Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Ái tình và hạnh phúc là hình với bóng, nếu biết bảo vệ thì hạnh phúc sẽ thành sự thật, ngườc lại nếu không biết bảo vệ thì hạnh phúc chỉ là một hình ảnh ảo tưởng không bao giờ có.
Pascal
Trang 5 / 7 ĐầuĐầu ... 34567 Cuối Cuối
Results 41 to 50 of 67

Chủ Đề: SUY GẪM mỗi Ngày

  1. #40
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    9,246
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 8 Lần
    Trong 8 Bài Viết

    Giúp đỡ người khác mà chỉ có thiện tâm thôi vẫn là chưa đủ

    Giúp đỡ người khác mà chỉ có thiện tâm thôi vẫn là chưa đủ



    Đôi khi giúp đỡ người khác chỉ có thiện tâm thôi thì vẫn chưa đủ, mà cũng cần phải có cách thức phù hợp để họ không cảm thấy ngại ngùng hay tổn thương vì hoàn cảnh cuộc sống không như ý của mình.



    Giúp đỡ người khác là điều vô cùng trân quý nhưng có đôi lúc chỉ có “thiện tâm” là chưa đủ! Ảnh Internet


    Ngày cuối tuần, tại cổng của một công viên có rất đông người xếp hàng mua vé để được vào bên trong vui chơi. Có một đôi vợ chồng trẻ dẫn một cậu con trai nhỏ, chừng 3 tuổi theo cùng. Nhìn bộ dạng háo hức, luôn miệng trò chuyện của cậu bé và nét mặc tươi sáng của hai vợ chồng, có thể thấy họ đã có kế hoạch cho buổi đi chơi này từ lâu.

    Dòng người cứ chậm rãi tiến lên từng bước từng bước, chẳng mấy chốc cũng đến lượt nhà họ mua vé.

    Nhân viên bán vé nói: “Chào anh chị! Vé vào tổng cộng là 60 nghìn!” Người phụ nữ ngạc nhiên nói: “60 nghìn? Không phải là 40 nghìn sao?” “Không! Mỗi người là 20 nghìn, ba người tổng cộng là 60 nghìn!” Nhân viên bán vé trả lời với vẻ mặt bắt đầu có chút thiếu kiên nhẫn…

    Người bố móc hết túi áo, túi quần nhưng không tìm được thêm đồng tiền nào cả, vẻ mặt lo lắng và bối rối bởi có rất đông người đang xếp hàng đằng sau đều dồn con mắt nhìn anh ta. Lúc này, đột nhiên một người xếp hàng sau gia đình cậu bé tiến lên rồi rút tờ 20 nghìn ra và nhét vào tay bố cậu bé, nói:

    “Có 20 nghìn thôi, anh cầm lấy đi!” Hai vợ chồng họ đỏ mặt và xấu hổ, người chồng quay lại nói: “Anh ơi, thực sự là cảm ơn anh, nhưng tôi xin trả lại anh ạ!”

    Người mẹ cúi xuống nói với cậu bé:

    “Hôm nay chúng ta về nhà, hôm khác đến chơi nhé!” Cậu bé không hiểu được chút sự tình của bố mẹ, nó một mực đòi vào chơi và bắt đầu khóc, không chịu rời đi. Bố mẹ cậu bé không biết giải quyết ra sao, tiến cũng không được mà lùi cũng không xong, thật là tình cảnh éo le! Ảnh Internet

    Thế rồi, bỗng nhiên một người phụ nữ lớn tuổi đi tới bên cạnh họ và nhẹ nhàng nói: “20 nghìn này là tiền của hai người vừa đánh rơi à?” Người bố tròn mắt rồi chần chừ nói:

    “Ồ! Ồ!.. Cái này… cái này…” Người phụ nữ kia lại cười và nói tiếp: “Chắc chắn là tiền của hai người rơi đấy! Tôi vừa tận mắt nhìn thấy rơi từ trong túi áo của anh ra mà! Anh cầm lấy đi, trả lại cho anh đây!”

    Người đàn ông nắm thật chặt tay người phụ nữ, mắt rưng rưng nhìn mà không biết nói gì… Chúng ta đều biết rằng, giúp đỡ người khác là điều vô cùng trân quý nhưng có đôi lúc chỉ có “thiện tâm” là chưa đủ! Nếu đã có lòng giúp người hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ, có như thế người được giúp sẽ không cảm thấy bị tổn thương và cũng thấy ấm áp hơn rất nhiều.

    Theo Daikynguyenvn
    Hãy luôn đặt mình vào vị trí người khác . Nếu điều đó tổn thương bạn thì nó cũng sẽ làm buồn người khác



  2. #41
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,512
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết

    5 mẩu chuyện ngắn, 5 bài học để đời

    5 mẩu chuyện ngắn, 5 bài học để đời


    Cuộc sống tựa như một ngôi trường lớn, nơi dạy cho ta biết cách trân quý những gì ta đang có, cách đương đầu với khó khăn để vượt qua nghịch cảnh, cách sẻ chia với những số phận bất hạnh trên đường đời…


    Cuộc sống cần lắm những sẻ chia. Ảnh:Internet


    Bài học về sự quan tâm


    Trong tháng thứ hai của khoá học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã cho chúng tôi một câu hỏi hết sức bất ngờ trong bài thi vấn đáp. Tôi đã lướt qua hầu hết các câu hỏi trong bài thi và ngạc nhiên dừng lại ở câu hỏi cuối cùng: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta?”.
    Một câu hỏi không có trong chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy! Thật ra, tôi đã nhìn thấy người phụ nữ đó vài lần. Cô ấy cao, tóc sẫm màu và khoảng chừng 50 tuổi nhưng làm sao mà tôi có thể biết được tên cô ta cơ chứ? Tôi đã kết thúc bài làm của mình với câu cuối cùng bị bỏ trống. Cuối giờ kiểm tra, một sinh viên đã hỏi vị giáo sư: “Liệu thầy có tính điểm cho câu hỏi cuối cùng kia không?”, ông trả lời:

    “Chắc chắn rồi”. Ông nói tiếp: “Trong công việc, các em sẽ gặp rất nhiều người, tất cả họ đều quan trọng, họ xứng đáng được nhận sự quan tâm của các em, dù chỉ là một nụ cười hay một câu chào”. Tôi đã không bao giờ quên bài học đó trên mỗi bước đường đời của mình sau này, và tôi cũng không bao giờ quên tên của người phụ nữ đó – cô Dorothy. Bài học về sự giúp đỡ Trong một đêm mưa bão bất thường trên đường phố Alabama vắng vẻ, lúc đó đã 11:30 khuya, có một bà lão da đen đang cố hết sức vẫy tay để xin đi nhờ xe.


    Một chiếc xe chạy vút qua, rồi thêm một chiếc xe nữa, không ai để ý đến cánh tay dường như đã tê cứng vì lạnh cóng. Mặc dù vậy, bà lão vẫn hy vọng và vẫy chiếc xe kế tiếp. Một chàng trai da trắng đã cho bà lên xe (mặc cho cuộc xung đột sắc tộc 1960). Bà lão trông có vẻ rất vội vã, nhưng cũng không quên cám ơn và ghi lại địa chỉ của chàng trai. Bảy ngày trôi qua, trước nhà chàng trai tốt bụng có tiếng gõ cửa. Chàng trai ngạc nhiên hết sức khi thấy một cái ti vi khổng lồ ngay trước cửa nhà mình. Một lá thư được đính kèm, trong đó viết:
    “Cám ơn cháu vì đã cho bà đi nhờ xe vào cái đêm mưa hôm ấy. Cơn mưa không những đã làm ướt sũng quần áo mà nó còn làm lạnh buốt trái tim và tinh thần của bà nữa. Rồi lúc đó cháu đã xuất hiện như một thiên thần. Nhờ có cháu, bà đã được gặp người chồng tội nghiệp của mình trước khi ông ấy trút hơi thở cuối cùng. Một lần nữa bà muốn cám ơn cháu đã không nề hà khi giúp đỡ bà”. Cuối thư là dòng chữ: “Chân thành – Bà Nat King Cole”.

    Bài học về lòng biết ơn Vào cái thời khi mà món kem hoa quả còn rất rẻ tiền, có một câu chuyện về cậu bé 10 tuổi thế này: Ngày nọ, Jim – tên của cậu bé – sau một hồi đi qua đi lại, ngó nghiêng vào cửa hàng giải khát đông nhất nhì thành phố, nơi có món kem nước hoa quả mà cậu rất thích, mạnh dạn tiến lại gần cái cửa, đẩy nhẹ và bước vào. Chọn một bàn trống, cậu nhẹ nhàng ngồi xuống ghế và đợi người phục vụ đến.

    Chỉ vài phút sau, một người nữ phục vụ tiến lại gần Jim và đặt trước mặt cậu một ly nước lọc. Ngước nhìn cô phục vụ, cậu bé hỏi: “Cho cháu hỏi bao nhiêu tiền một ly kem nước hoa quả ạ?”.
    50 xu“, cô phục vụ trả lời. Nghe vậy, Jim liền móc trong túi quần ra một số đồng xu lẻ, nhẩm tính một hồi, cậu hỏi tiếp: “Thế bao nhiêu tiền một ly kem bình thường ạ?”.
    “35 xu”, người phục vụ vẫn kiên nhẫn trả lời cậu bé mặc dù lúc đó khách vào cửa hàng đã rất đông và đang đợi cô.
    Cuối cùng, người nữ phục vụ cũng mang đến cho Jim món kem mà cậu yêu cầu, và sang phục vụ những bàn khác. Cậu bé ăn xong kem, để lại tiền trên bàn và ra về. Khi người phục vụ quay trở lại để dọn bàn, cô ấy đã bật khóc khi nhìn thấy bên cạnh 35 xu trả cho ly kem mà Jim đã gọi là 15 đồng xu nữa. Jim đã không thể có món kem nước hoa quả mà cậu ấy thích bởi vì cậu ấy chỉ có đủ tiền để trả cho một đĩa kem bình thường và một ít tiền boa cho cô.

    Bài học về sự tự giác và trách nhiệm

    Xưa thật là xưa, có một ông vua nọ, một hôm ông ta sai quân lính đặt một tảng đá lớn nằm chắn ngang đường đi. Xong, ông nấp vào một bụi cây gần đó và theo dõi. Lần lượt ông ta thấy, những thương nhân giàu có đi qua, rồi đến những cận thần của ông đi qua, nhưng không ai có ý định xê dịch tảng đá sang bên để lấy lối đi cả, họ chỉ lẩm nhẩm đổ lỗi cho nhà vua vì đã không cho người giữ sạch sẽ con đường.


    Một lúc sau, nhà vua nhìn thấy một người nông dân đi tới với một xe rau cồng kềnh nặng trĩu. Nhìn thấy tảng đá, người nông dân liền ngừng xe và nhảy xuống đất, cố hết sức mình ông ta đã đẩy được tảng đá sang bên kia vệ đường. Vừa làm ông ta vừa lẩm bẩm: “Thật không may nếu có ai đó không thấy mày và vấp phải, chắc là sẽ đau lắm đây”.

    Xong đâu đấy, khi người nông dân quay trở lại xe để tiếp tục đi, bỗng ông nhìn thấy một bao tiền to đùng đặt ngay chỗ mà ông đã di chuyển tảng đá. Đó là một món quà của đức vua cho người nào dịch chuyển được tảng đá

    Bài học về sự hy sinh

    Đã lâu lắm rồi, nhiều năm đã trôi qua, khi tôi còn là tình nguyện viên tại một bệnh viện, tôi có biết một cô gái nhỏ tên Liz – cô bé đang mắc phải một căn bệnh hiểm nghèo. Cơ hội sống sót duy nhất của cô là được thay máu từ người anh trai 5 tuổi của mình, người đã vượt qua được cơn bạo bệnh tương tự một cách lạ thường nhờ những kháng thể đặc biệt trong cơ thể. Bác sĩ đã trao đổi và giải thích điều này với cậu bé trước khi yêu cầu cậu đồng ý cho cô em gái những giọt máu của mình. Lúc ấy, tôi đã nhìn thấy sự lưỡng lự thoáng qua trên khuôn mặt bé nhỏ kia. Cuối cùng, với một hơi thở thật sâu và dứt khoát, cậu bé đã trả lời: “Cháu đồng ý làm điều đó để cứu em cháu”.


    Nằm trên chiếc giường kế bên em gái để thuận tiện hơn cho việc truyền máu, cậu bé liếc nhìn em gái và đôi mắt ngời lên niềm vui khi thấy đôi má cô bé hồng lên theo từng giọt máu được truyền sang từ người cậu.

    Nhưng rồi, khuôn mặt cậu bỗng trở nên tái xanh đầy lo lắng, cậu bé ngước nhìn vị bác sĩ và hỏi với một giọng run run: “Cháu sẽ chết bây giờ phải không bác sĩ?” Thì ra, cậu bé nhỏ của chúng ta đã nghĩ rằng cậu ta sẽ cho cô em gái tất cả máu trong người mình để cứu cô bé và rồi cậu sẽ chết thay em mình. Bạn thấy không, sau tất cả những hiểu lầm và hành động của mình, cậu bé đã có tất cả nhờ đức hy sinh… Cuộc sống có câu: “Hãy cho đi thứ bạn có, rồi bạn sẽ được đền bù xứng đáng”.

    Tuệ Tâm, sưu tầm


    VietFreeFun



  3. #42
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,512
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết
    Bộ quần áo mới trong thùng rác và giọt nước mắt mặn chát của bà


    Cầm trên tay bộ quần áo mới trong thùng rác, bà nội gạt dòng lệ đang lăn dài trên gò má, giá như bà có nhiều tiền để mua đồ đẹp hơn cho cháu trai…



    Có bốn người trong gia đình, cha mẹ, bé Huy và bà nội đã trên 70 tuổi. Vì ba mẹ bé Huy chưa dư giả để nuôi cả nhà nên ngày ngày bà nội vẫn ra chợ bán đồ phụ giúp. Đồ bà bán không nhiều nhặn gì, chỉ là vài chục trứng. Mỗi quả trứng giá 5 xu, ngày nào bà cũng đi bán hàng từ sớm, những mong bán được thật nhiều để có thêm tiền mang về. Sức bà yếu, chỉ có thể làm vậy để phụ thêm con cháu.
    Bé Huy sắp vào lớp 1, một ngày nọ bà về nhà muộn hơn thường lệ, mọi người không chờ được nên đã ăn trước rồi. Bà không ngồi vào bàn ăn ngay dù chắc đã đói lắm rồi, khuôn mặt khắc khổ già nua của bà rạng ngời niềm vui khác thường, bà hồ hởi gọi: “Con yêu ra đây bà mua quà cho con này, khai giảng vào lớp một học ngoan nhé con!”.
    Huy sà vào lòng bà, mở gói đồ ra xem: Một bộ quần áo mới, còn có cả hai con gấu xinh xắn trước ngực. “Hay quá Thứ Bảy tuần sau cũng là sinh nhật con, con sẽ mặc bộ này luôn bà nhé. Rồi khai giảng con lại mặc tiếp. Con cảm ơn bà ạ!”.
    Hai khuôn mặt kề sát nhau, một khuôn mặt khắc khổ răn rúm nếp nhăn và một khuôn mặt trẻ thơ trong sáng, nhưng cả hai đều rạng ngời hạnh phúc.
    Huy mang gói quà bà tặng khoe mẹ, mẹ lập tức ngửi thấy mùi không mấy thơm tho, giở ra thấy bộ quần áo tuy mới nhưng chất vải thô, xấu, không mềm mịn như trang phục Huy vẫn mặc.
    Mẹ nói luôn trước cả nhà: “Con còn rất nhiều quần áo đẹp mà, bộ này cứ để đó mặc sau đi!”.
    Không khí trong nhà như chùng xuống, bà nội lặng lẽ không nói gì, bà quay ra bàn ăn bữa cơm để phần đã nguội lạnh, dáng còng của bà lại thêm còng hơn, như có gì đó đang đè nặng trên lưng bà. Mẹ còn nói gì đó với ba, và có lẽ bà nghe thấy được. Nhưng bà vẫn lặng lẽ, cố nuốt miếng cơm rồi đi nghỉ, cả ngày đứng bán trứng, chắc chân đã mỏi, tay đã đủ rã rời…
    Nửa đêm hôm ấy cả nhà ngủ say, có tiếng ai đó khẽ khàng mở cửa, thật nhẹ, thật nhẹ. Bà nội rờ rẫm trong bóng tối đi ra ngoài nhà, bà mở nắp thùng rác và lặng đi: Bộ quần áo bà vừa mua cho cháu yêu đang nằm ở ngay trên đó! Bà lặng lẽ gạt nước mắt, khuôn mặt gầy gò của bà càng như nhỏ lại…
    Lát sau bà lại lặng lẽ vào nhà, tưởng chừng như hết sức rồi, thùng rác khuyết mất bộ quần áo mới bỏ, nó đã nằm trên tay bà nội Huy.

    Có người quan sát toàn bộ sự việc đó, và người ấy mắt cũng ngấn lệ…
    Ngày hôm sau rơi vào Thứ Bảy, mẹ ra ngoài uống trà với bạn, bà nội dậy sớm ra chợ bán trứng như mọi hôm. Cha đánh thức con trai và bảo đi ra ngoài dạo.
    “Hôm nay chúng ta đi xem bà nội bán trứng thế nào con nhé?”.
    Bé Huy hăm hở vâng lời.
    Hai cha con bí mật đi theo bà nội, hóa ra bà không bán trứng ở chợ vì thuế cao quá, bà bán dạo ngoài vỉa hè. Nơi bà đứng bán trứng ít người qua lại quá, hết cả buổi sáng bà mới bán được 30 quả trứng, càng gần trưa, nắng gắt chói chang, càng ít người qua lại. Đến giữa trưa nắng nóng, bà đột nhiên cúi xuống lấy thứ gì đó và đi thẳng về nhà. Nhưng hóa ra không phải bà về nhà, bà rẽ vào một tiệm tạp hóa.


    Tay cầm giỏ trứng, tay kia bà cầm chiếc túi bí, bà đi vào quầy và nói với ông chủ tiệm: “Cho tôi trả lại bộ quần áo này được không?”.
    Ông chủ tiệm nhìn bộ quần áo đã nhuốm tí vết bẩn chắc do hôm qua nó bị ném vào thùng rác, ông lắc đầu: “Không được, đồ bẩn thế này ai muốn nhận lại?”.
    Mắt tôi kém quá không nhìn thấy vết bẩn, vậy để tôi mang về giặt sạch rồi trả ông được không?”.
    Ông chủ vẫn lắc đầu quầy quậy: “Bà giặt rồi thì làm sao bán được nữa, thành quần áo cũ à?”.
    Bà năn nỉ nhưng ông chủ vẫn chỉ lắc đầu.
    “Ông ơi làm ơn làm phúc cho tôi trả lại bộ quần áo này…tôi đã đứng bán trứng suốt hai tuần, bán ở nhiều nơi để có đủ tiền mua bộ quần áo cho cháu trai, sắp tới sinh nhật cháu, cháu lại sắp vào lớp 1 rồi. Nhưng gia đình không ưng, tôi muốn cố gắng để mua cho cháu bộ đẹp hơn, nếu ông không cho đổi, tôi biết lấy đâu ra tiền mua quà cho cháu tôi đây…”
    Bà nói trong nước mắt, đôi vai gầy và mái tóc bạc phơ run rẩy trong bất lực.
    “Tôi hứa với ông, nếu ông cho đổi bộ quần áo này, sau khi kiếm đủ tiền tôi sẽ mua lại. Nhưng bây giờ tôi rất cần số tiền đó để mua quà cho cháu tôi”.
    Rất nhiều người thấy vậy đã tò mò tập trung ở cửa hiệu để xem chuyện gì xảy ra.
    Bà lão đi nhanh cho nhờ, bà làm thế này người ta hiểu nhầm tưởng tôi bắt nạt bà đấy, bà đi ngay cho đi”.
    Ông chủ phẩy tay đuổi bà nội. Bà lẩy bẩy ra ngoài, tưởng như không còn chút sức lực nào nữa. Bà ngồi sụp xuống đất, trong lòng buồn vô hạn… “vậy là bà nội không thể mua quà cho cháu yêu được rồi, bà biết làm sao đây?”.

    Bỗng một bàn tay trẻ nhỏ cầm lấy đôi tay gầy guộc của bà, nhẹ nhàng cầm lên bộ quần áo bị nhuốm bẩn: “Bà ơi đừng trả lại bộ quần áo, đây là thứ con thích nhất bà ạ!”.
    Cha và Huy cùng đỡ bà dậy, “mẹ ơi cả cuộc đời mẹ đã tần tảo nuôi con khôn lớn, đến giờ con vẫn để mẹ ngày ngày đứng ngoài đường bán trứng, con là đứa con bất hiếu, mẹ hãy tha lỗi cho con mẹ ơi…”, cha Huy nói trong nước mắt giàn giụa. Bà nội cũng rơi nước mắt, nhưng đó là giọt nước mắt hạnh phúc. Rồi cả ba người cùng nhau về nhà.
    Mấy ngày hôm sau sinh nhật Huy mặc chiếc áo có gắn hình con gấu trước ngực, cậu bé tỏ vẻ hạnh phúc hơn bao giờ hết. Gia đình đầy ắp tiếng cười vui vẻ và đầm ấm.
    Hạnh phúc chỉ cần vậy thôi, khi mọi thành viên trong gia đình quan tâm và yêu thương đến nhau, khi những món quà trao cho nhau dựa trên tình yêu thương chân thành và sâu sắc, chứ không phải bởi đó là món quà đắt tiền hay sang trọng. Hạnh phúc cũng nằm ở chỗ mọi người trân quý tình cảm của nhau, và một gia đình hạnh phúc là gia đình mà người già không bao giờ bị tổn thương.

    Theo minhbao.net

    VietFreeFun



  4. #43
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,512
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết

    Một đời chạy vạy “làm quan”, cuối cùng gặp giấc chiêm bao mà tỉnh ngộ

    Một đời chạy vạy “làm quan”, cuối cùng gặp giấc chiêm bao mà tỉnh ngộ



    Con người ta một khi nắm trong tay tiền bạc hay chức quyền thì thông thường rất dễ bị ma lực của nó làm mất đi bản tính thiện lương, trở thành dương dương tự đắc, mà không biết rằng điều gì trên đời này mới thực sự là quan trọng.



    Đời người nhọc nhằn tranh đấu vì danh lợi, vinh nhục đa đoan, đến khi giật mình tỉnh dậy mới biết giấc mộng đã qua rồi. Ảnh: Internet

    Ngày xưa, có một anh học trò tên Hồ Sinh, trí tuệ cũng chỉ ở mức trung bình nên chẳng thể thi cử đỗ đạt làm quan được. Gia đình Hồ Sinh cũng có của ăn của để, nhưng ngày đêm, anh chỉ mong ước chút công danh cho nở mày nở mặt với xóm giềng.

    Một hôm, Sinh nghe tin ở huyện có khuyết một chân thư lại, bèn vội vã bán hết ruộng đất đi lo lót cho bằng được. Sau mấy phen chạy vạy chưa xong, anh chợt nhớ đến một người bạn học cũ có quen thân với nhà quan. Sinh tất tưởi tìm đến nhờ vả. Người bạn của Hồ Sinh nghe xong liền nói:
    Người ta có câu ‘Con trong lừ rưng rưng nước mắt, con ngoài lừ ngút ngoắt muốn vô’. Sao bác không giữ ruộng lại để cày cấy làm ăn, có hơn là phải quỵ lụy để mua mấy cái lo vào người cho khổ?” Sau mấy lần khuyên dỗ, vẫn thấy nét mặt bạn quả quyết quá, đành nói: “Tôi có quen một đạo sĩ trên núi Ba Vì, ông ấy quen biết rất nhiều vị quyền cao chức trọng. Ông ấy có cách làm cho bác nên công danh. Để tôi viết mấy chữ, ông ấy sẽ vì tôi mà giúp bác hết sức.”

    Hồ Sinh cầm thư của bạn tìm đường lên núi Ba Vì. Anh ta hỏi thăm mãi, quả đến một cái hang có một phiến đá lớn lấp kín. Theo lời dặn, Sinh kêu to: “Có phải đây là hang đạo sĩ không? Nếu phải xin mở cửa cho vào”.

    Tự nhiên hòn đá xoay ra, mở một lối đi vào. Phía trong tĩnh mịch, nhưng sáng sủa. Sinh bước quá chừng chục bước đã thấy vị đạo sĩ đang nằm trên một cái chõng, miệng nhai trầu, mắt lim dim nghỉ ngơi. Bên cạnh đó có một cái chõng khác, trên có một cơi trầu chỉ còn hai miếng. Tuy có khách mà đạo sĩ cũng không ngồi dậy, chỉ với tay cầm lấy thư đọc, miệng vẫn nhai trầu bỏm bẻm. Một lát, nhìn trừng trừng vào mặt khách, nói: “Ta sẽ cho anh được làm quan. Nào, anh muốn làm quan to hay nhỏ?” Sinh đáp: “Tôi học hành cũng ít, chỉ muốn làm một chân thư lại cũng mãn nguyện rồi.” Vị đạo sĩ tiếp lời:
    “Được! Anh hãy ngồi nghỉ, ăn một miếng trầu, ta sẽ liệu.” Hồ Sinh rón rén lại ngồi ở giường lấy một miếng trầu trong cơi ra ăn. Miếng trầu rất ngon. Vừa nhai giập miếng trầu, Sinh đã thiu thiu ngủ. *** Sau khi trở về nhà mấy ngày, bỗng một hôm có lính lệ mang trát đến đòi. Hồ Sinh sợ quá, tưởng có việc gì xảy ra. Nhưng khi vào đến dinh quan, anh ta được đón tiếp rất niềm nở. Hóa ra, Sinh được bổ nhiệm không phải là chân thư lại ở huyện mà là một chân thông biện ở dinh quan lớn tại tỉnh nhà. Công việc chẳng có gì là khó khăn và tốn kém vì có “tay trong” của nhà đạo sĩ, khiến anh ta vô cùng sung sướng. Thế là từ đó, Hồ Sinh hàng ngày ra vào công đường, dạ dạ, bẩm bẩm khúm núm trước mặt các quan. Ban đầu Sinh thấy nhục, nhưng mỗi lần đứng trước mặt bọn tổng lý và những người dân có việc đến cửa quan thì anh ta lại mặc sức ra oai, cho mình vinh hiển.
    Ban đầu Sinh ngần ngại chối từ quà cáp của những người có việc đưa lên lo lót, nhưng dần dần anh ta bạo dạn và khôn ngoan hơn. Chẳng những thành thạo trong nghề bóp nặn, Sinh còn học được nhiều mánh khóe làm tiền tinh vi. Vì thế, trong vài ba năm, Sinh trở nên giàu nứt đố đổ vách, dựng nhà tậu ruộng, sống cuộc đời xa xỉ.
    Anh ta còn được một trưởng giả trong hạt gả con gái cho. Mười năm sau, vợ Sinh sinh được hai trai hai gái, Sinh cũng được cất nhắc lên một vị trí cao hơn. Cuộc đời lên như diều gặp gió, chẳng ai theo kịp. Bỗng một ngày kia, giữa lúc Hồ Sinh đang ngồi cho vợ chải đầu thì có lính lệ cầm trát đến đòi. Sinh yên dạ chắc cũng giống như ngày xưa, mình sắp được bổ nhiệm gì đây. Ngờ đâu, quan khâm sai đại thần cải trang đi điều tra đã phát hiện vô số vụ tham ô hối lộ đều có liên quan đến Sinh. Sinh bị tống vào ngục, trong lúc còn chưa hoàn hồn, những người dân bị vu oan giá họa ngày trước đều đổ xô tới quan khâm sai kiện hắn. Đơn kiện xếp cao như núi. Ngày xử án hắn còn đông hơn hội. Sinh bị khép án tử hình. Trước khi đầu lìa khỏi cổ, Sinh hồi tưởng lại chuyện cũ, đấm ngực than rằng phải chi ngày xưa đừng có lên hang đạo sĩ nhờ lão ấy chạy chọt thì đâu đến nông nỗi này. Vút…! Tiếng đao xoạc qua không khí.

    *** Hồ Sinh bỗng choàng dậy. Hắn mở mắt thì té ra mình vẫn còn nằm trên chiếc giường của nhà đạo sĩ, chân đạp phải cơi trầu lăn xuống đá kêu choảng một tiếng, miếng trầu còn lại lăn lóc giữa nhà. Đạo sĩ miệng vẫn bỏm bẻm nhai trầu, mắt lim dim, chợt ngồi dậy hỏi hắn: “Bây giờ chúng ta sẽ bàn một chút. Anh sẽ cầm thư của tôi đến nhà quan…”

    Hồ Sinh răng môi lập cập, trán vã mồ hôi, chưa đợi nghe hết câu đã nhả miếng trầu còn đang ngậm trong miệng cáo từ ra về. Từ đó, anh ta làm ăn chí thú trên ruộng đất của mình, tuyệt không nhắc lại ước mơ làm quan nữa. Đời người nhọc nhằn tranh đấu vì danh lợi, vinh nhục đa đoan, đến khi giật mình tỉnh dậy mới biết giấc mộng đã qua rồi. Trong mê lầm mà tạo bao ác nghiệp, tự bịt lối ra. Ngày nay chẳng phải cũng có nhiều Hồ Sinh lắm sao? Tích cóp vay mượn chạy cho được một chân hải quan, thuế vụ…, lương ít lậu nhiều, rốt cuộc để làm gì? Liệu có tránh khỏi kết cục như Hồ Sinh chăng?

    Theo Daikynguyenvn

    VietFreeFun



  5. #44
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    9,246
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 8 Lần
    Trong 8 Bài Viết

    Vượt qua “99 thiếu 1″ mới biết được hạnh phúc thực sự

    Vượt qua “99 thiếu 1″ mới biết được hạnh phúc thực sự



    Nhà vua không hạnh phúc, đầu bếp cũng không hạnh phúc… Chỉ bởi họ đều là nhóm người “99 thiếu 1″.




    Hạnh phúc không phải những gì bạn muốn mà hạnh phúc là những gì bạn có.

    Có vị Quốc vương kia nắm thiên hạ trong tay, theo lý thì nên thấy thỏa mãn, nhưng sự thật không phải là như vậy…

    Quốc vương luôn cảm thấy buồn bực. Ông thường thắc mắc tại sao cuộc sống của ta không hài lòng, dù cho ta có tham gia tiệc tùng dạ hội cùng bạn bè, nhưng đều không thể giải quyết được sự tình. Phải chăng ta còn thiếu gì đó?.

    Một ngày nọ, Quốc vương dậy sớm, ông quyết định đi dạo quanh hoàng cung. Khi Quốc vương đi đến ngự thiện phòng, ông nghe được có người hát một bài ca nghe rất vui nhộn. Đi theo tiếng hát, Quốc vương nhìn thấy một đầu bếp đang ca hát, trên khuôn mặt tràn đầy hạnh phúc và vui vẻ.
    Quốc vương thấy thật là kỳ quái, ông lại gần hỏi đầu bếp: “Tại sao khanh lại vui và hạnh phúc như vậy?”
    Đầu bếp đáp: “Bệ hạ, thần chẳng qua là một đầu bếp, nhưng thần lại có khả năng đem lại cho vợ con thần niềm vui. Chúng thần không cần nhiều lắm, chỉ cần một nhà tranh, trong bụng không thiếu cơm, thế là đã đủ rồi. Vợ của thần cùng con là trụ cột tinh thần của thần. Khi thần mang về nhà dù là một chút đồ ăn họ đều có thể thỏa mãn. Sở dĩ, thần mỗi ngày vui cười như vậy, là vì gia đình thần mỗi ngày đều cười vui”.
    Nghe đến đó, Quốc vương cảm thấy rất mơ hồ, khó hiểu. Ông trở về cung triệu mời Tể tướng để hỏi về vấn đề này. Tể tướng đáp: “Bệ hạ, thần tin tưởng rằng đầu bếp này còn chưa trở thành ’99 thiếu một'”.
    Quốc vương kinh ngạc hỏi: “‘99 thiếu một’ hả? ’99 thiếu một’ là cái gì?”.
    Tể tướng trả lời: “Tâu bệ hạ, để biết rõ 99 thiếu một là cái gì, xin ngài làm một món đồ như thế này. Trong một cái bọc, bỏ vào 99 miếng tiền vàng, sau đó, đem cái bao để ngoài cửa nhà bếp, người rất nhanh sẽ minh bạch cái gì là 99 thiếu một”.

    Quốc vương nghe theo lời tể tướng, cho người đem bao vải đựng 99 miếng vàng đặt ở trước cửa nhà bếp.
    Đầu bếp khi tới làm việc, phát hiện trước cửa có một bao vải, đầu bếp hiếu kỳ đem bọc vải thấy được vào trong phòng. Anh ta mở bọc ra, vô cùng kinh ngạc, sau rồi mới mừng rỡ la lớn: “Tiền vàng! Tất cả đều là tiền vàng! nhiều tiền vàng!”
    Đầu bếp đổ bọc vàng trên bàn và bắt đầu đếm tiền vàng, chỉ được 99 miếng. Đầu bếp cho rằng không phải là số này, thế là anh ta đếm lại một lần nữa, đúng thật là 99 miếng.
    Anh ta bắt đầu buồn bực: “Không có lý do gì mà chỉ có 99 miếng? Không có người nào chỉ bỏ 99 miếng được, như vậy một miếng kia chạy đi đâu rồi hả?”
    Đầu bếp bắt đầu tìm kiếm, anh tìm hết cả gian phòng, lại chạy ra ngoài sân tìm khắp cả, cho tới lúc kiệt sức, anh ta mới hoàn toàn tuyệt vọng, uể oải, thất vọng.
    Sau đó, đầu bếp mới nghĩ ra một cách. Anh ta quyết định từ ngày mai trở đi, cố gắng làm gấp đôi công việc, sao cho mau chóng kiếm đủ một miếng vàng. Nghĩ tới lúc có 100 miếng vàng, trở thành tài phú, đầu bếp lại càng quyết tâm.
    Sáng hôm sau, đầu bếp vì tối qua quá mệt mỏi, nên anh dậy muộn. Anh ta cảm thấy tức giận, quát tháo vợ con, tại sao không gọi anh dậy sớm, ảnh hưởng tới mục tiêu lớn của anh ta.
    Anh vội vàng chạy vào hoàng cung, không hề giống như ngày xưa tung tăng, thoải mái, cũng không hát hò, huýt gió nữa. Từ hôm đó, anh chỉ có vùi đầu, dốc sức liều mạng mà làm việc, anh không hề biết rằng Quốc vương đang lặng lẽ quan sát mình.
    Chứng kiến quá trình đầu bếp thay đổi thật nhanh như thế, Quốc vương rất khó hiểu, tự nhiên có được nhiều tiền vàng như vậy phải mừng rỡ, mừng rỡ hơn cả xưa mới đúng chứ. Quốc vương lần nữa hỏi thăm Tể tướng.
    Tể tướng trả lời: “Tâu bệ hạ, đầu bếp này đã chính thức gia nhập ’99 thiếu một’ rồi. ’99 thiếu một’ chính là loại người như thế này: Họ có được rất nhiều, nhưng chưa bao giờ thỏa mãn, họ muốn dốc sức liều mạng cho công việc vì muốn kiếm thêm ‘1 miếng vàng’ kia. Cũng chỉ vì khát vọng nhanh chóng thực hiện ‘100 miếng vàng’ mà họ đau khổ”.
    Cuộc sống đang hạnh phúc và mãn nguyện, bỗng nhiên xuất hiện mục tiêu phải kiếm đủ “100 miếng vàng”. Vậy là, anh ta phải kiệt sức theo đuổi “1 miếng vàng” vô nghĩa mà không biết mình đang phải trả giá bằng cả một giá trị lớn hơn rất nhiều, đó là sự tự tại, an nhiên của mình đang có.

    Hạnh phúc không phải những gì bạn muốn mà hạnh phúc là những gì bạn có.

    Huệ Nhẫn, dịch từ minghui-school.org
    Hãy luôn đặt mình vào vị trí người khác . Nếu điều đó tổn thương bạn thì nó cũng sẽ làm buồn người khác



  6. #45
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,512
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết

    Mối oán duyên tiền kiếp của vị hòa thượng và tên đạo tặc

    Mối oán duyên tiền kiếp của vị hòa thượng và tên đạo tặc


    Trên đời có một sợi dây vô hình liên kết con người với nhau gọi là nhân duyên, cũng là một ràng buộc mạnh mẽ. Thứ nhân duyên này dù muốn thoát cũng không được, chỉ có cách dũng cảm đối mặt.


    Vào triều đại nhà Thanh, có một vị hòa thượng tu hành trong chùa Quan Đế trên một ngọn núi. Tâm của vị hòa thượng thuần khiết và thanh tịnh. Ông một lòng hướng Phật, kiên định tu luyện. Nhưng, đúng vào thời ấy tại địa phương đó lại có một tên đạo tặc hoành hành vô cùng ngang ngược. Dân chúng bất ổn, ai ai cũng lo sợ.

    Một đêm, vị hòa thượng đang ngủ thì nằm mơ. Trong giấc mơ, ông gặp một vị Thần đến báo cho ông một chuyện mà ông sẽ sớm gặp phải.

    Vị Thần nói: “Ngày mai chính là tử kỳ của ngươi. Có một tên đạo tặc cưỡi ngựa trắng đến. Hắn tên là Chu Nhị. Hắn và ngươi có mối thù hận từ kiếp kiếp chưa giải được, cho nên trốn tránh là không có tác dụng.”

    Hòa thượng trong mơ khổ sở cầu khẩn vị Thần: “Con đời này một lòng tu luyện, làm việc thiện. Xin Thần tiên cứu giúp!”

    Vị Thần nói: “Oán duyên này chỉ có tự ngươi cứu mình thôi, ta không thể cứu được!”

    Ngày hôm sau, quả nhiên có một tên đạo tặc cưỡi ngựa trắng lên núi. Sau khi tên đạo tặc bắt giữ vị hòa thượng, hắn liền truy hỏi vị hòa thượng giấu tiền bạc, phụ nữ ở chỗ nào? Đồng thời, hắn còn bắt vị hòa thượng dẫn đường cho hắn vào trong núi để cướp bóc và ức hiếp phụ nữ.

    Vị hòa thượng tự nghĩ trong lòng: “Hôm nay đã là ngày cuối cùng của ta, nếu như ta giúp hắn cướp bóc tiền bạc, cưỡng hiếp phụ nữ thì tức là tội càng thêm tội.”

    Thế là vị hòa thượng lớn tiếng nói với tên đạo tặc: “Ta sẽ không dẫn đường cho ngươi làm việc ác đâu. Ngươi chẳng phải là Chu Nhị sao? Ta có mối thù cũ với ngươi, ta đã ở đây chờ ngươi, ngươi chỉ cần giết ta là đủ rồi!”

    Tên đạo tặc dù hung hãn nhưng vừa nghe xong câu nói của vị hòa thượng cũng giật mình. Hắn hốt hoảng hỏi: “Sao ngươi lại có thể biết tên của ta? Ngươi nhất định là một vị cao tăng đắc đạo rồi!”

    Vị hòa thượng liền đem giấc mơ đêm hôm qua kể lại tất cả cho tên đạo tặc nghe.

    Tên đạo tặc nghe xong, ném cây đao xuống đất, vừa thở dài vừa nói: “Oan oan tương báo bao giờ mới xong? Vị thần nói không cứu ngươi, lại chính là cứu ngươi. Ngươi không vì ta mà làm người dẫn đường làm việc ác, ngươi không vì mình mà trốn tránh, chính là đã tự cứu mình rồi. Ta và ngươi bây giờ giải trừ mọi ân oán trong quá khứ!” Nói xong, tên đạo tặc hướng về phía tượng thần quỳ lạy, sau đó đi xuống núi.

    Một niệm, một cử chỉ của con người Thần linh đều nhìn thấy rõ. Bất kỳ một điều gì khởi tâm động niệm đều là nhân quả báo ứng trong tương lai, cho dù con người tin hay không tin sự tồn tại của Thần.

    Thần đều đang chăm chú nhìn con người, ghi chép lại từng suy nghĩ, từng ý niệm, từng lời nói, từng cử chỉ của con người. Chỉ có thiện niệm mới cải biến được số mệnh của con người. Thuận theo thiên lý mà hành thiện thì mới có được tương lai tốt đẹp.

    Theo Daikynguyenvn

    VietFreeFun



  7. #46
    Join Date
    Dec 2011
    Bài Viết
    2,206
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 12 Lần
    Trong 12 Bài Viết

    Tấm lòng một người càng bao dung, thế giới của họ càng rộng lớn

    Tấm lòng một người càng bao dung, thế giới của họ càng rộng lớn


    Cùng một loại sự việc nhưng mỗi người lại có cách nhìn nhận khác nhau. Điều này không chỉ phụ thuộc vào tính “trọng đại” của sự việc đó, mà còn quyết định bởi độ nông sâu trong tâm hồn mỗi người.



    Tấm lòng rộng mở, bao dung hết thảy chính là cái gốc của hạnh phúc đời người. Ảnh: Internet

    Tôi làm cùng phòng với một người bạn, nhưng anh này chưa bao giờ chủ động chào hỏi, hay bắt chuyện với tôi. Vì thế, điều tôi nhìn thấy ở anh ta là sự lạnh lùng và thiếu tôn trọng.

    Nhưng em gái tôi lại có một lý giải khác: “Anh ấy có một tuổi thơ bất hạnh, sống trong hoàn cảnh khó khăn, tạo thành tính cách thiếu hòa hợp, lúc nào cũng tự cô lập bản thân mình!” Với cùng một sự việc, mỗi bên lại có cách nhìn khác nhau. Rất hiển nhiên, tôi chỉ vòng quanh ở cái vỏ bề ngoài, còn em gái tôi tìm hiểu ở tận sâu bên trong, vậy nên, cảm nhận được chỗ khác biệt, đối đãi với vấn đề đương nhiên cũng khác nhau rồi!. Tình huống này cũng giống với câu chuyện cổ về một ly nước và một hồ nước mà tôi đã từng đọc trước đây. Một vị đại sư có người đệ tử lúc nào cũng than trời trách đất.

    Một ngày kia, vị đại sư sai người đệ tử này đi chợ mua một bao muối. Sau khi người đệ tử trở về, đại sư nói cậu ta bốc một nắm muối bỏ vào trong một ly nước rồi uống một ngụm. Đại sư hỏi: “Mùi vị thế nào”. Đệ tử chau mày đáp lại: “Mặn đến không chịu được!”. Vị đại sư dẫn đệ tử đến bên hồ nước, bảo cậu đổ ly nước muối còn thừa lại vào trong hồ, sau đó nói: “Con hãy uống thử nước trong hồ này xem.”
    Người đệ tử làm theo đúng như vậy, cúi xuống hồ nước uống một ngụm, đại sư lại hỏi: “Bây giờ là mùi vị như thế nào?”. Người đệ tử mặt mày rạng rỡ khen: “Rất ngọt và thanh khiết!” Đại sư lại hỏi: “Con có nếm được vị mặn không?”, người đệ tử quả quyết trả lời: “Không có!.
    Đại sư gật đầu, mỉm cười nói với đệ tử rằng: “Nỗi đau trong cuộc đời cũng giống như muối kia vậy, có mặn hay không quyết định bởi vật chứa đựng nó.” Đối chiếu với câu chuyện, tôi chính là giống như chén nước, còn em gái tôi thì lại là cái hồ kia vậy, ai hơn ai kém, lập tức phán xét được ngay.

    Điều này cũng có nghĩa là: Trí tuệ lớn bao nhiêu, tấm lòng chính là lớn bấy nhiêu, mà dung lượng của tấm lòng lớn bao nhiêu, thế giới của người đó chính là lớn bấy nhiêu.”

    Đại văn hào Victor Hugo có câu nói nổi tiếng: “Trên thế giới rộng lớn nhất chính là biển cả, lớn hơn biển cả chính là bầu trời, lớn hơn bầu trời chính là lòng bao dung của con người.” Tâm hồn phóng khoáng, ung dung tự tại, có thể bao dung hết thảy, chẳng phải là cái gốc cho hạnh phúc của một đời người, còn đi tìm nơi đâu nữa…

    Tác giả: Viễn Phương


    Hồng Khang dịch từ Epoch Times


  8. #47
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    9,246
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 8 Lần
    Trong 8 Bài Viết

    Tình yêu khó phai (P.1): Nỗi đau tột cùng trước phút giây tử biệt

    Tình yêu khó phai (P.1): Nỗi đau tột cùng trước phút giây tử biệt


    Ngày nào đó nếu con đi trước, con muốn hóa thành một con chim thật đẹp, dùng tiếng hót để cảm động lòng mẹ. Khi mẹ bận rộn, con đã có trời xanh mây trắng làm bạn, sẽ không cảm thấy cô đơn đâu…


    Nằm trên giường bệnh, Tiểu Đồng nhìn bầu trời xanh thẳm ở phía xa, nhìn nhánh cây lắc lư theo gió, những đám mây biến đổi không ngừng, cô bé cảm giác giống như bị cả thế giới cô lập, không có chỗ để đi, chỉ có thể đợi ở phòng bệnh này thôi, cả ngày làm bạn với “truyền nước biển”, chuẩn bị cho cái chết bất cứ lúc nào. Tiểu Đồng thò tay ra hi vọng chạm được vào thế giới bên ngoài, lại nắm hụt, không hiểu trời xanh vì sao phải chia rẽ gia đình họ, càng không hiểu vì sao ông trời lại nhẫn tâm như thế, nhiều năm trước đã cướp đi người cha yêu quý, giờ lại tới lượt mình. Cô bé nhìn trời, trong lòng nghĩ:
    “Ông trời ơi! Con không sợ chết, nhưng con hận Ông, khoảnh khắc này sao đến sớm quá.” Lệ Tú đứng bên ngoài, không dám lên tiếng, sợ quấy nhiễu đến suy nghĩ của con gái, chỉ thấy nước mắt chảy xuống, cô chỉ biết khóc thôi. Lệ Tú ngày đêm hướng lên trời cầu mong cho bệnh con gái có chuyển biến tốt đẹp, thậm chí nguyện dùng tính mạng của mình để đổi lấy sinh mệnh con gái, chỉ cần bệnh con gái có thể khôi phục, bất luận phải trả cái giá lớn đến mấy cũng đều nguyện ý làm. Chứng kiến cánh tay con gái đưa lên không trung giống như muốn bắt cái gì đó khiến cô không nén nổi cảm xúc, cô bật khóc thành tiếng. Khuôn mặt gầy gò của Tiểu Đồng cười nhàn nhạt, nhìn mẹ một cách yếu ớt, lại chậm rãi nhìn về phía trời xanh thẳm. “Mẹ, ngày nào đó nếu con đi trước, con muốn hóa thành một con chim thật đẹp, dùng tiếng hót để cảm động lòng mẹ, khiến cho mẹ vĩnh viễn không cảm thấy cô đơn. Những lúc mẹ bận rộn, hãy yên tâm, đã có trời xanh mây trắng làm bạn con rồi, con sẽ không cảm thấy cô đơn đâu. Con muốn cho mẹ biết, dù cho con đi rồi, con vẫn lo lắng cho mẹ.” Lệ Tú lúc này như nổi điên, nước mắt giàn giụa nói: “Không được, không được nói nữa, con sẽ khá hơn mà, trả lời mẹ đi, đừng bỏ lại mẹ một mình có được không, trả lời mẹ đi.” Tiểu Đồng không trả lời, hai mắt khép kín lại dưới ánh nắng ấm áp, nằm nghiêng thỏa thích.

    Tiểu Đồng nhẹ nhằng nắm lấy tay mẹ, nói khẽ:
    “Mẹ ơi, con phải đi đây, sau này mẹ phải bảo trọng nhé”. Lệ Tú giữ chặt tay con gái, hoảng hốt kêu lên: “Con muốn đi đâu?”.
    “Mẹ có nghe thấy ba nói không? Ba sợ con cô đơn đi một mình, ba đang tới đón con đó” Lệ Tú ngước mắt nhìn xung quanh: “Ba con đang ở đâu? Để mẹ hỏi ông ấy, ông ấy dựa vào cái gì mà đem con đi, ông ấy đang ở đâu?”. Tiểu Đồng kìm nước mắt, nắm chặt lấy tay mẹ:
    “Mẹ à! Mẹ đừng kích động, cũng đừng trách cha, cha muốn dẫn con đi hay không thì sự tình cũng không thay đổi được. Cha biết rõ mẹ sẽ không chịu nổi, nhưng cha nhất định phải làm như thế, bởi vì cha không muốn con đi một cách bàng hoàng.” Lệ Tú la hét ầm ĩ: “Tại sao ông ấy biết rõ mẹ chịu không nổi, còn muốn dẫn con đi, tại sao? Tại sao? Con là gan là phổi của mẹ, là động lực sống của mẹ, không có con, con muốn mẹ sống sao đây”. Tiểu Đồng nước mắt lăn dài:
    “Mẹ ơi mẹ đừng như vậy, mẹ đừng nói thế, đừng quên, mẹ còn có bà nội, mẹ còn phải có trách nhiệm với bà, nếu không có mẹ thì bà sống sao đây”. Lệ Tú nắm chặt tay con gái, trừng mắt lên nói: “Đừng nghĩ nữa, ai cũng đừng hi vọng mang con đi khỏi tay mẹ được, đừng nghĩ nữa, ai cũng đừng hi vọng”. Tiểu Đồng nhìn mẹ không thôi, thỉnh thoảng nước mắt lại trào ra: “Mẹ, hãy hứa với con, người nhất định phải kiên cường sống tiếp”.

    Lệ Tú thấy 2 tay con gái lạnh dần, thân thể nhẹ như bông, đang trôi đi càng ngày càng xa, rồi lại thấy thấp thoáng bóng con gái đang trong vòng tay của cha nó, khóc thút thít. Cô không thể tin đây là sự thật, cô vẫn ngày đêm mong nhớ người đàn ông này, cô muốn hỏi ông ấy thời gian qua có khỏe không, lại nghĩ đến ông ấy chưa từng xuất hiện trong mộng, cổ họng nghẹn đắng, nước mắt cứ thế tuôn rơi. Thấy hai cha con đang dần tan biến, Lệ Tú vô cùng chấn động, cô cố cầm nước mắt, lớn tiếng hô to: “Không, không được dẫn Tiểu Đồng đi, không được dẫn đi”. Lệ Tú hét lên rồi giật mình tỉnh dậy, cô ấy đang nắm chặt tay con gái, đứa con yếu đuối vẫn đang nằm trong vòng tay mình, cô yên tâm mỉm cười, lầm bầm nói: “Chỉ là giấc mộng thôi, làm mình sợ quá”. (Còn nữa…)

    Tác giả: Linh Linh
    Huệ Nhẫn, dịch từ Epoch Times
    Hãy luôn đặt mình vào vị trí người khác . Nếu điều đó tổn thương bạn thì nó cũng sẽ làm buồn người khác



  9. #48
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    9,246
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 8 Lần
    Trong 8 Bài Viết
    Tình yêu khó phai (P.2): Thời gian cứ trôi, nỗi đau khó xóa


    Giấc mộng đau thương như báo trước một cuộc chia ly không thể nào tránh được. Dù đau buồn nhưng ai cũng phải đối mặt, cũng phải vượt qua, chỉ mong thời gian có thể xóa nhòa tất cả…



    Lệ Tú tỉnh lại, nhìn thấy con gái đang nằm bên cạnh, bàn tay vẫn còn ấm. Cô cười và lau hết nước mắt trước khi Tiểu Đồng thức dậy. Cô nhìn quang cảnh bên ngoài qua khe hở của tấm màn cửa sổ, nghe được bên ngoài có tiếng chim hót vang. Cô đi đến mở cửa sổ ra, hưởng thụ ánh nắng mặt trời một cách thoải mái, gió thổi nhẹ qua mái tóc, cô chậm rãi hít thở thật sâu, lẳng lặng nhìn thế giới bên ngoài, rồi nước mắt lại tuôn rơi.
    Lệ Tú cố gắng không nghĩ đến bệnh tình của Tiểu Đồng, không muốn nghĩ đến cảnh không vui ở trong mộng, tự nói nhỏ với mình: “Tiểu Đồng của mẹ, hôm nay con cũng phải cố gắng lên nhé”.

    Lệ Tú đi về hướng Tiểu Đồng, đặt nhẹ tay con gái vào trong chăn, kéo chăn lên ngực, lòng cô bỗng nhiên nhói đau, cô phát hiện khóe mắt con gái có giọt nước mắt chưa khô. Cô nhớ lại giấc mộng sáng nay, khẽ gọi con gái: “Tiểu Đông, Tiểu Đồng”. Lệ Tú cảm thấy bất an, cuống cuồng gọi: “Tiểu Đồng, con dậy đi, con tỉnh đi, con hãy mau tỉnh lại đi, con đừng có làm lơ mẹ như thế, mẹ sẽ giận con đó”. Cô không tin con gái mười mấy tuổi của mình lại ra đi lúc này được, cô không tin. Cô hốt hoảng, nước mắt không ngừng chảy, tay cô lay mạnh thân thể con gái, gào khóc dữ dội, cuối cùng qụy xuống tuyệt vong, cô dùng hết sức mình gào lớn “Không”, sau đó bất tỉnh.


    Mấy năm sau, vào một buổi sáng sớm, Lệ Tú ngồi ở một công viên gần nhà, bà A Thủy ở bên cạnh im lặng không biết nói gì, nhìn những giọt nước mắt trên mặt con dâu, bà biết cô đang nghĩ về chuyện buồn quá khứ.

    Bà lắc đầu, khẽ thở dài, nhìn sang trái, thấy có người nào đó đang nhìn mình, bà lịch sự ngật đầu chào lại, đứng dậy đi ra, trực giác cho bà biết, người đàn ông đang đẩy xe lăn bên cạnh rất có thể là người bà quen biết. Người đàn ông kia nhìn thấy người thân, mừng rỡ kêu to: “Thím, con là Chính Hạo đây”

    Bà A Thủy nhìn kỹ người đàn ông trước mắt này: “Chính Hạo hả?” Người đàn ông nói: “Thím à, thím quên rồi sao? Con chính là bạn học của Minh Nghĩa (chồng của Lệ Tú), trước đây thường hay đi đến nhà thím, thích nhất là món hải sản mặn do thím nấu, còn có…” Bà nhớ lại, vui mừng hô lên: “Chính Hạo, chính là con rồi” Chính Hạo cười hỏi: “Mấy năm qua, thím sống tốt chứ?”. Nụ cười trên mặt bà A Thủy biến mất, thở dài: “Sao mà tốt được, Minh Nghĩa đã mất trong vụ tai nạn xe mấy năm trước, đứa cháu duy nhất của thím cũng đã qua đời 5 năm trước, sao mà thím sống vui vẻ được đây, mấy năm nay nếu không nhờ Lệ Tú chăm sóc thím thì thím không thể sống tới giờ này được”. Nói tới Lệ Tú, bà A Thủy lập tức gọi cô tới. Lệ Tú đi đến bên cạnh, nhìn về phía người đàn ông, gật đầu chào, rồi hỏi: “Mẹ à, xảy ra chuyện gì thế?”. Bà A Thủy kéo tay con dâu lại, rồi chỉ tay về phía Chính Hạo: “Lệ Tú con đoán xem cậu này là ai?”. Rồi bà vỗ vai Chính Hạo nói: “Cậu ấy chính là Chính Hạo đấy”. Lệ Tú quan sát một lúc, giọng điệu nghi ngờ nói: “Anh là Hứa Chính Hạo?”.

    Chính Hạo gật đầu cười: “Không giống sao!”. Lệ Tú nhìn vẻ mặt lặng thinh của cô bé ngồi trên xe lăn, rồi hỏi: “Đây là ai?”. “Đây là con gái của tôi, mấy năm trước con bé và mẹ gặp tai nạn, vợ tôi đã…, cô ấy, cô ấy đã..”. Chính Hạo không thể nói thêm. Bà A Thủy và Lệ Tú đều chăm chú nhìn cô bé, bà A Thủy thở dài: “Thật là đáng thương”. Chính Hạo kìm nén cảm xúc: “Từ khi mẹ mất, con bé không nói một lời, chỉ im lặng ngồi xe lăn, chỗ ở trước không có thang máy, vì muốn cho con bé có thể tự đi ra ngoài, nên cháu đã bán nhà cũ đi, và mới chuyển tới đây mấy hôm trước, hôm nay gặp được mọi người thật tốt quá”. Lệ Tú nhíu mày nói: “Con bé như vậy, sao anh có thể đi làm?”. “Mấy ngày nay tôi nghỉ phép, đến lúc đó nhờ y tá chăm sóc con bé”. Bà A Thủy nói: “Nếu xin nghỉ nhiều quá thì sẽ không có tiền chi tiêu đâu”. Chính Hạo vẻ mặt bất đắc dĩ: “Cháu biết thế, nhưng cháu không biết khi nào con bé mới trở lại bình thường nữa”. (Còn nữa…)

    Tác giả: Linh Linh


    Huệ Nhẫn, dịch từ Epoch Times
    Hãy luôn đặt mình vào vị trí người khác . Nếu điều đó tổn thương bạn thì nó cũng sẽ làm buồn người khác



  10. #49
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Tình yêu khó phai (P.3): Sự xuất hiện như định mệnh của cô bé tật nguyền


    Như định mệnh cuộc đời, một cô bé tật nguyền đã xuất hiện và trở thành một phần trong cuộc sống của Lệ Tú, cô muốn làm một cái gì đó cho đứa trẻ tội nghiệp này…



    Bà A Thủy suy nghĩ một lúc nói: “Lệ Tú à, mẹ ở nhà dù sao cũng không có việc gì làm hay là để mẹ chăm sóc cô bé nhé” Lệ Tú ngạc nhiên nói: “Như thế được không? Mẹ chịu được không? Mẹ à, không phải con phản đối, chỉ là con muốn nói với mẹ, cô bé không thể cử động được, làm như thế thì mẹ sẽ rất vất vả đấy”. Chính Hạo cũng lên tiếng: “Thím à, con gái của cháu mà để thím chăm sóc, thì cháu rất yên tâm, nhưng mà..”.

    Bà A Thủy nhìn hai cha con Chính Hạo thấy không yên tâm nói: “Lệ Tú, hãy để cho mẹ thử xem”. Bà tiếp tục nói với Chính Hạo: “Mặc dù thím muốn giúp cháu chăm sóc con gái, nhưng thím nói trước là thím sẽ lấy tiền công, hai cha con sẽ ăn 3 bữa ở nhà thím, còn nữa, cháu phải chịu trách nhiệm đưa con gái cháu đến chỗ thím. À đúng rồi, thím còn phải được nghỉ những ngày lễ, trừ phi cháu bận rộn, nhưng thím vẫn muốn cháu một tuần ít nhất phải dành 1 buổi chăm sóc con bé, như vậy thì tình cảm cha con sẽ bền vững, cháu hiểu không?” Chính Hạo nói:

    Vâng, thế nhưng 3 bữa cơm cũng đều ăn tại nhà thím, thì làm phiền thím quá rồi”. “Không phiền gì đâu, đừng quên thím cũng phải ăn cơm mà, nếu cháu đi làm, thì có thể ăn cơm ở ngoài cũng được”.

    Chính Hạo cảm kích: “Cảm ơn thím nhiều lắm!” Lệ Tú thấy khuôn mặt bà phấn chấn, cô không phản ứng gì nữa, chỉ cần bà vui là được rồi. Cô bé này tên Mỹ Nguyệt. Bà A Thủy vì muốn cho cô bé mở miệng nói, nên trong lúc làm công việc nhà thường hay kể một số câu chuyện lý thú thời học sinh của Chính Hạo, có khi còn dùng cả tay lẫn chân để diễn tả, bà muốn kéo khoảng cách cách giữa 2 người xích lại gần nhau hơn. Có bà A Thủy ở bên cạnh bầu bạn và động viên, một tuần lễ sau, cuối cùng thì Mỹ Nguyệt cũng chịu nói chuyện, ngoài Chính Hạo và Lệ Tú ra thì bà là người vui mừng nhất, bà cho rằng đây là một khởi đầu tốt. Nhưng cái khởi đầu tốt này không thể tiếp tục kéo dài, Mỹ Nguyệt căn bản không rời khỏi xe lăn được. Mấy tuần trôi qua, bà A Thủy bắt đầu thất vọng, mỗi đêm, lúc ngủ bà đều thở dài suy nghĩ, Lệ Tú nằm bên đều cảm nhận được. Một buổi chiều hôm thứ 7, Chính Hạo do bận đi công tác nên nhờ bà A Thủy chăm sóc Mỹ Nguyệt, nhưng hôm nay bà A Thủy bị cao huyết áp, thân thể khó chịu. Mỹ Nguyệt ngồi trên xe lăn nói: “Bà ơi, cháu muốn uống trà”. Lệ Tú cầm tách trà đặt trên bàn:

    “Bà hôm nay không được khỏe, nên buổi chiều do cô chăm sóc cháu nhé, Mỹ Nguyệt, cháu muốn bước đi không?” Mỹ Nguyệt không thèm quay đầu qua nhìn Lệ Tú. “Những ngày qua, cô có thể cảm giác được cháu không thích cô lắm, nhưng cô vẫn muốn nói với cháu, có một số việc phải dựa vào cố gắng của bản thân cháu mới có thể xuất hiện kỳ tích được”.

    Lệ Tú thấy Mỹ Nguyệt biểu hiện khinh thường không đáp lại, cô không tức mà còn giúp đẩy xe lăn của Mỹ Nguyệt dừng lại ở trước bàn uống trà. “Cô không phải là bà, làm gì cũng thuận theo cháu. Nếu cháu muốn uống trà thì hãy thử đứng lên cầm tách trà, đừng có ỷ lại vào xe lăn như vậy, cháu không phải toàn thân bị liệt, không nên mãi để người khác làm việc này cho mình”. Lệ Tú thấy thân thể Mỹ Nguyệt bắt đầu run run, cô nhẹ nhàng nói tiếp:

    “Cháu thử suy nghĩ xem, chúng ta có thể chăm sóc cho cháu cả đời sao? Cháu chỉ muốn ngồi xe lăn à, cháu không muốn hưởng thụ niềm vui khi có thể đi lại, có thể chạy nhảy hay sao?” Lệ Tú than thở: “Có nhiều người khao khát một cuộc sống bình thường, còn cháu thì sao? Cháu tự bức bách mình, cách ly xã hội”. Thân thể Mỹ Nguyệt run lẩy bẩy, hét lên: “Cô thì hiểu cái gì.” Lệ Tú đứng lên làm bộ không quan tâm: “Cô không hiểu và cũng không muốn hiểu, cháu muốn sống như thế nào cũng không liên quan đến cô. Cô chỉ nghĩ nếu một ngày nào đó, người thân của cháu đều rời xa, thì ai sẽ chăm sóc cháu? Cháu hãy tự nghĩ cho thấu đáo, muốn uống trà thì hãy tự mình uống, thử cố dùng đôi chân của mình, đừng có vội dùng tay đẩy xe lăn. Cho dù là cháu ngã, ly trà bị vỡ, thì ít nhất cháu cũng đã dùng đôi tay đôi chân của mình để chứng minh rằng, cháu thực sự muốn thay đổi, cuộc sống của cháu phải do cháu lựa chọn”.

    Lệ Tú nói xong cũng không quay đầu, tiến vào gian phòng của mẹ chồng. Mỹ Nguyệt nhìn chén trà ở trước mặt không ngừng nghĩ về lời nói của Lệ Tú. Nhưng vì hờn dỗi, cô bé không động tay động chân, quyết định không uống trà, cô sẽ nói với cha mình rằng chiều hôm nay không có nước để uống. Khoảng 1 giờ sau, Mỹ Nguyệt muốn đi vệ sinh, cô bé bắt đầu gọi bà A Thủy nhưng không được đáp lại, cô bé đành tự đẩy xe lăn đi vào nhà vê sinh. Hai tay Mỹ Nguyệt tựa trên 2 thanh chống xe lăn, cố gắng tiến sát bồn cầu, vừa nhấc được mông ra khỏi xe thì bị ngã xuống đất, cô bé bất lực khóc nức nở.

    (Còn nữa…)

    Tác giả: Linh Linh

Trang 5 / 7 ĐầuĐầu ... 34567 Cuối Cuối

Chủ Đề Tương Tự

  1. Mỗi ngày đọc lời pháp của Sư Phụ
    By chanthienmy in forum Pháp Môn Quán Âm
    Trả Lời: 134
    Bài Viết Cuối: 09-07-2011, 02:31 PM
  2. Món Ngon Mỗi Ngày - Bắp Bò Ngâm Giấm - Cẩm Ly
    By sophienguyen in forum Video Nấu Ăn
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 04-26-2011, 02:13 AM
  3. Petrolimex kêu lỗ 70 tỷ đồng mỗi ngày
    By duyanh in forum Tin Tức Việt Nam
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 02-16-2011, 01:25 PM
  4. Quan sát mỗi ngày
    By duyanh in forum Sự Kiện Đời Sống
    Trả Lời: 6
    Bài Viết Cuối: 12-04-2010, 02:24 PM
  5. Bé gái 5 tuổi bị tróc da 14 lần mỗi ngày
    By giavui in forum Chuyện Lạ Đó Đây
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 09-29-2010, 02:57 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •