2
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    45,991
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 17 Lần
    Trong 17 Bài Viết
    Nhưng có lẽ lý do lớn nhất cho sự thay đổi hành vi của Trung Quốc là mối căng thẳng xung quanh những thay đổi lãnh đạo ở Bắc Kinh. Trong năm 2012, Hồ Cẩm Đào dự kiến sẽ nhường lại vị trí cho nhân vật được xem là người thừa kế: Phó Chủ tịch hiện nay Tập Cận Bình (Xi Jinping). Ông Kerry Brown, thành viên cao cấp trong Chương trình châu Á của Chatham House, một tổ chức tư vấn của Anh, cho biết không giống như Đặng Tiểu Bình, người đã chiến đấu trong cuộc nội chiến Trung Quốc - hoặc ngay cả như cựu lãnh tụ Giang Trạch Dân, người có quan hệ chặt chẽ với quân đội - Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình không có sự tín nhiệm rõ ràng hoặc một mối liên kết nào với quân đội. Hậu quả là, các nhà lãnh đạo mới có thể ít có khả năng hơn những nhà lãnh đạo trong quá khứ để kiểm soát một cơ sở quốc phòng hiện đang đẩy mạnh các quyền lợi hiếu chiến của chính mình, chẳng hạn như mở rộng khu vực ảnh hưởng hàng hải của Trung Quốc, mà không phải là luôn nhất quán với các mục tiêu ngoại giao rộng hơn hay hòa bình hơn của Trung Quốc. Hiện tại, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình, thiếu mất sự hậu thuẫn quyền lực như Đặng Tiểu Bình, đang thấy rằng họ phải hòa giải với các lực lượng vũ trang. Nhiều người Trung Quốc và các chuyên gia, thậm chí cả một số quan chức Trung quốc, cho rằng mối căng thẳng có thể tiếp diễn dưới một số hình thức, tối thiểu đến sau năm 2010.

    Nhưng tất cả sự ngoan cố này đang đến với một cái giá: phản ứng dữ dội trên toàn châu Á sẽ làm tiêu hao giá trị cả một thập kỷ tích lũy thiện chí của Bắc Kinh. Đầu năm nay, một báo cáo của Viện Lowy ở Úc Đại Lợi cho thấy rằng "thay vì sử dụng sự nổi lên của Trung Quốc như một đối trọng chiến lược với vị trí hàng đầu của Mỹ, hầu hết các nước ở châu Á có vẻ lặng lẽ đi theo phía Mỹ." Một cuộc điều tra của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS), một tổ chức tư vấn ở Hoa Thịnh Đốn, cho thấy rằng hầu hết giới lãnh đạo ở châu Á nói rằng trong 10 năm tới, Mỹ sẽ là cội nguồn lớn nhất cho hòa bình trong khu vực, trong khi Trung Quốc sẽ là mối đe dọa lớn nhất. Vì lý do đó, các quốc gia Đông Nam Á gần đây đã hoan nghênh sự hiện diện mạnh hơn về quốc phòng của Mỹ.

    Việt Nam, về lý thuyết vốn ưa thích một mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc như một nhà nước cộng sản anh em, đã bắt đầu một cuộc đối thoại chiến lược với Mỹ và có thể bắt tay vào một thỏa thuận hạt nhân mà theo đó Hoa Thịnh Đốn sẽ cung cấp cho Hà Nội loại công nghệ làm giàu mà Trung Quốc đã từng hy vọng sẽ cung cấp. Trong thời hạn 10 năm, Việt Nam có thể là một đồng minh mặc nhiên gần nhất của Mỹ ở Đông Nam Á, ngoài Tân Gia Ba. Nam Dương, cũng từng được Trung Quốc lôi kéo mạnh mẽ, năm nay đã bắt tay vào một hình thức "đối tác toàn diện" mới với Mỹ bao gồm các liên kết quân sự mới. Tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN ở New York, Ngoại trưởng Nam Dương Marty Natalegawa công khai bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc rằng các nước trong khu vực Đông Nam Á loại Mỹ ra khỏi các tranh chấp trong vùng biển Đông. Ngay cả Miên (Cambodia), một quốc gia phụ thuộc nhiều vào viện trợ của Trung Quốc, cũng đã mở ra mối quan hệ quốc phòng mới với Ngũ Giác Đài, cụ thể là đầu năm nay quân đội Miên và Mỹ đã tiến hành một cuộc tập trận chung có biệt danh là Người gác đền Angkor ( Angkor Sentinel).

    Đồng thời, nhiều quốc gia Á châu đang thực hiện các thương thảo với nhau để tạo ra một sự cân bằng với Trung Quốc. Việt Nam vừa công bố một cuộc đối thoại an ninh với Nhật Bản, trong khi Ấn Độ đã mời Nhật Bản thực hiện một đầu tư mới rất lớn trong cơ sở hạ tầng của Ấn Độ - những mối thương thảo mà, dưới những điều kiện khác, có thể đã bị các công ty Trung Quốc giành lấy. Hơn nữa, gần như mọi quốc gia ở Đông Nam Á đang bỏ tiền ra để mua vũ khí. Theo Viện Khảo cứu Hòa bình Quốc tế Thụy Điển (Stockholm), số tiền chi cho việc mua sắm vũ khí ở Đông Nam Á chỉ riêng từ năm 2005 đến 2009 đã tăng gần gấp đôi, với việc Việt Nam gần đây đã chi 2,4 tỉ để mua tàu ngầm của Nga và loại máy bay thiết kế để tấn công tàu biển. Cho rằng các nước như Việt Nam và Mã lai, một nước mua vũ khí lớn gần đây, mang lại những đe dọa trong nội bộ Đông Nam Á, dù các hệ thống vũ khí này được thiết kế chỉ nhằm đẩy lùi Trung Quốc, Bắc Kinh cũng gia tăng chi tiêu quân sự của mình đến mức 15% mỗi năm trong những năm gần đây. Điều này cho thấy những căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng chỉ thực sự mới bắt đầu.

    Theo vietlandnews

  3. #3
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    24
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết
    Tập Cận Bình 1 con người mới, nhưng liệu có thoát khỏi những suy nghĩ "đại Hán" của 1 người Trung quốc không ?

    Cái móng của con hổ đã thò ra ngoài, cần phải thu lại không thì chúng nó bu lại bề hội đồng cắt cụt móng. Trước đây thế giới không để ý nhiều đến Trung quốc vì chỉ nghĩ đến lợi nhuận do Trung quốc mang lại cho nền kinh tế cua mình. Những bước tiến vượt bực của TQ về kinh tế và quân sự đưa đến 1 số nhà lảnh đao TQ ảo tưởng cho rằng họ đã có thể dương móng vuốt ra với mọi người mà quên rằng nền kinh tế TQ phụ thuộc hoàn toàn vào xuất khẩu. Các cường quốc kinh tế cũng đã nhận ra tham vọng của TQ, thật ra họ chẳng sợ TQ vì cái cán nằm trong tay họ, chỉ cần cắt nhập khẩu hàng từ TQ họ thiệt hại 1 thì TQ thiệt hại 5 thậm chí là 10. Nhìn chung quanh chúng ta thấy ai cũng rét "Tàu", DNA lại càng rét dữ. Đông Á không rét nhưng chẳng ưa Tàu mạnh lên. Bắc Á cũng chẳng ưa Tàu. Xét cho cùng thì Tàu chỉ có thể nhờ vào Tây Á và các nước thứ 3 ở Nam Mỹ và Phi Chậu Liệu các nước này có phải là 1 hậu phương vững cho TQ hay không? Chắc chắn là không, ăn bám vào thì có. Vì thế, TQ cần phải có 1 nhà lảnh đạo mới, 1 người mà thế giới chẳng biết gì nhiều để thu lại móng vuốt. Theo tôi, sau ngày Tập cận Bình lên TQ sẽ ưu tiên cho phát triển nội địa để cân bằng kinh tế, còn chủ nghĩa Đại Hán tạm thời thu lại vì chưa phải lúc dương móng vuốt ra, chưa phải lúc chớ không phải từ bỏ nó.

    Với VN, VN không là đối trọng để TQ lo nghĩ nhiều. TQ thừa biết, nếu không lấn tới thì VN cũng sẽ không đối địch với TQ (cái này là kinh nghiệm cả ngàn năm). TQ sẽ để những vấn đề VN (cũng là vấn đề DNA) dậm chân tại chổ như hiện nay đang có, không gây thêm sức ép để tạo động lực cho các nước DNA sát cánh với nhau hơn. Ngông nghênh trong thời gian qua là 1 hình thức biểu dương lực lượng trước khi thu móng vuốt, cũng như dò phản ứng của các nước trong khu vưc.

  4. #4
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    233
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Nếu China biết khôn ra thì tập đoàn lãnh đạo mới của họ phải chú trọng về vấn đề phát triển kinh tế để nâng cao mức sống người dân cả nước thay vì dung dưỡng một thiểu số giàu sụ, giải quyết sự cách biệt giàu nghèo quá đáng hiện nay .

    Và nhứt là phải bỏ cái ý nghĩ điên rồ Đại Hán đã lỗi thời mà tập sống theo lối hiếu hòa với các nước lân bang thay vì hung hãn gây sự và phô trương sức mạnh một cách lố bịch như hiện nay chỉ tổ đẩy các nước lân bang về phe Mỹ và Tây phương đối nghịch mà thôi .

    Ấy là chưa kể các nước lớn hay có sức mạnh về kinh tế như Nga, Ấn độ, Nhựt bản đâu có vui gì khi China hung hăng và lấn lướt họ cơ chứ .

    Còn VN thì chẳng ngu dại gì mà ngả theo một thế lực nào để rước những phiền toái không đáng cho mình nhưng lúc cần phải bảo vệ lãnh thổ và quyền lợi thì China cũng chẳng có kí lô nào hết khi mà hiện nay đang được cả đống các nước mạnh giúp đỡ bằng cách này hay cách khác, ngấm ngầm hoặc công khai .

    Họ giúp VN cũng là để bảo vệ quyền lợi của họ mà thôi ...

  5. #5
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    539
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết
    Nghĩ cũng lạ... Vài năm gần đây những nước XHCN lại là những nước gây căng thẳng! Đầu tiên là Bắc Hàn, giờ lại tới Trung Quốc!!!
    Còn Việt nam... hihi... chưa có cửa để gây chiến!!! Ôn hòa cho chắc ăn!



  6. #6
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    24
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết
    Quote Originally Posted by MySweetLord Xem Bài Viết
    Nghĩ cũng lạ... Vài năm gần đây những nước XHCN lại là những nước gây căng thẳng! Đầu tiên là Bắc Hàn, giờ lại tới Trung Quốc!!!
    Còn Việt nam... hihi... chưa có cửa để gây chiến!!! Ôn hòa cho chắc ăn!



    Bạn chủ quan quá đó . Kẻ gây sự nhiều nhất trong thời gian vừa qua là Mỹ, sau đó đến Nga .Triều Tiên thì gây sự cái khỉ gì, toàn là la làng thôi chứ nó có đánh đấm ai đâu, giống như con nhím vậy, ai đụng đến thì xù lông ra còn cắn thì chưa.

  7. #7
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    539
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết
    Quote Originally Posted by Xuong Ngoc Xem Bài Viết
    Bạn chủ quan quá đó . Kẻ gây sự nhiều nhất trong thời gian vừa qua là Mỹ, sau đó đến Nga .Triều Tiên thì gây sự cái khỉ gì, toàn là la làng thôi chứ nó có đánh đấm ai đâu, giống như con nhím vậy, ai đụng đến thì xù lông ra còn cắn thì chưa.



    Vậy à... hihi... vì mình nghe có dạo Bắc Triều tiên đe dọa hay hù đọa bằng vũ khí hạt nhân... Cũng chẳng biết là hắn có hay không... Dù sao có lông nhím để xù ra như vậy thấy cũng ghê... Việt nam giờ ra chính trường quốc tế cứ y như nàng dâu mới về nhà chồng!!!

  8. #8
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    84
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết
    Việt Nam vốn là một dân tộc hiếu hòa, nhưng kiên cường. Phải chăng đây là bản tính hay là sự khôn ngoan trên lãnh vực ngoại giao?

    Trung quốc ngàn đời vẫn thế. Lòng tham lam và ỷ lớn, đông dân nên xem thường bàn dân thiên hạ. Coi các nước không có ký lô nào. Đây là bản tánh của kẻ hiếu chiến trong ngu khờ.
    Thời đại này là thời đại khai hóa và phát triển về kinh tế và hòa bình. Hòa bình tượng trưng cho sự xây dựng, vun trồng, yêu thương, tương kính; chiến tranh mang ý nghĩa của sự thù hằn, tàn phá.
    Vì thế, Trung quốc không thể, một mặt muốn đất nước phát triển kinh tế, mặt khác thì muốn chiếm đoạt và gây chiến các nước lân cận. Đây là việc làm của kẻ bạo tàn và ngu xuẩn.

    VT

  9. #9
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    24
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết
    Quote Originally Posted by NBNTB Xem Bài Viết
    Nếu China biết khôn ra thì tập đoàn lãnh đạo mới của họ phải chú trọng về vấn đề phát triển kinh tế để nâng cao mức sống người dân cả nước thay vì dung dưỡng một thiểu số giàu sụ, giải quyết sự cách biệt giàu nghèo quá đáng hiện nay .

    Và nhứt là phải bỏ cái ý nghĩ điên rồ Đại Hán đã lỗi thời mà tập sống theo lối hiếu hòa với các nước lân bang thay vì hung hãn gây sự và phô trương sức mạnh một cách lố bịch như hiện nay chỉ tổ đẩy các nước lân bang về phe Mỹ và Tây phương đối nghịch mà thôi .

    Ấy là chưa kể các nước lớn hay có sức mạnh về kinh tế như Nga, Ấn độ, Nhựt bản đâu có vui gì khi China hung hăng và lấn lướt họ cơ chứ .

    Còn VN thì chẳng ngu dại gì mà ngả theo một thế lực nào để rước những phiền toái không đáng cho mình nhưng lúc cần phải bảo vệ lãnh thổ và quyền lợi thì China cũng chẳng có kí lô nào hết khi mà hiện nay đang được cả đống các nước mạnh giúp đỡ bằng cách này hay cách khác, ngấm ngầm hoặc công khai .

    Họ giúp VN cũng là để bảo vệ quyền lợi của họ mà thôi ...

    XN nghĩ là VN không trông chờ vào bất cứ 1 ai . Không đơn giản như bạn nghĩ là "Tàu không có kg nào" . Nó ở sát mình đó, hỏa tiển nó thừa sức đi hết 1/2 nước VN, cho dù các nước có giúp đở mình đi nữa thì VN cũng banh ta lông rồi .Đừng để nó có cơ hội đánh mình là tốt nhất, nếu cần cũng nên xù lông chút chút nhưng đừng cắn bậy, xù lông để Tàu thấy đánh cũng không dể nuốt, không chừng sa lầy thì tiêu, đó là mục đích xù lông chứ không phải xù lông để khoe mẻ "tao cũng ngon" nè .

  10. #10
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    539
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết
    Bạn nói rất phải...

Trang 1 / 2 12 Cuối Cuối

Chủ Đề Tương Tự

  1. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 06-25-2011, 04:46 AM
  2. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 06-24-2011, 04:03 PM
  3. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 06-24-2011, 02:10 AM
  4. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 05-27-2011, 05:37 PM
  5. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 10-05-2010, 09:34 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •