Đại học New York xác nhận: tồn tại sự sống sau cái chết



Theo một báo cáo từ Đại học New York, cái chết không phải là sự kết thúc, ý thức của con người tồn tại độc lập với cơ thể và có tồn tại sự sống sau cái chết.

“Tôi nhớ đã gặp bố tối”, một bệnh nhân được cứu sống sau khi tim ngừng đập kể lại.


“Tôi thoáng nhìn thấy cuộc đời mình và cảm thấy niềm tự hào, tình yêu, niềm vui và nỗi buồn, tất cả đều tràn vào tôi,” một người khác nhớ lại sau khi được kéo ra khỏi tay của tử thần.

“Tôi nhớ có một sinh mệnh ánh sáng… đứng gần tôi. Họ hiện ra lờ mờ trước mắt tôi như một tòa tháp sức mạnh vĩ đại nhưng chỉ tỏa ra hơi ấm và tình yêu thương”, một người sống sót khác chia sẻ.

Những ký ức này và nhiều ký ức ám ảnh khác được mô tả bởi những bệnh nhân tim ngừng đập đã được hồi sức tim khi họ đang cận kề cái chết.

Thông thường, các bác sĩ cho rằng não sẽ có rất ít hoặc không có hoạt động gì sau tim ngừng đập khoảng 10 phút, khi tim ngừng đập, não bị thiếu oxy.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới từ Đại học New York (New York Universtiy – NYU) đã lật ngược quan niệm sai lầm đó.

Tiến sĩ Sam Parnia, phó giáo sư y khoa tại Trường Y khoa Grossman, Đại học New York, nói với The Post trong một cuộc phỏng vấn trên phạm vi rộng: “Có những dấu hiệu cho thấy hoạt động não bình thường và gần như bình thường trong cả một giờ thực hiện hồi sức cho tim.”

“Chúng tôi không chỉ có thể hiển thị các dấu hiệu của ý thức sáng suốt – chúng tôi còn có thể chứng minh rằng những trải nghiệm này là độc nhất và phổ quát. Chúng khác với những giấc mơ, sự ảo tưởng và chứng hoang tưởng.”

‘Tôi đã được thấy hậu quả của cuộc đời mình, hàng nghìn người mà tôi đã tương tác và cảm nhận được những gì họ cảm nhận về tôi, nhìn thấy cuộc sống của họ và cách tôi đã tác động đến họ. Tiếp theo tôi thấy được những hậu quả của cuộc đời mình và ảnh hưởng của những hành động của mình.’

Hồi ức của một bệnh nhân được hồi sinh và giữ kín danh tính vì mục đích riêng tư

Parnia là tác giả chính của một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hồi sức, nghiên cứu hoạt động và nhận thức của não ở 53 bệnh nhân sống sót sau khi bị ngừng tim tại 25 bệnh viện, chủ yếu ở Mỹ và Anh.



Tiến sĩ Sam Parnia (nguồn: nyulangone.org)

Các nhà nghiên cứu đã có thể chứng minh rằng bộ não bền bỉ hơn một cách đáng ngạc nhiên so với những gì hầu hết các bác sĩ từng tin tưởng trước đây.

Parnia cho biết: “Bộ não của chúng ta rất khỏe mạnh” và “có khả năng phục hồi tốt hơn trước tình trạng thiếu oxy” hơn mong đợi, đồng thời cho biết thêm rằng cơ quan này “có thể tự phục hồi và có các dấu hiệu hoạt động bình thường của não”.

Trong số 53 bệnh nhân sống sót trong nghiên cứu, gần 40% cho biết họ có ký ức hoặc suy nghĩ có ý thức. Các bệnh nhân trong nghiên cứu yêu cầu không tiết lộ danh tính của họ vì lý do riêng tư.

Các bệnh nhân cũng có những đột biến trong các sóng não gamma, delta, theta, alpha và beta liên quan đến chức năng tâm thần cao hơn, được ghi lại bằng điện não đồ.

Parnia nói về những chủ đề chung mà những người sống sót nhớ lại: “Có một câu chuyện kể ở những người đang trải qua trải nghiệm cận tử”. “Ý thức của họ trở nên cao [cấp] hơn, sống động hơn và sắc bén hơn.”

Một trong những trải nghiệm được chia sẻ phổ biến nhất giữa những người đã hồi sinh sau cơn ngừng tim là nhận thức 360 độ về không gian xung quanh họ.

Parnia nói: “Khi chết, họ có nhận thức rằng họ tách biệt khỏi cơ thể và sau đó họ có thể di chuyển xung quanh. Nhưng họ đang ở trong phòng [bệnh viện] đó và đang thu thập thông tin. Họ cảm thấy rằng họ hoàn toàn có ý thức.”

Trong trạng thái nhận thức đó, họ thường quan sát các bác sĩ và y tá đang làm việc để cứu sống họ, nhưng sự quan sát của họ hoàn toàn điềm tĩnh và không có sợ hãi hay đau khổ.

“Tôi không còn ở trong cơ thể mình nữa. Tôi lơ lửng mà không có trọng lượng hay cơ thể vật chất này. Tôi ở phía trên cơ thể mình và ngay dưới trần của phòng trị liệu chuyên sâu. Tôi đã quan sát cảnh tượng diễn ra bên dưới mình”

Một bệnh nhân ẩn danh cho biết.



(Ảnh minh họa: Anton Watman/Shutterstock)

Và, nhiều người thực sự nhìn thấy cuộc sống của họ trôi qua trước mắt họ, giống như trong những câu chuyện dân gian và các phương tiện truyền thông đại chúng.

Parnia nói: “Bằng cách nào đó trong cái chết, toàn bộ cuộc sống của họ lại hiện ra. “Đó là sự đánh giá lại cuộc sống của họ một cách sâu sắc, có mục đích và có ý nghĩa.”

‘Tôi nhớ mình đã đi bộ qua một hẻm núi. Ở hai bên hẻm núi là những người đàn ông mặc áo choàng trắng có mũ trùm đầu che giấu khuôn mặt. Điều cuối cùng tôi nhớ là tất cả bọn họ đều chỉ vào tôi.”

Một bệnh nhân đã chết đi sống lại khác kể.

Parnia nói, việc xem xét lại cuộc sống của họ không theo bất kỳ thứ tự cụ thể nào mà là đi sâu vào cách họ đối nhân xử thế và đạo đức. “Đó không phải là sự sắp xếp theo thời gian. Đó là sự đánh giá lại có mục đích về những điều chúng ta nỗ lực trong cuộc sống, chẳng hạn như sự thăng tiến trong công việc.”

Parnia, người đồng thời là giám đốc nghiên cứu hồi sức và chăm sóc quan trọng tại NYU Langone Health, cho biết thêm: “Điều trở thành hiện thực chính là cách chúng ta đối xử với người khác”. “Đó không phải là những đoạn hồi tưởng ngẫu nhiên. Còn rất nhiều nữa.”

Một chủ đề phổ biến khác là cảm giác đến một nơi hoàn toàn quen thuộc: nhà. “Nơi nào đó mà họ cảm thấy mình nhận ra và sẽ quay trở lại. Họ tiếp tục phần còn lại của cuộc hành trình đến một nơi mà họ cảm thấy như ở nhà”, Parnia nói.

“Điều thú vị là việc này phổ biến ở Mỹ và các nước khác.”

Khoa học vẫn chưa hiểu đầy đủ về cách thức và lý do tại sao những trải nghiệm phổ biến này xảy ra, nhưng Parnia tin rằng việc quan tâm đến hoạt động bình thường của não, giúp chúng ta vượt qua những trở ngại, trở nên thoải mái và “không bị ức chế” trong những trải nghiệm cận tử.

Parnia giải thích: “Thông thường, có những hệ thống phanh ngăn chúng ta tiếp cận mọi khía cạnh của não bộ. Các chức năng còn lại của não đã bị kìm hãm.”

Tuy nhiên, “khi não ngừng hoạt động, như một cơ chế bảo vệ để tự bảo vệ mình [trong khi tim ngừng đập], hệ thống phanh sẽ tắt.”

Đó là lúc con người “được kích hoạt các phần khác của não vốn không hoạt động. Bạn có quyền truy cập vào toàn bộ ý thức của mình và những thứ mà bạn thường không thể truy cập, tất cả cảm xúc, cảm giác, suy nghĩ và ký ức của bạn.”



Ảnh minh họa (nguồn: sezer66/shutterstock.com)

“Đây không phải là ảo giác. Đây là những trải nghiệm rất thực tế xảy ra trong cái chết,” Parnia nói thêm.

Nghiên cứu đang được thực hiện tại Langone Health, Đại học New York và các trung tâm nghiên cứu khác thể hiện một bước đột phá trong hồi sức, một chuyên khoa đã tụt hậu so với các lĩnh vực nghiên cứu y học khác.

Parnia cho biết về các báo cáo từ những bệnh nhân sống sót sau trải nghiệm cận tử: “Bằng cách nào đó, trong cái chết, toàn bộ cuộc đời của họ lại xuất hiện. “Đó là sự đánh giá lại cuộc sống của họ một cách sâu sắc, có mục đích và có ý nghĩa.”
Parnia giải thích: Tỷ lệ sống sót sau khi hồi sức thấp đến mức khó chịu. “Tỷ lệ sống sót của chúng tôi không cao lắm,” một phần vì công nghệ chưa tiến bộ nhiều kể từ năm 1960, khi máy hồi sức tim phổi (CPR) được phát minh. “Đó là cảm giác của chúng tôi trong thế giới hồi sức.”

Trong khi đó, ông và những người khác giờ đây hy vọng “cuối cùng chúng tôi đã hiểu được điều gì xảy ra với cái chết”.


Theo Marc Lallnilla, New York Post
Thiện Tâm biên dịch