Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Những luyến tiếc về tình yêu vẫn còn tạo nên hạnh phúc.
Lermontov
Trang 7 / 7 ĐầuĐầu ... 567
Results 61 to 67 of 67

Chủ Đề: SUY GẪM mỗi Ngày

  1. #60
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,503
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết
    Những mẩu chì bỏ đi


    Câu chuyện về cậu sinh viên nhà giàu người Ấn sẽ khiến nhiều thanh niên Việt Nam xấu hổ

    Những mẩu chì bỏ đi: Câu chuyện về cậu sinh viên nhà giàu người Ấn sẽ khiến nhiều thanh niên Việt Nam xấu hổ

    Bài viết của TS. John Vũ (người Mỹ gốc Việt), nguyên là Kỹ sư trưởng của Tập đoàn Boeing, hiện công tác tại trường Đại học Carnegie Mellon (Mỹ).

    Mới đây, Tiến sĩ John Vũ đã có một bài đăng trên trang cá nhân về câu chuyện những mẩu bút chì ngắn của một sinh viên Ấn Độ. Câu chuyện là bài học đầy nhân văn & bác ái về giá trị của những thứ tưởng chừng như rất nhỏ bé, nhưng lại có ý nghĩa lớn đối với nhiều người nghèo trong xã hội.

    Chúng tôi xin đăng lại nguyên văn bài viết này của TS John Vũ.




    Vài năm trước khi dạy ở Ấn Độ, tôi thấy Prasad Mehta, một sinh viên năm thứ tư thường viết bằng bút chì. Ngày nay sinh viên đại học không dùng bút chì, phần lớn dùng laptop và nếu phải viết, họ dùng bút bi.

    Tôi ngạc nhiên hơn khi không thể dùng được bút chì thêm nữa, anh để nó vào trong túi nhỏ nơi có nhiều bút chì, tất cả đều ngắn và dường như chúng đã được dùng rồi. Bút chì là rẻ và thường được dùng cho tới khi ngắn vài phân rồi vứt đi. Tôi tưởng Prasad là sinh viên nghèo không thể mua được bút bi nên hôm sau tôi cho anh ta một gói sáu bút bi và nói: “Em có thể dùng các bút này nên không phải dùng bút chì nữa.” Prasad cám ơn tôi về những bút bi rồi giải thích tại sao anh ta thích dùng bút chì.

    Khi Prasad bắt đầu kể, tôi thấy cả lớp đều im lặng lắng nghe. Anh nói: “Em thích dùng bút chì vì nó nhắc em về một sự việc quan trọng làm thay đổi đời em.” Qua một vài chi tiết lúc đó, tôi mới biết Prasad xuất thân từ một gia đình rất giầu. Cha anh ta sở hữu công ty thương mại rất lớn và anh có mọi thứ vật chất xa hoa như máy nghe nhạc, ti vi màn hình phẳng, laptop, iPhone, iPad, xe máy, xe hơi và thường mặc những bộ quần áo thời trang rất đắt tiền của những nhà thiết kế quần áo. Anh thường đi dự tiệc tùng cuối tuần với bạn bè toàn con nhà giàu có cho tới một hôm…

    Anh nói: “Bà ấy là người quét rác trong trường tiểu học. Hai vợ chồng bỏ quê lên tỉnh kiếm ăn nhưng người chồng chết sớm. Bà ấy không có họ hàng thân thích để nương tựa trong thành phố lớn như Mumbai nên gặp rất nhiều khó khăn với đời sống nơi đây. Trong 40 năm qua, bà ấy đã quét lớp học tại trường tiểu học, lương đạm bạc của bà ấy chỉ đủ cho bà ấy ăn ngày hai bữa mà thôi. Bà ấy được phép sống trong một chiếc lều nhỏ đằng sau trường. Tuy bà cũng muốn giúp đỡ người khác nhưng như một người rất nghèo, bà ấy chẳng có gì để cho.”

    Prasad tiếp tục: “Là sinh viên, chúng em thường tình nguyện làm công tác xã hội. Vài năm trước, chúng em được phái tới trường tiểu học để hướng dẫn học sinh giúp cho trường. Em được phân công đọc chuyện cho trẻ con. Em lấy một cuốn sách từ thư viện, câu chuyện là về Gandhi.

    Khi trẻ em tụ tập quanh em ở thính phòng của trường, em bắt đầu đọc: “Gandhi thường viết nhiều thư. Một hôm, Kalelkar, một tác giả Ấn Độ nổi tiếng, thấy ông đang viết bằng chiếc bút chì ngắn và lập tức tặng đưa cho Gandhi chiếc bút chì dài hơn từ túi ông ta. Gandhi lễ phép nói rằng ông ấy không cần nó. Ngày hôm sau, Kalelkar thấy Gandhi lục túi tìm bút chì cũ nên ông ta lại đưa ra chiếc bút chì dài hơn: ‘Dẫu sao bút chì của ông ngắn quá rồi, viết rất khó khăn’ Gandhi dịu dàng đáp, ‘Nhưng một đứa trẻ đã cho tôi bút chì đó.’ Và ông ấy cứ tìm chiếc bút chì đó. Điều Gandhi dạy là ở một nước nghèo, người ta phải tằn tiện, không nên phí phạm bất cứ gì và không nên cư xử như các nước giầu khác…”

    Prasad mỉm cười: “Câu chuyện này được viết ra cho học sinh tiểu học. Nó không quan trọng với em vào lúc đó nhưng điều em không chú ý là người đàn bà quét rác cũng nghe em đọc. Câu chuyện mà em đọc có tác động lên bà ấy.

    Bà ấy nghĩ “Mình quét trường mọi ngày và thấy trẻ con vứt đi nhiều cây bút chì ngắn. Sao mình không thu nhặt các bút chì đó và đem cho trẻ con nghèo, những đứa không có được bút chì để chúng có thể học viết hay vẽ.”

    Thầy cần biết rằng ngay cả ngày nay, vẫn có rất nhiều người nghèo khổ sống chui rúc trong những đống rác, trong những khu nhà ổ chuột, và con cái của những người đó không được đi học, chúng phải giúp cha mẹ kiếm sống bằng cách lượm lặt các phế thải có thể bán được trong các đống rác. Người đàn bà quét rác bắt đầu thu thập bút chì, tẩy, cái gọt bút chì và bất kì cái gì học sinh vứt đi trong lớp. Khi đầy túi, bà ấy đem tới các khu nhà ổ chuột cho trẻ em nghèo nơi đây. Đó là việc làm hàng tuần của bà ấy và bà ấy vẫn tiếp tục làm cho đến nay.”

    “Đầu năm nay, chúng em quay lại trường tiểu học đó. Khi thấy em, bà ấy cám ơn em vì đã giúp cho bà ấy một ý tưởng mà trong nhiều năm bà vẫn có ý định giúp gười khác nhưng không có phương tiện. Em ngạc nhiên khi nghe câu chuyện đó và để cảm ơn, bà ấy khẩn khoản mời em tới nhà ăn cơm. Em không thể đến vào hôm đó nhưng hứa tới hôm sau chỉ để làm hài lòng bà già. Bà ấy nấu cho em một bữa ăn thanh đạm đơn giản nhưng ngon tuyệt.”

    Prasad tiếp tục: Em là một một sinh viên đại học con nhà giầu thường tiêu hàng trăm đô la chỉ cho một bữa tiệc cuối tuần. Nhưng ngồi trong chiếc lều rách tả tơi cùng một bà già quét trường với số lượng chưa đến trăm đô la một năm. Em lắng nghe câu chuyện của bà ấy với nước mắt lưng tròng. Bây giờ em mới nhận minh triết của câu chuyện Gandhi trong sách giáo khoa tiểu học. Em nhận ra lòng từ bi với người khác của người quét trường nghèo khổ này.

    butchi Khi em ra về, bà ấy đưa cho em một túi nhựa nhỏ gần rách. Em mở ra và thấy toàn những bút chì ngắn với những cái tẩy đã mòn và cái gọt bút chì. Bà ấy nói: “Tôi muốn đi tới khu nhà ổ chuột ở cuối thành phố và trao cho trẻ con nghèo. Gần đây, tôi bị viêm khớp nên không thể đi bộ tới miền tây nam thành phố (nơi có khu nhà ổ chuột) nên phiền anh giúp tôi làm điều đó vì anh có xe máy.”

    Prasad kết luận: “Khó mà kìm được cơn xúc động của em trong sự hiện diện của cái gì đó hào phóng vô giá như thế. Nếu thầy có thể biết rằng là con nhà giàu, từ nhỏ đến lớn, em có đủ mọi thứ em muốn. Em chưa bao giờ biết đến việc đói nghèo. Ngay như hiện nay, ở Ấn Độ có hai thế giới rất rõ rệt dựa trên sự phân chia giai cấp của người giầu và người nghèo. Em may mắn sinh ra trong giai cấp quyền quý giàu sang nhưng kinh nghiệm này đã dạy cho em bài học giá trị về cuộc sống.

    Không thành vấn đề giầu hay nghèo, lòng cảm thông và từ bi với người khác là quan trọng. Không phải cứ giầu mới cho được người khác. Chừng nào còn biết quan tâm tới người khác, chừng nào trái tim còn biết rung cảm với sự khổ đau của người khác nó là trái tim thuần khiết. Tất nhiên, em hoàn thành lời hứa với bà ấy bằng việc phân phối món quà của bà cho trẻ em nghèo ở khu nhà ổ chuột.

    Từ đó, em không bao giờ vứt đi bất kì gì, kể cả những chiếc bút chì đã dùng rồi. Em giữ chúng trong túi để cho em cũng có thể đem chúng cho trẻ em nghèo nữa. Hành động khiêm tốn đầy vị tha của bà ấy đã làm thay đổi cuộc đời em. Bà ấy đã làm thay đổi cách suy nghĩ của em về cuộc sống và hành vi của em cũng thay đổi hoàn toàn. Cha mẹ em đã vui mừng khi thấy em chăm chỉ học hơn trong trường và đã thôi đi dự tiệc tùng ăn nhậu cuối tuần.”

    Việc bố thí khiêm tốn của bà lão quét trường nghèo tả tơi có sức mạnh nào đó không thể mô tả được. Tôi cảm thấy có một bầu không khí lạ lùng nào đó trong lớp học và mọi người trong lớp có lẽ cũng cảm thấy như vậy.

    Tôi để ý rằng sau câu chuyện của Prasad, nhiều sinh viên dường như cẩn thận hơn về thói quen của họ trong lớp. Trong suốt hai tuần dạy học học tại đây, tôi không thấy các sinh viên vứt rác, quẳng đồ bừa bãi hay hút thuốc trong hàng hiên trường.

    Tôi mong những sinh viên cũng học được bài học quý giá này và sẽ đóng góp nhiều cho đất nước của họ để xoá đói, giảm nghèo.

    John Vũ

    * Về tác giả: TS. John Vũ (người Mỹ gốc Việt) hiện công tác tại trường Đại học Carnegie Mellon (Mỹ). Ông nguyên là Kỹ sư trưởng của Tập đoàn Boeing (đã nghỉ hưu năm 2010). Trước đó, ông John Vũ từng làm việc tại Teradyne Semiconductor; Hewlett Packard, Litton Industries, Motorola và GTE.

    TS. John Vũ được ngành công nghiệp phần mềm thế giới thừa nhận với việc đóng góp thiết lập các trung tâm chất lượng phần mềm ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản và nhiều nước khác trên thế giới.

    VietFreeFun



  2. #61
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,503
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết

    5 nghịch lý không thể ngược đời hơn của người hiện đại

    5 nghịch lý không thể ngược đời hơn của người hiện đại



    Con người hiện đại ngày nay, dường như đều bị cuốn vào công việc, kiếm tiền… mà vô tình đánh mất nhiều điều ý nghĩa khác trong cuộc sống. Khi đọc 5 nghịch lý dưới đây, có khi bạn cũng sẽ phải giật mình nhận ra mình cũng nằm trong số đó.


    (Ảnh: Internet)

    1. Cần nhà hơn là tổ ấm


    Nhiều người với tâm lý “an cư lạc nghiệp” nên luôn muốn sở hữu một căn nhà. Vì vậy, ai cũng phấn đấu kiếm tiền tậu được ngôi nhà mơ ước. Có người vay nợ để mua cho được căn nhà rồi ráng làm lụng kiếm tiền trả dần.

    Có nhà rồi, chúng ta vẫn dành phần lớn thời gian ở ngoài đường chứ không phải ở nhà. Chúng ta vẫn tiếp tục ra đường, “cày bừa” vất vả ngoài đường để có thể đổi nhà khác to hơn, mua sắm cho nhà nhiều vật dụng tiện nghi hơn. Lẽ nào chúng ta cần một “căn nhà” hơn là một “tổ ấm”?

    2. Sinh con cho người giúp việc

    Vợ chồng ở với nhau chỉ mong có đứa con cho vui cửa vui nhà, sum vầy hạnh phúc. Những cặp vợ chồng nào chẳng may vô sinh hiếm muộn thì quáng quàng đi bác sĩ Đông Tây khắp mọi nơi, mong có được mụn con. Trông mong là vậy, nhưng đến khi có con, chúng ta lại mặc nhiên giao con của mình cho người giúp việc trông nom, chăm sóc.

    Việc dạy dỗ con cái cũng khoán luôn cho người giúp việc. Còn chúng ta – những người đã sinh ra những đứa trẻ thiên thần ấy thì mải mê đi làm kiếm tiền. Mỗi ngày gặp con chưa được 1, 2 tiếng đồng hồ. Vậy, chúng ta sinh con ra để người giúp việc có được niềm vui nâng niu ẵm bồng, chớ đâu phải cho ta?

    3. Người nghèo sang hơn người giàu



    Nhiều người ở thành phố, mức sống cao, thu nhập cao nhưng mấy khi sắm được cho cha mẹ ở quê những thứ tốt nhất. Hầu hết những gì họ gửi về nông thôn là những thứ đồ cũ không xài nữa, đã hư hỏng hoặc đã lỗi thời.

    Ngược lại, những người “nghèo khó” ở nông thôn luôn chọn những thứ tốt nhất gửi lên cho người thành phố. Con gà béo nhất, buồng chuối to nhất, trái mít ngọt nhất… Chẳng phải dân nhà quê “chơi sang” hơn người thành phố sao?

    4. Kiếm tiền mua sức khỏe

    Chúng ta muốn kiếm thật nhiều tiền, chúng ta muốn thật giàu có, vì thế luôn cố gắng làm việc thật nhiều. Làm ngày không đủ còn tranh thủ làm đêm, tuần làm 40 giờ không đủ tranh thủ thêm cuối tuần. Nhiều người thậm chí còn dùng đủ các loại thủ đoạn, mánh khóe để đạt được danh lợi cho mình.

    Hậu quả là thân tâm đều mệt mỏi rã rời, bệnh tật tìm đến. Cơ thể không một phút nghỉ ngơi khiến cho mắt mờ chân run, đầu óc mụ mị, lục phủ ngũ tạng rệu rã… và phải vào bệnh viện.

    Lúc đó, bao nhiêu tiền do làm lụng vất vả mà có lại đưa hết cho thầy thuốc để mua sức khoẻ. Liệu có mua được không?

    5. Thế giới ảo “thực” hơn thế giới thực



    Hình ảnh sum họp gia đình thời công nghệ, bà già và đứa bé thể hiện sự cô đơn, lạc lõng trong khi các thành viên khác cắm mặt vào smartphone. (Ảnh: Internet)

    Công nghệ đang ngày càng phát triển, chúng ta càng kết nối được nhiều người, khoảng cách địa lý không còn là vấn đề nữa. Ngồi một chỗ, chúng ta có thể trò chuyện với bạn bè khắp thế giới, kết nối mọi thông tin thông qua cái điện thoại bé xíu cầm trên tay. Nhiều quan hệ quá, nhiều thông tin quá nên chúng ta không còn thời gian cho quan hệ thật, đời sống thật nữa. Bữa cơm gia đình, không còn ai ân cần hỏi han ai, mỗi người vừa ăn lại vừa cặm cụi với … chiếc điện thoại của mình.

    Những cuộc gặp gỡ bạn bè cũng không ngoại lệ, mỗi người một góc mải mê với chiếc điện thoại, thỉnh thoảng ngước lên nhìn nhau gượng gạo cười lấy lệ rồi lại cắm cúi với điện thoại. Thế giới ảo đang hấp dẫn hơn thế giới thật mất rồi!

    Con người hiện đại ngày nay, dường như đang không biết thế nào là đủ, vậy nên điều mà họ đánh mất cũng rất nhiều!



    Theo langnhincuocsong

    VietFreeFun



  3. #62
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Bức thư chấn động nhân loại của thủ lĩnh da đỏ gửi đến Tổng thống Mỹ



    Trong một bức thư gửi tới Tổng thống Mỹ Franklin Pierce, thủ lĩnh bộ tộc da đỏ Seattle đã có những chia sẻ về mảnh đất quê hương của mình, nơi giống như cha mẹ, anh em mà người da đỏ không bao giờ muốn đánh mất.



    Bức thư chấn động nhân loại của người thủ lĩnh da đỏ. (Ảnh: Internet)

    Năm 1854, Franklin Pierce, Tổng thống thứ 14 của Mỹ đã viết thư tới Seattle (1786-1866) là thủ lĩnh các bộ lạc da đỏ Duwamish và Suquamish, ngỏ ý muốn mua phần đất người da đỏ đang sở hữu. Đáp lại, thủ lĩnh người da đỏ Seattle đã viết một bức thư đầy bất ngờ và đọc trước Thống đốc Isaac Stevens. Gần 2 thế kỷ trôi qua, bức thư này vẫn gây chấn động với bất kỳ ai đọc nó.

    *****

    Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong ký ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó ký ức của người da đỏ.

    Khi người da trắng chết đi, họ thường dạo chơi giữa các vì sao và quên đi đất nước họ sinh ra. Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này. Bởi lẽ mảnh đất này là mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều cùng chung một gia đình.

    Ấy thế mà vị thủ lĩnh vĩ đại ở Washington lại ngỏ ý muốn mua mảnh đất này của chúng tôi. Họ đòi hỏi quá nhiều và hứa hẹn dành cho chúng tôi một nơi sống thoải mái, và rồi họ sẽ là người cha chăn dắt và chúng tôi sẽ trở thành những đứa con của họ. Vậy, chúng tôi phải cân nhắc ý muốn đất đai của họ. Nhưng, quả không phải việc giản đơn, bởi lẽ mảnh đất này đối với chúng tôi là thiêng liêng.

    Dòng nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối đâu chỉ là những giọt nước, mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi. Nếu chúng tôi bán mảnh đất này cho Ngài, Ngài phải nhớ rằng, Ngài phải dạy bảo con cháu rằng, mảnh đất này là thiêng liêng và những tia sáng chói chang phản chiếu từ mặt hồ trong vắt sẽ nói lên cái gì đó về ký ức của người da đỏ. Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng tôi.

    Những dòng sông là người anh em của chúng tôi, làm chúng tôi nguôi đi những cơn khát. Những dòng sông chuyên chở những con thuyền và nuôi lớn con cháu chúng tôi… Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải nhớ dạy bảo con cháu Ngài những dòng sông là người anh, người em của chúng tôi và các Ngài từ nay trở đi phải đối xử tử tế với những dòng sông như Ngài đã đối xử với anh em Ngài.


    Thủ lĩnh Seattle lúc sinh thời. (Ảnh: Internet)

    Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống của chúng tôi. Đối với họ, mảnh đất này cũng như mảnh đất khác, bởi lẽ họ là kẻ xa lạ, và trong đêm tối, họ lấy đi từ lòng đất những gì họ cần. Mảnh đất này đâu phải là những người anh em của họ, mảnh đất này là kẻ thù của họ và khi đã chinh phục được, thì họ sẽ lấn tới.

    Mồ mả tổ tiên của họ, họ còn quên và họ cũng chẳng cần tới dòng tộc của họ. Họ cư xử với mẹ đất và anh em bầu trời như những vật mua được, tước đoạt được, rồi bán đi như những con cừu và những hạt kim cương sáng ngời. Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai, rồi để lại đằng sau những bãi hoang mạc. Tôi biết, cách sống của chúng tôi khác với cách sống của Ngài. Cảnh đẹp nơi thành phố của Ngài làm nhức nhối con mắt người da đỏ. Có lẽ, người da đỏ hoang dã và tăm tối chăng?

    Ở thành phố của người da trắng, chẳng có nơi nào yên tĩnh cả, chẳng có nơi nào là nghe được tiếng lá cây lay động vào mùa xuân hay tiếng vỗ cánh của côn trùng. Nếu có nghe thấy thì đó cũng chỉ là những tiếng ồn ào lăng mạ trong tai. Và cái gì sẽ xảy ra đối với cuộc sống, nếu con người không nghe được âm thanh lẻ loi của chú chim đớp mồi hay tiếng tranh cãi của những chú ếch ban đêm bên hồ? Tôi là người da đỏ, tôi thật không hiểu nổi điều đó. Người Anh-điêng (Indiens) chúng tôi ưa những âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua trên mặt hồ, được nước mưa gội rửa và thấm đượm hương thơm của phấn thông.

    Không khí quả là quý giá đối với người da đỏ, bởi lẽ bầu không khí này là của chung, muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở. Người da trắng cũng cùng chia sẻ, hít thở bầu không khí đó. Nhưng hình như người da trắng chẳng để ý gì đến nó. Nếu chúng tôi bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải nhớ rằng không khí đối với chúng tôi là vô cùng quý giá và phải chia sẻ linh hồn với tất cả cuộc sống mà không khí ban cho.


    Không khí đối với chúng tôi là vô cùng quý giá và phải chia sẻ linh hồn với tất cả cuộc sống mà không khí ban cho. (Ảnh: Internet)

    Ngọn gió mang lại hơi thở đầu tiên của cha ông chúng tôi và cũng nhận lại hơi thở cuối cùng của họ. Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải giữ gìn và làm cho nó thành một nơi thiêng liêng cho ngay cả người da trắng cũng có thể thưởng thức được những làn gió thấm đượm hương hoa đồng cỏ.

    Như vậy, chúng tôi mới cân nhắc những ý muốn mua mảnh đất này của Ngài. Nếu có quyết định chấp nhận yêu cầu của Ngài, chúng tôi phải đưa ra một điều kiện – đó là, người da trắng phải đối xử với các muông thú sống trên mảnh đất này như những người anh em.

    Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác. Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống. Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú? Và nếu chúng ra đi, thì con người cũng sẽ chết dần chết mòn vì nỗi buồn cô đơn về tinh thần, bởi lẽ điều gì sẽ xảy đến với con thú thì cũng chính xảy ra đối với con người. Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc.

    Ngài phải dạy cho con cháu rằng mảnh đất dưới chân chúng là những nắm tro tàn của cha ông chúng tôi, và vì thế, chúng phải kính trọng đất đai. Ngài phải bảo chúng rằng đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên. Hãy khuyên bảo chúng như chúng tôi thường dạy con cháu mình: Đất là Mẹ.

    Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của đất. Con người chưa biết làm tổ để sống, con người giản đơn là một sợi tơ trong cái tổ sống đó mà thôi. Điều gì con người làm cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình.


    “Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống”.

    Ngay cả đối với người da trắng, họ được đi cùng và nói chuyện cùng với chúng như người bạn đối với người bạn, cũng không thể nào tránh khỏi số phận chung của con người. Sau hết chúng ta có thể trở thành anh em và hãy chờ xem. Nhưng điều mà chúng tôi biết trước được là đến một ngày nào đó người da trắng sẽ hiểu là chúng ta có cùng một Chúa, có thể lúc này Ngài nghĩ Ngài có Chúa nên Ngài muốn có mảnh đất này của chúng tôi.

    Nhưng Ngài sẽ không thể nào có được. Chúa là vị chúa của con người và tình cảm của Chúa sẽ được chia sẻ công bằng cho người da đỏ cũng như người da trắng. Mảnh đất này đối với Chúa là quý giá và làm tổn hại đến mảnh đất là khinh rẻ Đấng tạo thế. Người da trắng cũng vậy, rồi sẽ qua đi và còn sớm hơn tất cả các bộ lạc khác. Làm ô uế nấm mồ của Ngài, thì một đêm nào đó Ngài sẽ chết vì ngạt thở trên đất hoang mạc của Ngài.

    Nhưng trước giây phút tàn lụi, ở trong Ngài sẽ loé sáng lên sức mạnh của Chúa, Người đã mang Ngài tới mảnh đất này là vì lý do đặc biệt nào đó đã cho Ngài quyền thống trị người da đỏ rồi bị thiêu cháy.

    Đối với chúng tôi vận số đó thật là huyền bí. Bởi vì, chúng tôi không hiểu nổi khi những con trâu rừng bị tàn sát, khi những chú ngựa sắt hoang ngự trị, khi những góc rừng kín đáo nặng mùi con người, khi quang cảnh của những vùng rừng xanh mướt bị những sợi dây biết nói xoá sạch. Đâu còn những cánh rừng rậm rạp? Tất cả đã qua đi và đâu còn những chú đại bàng vĩ đại? Tất cả đã qua đi.

    Theo Vntinnhanh

  4. #63
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,503
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết

    Làm 8 kiểu người này, khó thoát khỏi vận mệnh nghèo túng

    Làm 8 kiểu người này, khó thoát khỏi vận mệnh nghèo túng



    Đối với 8 kiểu người này, nếu không nhanh chóng thay đổi tính cách của mình, thì mọi chuyện cũng theo đó mà ì ạch, khó thoát khỏi cảnh nghèo túng.


    Lười nhác, sợ khổ, không thích học hỏi… là những nguyên nhân khiến bạn không khấm khá lên được. (Ảnh: cmoney.tw)

    1. Người lười nhác

    Không chịu cần cù lao động, người lười biếng không chịu dốc sức ra, không chịu nỗ lực, tương lai nhất định sẽ mịt mờ. Có phó xuất mới có hồi báo, đừng bao giờ nghĩ có thể “ngồi mát ăn bát vàng”.

    Con người là có khả năng tiềm tàng, nhưng chỉ thông qua lao động thì nó mới được bộc lộ ra. Có tích cực lao động mới có thể nhận ra mình ưu tú đến nhường nào!

    2. Người nhát gan

    Trong cuộc sống của người này luôn biểu hiện ra một bộ dạng sợ đầu sợ đuôi, không bao giờ dám nếm trải những điều mới lạ, chỉ có thể đứng yên tại chỗ. Những người như vậy chắc chắn sẽ không thể nắm bắt cơ hội, bởi vì đầu tư luôn đi cùng với mạo hiểm, không có đầu tư nào là 100% an toàn.

    3. Người sợ khổ

    Con đường dẫn tới thành công luôn là gập ghềnh gian nan, chỉ có người không ngừng kiên định, ngoan cường dốc sức ra làm mới có thể đi tới thành công.

    Những người động một chút là phàn nàn rằng cuộc sống sao mà khổ cực, công việc sao mà mệt mỏi, chính là những người chưa nguyện ý xuất phát. Thành công đối với họ chỉ là khái niệm xa vời.

    4. Người không thích học hỏi

    Nhà triết học Francis Bacon từng nói rằng: “Trí tức chính là sức mạnh”.

    Kỳ thực, tri thức xác thực là vũ khí hiệu quả nhất có thể làm thay đổi cuộc đời của một người.

    Nỗ lực học tập, đọc nhiều sách vở thì kiến thức sẽ không ngừng tăng lên. Trong nguồn thời gian hữu hạn hãy gắng sức để hoàn thiện, nâng cao năng lực của mình, như vậy thì khi thời cơ đã chín muồi ta mới có thể nắm bắt.

    Còn người lười học rất dễ bị tụt hậu về chuyên môn, sẽ bị môi trường cạnh tranh khốc liệt của xã hội đào thải.

    5. Người bảo thủ

    Kiểu người này có suy nghĩ rất cổ hủ cứng nhắc, thường theo xu hướng bảo tồn hiện trạng, không thích thay đổi, luôn bảo vệ quan điểm của mình, gần như không tiếp nhận những ý kiến cũng như người thân của người khác. Với họ thì đơn giản chỉ là họ luôn đúng, vậy nên những người này rất khó tiến bộ.

    6. Người ba phải

    Những người này thường chọn biện pháp im lặng, trong mọi vấn, không phản đối cũng không đưa ra ý kiến đóng góp, với họ là sao cũng được. Họ là những người không có khái niệm “sự nghiệp, thành công”, mà chỉ có khái niệm “yên ổn”.

    Những người này thường sẽ mãi mãi đứng yên ở vị trí mình có, không thể tiến lên được.

    7. Người ham chơi

    Trong dân gian có câu: “Nghiệp được tinh luyện từ cần cù, phóng túng được tinh luyện từ vui chơi; hành sự thành tại suy nghĩ, bại là do tùy thích”.

    Nếu cứ chìm đắm trong du ngoạn hưởng lạc, mà coi nhẹ công việc, thì có sở hữu đống gia sản khổng lồ cũng cạn kiệt trong một ngày.

    Vì thế ai cũng phải học cách ước chế bản thân, tạo ra cho mình một điểm dừng, một giới hạn, để không bị những vui thú cuốn đi.

    8. Người cao ngạo

    Người cao ngạo thông thường luôn thờ ơ với hết thảy ý kiến, tình cảm, lợi ích của người khác. Người này thường tạo ra một khoảng cách với tập thể, đặt mình ở vị trí cao hơn người khác, vì thế rất khó để phối hợp hay hợp tác với họ.

    Những người này tự họ nhận thức được họ đang cách ly chính mình, không biết rằng mình mới thực sự đáng thương.

    Lê Hiếu biên dịch

    VietFreeFun



  5. #64
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,503
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết

    Nhân sinh tựa cuốn sách, gặp người bạn tốt chính là đọc được sách hay

    Nhân sinh tựa cuốn sách, gặp người bạn tốt chính là đọc được sách hay



    Thế giới chính là một sân khấu lớn, và mỗi người đều là một quyển sách. Đọc người so với việc đọc sách còn khó hơn nhiều…



    Thế giới chính là một sân khấu lớn, mỗi người đều là một quyển sách. (Ảnh: Artsculture)

    Nhân sinh như đường đi, con đường dài nhất chính là con đường tới tâm…

    Giữa người với người, khoảng cách ngắn nhất chính là khi ôm nhau;

    Giữa người với người, khoảng cánh dài nhất là khi chờ đợi;

    Giữa người với người, khoảng cách nhìn không thấy nhất là bao dung;

    Giữa người với người, khoảng cách đáng sợ nhất chính là sự thờ ơ với sự hiện hữu của bạn.

    Không đo đo mới có thể sống chung lâu bền. Người không so đo, thoạt nhìn tưởng như mất đi, nhưng lâu dài lại chính là đạt được. Người thích chiếm tiện nghi của người khác, thoạt nhìn thì như đạt được, nhưng rốt cuộc là đang mất đi.

    Thế giới chính là một sân khấu lớn, mỗi người đều là một quyển sách. Đọc người so với việc đọc sách còn khó hơn nhiều….

    Có người, dưới ánh nắng mặt trời chói chang lại nguyện ý cho bạn mượn dù, nhưng lúc trời đổ mưa lại lặng lẽ bật dù đi trước.

    Đọc họ lúc này, bạn ngàn vạn lần không nên oán trách họ, bởi vì họ chính là không muốn bị dầm mưa. Hơn nữa, chiếc dù đó chính là của họ, họ cũng không muốn gánh vác khó khăn của người khác. Vậy bạn có thể nói gì đây? Tốt nhất vẫn là tự mình nên mang theo một chiếc dù dự phòng.

    Có người, tại thời điểm mà bạn có quyền thế, liền vây quanh bạn không rời; nhưng khi bạn rời khỏi chức vị hoặc không còn quyền thế, họ liền lặn mất tăm.

    Đọc họ lúc này, bạn ngàn vạn lần không cần lý giải họ, bởi trước đó họ vì muốn đạt được mục đích gì đó mà ca ngợi bạn, nhưng hiện tại bạn không có khả năng đó nữa rồi, thì cũng không cần phải ở bên cạnh bạn để ca tụng nữa.

    Có người, khi ở trước mặt bạn thì thổ lộ hết tâm tình, lời nói như nước chảy êm đềm, nhưng ở dưới đáy sông lại ẩn nấp một mạch nước ngầm bất tịnh.

    Đọc họ lúc này, bạn ngàn vạn lần đừng căm hận họ, bởi vì phàm là người mà dùng mặt nạ dối trá đến lừa gạt người khác, thì cuộc sống đều rất gian nan, đôi khi sẽ bị kẻ cao tay hơn lừa gạt lại. Bạn nên thông cảm cho phương thức sống của loại người này, chờ đợi nhân tính của họ quay lại và tự biết xét mình.



    Một quyển sách hay chính là một người bạn, một người bạn càng là một quyển sách hay. (Ảnh: Thuvientulap)

    Có người, tại thời điểm bạn vất vả cần cù gieo hạt, thì họ khoanh tay đứng nhìn, không chịu tưới xuống dù chỉ một giọt mồ hôi. Như khi bạn thu hoạch, họ lại không hề tỏ vẻ xấu hổ mà lấy các loại lý do để tới phân chia thành quả với bạn.

    Đọc họ lúc này, bạn ngàn vạn lần đừng phản cảm, bởi vì có người chịu cùng bạn chia sẻ mùa thu hoạch ngọt ngào đã là vui rồi, mặc kệ họ mang theo cái tâm gì, chúng ta đều vui vẻ hoan nghênh. Bạn lặng lẽ cho họ biết thế nào là hy sinh, thế nào hưởng thành quả sau những nỗ lực, để cho họ biết được thế nào là tự tôn và tự ái.

    Có người rất chú trọng chải chuốt bề ngoài, cách ăn mặc thể hiện là một người sang trọng quý phái, mà ở sâu trong nội tâm lại trống rống, tràn ngập vô tri cùng ngu muội.

    Đọc người này, bạn ngàn vạn lần đừng khinh bỉ họ, bởi vì họ không hiểu trang phục vốn là của thợ may chế tác đấy. Mà người trí thức thì tiền bạc chỉ là công cụ, phẩm đức và khí chất mới là giá trị đích thực của đời người.

    Đọc người khác, kỳ thực cũng là đọc chính mình, cũng đọc ra sự giả nhân giả nghĩa phía sau vẻ đạo mạo; đọc được sự xấu xa đằng sau vẻ mỹ lệ; đọc được sự xảo trá đằng sau những nụ cười.

    Đọc người, quan trọng nhất chính là đọc hiểu họ là người như thế nào. Đọc người, cũng là vì chính mình muốn làm một người chân chính. Bởi vậy, khi đọc người, cần học được sự khoan dung, học được rộng lượng.

    Người với người ở chung cần có sự thấu hiểu, sự tín nhiệm. Đối đãi người khác thêm một phần tha thứ, bạn sẽ phát hiện cuộc sống sẽ có thêm một phần vui vẻ đang chờ đợi mình.

    Nhân sinh cả đời, viết chính mình để cho người khác đọc…

    Đọc người khác chính là để đối chiếu chính mình: Dùng kính lúp xem “chân, thiện, mỹ” của người khác, hấp thu tinh hoa, hoàn thiện chính mình; Dùng kính hiển vi xem “giả, ác, xấu” của người khác, không lưu tồn, loại bỏ triệt để.

    Viết chính mình cần thực sự nghiêm túc, bởi vì ở trong nhân sinh mà sáng tác là không có “sửa chữa” và “xóa bỏ”. Thế giới là một đại sân khấu, mỗi người đều là một quyển sách.

    Một quyển sách hay chính là một người bạn, một người bạn càng là một quyển sách hay.

    Sách có bao nhiêu loại, bằng hữu liền có bấy nhiêu loại.

    Có sách thiết kế tinh mỹ, có sách chất phác tự nhiên;

    Có sách chỉ ngắn ngủn mấy chương, có sách thì dạt dào vô tận;

    Có sách dạy ta về cuộc sống, có sách dạy ta cách làm người;

    Có sách cho chúng ta nhất thời vui thích, có sách khiến chúng ta hưởng lợi cả đời;

    Có sách kích động cảm tình, có sách thúc giục người hăm hở tiến lên…


    Bất kể đọc quyển sách nào, đến cuối cùng đều có thể đọc được những câu tâm đắc. Những câu này đủ để chúng ta trong lúc ý chí bạc nhược nhất có thể chèo chống được nhân sinh của chính mình.

    Tuệ Tâm

    VietFreeFun



  6. #65
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,503
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết

    Luôn vui vẻ là một dạng bản lĩnh, càng buông bỏ tự ngã càng có được niềm vui

    Luôn vui vẻ là một dạng bản lĩnh, càng buông bỏ tự ngã càng có được niềm vui


    Niềm vui chân chính là một loại cảnh giới quên đi bản thân, cùng thiên địa vạn vật hòa làm một, không gì trói buộc, tự do tự tại. Bởi vậy có thể sống ở hiện tại, buông bỏ bản ngã, là điều kiện tiên quyết để có thể được thấu tỏ kiếp nhân sinh.



    Luôn vui vẻ là một dạng bản lĩnh, càng buông bỏ tự ngã càng có được niềm vui. (Ảnh từ wxwenku)

    Trong “Tiền Xích Bích phú” của Tô Đông Pha có câu: “Chỉ có ngọn gió mát ở trên sông cùng vầng trăng sáng trong núi, tai nghe thấy âm thanh, mắt trông thấy cảnh sắc, lấy mãi không hết, dùng mãi không cạn, đó là kho vô tận của tạo hoá, cũng là cái vui chung của người và ta”.


    Người bình thường lúc đối mặt với biến cố lớn trong đời, thường sẽ u sầu phiền muộn. Nhưng Tô Đông Pha lại lựa chọn buông bỏ bản ngã, quên đi được mất, trở về với tự nhiên, ông dung hòa cuộc sống gian khổ thiếu thốn cùng với thiên nhiên, nhờ vậy đổi lấy được tinh thần thoải mái, tự do và vui sướng.

    Một người dù ở nơi nào, cuộc đời cũng không thể luôn thuận buồm xuôi gió, kiểu gì cũng có lúc gặp khó khăn, phiền não cùng thất bại. Khi đối mặt với trở ngại mà vẫn có thể duy trì tinh thần lạc quan phóng khoáng, tràn ngập tự tin, nhất định phải có sự tu dưỡng cao.

    Giữ một tâm thái vui vẻ giữa thế gian ồn ào náo nhiệt, có thể làm cho cuộc sống nặng nề, tầm thường trở nên nhẹ nhõm, vui tươi, thậm chí khiến cho thời gian cực khổ cũng trở nên ngọt ngào quý giá. Nghiên cứu khoa học cũng chứng minh, người có tấm lòng cởi mở, rộng rãi thì tinh thần thanh tĩnh, sống năng nổ hoạt bát, khỏe mạnh trường thọ.



    Tô Đông Pha du Xích Bích. (Ảnh: Luubooks)
    Lạc quan xuất phát từ nội tâm mạnh mẽ

    Tâm làm chủ thân thể và mọi thứ, khi tâm ổn định, không bị lay chuyển bởi yếu tố bên ngoài, thì trí tuệ sáng suốt sẽ xuất hiện. Mọi người đều khát vọng có một nội tâm mạnh mẽ, nhưng để có được nó, phải trải qua rèn luyện thậm chí đối mặt với khó khăn. Vương Dương Minh – nhà tư tưởng, nhà văn, nhà triết học nổi tiếng đời Minh là ví dụ tiêu biểu nhất.

    Vương Dương Minh không chỉ thông hiểu đạo Khổng, đạo Phật, đạo Lão, mà còn có thể cầm quân chinh chiến, là nhà nho toàn năng hiếm thấy trong lịch sử Trung Hoa. Nhưng cả đời ông phải trải qua bao trắc trở, bị tra tấn, hạ ngục, bị giáng đi Long Trường, công cao bị đố kị, bị vu là mưu phản, có thể nói nhận đủ loại đày đọa trên đời.

    Những chuyện này nếu gặp người thường, không chừng đã sớm đau buồn mà chết rồi, nhưng Vương Dương Minh lại luôn duy trì thái độ tích cực lạc quan. Lúc ở Long Trường, một nơi heo hút bóng người, tùy tùng đi theo ông đều lần lượt bị bệnh, chỉ có mình ông bình yên vô sự. Vương Dương Minh nói: “Ta ở Long Trường hai năm, cũng bị độc chướng xâm hại, nhưng vẫn có thể giữ vững thân thể và tinh thần, đó là bởi vì ta không bi quan, ấm ức giống những người khác”.

    Khi ở Kiền Châu, Trần Cửu Xuyên đổ bệnh, Vương Dương Minh nói: “Phải lạc quan khi đối mặt với bệnh tật là một việc khó, ông cảm thấy thế nào?”. Trần Cửu Xuyên nói: “Đó chính là một loại bản lĩnh, thực sự rất khó”.

    Vương Dương Minh nói: “Thường xuyên giữ tâm tình vui vẻ, lạc quan, chính là có bản lĩnh”. Đối với Vương Dương Minh, giữ gìn thân thể và tinh thần khỏe mạnh không phải là thiên phú, mà là một loại năng lực, loại năng lực thông qua trí tuệ cùng rèn luyện mà có. Vương Dương Minh bằng chính trí tuệ của mình, trong nghịch cảnh vẫn giữ tâm thái vui vẻ, sống sót ở vùng đất đầy độc chướng. Hơn nữa còn tu dưỡng bản thân, nghiên cứu học vấn, cuối cùng tại Long Trường ngộ đạo, sáng lập ‘Tâm học’.

    Người đời phần lớn quá chấp nhất với vật chất hữu hình, lại xem nhẹ sức mạnh vô hình, cho nên khó thoát ra khỏi vũng bùn của khó khăn và thất bại. Bảo trì được sự lạc quan, tự tin, nội tâm vững vàng mới có thể khiến ta hướng tới tương lai tươi sáng.



    Bảo trì được sự lạc quan, tự tin, nội tâm vững vàng mới có thể khiến ta hướng tới tương lai tươi sáng. (Ảnh qua mp.itc)

    Sống ở thực tại, buông bỏ tự ngã

    Vương Dương Minh từng nói: “Chỉ tồn đắc thử tâm thường hiện tại tiện thị học. Quá khứ vị lai sự, tư chi hà ích? Đồ phóng tâm nhĩ”, ý rằng, chỉ cần thường xuyên cảm thấy được sự tồn tại của cái tâm này, thì chính là đang học rồi. Những chuyện đã qua, chuyện còn chưa đến mà cứ suy nghĩ thì có ích gì? Suy nghĩ kiểu như thế, chỉ có thể làm mất đi sự thanh thản một cách vô ích.

    Một người muốn sống vui vẻ, cần có loại trí tuệ “sống cho hiện tại”. Nói đơn giản chính là sống ở giây phút này, chuyên chú chuyện trước mắt, không suy nghĩ lung tung. Tập trung ở hiện tại, không so đo được mất trong quá khứ, cũng không sầu lo biến cố ở tương lai. Kiểu người này, nội tâm yên tĩnh mà trong sáng, vậy nên có thể sống vui vẻ. Tâm lý học đã chứng minh, nếu như một người tập trung vào chuyện nào đó, thể xác và tinh thần của họ sẽ ở trong trạng thái hòa hợp, tạo ra cảm giác thư giãn vui sướng.

    Lúc Vương Dương Minh tại Long Trường, đã từng chế tạo một chiếc quan tài đá. Bởi vì trong quá trình ngộ đạo, ông mãi không thể buông bỏ bản ngã, buông bỏ sinh tử. Bởi vậy, Vương Dương Minh nảy sinh ý nghĩ: “Ta coi như mình đã chết, vậy còn cái gì để sợ nữa?”. Ông ở trong quan tài đá tu thân tĩnh tọa, dốc lòng ngộ đạo, cuối cùng hiểu thấu đạo lý “cách vật trí tri”, tức là xét đến cái lý của sự vật, muốn cho những chữ nhỏ nhặt tới đâu cũng hiểu thấu đáo.

    Chướng ngại lớn nhất của nhân sinh là bản thân, nếu như không thể buông xuống cái tôi, xóa bỏ sự cố chấp của mình, sẽ rất khó có được niềm vui thực sự. Vương Dương Minh cuối cùng đã ngộ đạo: Tìm kiếm niềm vui, kỳ thực chính là quá trình không ngừng buông bỏ tự ngã. Bởi vậy có thể thấy được, sống ở hiện tại, buông bỏ bản ngã, là điều kiện tiên quyết để có thể được “tâm soi sáng” mà thấu tỏ nhân sinh.



    Tuệ Tâm, theo SOH

    VietFreeFun



  7. #66
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,503
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết

    Sự kỳ diệu của tĩnh tâm: Thanh lọc tâm hồn, tìm về bản chất của sinh mệnh

    Sự kỳ diệu của tĩnh tâm: Thanh lọc tâm hồn, tìm về bản chất của sinh mệnh



    [h=2]Chúng ta thường mãi mê dùi đầu vào công việc chỉ để đạt được một cái gì đó trong cuộc sống, điều đó chiếm dụng toàn bộ thời gian, nó là một cái lồng giam vô hình nhốt tâm hồn chúng ta lại, rồi một ngày chúng ta sẽ cảm thấy mệt mõi và mất phương hướng với những gì mình làm. Cuối cùng chỉ có tĩnh tâm lại, gạt bỏ mọi thứ phiền phức đó mới đạt được trạng thái an nhiên, vui vẻ.



    Sự kỳ diệu của tĩnh tâm. (Ảnh từ room-makers)

    Từng sống hơn một năm ở thành phố bận rộn nhất trên thế giới, bởi vì tôi thường xuyên không được ngủ đủ giấc, cho nên cơ thể luôn cảm thấy rất mệt mỏi. Rồi vì một lý do ngoài ý muốn mà phải rời khỏi vị trí công tác.
    Lúc mới đầu tôi có chút lưu luyến không muốn đi, tỉnh táo lại mới thấy biến cố này rốt cuộc lại là trong họa có phúc. Nó cho tôi một cơ hội được giải thoát tâm hồn. Bởi vì với nhịp điệu cuộc sống trước kia, mỗi tuần làm việc 7 ngày, mỗi ngày làm việc 16 tiếng, tôi hoàn hoàn bị mất phương hướng. Giờ có được cơ hội tĩnh tâm suy nghĩ, mới có thể một lần nữa tìm lại chính mình.

    ]Ngày trước chỉ cần người ta gọi một cú điện thoại hay gửi một tin nhắn là có thể đảo lộn tất cả kế hoạch công việc cũng như cuộc sống mà tôi đã tính toàn từ rất lâu, thủ trưởng chỉ tay một cái cũng có thể khiến tôi làm việc liên tục ba ngày ba đêm.

    Trong sự bận rộn quá mức đó, tôi đã quên mất mình là ai, vậy mà thậm chí còn cảm thấy bản thân rất giỏi giang. Sau này tĩnh tâm nghĩ lại, tôi mới cảm nhận sâu sắc rằng được sống và làm việc theo suy nghĩ và kế hoạch của mình thì tiêu dao tự tại biết nhường nào!

    Sau khi nghỉ việc, tôi có thể tự do ngắm nhìn núi cao, thoải mái nằm nghe tiếng sóng biển xô bờ, nhìn sao ngắm trăng, quan trọng hơn là tôi có đủ thời gian để tĩnh tâm suy nghĩ. Rất lâu trước kia, tôi từng đọc được một triết lý sống “Tĩnh tâm thắng làm việc cật lực”, trong đó nói đến mục đích của làm việc là để hỗ trợ cho suy ngẫm, có suy ngẫm mới có sự tiến bộ, nếu làm việc cật lực mà không thêm được suy ngẫm gì thì khó có thể đạt được thành tựu.

    Trong cuốn sách đó có câu chuyện thế này: Một vị giáo sư vật lý nổi tiếng ngủ nửa đêm tỉnh giấc, đột nhiên phát hiện trong phòng thí nghiệm vẫn còn sáng đèn. Ban đầu ông nghi ngờ có ăn trộm lẻn vào, vội chạy đến phòng thí nghiệm xem, thì ra là một học sinh của mình đang thức trắng đêm không ngủ bận rộn làm thí nghiệm.

    Vị giáo sư quan tâm hỏi học sinh mình: “Sao muộn thế này rồi mà con vẫn còn chưa nghỉ?”. Học sinh này vừa tiếp tục công việc vừa trả lời: “Con đang làm thí nghiệm”. “Con bây giờ đi làm thí nghiệm, vậy ban ngày thì làm gì?”. Học sinh lập tức trả lời: “Ban ngày con cũng làm thí nghiệm”.

    Giáo sư tiến tục hỏi: “Ý con là, con tốn cả ngày không ngủ không nghỉ chỉ để làm thí nghiệm?”. Học sinh trong lòng vui mừng, cho là mình biểu hiện giỏi giang như vậy nhất định sẽ được thầy khen ngợi, vì vậy ra vẻ khiêm tốn nói: “Thưa thầy, đúng vậy, con hi vọng có thể làm hết sức mình để học được nhiều thứ hơn”.

    Giáo sư hơi trầm tư một chút, sau đó hỏi lại cậu ta: “Chăm học dĩ nhiên là tốt, nhưng mà thầy rất tò mò, con tiêu tốn toàn bộ thời gian vào việc thí nghiệm, vậy con còn đâu thời gian để suy ngẫm nữa?”.

    Mỗi người đều muốn bản thân tĩnh tại, tâm linh thuần khiết, nhưng rất ít người biết được mối quan hệ giữa “tịnh” và “tĩnh”. Vào thời điểm tâm linh của một người tĩnh lặng nhất, chính là lúc người đó đạt được trí tuệ sáng suốt nhất.

    Một năm trước, tôi từng hay thức trắng đêm để làm việc, nhưng rất nhiều lần làm việc cật lực lại chẳng khác gì làm ẩu, kết quả và tác phẩm viết ra đều rất tệ. Tôi tin là bởi vì nó thiếu sự tĩnh lặng và thuần khiết trong tâm hồn, cho nên không thể viết ra được tác phẩm thực sự ưu tú.

    Ngay lập tức tôi tỉnh ngộ ra rằng tĩnh tâm cũng là một vẻ đẹp, là một vẻ đẹp tĩnh tại vui sướng, cũng là một sự thăng hoa của tâm hồn. Những người chỉ biết vùi đầu vào làm việc miệt mài sẽ không bao giờ cảm nhận được sự đẹp đẽ của tĩnh tâm. Nó giống như một ca khúc du dương uyển chuyển, trong giai điệu hài hòa có thể vuốt ve suy nghĩ hỗn loạn trong tâm hồn con người.

    Tĩnh tâm giống như vầng trăng sáng trong đêm tối, khi con người cô đơn tịch mịch, nó dùng ánh trăng sáng tỏ đem đến cho người sự dịu dàng và tin tưởng; khi con người mơ hồ lưỡng lự, nó có thể đem đến cho con người sức mạnh và sự sáng suốt; tĩnh tâm cũng giống như một chiếc lược, có thể chải gọn những suy nghĩ lung tung rối ren trong đầu; tĩnh tâm giống như một bến tàu, nó xua tan những mệt mỏi của chuyện cũ, đánh thức ước mơ về tương lai của con người.

    Tĩnh tâm còn là một trong những nguồn vui của con người, người giỏi tĩnh tâm suy nghĩ, mỗi thời khắc nhất định là đều vui vẻ. Cuộc đời con người nhất định phải đi qua những con đường quanh co uốn lượn, không thiếu những trắc trở đan xen, nếu gặp phải những trở ngại lớn, có thể tĩnh tâm lại, nâng lên tách trà, đối diện bình minh hay hoàng hôn, để dòng suối tĩnh tâm nhẹ nhàng chảy qua nội tâm, một tâm hồn tĩnh tại cũng giống như mặt trời mọc và lặn, nhẹ nhõm mà tự nhiên.

    Vẻ đẹp của tĩnh tâm, còn nằm ở đó không phải là cô đơn, không phải là vô cảm, mà là trong yên lặng tích lũy càng nhiều sức mạnh. Trong tĩnh lặng mà tu tâm dưỡng tính, trở về với bản chất. Lúc thành công, không khoe khoang, phô trương; lúc thất ý, không sa ngã, nản chí. Trong yên lặng, thanh lọc tâm hồn, trong sơn cùng thủy tận tìm kiếm hy vọng.

    Tĩnh tâm làm cho con người sự sáng suốt, càng làm cho cuộc đời thêm nhiều niềm vui và sức sống, vì vậy nó rất đáng để thấu hiểu và áp dụng trong thực tiễn cuộc sống.

    Tuệ Tâm, theo Secret China

    VietFreeFun



Trang 7 / 7 ĐầuĐầu ... 567

Chủ Đề Tương Tự

  1. Mỗi ngày đọc lời pháp của Sư Phụ
    By chanthienmy in forum Pháp Môn Quán Âm
    Trả Lời: 134
    Bài Viết Cuối: 09-07-2011, 02:31 PM
  2. Món Ngon Mỗi Ngày - Bắp Bò Ngâm Giấm - Cẩm Ly
    By sophienguyen in forum Video Nấu Ăn
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 04-26-2011, 02:13 AM
  3. Petrolimex kêu lỗ 70 tỷ đồng mỗi ngày
    By duyanh in forum Tin Tức Việt Nam
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 02-16-2011, 01:25 PM
  4. Quan sát mỗi ngày
    By duyanh in forum Sự Kiện Đời Sống
    Trả Lời: 6
    Bài Viết Cuối: 12-04-2010, 02:24 PM
  5. Bé gái 5 tuổi bị tróc da 14 lần mỗi ngày
    By giavui in forum Chuyện Lạ Đó Đây
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 09-29-2010, 02:57 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •