Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Muốn được hạnh phúc đến mức độ nào, ta phải có đau khổ đến mức độ đó.
Edgar Poe
Trang 3 / 5 ĐầuĐầu 12345 Cuối Cuối
Results 21 to 30 of 41

Chủ Đề: Một Tù Binh Mỹ Ở Việt Nam

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,772
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    Một Tù Binh Mỹ Ở Việt Nam

    Một Tù Binh Mỹ Ở Việt Nam

    Tác giả : Duyên Anh



    1
    Đã lâu lắm rồi, James Fisher chẳng còn ý thức nổi không gian và thời gian nữa. Chàng sống như một tội đồ thời tiền sử. Hang động giam nhốt chàng là những conex, những cachots. James Fisher chưa biết địa ngục vì chàng chưa chết. Nhưng nếu địa ngục giống hệt sự tưởng tượng của tôn giáo, của tiểu thuyết, của điện ảnh, địa ngục ấy tầm thường, thiếu hẳn niềm hiu quạnh soi mòn tái tê xương thịt và nỗi cô đơn nhỏ giọt lạnh buốt linh hồn. Nơi chốn chàng đang hiện hữu, đang thoi thóp, đang hôn mê không phải địa ngục của Diêm vương, của quỷ sứ phán xét và trừng trị xác chết khi nó làm người gian ác trên trần thế. Mà là cõi âm u bóng tối của những con người say mê thù hận và khai thác tận cùng hình phạt của thù hận để truy nã tư tưởng người khác và đe dọa nó từng phút, từng giây. Nơi chốn đó, thân phận con người không tìm ra định nghĩa và chỉ cần một khoảnh khắc tuyệt vọng, con người sẽ bị hủy diệt nhục nhã.

    James Fisher không hiểu tại sao chàng sa xuống cái đầm đời oan nghiệt này. Phi vụ đầu tiên của chàng thảm bại. Pháo đài B52 chưa kịp trải thảm bom tàn phá Hà Nội, đã bị trúng Sam 6. James Fisher, phải nhẩy khỏi B52. Khi dù bung ra, mắt chàng hoa lên vì lửa hỏa tiễn phòng không, lửa đạn không chiến đan nhau ngang dọc đầy đặc bầu trời. Trái tim chàng muốn ngưng đập. Chàng tưởng chừng các mạch máu đóng băng. James Fisher nhắm mắt, phó thác số mệnh cho Thượng đế. Chàng quên cả cầu nguyện. Gió đẩy dù của chàng xa dần vùng lửa đạn. James Fisher rơi trên cánh đồng ngoại ô thành phố. Chàng thoát cuộc chết nhanh nhưng khởi sự cuộc sống mòn. Những họng súng vây quanh chàng, nhắm đầu chàng, ngực chàng, bắt chàng đứng dậy. Người ta kéo giật tay chàng về phía sau, trói chặt. James Fisher bị bịt mắt dẫn đi. Chàng không phải là tù binh chiến tranh. Chàng là kẻ thù của ý thức hệ, cái ý thức hệ mà những kẻ trói tay chàng, bịt mắt chàng chỉ là những công cụ ngu đần, tội nghiệp.

    Đến lúc trận không chiến chấm dứt, bầu trời trở lại yên tĩnh, người ta cởi miếng vải đen bịt mắt James Fisher ra. Tay vẫn còn bị trói chặt, người ta triển lãm James Fisher trước đám quần chúng phẫn nộ đã đứng sẵn hai bên đường. Cô nữ du kích chắc tay súng dí sát lưng James, ra lệnh cho chàng cúi đầu. Chàng đi giữa những tiếng nguyền rủa và lãnh hàng trăm viên đá thù trút vào thân thể chàng. James Fisher biến thành con quái vật độc ác xứng đáng trừng trị. Trò chơi giáo đầu của ý thức hệ đã khiến chàng sợ hãi khôn cùng. James được đưa tới một nhà tù dưới hầm mà người ta bảo là khách sạn Hilton. Chàng ở khách sạn Hilton không lâu. Sau khi kê khai xong lý lịch, James Fisher bị đưa đến một khách sạn khác. Chàng không còn cơ hội gần gũi những tù nhân Mỹ nữa. James ở một mình. Và vì nhất định khước từ ký tên vào bản tự khai đánh máy sẵn yêu cầu ghi âm, chàng lại bị bịt mắt, trói tay chuyển trại. James không thể định hướng nổi nơi giam nhốt chàng. Chàng chỉ biết chàng đã bị liệng lên xe hơi. Và xe chạy khá lâu trên những đoạn đường gập ghềnh. Chàng bị chuyển trại liên miên. Nơi nào chàng tạm trú cũng rặt bóng tối và bóng tối. Nằm trong bóng tối. Đứng trong bóng tối. Ngồi trong bóng tối. Ăn trong bóng tối. Uống trong bóng tối. Ngủ trong bóng tối. Tiểu tiện, đại tiện trong bóng tối. Chàng mở mắt như chàng nhắm mắt. Tiếng động chàng nghe rõ nhất là tiếng phi cơ vần vũ trên bầu trời. Cho đến khi James Fisher chỉ còn nghe tiếng đập của tim chàng, người ta bịt mắt chàng, dắt chàng ra ánh sáng. Người ta lại cởi mắt chàng. Lần này, James Fisher ngã xỉu. Bóng tối đã đầy đọa chàng và ánh sáng đã chẳng thương xót chàng. James Fisher đành tự nguyện nhắm mắt. Cơ hồ kẻ mù lòa, chàng mơ ước nhìn thấy cuộc đời. Chàng bụm hai bàn tay trước đôi mắt. Chàng hi hí mắt. Ánh sáng lọt qua kẽ hở của những ngón tay. James quen dần ánh sáng. Chàng có thể mở to mắt, buông đôi tay.

    Và cuộc đời đó, trong cái quan tài xi măng cốt sắt, trong những quan tài xi măng cốt sắt, cánh cửa thóp với một miếng nhỏ thông hơi. Bất cứ nơi nào James Fisher đến, chàng vẫn là người khách Mỹ sang nhất của những cachots đặc biệt nhất.

    James Fisher sinh năm 1946. Chàng là con trai đầu lòng của dân biểu Cộng hòa Allan Fisher, tiểu bang Texas. Tổ tiên James là những người thuộc thế hệ tiên phong chinh phục miền viễn tây Hoa Kỳ. Thời thơ ấu của James trải dài dọc bờ sông Rio Grande. Chàng bị ảnh hưởng của huyền thoại Daniel Boone, Davy Crockett. James yêu cuộc sống thiên nhiên, thích bắn chim rừng, đánh bẫy muông thú. Thần tượng niên thiếu của chàng là Tom Sawyer, Huckleberry Finn. James đã thèm những cuộc phiêu lưu trên sông Mississippi như Huck. Chàng say đắm tình bạn rực rỡ của Tom và Huck. Lớn hơn, James thích văn chương, triết học. Chàng hâm mộ những nhân vật thánh thiện trong một đời sống chan chứa tình người của một số nhà văn Hoa Kỳ và Âu Châu. James ghét bạo động và ghê sợ tội ác. Gia đình chàng theo đạo Thiên Chúa. James cũng ham chuộng kỹ thuật và chàng học cơ khí thay vì học luật giống thân phụ. Có lẽ, James không ưa chính trị. Và, có lẽ, định mệnh đã an bài. Năm 1969, James tốt nghiệp kỷ sư cơ khí hàng không. Năm sau, bị động viên, chàng tình nguyện phục vụ binh chủng không quân và được biệt phái phục vụ trên pháo đài bay B52 căn cứ Utapao bên Thái Lan. Pháo đài bay bị hạ ở phi vụ đầu tiên của chàng. James bị bắt. Người ta không coi chàng như tù binh chiến tranh. Người ta bắt chàng phải nhận tội ác gây chiến tranh. James là người lính. Chàng tham dự chiến tranh. Chàng không bao giờ gây ra chiến tranh cả. Và chàng không ký vào bản tự khai viết sẵn để nhận tội. Chàng vô tội. Hệ lụy bủa kín chàng từ thái độ quyết liệt đó. Chàng chấp nhận hệ lụy. Con người có thể gian dối đủ thứ nhưng không được phép gian dối với chính mình. James bị đầy đọa. Chàng chỉ hiểu chàng bị đầy đọa vì khước từ nhận tội ác gây chiến tranh. Những âm mưu nào khác đe dọa hủy diệt chàng, chàng không biết.

    James Fisher bị bịt mắt di chuyển nhiều nơi. Lần di chuyển cuối cùng lâu nhất. Chàng chẳng rõ xe ngược phương Bắc hay xe xuôi phương Nam. Đến bữa ăn trên xe, chàng tính đường dài. Bây giờ, James ở đây, trong cái cachot đặc biệt của cõi không tưởng hay cõi hoang đường nếu chàng được hưởng phép lạ hồi hương kể chuyện tù đầy. Cachot của chàng rập theo một khuôn mẫu. Như chân lý không thay đổi dù ở Liên Xô hay ở Việt Nam, dù phiên dịch chữ Anh hay chữ Pháp, dù nói tiếng Ba Lan hay tiếng Ethiopie. Hình như, những cachots mà James đã trải dài tháng ngày hiu hắt không phải sáng tạo cho người Mỹ. Chàng kiễng chân, đầu chàng đụng trần. Chàng dang tay, tay chưa soải hết đã đụng tường. Chàng phải nằm co vì nằm thẳng, đầu chàng sẽ sát xô phân tiểu. James không muốn trở đầu ngược ra. Chàng sợ gió lùa qua kẽ chân cửa. Ngày hai bữa, người ta đập cửa lớn và mở miếng cửa nhỏ to-hơn-bìa-cuốn-sách-bỏ-túi có chốt cài bên ngoài, đẩy vào hai ca cơm, một ca thức ăn và một ca nước đun sôi. Những ngày đầu tiên, ở khách sạn Hilton, James được ăn bánh mì, được ăn thịt bò rán, được ăn rau tươi, được uống cà phê, hút thuốc lá. Bị nhốt riêng, James phải ăn cơm như bất cứ tù nhân nào. Khẩu phần của James khá hơn song thiếu chất đạm. James cảm giác mình sa sút thê thảm từ khi uống nước canh rau muống, rau cải xanh, củ cải nấu với tôm khô thay thế súp thịt cà rốt, khoai tây. James cố nhớ cái cảm giác đầu tiên ăn cơm tù Việt Nam. Làm sao chàng nhớ nổi? Cảm giác này gối lên cảm giác kia cơ hồ sóng gối lên sóng chập chùng giữa biển cả.

    James được phát bốn chiếc ca nhựa và một cái muỗng nhựa. Người ta không cho phép tù nhân sử dụng đồ nhôm, đồ inox, đồ sắt vì sợ tù nhân có thể dùng làm phương tiện giết cai ngục, trốn trại, tự tử. Sau mỗi bữa ăn, James để ca một góc cachot và chuyển ra đổi cơm nước bữa ăn mới. Tiêu chuẩn nước uống của chàng không quá nửa lít một ngày, dù mùa đông hay mùa hạ, mùa thu hay mùa xuân. Cái xô nhựa đặt phía trong cùng, James tiểu tiện, đại tiện vào đó. Cuối tuần, khoảng nửa khuya, người ta mở cachot, dẫn độ chàng ra một chỗ đã quây kín bằng cót, chung quanh hàng chục cai ngục AK lên đạn sẵn sàng bắn. James tắm gội, giặt quần áo, rửa xô phân tiểu. Người ta đưa bộ quần áo mới để chàng thay. Rồi chàng xách xô trở lại cachot hôi hám, tối tăm mà ánh sáng chỉ lọt qua kẽ hở của chân cửa. Ngày tắm gội của James là ngày hạnh phúc của chàng. James được phát xấp giấy-mỏng-đi-cầu và một điếu thuốc lá thơm nội hóa. Người ta chờ James hút. Chàng đã kéo những hơi thuốc đẫy đà và nuốt hết khói. James mơ hồ nghe bước chân của khói thuốc khiêu vũ trong phổi mình. Chàng thấy khói thuốc ngọt ngào và hương thơm của nó kỳ ảo làm ngất ngây hồn chàng. Những gói thuốc chàng đã đốt ở nước Mỹ chả thấm tháp gì với những điếu thuốc ân huệ ở tù ngục. Với so sánh tầm thường đó, James khám phá ra hạnh phúc trong bất hạnh. Chàng để ý và biết rõ, cứ bốn lần tắm, người ta lại cắt tóc chàng trọc lốc. Cái toong đơ đẩy tóc chàng, đẩy luồn râu ria chàng. James khao khát tắm và cắt tóc. Vì chàng được ra ngoài, ngước lên nhìn trời lung linh những vì sao và hít đầy không khí vào buồng phổi. James tận hưởng cái thời gian tuyệt diệu đó. Chàng kéo dài từng phút, từng giây. Để thu thiên nhiên vào cachot mù mịt một tuần.

    Người ta cũng phát cho James một manh chiếu và một cái chăn dầy. James được chích đủ các thứ thuốc ngừa bệnh, trừ thuốc ngừa đói khát. Khi chàng đau ốm, bác sĩ chẩn mạch và săn sóc. James chưa hề đau nặng, chưa hề bị sốt rét. Đó là sự may mắn của chàng. Thoạt đầu, chàng còn đếm ngày qua hai bữa ăn, đếm tuần qua một lần tắm, đếm tháng qua một lần cắt tóc, đếm năm qua một "đại tiệc" có thịt bò, bánh mì, rau tươi, cà phê, thuốc lá. Riết rồi, James tê liệt hy vọng và chẳng còn ý thức nổi không gian và thời gian nữa. Niềm sợ hãi nhất của James là sự im lặng. Trừ những lần bị khai lý lịch, bị thẩm vấn chàng được nói, được nghe tiếng mẹ đẻ của chàng. Còn thì chỉ câm lặng. Cai tù đập cửa. Tiếng nói của con người, tiếng nói Việt Nam, chàng thèm nghe ra riết, người ta cũng bủn xỉn. James đã bất chấp tất cả trong niềm sợ hãi đục đẽo tim gan mình. Chàng hò. Chàng hét. Chàng đọc thơ. Chàng hát quốc ca, tình ca. Chàng réo tên ông bà, cha mẹ, anh em, bạn bè, tình nhân cho đỡ nhớ, đỡ quên tiếng nói. Chàng gọi nước Mỹ những lời tha thiết, nồng nàn. Chàng gọi từng tiểu bang, từng thành phố, từng sông hồ, từng sa mạc, từng biên giới, từng rừng đồi, từng vĩ nhân. I left my heart in San Francisco. Tiếng chàng chìm vào hư vô. Oh my darling, oh my darling, oh my darling, Clementine! You’re lost and gone forever... Như thế, James hoảng hốt hơn.

    James chợt hiểu. Sự sợ hãi và sự đói khát làm khiếp nhược con người. Để làm gì? Để James sẽ xin được ký vào bản tự khai nhận tội ác chiến tranh. Ánh lửa nhỏ đã soi sáng lương tri của James Fisher. Chàng vụt thức và thấy cần thiết phải chiến đấu với bản thân mình. Cuộc chiến đấu cam go để tồn tại, để xứng đáng làm người đúng ý muốn của Thượng đế. Con người có thể bị hủy diệt nhưng con người không thể quỳ xuống trước những điều kiện làm ô nhục con người. James đã hiểu cơ sự. Chỉ cần chàng nhận tội ác, chàng sẽ được đãi ngộ, sẽ được ăn bánh mì bíp tếch, uống cà phê và uống cả rượu nữa. Khi ấy, con người mất vinh dự làm người. Nó đã mang tội với đồng loại của nó. Nó nhận tội rồi. James Fisher mang huyết thống của những người Mỹ chinh phục miền viễn tây. Tổ tiên chàng đã đau khổ, đã đói khát, đã bị lột da đầu, đã bị căng thây trên mỏm núi, đã chịu đựng nắng sa mạc hoang vu, rét triền non cắt thịt, nhìn nỗi chết thấm dần vào xương tủy. Mà vẫn can đảm tiến bước. Mà vẫn tưới máu tiên phong. Chàng không thể phản bội tiền nhân dũng cảm. Chàng cần vượt lên những cám dỗ của vật chất. James ru ngủ thể xác mình. Con người chỉ đáng tôn vinh khi nó chế ngự nổi mọi thèm khát vào lúc nó khốn cùng nhất, yếu đuối nhất. James khích lệ tâm hồn chàng. Tổ tiên chàng đã bị lột da đầu, chàng mới đang bị lột tư tưởng. Với những kẻ giam nhốt chàng, với chủ nghĩa muốn đánh thấp giá trị làm người của chàng, muốn thủ tiêu phẩm cách của chàng, James cần phải vỗ về bao tử, cần phải quên mọi tiện nghi vật chất nước Mỹ. Chàng đã quên vì chàng nhớ cuộc chiến đấu tìm chỗ đứng dưới mặt trời của tổ tiên, chàng nhớ Jesus và cánh cửa hẹp mà Ngài muốn con người mở để tìm nhìn rõ chân trời lý tưởng. James đã trở nên phi thường. Chàng đã chiến thắng chàng. Chàng đã không để con người chàng bị điều kiện hóa. Chàng đã đứng trên hình phạt của thù hận. James ngạo nghễ hơn lão ngư ông của Hemingway. Bộ xương cá mập chỉ là thành tích của con người chế ngự thiên nhiên. Sự thung dung hiện tại của James Fisher là thành tích của con người chế ngự hình phạt của thù hận, của chủ nghĩa, của ý thức hệ, của con người trong một thời đại lầm than, một thời đại con người đã đi quá xa quê hương tình tự của loài người.

    James Fisher, tình cờ, đã ngộ Thích Ca. Thích Ca tình nguyện dấn thân vào nỗi thống khổ. James Fisher chẳng may lạc vào miền thống khổ. Một kẻ giải thoát cho nhân loại trầm luân. Một kẻ tự giải thoát trầm luân cho chính mình và tự soi sáng mình để chiến đấu mà tồn tại. James không còn quan tâm chuyện nhỏ mọn thường hằng. Chàng ăn uống để tồn tại. Chàng ngủ để mơn trớn nỗi cô đơn. Chàng thức để mơ ước. Vậy đó, James Fisher đã trải qua nhiều cachots. Và, bây giờ, James ở đây, ở một nơi chốn như mọi nơi chốn chàng đã ở. Khác chăng là bình minh chàng được nghe muôn sắc chim hót ca ngợi ngày và hoàng hôn chàng được nghe vượn hót nhớ con báo hiệu đêm. James phỏng đoán địa chỉ mới của chàng: Rừng già.

    Bất ngờ, một hôm, người ta mở cửa cachot, dẫn chàng lên văn phòng của Giám thị giữa ban ngày.


  2. #21
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,772
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    21
    Khi cái còng siết chặt tay anh
    phải hiểu sự thật đã chẩy máu
    phải hiểu tự do hằn lên những vết cào cấu
    và thi ca lún ngập lưỡi dao

    Lúc ấy anh bắt đầu
    viết thông điệp mới
    cho sự tra tấn
    cho nhà lao
    cho cai tù

    Hãy tội nghiệp sự tra tấn
    vì nó không có trái tim
    không có hơi thở không có nước mắt
    không có đớn đau

    Hãy thương xót nhà lao
    vì nó không có tình ái
    nó không hiểu nó ngu hay nó dại
    nó ngàn năm bóng tối mịt mù

    Hãy tha thứ cai tù
    vì nó trơ trơ thân máy
    nó ngang qua
    nó trở lại
    nó vô tri như ngục đá đêm già

    Gửi tặng sự tra tấn một bông hoa
    để nó biết da thịt dù tan nát
    nhưng con người vẫn đứng trên hình phạt
    vẫn đứng hoài và tồn tại vô cùng

    Gửi tặng nhà lao một miếng nhớ nhung
    để nó tương tư cuộc đời bao la rộng mở
    cuộc đời chẳng hề khóa chặt cửa
    giam nhốt ai ca hát giữa đường

    Gửi tặng cai tù chút xíu tâm hồn
    để nó thèm thuồng rung động
    nó sẽ buồn và nó khóc
    nó sẽ vui và nó cười
    nó sẽ khao khát làm người

    Và đó là thông điệp mới
    của thi sĩ viết từ oan khiên vời vợi
    gửi đi khắp ngục tù thế giới
    gửi xuống huyệt sâu
    và gửi cả lên trời


    - Anh làm thơ à?

    - Không, tôi chép theo trí nhớ.

    - Của ai.

    - Một thi sĩ Liên Xô tôi quên tên. Ông ta đã chết ở Goulag, bài thơ gửi lén sang Tây phương.

    - Anh muốn tôi phát biểu cảm tưởng không?

    - Tùy cô.

    - Bài thơ hay lắm. Tôi rất xúc động nhưng anh phải xé vụn, kẻo phiền cho anh.

    Nàng nhấn mạnh:

    - Và cho tôi.

    Chàng xé vụn trang giấy.

    - James, anh mượn thơ thiên hạ nói lên tâm sự anh, hả?

    Chàng không chối cãi:

    - Vâng.

    - Anh không thù hận dân tộc Việt Nam chứ?

    - Khi chiến tranh chấm dứt, thù hận chấm dứt luôn. Thù hận, tôi rất ghét hai tiếng này.

    - Anh không thù hận chủ nghĩa của tôi ?

    - Cô ưa nói về chủ nghĩa, về ý thức hệ quá. Tôi ngưỡng mộ tất cả các chủ nghĩa tạo dựng hạnh phúc cho loài người, làm cho con người gần gũi con người, cảm thông nhau và yêu thương nhau. Đồng thời, nếu phải thù hận, tôi thù hận tất cả các chủ nghĩa phá hủy hạnh phúc của loài người, tiêu diệt sự cảm thông của con người, ngăn cấm tình yêu giữa con người với con người và xúi dục con người thù hận nhau, chém giết nhau, đầy đọa nhau.

    - Anh theo chủ nghĩa tư bản?

    - Tôi theo Thượng đế.

    - Anh là tư bản Mỹ.

    - Tôi là người Mỹ. Nước Mỹ có chủ nghĩa tư bản nhưng không phải dân tộc Mỹ là tư bản tài phiệt Mỹ. Nước Mỹ cũng vô số người nghèo, có cả người theo chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa vô chủ nghĩa. Cô biết nước Mỹ có Đảng cộng sản chứ? Riêng tôi, tôi là người Mỹ theo chủ nghĩa chân thật.

    - Chủ nghĩa tư bản thù hận chủ nghĩa cộng sản.

    - Đó là chủ nghĩa chúng nó thù hận nhau. Dân tộc Mỹ không thù hận dân tộc nào.

    - Anh đã phục vụ tư bản Mỹ.

    - Tôi phục vụ tổ quốc tôi.

    - Anh tham dự chiến tranh vì tư bản Mỹ.

    - Cô cứ khơi chuyện ấy làm gì nhỉ? Tôi đã thành thật nói với cô nhiều lần rằng tôi làm bổn phận công dân đôi với tổ quốc tôi.

    - Nhưng anh muốn thắng trận ?

    - Vâng.

    - Vậy là anh gây đau khổ cho dân tộc thua trận.

    - Cô Chi Mai ạ, cô chưa hiểu tinh thần hiếu thắng của dân tộc tôi. Đó là danh dự Hoa Kỳ. Danh dự ấy bắt nguồn từ thể thao. Không một dân tộc nào trên thế giới ham chuộng thể thao hơn dân tộc Mỹ. Chúng tôi nhập cuộc chơi hay ủng hộ hội nhà đều ham thắng đối thủ. Chúng tôi cố gắng thắng và tận tình tranh đua. Sau trận đấu, chúng tôi ôm nhau cả thua lẫn thắng dù trong cuộc đấu chúng tôi có xô xát nhau, cãi cọ nhau. Với chiến tranh, chúng tôi đem tinh thần thể thao vào.

    - Nhưng thiếu thượng võ. Các anh tàn sát cả phụ nữ, nhi đồng.

    - Cô đã nói về hiện tượng và bản chất. Dân tộc nào chả có một số người làm bậy. Tưởng cô không nên đem bọn vô nhân đạo, bọn Mafia mà bảo đó là biểu tượng dân tộc Hoa Kỳ. Tôi không bao giờ coi đám cai ngục là dân tộc Việt Nam.

    - Anh là luật sư của nước Mỹ hay lương tâm của dân tộc Hoa Kỳ?

    - Một người Mỹ chân thật. Còn cô?

    - Một người Việt Nam anh hùng.

    - Cô là đảng viên cộng sản?

    - Dĩ nhiên.

    - Con người làm ra chủ nghĩa và con người đau đớn vì những giáo điều của chủ nghĩa. Tôi chưa đọc Marx, Engels nhưng tôi nghĩ hai ông này không đặt ra những giáo điều trói buộc tâm hồn đích thực của con người. Chúa Jesus không đặt ra giáo hội mà chỉ rao giảng Tin Lành. Chúa Jesus không cấm người da trắng lấy người da đen, người da vàng lấy người da đỏ, người Thiên Chúa giáo lấy người Phật giáo... Tôi hỏi một điều, cô đừng giận nhé?

    - Anh cứ hỏi.

    - Cô là con người hay chủ nghĩa cộng sản?

    Chi Mai lặng thinh giây lát rồi, thay vì trả lời James Fisher, nàng hỏi:

    - Jesus là con người hay Thiên Chúa giáo?

    Chàng say sưa đáp:

    - Jesus là con người. Jesus là con người đích thực, là con nhà nghèo lớn lên trong thù hận, chém giết của loài người. Jesus đau khổ và Jesus kêu gọi loài người hãy yêu thương nhau, đừng làm cho nhau đau khổ. Jesus kêu gọi xóa bỏ giai cấp, "tất cả đều là anh em." Jesus khuyên người ác hướng thiện. Mọi thứ huyền thoại phủ lên Jesus đều sai lầm. Jesus cũng chết như con người. Jesus phục sinh bằng tư tưởng bác ái cao cả, bằng những lời rao giảng để lại cho đời sống, không phải bằng phép tích huyền bí. Sự phục sinh của Jesus là Thiên Chúa giáo, là Tin Lành giáo vân vân...

    Nàng cười:

    - Tôi nghe vị linh mục siêu cấp tiến giảng đạo.

    Chàng sảng khoái:

    - Cho tôi hỏi cô một câu nữa nhé ?

    Nàng hồn nhiên:

    - Xin mời, linh mục James Fisher.

    Chàng hỏi:

    - Cô cảm giác thế nào khi một con người hành hạ một con người ?

    Chi Mai chớp mắt lia lịa. James Fisher nói:

    - Tôi biết cô xúc động. Cô là con người, không phải là chủ nghĩa. Như tôi là con người, không phải là chủ nghĩa. Như loài người đều là con người, không phải là chủ nghĩa. Tư bản hay cộng sản, đồ bỏ, bỏ hết! Con người không cần nó, vẫn cứ yêu nhau. Cô đâu nỡ hành hạ tôi, chủ nghĩa của cô hành hạ tôi. Cô là bản chất. Chủ nghĩa là hiện tượng. Con người vĩnh cửu, vô hạn. Chủ nghĩa giai đoạn, hữu hạn.

    Chi Mai xao xuyến. Bóng tối đã lay động mạnh ở lương tri con người nàng. Chi Mai nhỏ nhẹ:

    - Cám ơn James, ngày mai ta nói tiếp.

    Nàng nhấn chuông. Gã cai ngục đẩy cửa bước vào.

    - Anh về ngủ ngon, James.

    Chàng đứng dậy, hơi nghiêng đầu:

    - Thành thật cám ơn cô.

    Và theo gã cai ngục về phòng.


  3. #22
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,772
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    22
    James Fisher bắt đầu thú vị những cuộc mạn đàm với Chi Mai. Cứ được nói, được nghe tiếng mẹ đẻ là sung sướng rồi. James vốn ghét tranh luận. Chàng sợ hãi tranh luận dẫn đến cãi cọ. Người ta còn có thể thù hận nhau vì sự bất đồng quan điểm. Chàng thèm đọc, thèm nghe. Để suy tư. James xa lánh mọi ồn ào về tư tưởng. Chàng nghĩ đơn giản: Tư tưởng không lên tiếng. Sự tranh luận ồn ào không làm nên tư tưởng. Tư tưởng phóng ra từ nỗi cô đơn, tư tưởng kinh qua từ nỗi thống khổ. Thế nhưng James Fisher đã tranh luận với Chi Mai về chủ nghĩa, về ý thức hệ, về con người. Chàng đã xuống tận tầng thứ chín của địa ngục. Và chàng bỗng yêu con người vô cùng. Ở địa ngục, nói về con người là không tưởng. Có lý tưởng nào không khởi sự từ không tưởng. Rồi mọi chân lý cũng bắt đầu bằng cái đã bị coi là không tưởng. Jesus đã không tưởng khi Jesus rao bài giảng bất hủ trên núi. Jesus đã thành chân lý.

    Chàng thấy chẳng cần ngờ vực và đề phòng Chi Mai. Người ta sẽ khổ sở lắm, nếu người ta bị sống ngờ vực nhau và đề phòng lẫn nhau. James cũng sẽ bất lực đối phó với Chi Mai, với những trò chơi, những hình phạt của nàng. Vậy thì ngờ vực và đề phòng vô ích. Chàng không chống đối kẻ ác để được tiếng anh hùng ngu xuẩn. James muốn chết đẹp đẽ bởi chủ nghĩa của cai ngục, không chết dại dột bởi cai ngục. Jesus đã không chống đối kẻ đóng đinh mình lên thập tự giá, ngài chỉ rao giảng Phúc Âm. Thái độ chấp nhận đau khổ của chàng đã đánh thức lương tri làm người của Chi Mai. Nàng đã ngưng hình phạt cuối cùng. Nàng ngưng ở đó. Nàng ngưng đúng lúc. Nàng không nhẫn tâm hủy diệt một con người, không nỡ tước lột hết chất người của nó trước giây phút bắt nó chết hay để nó sống phi nhân, phi cầm, phi thú. Nàng đã biết yêu mến con người. Nàng là con người. Nàng không phải là chủ nghĩa. Con người làm ra chủ nghĩa. Chủ nghĩa không làm ra con người. Tại sao chủ nghĩa không yêu con người mà con người móc trái tim liệng đi, cúi mặt yêu thương chủ nghĩa? Chủ nghĩa không biết đau đớn mà biết đầy đọa con người trăm nghìn cách đau đớn, biết giết con người muôn vạn lối chết thảm thê. James Fisher đã rao giảng tình người dưới tầng thứ chín của địa ngục.

    Chàng thoải mái sau cuộc ruổi rong trên con đường hẹp. Bí ẩn của sự sống, James chưa thấy, vì chàng vẫn tin rằng chàng chưa đi tới đích của thống khổ. Nhưng James đã thấy đôi mắt chứa chan tình cảm của Chi Mai, nụ cười đôn hậu của nàng, những cuộc mạn đàm cởi mở. James Fisher đã thấy Chi Mai là một đàn bà đầy đủ nữ tính như Susan McCareen. Nàng đối xử với chàng bằng trọn vẹn cái "nhỏ bé" của nàng. James được ăn uống đầy đủ. Người ta cho chàng cắt móng tay, móng chân đều đặn. Chàng được cắt tóc gọn gàng, được cạo râu ria mỗi tuần. Thay vì hút Winston, chàng hút thuốc đen Tam Đảo. "Chúng tôi còn nghèo, chưa đủ tư cách chiêu đãi người khách Mỹ đặc biệt." James không đòi hỏi. Nước Mỹ giầu mạnh của chàng đã viện trợ khắp thế giới đói khổ, với những toan tính, âm mưu gì, chàng không biết, dân tộc chàng không biết. Song, James Fisher, người Mỹ chân thật, đã nhận viện trợ của Chi Mai, của cô gái Việt Nam, của người Việt Nam nghèo yếu triền miên bất hạnh, những hạnh phúc đơn giản nhất trong lúc khốn cùng nhất của chàng với một tình người rực rỡ nhất.

    James bỗng nhớ một bài thơ khác của thi sĩ Liên Xô sáng tác trong Goulag ở Sibérie. Chàng ghi vội trên giây, bất chấp "phiền phức cho anh và cho cả tôi"

    Tôi đã trải qua hai ngàn một trăm chín mươi
    đêm thao thức
    trong tù ngục
    đã sống trên vai và đã chết ngang lưng
    đã mòn teo thể xác giữa rừng
    đã mệt phờ tâm hồn trong nhà đá
    Anh sẽ có định nghĩa tình từ tàn tạ
    khi anh thành tù nhân mang án phạt tập trung
    Ngày về gặp vợ con trông đợi mịt mùng
    ngày về thấy tự do đón chờ hồng thủy
    Nỗi thống khổ
    với tôi
    chẳng có gì đáng kể
    Nó cũng đơn sơ như hạnh phúc bình thường
    Có một điêu tôi sợ hãi vô cùng
    là bỗng hôm nào tôi phải thù hận
    kẻ bắt tôi
    và kẻ đọa đầy tôi
    Ôi dẫu sao tôi vẫn thấy họ rất người
    vẫn thấy họ níu tay đời tha thiết
    Một nỗi gì xa xôi cách biệt
    có phải tại con người
    hay tại chủ nghĩa phi nhân
    Con người sinh ra đã muôn thuở cô đơn
    nhưng khao khát gần nhau
    và thèm gần nhau thêm nữa
    Ở chín tầng oan khiên nhục nhã
    bỗng tự nhiên tôi yêu quý con người
    thiếu con người sẽ thiếu hẳn đất trời
    Tôi sống với ai
    thơ tôi còn chi để viết
    Thi sĩ ngợi ca tình yêu không ngợi ca tàn sát
    Giết tôi đi tôi chẳng nói hận thù

    James Fisher đã chép xong bài thơ Điều Sợ Hãi nhất. Chàng đọc lại. Và James cảm phục tư tưởng nhân bản của thi sĩ đau khổ này vô cùng. Địa ngục oan khiên đã soi sáng trí nhớ cho James. Mãi bây giờ chàng mới moi tâm khảm ra những tư tưởng lạ lùng của những người đã chịu đựng nghịch cảnh như chàng. Chi Mai lại gọi chàng lên văn phòng của nàng. James nhét túi bài thơ. Nàng mời chàng uống trà và hút thuốc Tam Đảo.

    - Tôi chép thêm bài thơ nữa.

    Chàng đưa bài thơ cho nàng.

    - Anh không nên viết lung tung.

    Chàng nói:

    - Cô bảo muốn viết gì thì viết.

    Nàng đọc thơ. Nàng chớp mắt. Nàng thở dài. Nàng xé vụn bài thơ. Nàng nhìn James. Giọng nàng mềm ướt:

    - James, tôi cũng thấy anh rất người.

    Chàng bồi hồi. Trái tim chàng nhẩy múa trong lồng ngực. Giọng chàng chìm vào mơ ước:

    - Chi Mai, cám ơn cô. Tôi đã được an ủi. Mặt trời chiếu cho cô và tôi. Mưa rơi xuống cô và tôi.

    - Anh đã chịu tận cùng đau khổ, buồn thảm.

    - Và tôi đã được an ủi.

    - Anh là người Mỹ buồn thảm nhất, đau khổ nhất nước Mỹ. Con người phải trả giá sự chân thật quá đắt, James nhỉ?

    - Vâng.

    - Nó cũng phải trả giá thật đắt cho sự gian dối.

    - Vâng.

    - Từ nay trở đi, anh đừng chép thơ, đừng nhắc nhở chi đến chủ nghĩa, ý thức hệ nữa. Tôi thích đọc những trang anh viết về thời thơ ấu của anh. Sông Rio Grande quyến rủ lắm. Tôi là con gái nên không có kỷ niệm bơi lội ở sông Hồng của tôi.

    Nàng rót trà cho James:

    - Nói về nước Mỹ của anh đi.

    Chàng cầm tách trà, nhấp một ngụm rồi chậm rãi:

    - Mỗi dân tộc đều có một linh hồn. Linh hồn đích thực rạng rỡ và nhân ái của dân tộc Mỹ không phải ở Tòa Bạch Ốc, ở Ngũ Giác Đài, ở phố Wall, ở Nữu ước, ở Hoa Thịnh Đốn hay ở cái mà cô và tôi đều ghét là chủ nghĩa tư bản. Mà ở bàng bạc cùng khắp. Trên mỗi dòng sông. Trong mỗi cánh rừng. Dưới mồ thế hệ tiên phong đau khổ, nhục nhằn. Dưới mồ thế hệ nội chiến làm sáng danh cuộc giải phóng nô lệ, làm tự hào quyền sống con người. Nó ở tuyên ngôn độc lập của Washington. Nó ở thái độ tuyệt vời của Lincoln. Nó ở tinh thần dân chủ tuyệt đối của nước Mỹ. Tôi không thể nói hết về nước Mỹ. Vậy tóm tắt như vầy: Dân tộc Mỹ là những kỷ niệm đẹp nhất của mỗi người Mỹ sống trên nước Mỹ. Dân tộc ấy yêu điều thiện, ghét điều ác; yêu sự thật, ghét giả dối; yêu cái đẹp, ghét cái xấu. Dân tộc ấy có nhiều người tốt và ít người xấu. Muốn hiểu rõ nước Mỹ để không còn thành kiến với dân tộc Mỹ, cô nên thăm viếng nước Mỹ.

    Nàng nâng tách trà, thổi nhẹ cho bớt nóng:

    - Tôi hy vọng sẽ sang thăm quê hương anh.

    Nàng chiêu hớp nước:

    - James!

    Chàng ngây người:

    - Tôi nghe cô.

    Nàng đặt tách nước xuống bàn:

    - Tôi đã ở Âu Châu ngót mười năm. Tôi du học tại Liên Xô, thực tập nghề nghiệp tại Sibérie. Tôi đã làm việc với nhiều tù nhân chính trị Xô viết. Tất cả đều nhìn tôi bằng những đôi mắt long thù hận. Tất cả đều bầy tỏ thái độ chống đối tôi, dẫu tay họ đã bị còng, chân họ đã bị xích. Anh thì không, James ạ! Tôi đã trắc nghiệm anh, đã không còng, không xích anh khi anh và tôi ở phòng này. Anh rất lịch sự, cả khi chịu đựng hình phạt cay đắng. Luôn luôn, anh nhìn tôi với cặp mắt hình như ái ngại giùm tôi và muốn nói tha thứ tôi. Có lần anh bấn loạn, anh viết những lời phục sinh tình người. Tôi động lòng trắc ẩn. Hôm nay, tôi nhìn anh như nhìn một con người, không nhìn anh là lính Mỹ, là tư bản Mỹ kẻ thù của loài người tiến bộ, của chủ nghĩa cộng sản nữa. Anh tin tôi chứ?

    Chàng gật đầu thật con nít:

    - Tôi tin.

    Nàng tiếp:

    - Tôi đã ở Prague, Varsovie, Berlin-Est, Moscou, Londres, Paris. Tôi sẽ sang Mỹ.

    Chàng nói:

    - Tôi đã may mắn gặp cô.

    Nàng nhìn lên trần phòng:

    - Phải, anh đã may mắn gặp tôi.

    Rồi nhìn chàng:

    - Anh có nghĩ ngày nào đó thăm quê hương tôi không?

    Chàng đáp:

    - Không.

    Nàng tròn xoe mắt:

    - Tại sao?

    Chàng nhả một vòng khói thuốc tròn thật đẹp:

    - Tôi vừa thấy nước Việt Nam ở cô, nước Việt Nam tuyệt diệu.

    Nàng xúc động. Giọng nàng run rẩy:

    - Cám ơn James.

    Im lặng tuyệt đối. Chàng có thể nghe tiếng giây vấn thuốc cháy. Nàng có thể nghe hơi khói trà bốc lên. Bất ngờ, hai người nhìn nhau. Bốn con mắt ngập ngừng, sáng rực. Chàng nhận ra, ở đôi mắt nàng, Susan McCareen kiều diễm, đôn hậu dang tay ôm chặt lấy chàng hôn môi say đắm. Nàng nhận ra, ở đôi mắt chàng, Boris Ilitch Kanazev nghệ sĩ, chân thành ghì siết nàng tỏ tình những chiều ngây ngất.

    - James!

    - Cô nói đi.

    - Anh có đọc Rudyard Kipling không?

    - Có.

    - Anh nghĩ gì về câu "Đông là Đông, Tây là Tây. Đông Tây không bao giờ gặp nhau?"

    - Kipling chưa sang Việt Nam, chưa nằm tù, chưa nếm cực hình của ý thức hệ mới, chưa gặp cô nên ông ta đã phát biểu sai. Giữa câu nói ấy và hôm nay đã có gần một thế kỷ xa cách. Câu ấy lạc hậu rồi.

    - Theo anh ?

    - Đông và Tây dễ dàng gặp nhau bằng tình người.

    - Anh sẽ viết một định nghĩa mới ?

    - Không, tôi rao giảng một lời.

    - Ra sao?

    - Bằng tình người, không còn thù hận, chiến tranh, ngục tù và hình phạt nữa.

    - Chưa đủ đâu.

    - Cô muốn bổ túc?

    - Phải. Bằng tình người, con người dám phá tung những gì ngăn cản đưa nó đến với con người. Vì là người, con người không cúi mặt cam đành.

    James Fisher bất động. Nỗi hân hoan trong tim chàng căng thẳng. Chàng mơ hồ nghe lời gió luồn qua tai: "Phúc cho kẻ hay thương xót vì sẽ được xót thương." James đã thấy một đốm lửa trong niềm bí ẩn của đời sống.

    - James, anh sẽ trở về ngày tháng cũ. Đừng nghi ngờ, thắc mắc gì cả.

    Chàng dập tàn thuốc. Nàng nhấn chuông. Gã cai ngục đẩy cửa bước vào.

    - Anh về nghỉ ngơi và tìm một định nghĩa tuyệt diệu về tình người.

    Chàng mỉm cười chào nàng, theo gã cai ngục về phòng.

    \

  4. #23
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,772
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    23
    James Fisher bị chuyển sang một cachot mới. Cachot này dài hai thước rưỡi, rộng một thước, có cầu tiêu và lu nước nhỏ phía trong cùng. James được nằm trên cái bục xi măng cao hơn sàn phòng bốn mươi phân. Cái bục đủ trải chiếc chiếu sáu chục xăng ti mét. James duỗi chân thoải mái. Người ta cấp cho chàng chiếc mền dầy. James chỉ thiếu gối và mùng. Cửa gió luôn luôn mở, James không sợ ngộp thở. Ban ngày chàng đi đứng, nằm ngồi thoải mái. Ban đêm, người ta còng tay chàng chéo say lưng. James đã ngủ nghiêng và ngủ sấp. Chàng chẳng cần ngờ vực, thắc mắc chi cả. Chi Mai đã dặn thế. Nếu James nhớ nàng đã thở dài: "Bây giờ là hệ lụy chập chùng của tôi," chàng sẽ hiểu tại sao chàng bị chuyển cachot, bị còng đêm. Tiêu chuẩn thịt cá, rau tươi của chàng giảm xuống. James không có trái cây tráng miệng, không có cà phê thuốc lá sau bữa ăn. Và không có cả đường cục trắng Trung Quốc hay Cuba nữa. Chính Chi Mai đã chỉ thị cai ngục và đã nhắc khéo chàng "James, anh sẽ trở về ngày tháng cũ". Nàng bắt đầu đề phòng bọn cai ngục. Và cách đề phòng hay nhất là chứng minh lòng thù hận giặc Mỹ. Nàng đầy đọa James Fisher. Chi Mai đã gian dối với nàng. Nàng bỗng thương xót người lính Mỹ James Fisher suốt đời chân thật vô cùng.

    Với James, chàng bất cần tiện nghi nhà tù. James chỉ cần, mỗi ngày, được mạn đàm với Chi Mai, được nghe Chi Mai nói, được nhìn Chi Mai cười, được chiêm ngưỡng dung nhan Chi Mai. Hình ảnh Susan McCareen đã không còn rõ rệt trong nỗi nhớ nhung của James Fisher. Susan đã chập chờn rồi hiển hiện Chi Mai. Và rồi còn một Chi Mai. Susan xa tắp nghìn trùng. Chi Mai gần gũi gang tấc. James khao khát gặp Chi Mai.

    Đã mấy ngày liền, James mong đợi người ta mở cửa cachot, dẫn chàng lên văn phòng của nàng. Đau khổ, James im lặng chịu đựng. Hạnh phúc, James nôn nóng tìm kiếm. Chàng ngỡ nàng đã bỏ rơi chàng để về Hà Nội. James buồn bã. Chàng không thiết ăn, không thiết ngủ. Gã tù nhân nằm tương tư cai ngục. Có phải đó là "phần thưởng" của "kẻ yêu kẻ thù nghịch."

    Nhưng cửa cachot đã mở. Gã cai ngục dẫn chàng lên gặp Chi Mai. James bồi hồi hơn cả những lần gặp Susan ngày xưa. Chi Mai mặc chiếc pull trắng và quần jean xanh. Nàng mang giầy thể thao Adidas. Đôi má phơn phớt chút phấn hồng và đôi môi thoa nhẹ làn son, trông Chi Mai thật mát mắt. Ngực nàng căng phồng sinh khí, quyến rũ tột độ. Mùi nước hoa thơm dịu. James Fisher rạo rực khôn tả.

    - Thế nào, James?

    Chàng phát biểu ngay:

    - Cô... cô... có vẻ ... Âu châu quá!

    Nàng tủm tỉm cười:

    - Anh biết nịnh đầm đây. Tôi hỏi thăm sức khỏe của anh, không yêu cầu anh phát biểu cảm tưởng về tôi.

    James đỏ bừng tai:

    - Xin lỗi cô. Tôi bình thường.

    Nàng nhìn chàng đàm đăm:

    - Anh đẹp trai lắm, James ạ!

    Chàng nóng ran mặt.

    - Anh hao hao George Hamilton. Tôi thích mẫu đàn ông khỏe và có cá tính. Anh là mẫu đàn ông ấy.

    Chàng cảm giác yếu xìu trước nàng. Và chàng bối rối:

    - Cám ơn cô.

    - Anh đã thấy gái Việt Nam đầy vẻ Việt Nam chưa?

    - Chưa.

    - Anh thấy bao nhiêu cô gái Việt Nam rồi?

    - Hai.

    - Ở đâu?

    - Một cô cầm súng giải tôi đi sau khi dù tôi chạm đất. Và cô, cô Chi Mai.

    - Hôm nào tôi sẽ mặc áo dài và anh sẽ hết bảo tôi có vẻ Âu Châu.

    - Tôi đợi.

    - James.

    - Tôi nghe.

    - Anh hút thuốc, uống trà đi. Chén trà thân hữu.

    James hút thuốc, quẹt diêm, châm thuốc. Chàng kéo một hơi, ngậm khói, chiêu ngụm trà.

    - Tea and sympathy, anh coi phim này rồi chứ?

    Chàng khẽ lắc đầu:

    - Chưa.

    - Uổng quá. Anh cũng chưa đọc truyện?

    - Chưa.

    - Đáng tiếc.

    - Vâng, đáng tiếc.

    Nàng nhìn khói thuốc bay:

    - James ạ!

    Chàng cuống quýt:

    - Cô nói đi, cô Chi Mai.

    - Về Mỹ anh làm gì?

    - Tôi viết tiểu thuyết. Cô lạ không?

    - Lạ gì?

    - Kỹ sư cơ khí bỏ máy móc đi viết văn.

    - Ở nước tôi, nông dân làm thơ, thợ thuyền viết văn là thường. Anh định viết về cái gì ?

    - Về tình người dưới chín tầng địa ngục.

    - Tại sao anh đổi nghề?

    - Vì, ở nước Mỹ dân chủ của tôi, mặt đời ví như mặt nước. Con cá nào nhẩy vọt lên, con cá ấy thành công vĩ đại. Cô đã thấy danh ca Nat King Cole da đen, đang từ anh hát ở nhà thờ vô danh tiểu tốt, nhẩy vọt lên thành Nat King Cole, cả nước Mỹ hãnh diện, cả thế giới ngưỡng mộ. Trong mọi lãnh vực, bất kể đen, đỏ hay trắng, giầu hay nghèo, ít học hay nhiều học, hễ có tài năng là tha hồ nhẩy vọt khỏi mặt đời để làm thần tượng. Tôi không mấy hy vọng nhẩy vọt, tôi viết văn để đánh thức dân tộc tôi nhìn rõ nỗi đau khổ và...

    - Gì?

    - Để cám ơn cô. Tôi sẽ đề tặng cô trên sách.

    - Tôi hân hạnh thế ư?

    - Cô xứng đáng.

    Nàng dấu diếm cảm xúc của mình, chuyển mục:

    - Thế giới càng ngày càng nhỏ bé, James nhỉ?

    Chàng đáp:

    - Vâng.

    - Anh sẽ về Mỹ, tôi sẽ sang Âu Châu hoặc sang Mỹ. Chúng ta sẽ gặp lại nhau, rồi ra sao?

    - Chúng ta sẽ nói những chuyện đẹp, những con người đẹp.

    - Và chuyện ở đây?

    - Cổ tích, cô Chi Mai ạ! Chuyện ở đây, với tôi, sẽ được kể như truyện của Andersen, của Perrault, của Grimm..

    - James!

    - Tôi vẫn nghe.

    - Anh còn muốn lên đây mạn đàm nữa không?

    Chàng khựng giây lát. Và cái khoảnh khắc bối rối đó, chàng bỗng quên chàng là tù binh khốn nạn ngồi trước mặt nữ cai tù quyền uy. James nói:

    - Tôi đã nhớ cô.

    Nàng bối rối hơn chàng:

    - Anh nhớ tôi?

    - Từng phút, ở cachot.

    Nàng nhấn chuông. Gã cai ngục mở cửa bước vào.

    - James, anh về nghỉ ngơi.

    Chàng ngơ ngác nhìn nàng. Rồi theo gã cai ngục trở lại cachot. Khi cánh cửa thép khép kín và khi tiếng tách của ổ khóa phát ra, James ngồi trên bục xi măng, chống hai khuỷu tay lên đùi, hai bàn tay chàng áp hai bên thái dương. Chàng thật sự hoang mang. James không hiểu chàng có làm Chi Mai giận dỗi. Nàng đã nhấn chuông cắt đứt cảm hứng của chàng. James bực với James. Tại sao chàng vội vã nói nhớ nàng? James không có quyền đó. Đáng lẽ, chàng phải nói khéo léo hơn. Người Mỹ chân thật James Fisher chân thật quá. Chàng không rành tâm lý phụ nữ Việt Nam chăng? James trách móc James. Chàng bần thần. Bữa cơm chiều chàng ăn rất nhanh, đợi người ta còng chéo tay sau lưng. Thời gian, bỗng dưng, đi thật chậm. Chàng đợi mãi, đợi mãi. Đến lúc bóng tối trùm kín bên ngoài và bóng tối đen đặc bên trong, người ta mới chịu còng chàng.

    James nằm nghiêng trên bục xi măng, thao thức không sao nhắm mắt nổi. Chàng nghe giun dế đùn lên những tiếng buồn ảo não. James biết sợ hãi. Chàng sợ hãi không bao giờ gặp lại Chi Mai nữa. Người lính Mỹ anh hùng đã mềm nhũn vì tình yêu. Chàng đã vượt qua mọi đau khổ. Chàng không thể vượt qua tình yêu. James thú nhận với James: Chàng đã yêu Chi Mai. Chàng thật sự yêu Chi Mai. James sẽ nổi điên, sẽ phá phách, sẽ tạo đủ cách để người ta bắn chết chàng hoặc người ta đầy đọa chàng đến chết, nếu chàng không còn gặp Chi Mai, nếu nàng bỏ chàng hiu quạnh để trở về Hà Nội quên lãng chàng. Bây giờ, James sẽ xuống tầng địa ngục thứ hai mươi.

    Chàng ngủ biến lúc nào chẳng rõ. Mùi thơm quen thuộc đánh thức chàng dậy. James hít hà. Chàng tưởng chiêm bao. Một bàn tay đặt nhẹ lên miệng chàng ngầm bảo chàng im lặng. James không chiêm bao. Nàng đã thoát y nằm cạnh chàng. Nàng cũng nằm nghiêng. Hai khuôn mặt sát khít nhau. Nàng hôn môi James. Chàng ngây ngất. Các thớ thịt chàng căng thẳng. Nàng luồn tay dưới áo chàng, mơn man da thịt chàng. James rạo rực. Hai cặp môi xoắn chặt. Tay chàng bị còng chéo sau lưng, chàng thúc thủ. Chàng muôn ôm ghì nàng, siết nát xương nàng.

    James trườn xuống úp mặt vào ngực Chi Mai. Chàng nhay từng cái núm của hai trái đào tiên. Chàng nuốt ừng ực cơ hồ con nít đói bú sữa mẹ. Nàng đê mê. Chi Mai co chân, dùng ngón kẹp lấy cạp quần giây thun của chàng đẩy dần xuống. Cho đến lúc quần tù của chàng tung ra. Nàng kéo James nằm trên bụng nàng. Chi Mai vòng một tay giữa hai cánh tay khóa chéo lưng James. Nàng ôm chàng, quấn miết chàng như con trăn quấn con mồi. Chàng kỵ mã bị trói tay đành buông lỏng giây cương để mặc vó ngựa soải dặm dài, dặm dài... Nhưng vó ngựa lún đất mềm, lún sâu, sâu thêm nữa. Vó ngựa cựa quậy. Vó ngựa nhấp nhô. Nàng trói vòng tay ngang lưng chàng. Bóng tối mù mịt ở cachot, ở một góc miền Đông vườn Địa Ngục. Eve thở rốc. Ngực nàng phập phồng đẩy ngực Adam theo nhịp thở hạnh phúc của nàng. Eve rên rỉ. Tiếng buồn của giun dế bên ngoài đã câm nín. Mạch máu Eve cuốn réo. Những sợi lông chân của Adam dựng đứng. Sấm chớp nổ tung. Cây lá ngả nghiêng. Adam uống mật ngọt trên môi Eve. Chỉ tiếc Adam bị còng tay. Nếu không, đôi bàn tay của Adam sẽ bóp nát đào tiên, sẽ khiến Eva lâng lâng trong vùng đời hoan lạc. Trận mưa đại hạn của Adam đã tưới xuống cánh đồng nứt nẻ của Eve. Trận mưa khao khát, trận mưa hạnh ngộ của tình người. Nước đã dâng mênh mông, lai láng.

    Sẽ phải có một huyền thoại về khu vườn phía Đông miền Địa Ngục như huyền thoại về khu vườn phía Đông miền Địa Đàng. Con rắn xúi dại Adam và Eve hái trái cấm. Thượng đế bực tức đuổi hai người xuống cõi thế với những lời nguyền muôn thuở oan khiên. Từ đó loài người chém giết nhau, đầy đọa nhau. Sứ mạng làm lại thế giới của ông Noé đã thất bại. Adam và Eve bị ném xuống địa ngục. Và tình yêu đưa họ về thế gian. Tình yêu tự nguyện, tình yêu dâng hiến chẳng hề bị con rắn dụ dỗ hay bị Thượng đế cưỡng bức. Tình yêu dưới địa ngục của Eve Chi Mai và Adam James Fisher đã vượt lên chủ nghĩa, ý thức hệ, hình phạt thù hận và giáo điều ngăn cản tình người của nó. Huyền thoại này tuyệt diệu vô cùng. Nó bác bỏ những đớn đau tưởng tượng về địa ngục. Ở bất cứ nơi nào, tình yêu cũng nẩy nở khi con người gần gũi và cảm thông nhau.

    Adam lại trườn xuống, úp mặt vào ngực Eve. Chàng cắn đào tiên, nuốt đê mê. Chàng hút nước ngọt của hai trái đào mọng chín căng sinh tố. Adam nồng nàn. Eve nồng nàn. Chàng trườn thấp thêm một chút. Adam hôn bụng Eve bóng nhẫy, phẳng phiu. Chàng hồi tưởng những giọt nước đọng trên ria chàng hôm conex hãi hùng. Adam liếm bụng Eve, liếm những giọt nước của một đời đau khổ. Eve muốn hét lên vì sung sướng. Nàng cố nín. Và nàng thở dồn dập những nhịp điệu đê mê. Adam trườn thấp chút nữa. Eve xoay mình. Adam rớt khỏi bục. Chàng quỳ trên sàn cachot. Adam gặp đóa hoa cấm, đóa hoa làm đàn ông điêu đứng, làm đàn ông quên hết mọi thần tượng và quên luôn cả Thượng đế, làm đàn ông tình nguyện chịu mọi cực hình để được ngắt hái, nâng niu. Adam hôn đóa hoa cấm, đóa hoa duy nhất của khu vườn phía Đông miền Địa Đàng và phía Đông miền Địa Ngục. Chàng hút tinh hoa, chàng nuốt nhụy hoa. Adam lượn những đường bay sắc cạnh của hội họa thăm thẳm tim hoa. Eve kẹp muốn vỡ đầu Adam. Nàng tê tái. Nàng rên rỉ. Và nàng rú lên cơ hồ bị trúng lén một mũi dao.

    Bây giờ, Adam trườn lên, trườn lên. Vòng tay của Eve đã bung ra tự lúc nào. Chàng kỵ mã bị trói tay vẫn buông lỏng giây cương để mặc vó ngựa soải dặm dài, dặm dài... Adam lại nằm trên bụng Eve. Nàng lại luồn tay giữa hai cánh tay khóa chéo lưng chàng. Nàng ôm chàng, quấn siết chàng. Sấm chớp nổ tung. Gió bão cuốn xoáy. Và mưa hạnh phúc ngập lụt một góc khu vườn phía Đông miền Địa Ngục.

    Cho tới ba giờ sáng...


  5. #24
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,772
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    24
    James Fisher bị còng tay chéo sau lưng dẫn lên gặp Chi Mai. Nàng cắm điếu thuốc lá vào môi chàng, quẹt diêm cho chàng đốt thuốc. Chi Mai nhìn James say đắm:

    - Anh hiểu tại sao tôi còng anh?

    Chàng không thể trả lời vì chàng đang ngậm điếu thuốc. James khẽ lắc đầu. Đôi mắt anh long lanh niềm biết ơn.

    - Anh hút hết thuốc, chúng ta sẽ nói chuyện.

    Nàng đứng sát ghế chàng, gạt tàn thuốc cho chàng. James ngây ngất khi nàng đặt tay lên vai chàng. Lần đầu tiên trong đời, từ ngày quen khói thuốc lá, James được thưởng thức những hơi thuốc kỳ ảo. Tưởng chừng James đốt da thịt Chi Mai mà nuốt khói. Susan McCareen chưa hề tặng James những phút giây thần thoại này, dẫu ở thiên đường Mỹ Quốc. Susan không tha thiết bằng Chi Mai.

    James đã đốt xong điếu thuốc. Chàng muốn đốt thêm, đốt mãi. Để được gần gũi Chi Mai hít hà mùi thơm của da thịt nàng quyện chung mùi khói thuốc. Để được Chi Mai chiều chuộng, Chi Mai cấy vào tim chàng những cảm giác mơn man. Nàng rót trà, cầm cho chàng uống.

    - James, anh trả lời tôi được rồi đấy.

    Chàng đờ đẫn rất Mẽo si tình:

    - Cô nhắc lại giùm.

    - Tại sao tôi còng anh?

    - Tôi không hiểu.

    - Người Mỹ thực tế và giỏi kỹ thuật, giỏi kinh doanh lắm nhưng có nhiều điều thuộc về tâm cảm thì đần độn, ngu si.

    - Có lẽ đúng.

    - Vì anh thích kể chuyện cổ tích, chuyện thần tiên nên tôi còng anh, tạo thêm những tình tiết cho cổ tích của anh nên thơ và hoang đường.

    James sung sướng lịm người.

    - Có hoang đường không, James?

    Chàng đáp:

    - Nên thơ và không hoang đường.

    Nàng cười:

    - Tôi sẽ còng cả chân anh nữa.

    Chàng nói:

    - Cô có thể bỏ tôi vào thùng phuy xoay tít.

    - Để anh chết?

    - Vâng.

    - Anh không thích về Mỹ nữa.

    - Không.

    - Tại sao?

    - Nước Mỹ thiếu cô và thế giới chỉ có một cô.

    - Anh nịnh tôi ?

    - Chân thật, suốt đời chân thật.

    Nàng cho chàng uống nước.

    - James, anh hút thuốc nhé?

    Chàng đã muốn hút thuốc mãi mãi. Bây giờ chàng thèm nghe nàng nói và thèm nói với nàng hơn được gần sát nàng.

    - Thôi, Chi Mai ạ!

    - Anh đã thấy nước Mỹ của anh nghèo chưa?

    - Vâng, nước Mỹ đã nghèo. Rốt cuộc, nước Việt Nam đã viện trợ nước Mỹ, cô đã viện trợ tôi, đã khai phóng tự do, dân chủ cho tôi, ở một nơi, không ai dám nghĩ chuyện đó. Hơn cả tự do, dân chủ, cô viện trợ tình người cho tôi.

    - James!

    - Tôi nghe.

    - Đừng nói quá chứ! Và đừng dùng hai chữ viện trợ. Anh đã từng yêu cầu tôi nhân danh con người mà phán xét này nọ. Tôi nhân danh con người, nhân danh tôi mà dâng hiến cái gì của tôi, của tôi đích thực, cho con người, cho anh. Nói viện trợ, anh phụ con người, phụ tôi đây.

    - Xin lỗi cô.

    - Anh cần sống để về Mỹ.

    - Tôi không thiết nghĩ chuyện đó nữa.

    - Phải nghĩ. Vì anh sẽ gặp lại tôi ở nước Mỹ hay ở Paris, Rome, Londres, Madrid... Ở đây, dù tôi muốn, tôi vẫn phải đi và anh nằm cachot mòn mỏi.

    - Như thế tôi sẽ...

    - Anh không bị tôi cưỡng bức anh thỏa mãn yêu cầu của tôi bằng hình phạt hay bằng tình cảm. Tôi cũng không muốn anh vì tôi mà bị người khác cưỡng bức mình làm những điều ô danh con người. Lãnh đạo của tôi sẽ tìm giải pháp khác. Có điều tôi hơi thắc mắc...

    - Cô cứ nói.

    - Ở nước Mỹ người ta có cấm con người yêu kẻ thù của nước Mỹ không?

    - Không. Nước Mỹ tự dọ, dân chủ. Người Mỹ đã lấy người Nhật, người Đức... Ở nước Mỹ, con người tự do thực hiện ý muốn của mình, kể cả chống đối chính phủ. Nhưng cấm bạo động. Bạo động tạo ra hình phạt. Hình phạt đẻ ra thù hận.

    - Tôi biết.

    - Vậy cô thắc mắc chi?

    - Anh sẽ cố gắng hiểu.

    Nàng cắm điếu thuốc giữa môi chàng, quẹt diêm cho chàng mồi thuốc.

    - Anh về nghỉ nhé?

    Chàng nằn nì:

    - Cô cho tôi hút hết điếu thuốc.

    Nàng nhún vai:

    - Không được. Tối nay, người ta sẽ xích chân anh, đổi kiểu còng tay anh.

    Nàng nhấn chuông. Gã cai ngục đẩy cửa vào. Chàng ngậm điếu thuốc, theo gã cai ngục về phòng.

    Sau bữa cơm chiều, người ta còng tay chàng phía trước và xích chân chàng. James lết bước dễ dàng vì xích không khít hai chân. Còng và xích đã trở thành những tình tiết hoang đường của cổ tích mai này của James, chàng hân hoan tiếp nhận. Chi Mai thông minh và lãng mạn vô cùng. Nàng đùa bỡn chàng theo ý nàng. Nàng không thi hành mệnh lệnh của chủ nghĩa trừng phạt chàng. Chi Mai đã trở về con người nguyên thủy của Thượng đế. "Anh sẽ cố gắng hiểu." James sẽ còn lâu mới hiểu nổi cách tỏ tình thầm kín của người Việt Nam. Chàng chưa đọc Thé et sympathie. Chi Mai lạnh lùng. Chi Mai nồng nhiệt. Và Chi Mai yêu thích tình cảm nhẹ nhàng, tha thiết, man mác, bâng khuâng. James Fisher chờ đợi nàng đến góc vườn phía Đông miền Địa Ngục.

    Nàng đã đến vào nửa đêm. Eve dán keo môi nàng lên môi Adam. Chàng nằm trên bụng nàng, vòng tay lọt giữa đầu. Nàng kéo áo Adam sát cổ chàng. Eve không thể đạp tung quần của Adam. Nàng mơn man những ngón nõn nà trên lưng chàng ấm áp. Rồi những ngón ngà mềm mướt biến thành những móng vuốt dính sâu xuống da chàng hằn lên dấu vết tình yêu cổ tích. Vó ngựa đã lún sâu cát lấy. Lún sâu, lún sâu, lún sâu... Adam trườn lùi. Chàng cắn những miếng đào thơm ở ngọn đỉnh tình ái. Chàng trườn lùi thêm. Bướm Adam vờn hoa Eve. Ong hút nhụy hoa. Bão tố bùng dậy với tiếng rên rỉ đã đời của gió, của mưa. Bên ngoài là chủ nghĩa mù, là ý thức hệ điếc, là lãnh tụ câm, là thù hận điên rồ, là ngục tù mất trí, là tham vọng hư ảo...

    James Fisher và Chi Mai đã viết tiểu thuyết tình yêu dưới địa ngục như thế. Chàng và nàng đã hưởng những đêm ngà ngọc của đời sống nhiệm mầu. Không hẳn chỉ có làm tình. Những cuộc mạn đàm còn khiến James ngây ngất hơn. Và những đêm khuya, qua khung cửa gió, nàng thẩy vào hoặc một cái đùi gà luộc, hoặc một miếng sườn nướng, hoặc vài trái chuối, hoặc những tán đường mía. Việt Nam đã viện trợ nhân đạo cho Mỹ Quốc, đã viện trợ những thứ cần thiết vào lúc cần thiết cho con người. Đó là tín hiệu thương yêu rực rỡ nhất của thời đại chúng ta. Nó đã âm thầm xẩy ra ở Địa Ngục. Nó cho mà không đòi hỏi. Nó tự nguyện dâng hiến. Nó không cưỡng bức những điều kiện nhận viện trợ. Nó không cho tay phải của nó biết tay trái trao tặng phẩm. Nó không tranh luận om sòm ở Quốc Hội trước khi biểu quyết viện trợ bom đạn, thuốc khai quang và phó mát hư, sữa bột hết chất béo. Nó không "thổi kèn trước mặt mình lúc bố thí như bọn giả hình làm trong nhà hội và ngoài đường phố để được vinh hiển nơi người ta." Nó không in hai bàn tay và trưng quốc hiệu khoe khoang.

    Nó bình thường. Nó tầm thường. Nó đã làm xúc động tận đáy lòng người Mỹ tên là James Fisher. Chàng tận hưởng những món quà viện trợ gửi vào cachot, gửi xuống địa ngục. James đã không được ăn thịt gà, sườn nướng, chuối, đường ngon nhất trần gian, trước đây. Và sẽ không được ăn nữa, sau này, nếu chàng trở về Mỹ, chàng lên đời. Quả thật, James chẳng còn hy vọng gì về Mỹ nữa. Chàng sẽ hóa xương khô trao đổi, mua bán. James bất cần. Miễn là ngày nào còn ở đây, Chi Mai tiếp tục dâng hiến chàng niềm bí ẩn của đời sống. James đã toại nguyện.

    Cho đến một hôm, người ta mở còng, tháo xích dẫn chàng lên gặp Chi Mai. Chàng ngạc nhiên thấy nàng mặc áo dài. Chiếc áo dài mầu vàng chanh, dưới thân áo trước thêu hoa narcisse vàng đậm và lá xanh; trên ngực lác đác vài bông nhỏ mầu trắng. Trong chiếc áo dài, Chi Mai nhỏ bé, thân hình mềm mại, uyển chuyển. Nàng hiền dịu và Việt Nam vô cùng.

    - Anh nhìn gì mà muốn nổ tung con ngươi vậy?

    - Cô tuyệt diệu.

    - Đó, gái Việt Nam thuần túy.

    - Tôi ngưỡng mộ áo dài Việt Nam.

    - Kiểu áo cuối cùng của Sài Gòn, tay raglan. Sau 1975, người ta cũng hủy diệt nhiều cái tuyệt diệu của Sài Gòn.

    Nàng mời chàng uống trà, hút thuốc.

    - Tôi giữ đúng lời hứa với anh.

    Chàng khẽ cúi đầu:

    - Cám ơn cô.

    Nàng nâng tách trà, nhấp một ngụm:

    - Anh phải thấy thiếu nữ Việt Nam mang hài, đội nón bài thơ, mặc áo dài đi bên bờ hồ, trên hè phố mùa thu, anh mới hiểu triết lý áo dài.

    Chàng nói:

    - Tôi thấy cô, thừa rồi.

    Nàng nhìn chàng, buồn bã:

    - Chiều nay tôi về Hà Nội.

    James rụng rời. Tay chàng run làm tách nước nghiêng trào ướt quần chàng.

    - Lãnh đạo của tôi đánh điện vào bắt tôi về ngay. Tôi rất tiếc, James.

    Chàng hoa mắt. Giọng chàng lạc đi:

    - Rồi cô có trở lại nữa không?

    Nàng chớp mắt:

    - Tôi hy vọng trở lại.

    Bước gần James, nàng đặt tay lên vai chàng:

    - Trong thời gian chờ đợi tôi trở lại, anh phải biết điều như anh đã biết điều ngót tám năm. Anh đừng quên Thánh kinh của anh: "Không chống cự kẻ ác".

    Nàng quay về sau bàn giấy, ngồi xuống ghế:

    - Nếu tôi không trở lại nữa, anh cũng đừng quên Thánh kinh.

    James nghẹn ngào:

    - Tôi nghe lời cô dặn.

    Nước mắt nàng ứa ra:

    - Tôi muốn anh về Mỹ...

    Nàng vội thấm khô nước mắt, nhấn chuông. Chàng theo gã cai ngục về cachot. Khi cánh cửa khép lại, nàng gục mặt xuống bàn, khóc nức nở...


  6. #25
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,772
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    25
    Chi Mai báo cáo mọi diễn biến về cuộc tẩy não James Fisher cho lãnh đạo nghe. Viên đại tá chỉ thị nàng viết báo cáo. Chi Mai phải làm việc liên tiếp bốn ngày mới xong bản báo cáo đầy đủ chi tiết. Viên đại tá nghiên cứu báo cáo hai ngày. Nàng có dịp thăm phố phường thủ đô Hà Nội. Nàng thấy Hà Nội tràn ngập hàng hóa Sài Gòn và các sản phẩm ngoại quốc đem từ Sài Gòn ra và do các thủy thủ ghé các hải cảng Nhật Bản, Hồng Kông, Tân Gia Ba đem lén về. Người ta bán cả ba lô, bi đông, quân phục, quân trang Mỹ trên vỉa hè Hà Nội. Chi Mai thương nhớ James Fisher. Hà Nội chẳng còn gì hấp dẫn cả. Không hẳn cái vẻ nghèo nàn cố hữu của nó và sự tiêu điều sau chiến tranh chưa tái thiết nổi phần nhỏ. Mà chính vì lòng nàng trống rỗng. Nàng nhìn thanh niên Hà Nội một cách dửng dưng. Dửng dưng luôn những chuyên viên Liên Xô trẻ trung nhởn nhơ trên đường phố. Sau Boris Ilitch Kanazev là James Fisher tuyệt diệu. Nàng đã yêu một kẻ bị chủ nghĩa của nàng khu trừ và một kẻ bị chủ nghĩa của nàng thù ghét. Cái luyến ái quan kỳ cục của chủ nghĩa của nàng đã bắt nàng đoạn tuyệt với Boris Liên Xô để phiêu lưu tình cảm với James Hoa Kỳ. Cuộc phiêu lưu thứ nhất, nàng cúi đầu xuống. Cuộc phiêu lưu thứ hai, nàng ngẩng đầu lên. Nhưng chưa dám nhìn thẳng chủ nghĩa. Nàng mới chỉ dám dẫm nát giáo điều trong bóng tối.

    Chi Mai về nằm ở nhà, gửi hồn mình vào cachot giữa rừng già Thanh Hóa. Nàng nhớ James Fisher. Nàng muốn trở lại cái trại Lý Bá Sơ khốn nạn. Chỗ đó, nàng đã tìm ra hạnh phúc đích thực cho nàng. Chi Mai nôn nóng chờ đợi quyết định của lãnh đạo. Nàng nhỏ bé quá. Chi Mai đã tâm sự với James vậy. Nàng còn đang lo sẽ phải gỡ dần từng mắt lưới hệ lụy chập chùng. Nàng băn khoăn không biết lãnh đạo còn tin cẩn nàng tiếp tục cho nàng tẩy não James Fisher. Nếu James vào tay một công an khác, chàng sẽ chết thảm hoặc sẽ sống như người vô tri giác, lếch thếch về Mỹ. Chi Mai hiểu rõ nghệ thuật công an. Nàng không nỡ xuống tay với James. Và thế, nàng đã mất phẩm chất cộng sản.

    Ngày thứ tám, tính từ hôm Chi Mai nộp bản báo cáo, lãnh đạo cho gọi nàng. Chi Mai hồi hộp khôn tả. Nàng ngồi chờ cánh cửa văn phòng của lãnh đạo mở. Chưa bao giờ Chi Mai sợ hãi lãnh đạo như bây giờ. Nàng cảm giác lãnh đạo của nàng đã nhìn rõ những sợi trắc ẩn rung rinh trong đáy tim nàng. Người cộng sản không có lòng trắc ẩn. Người công an cộng sản càng không có lòng trắc ẩn. Người cộng sản phải tình nguyện hủy diệt tính người, tình người để chỉ còn tính Đảng, tình Đảng. Nàng đã không hủy diệt nổi tính người, tình người. Chỉ cần một ánh chớp nhiệm mầu soi sáng đúng cơn xao xuyến, tất cả giây điều kiện trói chặt con người sẽ đứt tung. Bấy giờ, con người lấy lại quyền uy của nó. Nó quyết định thân phận nó. Nó đứng trên mọi chủ nghĩa và đạp đổ mọi chủ nghĩa không làm nó mỉm cười. Ở trong nó, tuyệt tích giáo điều, ý thức hệ. Mà chỉ còn những rung động của tình yêu. Khi con người tự giải phóng nó, nó sẽ chôn vùi sự bần tiện của những chủ nghĩa bần tiện. Lúc ấy, con người ngạo nghễ dưới ánh mặt trời. Nó nhận thức nó tạo ra chủ nghĩa và nó thừa thãi khả năng đẩy chủ nghĩa vào bóng tối mịt mù. Không còn gì mỉa mai và chua xót bằng hoạt cảnh phù thủy tạo âm binh và bị âm binh phong tỏa, sai khiến. Con người của thời đại hôm nay chính là phù thủy. Và chủ nghĩa, và ý thức hệ, và giáo điều là lũ âm binh phản phúc.

    Ánh chớp nhiệm mầu của tình yêu đã soi sáng Chi Mai đúng cơn xao xuyến. Bóng tối phủ kín lương tri nàng lay động và mờ nhạt, biến hút. Nàng vừa được thiên khải. Nhưng một người lâu ngày bị nhốt trong bóng tối, thường chói mắt khi ra ngoài ánh sáng. Nó vẫn sợ hãi và không dám mở mắt đương đầu với ánh sáng tức thì. Chi Mai mang tâm sự đó. Hơn cả tâm sự riêng, nàng lo ngại số phận James Fisher. Người ta sẽ muốn tìm một giải thích hợp lý cho chuyện tình Chi Mai, James Fisher. Người ta đã có một giải thích hợp lý cho chuyện tình Chi Mai, Boris Ilitch Kanazev. Có hàng ngàn giải thích về thương yêu và thù hận. Rốt cuộc, loài người vẫn còn giải thích vì loài người vẫn thấy vô lý trong những giải thích. Cái vô lý của thù hận đã hủy diệt hy vọng và hạnh phúc của con người. Nó bị cấm hợp lý, bởi thù hận không bao giờ là chân lý. Cái vô lý của thương yêu đã làm thăng hoa con người, làm rực rỡ trái đất, làm nên thơ cảnh vật. Chẳng cần thiết một giải thích hợp lý cho tình yêu. Nó cứ vô lý, bởi nó vô cùng, vô hạn. Có một thời chiến tranh và một thời hòa bình. Có một thời thù hận và một thời thương yêu. Có một thời để yêu và một thời để chết.

    Cánh cửa văn phòng lãnh đạo đã mở. Chi Mai bước vào. Viên đại tá già bảo nàng ngồi xuống ghế đối diện ông ta. Khuôn mặt vị lãnh đạo trực tiếp của nàng nghiêm túc, không niềm nở như hôm tiếp nàng vừa ở Paris về nhận công tác mới, khiến nàng càng sợ hãi. Ông ta dập điếu thuốc lá, sửa lại gọng kính, nhìn thẳng mặt Chi Mai:

    - Cháu có điều gì bối rối, phải không?

    Nàng chối:

    - Thưa bác, không ạ!

    Lãnh đạo cười:

    - Bối rối thì giải quyết. Cá nhân không giải quyết nổi thì tập thể giải quyết giùm. Tập thể thiếu khả năng thì Đảng giải quyết.

    Ông ta hất đầu:

    - Hình như cháu đã không bị kiểm điểm sau vụ liên hệ tình cảm với anh chàng vô trật tự Boris Kanazev?

    Nàng chột dạ. Đã học nghệ thuật công an và được KGB huấn luyện thời gian ngắn, nàng cần vận dụng sự thông minh để qua mặt vị lãnh đạo già của nàng. Chi Mai cười rất tươi:

    - Bác nhắc, cháu mới nhớ cái khuyết điểm nặng nề đó. Vâng, thưa bác, ngót mười năm nay cháu không bị kiểm điểm.

    Lãnh đạo hỏi:

    - Cháu quên thật à?

    Nàng đáp, giọng chan chứa cảm xúc:

    - Thưa bác, khi được Đảng cứu và tha thứ, ngoài Đảng cháu không còn thiết yêu ai, nhớ ai.

    Lãnh đạo gật gù:

    - Bác vừa lấy tình bác cháu vừa lấy tình đồng chí nói chuyện tâm cảm với cháu. Bác cháu mình thoải mái nhé!

    Nàng khoanh tay:

    - Cám ơn bác.

    Lãnh đạo đốt điếu thuốc mới. Ông ta nhả khói, thở dài:

    - Bọn trẻ sang Đông Âu và Liên Xô du học đã hư hỏng gần hết. Đa số bị đồi trụy tư tưởng lại toàn là con cháu ủy viên Trung ương Đảng. Chúng nó quan hệ tình cảm bừa bãi, nhiều đứa yêu thương cả lũ phản động Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi. Con mắt bé nhỏ, trái tim mù lòa, chúng nó bị huyễn hoặc bởi các cuộc nổi dậy phiêu lưu của bọn xét lại, bọn phản động được Tây Phương hà hơi tiếp sức. Thêm vào nữa, chúng nó nhìn sự trẻ trung của cách mạng các nước anh em; sự ổn định kinh tế, xã hội; sự tiến bộ khoa học, kỹ thuật và phong tục, tập quán Âu Châu, bèn chê bai lãnh tụ Đảng ta già nua, Đảng ta lạc hậu. Chúng hít hơi xét lại, đòi xét lại toàn bộ, đòi mở bung cửa, đòi tự do luyến ái và phủ nhận luyến ái quan mác xít. Chúng nó ăn mặc lố lăng, đầu tóc rậm bù, ham chuộng nhạc kích động. Tệ hại hơn, chúng nó đòi Đảng giao quyền lãnh đạo cho tuổi trẻ. Một số đứa đã trốn qua Tây Âu, chối bỏ Đảng, con gái lấy Pháp, con trai lấy Đức... Cháu đã nắm vững vấn đề, phải không?

    Nàng nhỏ nhẹ:

    - Vâng ạ!

    Lãnh đạo gỡ kính, nhìn nàng:

    - Cháu xứng đáng công lao nuôi dưỡng của Đảng. Người cộng sản có thể lầm lẫn nhưng không thể hư hỏng, mất phẩm chất, quên gốc gác giai cấp, quên đối tượng thù hận. Người cộng sản chỉ biết chủ nghĩa cộng sản, chỉ yêu chủ nghĩa cộng sản và yêu nhất Đảng của mình. Đảng cộng sản Việt Nam nuôi dưỡng cháu, cho cháu cơ hội lãnh đạo Đảng và nhân dân ngày mai. Cháu sẽ thay thế cha cháu, chú cháu nắm quyền vô sản chuyên chính. Bác vẫn đọc những báo cáo về cháu.

    Lãnh đạo đeo kính lại:

    - Cháu về viết tự kiểm, mai mang đưa cho bác nghiên cứu.

    Nàng hỏi:

    - Thưa bác, từ đoạn nào ạ?

    Lánh đạo đáp:

    - Từ cháu sang Liên Xô đến hôm nay.

    Lãnh đạo đứng dậy:

    - Bác đưa cháu ra cửa.

    Chi Mai rời văn phòng vị lãnh đạo, lòng hoang mang vô tả. Lãnh đạo của nàng đã không thèm đề cập tới bản báo cáo vụ tẩy não tù binh James Fisher. Có vẻ như ông ta nghi ngờ nàng. Ông ta bắt nàng viết tự kiểm. "Từ cháu sang Liên Xô đến hôm nay." Nàng sẽ tự kiểm cả những ngày ở trại Lý Bá Sơ. Chi Mai không sợ cho bản thân nàng mà sợ cho James Fisher. Nếu lãnh đạo của nàng thay thế người khác tẩy não James Fisher, chàng sẽ chết thảm hay chàng sẽ sống nhục. Điều này Chi Mai biết rõ. Không một ai được chết như một con người hay được sống sót như một con người, với phương pháp tẩy não thông thường của cộng sản. Chi Mai sắp viết tự kiểm. Tự kiểm và tự khai là anh em ruột thịt. Nàng về nhà, không thiết ăn uống. Nàng bần thần cả tiếng đồng hồ rồi mới lại bàn viết tự kiểm.

    Cầm bút và nhìn xấp giấy, Chi Mai thương James Fisher vô cùng. Nàng đã bắt chàng viết tự khai. Nàng đã tra tấn chàng bằng đòn tự khai. James Fisher đã bấn loạn tinh thần, đã viết lảm nhảm. Nàng có đọc tự khai của James đâu. Chàng chẳng có tội gì cả. Tù binh chiến tranh vô tội. James không chống đối không trốn trại, chàng càng vô tội. Người ta cưỡng bức tội nhân viết tự khai, viết đi viết lại, viết ngày viết đêm chỉ nhằm mục đích tội nhân không còn nhớ, không còn tin những gì mình viết. Cuối cùng, không còn dám dấu những gì mình muốn dấu. Tội nhân đã đầu hàng vào lúc thần kinh căng thẳng, đầu óc sắp nổ tung, thể xác rã rượi. Với James Fisher, tự khai âm mưu dẫn dắt chàng vào sự hủy diệt sự chân thật của chàng để làm rạng rỡ chính nghĩa cộng sản. James Fisher đã thoát. Không phải ai cũng thoát như James Fisher. Hầu như, tất cả đều mắc lưới.

    Chi Mai vì bực James Fisher mà đọc những trang tự khai thời thơ ấu của chàng. Nàng đã đọc hồ sơ chàng, đã đọc James khai vắn tắt thuở nhỏ. Nàng bắt James viết lại tự khai, viết hoài để đầy đọa chàng, để dẫn chàng vào tròng. Thế thôi. Chi Mai chẳng thèm đọc, nếu nàng đã đạt mục đích. Nhưng Chi Mai đã thất bại đòn tinh thần, thất bại luôn đòn thể xác áp dụng cho James Fisher. Nàng định tìm một điểm tình cảm yếu đuối nào đó của James nên nàng rút những trang tự khai lần thứ nhất James viết tại văn phòng của nàng ra xem. Nghệ thuật công an dạy nàng rằng, bản tự khai thứ nhất của tội nhân vô tội thường đúng nhất. Muốn tội nhân vô tội trở thành tội nhân tình nguyện nhận tội, phải cưỡng bức nó viết nhiều lần. Định mệnh nào đã đưa Chi Mai gặp gỡ James Fisher? Định mệnh nào đã khiến James Fisher viết những giòng tự khai tha thiết trong cơn bấn loạn? Định mệnh nào đã bắt Chi Mai nhớ tới Boris Kanazev đúng cơn thù hận James Fisher nhất của nàng? Và định mệnh nào dẫn James Fisher vào giữa trái tim nàng?

    Chi Mai bắt đầu viết. Nàng viết thành thật. Nhưng nàng đã đau đớn kể lại chuyện tình dang dở của Boris Kanazev và nàng. Đau đớn hơn, một lần nữa, Chi Mai gian dối khai nàng không còn nhớ Boris nữa và coi sự yêu đương lầm lỡ của mình như dấu tích ô nhục của sự nghiệp cộng sản của nàng. Chi Mai đã thấm vội nước mắt. Từ đoạn nàng nhìn James Fisher chẩy máu mũi, máu tai chui ra khỏi thùng phuy, Chi Mai hoàn toàn gian dối. Nàng muốn chân thật, chủ nghĩa của nàng không chấp nhận sự chân thật. Vậy Chi Mai phải gian dối. Gian dối với chủ nghĩa và chân thật với riêng mình. Rõ rệt, phù thủy đã sợ âm binh, con người tạo ra chủ nghĩa và con người khuất phục chủ nghĩa một cách hèn mọn.

    Hôm sau, Chi Mai nộp bản tự kiểm cho lãnh đạo. Nàng lại trở về hồi hộp chờ đợi lãnh đạo gọi. Nàng trải qua những giây phút nôn nóng. Tưởng chừng Đảng đã biết nàng gian dối. Tưởng chừng Đảng sắp khu trừ nàng. Chi Mai bỗng sợ hãi báo cáo của tên giám thị trại Lý Bá Sơ. "Bác vẫn đọc những báo cáo về cháu." Không biết tên giám thị báo cáo những gì? Đời sống của người cộng sản thường xuyên bị phong tỏa bởi màng lưới ngờ vực. Giáo điều của chủ nghĩa chỉ dạy con người rình mò con người. Chi Mai phải uống thuốc an thần. Nàng thèm ngủ để lãng quên những hệ lụy chập chùng mà nàng đã đoán sẽ xẩy đến với nàng.

    Lãnh đạo gọi nàng vào ngày cuối tuần. Hôm nay ông ta bớt vẻ nghiêm túc.

    - Bác đã đọc tự kiểm của cháu.

    - Cám ơn bác.

    - Tự kiểm khác tự khai. Hồi còn sống, mỗi ngày Bác Hồ viết tự kiểm một lần. Bác dạy rằng phê bình và tự phê bình sẽ làm ta tiến bộ.

    - Vâng.

    - Thực sự, cháu không có khuyết điểm nào ngoài vụ Boris Kanazev.

    - Cám ơn bác.

    - Cháu đã khắc phục hoàn cảnh khó khăn ở trại Lý Bá Sơ một cách phi thường.

    - Cám ơn bác.

    Lãnh đạo vào vấn đề nàng mong đợi:

    - Báo cáo vụ James Fisher của cháu chi tiết lắm. Bác biểu dương cháu đã ngừng lại đúng lúc.

    Lãnh đạo nhìn nàng:

    - Một ca đặc biệt hả, Chi Mai ?

    Nàng đáp:

    - Dạ.

    - Bọn Kitô giáo rất khó tẩy não. Óc chúng nó chứa đầy lời huyễn hoặc của Jesus. Chúng nó nằm tù mơ ước phép lạ của Thượng đế chúng nó, của Chúa chúng nó.

    - Thưa bác, thằng giặc James Fisher hay nói Thánh kinh.

    - Nó còn tưởng Chúa của nó còng chung với nó là đằng khác. Nhưng chả lẽ chúng ta thua nó?

    - Xin bác chỉ thị.

    Lănh đạo cau mặt:

    - Đưa nó ra ngoài ánh sáng, bắt nó lao động chân tay, lao động nặng. Cho nó ăn thật ít, nó sẽ không đầu hàng đâu, dạ dày của nó đầu hàng, tế bào của nó đầu hàng. Nó sẽ đầu hàng nhục nhã, đầu hàng vì miếng ăn.

    Chi Mai hỏi:

    - Thưa bác, nếu nó vẫn ngoan cố.

    Lãnh đạo mỉm cười:

    - Không còn giải pháp nào khác.

    Ổng ta cắn chặt môi, rồi nói:

    - Ta sẽ khó giải thích với dư luận quốc tế về sự giam nhốt tù binh sau chiến tranh. Cháu sẽ trở lại, quyết liệt hơn.

    Chi Mai phải dấu diếm nỗi vui mừng. Nàng bình thản:

    - Cháu trở lại hả, bác ?

    Lãnh đạo gật đầu:

    - Ngoài cháu còn ai? Trong vòng nửa tháng, nó vẫn ngoan cố, thủ tiêu nó. Phải dàn cảnh như nó bị trúng đạn, chiến hữu của nó chôn nó vội vàng. Bắn vỡ sọ nó rồi vùi xác giữa rừng. Rất có thể, rồi cháu sẽ hướng dẫn bọn Mỹ đào xác nó. Chúng ta bán xương vậy.

    Ông ta lại nhìn thẳng vào mặt Chi Mai:

    - Cháu sẽ mang nó đi thủ tiêu và vùi xác nó. Đảng muốn thế, để tin tưởng cháu hơn.

    Chi Mai lạnh người. Lãnh đạo tiếp:

    - Sau vụ này, cháu vào Sài Gòn chơi rồi sang Paris nhận nhiệm vụ mới. Chiều nay cháu nhận giấy công tác. Sáng mai lên đường.

    Ra khỏi phòng lãnh đạo, Chi Mai thở phào. Người ta chưa kịp soi kính hiển vi của chủ nghĩa vào tim nàng. Chi Mai được trở lại với James Fisher. Nàng đến ngay hè phố mua thuốc lá Winston, vài chai Whisky, ít hộp Coca Cola, kẹo bánh, giò chả và các thứ lặt vặt. Chi Mai xốn xang niềm vui con nít. Nàng vừa được sống lại với niềm vui thuần khiết này, niềm vui không cần học tập, không cần nghiên cứu chủ nghĩa. Nàng về chuẩn bị hành lý. Buổi chiều, nàng đến Bộ nhận giấy công tác mới. Chi Mai vẫn chưa hết lo lắng. Nàng sợ lãnh đạo quyết định thay đổi công tác và người công tác vào phút chót.

    Nàng nằm chờ sáng. Đêm bỗng dài vô tận. Thời gian rét run. Chi Mai không sao chợp mắt nổi. Nàng sẽ thủ tiêu James Fisher, sẽ tặng chàng cái chết êm ái nhất. Nàng đã dồn hết tiền vào ba lô. Không có trục trặc nào xẩy ra. Năm giờ sáng hôm sau, Chi Mai lên đường.


  7. #26
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,772
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    26
    James Fisher đếm từng hồi kẻng tù. Chàng thao thức trong chờ đợi. James đã không thèm biết thời gian từ tám năm nay. Bây giờ, chàng đếm từng bữa cơm để biết từng ngày, từng đêm thoi thóp. Ban ngày, chàng dán mắt vào cửa gió nhìn ra cái hiu quạnh bủa vây kín trái đất. Ban đêm, chàng nhìn bóng tối mông lung khôn cùng. Nỗi cô đơn của chàng dàn trải cùng khắp, thấm qua nền xi măng xuống lòng đất. Chi Mai đã làm xáo trộn cuộc đời tù đầy của chàng. Nàng đến như con sói cái. Nàng đi như con nai tơ. Nàng vất lại thương nhớ. Và James Fisher gặm nhấm từng giây, từng phút.

    Đã hơn hai tuần trôi qua, James Fisher sống tẻ nhạt, vô vị. Chàng không hy vọng Chi Mai trở lại. Tại sao nàng phải trở lại? Nàng đến như mây. Nàng đi như gió. Như tình yêu, đến và đi không ai biết, không hứa hẹn với ai. Nàng đến, James không biết. Nàng đi, James biết. Nàng không đoan chắc mà chỉ "hy vọng trở lại". Hy vọng mong manh. Chàng bỗng lo lắng "những hệ lụy chập chùng" nàng gánh chịu sau khi dậy lòng trắc ẩn tha hành hạ chàng. "Những hệ lụy chập chùng của anh đã chấm dứt. Bây giờ đến những hệ lụy chập chùng của tôi." Nàng về Hà Nội để đu đưa trên những hệ lụy của người cộng sản mất phẩm chất, người cộng sản yêu thương một tên giặc Mỹ? James tự hỏi và James không dám trả lời. "Nếu tôi không trở lại nữa, anh cũng đừng quên Thánh kinh." Với tình yêu, con người được phép quên hết.

    James sắp rồ dại. Chàng sẽ tình nguyện quỳ trên bùn nhơ dưới hầm sâu, ngày này, sang ngày khác, đêm nọ qua đêm kia để xin mỗi tuần một lần mạn đàm với nàng. Mạn đàm thôi. James mê mệt giọng nói của nàng. Chàng khao khát nhìn mắt nàng để tưởng tượng dòng sông Rio Grande chàng bơi lội thời thơ ấu. James thích khởi sự cuộc đời chàng từ lúc chàng chui lên hỏi tầng địa ngục thứ chín, máu mũi, máu tai chàng ứa ra, tóc chàng bơ phờ, mắt chàng khờ dại, chàng ngoẹo cổ, trên môi nở nụ cười khi nàng đến gần chàng nói lớn "James, tôi rất ân hận." Cuộc đời cần bắt đầu từ giây phút đó. Bởi vì đó mới là giây phút tuyệt diêu lên đời để yêu thương. Nếu tuổi trẻ Mỹ, tuổi trẻ Âu Châu lên đời theo cung cách James đã lên đời, thế giới sẽ thay đổi. Nỗi thống khổ, tiếc rằng, không đủ sức quyến rũ bằng niềm hoan lạc. Cho nên, kẻ hữu phúc gặp gỡ nó thì hiếm hoi mà kẻ vô phúc gặp gỡ nó thì nhan nhản trên trái đất.

    Chàng là kẻ hữu phúc tham lam. James đã được an ủi trong buồn thảm, chàng muốn ôm ghì sự an ủi, muốn hôn chảy máu môi nó, muốn làm tình với nó, muốn nó ở cạnh chàng cho tới khi chàng hóa thành xương khô. "Tôi muốn anh về Mỹ." Chi Mai đã ứa nước mắt nói với chàng. Những giọt nước mắt của nàng đã mặc khải một tình yêu cao quý. James đã không hận thù nàng, nếu chàng đã hận thù nàng, những giọt nước mắt ấy đã ngậm bí tích nhỏ xuống làm tan thù hận. James không thù hận ai, ngoài các thứ chủ nghĩa, ý thức hệ, pháp lý tôn giáo, thành kiến xã hội làm con người xa lạ con người. Nhiều tín đồ không thể đến gần Chúa Jesus và đành giã biệt Ngài, chỉ vì những thứ pháp lý bịa đặt của người đời sau ngu xuẩn. Nhiều dân tộc không thể bắt tay nhau, chào hỏi nhau, chỉ vì những thứ chính sách hẹp hòi của đám lãnh tụ ích kỷ. James suy nghĩ lung tung. Để bớt ray rứt trong cơn nhớ nhung Chi Mai.

    Người Mỹ chân thật này đã chứng tỏ mình là thép nguội đối với những hệ lụy của thù hận nhưng cũng biểu lộ mình là tơ trời đối với hệ lụy tình yêu. James Fisher hết thực tế. James Fisher mơ mộng, lãng mạn, không tưởng. Chàng tương tư Chi Mai trong cachot. Chàng ao ước được treo hai ngón tay cái bằng giây điện siết chặt, mười ngón chân chàng rướn lên, úp mặt vào mặt nàng, hôn nàng mê man...


  8. #27
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,772
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    27
    Giám thị trại và mấy gã cai ngục đặc trách quản chế tên giặc lái Mỹ đã hiện diện ở văn phòng theo lời yêu cầu của Chi Mai. Nàng mở chai Johnnie Walker, tự tay rót mời từng người. Nàng đem giò chả chiêu đãi các chuyên viên nhà tù. Chi Mai tặng mỗi tên một gói Winston. Tất cả "hồ hởi phấn khởi". Khói thuốc lá thơm lừng. Mùi rượu Tô Cách Lan ngào ngạt. Người ta nói nói, cười cười, ăn uống và hút.

    - Tình trạng thằng giặc Mỹ ra sao? Nàng hỏi.

    - Báo cáo đồng chí, nó bình thường. Một gã cai ngục đáp.

    - Nó có phá phách?

    - Thưa đồng chí nó hay hát về khuya. Nó hát rất hay và buồn thảm vô cùng. Chỉ tiếc chúng tôi không hiểu nổi lời ca của nó.

    - Lãnh đạo chỉ thị đưa nó vào lao động. Công tử Mỹ cuốc đất sẽ thấm đòn cải tạo. Các đồng chí chọn cho tôi một khu vắng vẻ để tôi làm việc với nó ban ngày.

    Giám thị nói:

    - Đã sẵn sàng.

    Nàng nói:

    - Tôi cần một khẩu súng ngắn, một dao găm.

    Giám thị nói:

    - Đã sẵn sàng.

    Khi chai rượu cạn, buổi liên hoan chấm dứt. Nàng yêu cầu giám thị ở lại họp riêng. Cửa phòng khép chặt, khóa kỹ. Chi Mai tặng giám thị chiếc đồng hồ Liên Xô. Nàng vào chuyện:

    - Cám ơn đồng chí đã tạo cơ hội thuận tiện cho tôi thời gian tôi công tác tại đây. Tặng vật của tôi biểu lộ tình đồng chí và lòng biết ơn.

    Giám thị cầm chiếc đồng hồ, ngắm nghía sung sướng.

    - Tôi đã biểu dương đồng chí hết lời với lãnh đạo. Đồng chí sắp được Đảng cho đi tham quan Liên Xô.

    Giám thị cảm động ra mặt.

    - Về tên giặc Mỹ, Trung ương Đảng ta quyết định phải quyết liệt với nó bằng lao động cải tạo. Sau quyết liệt, nó vẫn ngoan cố, Đảng ta sẽ bán xương nó cho đế quốc Mỹ. Điều này tối mật. Đồng chí và tôi sẽ chọn cho nó một nấm mồ.

    - Tôi sẵn sàng phục vụ và tuân lệnh.

    - Phải chuẩn bị chu đáo và dàn cảnh cái chết của nó. Bởi vì, có khả năng báo chí quôc tế chứng kiến sự quật mồ tên giặc. Đồng chí sẽ là người phát hiện xác lính Mỹ mất tích. Lãnh đạo chỉ tin tưởng đồng chí.

    - Đồng chí cần gì, xin chỉ thị.

    - Một bộ quân phục Mỹ, một đôi giầy, một khẩu Colt...

    - Phải ra thị xã mới có quần áo, giầy vớ, giây lưng của lính Mỹ. Súng Colt, chúng tôi sẵn mấy khẩu đầy đủ đạn.

    - Chắc chắn ngoài thị xã bán?

    - Vâng. Ở Sài Gòn đem ra. Dân chợ đen bầy bán công khai.

    - Chúng ta sẽ đi mua.

    - Ngay bây giờ?

    - Ngày mai. Bây giờ, tôi và đồng chí đi chọn cho nó một nấm mồ.

    Giám thị và Chi Mai rời văn phòng. Gã chở Chi Mai vào rừng sâu bằng con đường mòn mà tù nhân cải tạo lao động đã phạt rừng, đốn cây mở lối. Chiếc jeep của Mỹ chạy từ từ. Để phô trương chiến thắng đế quốc Mỹ, các nhà tù đều được cấp phát một số chiến lợi phẩm như súng đạn, xe jeep, còng, khóa made in USA.

    - Cứ thẳng lối này, nếu phát quang, chúng ta có thể đến biên giới nước Lào anh em. Giám thị nói.

    - Còn lối nào khác? Chi Mai hỏi.

    - Tù nhận trốn trại dùng lối này.

    - Có trốn trại ?

    - Vâng.

    - Thoát?

    - Đa số bị bắt lại nếu bị phát hiện sớm.

    - Sớm là bao lâu?

    - Vài tiếng đồng hồ. Nhiều đứa bỏ xác gần biên giới vì đói lạnh, sốt rét.

    - Bao lâu cho một thằng tù qua biên giới ?

    - Bình thường là mười ngày.

    Xe đã ngừng lại vì cuối đường mòn. Hai người ngồi trên xe. Nàng quan sát khu rừng trước mặt.

    - Rẽ tay phải, đi khoảng hai cây số rồi rẽ trái cũng qua biên giới, nhưng sẽ gặp rừng mây. Bọn tù thường lạc lối và chết ở đây. Chúng thiếu dao phạt mây mở lối, loay hoay tìm đường rồi hoặc chết đói hoặc bị bắt. Có đứa viết tự kiểm, khai rằng, nó đi tiêu một chỗ, hai ngày sau lại trở lại chỗ đi tiêu, bãi phân còn nguyên!

    - Rẽ trái thì sao?

    - Rẽ trái, đi sâu xuống khoảng vài cây số rồi rẽ phải cũng qua biên giới.

    - Sẽ gặp rừng tre hay rừng nứa?

    - Rừng quế.

    - Tù nhân hay xử dụng lối này?

    - Hiếm họa. Trốn lối này dễ bị bắt.

    - Tại sao tù nhân Việt Nam không xuôi thẳng xuống miền Nam mà lại qua biên giới Lào?

    - Xuôi phía Nam hiểm trở. Qua Lào, chúng hy vọng bọn ngụy Lào giúp đỡ phương tiện đưa chúng về Sài Gòn. Nhân dân Lào hiền lành, không chịu bắt giữ giao cho Pathet. Đó là chuyện trước chiến tranh.

    - Sau chiến tranh?

    - Không còn trốn trại nữa. Đứa nào âm mưu trốn, nó phải nghĩ vượt thêm một biên giới.

    - Sang Thái Lan?

    - Vâng.

    - Bọn ngu xuẩn.

    Nàng buông lời nhiếc mắng vu vơ. Chi Mai bước xuống xe, thả bộ sâu vào rừng. Giám thị đi theo bảo vệ nàng.

    - Ở Liên Xô, không hề có tù nhân trốn trại. Nàng nói.

    Dừng lại, nàng trở gót:

    - Do đó, tôi thiếu kinh nghiệm tù nhân trốn trại.

    Giám thị hí hửng:

    - Với bọn trốn trại, nước mắm quý hơn rượu. Chúng tích trữ nước mắm để trốn trại. Chúng nói, nước mắm làm ấm áp và no nê.

    Nàng cười:

    - Riêng tôi, sau mười năm xuất ngoại, tôi thèm nước mắm Nghệ An.

    Bỗng nàng hỏi:

    - Về kinh nghiệm bắt tù nhân trốn trại thế nào?

    Giám thị đáp:

    - Chúng tôi có chó săn, có địa bàn, có bản đồ hành quân của tỉnh này... Nếu đồng chí cần nghiên cứu, xin cứ lục trong ngăn kéo bàn giấy của tôi.

    Nàng tán tụng giám thị:

    - Đồng chí mà trình bầy kinh nghiệm tù nhân trốn trại, các đồng chí Liên Xô quản lý các nhà tù ở Sibérie sẽ hoan hô nhiệt liệt.

    Hai người vẫn đạp cỏ, rẽ lá, bước sâu vào rừng. Nàng nhìn đồng hồ, tính đường đi bằng thời gian. Bốn mươi phút đã khá xa cuối đường mòn, nàng dừng lại:

    - Tôi muốn cái huyệt đào ở chỗ này. Đừng sâu quá, đừng nông quá.

    Giám thị bứt một cành cây:

    - Thưa đồng chí bao giờ?

    Nàng buông gọn:

    - Khẩn trương.

    Nàng nhìn thẳng mặt giám thị:

    - Tôi làm việc ở đây mỗi ngày. Đồng chí bảo mật cao độ. Bất cứ một vệ binh nào lai vãng quanh chỗ làm việc của tôi đều bị coi như vi phạm mệnh lệnh của Đảng.

    Giám thị đứng nghiêm:

    - Rõ.

    Nàng tiếp:

    - Tôi xử dụng chiếc jeep hai tuần.

    Giám thị cung kính:

    - Tuân lệnh đồng chí.

    Hai người trở ra, lên xe. Nàng yêu cầu được lái xe. Chi Mai nổ máy, lùi xe. Nàng quay đầu xe về hướng trại, phóng nhanh. Dừng trước cửa văn phòng, tắt máy, nàng hỏi:

    - Trại có mấy con chó săn tù trốn trại ?

    Giám thị trả lời:

    - Thưa đồng chí hai con.

    - Tôi muốn làm quen với chúng và sẽ dùng chúng như hai bảo vệ viên thời gian tôi làm việc với tên giặc Mỹ trong rừng.

    - Tuân lệnh đồng chí.

    - Tôi nhắc lại: Bảo mật cao độ.

    - Rõ.

    Nàng bắt tay tạm biệt giám thị, về phòng riêng của mình. Chi Mai tắm gội, thay quần áo. Rồi nàng dùng cơm chiều. Sau đó, Chi Mai nằm chờ đêm tối. Nàng nhớ James Fisher. Chi Mai đã yêu tù binh James Fisher rồi. Nàng sẽ không thể mở cửa cachot vào làm tình vởi chàng đêm nay. Nàng biết chàng đã héo hắt chờ đợi nàng. "Nó hay hát về khuya. Nó hát rất hay và buồn thảm vô cùng." Chi Mai muốn gọi chàng lên văn phòng ngay lúc nàng vừa trở lại. Nàng cũng nôn nóng gặp chàng. Nhưng nàng phải đề phòng màng lưới ngờ vực bủa quanh nàng. Chủ nghĩa của nàng, Đảng của nàng có tham vọng quản lý con người nàng, quản lý tâm hồn nàng. Khi con người bị quản lý, từ cách xử dụng ngôn ngữ quái đản đó, con người đã hết là con người. Nàng đã bị quản lý. Nàng đang bị quản lý nghiêm khắc. Lãnh đạo của nàng đã hé mở khe cửa đủ để nàng nhìn rõ thân phận của nàng. Hạnh phúc cho Chi Mai là nàng còn được trở lại để tặng James Fisher cái chết êm ái.

    James Fisher sắp chết. Chàng không thể trở về Mỹ. Chủ nghĩa cộng sản sẽ bán xương khô của James Fisher cho chủ nghĩa tư bản. Và chủ nghĩa tư bản sẽ mua xương khô của James Fisher. Hai chủ nghĩa đều lạnh lùng và tàn nhẫn như bọn lái buôn trâu bò. Bộ xương của James Fisher, của gã lính Mỹ yêu nước, của một con người chân thật sẽ bị mặc cả, thêm bớt, chê bai, hạ giá. Có lẽ, linh hồn James Fisher rồi sẽ phải nhân danh những linh hồn vất vưởng của những con người đã chết ở Việt Nam, ở Cambodge, ở A Phú Hãn, ở Ba Lan, ở Tiệp Khắc, ở Hung Gia Lợi, ở Nicaragua, ở El Salvador, ở châu Phi, ở cả Liên Xô và Hoa Kỳ mà chất vấn những nụ hôn hữu nghị của lãnh tụ vĩ đại của hai chủ nghĩa. Con người cứ vì chủ nghĩa thù hận nhau, tàn sát nhau. Con người cứ vì chủ nghĩa chết oan tức tưởi. Và, ở bất cứ nơi nào, kể cả trên nghĩa địa tập thể, lãnh tụ vĩ đại của hai chủ nghĩa vẫn có thể cụng ly champagne, ôm nhau hôn thắm thiết và đọc diễn văn hứa hẹn tạo dựng hạnh phúc cho loài người.

    James Fisher rất xứng đáng đấu tranh cho người chết ở thời đại hôm nay. Vì chàng là người Mỹ, người Mỹ được ân sủng phiêu lưu xuống tận tầng thứ chín của địa ngục ý thức hệ. Cuộc đấu tranh của James Fisher, may ra, sẽ lay động nổi cái bóng tối phủ kín lương tri nhân loại. Tại sao chỉ thấy con người chết cho chủ nghĩa mà không thấy chủ nghĩa chết cho con người? Tại sao chủ nghĩa thù hận nhau cưỡng bức con người vào cuộc thù hận triền miên để hủy diệt con người mà vẫn trơ trẽn bắt tay thỏa hiệp? Người chết sẽ thức tỉnh người sống. Và khi người sống thật sự thức tỉnh, thật sự giải phóng mình thoát sự quản lý của chủ nghĩa, con người sẽ lấy lại giá trị làm người, sẽ giành lại quyền bá chủ muôn loài. Khi ấy, các thứ chủ nghĩa đốn mạt sẽ bị vùi sâu dưới lòng đất.

    Nhưng con người chưa thức tỉnh toàn diện để tự giải phóng mình toàn diện. Và Chi Mai nhỏ bé quá, cô đơn quá. Nàng phải bắn chết James Fisher. Chủ nghĩa của nàng ra lệnh cho nàng bắn vỡ sọ chàng. Chi Mai cộng sản bắn chết James Fisher tư bản. Nàng yêu chàng. Chàng yêu nàng. Con người yêu con người. Chủ nghĩa khích động con người giết con người. Con người bất lực trong nghĩa vụ cứu con người, bất lực luôn cả tự cứu chính nó. Chi Mai muốn tặng James Fisher một cái chết không đau đớn, không trải qua sự "quyết liệt" của cực hình. Nàng ao ước trở lại gặp chàng để kết thúc cuộc đời chàng. Chi Mai đã thỏa mãn ước ao. Nàng cần đóng kịch, gian ác như nữ cai ngục thì chàng mới chết ngon lành. Tên giám thị trại đã là tai mắt của chủ nghĩa của nàng. Gã sẵn sàng báo cáo với lãnh đạo của nàng. Chi Mai chấp nhận mọi hệ lụy xẩy đến với nàng. James Fisher thì đã quá thừa, chàng không nên đau đớn thêm.

    Nửa khuya, Chi Mai ngang qua cachot nhốt James Fisher. Nàng đã ngắt sẵn một bông hoa râm bụt và rưới nước hoa nàng quen xức đẫm các cánh hoa. Nàng mang bông hoa theo. Chi Mai đứng xa nghe James Fisher hát. "Nó hát rất hay và buồn thảm vô cùng." Giọng chàng sũng ướt oan khổ. Nàng lặng người. Cô đơn dâng dần, dâng dần ngập lụt tâm hồn nàng, ngập lụt trái đất. Nàng thấy nàng đang đứng ở cuối lối đời. Nghĩa địa. Nhà thờ. Chuông cáo phó. Xe tang. Nàng len lén bước nhẹ đến cachot, ném vào bông hoa qua ô cửa gió. Và nàng về chỗ cũ. James Fisher chuyển sang tình khúc. When the stars start to shine. Just remember darling. Remember you’re mine... Rồi chàng ngưng hát. Im lặng. Nàng nghe rõ những giọt nước mắt của mình rơi rụng.


  9. #28
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,772
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    28
    Sau những ngày đêm thoát cảnh còng tay, xích chân, người ta lại xích chân, còng tay chàng và đưa chàng ra khỏi cachot. James Fisher mừng lắm. Chàng biết chàng sắp gặp lại Chi Mai. Không quên nhét bông râm bụt ướp nước hoa vào túi áo tù trước khi bị còng tay chéo sau lưng, chàng theo gã cai ngục lên văn phòng quen thuộc, một nơi chốn hò hẹn tình ái biểu tượng nhất của loài người. James Fisher lặng người nhìn Chi Mai. Chàng lết chân thật nhanh. Nàng vẫn ngồi sau bàn giấy ngắm chàng, đôi mắt rưng rưng.

    - Ngồi đi, James!

    Chàng ngồi xuống ghế.

    - Tôi mang quà cho anh.

    James thấy thuốc Winston và Coca Cola trên bàn. Chàng nói:

    - Cô là tặng phẩm kỳ diệu nhất, là an ủi nằm trong Thánh kinh. Tôi không dám nghĩ cô sẽ trở lại nhưng tôi đã cầu nguyện cô trở lại. Thánh kinh dạy: "Hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp, ai gõ thì được mở."

    Nàng cười âu yếm:

    - Cả ba điều anh đều không xin, không tìm, không gõ.

    Nàng hỏi:

    - Anh có gõ cửa cachot không, James?

    Chàng nóng bừng đôi tai:

    - Không.

    - Cửa vẫn mở, James nhỉ?

    - Vâng.

    - Anh hút thuốc, uống nước nhé?

    - Tôi muốn nói chuyện hơn. Tôi muốn nói cho vơi nỗi nhớ.

    Nàng chống tay lên cằm:

    - Tôi biết anh nhớ tôi. Đêm qua tôi nghe anh hát. Tại sao đang hát anh ngưng lại?

    Chàng sung sướng đáp:

    - Vì tôi ngửi được hương vị của cô. Tôi tưởng cửa sẽ được mở. Tại sao cửa đã không mở?

    - Bởi anh không gõ và im lặng.

    - Phúc âm của cô, tôi bỏ túi áo. Cô rõ chứ?

    - Rõ.

    - Phúc âm của cô không cần nghe mà chỉ ngửi. Cô báo tin mừng thơ mộng quá.

    - Dân tộc tôi thơ mộng thế đó. Nếu anh không bị tù đầy, ngửi phúc âm tôi là anh phóng ra chỗ hẹn hò ngay.

    - Vâng.

    - Nhưng anh nhớ tôi vào những đêm trời có sao thì ít quá. Người Việt Nam nhớ nhung không thể đếm và nhớ cả những đêm sao không mọc. Một nhà văn nước tôi viết: "Em hãy đếm trên trời xem có bao nhiêu vì sao thì anh còn yêu em hơn thế nữa." Một thi sĩ nước tôi viết: "Trời còn có bữa sao quên mọc, Anh chẳng đêm nào quên nhớ em." Tôi đã nhớ anh như thế.

    - Người Việt Nam lãng mạn nhất thế giới.

    - Lãng mạn và thơ mộng.

    Nàng bóc gói Winston, rút một điếu, đứng lên và bước cạnh chàng. Nàng đặt cái đầu lọc giữa đôi môi chàng, quẹt diêm cho chàng đốt thuốc. Nàng bóp nhẹ vai chàng:

    - Người Mỹ đã thua trận ở Việt Nam, riêng anh, anh đã thắng trận, phải không James?

    Nàng rút điếu thuốc ra cho chàng nhả khói và trả lời nàng.

    - Tôi đã thắng trận?

    - Phải.

    - Tôi nghĩ cô và tôi đã thắng trận.

    Nàng đứng sát chàng phục vụ chàng hút thuốc. Rồi nàng mở hộp Coke phục vụ chàng uống. Sau đó, nàng trở về sau bàn giấy. Nàng nhấn chuông. Gã cai ngục đẩy cửa bước vào. Nàng ra lệnh cho gã đi mời giám thị.

    - Người ta báo cáo với tôi rằng đêm nào anh cũng hát những bài buồn thảm. James, tại sao buồn thảm?

    - Tôi nhớ cô.

    - Anh chỉ còn nhớ tôi ?

    - Vâng.

    - Anh đã quên nước Mỹ của anh?

    - Tôi không hy vọng trở về nữa. Cô đã hiểu, tôi hết đường về rồi. Tôi chỉ còn cô để nhớ.

    Gã giám thị đã vào. Nàng bảo James chào gã và đứng dậy cho gã làm việc. James ngạc nhiên thấy giám thị đo từ bụng xuống mắt cá chân chàng, đo vai chàng, đo bụng chàng, đo tay chàng... Gã bắt chàng đứng lên miếng giấy để gã khoanh hình bàn chân chàng. Nàng hỏi chàng cao bao nhiêu, mang giầy số mấy và phiên dịch sang tiếng Việt Nam. Giám thị ngồi lại uống cạn hộp Coca Cola thì rời khỏi phòng.

    - Chuyện gì thế, cô Chi Mai ?

    Nàng thở dài:

    - Người ta không tìm ra giải pháp nào cho anh cả, James ạ!

    Chàng hỏi:

    - Người ta đóng quan tài cho tôi?

    Nàng gật đầu:

    - Anh sẽ được chết như một người Mỹ suốt đời chân thật, một người Mỹ đích thực. Và người ta sẽ bán xương anh.

    - Cô trở lại chứng kiến tôi chết?

    - Phải, chứng kiến anh chết êm ái. Tôi không muốn anh bị sống nhục hay chết đau đớn. Tôi đã hồi hộp khi chờ lệnh được vào gặp lại anh.

    - Cám ơn Chi Mai. Cô cho tôi nói một lời ngắn nhé?

    - Anh nói đi!

    Chàng nhìn nàng, đôi mắt rực sáng, giọng thiết tha:

    - Tôi yêu cô.

    Nàng ứa nước mắt:

    - James, tôi yêu anh.

    Nước mắt chàng cũng ứa ra:

    - Cô cho tôi một ân huệ.

    Nàng rút khăn thấm mắt:

    - Nói đi, James!

    Chàng ngập ngừng giây lát, nói nhỏ:

    - Tôi xin chết chậm vài ngày.

    Nàng ngẩng đầu lên:

    - Anh sẽ có hai tuần chờ chết.

    Nàng nhấn chuông.

    - James, tôi nhỏ bé, tôi rất ân hận.

    Gã cai ngục đã đẩy cửa vào. Chàng theo gã về cachot. Nàng ngồi lại, thẫn thờ hàng chục phút. Rồi nàng bước khỏi phòng, lái xe chở gã giám thị ra thị xã Thanh Hóa. Nàng mua đủ thứ cần thiết đã ghi sẵn vào miếng giấy. Ở đây cũng có những hè phố bán "tàn dư Mỹ Nguỵ" giá đắt. Chi Mai mua tặng gã giám thị một thứ túi đựng nước của lính Mỹ. Nàng mua cho nàng hai cái, định bụng sẽ có dịp qua Liên Xô tặng bạn. Nàng mua cả con dao găm made in USA. Thấy lương khô của Trung Quốc rẻ rề, nàng mua một thùng lớn và gói đường thẻ Quảng Ngải. Chi Mai không quên mấy chai nước mắm Nghệ An. Nàng trở về trại thì trời đã tối. Tắm gội, ăn cơm xong, nàng ngồi nhớ James Fisher và truy nã thân phận nàng. Có lần, nàng nói với James: "Bằng tình người, con người dám phá tung những gì ngăn cản đưa nó đến với con người. Vì là người, con người không cúi mặt cam đành." Nàng bị cuốn xoáy vào tình người, vào sự không cúi mặt cam đành của nó. James Fisher đã cố gắng sống như một con người. Chàng không muốn sống gian dối với chính mình. Nàng đã cố gắng để sống như một con người. Nàng đã dẫm nát giáo điều của chủ nghĩa trong bóng tối.Và nàng phập phồng lo sợ. Có lẽ, Chi Mai phải bước thêm một bước phiêu lưu nữa.

    Chi Mai đã chỉ thị cai ngục không còng tay, xích chân James Fisher đêm cũng như ngày nữa. Nửa đêm, nàng mở cửa cachot vào làm tình với chàng. James được thoải mái. Chàng tung hoành, chàng thao túng. James định nghĩa những đêm đời đói yêu trên bụng Chi Mai. Chàng ôm quấn nàng. Chàng vuốt ve nàng. Chàng mơn trớn nàng. Chàng hôn hít khắp thân thể nàng. Như hai con bạch tuộc, chàng và nàng dính chặt nhau, lăn lộn trên cái bục xi măng của cachot tù ngục. Chàng rên rỉ. Nàng rên rỉ. Chàng và nàng bay bổng lên ngọn đỉnh trời hoan lạc. James không sợ chết. James không nghĩ đến nước Mỹ nữa. Chàng đã biết sống ở đây. Chàng đã biết yêu ở đây. Chàng đã đau khổ ở đây. Chàng đã hạnh phúc ở đây. Và chàng bằng lòng chết ở đây. Chi Mai cũng không thèm nghĩ đến chủ nghĩa nữa. Nàng đã biết sống ở đây. Nàng đã biết yêu ở đây. Nàng muốn viết một định nghĩa bất hủ về tình yêu.

    - Em.

    - Anh.

    - Anh không cần đếm ngày anh sắp chết.

    - Đừng nói gì cả.

    Chàng bóp đào thơm. Chàng nhay đào thơm. Chàng nuốt đào thơm. Và con ong lại phóng đường bay vào tim hoa. Nàng rú lên. Lịm đời.


  10. #29
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,772
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    29
    Chi Mai mặc quân phục. Nàng đội nón cối, đi giầy đen. Một bên lưng đeo khẩu K54, một bên dắt con dao găm, trông nàng rất hiên ngang. Chiếc jeep kéo sập mui, kính hạ xuống, phía sau chứa cuốc, xẻng, dao quắm. James Fisher bị xích chân, còng tay chéo dẫn ra. Gã cai ngục đỡ chàng lên ghế trước. Gã còng thêm tay chàng, chân chàng vào thanh sắt tròn của ghế xe. Chi Mai mở công tắc, rồ máy và lái xe vô rừng. Nàng chạy trên con đường mòn mà giám thị đã hướng dẫn. Đến cuối đường, nàng ngưng lại, tắt máy.

    Nàng mở còng máng James với chiếc xe, mở luôn còng tay cho James. Chàng đeo xích chân, khó khăn bước xuống xe. Nàng cầm con dao quắm, đi trước. Chàng theo sau. Nàng đã nhận ra cái huyệt mới đào. Nàng và James đứng trên miệng huyệt.

    - James, người ta sẽ chôn anh ở đây.

    Chàng ngó đáy huyệt:

    - Hôm nay?

    Nàng cười:

    - Chưa hết hai tuần mà. Anh sẽ cầm dao, đứng chặt cây.

    - Để làm gì ?

    - Để tay anh chai, lúc chết sẽ êm ái. Nào, hút một điếu thuốc trước khi lao động.

    Nàng đưa thuốc cho chàng hút.

    - Anh không hiểu nổi em.

    - Rồi anh sẽ hiểu. Một điều anh cần nhớ: Chúng ta bắt đầu phải đề phòng mọi người. Anh đừng hỏi han, cứ làm những gì em bắt anh làm. Như thế, anh mới kéo dài sự sống thêm hai tuần. Okay, James?

    - Okay.

    Hút xong điếu thuốc, James chặt cây. Chi Mai ngồi dựa lưng vào một gốc cây cách xa James mười thước. Nàng canh James lao động y hệt một nữ cai tù cộng sản.

    - Chặt thật nhanh và thật mạnh.

    Nàng ra lệnh. Chàng vung dao. Nửa tiếng đồng hồ đầu, những đường dao của James ngoạn mục lắm. Dần dần nó rời rạc. Mồ hôi James tuôn ra. James thở rốc. Chi Mai cười khúc khích.

    - Không được ngừng. Anh lười biếng quen rồi, công tử Mỹ.

    James thấy con dao mỗi lúc một nặng. Hai bàn tay chàng đã tê buốt. James xin nghỉ vài phút. Chi Mai từ chối

    - Hoặc anh chết đau khổ, hoặc anh chết sung sướng. Nghỉ hay tiếp tục?

    James không dám nghỉ. Chàng chém thân cây cổ thụ. Lưỡi dao muốn dội lại vì chàng đuối sức. Mỗi lần lưỡi dao dội lại là mỗi lần cổ tay chàng đau thốn. Chi Mai canh thời gian. Đúng một tiếng, nàng cho phép chàng nghỉ. James được uống nước. Nàng quăng cái túi nước tới chỗ James. Chàng nốc nước ừng ực. Chàng ngó lòng bàn tay mình đã sưng mọng.

    - James, đừng khều nước ở những chỗ xưng. Rồi nó sẽ chai lại. Và anh sẽ chết ngon.

    Nàng thẩy gói thuốc và hộp diêm sang chỗ chàng ngồi. James hút thuốc chẳng còn thú vị. Chàng mệt mỏi hơn cả làm tình. Nhưng James vẫn bị chặt cây tiếp. Lòng bàn tay chàng muốn toét ra. Sang giờ thứ hai, Chi Mai cho chàng nghỉ. James nằm lăn trên lớp lá mục.

    - James, đêm nay anh sẽ ê ẩm mình mẩy. Ba ngày sau thì hết và anh sẽ khoái lao động. Bây giờ, kể chuyện nước Mỹ của anh đi.

    - Nước Mỹ, anh không về nữa.

    - Nhưng em sẽ đến.

    - Em sẽ đến và em sẽ nhìn rõ trái tim nước Mỹ. Quê hương Mỹ của anh bao la, một đời người đi cũng chưa hết. Người Mỹ thường đọc sách để hiểu rõ quê hương mình. Mỗi nhà văn mô tả một vùng quê hương, một cảnh đời quê hương. Em sẽ thương người Mỹ, nếu em đọc Chùm nho phẫn nộ của John Steinbeck, sẽ yêu người Mỹ, nếu em đọc Kịch đời của William Sorayan. Nước Mỹ, em hãy hiểu, là anh. Em sẽ gặp những người như anh, ở những tỉnh nhỏ, ở những miền nghèo nàn. Em sẽ buồn lắm, nếu em gặp những người ở phố Wall. Trái tim nước Mỹ không ở chỗ đó.

    - James, em không cần biết nước Mỹ nữa. Anh nói đúng, anh là nước Mỹ.

    - Và nước Việt Nam là em.

    Nàng giục chàng:

    - Chặt cây đi, công tử Mỹ.

    Chàng nằn nì:

    - Cho anh nói tiếp chuyện này đã.

    Chàng xoay người, ngẩng đầu lên:

    - Em đã đọc Của chuột và người chưa?

    Nàng duỗi thẳng chân:

    - Steinbeck?

    - Dĩ nhiên.

    - Em đã đọc ở Londres.

    - Anh sẽ kể ước mơ của anh. Đến tột đỉnh mơ ước, em bắn anh nhé. Anh thèm cái chết của Lennie. Em sẽ là George, sẽ ban cho anh nỗi chết tuyệt vời ấy.

    - Anh tham lam quá đây, James ạ!

    - Có gì mà tham lam? Con người đã sống trong đau khổ thì nó cũng nên được chết trong ước mơ.

    - Ân huệ chót à?

    - Phải.

    - Vậy thì làm việc đi.

    James muốn nhào tới ôm hôn Chi Mai. Nàng đã đứng dậy bước xa thêm khỏi chỗ chàng. James lại vung dao chặt cây. Tay chàng đã mỏi nhừ, tê nhức, nàng không ở gần chàng, chàng càng tê nhức, mỏi nhừ. James chặt cây cho đến khi chiều xuống thì Chi Mai bảo chàng lên xe, còng tay chàng lại, máng cả chân lẫn tay chàng vào ghế xe, chở chàng về trại.

    - Anh chỉ lao động nửa ngày. Mai chúng ta về muộn hơn. Anh đừng nằm ngủ ươn xác. Buổi sáng tập chạy tại chỗ trong phòng. Đó là mệnh lệnh, James ạ!

    Nàng dặn dò chàng trước cửa phòng đắt giá nhất của khách sạn Hilton. James được về cachot cũ, rộng rãi, đủ... tiện nghi tù. James tắm gội, thay quần áo, ăn cơm. Chàng mệt phờ nằm lăn ra ngủ. Nàng đã không mở cửa vào làm tình với chàng nửa khuya. Chàng ngủ mê mệt, không thao thức chờ đợi. Gần sáng, chàng tỉnh giấc cùng tiếng chim rừng. Thân xác chàng nặng chịch. Cánh tay nhức, cổ tay buốt, bàn tay sưng mọng khó nắm chặt. James gắng gượng ngồi dậy. Chàng hút điếu thuốc đầu ngày rồi mới tập chạy, tuân lệnh của nàng. Sau đó, chàng tắm gội, đánh răng.

    James không mong sáng lại, đêm về nữa. Chàng mong trưa tới. Để gần gũi nàng, dù nàng cưỡng bức chàng lao động. James sắp chết. Một ngày đã qua. Hai ngày đã qua... James dập tắt điếu thuốc. Chàng không muốn suy nghĩ. Chàng đứng lên, chạy tại chỗ. James nghe tiếng chân mình bình bịch trên sàn tù, nghe hơi thở của mình mà quên tiếng hồn mình bâng khuâng nỗi chết. Chạy mỏi chân, James tắm rồi ngủ tiếp. Chàng thức, ăn cơm trưa xong là mang xích, đeo còng, lên xe jeep vào rừng.

    Hôm nay, Chi Mai bắt chàng cuốc đất. James cầm cán cuốc bằng hai bàn tay sưng mọng.

    - Anh phải san phẳng cái gò mối kia.

    - Để làm gì ?

    - Được chết trong ước mơ.

    - Tay anh đau lắm,

    - Công tử Mỹ, thứ lao động của anh là lao động trình diễn. Đúng nghĩa lao cải, anh sẽ gục liền. Anh sẽ đói lả mà vẫn lao động. Anh sẽ thèm ăn, sẽ xin ăn, sẽ cúi đầu làm mọi việc để no bụng. Đói khổ và sợ hãi giết chết phẩm cách của anh.

    James lặng thinh cuốc gò mối. Đất gò mối rắn chắc như xi măng trộn cát. Chàng bổ những nhát cuốc thật mạnh mà lưỡi cuốc vẫn chỉ lún một phần ba. Thỉnh thoảng, những nhát cuốc dội lại khiến nách James buốt khôn tả. Chi Mai ngó đồng hồ, bắt chàng cuốc liên tục. James đeo xích chân, mặc quần tù, cởi trần đứng trên gò mối. Chàng giống tên nô lệ thời trung cổ. Nàng ngồi xa, cách chàng ba mươi thước, đúng sách vở cai tù canh tù nhân lao động. Chi Mai đã cười một mình ngắm James Fisher cuốc gò mối.

    - James, giải lao mười phút.

    Chàng buông cuốc, nhẩy xuống, vớ túi nước uống say sưa. Chàng uống bao nhiêu nước, bây nhiêu mồ hôi tuôn ra. James hút thuốc. Chàng ngó lòng bàn tay. Những chỗ mọng nước đã vỡ, xẹp lép, bầy nhầy.

    - Gò mối dạy anh một bài học đây.

    - Anh hết muốn khôn lớn.

    - Anh phải khôn lớn để chết trong ước mơ.

    - Vậy bài học thế nào?

    - Chẳng có gì vĩnh cửu cả. Gò mối là một vương quốc vĩ đại của dân tộc mối bé nhỏ. Nó đã được kiến tạo cả trăm năm hay nghìn năm. Không bao giờ nó nghĩ có gã lính Mỹ tên là James Fisher san bằng nó. Nhưng nó sẽ bị san bằng, mối chúa sẽ bị tiêu diệt.

    - Bài học hay lắm.

    - Tất cả những thứ vĩ đại, vĩnh cửu đã bị tiêu diệt, sẽ bị tiêu diệt, sắp bị tiêu diệt. Cái duy nhất còn lại là con người. Okay, James?

    - Okay.

    - Cuốc đất đi để còn lại.

    James Fisher leo lên gò mối cuốc đất. Chàng cuốc, chàng nghỉ. Chiều tối, Chi Mai chở chàng về, muộn hơn hôm qua. Và, lại như hôm qua, James ngủ ngon lành, thức dậy thể dục chạy trong phòng và ngủ chờ buổi trưa. Ngày thứ ba, Chi Mai bắt James phạt bụi. Ngày thứ tư, James hết mệt mỏi, đau nhức. Ngày thứ năm, lòng bàn tay James chai lại. Ngày thứ sáu, James lao động tận tình. Chàng ăn được nhiều và ngủ một mạch yên giấc. Thịt chàng bớt bủng. Da chàng bớt xanh xao. Tiêu chuẩn thịt cá, rau tươi, trái cây của James tăng lên. James biết nỗi chết gần kề. Chàng đã mơ hồ nghe hồi chuông báo tử. Ai chả có lần chết. Nhưng không phải ai cũng được chết trong hạnh phúc và ước mơ. Chàng chẳng cần phàn nàn, than trách. James đã được toại nguyện chết như một người suốt đời chân thật.

    Đêm thứ sáu, Chi Mai mở cửa phòng vào. Nàng hiến dâng chàng lần cuối. James nghĩ thế. Nàng muốn ban một ân sủng thiêng liêng cho gã tử tù James Fisher. Và chàng tận hưởng ân sủng đó.

    - Em yêu dấu...

    Nàng bịt miệng chàng lại.

    - Anh ao ước em kề súng vào trán anh, bắn anh một phát đúng lúc anh rên rỉ lạc thú. Bắn anh nhé, Chi Mai?

    Nàng nín thinh. Và nàng ghì chặt chàng, rướn lên. Chàng đê mê, chàng rền rĩ:

    - Cho anh chết đi, em yêu dấu...

    Nàng vẫn lặng thinh. James nằn nỉ chết. Giọng chàng nhỏ dần, nhỏ dần rồi chìm trong giông bão hoan lạc.


  11. #30
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,772
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    29
    Chi Mai mặc quân phục. Nàng đội nón cối, đi giầy đen. Một bên lưng đeo khẩu K54, một bên dắt con dao găm, trông nàng rất hiên ngang. Chiếc jeep kéo sập mui, kính hạ xuống, phía sau chứa cuốc, xẻng, dao quắm. James Fisher bị xích chân, còng tay chéo dẫn ra. Gã cai ngục đỡ chàng lên ghế trước. Gã còng thêm tay chàng, chân chàng vào thanh sắt tròn của ghế xe. Chi Mai mở công tắc, rồ máy và lái xe vô rừng. Nàng chạy trên con đường mòn mà giám thị đã hướng dẫn. Đến cuối đường, nàng ngưng lại, tắt máy.

    Nàng mở còng máng James với chiếc xe, mở luôn còng tay cho James. Chàng đeo xích chân, khó khăn bước xuống xe. Nàng cầm con dao quắm, đi trước. Chàng theo sau. Nàng đã nhận ra cái huyệt mới đào. Nàng và James đứng trên miệng huyệt.

    - James, người ta sẽ chôn anh ở đây.

    Chàng ngó đáy huyệt:

    - Hôm nay?

    Nàng cười:

    - Chưa hết hai tuần mà. Anh sẽ cầm dao, đứng chặt cây.

    - Để làm gì ?

    - Để tay anh chai, lúc chết sẽ êm ái. Nào, hút một điếu thuốc trước khi lao động.

    Nàng đưa thuốc cho chàng hút.

    - Anh không hiểu nổi em.

    - Rồi anh sẽ hiểu. Một điều anh cần nhớ: Chúng ta bắt đầu phải đề phòng mọi người. Anh đừng hỏi han, cứ làm những gì em bắt anh làm. Như thế, anh mới kéo dài sự sống thêm hai tuần. Okay, James?

    - Okay.

    Hút xong điếu thuốc, James chặt cây. Chi Mai ngồi dựa lưng vào một gốc cây cách xa James mười thước. Nàng canh James lao động y hệt một nữ cai tù cộng sản.

    - Chặt thật nhanh và thật mạnh.

    Nàng ra lệnh. Chàng vung dao. Nửa tiếng đồng hồ đầu, những đường dao của James ngoạn mục lắm. Dần dần nó rời rạc. Mồ hôi James tuôn ra. James thở rốc. Chi Mai cười khúc khích.

    - Không được ngừng. Anh lười biếng quen rồi, công tử Mỹ.

    James thấy con dao mỗi lúc một nặng. Hai bàn tay chàng đã tê buốt. James xin nghỉ vài phút. Chi Mai từ chối

    - Hoặc anh chết đau khổ, hoặc anh chết sung sướng. Nghỉ hay tiếp tục?

    James không dám nghỉ. Chàng chém thân cây cổ thụ. Lưỡi dao muốn dội lại vì chàng đuối sức. Mỗi lần lưỡi dao dội lại là mỗi lần cổ tay chàng đau thốn. Chi Mai canh thời gian. Đúng một tiếng, nàng cho phép chàng nghỉ. James được uống nước. Nàng quăng cái túi nước tới chỗ James. Chàng nốc nước ừng ực. Chàng ngó lòng bàn tay mình đã sưng mọng.

    - James, đừng khều nước ở những chỗ xưng. Rồi nó sẽ chai lại. Và anh sẽ chết ngon.

    Nàng thẩy gói thuốc và hộp diêm sang chỗ chàng ngồi. James hút thuốc chẳng còn thú vị. Chàng mệt mỏi hơn cả làm tình. Nhưng James vẫn bị chặt cây tiếp. Lòng bàn tay chàng muốn toét ra. Sang giờ thứ hai, Chi Mai cho chàng nghỉ. James nằm lăn trên lớp lá mục.

    - James, đêm nay anh sẽ ê ẩm mình mẩy. Ba ngày sau thì hết và anh sẽ khoái lao động. Bây giờ, kể chuyện nước Mỹ của anh đi.

    - Nước Mỹ, anh không về nữa.

    - Nhưng em sẽ đến.

    - Em sẽ đến và em sẽ nhìn rõ trái tim nước Mỹ. Quê hương Mỹ của anh bao la, một đời người đi cũng chưa hết. Người Mỹ thường đọc sách để hiểu rõ quê hương mình. Mỗi nhà văn mô tả một vùng quê hương, một cảnh đời quê hương. Em sẽ thương người Mỹ, nếu em đọc Chùm nho phẫn nộ của John Steinbeck, sẽ yêu người Mỹ, nếu em đọc Kịch đời của William Sorayan. Nước Mỹ, em hãy hiểu, là anh. Em sẽ gặp những người như anh, ở những tỉnh nhỏ, ở những miền nghèo nàn. Em sẽ buồn lắm, nếu em gặp những người ở phố Wall. Trái tim nước Mỹ không ở chỗ đó.

    - James, em không cần biết nước Mỹ nữa. Anh nói đúng, anh là nước Mỹ.

    - Và nước Việt Nam là em.

    Nàng giục chàng:

    - Chặt cây đi, công tử Mỹ.

    Chàng nằn nì:

    - Cho anh nói tiếp chuyện này đã.

    Chàng xoay người, ngẩng đầu lên:

    - Em đã đọc Của chuột và người chưa?

    Nàng duỗi thẳng chân:

    - Steinbeck?

    - Dĩ nhiên.

    - Em đã đọc ở Londres.

    - Anh sẽ kể ước mơ của anh. Đến tột đỉnh mơ ước, em bắn anh nhé. Anh thèm cái chết của Lennie. Em sẽ là George, sẽ ban cho anh nỗi chết tuyệt vời ấy.

    - Anh tham lam quá đây, James ạ!

    - Có gì mà tham lam? Con người đã sống trong đau khổ thì nó cũng nên được chết trong ước mơ.

    - Ân huệ chót à?

    - Phải.

    - Vậy thì làm việc đi.

    James muốn nhào tới ôm hôn Chi Mai. Nàng đã đứng dậy bước xa thêm khỏi chỗ chàng. James lại vung dao chặt cây. Tay chàng đã mỏi nhừ, tê nhức, nàng không ở gần chàng, chàng càng tê nhức, mỏi nhừ. James chặt cây cho đến khi chiều xuống thì Chi Mai bảo chàng lên xe, còng tay chàng lại, máng cả chân lẫn tay chàng vào ghế xe, chở chàng về trại.

    - Anh chỉ lao động nửa ngày. Mai chúng ta về muộn hơn. Anh đừng nằm ngủ ươn xác. Buổi sáng tập chạy tại chỗ trong phòng. Đó là mệnh lệnh, James ạ!

    Nàng dặn dò chàng trước cửa phòng đắt giá nhất của khách sạn Hilton. James được về cachot cũ, rộng rãi, đủ... tiện nghi tù. James tắm gội, thay quần áo, ăn cơm. Chàng mệt phờ nằm lăn ra ngủ. Nàng đã không mở cửa vào làm tình với chàng nửa khuya. Chàng ngủ mê mệt, không thao thức chờ đợi. Gần sáng, chàng tỉnh giấc cùng tiếng chim rừng. Thân xác chàng nặng chịch. Cánh tay nhức, cổ tay buốt, bàn tay sưng mọng khó nắm chặt. James gắng gượng ngồi dậy. Chàng hút điếu thuốc đầu ngày rồi mới tập chạy, tuân lệnh của nàng. Sau đó, chàng tắm gội, đánh răng.

    James không mong sáng lại, đêm về nữa. Chàng mong trưa tới. Để gần gũi nàng, dù nàng cưỡng bức chàng lao động. James sắp chết. Một ngày đã qua. Hai ngày đã qua... James dập tắt điếu thuốc. Chàng không muốn suy nghĩ. Chàng đứng lên, chạy tại chỗ. James nghe tiếng chân mình bình bịch trên sàn tù, nghe hơi thở của mình mà quên tiếng hồn mình bâng khuâng nỗi chết. Chạy mỏi chân, James tắm rồi ngủ tiếp. Chàng thức, ăn cơm trưa xong là mang xích, đeo còng, lên xe jeep vào rừng.

    Hôm nay, Chi Mai bắt chàng cuốc đất. James cầm cán cuốc bằng hai bàn tay sưng mọng.

    - Anh phải san phẳng cái gò mối kia.

    - Để làm gì ?

    - Được chết trong ước mơ.

    - Tay anh đau lắm,

    - Công tử Mỹ, thứ lao động của anh là lao động trình diễn. Đúng nghĩa lao cải, anh sẽ gục liền. Anh sẽ đói lả mà vẫn lao động. Anh sẽ thèm ăn, sẽ xin ăn, sẽ cúi đầu làm mọi việc để no bụng. Đói khổ và sợ hãi giết chết phẩm cách của anh.

    James lặng thinh cuốc gò mối. Đất gò mối rắn chắc như xi măng trộn cát. Chàng bổ những nhát cuốc thật mạnh mà lưỡi cuốc vẫn chỉ lún một phần ba. Thỉnh thoảng, những nhát cuốc dội lại khiến nách James buốt khôn tả. Chi Mai ngó đồng hồ, bắt chàng cuốc liên tục. James đeo xích chân, mặc quần tù, cởi trần đứng trên gò mối. Chàng giống tên nô lệ thời trung cổ. Nàng ngồi xa, cách chàng ba mươi thước, đúng sách vở cai tù canh tù nhân lao động. Chi Mai đã cười một mình ngắm James Fisher cuốc gò mối.

    - James, giải lao mười phút.

    Chàng buông cuốc, nhẩy xuống, vớ túi nước uống say sưa. Chàng uống bao nhiêu nước, bây nhiêu mồ hôi tuôn ra. James hút thuốc. Chàng ngó lòng bàn tay. Những chỗ mọng nước đã vỡ, xẹp lép, bầy nhầy.

    - Gò mối dạy anh một bài học đây.

    - Anh hết muốn khôn lớn.

    - Anh phải khôn lớn để chết trong ước mơ.

    - Vậy bài học thế nào?

    - Chẳng có gì vĩnh cửu cả. Gò mối là một vương quốc vĩ đại của dân tộc mối bé nhỏ. Nó đã được kiến tạo cả trăm năm hay nghìn năm. Không bao giờ nó nghĩ có gã lính Mỹ tên là James Fisher san bằng nó. Nhưng nó sẽ bị san bằng, mối chúa sẽ bị tiêu diệt.

    - Bài học hay lắm.

    - Tất cả những thứ vĩ đại, vĩnh cửu đã bị tiêu diệt, sẽ bị tiêu diệt, sắp bị tiêu diệt. Cái duy nhất còn lại là con người. Okay, James?

    - Okay.

    - Cuốc đất đi để còn lại.

    James Fisher leo lên gò mối cuốc đất. Chàng cuốc, chàng nghỉ. Chiều tối, Chi Mai chở chàng về, muộn hơn hôm qua. Và, lại như hôm qua, James ngủ ngon lành, thức dậy thể dục chạy trong phòng và ngủ chờ buổi trưa. Ngày thứ ba, Chi Mai bắt James phạt bụi. Ngày thứ tư, James hết mệt mỏi, đau nhức. Ngày thứ năm, lòng bàn tay James chai lại. Ngày thứ sáu, James lao động tận tình. Chàng ăn được nhiều và ngủ một mạch yên giấc. Thịt chàng bớt bủng. Da chàng bớt xanh xao. Tiêu chuẩn thịt cá, rau tươi, trái cây của James tăng lên. James biết nỗi chết gần kề. Chàng đã mơ hồ nghe hồi chuông báo tử. Ai chả có lần chết. Nhưng không phải ai cũng được chết trong hạnh phúc và ước mơ. Chàng chẳng cần phàn nàn, than trách. James đã được toại nguyện chết như một người suốt đời chân thật.

    Đêm thứ sáu, Chi Mai mở cửa phòng vào. Nàng hiến dâng chàng lần cuối. James nghĩ thế. Nàng muốn ban một ân sủng thiêng liêng cho gã tử tù James Fisher. Và chàng tận hưởng ân sủng đó.

    - Em yêu dấu...

    Nàng bịt miệng chàng lại.

    - Anh ao ước em kề súng vào trán anh, bắn anh một phát đúng lúc anh rên rỉ lạc thú. Bắn anh nhé, Chi Mai?

    Nàng nín thinh. Và nàng ghì chặt chàng, rướn lên. Chàng đê mê, chàng rền rĩ:

    - Cho anh chết đi, em yêu dấu...

    Nàng vẫn lặng thinh. James nằn nỉ chết. Giọng chàng nhỏ dần, nhỏ dần rồi chìm trong giông bão hoan lạc.


Trang 3 / 5 ĐầuĐầu 12345 Cuối Cuối

Chủ Đề Tương Tự

  1. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 10-17-2018, 02:00 PM
  2. IS tung clip chiến binh 4 tuổi cho nổ tung 4 tù binh
    By duyanh in forum Tin Tức Quốc Tế
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 02-11-2016, 01:43 PM
  3. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 10-23-2015, 12:53 PM
  4. Những Người Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa
    By giavui in forum Truyện Ngắn Audio
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 04-23-2015, 06:47 PM
  5. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 08-29-2014, 05:18 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •